Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.42 KB, 15 trang )

Header Page 1 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG

QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2006
Footer Page 1 of 237.


Header Page 2 of 237.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 4
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.......................................................................... 5
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN ............................................................ 8
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .......................................... 8
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ............................. 9
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................... 6
7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 6
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................ 6
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ QUAN HỆ GIỮA CON
NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI ................... 10


1.1. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ TỰ NHIÊN, VỀ CON NGƢỜI .......................... 10
1.2. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ....................................................... Error!

Bookmark not defined.

1.3 QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG

................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÓ TÍNH ĐỊNH HƢỚNG VỀ
QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................ Error! Bookmark not defined.
SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

2.1 HIỆN TRẠNG CỦA QUAN HỆ CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ................................................. Error!

Bookmark not defined.

2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÓ TÍNH ĐỊNH HƢỚNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError!

Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 11

Footer Page 2 of 237.


Header Page 3 of 237.


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, chƣa từng đƣợc công bố. Các thông tin, tài liệu trong
luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2006
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Footer Page 3 of 237.


Header Page 4 of 237.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triển mạnh mẽ.
Nó trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu và sự tác động của
chúng đang làm thay đổi sâu sắc sự phát triển mọi lĩnh vực của xã hội và bản thân
con ngƣời. Những biến đổi đó đang đặt nhân loại trƣớc thách thức lớn trên tất cả
phƣơng diện - chính trị, văn hoá, xã hội và môi trƣờng. Việc chúng ta ứng phó hợp
lý hay không trƣớc những thách thức đó có ý nghĩa quyết định đến tƣơng lai của
nhân loại và mỗi dân tộc.
Trong những thập niên vừa qua, sức ép tăng dân số và tăng trƣởng kinh tế
cao đi đôi với sự gia tăng khai thác tài nguyên đã để lại hậu quả nặng nề đối với
môi trƣờng tự nhiên của trái đất: sự cạn kiệt tài nguyên, môi trƣờng suy thoái trầm

trọng(mƣa axít, ô nhiễm nguồn nƣớc ngọt, tầng ozon bị thủng, đa dạng sinh học
suy giảm, trái đất nóng lên.v.v.). Điều đó đang đe doạ sự sống trên trái đất. Con
ngƣời và hành động của con ngƣời chính là nguyên nhân quan trọng của tình trạng
nói trên. Con ngƣời đang dồn Trái đất đến những giới hạn của sự cân bằng. Vì vậy,
các tổ chức quốc tế và cộng đồng thế giới đồng loạt đƣa ra khẩu hiệu hành động “
Hãy cứu lấy Trái đất”. Trong mƣời năm (1992 - 2002) đã có hai Hội nghị Thƣợng
đỉnh quy mô thế giới bàn về vấn đề đang đặt ra cấp thiết của quan hệ giữa môi
trƣờng và phát triển. Tại những hội nghị này các quốc gia đã thống nhất về việc
cần phải chuyển chiến lƣợc phát triển lấy tăng trƣởng kinh tế - xã hội làm trọng
tâm sang chiến lƣợc phát triển bền vững với mục tiêu thiết lập sự hài hoà giữa tăng
trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng cho hiện tại và cho các thế
hệ mai sau.
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nƣớc nhằm sớm đạt mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới chúng ta cũng đang

Footer Page 4 of 237.


Header Page 5 of 237.

phải đối mặt gay gắt với vấn đề suy thoái môi trƣờng. Vì vậy, việc nghiên cứu để
tìm ra nguyên nhân và những giải pháp cho sự phát triển bền vững, - trong đó thiết
lập quan hệ hài hoà giữa con ngƣời, sự phát triển xã hội với môi trƣờng tự nhiên là
một trọng tâm lớn, đã trở thành yêu cầu thúc bách về lý luận và thực tiễn. Nó đòi
hỏi không chỉ các quốc gia, cộng đồng nhân loại, mà mỗi chúng ta với tƣ cách là cá
thể của loài ngƣời phải cùng hành động hƣớng đến cộng đồng phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là con đƣờng tất yếu Việt Nam đã lựa chọn. Một trong
những minh chứng là Thủ tƣớng chính phủ ký quyết định số 153/2004/QĐ- TTg
(ban hành ngày 17 tháng 8 năm 2004) phê duyệt “Chƣơng trình nghị sự 21 của

Việt Nam”. Định hƣớng này đƣợc xây dựng trên 8 nguyên tắc cơ bản và 9 vấn đề
ƣu tiên mà hội nghị Thƣợng đỉnh về môi trƣờng (2002) đã xác định. Trong đó
nhấn mạnh những điểm sau đây: sự phát triển phải lấy con ngƣời làm trung tâm;
phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trƣờng; quá trình phát triển phải đảm
bảo đáp ứng một cách công bằng, hợp lý nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây
trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tƣơng lai.
Những điều nói trên cho thấy mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên chính
là một mắt xích quan trọng nhất của việc giải quyết bài toán về phát triển bền
vững, về chống sự suy thoái môi trƣờng hiện nay. Và đƣơng nhiên triết học với tƣ
cách là khoa học chỉ dẫn thế giới quan và phƣơng pháp luận cho hoạt động thực
tiễn của con ngƣời không thể đứng ngoài cuộc.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Quan hệ giữa con
người và tự nhiên trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của luận văn này.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Con ngƣời và tự nhiên là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,
cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội - nhân văn.
Nghiên cứu di sản của các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng
ta thấy: quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên đối với sự phát triển xã hội đã đƣợc
các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác quan tâm từ rất sớm, ngay từ những tác
Footer Page 5 of 237.


Header Page 6 of 237.

phẩm của những năm 40 - của thế kỷ XIX, và nhiều kiến giải của các ông cho đến
nay vẫn còn có giá trị.
Gần đây vấn đề môi trƣờng và sự phát triển bền vững đƣợc cộng đồng thế
giới và các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm, vì sự suy thoái môi trƣờng sống

đang là nguy cơ lớn đe doạ trực tiếp cuộc sống của loài ngƣời. Đã có hàng loạt các
hội nghị quốc tế (Stockhon-1972, Belgrade-1975, Tbilisi-1977 và Matxcơva 1987) chuyên bàn về vấn đề này, nhƣng đáng chú ý là Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái
đất năm 1992 và Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới năm 2002 do Liên Hợp Quốc chủ
trì. Ở đó có sự tham gia đông đảo các nguyên thủ quốc gia thành viên LHQ, có
tiếng nói thẩm quyền thể hiện sự đồng thuận cao của cộng đồng quốc tế về vấn đề
môi trƣờng và phát triển. Hội nghị của LHQ về Môi trƣờng và Phát triển tại Rio de
Janeiro (Braxin) diễn ra từ ngày 3-13/06/1992 có sự tham gia của 179 nƣớc trong
đó 108 đoàn do nguyên thủ quốc gia dẫn đầu và hơn 1.100 tổ chức phi chính phủ
trên toàn thế giới. Hội nghị đã thông qua 5 văn kiện quan trọng trong đó có
“Chƣơng trình nghị sự 21” về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế
giới trong thế kỷ XXI. Mƣời năm sau, ở Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát
triển Bền vững tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002, có 166 nƣớc tham gia, Hội
nghị đã thông qua kế hoạch thực hiện phát triển bền vững trên cơ sở khẳng định lại
các nguyên tắc đã đề ra trƣớc đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ “Chƣơng
trình nghị sự 21 về phát triển bền vững”. Sau hai Hội nghị Thƣợng đỉnh nói trên,
nhiều tổ chức quốc tế nhƣ Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Quỹ
quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF)... đã tập trung các chiến lƣợc và kế hoạch
hành động của mình vào thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển bền
vững với những chƣơng trình hành động cụ thể. Chẳng hạn, các chƣơng trình giáo
dục phục vụ cho phát triển bền vững đƣợc triển khai trên phạm vi vùng hay quốc
tế: Chƣơng trình Thập Kỷ giáo dục vì phát triển bền vững của LHQ (2005- 2014);
Chƣơng trình giáo dục cho phát triển Bền vững của UNESCO - UNEP. Ở phạm vi
quốc gia những nƣớc nhƣ Ôxtrâylia, Canada, Trung quốc, Anh, Hungari... cũng đã
xây dựng và triển khai tốt các chƣơng trình giáo dục cho sự phát triển bền vững.
Footer Page 6 of 237.


Header Page 7 of 237.

Trong những năm qua ở Việt Nam những hoạt động tƣơng tự rất đƣợc chú ý.

Chính phủ đã cử các đoàn cấp cao tham gia các hội nghị quốc tế và thực hiện
những cam kết về phát triển bền vững. Ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ tƣớng
Chính phủ đã ký quyết định số 153/2004/QĐ- TTg phê duyệt ban hành “Định
hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chƣơng trình nghị sự 21 của
Việt Nam). Đây là một chiến lƣợc khung bao gồm những định hƣớng lớn làm cơ
sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức và các cá nhân phối hợp hành
động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nƣớc trong thế kỷ XXI. Năm 1993,
Luật Môi trƣờng đã đƣợc ban hành cùng với nó là các văn bản dƣới luật, chỉ thị,
nghị định về bảo vệ môi trƣờng. Hội thảo về “Bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền
vững ở Việt Nam” do Ban Khoa giáo Trung ƣơng, Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày
14/8/2001. Hội thảo đã đề cập tới những vấn đề nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng, tác động
của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đến môi trƣờng, mục tiêu phát triển bền
vững trên cơ sở bảo vệ môi trƣờng tự nhiên...
Trong lĩnh vực nghiên cứu triết học đây cũng là đề tài thu hút sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Công trình“Một số vấn đề về triết học- con người - xã hội”
do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Viện
Triết học (1962-2002) và công trình nghiên cứu khoa học do PGS. TS Hồ Sỹ Quý
chủ biên “Con người và phát triển con người trong quan niệm của C,Mác và
Ph.Ăngghen” đã đề cập trực tiếp đến vấn đề này trên phƣơng diện lý luận, phƣơng
pháp luận triết học chung. Công trình nghiên cứu về “Bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững ở Việt Nam” của tập thể các nhà khoa học Nguyễn Hữu Tăng, Đăng
Trung Thuận, Nguyễn Hữu Ninh, Hồ Ngọc Luật đã tập trung làm rõ những thách
thức về môi trƣờng trong quá trình phát triển xã hội, tiếp cận khái niệm phát triển
bền vững và chỉ ra hiện trạng tài nguyên và môi trƣờng của Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. Công trình nghiên cứu cấp Bộ của
Trung tâm KHXH & NV Quốc gia (1997 - 2000) về “Triết lý phát triển ở Việt
Nam” do GS. Phạm Xuân Nam chủ biên, trong đó có đề tài nhánh “Mối quan hệ
Footer Page 7 of 237.



Header Page 8 of 237.

giữa con người và tự nhiên trong phát triển xã hội”do PGS. TS Hồ Sỹ Quý làm
chủ nhiệm. Những đề tài này từ góc độ khác nhau đã đề cập đến cơ sở triết học
chung về quan hệ con ngƣời và tự nhiên trong phát triển xã hội.
Trên tạp trí triết học có những bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trầm,
Đỗ Thị Ngọc Lan.... đã xem xét vấn đề mối quan hệ con ngƣời và tự nhiên trong sự
phát triển xã hội từ góc độ đạo đức môi trƣờng, đạo đức sinh thái.
Tuy nhiên, khung cảnh học thuật nói trên cũng cho thấy đây là đề tài hãy còn
nhiều khoảng trống về lý luận và khái quát thực tiễn. Vì vậy, trong chừng mực nhất
định, có thể nói “Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển bền
vững ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa
thực tiễn. Trong các nghiên cứu triết học đây cũng là mảng đề tài vẫn còn ít đƣợc
nghiên cứu ở nƣớc ta mà sự thiếu vắng những công trình nghiên cứu sâu sẽ là trở
ngại lớn cho hoạch định chính sách, chiến lƣợc phát triển bền vững của đất nƣớc.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

3.1. Mục đích của luận văn
Lý giải về mặt triết học quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên và phân tích
thực trạng mối quan hệ này trong sự phát triển xã hội nƣớc ta hiện nay, từ đó đƣa
ra những giải pháp có tính định hƣớng về phát triển bền vững của xã hội Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Làm rõ quan niệm của triết học Mác về mối quan hệ giữa con ngƣời và tự
nhiên đối với sự phát triển xã hội.
Phân tích hiện trạng của sự tƣơng tác giữa con ngƣời và tự nhiên ở Việt Nam
hiện nay.
Đề ra những giải pháp có tính định hƣớng cho việc giải quyết mối quan hệ
giữa con ngƣời và tự nhiên vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN


4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên trong sự phát triển xã hội Việt Nam.

Footer Page 8 of 237.


Header Page 9 of 237.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Lý luận: Khảo cứu quan niệm của các tác giả kinh điển của triết học Mác về
vấn đề con ngƣời, tự nhiên, xã hội và phát triển xã hội, mối quan hệ giữa con ngƣời
và tự nhiên trong sự phát triển xã hội.
Thực tiễn: Khảo cứu hiện trạng sự tƣơng tác giữa con ngƣời và tự nhiên ở
Việt Nam từ khi đổi mới (1986) cho đến nay.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của các tác gia kinh điển Chủ nghĩa MácLênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
con ngƣời, tự nhiên, môi trƣờng, phát triển xã hội và phát triển bền vững và kế
thừa những thành tựu đã có của các công trình đi trƣớc.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp
chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó,
chú trọng nguyên tắc kết hợp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, khái quát hoá
và trừu tƣợng hoá... Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác: đối
chiếu, so sánh, thống kê.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên dƣới góc độ

triết học, luận văn đƣa ra những giải pháp có tính định hƣớng cho sự phát triển bền
vững ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy và nghiên
cứu các vấn đề liên quan tới con ngƣời, môi trƣờng, phát triển xã hội.v.v.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu thành 2 chƣơng, 5 tiết.

Footer Page 9 of 237.


Header Page 10 of 237.

CHƢƠNG 1
QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ QUAN HỆ
GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG SỰ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1.1. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ TỰ NHIÊN, VỀ CON NGƢỜI

1.1.1. Tự nhiên
Trong những năm gần đây, vấn đề quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên đặc
biệt thu hút sự chú ý của các nhà khoa học thế giới thuộc nhiều lĩnh vực. Điều này
có lý do của nó: những rủi ro con ngƣời đang phải gánh chịu do sự ô nhiễm môi
trƣờng, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự mất cân bằng sinh thái… Và đó cũng
là chủ đề quan tâm của các nhà chính trị, các nhà quản lý và của ngƣời dân. Dù ở
những vị trí, lĩnh vực khác nhau họ đang chung sức tìm cách cải thiện tình trạng
khủng hoảng sinh thái, bằng những giải pháp về khoa học - kỹ thuật, công nghệ, về
chính trị - xã hội và quản lý, văn hoá.v.v. nhằm khắc phục, ngăn ngừa những tác

động xấu đối với môi trƣờng thiên nhiên, khôi phục sự cân bằng, hài hoà mối quan
hệ con ngƣời và tự nhiên.
Khảo cứu lịch sử triết học, chúng ta thấy, từ rất sớm “Tự nhiên” đã là chủ đề
rất đƣợc quan tâm từ những khía cạnh khác nhau: bản thể luận, nhận thức luận.
Nhƣng quan trọng hơn đó là những kiến giải về quan hệ giữa con ngƣời và tự
nhiên, con ngƣời cần có thái độ nhƣ thế nào với tự nhiên.v.v. Câu trả lời của các
nhà triết học, các học thuyết dĩ nhiên không giống nhau. Trong những di sản triết
học Mác quan niệm về tự nhiên đã đƣợc quan tâm rất sớm, khảo cứu của các ông
cho đến ngày nay vẫn có giá trị định hƣớng cho những kiến giải về chủ đề này.
Trong các tác phẩm nhƣ Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Biện chứng
của tự nhiên, Hệ tư tưởng Đức.v.v. C. Mác và Ph. Ănghen đã lập luận thuyết phục
về tự nhiên trên tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử. C.Mác và Ph. Ăngghen đã dựa vào những thành tựu của khoa học tự nhiên
thế kỷ XIX: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lƣợng và học thuyết tế bào, lý
thuyết tiến hoá của S. Đácuyn, những thành tựu này đã tạo ra một bƣớc ngoặt mới,
cách mạng trong sự phát triển của khoa

Footer Page 10 of 237.


Header Page 11 of 237.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (chủ biên) (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững,
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Ban Tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại
hội IX của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết
Đại hội X của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Báo Thể thao, số ra ngày 21/6/2006.
6. Báo An ninh Thế giới (2006), Lại thêm một làng ung thư vì thạch tín, số 560,
Hà Nội, tr. 6.
7. Richard Bergeron (chủ biên) (1995), Phản phát triển cái giá của chủ nghĩa tự
do, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, cục bảo vệ môi trƣờng (2005), Báo cáo hiện
trạng môi trường quốc gia chuyên đề đa dạng sinh học, dự thảo số 1.
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2002), Tác phẩm“Biện chứng của tự nhiên và
ý nghĩa hiện thời của nó”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), Những biến động về giá trị trong thời kỳ đổi mới
ở Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo Những biến động về giá trị trong thời kỳ đổi
mới, Băngkok, Thái Lan.
11. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2002), Một số vấn đề về Triết học- Con
người - Xã hội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam,
lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Phạm Văn Chung (2006), Học thuyết về Hình thái Kinh tế - Xã hội và lý luận
về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

Footer Page 11 of 237.


Header Page 12 of 237.

14.V.E. DAVIĐÔVICH, Dưới lăng kính triết học (2002), Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
15. Đỗ Lộc Diệp (chủ biên) (2003), Chủ nghĩa Tư bản ngày nay mâu thuẫn nội tại
xu thế triển vọng, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

16. Địa lý nhân sinh (2004), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí
Minh.
17.DAISAKU IKEDA & AURELIO PECCEI (1993), Tiếng chuông cảnh tỉnh cho
thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Phạm Minh Hạc(chủ biên) (1999), Vấn đề con người trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các Bộ môn khoa
học Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học MácLênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2002), Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát
triển con người, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Đoàn Văn Khái (chủ biên) (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.
22. Phạm Văn Khánh (chủ biên) (2006), Góp phần tìm hiểu Quyền con người, Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội.
23.Trƣơng Lôi Khắc (chủ biên) (1997), Lịch sử, hiện trạng và tương lai của chủ
nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Trần Trọng Kim (chủ biên) (2001), Nho giáo, Nhà xuất bản Văn hoá Thông
tin, Hà nội.
25. DAVID. C. KORTEN (chủ biên) (1996), Bước vào thế kỷ XXI hành động tự
nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
26. Đỗ Thị Ngọc Lan (chủ biên) (1996), Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống
của con người, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Footer Page 12 of 237.


Header Page 13 of 237.

27. Đỗ Thị Ngọc Lan(1997), Mối quan hệ giữa thích nghi và biến đổi môi trường

tự nhiên của con người trong quá trình hoạt động cuộc sống, Luận án Phó tiến
sỹ Khoa học triết học.
28. Bùi Ngọc Lan (chủ biên) (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. V. I . Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva.
30. V.I . Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva.
31. Bùi Bá Linh (chủ biên) (2003), Quan niệm của C.Mác, Ăngghen về con ngƣời
và sự nghiệp giải phóng con ngƣời, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. C. Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
33. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
34. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
35. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
36. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
37. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
38. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
39. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
40. C. Mác và Ph. Ăngghen (1996), Toàn tập, tập 27, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
41. C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 32, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
Footer Page 13 of 237.



Header Page 14 of 237.

42.C. Mác và Ph. Ăngghen (1996), Toàn tập, tập 42, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
43. C. Mác và Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
44.C. Mác và Ph. Ăngghen (1998), Toàn tập, tập 46, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
45. C. Mác và Ph. Ăngghen (2001), Toàn tập, tập 47, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
46. Phạm Xuân Nam (chủ biên) (2005), Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề
cốt yếu, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
47. Những mục tiêu chính của UNESCO về phát triển xã hội (1995) Tạp chí của
Tổ chức giáo dục, Khoa học và văn hoá của Liên Hợp quốc.
48.Trần Hiếu Nhuệ (chủ biên) (2005), Quản lý tổng hợp chất thải ở Campuchia,
Lào và Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
49. Nguyễn Thế Nghĩa (1998), Góp thêm vào vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 4, Hà Nội, trang 12.
50. Bùi Thanh Quất (chủ biên) (2005), Khoa học chính trị và phát triển, Đề tài đặc
biệt của Đại học Quốc gia Hà Nôi. Mã số QG 98 - 01
51.Bùi Thanh Quất (chủ biên) (2004), Đề cương bài giảng xã hội và quản lý xã
hội, Bộ môn Khoa học quản lý - Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.
52. Hồ Sỹ Quý (chủ biên) (2003), Con người và phát triển con người trong quan
niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ
XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54.Vũ Thiện Vƣơng (chủ biên) (2001), Triết học Mác - Lênin về con người và việc
xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

55. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (1998), Lịch sử Triết học, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Footer Page 14 of 237.


Header Page 15 of 237.

56.Winfried Jung (chủ biên) (2001), Kinh tế thị trường xã hội, hệ thống kinh tế
dành cho các nước đang phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
57. Lê Doãn Tá (chủ biên) (2003), Một số vấn đề triết học Mác - Lênin lý luận và
thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
58.Tài liệu hƣớng dẫn giáo viên giảng dạy về Giáo dục môi trƣờng (1994), Tiến tới
phát triển bền vững, Trung tâm tài nguyên và môi trƣờng, Trƣờng Đại học
Tổng hợp biên soạn.
59. Nguyễn Hữu Tăng (2003), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Đặng Hữu Toàn (1999), Vai trò của văn hoá trong sự phát triển lâu bền theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí triết học, Hà Nội.
61. Nguyễn Thanh Tuấn (chủ biên), Văn hoá ở các nước Tư bản phát triển đặc
điểm và dự báo, Viện Văn hoá và Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.
62. Từ điển Triết học (1975), Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcova.
63. Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề ở Đồng bằng
sông Hồng thực trạng và xu hướng biến đổi (2005), Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội.
64. Trở lại với con người(Nghiên cứu con người qua tài liệu nước ngoài)(2003),
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
65.Trung tâm Tài nguyên và Môi trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội (1996), Cứu
lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
66.Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, Đại học Quốc gia Hà

Nội(2005), Kỷ yếu hội nghị khoa học về môi trường và phát triển bền vững,
Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

Footer Page 15 of 237.



×