Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản lí hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.01 KB, 18 trang )

Header Page 1 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN ĐỨC ĐĂNG

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
CHO SINH VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ CHẤT LƢỢNG TỔNG THỂ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14

HÀ NỘI – 2016

1
Footer Page 1 of 237.


Header Page 2 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
CHO SINH VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ CHẤT LƢỢNG TỔNG THỂ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14

Nghiên cứu sinh

: Nguyễn Đức Đăng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Kim Long
2. TS Nguyễn Văn Bạo

HÀ NỘI – 2016

2
Footer Page 2 of 237.


Header Page 3 of 237.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm qua, cùng với những thành tựu quan trọng của công cuộc đổi
mới đất nước, nền quốc phòng, an ninh nước ta luôn được Ðảng, Nhà nước và
nhân dân chăm lo xây dựng, củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế trận quốc phòng
toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững, công tác GDQPAN
ngày càng được tăng cường, củng cố. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng
định: “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của
Đảng, Nhà nước và toàn dân” [20, tr. 45]. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực
tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối
với nước ta, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá, chủ yếu bằng chiến lược
“diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ vai

trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đưa cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội
chủ nghĩa. Các hành động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta vẫn
tiếp diễn dưới nhiều hình thức, với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi.
Tư duy mới của Đảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân trong giai đoạn hiện nay được thể hiện rõ ở việc tăng cường bồi dưỡng
kiến thức QPAN, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực
tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Để thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN với nội dung đã có sự phát triển
mới, rộng lớn hơn, toàn diện hơn, việc bồi dưỡng kiến thức QPAN đòi hỏi một
hệ thống toàn diện hơn, kiến thức QPAN phải trở thành kiến thức thường trực
trong mỗi tổ chức, mỗi con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó cần chú trọng đến công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho
học sinh, sinh viên trong nhà trường. Ngày 10/7/2007, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 116/NĐ-CP về “Công tác quốc phòng an ninh”. Nghị định chỉ rõ:
“Giáo dục quốc phòng-an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội
dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn
học chính khoá trong chương trình giáo dục và đào tạo trung học phổ thông đến
đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể…” [12, tr. 27].

Sinh viên của các CSGDĐH là lực lượng hùng hậu, tiêu biểu cho thế hệ
trẻ Việt Nam, để lực lượng này đảm đương được trọng trách chủ nhân tương
3
Footer Page 3 of 237.


Header Page 4 of 237.

lai của đất nước, cùng với việc trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa
học và công nghệ phải thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng tri thức về
khoa học quân sự để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Để công tác GDQPAN nói
chung và GDQPAN cho sinh viên ở các CSGDĐH nói riêng được thực hiện chặt
chẽ, thống nhất, sát với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân trong tình hình mới, ngày 10/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 412/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm
GDQPAN sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2011-2015” để trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ GDQPAN cho sinh viên ở các CSGDĐH. Sự ra đời của các
trung tâm GDQPAN đã kịp thời khắc phục được những bất cập của mô hình bộ
môn, khoa giáo dục quốc phòng ở các CSGDĐH. Mô hình quản lí, giáo dục và rèn
luyện tập trung đã làm cho công tác GDQPAN được thực hiện nền nếp, chính quy
hơn, đưa sinh viên vào sát môi trường quân đội, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với
rèn luyện, từ đó chất lượng công tác GDQPAN được nâng lên. Bên cạnh những mặt
đã làm được, hoạt động GDQPAN vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như kết quả
GDQPAN vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, chất lượng giáo dục và
rèn luyện chưa thực sự đáp ứng được sự mong đợi, sự hài lòng của người học. Đặc
biệt các CSGDĐH chưa thấy rõ được hiệu quả, sự chuyển biến tích cực trong nhận
thức và hành động của sinh viên sau khi kết thúc chương trình học tập GDQPAN,
chất lượng đào tạo giáo viên GDQPAN còn nhiều hạn chế. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là công tác quản lí hoạt động GDQPAN ở
các trung tâm GDQPAN chậm đổi mới, thiếu đồng bộ, còn nặng về quản lí hành
chính, chưa đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, chưa theo kịp với thực tiễn, nhu
cầu phát triển của xã hội và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua nghiên cứu cho thấy, công tác quản lí hoạt động GDQPAN cho sinh viên ở các
trung tâm GDQPAN hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở thực hiện các chức năng quản
lí. Với tiếp cận này có ưu điểm là giúp các trung tâm GDQPAN dễ dàng xây dựng
được kế hoạch để thực hiện mục tiêu đã định sẵn, có thể hình dung ra sản phẩm đạt
được trên cơ sở các nguồn lực hiện có. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển xã hội
nói chung và đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng,
cách tiếp cận chức năng khó thích ứng được với đòi hỏi thực tiễn đặt ra.


4
Footer Page 4 of 237.


Header Page 5 of 237.

Để nâng cao được chất lượng GDQPAN cho sinh viên ở các CSGDĐH
đòi hỏi phải tìm ra phương thức quản lí mới. Một trong những phương thức quản
lí đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, khẳng định tính hiệu
quả và mức độ thích ứng linh hoạt trước mọi sự thay đổi đó là TQM. Đây là cách
tiếp cận thực tế nhưng có tính chiến lược nhằm điều hành một tổ chức tập trung
hướng vào nhu cầu của khách hàng, chỉ nhằm loại bỏ mọi kết quả không đạt mức
xuất sắc nhằm đạt chất lượng mức độ vững chắc đáp ứng đúng mức hoặc vượt
mức nhu cầu, mong muốn của khách hàng. TQM với triết lí cải tiến liên tục,
hướng tới khách hàng, làm cho khách hàng được thỏa mãn và xây dựng văn hóa
chất lượng luôn phù hợp với triết lí chung. Tư tưởng coi khách hàng là trung tâm
được xem là tư tưởng cốt yếu của TQM, phù hợp với triết lí giáo dục là lấy
người học làm trung tâm của quá trình giáo dục. Từ những lí do trên, tác giả
chọn đề tài nghiên cứu “Quản lí hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho
sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể”
với mong muốn tìm ra giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng GDQPAN
cho sinh viên ở các CSGDĐH.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng luận cứ khoa học về quản lí hoạt động GDQPAN theo tiếp cận
TQM. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động GDQPAN cho sinh
viên hiện nay, tác giả đề xuất mô hình quản lí và các giải pháp quản lí hoạt động
GDQPAN cho sinh viên ở các CSGDĐH theo tiếp cận TQM nhằm góp phần
nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo ở các CSGDĐH trong bối cảnh
hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDQPAN cho sinh viên ở các CSGDĐH
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động GDQPAN cho sinh viên ở các các CSGDĐH theo tiếp
cận TQM
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5
Footer Page 5 of 237.


Header Page 6 of 237.

- Khái quát những vấn đề lí luận về quản lí, hoạt động GDQPAN cho sinh
viên, TQM và quản lí hoạt động GDQPAN cho sinh viên ở các CSGDĐH theo
tiếp cận TQM.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động GDQPAN cho sinh viên
ở các CSGDĐH.
- Đề xuất các nhóm giải pháp quản lí hoạt động GDQPAN cho sinh viên ở
các CSGDĐH theo tiếp cận TQM.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về quy mô mẫu khảo sát: thực trạng công tác quản lí hoạt động GDQPAN
cho sinh viên ở các trung tâm GDQPAN thuộc các CSGDĐH.
- Về thời gian: các số liệu khảo sát phục vụ nghiên cứu từ năm 2007 đến
nay (Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10.7.2007 của Chính phủ về
GDQPAN được ban hành).
- Về nội dung: các luận cứ khoa học về quản lí hoạt động GDQPAN cho sinh
viên ở các trung tâm GDQPAN theo tiếp cận TQM như một triết lí; khảo sát, đánh
giá thực trạng quản lí và đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động GDQPAN cho sinh
viên ở các trung tâm GDQPAN theo tiếp cận TQM.

6. Câu hỏi nghiên cứu
- Phải chăng, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng
GDQPAN cho sinh viên hiện nay còn nhiều hạn chế là do công tác quản lí của
các trung tâm GDQPAN còn nhiều bất cập, chưa theo kịp đòi hỏi thực tiễn?
- GDQPAN cho sinh viên hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của sinh viên,
các CSGDĐH và xã hội hay chưa?
- Tiếp cận TQM trong quản lí hoạt động GDQPAN cho sinh viên ở các
CSGDĐH có phải là tiếp cận phù hợp nhất không?
- Những nhóm giải pháp nào có thể vận dụng trong quản lí hoạt động
GDQPAN cho sinh viên ở các trung tâm GDQPAN theo tiếp cận TQM?
7. Giả thuyết khoa học và luận điểm bảo vệ
7.1. Giả thuyết khoa học
- Nếu công tác quản lí hoạt động GDQPAN ở các CSGDĐH không đổi
mới thì không thể nâng cao được chất lượng GDQPAN cho sinh viên.

6
Footer Page 6 of 237.


Header Page 7 of 237.

- Nếu các trung tâm GDQPAN vận dụng tốt mô hình quản lí hoạt động
GDQPAN mà tác giả đề xuất sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác
quản lí GDQPAN cho sinh viên.
- Nếu các trung tâm GDQPAN thực hiện được các nhóm giải pháp quản lí
theo tiếp cận TQM thì sẽ nâng cao được chất lượng GDQPAN cho sinh viên.
7.2. Luận điểm bảo vệ
- GDQPAN cho sinh viên ở các CSGDĐH hiện nay còn nhiều bất cập là
do công tác quản lí còn cứng nhắc, mệnh lệnh, chậm đổi mới, thiếu đồng bộ,
chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội.

- GDQPAN cho sinh viên hiện nay chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu, sự
mong đợi của sinh viên, các CSGDĐH và xã hội.
- Xây dựng được ý thức và động lực thực hiện TQM, và văn hóa chất
lượng và huy động mọi thành viên cùng tham gia quản lí sẽ trực tiếp nâng cao
được chất lượng GDQPAN cho sinh viên.
- Để nâng cao chất lượng GDQPAN cho sinh, các trung tâm GDQPAN phải
quản lí tốt chất lượng đầu vào, quá trình và chất lượng đầu ra.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn tư liệu, số liệu có liên quan đến
đề tài gồm Luật giáo dục, Luật giáo dục Đại học; Luật giáo dục quốc phòng và an
ninh; Các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp qui của Nhà nước, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Quốc phòng quy định về công tác GDQPAN ở các CSGDĐH để
xây dựng khung pháp lí cho luận án.
- Nghiên cứu các sách chuyên khảo, tài liệu, công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học về giáo dục, quốc phòng và an ninh trong nước và nước ngoài, lí luận
quản lí, quản lí chất lượng tổng thể; quản lí hoạt động GDQPAN theo tiếp cận quản
lí chất lượng tổng thể; hệ thống ĐBCL … để xây dựng khung lí luận cho luận án.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu cơ chế, tổ chức bộ máy quản lí, hệ thống quản lí chất lượng
GDQPAN nhằm đánh giá đúng thực trạng việc quản lí hoạt động GDQPAN ở
các trung tâm GDQPAN.

7
Footer Page 7 of 237.


Header Page 8 of 237.

- Phỏng vấn và khảo sát bằng phiếu hỏi với chuyên gia, cán bộ quản lí các

trung tâm GDQPAN và các CSGDĐH, giảng viên, cán bộ quản lí và sinh viên.
8.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm thống kê SPSS
để xử lí số liệu khảo sát thực trạng và kết quả nghiên cứu; phân tích, qui nạp.
9. Đóng góp mới của luận án
- Về lí luận, cung cấp những luận cứ khoa học, đề xuất được mô hình
quản lí hoạt động GDQPAN ở các CSGDĐH theo tiếp cận TQM.
- Về thực tiễn, đề xuất những giải pháp quản hoạt động GDQPAN ở các
CSGDĐH theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể.
Những luận cứ khoa học và thực tiễn được trình bày trong nghiên cứu này
có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, quản lí và dạy học GDQPAN; kết
luận và khuyến nghị có thể được tham khảo và triển khai áp dụng tại các
CSGDĐH trên phạm vi cả nước.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương, 13 tiết.
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục quốc phòng và an
ninh cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học theo tiếp cận quản lí chất lượng
tổng thể.
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh
cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học.
Chương 3: Giải pháp quản lí hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho
sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể.

8
Footer Page 8 of 237.


Header Page 9 of 237.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ CHẤT LƢỢNG TỔNG THỂ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về lí luận GDQP cho sinh viên: Giáo dục đại học mỗi nước
đều có những điểm khác biệt, nhất là GDQPAN cho sinh viên các CSGDĐH. Trung
Quốc là một trong những quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và rất
chú trọng công tác HLQS cho sinh viên. Tác giả Trương Kiện Minh-Cao Diễm
Tịnh đã chỉ rõ những vấn đề tồn tại chủ yếu trong HLQS như cơ sở bảo đảm thiếu
vững chắc; cơ cấu tổ chức chưa được kiện toàn; cán bộ HLQS yếu kém; cơ chế
quản lí không phù hợp; mâu thuẫn giữa thời gian và nội dung HLQS; dạy học môn
lí luận quân sự yếu; phương pháp HLQS lạc hậu; công tác đảm bảo hậu cần không
đáp ứng được yêu cầu; thiếu biện pháp tư tưởng và tâm lí cho sinh viên. Trên cơ sở
phân tích toàn diện những vấn đề còn tồn tại, tác giả đã chỉ ra phương hướng giải
quyết gồm xây dựng hệ thống đảm bảo hiệu quả; đổi mới mô hình HLQS; tăng
cường quản lí dạy học; tích cực triển khai việc tác động tư tưởng, tâm lí tới sinh
viên; xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài, đảm bảo công tác HLQS [69].
Tổng kết thực tiễn công tác quản lí GDQPAN cho sinh viên ở các
CSGDĐH nước ngoài cho thấy, GDQPAN đều được quản lí chặt chẽ thông qua
hệ thống văn bản pháp luật và GDQPAN cho sinh viên đều được tổ chức thực
hiện tại các trung tâm GDQP. Tại Malaixia, với hệ thống hơn 40 trung tâm GDQP,
hàng năm, sinh viên được tổ chức học tập tập trung tại các trung tâm GDQP với
thời gian 3 tháng do giảng viên các CSGDĐH và sĩ quan quân đội đảm nhiệm. Ở
Singapo, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi được tập trung tại các trung tâm GDQP để
học GDQP với thời gian 3 tháng. Ở Hàn Quốc, Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến
25 tuổi bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị quân đội, tại đây,
sinh viên được trang bị kiến thức phần thực hành về quân sự, thời gian huấn luyện
là 3 tháng. Hệ thống GDQP ở Cộng hòa Pháp có một số trường trực thuộc Chính

phủ, một số trường trực thuộc Bộ Giáo dục, số khác trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Nội dung giáo dục rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, từ chiến lược quốc phòng, chính

9
Footer Page 9 of 237.


Header Page 10 of 237.

sách quốc phòng, đến kinh tế quân sự phát triển công nghiệp quốc phòng. Từ năm
1958, Mỹ đã đưa GDQP vào trong các loại hình giáo dục trong đó giáo dục chủ
nghĩa yêu nước là nội dung cốt lõi của GDQP cho sinh viên ở các CSGDĐH.
Các nghiên cứu về TQM: các nghiên cứu về chất lượng và quản lí chất
lượng luôn là vấn đề được nhiều học giả quan tâm. Deming đưa ra ý tưởng về
ĐBCL và chất lượng tổng thể vào những năm 30. Tư duy về quản lí chất lượng
hiện đại đã có những bước phát triển từ các quan điểm, mô hình kiểm soát chất
lượng, ĐBCL đến quan điểm và mô hình TQM. Trong quá trình phát triển lí luận
quản lí chất lượng, Deming, Juran, Crosby đã có những đóng góp to lớn. Tuy
nhiên, chưa ai trong số họ đã đi sâu và quan tâm thỏa đáng đối với vấn đề áp
dụng trong giáo dục. Song những cống hiến to lớn của họ không chỉ đặt nền
móng cho phong trào chất lượng nói chung mà có nhiều điều có thể vận dụng
vào trong lĩnh vực giáo dục.
Các nghiên cứu về TQM áp dụng trong lĩnh vực giáo dục: cùng với xu thế tự
chủ, đặc biệt là tự chủ tài chính trong giáo dục, các nghiên cứu về TQM của học giả
Trung Quốc đã tiến một bước mới trong nghiên cứu ứng dụng ở từng mảng, từng
lĩnh vực quản lí giáo dục. Một trong những công trình nghiên cứu về TQM điển
hình là tác phẩm “Mô hình quản lí chất lượng giáo dục đại học trên cơ sở quản lí
chất lượng tổng thể” của Vương Chương Báo, ông đã đề cập một cách sâu rộng về
các vấn đề như ý tưởng quản lí, mô hình quản lí, phương pháp quản lí để nâng cao
chất lượng giáo dục đại học trên cơ sở TQM. Ông đã căn cứ vào đặc điểm và quy

luật tự thân của quá trình giáo dục đại học và đưa ra mô hình “7 tổng thể” của quản
lí chất lượng giáo dục đại học trên cơ sở TQM một cách sáng tạo. Cụ thể là quan
điểm chất lượng giáo dục toàn diện; tiêu chuẩn chất lượng giáo dục toàn diện; quản
lí chất lượng giáo dục mọi thành viên; quản lí chất lượng giáo dục suốt quá trình;
quản lí chất lượng giáo dục mọi yếu tố; giám sát chất lượng giáo dục mọi phương
diện và phương pháp quản lí giáo dục toàn diện.
Phan Trạch Hằng (2013) chỉ rõ, quá trình sản xuất của doanh nghiệp và
quá trình đào tạo nhân lực của các cơ sở giáo dục đại học có sự khác biệt về bản
chất. Đồng thời ông chỉ rõ, TQM ứng dụng trong quản lí chất lượng giáo dục đại
học chưa có hiệu quả là do thiếu hệ thống lí luận ứng dụng trong giáo dục đại
học, thiếu môi trường, cơ chế thực hiện TQM [65].

10
Footer Page 10 of 237.


Header Page 11 of 237.

Khổng Hiểu Đông cho rằng, hệ thống ĐBCL dạy học là bộ phận quan
trọng của hệ thống ĐBCL giáo dục trong các trường đại học. Hệ thống ĐBCL
dạy học dưới sự quản lí chất lượng tổng thể là cơ chế cải tiến và nâng cao chất
lượng dạy học liên tục dưới tác động của lí luận TQM [63].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Các nghiên cứu về GDQPAN: GDQPAN là chủ trương xuyên suốt, có ý
nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt những năm gần đây, công
tác GDQPAN đã được đề cập nhiều trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của
Đảng; các văn bản pháp luật của Quốc hội, quy định, của Nhà nước, nghị định
của Chính phủ. Cùng với đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về GDQPAN,
tiêu biểu như Nguyễn Bá Dương (2009), “Tư duy lí luận của Đảng ta về đổi mới
giáo dục quốc phòng trong tình hình hiện nay”, tác giả đã làm rõ tính tất yếu

khách quan và thước đo giá trị đổi mới GDQP, đồng thời nêu ra quan điểm và
giải pháp hiện thực hóa tư duy lí luận của Đảng ta về đổi mới GDQP trong tình
hình mới; Trần Hồng Hải (2011), “Công tác giáo dục quốc phòng-an ninh cho
học sinh, sinh viên trong tình hình mới”; Phạm Xuân Hảo (2006), “Đổi mới,
nâng cao giáo dục quốc phòng toàn dân trong thời kì mới”; Nguyễn Minh Hiển
(2008), “Giáo dục quốc phòng-an ninh cho học sinh, sinh viên -Một nội dung
quan trọng của giáo dục, đào tạo trong thời kì mới”; Đức Giang, Quốc Ân (2010),
“Giáo dục quốc phòng một số nước”; Dương Phương Hưng (2008), “Giáo dục
quốc phòng cho sinh viên, học sinh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng Thái
Nguyên”; … Các nghiên cứu trên tuy tiếp cận ở các giác độ khác nhau song đều
khẳng định vị trí, vai trò của công tác GDQPAN trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, qua đó đã làm rõ nội dung, cách thức tiến hành công tác
GDQPAN, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Các nghiên cứu về TQM trong giáo dục đại học: trong hoạt động giáo dục,
cùng với quá trình phát triển mang tính bùng nổ về mạng lưới và quy mô giáo
dục đại học, đặc biệt trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng và quản lí chất
lượng giáo dục đại học luôn là vấn đề nóng, được sự quan tâm của toàn xã hội và
của nhiều học giả, nhà nghiên cứu về giáo dục đại học. Các nghiên cứu về TQM
đã bước đầu được triển khai áp dụng, tiêu biểu như công trình nghiên cứu
Nguyễn Đức Chính và các cộng sự về kiểm định chất lượng và quản lí chất

11
Footer Page 11 of 237.


Header Page 12 of 237.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Atkinson, Tim (4/1990), Đánh giá chu trình trong chất lượng đại học. Đại

học Manchester, manchester Monographs.
2. Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (2005), Nhận dạng các quan điểm sai
trái, thù địch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
4. Bộ Công an (2008), Tài liệu công tác giáo dục quốc phòng-an ninh, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDQP
sinh viên, Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2001/GD-BGDĐT ngày
6/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chương trình GDQPAN, ban hành kèm theo
Quyết định số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
7. Bộ Tổng tham mưu-Cục Dân quân tự vệ (2008), Các văn bản về công tác
giáo dục quốc phòng - an ninh, Nxb Quân đội nhân dân.
8. Nguyễn Hữu Châu (2006), Cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục
và đánh giá chất lượng giáo dục (đề tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số B2004CTGD-01), Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Chính (2003), Chất lượng và kiểm định chất lượng trong cơ sở
giáo dục đào tạo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Chính phủ (2003), Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 về biệt
phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội.
12. Chính phủ (2007), Nghị định Giáo dục quốc phòng-an ninh, Số
116/2007/NĐ - CP ngày 10/07/2007.

12
Footer Page 12 of 237.



Header Page 13 of 237.

13. Chính phủ (2012), Quy hoạch Hệ thống Trung tâm GDQPAN sinh viên giai
đoạn 2011-2015, Ban hành kèm theo Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày
10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
14. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Ban hành kèm
theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
15. Chính phủ (2014), phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục
quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp
chuyên nghiệp, trung cấp ngề, cao đẳng nghề và các CSGDĐH đến năm
2020, ban hành kèm theo Quyết định số 607/QĐ-TTg ngày 24/4/2014 của
Thủ tướng Chính phủ
16. Nguyễn Bá Dương (2009), Tư duy lí luận của Đảng về đổi mới giáo dục quốc
phòng trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đại từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 14 tháng 10
năm 2006 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm
2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII

của Đảng.
22. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2007), Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 12CT/TW của Bộ Chính trị khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới, Số 278/ĐUQSTW ngày
10/9/2007.
23. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2010), Báo cáo Chính trị số 268BC/ĐUQSTW ngày 8 tháng 6 năm 2010 của Đảng ủy Quân sự Trung ương

tại Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ IX.

13
Footer Page 13 of 237.


Header Page 14 of 237.

24. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
25. Phùng Khắc Đăng (2003), “Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục quốc phòng
toàn dân trong tình hình mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân 134 (12), tr.24-29.
26. Đại từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
27. Trần Đình Đích (2007), “Đổi mới, nâng cao hiệu quả của Hội đồng giáo dục
quốc phòng-an ninh cấp tỉnh, huyện”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân 175 (11),
tr.35-40.
28. Trần Đình Đích (2009), “Sự phối hợp giữa quân đội và công an trong thực
hiện công tác giáo dục quốc phòng-an ninh”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân
151 (11), tr.67-71.
29. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.
30. Trần Khánh Đức (2011), Sự phát triển các quan điểm giáo dục, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
31. E.G.Vapilin, Muliava (1992), Các vấn đề xã hội của giáo dục quân sự, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
32. Nguyễn Quang Giao (2010), “Khái niện chất lượng giáo dục đại học với

cách tiếp cận thông qua khách hàng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 3
(38), tr129-136.
33. Gray, Lynton, Foreword to Sallis, Edward, Hingley và Peter (1992), Quản lí

chất lượng tổng thể, Báo cáo Coombe Lodge, Tập 13, Số 1, Trường Đào tạo
cán bộ Blagdon.
34. Đặng Xuân Hải (2007), Quản sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý sự
thay đổi trong quản lý giáo dục/quản lý nhà trường, Tập bài giảng, Hà Nội.
35. Trần Hồng Hải (2011), “Công tác Giáo dục Quốc phòng-An ninh cho học
sinh, sinh viên trong tình hình mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng 9(25), tr.46-49.
36. Trần Hồng Hải (2011), “Phát triển đội ngũ giáo viên Giáo dục Quốc phòngAn ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”, Tài liệu Giáo dục
Quốc phòng-An ninh, Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục Quốc
phòng-An ninh Trung ương 6 (20), tr.15-18.

14
Footer Page 14 of 237.


Header Page 15 of 237.

37. Phạm Xuân Hảo (2006), “Đổi mới, nâng cao giáo dục quốc phòng toàn dân
trong thời kì mới”, Tạp chí Giáo dục lí luận Chính trị quân sự 121 (5), tr.51-52.
38. Nguyễn Minh Hiển (2008), “Giáo dục quốc phòng-an ninh cho học sinh,
sinh viên-Một nội dung quan trọng của giáo dục, đào tạo trong thời kì mới”,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân 175 (3), tr.21-26.
39. Nguyễn Ngọc Hiệp (2009), “Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng-an
ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng-an ninh Hà Nội 1”, Tạp chí Quốc
phòng toàn dân 154 (10), tr.79-81.
40. Hoàng Mạnh Hiểu (2010), “Hà Nội tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng
công tác giáo dục quốc phòng-an ninh”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân 156
(9), tr.95-97.
41. Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương (2005), Kỉ yếu Hội nghị sơ kết 5
năm thực hiện Nghị định 15/2001/NĐ-CP của Chính phủ về Giáo dục quốc
phòng (2001-2005).

42. Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương (2010), Báo cáo kết quả thực hiện công
tác giáo dục quốc phòng năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010.
43. Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương (2011), Kỉ yếu Hội nghị tổng kết 10
năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng-an ninh (2001-2010).
44. Dương Phương Hưng (2008), “Giáo dục quốc phòng cho sinh viên, học sinh
ở Trung tâm giáo dục quốc phòng Thái Nguyên”, Tạp chí Quốc phòng toàn
dân 141 (4), tr.13-17.
45. Nguyễn Tiến Hùng (2014), Quản lí chất lượng trong giáo dục (giáo trình
sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
46. Nguyễn Trung Kiên (2015), Quản lí chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm
theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành,
đa lĩnh vực, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục, Trường Đại học
Giáo dục, Hà Nội.
47. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục,
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
48. Trần Kiểm (2013), Tiếp cận hiện đại trong quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.

15
Footer Page 15 of 237.


Header Page 16 of 237.

49. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (2013), Nxb Chính trị quốc gia.
50. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004) (Chủ biên), Một số vấn đề giáo dục đại học,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
51. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận quản lý, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
52. Petak, William J (7/1991), Chất lượng và giáo dục đại học (tái bản), Báo
cáo tiến độ Hội thảo hàng năm lần thứ 2: Vai trò của học viện đối với cạnh

tranh trong nước và quản lí chất lượng tổng thể, Trường Đại học Nam
California, Los Angeles.
53. Quốc hội (2012), Luật giáo dục Đại học, Số 08/2012/QH13.
54. Quốc hội (2013), Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, Số 30/2013/QH2013.
55. Ruston, Rod (1992), BS5750 trong quá trình thiết lập giáo dục trong quản lí
chất lượng tổng thể của Sallis, Edward, Hingley và Peter, Báo cáo Coombe
Lodge Tập số 23, Số 1, Trường Đào tạo Cán bộ, Blagdon.
56. Sallis, Edward (1990), Lập kế hoạch tổng thể trong trường đại học, Quản lí
hành chính giáo dục, Tập 18, Số 2.
57. Sallis, Edward (1990), Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học, Giáo
dục ngày nay, Tập 40, Số 2.
58. Sallis, Edward, Hingley và Peter (1991), Hệ thống đảm bảo chất lượng trong
giáo dục đại học, Tài liệu Mendip MP 020, Trường đào tạo cán bộ, Blagdon.
59. Lê Minh Vụ (2009) (Chủ biên ), Xây dựng ý thức Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa thời kỳ mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tiếng nƣớc ngoài
60. 王章豹(2012), “基于 TQM 的高校教学质量管理模式”, 浙江大学出版社
Vương Chương Báo (2012), “Mô hình quản lí chất lượng giáo dục đại học
trên cơ sở TQM”, Nxb Đại học Triết Giang.
61. 范金兵(2006, “高校学生军训工作现状及对策研究” 西安邮电学院学报.
Phạm Kim Binh (2006), “Nghiên cứu hiện trạng công tác huấn luyện quân sự
cho sinh viên các trường đại học và đối sách”, Tạp chí học viên Bưu điện Tây An.
62. 邵争艳 (2004), 全面质量管理在高校中的应用, 科技与管理.
Thiệu Tranh Diễm (2004), “Ứng dụng của Quản lí chất lượng tổng thể trong
các trường đại học”, Tạp chí Khoa học và Quản lí.

16
Footer Page 16 of 237.



Header Page 17 of 237.

63. 孔晓东 (2009), “全面质量管理理论与高校教学质量保障”. 教育评论.
Khổng Hiểu Đông (2009), “Lí luận quản lí chất lượng tổng thể và việc đảm
bảo chất lượng trong các trường đại học”, Tạp chí Bình luận giáo dục.
64. 房海.高校本科教学全面质量管理体系的构建与实践[J].中国高教研究.
Phòng Hải (2007), “Xây dựng và thực tiễn hệ thống quản lí chất lượng tổng thể
dạy học đại học chính quy”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục đại học Trung Quốc.
65. 樊泽恒 (2013), 全面质量管理:提升高等教育教学质量的有效路径-读《基于
TQM 的高校教学质量管理模式》合肥工业大学学报(社会科学版)
Phan Trạch Hằng (2013), “Quản lí chất lượng tổng thể: con đường hiệu quả cho
nâng cao chất lượng dạy học của các trường đại học”, Tạp chí Đại học công
nghiệp Hợp Phì.
66. 黄华 (2010), 面质量管理在高校学生管理工作中的应用, 中国电力教育.
Hoàng Hoa (2010), “Ứng dụng của Quản lí chất lượng tổng thể trong công tác
quản lí sinh viên ở các trường đại học”, Tạp chí giáo dục điện lực Trung Quốc.
67. 邓慧, 付燕 (2009), 全面质量管理在高校中的应用研究, 黑龙江科技信息.
Đặng Huệ, Phó Yến (2009), “Nghiên cứu ứng dụng của Quản lí chất lượng
tổng thể trong các trường đại học”, Tạp chí tin tức khoa học công nghệ Hắc
Long Giang.
68. 杨大伟,胡立宏 (2006)“高校新生集中军训的质量问题”,航海教育研究
Dương Đại Vĩ - Hồ Lập Hồng (2006), “Vấn đề chất lượng huấn luyện quân
sự tập trung cho sinh viên mới nhập trường của các trường đại học”, Tạp chí
Giáo dục Hằng Hải.
69. 张建明、高艳靖 (2009), “当前大学生军训存在的问题及解决的途径”,

河北北方学院学报.
Trương Kiện Minh, Cao Diễm Tịnh (2009), ‟Những vấn đề tồn tại trong
công tác huấn luyện quân sự cho sinh viên các trường đại học hiện nay và
phương hướng giải quyết”, Tạp chí Đại học Bắc Phương Hà Bắc.

70. 程君 (2007), 面质量管理策略在高校教学管理中的应用, 职业教育研究.
Trình Quân (2007), “Ứng dụng sách lược Quản lí chất lượng tổng thể trong
quản lí dạy học ở các trường đại học”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục nghề.

17
Footer Page 17 of 237.


Header Page 18 of 237.

71. 林叶舒 (2008), 论全面质量管理理论在高校管理的应用, 中共贵州省委党

校学报.
Lâm Diệp Thư (2008), “Bàn về ứng dụng của Quản lí chất lượng tổng thể
trong quản lí ở các trường đại học”, Tạp chí trường Đảng Quí Châu.
72. 孙素珍 (2009),论全面质量管理在高校财务管理中的作用, 浙江国际海运

职业技术学院学报.
Tôn Tố Trân (2009), “Vai trò của Quản lí chất lượng tổng thể trong quản lí
tài chính ở các trường đại học”, Tạp chí Học viện kĩ thuật nghiệp vụ đường
biển quốc tế Triết Giang.
73. 曹文泽 (2007),“高校学生管理工作的美国借鉴”[J],中国高等教育.
Tào Văn Trạch (2007), “Học hỏi kinh nghiệm quản lí sinh viên đại học của
Mỹ”, Tạp chí giáo dục đại học Trung Quốc.
74. 杨虎智(2006), “当前大学生军训存在的问题及其对策”,湖南第一师范

学报
Dương Hổ Trí (2006), “Những vấn đề còn tồn tại trọng huấn luyện quân sự
cho sinh viên hiện nay và đối sách”, Tạp chí Sư phạm số 1 Hồ Nam.
75. 蔡国春 (2000),“高校学生事务管理概念的界定[J]”,扬州大学学报,

Thái Quốc Xuân (2000), “Khái niệm quản lí công tác sinh viên các trường
đại học”, Báo Đại học Dương Châu.
76. 联合国教科文组织 (1996),“学会生存 -世界教育的今天和明天”[M], 北京:

教育科学出版社.
UNESCO (1996), Học cách sinh tồn-hiện tại và tương lai của giáo dục thế
giới, Nxb Khoa học Giáo dục.
77. />
18
Footer Page 18 of 237.



×