Tải bản đầy đủ (.doc) (232 trang)

Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 232 trang )

B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

TRNH TN HOI

QUảN Lý GIáO DụC QuốC PHòNG Và AN NINH
CHO SINH VIÊN CáC TRƯờng đại học trên địa
bàn
thành phố hồ chí minh trong tình hình mới

LUN N TIN S QUN Lí GIO DC

H NI - 2017


B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

TRNH TN HOI

QUảN Lý GIáO DụC QuốC PHòNG Và AN NINH
CHO SINH VIÊN CáC TRƯờng đại học trên địa
bàn
thành phố hồ chí minh trong tình hình mới
Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó s

: 91 40 114


LUN N TIN S QUN Lí GIO DC

CN B HNG DN KHOA HC:
1. PGS TS. Mai Vn Húa
2. PGS TS. Trn Khỏnh c

H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận
án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trịnh Tấn Hoài


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1.1.

Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học
1.2.
Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới
1.3.
Các yếu tố tác động tới Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh
viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong tình
hình mới
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ
AN NINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.
Khái quát chung về các trường đại học và giáo dục quốc phòng và an ninh cho
sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.2.
Tổ chức nghiên cứu thực trạng và thực trạng giáo dục quốc phòng và an
ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh
2.3.
Thực trạng quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các
trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.
Thực trạng các yếu tố tác động tới quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh
cho sinh viên các trường đại học
2.5.
Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng quản lý giáo
dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG
TÌNH HÌNH MỚI
3.1.
Những định hướng phát triển các trung tâm và nhiệm vụ giáo dục quốc
phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
3.2.
Các biện pháp quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các
trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới
Chương 4 KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ
XUẤT
4.1.
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
4.2.
Tổ chức thử nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
13
32
32
52
62
68

68
72
83
101
105
113
113
117
152
152
160
175
179
181
191


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

01
02
03
04
05
06

07
08

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cán bộ quản lý
Chủ nghĩa xã hội
Giáo dục đại học
Giáo dục quốc phòng
Thành phố Hồ Chí Minh

GD&ĐT
CBQL
CNXH
GDĐH
GDQP
TP.HCM

Quản lý nhà nước
Quản lý giáo dục

QLNN
QLGD

09

Quốc phòng và an ninh

QP&AN

10


Ủy ban nhân dân

UBND

11

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
TÊN BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các đơn vị chủ quản và đơn vị liên kết đào tạo theo phân
luồng giáo dục QP&AN trên địa bàn TP.HCM
74
Bảng 2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục QP&AN cho sinh viên
83
Bảng 2.3 Phân cấp quản lý trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn TP.HCM
86
Bảng 2.4 Mức độ phù hợp của mục tiêu giáo dục QP&AN cho sinh viên
87
Bảng 2.5 Hình thức tổ chức dạy học môn Giáo dục QP&AN cho sinh viên
89
Bảng 2.6 Các phương pháp dạy học môn Giáo dục QP&AN cho sinh viên
90
Bảng 2.7 Thực trạng hoạt động dạy của giảng viên và học tập của sinh viên

93
Bảng 2.8 Các hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục
QP&AN cho sinh viên
98
Bảng 2.9 Các yếu tố tác động tới quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên
101
Bảng 3.1 Qui hoạch các trung tâm giáo dục QP&AN tại TP.HCM
116
Bảng 4.1 Mức độ tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN
cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM
153
Bảng 4.2 Mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho
sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM
155
Bảng 4.3 So sánh mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp
157
Bảng 4.4 Các tiêu chí và thang đánh tổ chức hoạt động dạy và học môn
Giáo dục QP&AN ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM
164
Bảng 4.5 Thống kê kết quả sau thử nghiệm sự tiến bộ về tổ chức hoạt
động dạy và học cho các chủ thể trong quản lý giáo dục
QP&AN cho sinh viên
168
Bảng 4.6 Thống kê kết quả sau thử nghiệm sự tiến bộ về tổ chức hoạt
động dạy và học cho các chủ thể trong quản lý giáo dục
QP&AN cho sinh viên
168
Bảng 4.7 Phân phối tần suất tích luỹ kết quả sự tiến bộ tổ chức hoạt
động dạy và học cho các chủ thể trong quản lý giáo dục

QP&AN cho sinh viên sau thử nghiệm
168
Bảng 4.8 Mức độ tiến bộ sự tiến bộ nhận thức về tổ chức hoạt động dạy
và học trong quản lý giáo dục QP&AN cho SV của các chủ thể
sau thử nghiệm
169
Bảng 4.9 Phân phối các tham số đặc trưng sự tiến trong nhận thức về
của các chủ thể sau thử nghiệm
171
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ


TT
TÊN BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 2.1 Số lượng giảng viên, báo cáo viên giáo dục QP&AN
trên địa bàn TP.HCM
76
Sơ đồ 3.1
Bộ máy tổ chức của các trung tâm giáo dục QP&AN
124
Biểu đồ 4.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục
QP&AN cho sinh viên
154
Biểu đồ 4.2 Mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục
QP&AN cho sinh viên
156
Biểu đồ 4.3 So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp giáo dục QP&AN cho sinh viên
157

Biểu đồ 4.4 So sánh sự tiến bộ về tổ chức hoạt động dạy và học
trong quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên của các
chủ thể sau thử nghiệm
170
Đồ thị 4.1
Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ sự tiến bộ tổ chức
hoạt động dạy và học cho các chủ thể trong quản lý giáo
dục QP&AN cho sinh viên sau thử nghiệm
169


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
Đề tài luận án “Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các
trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới”
dựa trên kết quả hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý giáo dục
QP&AN và kết quả khảo sát thực trạng giáo dục QP&AN ở các trường đại học
trên địa bàn TP.HCM để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho
sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM, góp phần nâng cao chất
lượng quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa
bàn TP.HCM trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu đào tạo, thực hiện nhiệm vụ
QP&AN trên địa bàn nói riêng, và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong
tình hình mới nói chung.
Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu được xác lập trên cơ sở thiết lập
mối quan hệ giữa quản lý và hoạt động giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các
trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Dựa trên khung lý thuyết này, các nghiên
cứu thực tiễn về quản lý và hoạt động giáo dục QP&AN cho sinh viên được
triển khai tại 4 trung tâm giáo dục QP&AN. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý
luận và thực tiễn, đề tài luận án đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý giáo dục

QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM phù hợp với
đặc điểm của TP.HCM trong tình hình mới và quy định của pháp luật.
Đề tài luận án được trình bày những vấn đề cơ bản như: Cơ sở lý luận, cơ sở
thực tiễn, đề xuất các biện pháp và kiểm chứng các biện pháp quản lý giáo dục
QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM đã đề xuất.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường và nảy sinh nhiều vấn đề
xã hội, nhất là nhận thức chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh ở giới trẻ trong bối
cảnh có sự phát triển mạnh mẽ của các thành tựu khoa học và công nghệ. Âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam ngày càng xảo


6
quyệt hơn. Các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược
“Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam,
xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển hoá cách mạng
nước ta đi chệch hướng XHCN. Các hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức với âm mưu, thủ đoạn hết
sức tinh vi đang đặt ra những câu hỏi lớn cũng là những mâu thuẫn cần giải quyết
là chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục QP&AN cho sinh viên nói
riêng. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải thường xuyên củng cố QP&AN vững
chắc đủ sức bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, trong công tác đó, giáo dục
QP&AN cho sinh viên có vai trò và vị trí rất quan trọng.
Tư duy mới của Đảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân trong giai đoạn hiện nay được thể hiện rõ ở việc tăng cường giáo dục và
bồi dưỡng kiến thức QP&AN, làm cho mọi người mà đặc biệt là sinh viên các
trường đại học, hiểu rõ những thách thức lớn tác động đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN, với nội dung đã có sự phát triển mới, rộng lớn hơn, toàn diện hơn,

việc giáo dục và bồi dưỡng QP&AN đòi hỏi hệ thống giáo dục toàn diện hơn,
trong đó cần chú trọng đến công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên trong nhà
trường. Luật Giáo dục QP&AN 2013, Điều 12, QP&AN ở trường cao đẳng nghề,
cơ sở GDĐH xác định rõ mục tiêu của Giáo dục QP&AN: “Bảo đảm cho người
học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về QP&AN …sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” [97, tr.16].
Giáo dục QP&AN là bộ phận hợp thành của nền giáo dục quốc gia, là
nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có sức
khỏe và kiến thức QP&AN, kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sự
nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Do đó phải
cần thiết đổi mới quản lý giáo dục QP&AN trong tình hình hiện nay.


7
Sinh viên của các cơ sở GDĐH là lực lượng hùng hậu, tiêu biểu cho thế
hệ trẻ Việt Nam, để lực lượng này đảm đương được trọng trách chủ nhân tương
lai của đất nước, cùng với việc trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa
học và công nghệ phải thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về
khoa học quân sự để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Để giáo dục QP&AN nói
chung và giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học nói riêng được
thực hiện chặt chẽ, thống nhất, sát với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong tình hình mới, ngày 30 tháng 01 năm
2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 161/QĐ-TTg về việc
“Phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục QP&AN giai đoạn 20152020 và những năm tiếp theo” để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục QP&AN
cho sinh viên. Bên cạnh những mặt đã làm được, hoạt động giáo dục QP&AN
vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như kết quả giáo dục QP&AN vẫn chưa đáp
ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, chất lượng giáo dục và rèn luyện chưa thực sự

đáp ứng được sự mong đợi, sự hài lòng của người học. Đặc biệt các cơ sở
GDĐH chưa thấy rõ được hiệu quả, chuyển biến tích cực trong nhận thức và
hành động của sinh viên sau khi kết thúc chương trình học tập giáo dục
QP&AN, chất lượng đào tạo giảng viên giáo dục QP&AN còn nhiều hạn chế.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên là quản lý giáo
dục QP&AN ở các trung tâm giáo dục QP&AN chậm đổi mới, thiếu đồng bộ,
còn nặng về quản lý hành chính, chưa đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu,
chưa bắt kịp với thực tiễn và sự biến đổi của sự phát triển của xã hội, tình hình
mới trong bối cảnh mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là một cán bộ được phân công trực tiếp quản lý giáo dục QP&AN tại
Trung tâm giáo dục QP&AN sinh viên, Đại học Quốc gia TP.HCM, tôi luôn
trăn trở, tìm tòi mô hình, phương thức, cách làm và thường xuyên thử nghiệm,
thí điểm... sao cho hoạt động giáo dục QP&AN được hoàn thiện và hiệu quả
hơn trên địa bàn. Từ đó đã đặt ra yêu cầu bức thiết là phải có những nghiên
cứu độc lập về “Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các


8
trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới”,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn học giáo dục QP&AN
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xây dựng luận cứ khoa học về quản lý giáo dục QP&AN cho
sinh viên các trường đại học trong tình hình mới, phân tích đánh giá thực trạng
quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn
TP.HCM, từ đó đề các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các
trường đại học trên địa bàn TP.HCM, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong tình
hình mới và chất lượng GD&ĐT ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên
các trường đại học trong tình hình mới.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục và thực trạng quản lý giáo dục
QP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các
trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong tình hình mới và khảo nghiệm, thử
nghiệm các biện pháp được đề xuất.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả
thuyết khoa học
4.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn
TP.HCM trong tình hình mới.
4.3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu


9
Về nội dung: nghiên cứu quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các
trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
Về không gian: Các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
Về thời gian: Các số liệu điều tra, khảo sát, minh chứng sử dụng trong
luận án giới hạn trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, từ 2013-2017.
4.4. Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục QP&AN cho cho sinh viên ở các trường đại học trên
địa bàn TP.HCM đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên hoạt động này còn bộc lộ
một số hạn chế, bất cập. Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý giáo dục
QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM về kế hoạch

hóa, về tổ chỉ đạo quá trình dạy học, về phát triển đội ngũ giảng viên và CBQL,
bảo đảm các điều kiện cho giáo dục và đánh giá giám sát kết quả giáo dục
QP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong tình hình
mới thì có thể sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên ở
các trường đại học trên địa bàn Thành phố.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,
về GD&ĐT và quản lý GD&ĐT; trực tiếp là các quan điểm của Đảng về đổi
mới QLGD trong đó có chủ thể quản lý, các tư tưởng quan điểm chủ trương
về bảo vệ Tổ quốc, QP&AN và giáo dục QP&AN.
Đồng thời đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm tiếp cận của Khoa học
giáo dục như:
5.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống
Giáo dục QP&AN cho sinh viên là quá trình bao gồm: mục tiêu, nội
dung chương trình, phương pháp đào tạo sinh viên ở trình độ đại học; giáo
dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học nhằm góp phần hoàn thiện
nhân cách người sinh viên trong bối cảnh mới.
5.1.2. Quan điểm tiếp cận duy vật lịch sử


10
Nhìn nhận vấn đề trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội, văn
hóa, lịch sử của đất nước. Tổ chức thực hiện quản lý giáo dục QP&AN cho
sinh viên ở các trường đại học phù hợp với tình hình giáo dục Việt Nam trong
tình hình mới.
5.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn
Xem xét giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án dự trên các
luận cứ, luận chứng, kinh nghiệm thực tiễn giáo dục QP&AN và quản lý giáo

dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học.
5.1.4. Quan điểm tiếp cận phức hợp chức năng và hoạt động quản lý
Giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học có thể được tiếp
cận với tư cách là quá trình hoặc với tư cách là hoạt động. Quản lý giáo dục
có các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra; nhưng nội dung quản
lý đa dạng về đối tượng, do vậy với đặc điểm của đề tài, nếu chỉ tiếp cận chức
năng thì khó có thể giải quyết trọn vẹn, toàn diện vấn đề đặt ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa, mô hình hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận có liên quan tới đề tài.
Các tài liệu liên quan phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu gồm:
Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
các văn kiện, nghị quyết của Đảng; chỉ thị, nghị định, nghị quyết của Chính phủ;
thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,
Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính… về giáo dục QP&AN; Luật
Giáo dục; Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục QP&AN, Chiến lược phát triển
giáo dục 2011-2020; Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới…
Các giáo trình, tài liệu về Khoa học quản lý và QLGD; các công trình
nghiên cứu như đề tài các cấp, luận án, sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài
báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các
tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, …
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn


11
Điều tra khảo sát thực tế (phiếu hỏi) với các đối tượng: CBQL, giảng
viên và sinh viên.
Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên tại một
số trường đại học và các trung tâm giáo dục QP&AN.

Phương pháp chuyên gia: Tiếp cận với chuyên gia, xin ý kiến về đánh
giá tình hình và các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục QP&AN.
Quan sát: Tham quan và dự giờ một số buổi học tại một số trung tâm
giáo dục QP&AN của trường đại học.
Phỏng vấn (đối với một số CBQL, giảng viên và sinh viên).
5.2.3. Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra, xử lý số liệu đã thu
tập được, số liệu khảo nghiệm, thử nghiệm của các biện pháp đã được đề
xuất; đồng thời sử dụng công thức Spearman để tính toán hệ số tương quan
trong khảo nghiệm, sử dụng phần mềm tin học để hỗ trợ việc trình bày kết
quả nghiên cứu. Phương pháp thử nghiệm khoa học để kiểm chứng tính tính
khả thi của các biện pháp được đề xuất.
6. Đóng góp mới của luận án
Khái quát các khái niệm cơ bản của đề tài.
Xác định các nội dung quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các
trường đại học. Khái quát nội dung tình hình mới và những vấn đề đang đặt ra
đối với quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học.
Chỉ ra tính đặc thù, các yếu tố tác động tới quản lý giáo dục QP&AN
cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
Qua khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu cung cấp những số liệu, tư
liệu, luận cứ thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các
trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Trong đó có đề xuất những hướng và
sửa đổi cụ thể về chương trình giáo dục QP&AN cho sinh viên; đổi mới mô


12
hình và tổ chức hoạt động của các trung tâm giáo dục QP&AN cho sinh viên,
là những điểm mới của luận án.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận về quản lý giáo dục
QP&AN cho sinh viên các trường đại học trong tình hình mới.
Thiết lập được mối quan hệ giữa quản lý và hoạt động giáo dục
QP&AN cho sinh viên các trường đại học, làm cơ sở phát triển lý luận quản lý
giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học trong tình hình mới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu sẽ cung cấp bức trang chung về thực trạng giáo dục
và thực trạng quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học
trên địa bàn TP.HCM; giúp lãnh đạo, chỉ huy, CBQL có cơ sở thực tiễn
trong quản lý, điều hành hoạt động giáo dục QP&AN cho sinh viên phù
hợp thực tế.
Các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên được đề xuất có
vai trò nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên, chất lượng
GD&ĐT ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM cũng như hệ thống giáo
dục đại học trong tình hình mới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể được sử dụng là tài liệu
bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở
các trường đại học trên địa bàn TP.HCM, cũng như làm tài liệu tham khảo cho
giáo viên, sinh viên, CBQL ở các trung tâm giáo dục QP&AN, các trường đại
học nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục QP&AN cho sinh
viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
8. Cấu trúc của luận án


13
Luận án gồm: Mở đầu, danh mục các biểu bảng, sơ đồ, biểu đồ; nội
dung có 4 chương, phần kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình khoa
học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI
1.2. Những tư tưởng và nghiên cứu về quốc
phòng và giáo dục quốc phòng
Giáo dục QP&AN là vấn đề có ý nghĩa trọng yếu cho sự tồn vong của
các quốc gia. Trên thế giới, nhiều nước đã tổ chức giáo dục QP&AN cho thế
hệ trẻ mà đặc biệt là học sinh, sinh viên và tổ chức nghiên cứu về vấn đề này.
Tuy nghiên, các vấn đề về quốc phòng, an ninh, quân sự, quân đội là những
vấn đề luôn được các quốc gia bảo mật. Do vậy, các tài liệu và các kết quả
nghiên cứu về quốc phòng, an ninh, quân sự, quân đội trên thế giới công khai
rất hiếm hoi và đó là khó khăn trong quá trình nghiên cứu của tác giả luận án.
Một số công trình nghiên cứu như “Các vấn đề giáo dục quân sự” của
E.G. Vapilin và Mulinva, người Nga (2001) và “Những quan điểm phương pháp
luận về xây dựng học thuyết giáo dục quân sự ở Nga” đã cho thấy việc nghiên
cứu, quản lý công tác giáo dục ý thức quốc phòng cho cán bộ, viên chức, học
sinh, sinh viên được Tổng thống và Chính phủ Nga đặc biệt quan tâm. Ngoại trừ
lực lượng chiến lược trong quân đội Nga là Hải quân, Không quân chiến lược và
Tên lửa chiến lược, còn lại các sĩ quan ở tất cả đơn vị lục quân đều được luân
phiên tham gia GDQP cho thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên các trường đại học,
GDQP được xem là môn học chính khóa của các bậc học từ phổ thông đến đại
học. Công tác quản lý và GDQP cho thế hệ trẻ được xác định là nhu cầu bức
thiết trong bối cảnh nước Nga và tình hình quốc tế hiện nay.
Các tác giả: Lý Xương Giang, Tiểu Kính Dân, Vương Bảo Tôn, người
Trung Quốc... đã đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển GDQP của Trung
Quốc trước sự vận động, biến đổi phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và


14
trong nước. Trung Quốc thường xuyên quan tâm, chú trọng quản lý giáo dục ý
thức quốc phòng, bảo vệ đất nước cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế
hệ học sinh, sinh viên - những trí thức tương lai, chủ thể xây dựng chế độ.

Giáo dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm. Theo kế hoạch hàng
năm của Chính phủ, từng trường đại học đưa sinh viên tới các đơn vị quân đội
để học GDQP với thời gian 2 tháng. Khoảng thời gian này các đơn vị quân
đội tổ chức cho bộ đội học dã ngoại ngoài doanh trại. Doanh trại quân đội lúc
này trở thành các trung tâm GDQP [48]. Một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu
đổi mới GDQP cho cán bộ, học sinh, sinh viên trước yêu cầu trước yêu cầu
chống “Tây hóa”, ảnh hưởng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch, đề xuất giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDQP
cho cán bộ, học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nước Trung Quốc
và thành quả cách mạng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Với quan niệm quốc phòng là: “Răn đe, tự lực, tự cường, thương lượng
bao giờ cũng hơn chiến tranh”, muốn quốc phòng tốt thì kinh tế phải mạnh…
Vì vậy, Malaixia nghiên cứu về quốc phòng và tổ chức GDQP cho người học
được tiến hành thường xuyên và rộng khắp, đạt chất lượng tốt. Dân số 23
triệu, nhà nước đầu tư xây dựng 41 trung tâm GDQP cho học sinh, sinh viên,
tư nhân đứng ra quản lý. Theo kế hoạch năm của nhà nước, thanh niên từ 18
đến 25 tuổi được tập trung tại các trung tâm GDQP để học kiến thức về quốc
phòng với thời gian 3 tháng. Các học phần lý thuyết do giảng viên các trường
đại học giảng dạy, các học phần thực hành do sĩ quan quân đội giảng dạy.
Một số nghiên cứu của Inđônêxia, quan niệm quốc phòng gồm những
vấn đề rộng lớn trong nước và quốc tế, được nghiên cứu một cách tổng hợp,
bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: con người, dân tộc, văn
hóa, tôn giáo, kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao... trong đó tập trung làm
rõ 3 nội dung cơ bản: tiềm lực quốc gia; đặc điểm địa lý; tự lực, tự cường
dân tộc... [61].


15
Một số nghiên cứu Vương quốc Thái Lan, quan niệm quốc phòng như
sau: “Quốc gia bền vững, nhân dân phồn thịnh”. Sự hợp tác giữa các thành

phần nhà nước và tư nhân, là nhân tố cốt lõi trong chiến lược quốc phòng.
Quốc phòng gắn chặt với an ninh quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau...
Nội dung gắn QP&AN được thể hiện rất sâu sắc [61].
Một số nghiên cứu Cộng hòa Pháp, quan niệm quốc phòng theo nghĩa
rộng nhất, không chỉ là lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nước mà
liên quan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Các
nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống giáo dục và GDQP được tổ chức chặt chẽ, toàn
diện. Hệ thống GDQP có một số trường trực thuộc chính phủ, có một số
trường thuộc Bộ GD&ĐT. Nội dung nghiên cứu rộng, bao quát nhiều lĩnh
vực, từ chiến lược quốc phòng, chính sách quốc phòng, kinh tế quân sự đến
phát triển công nghiệp quốc phòng [61].
Một số nghiên cứu ở Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ (Mỹ). Ngày nay trước
tình hình mới, đối mặt với tình hình đa cực hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế,
mạng hóa thông tin, Mỹ càng coi trọng phổ cập tư tưởng GDQP mang màu
sắc riêng của Mỹ. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là nội dung cốt lõi của
GDQP. Ở đây cần phải chỉ rõ, sự khác biệt của nước Mỹ trong việc bồi dưỡng
tư tưởng yêu nước cho công dân, không tập trung sức chú ý vào khu vực cư
trú và quốc tịch, mà nặng về hệ thống tư tưởng có liên quan mật thiết với đời
sống xã hội. Nên khái niệm mà họ sử dụng không phải là "Tổ quốc”, "cố
hương”, mà là "nước Mỹ”, "lối sống Mỹ”. Chủ yếu là vì con đường phát triển
mà nước Mỹ đã trải qua tương đối ngắn, hình thành một quốc gia nhiều dân
tộc, những dân tộc đó đều coi nước Mỹ là quê hương mình [61].
Mỹ đã phổ cập yêu cầu GDQP, các đoàn thể và bộ máy chính quyền các
cấp phải coi chủ nghĩa yêu nước là động lực tinh thần của thế giới cường quyền,
chỉ cần vì "quyền lợi nước Mỹ” là có thể sử dụng mọi thủ đoạn chính trị, kinh tế,
quân sự, dân chúng phải biến chủ nghĩa yêu nước thành hành động cụ thể. Giáo
dục quốc phòng ở Mỹ được tổ chức từ trường tiểu học. Để làm tốt việc này,


16

nước Mỹ đặt ra một loạt tổ chức và bộ máy tương ứng, trong các trường tiểu
học, trung học (mỗi trường trung học có một sĩ quan thường trú chuyên trách
thực hiện kế hoạch GDQP, công việc của người sĩ quan này do nhà trường và
phía quân đội cùng quản lý), đại học, xoay quanh vấn đề tâm lý đạo đức, mở các
khóa học "lợi ích nước Mỹ trên hết”, khiến cho học sinh, sinh viên có bộ mặt
tâm lý đạo đức cần có, bồi dưỡng tâm lý đạo đức cho cả lính mới và lính cũ của
lực lượng vũ trang Mỹ. Trọng điểm của GDQP ở Mỹ là: “Yêu nước, biết phục
tùng, trọng đoàn thể, chịu cống hiến”… do ở Mỹ người ta nói nhiều tới tự do,
nhưng không lo phục tùng, không chịu cống hiến. Các sĩ quan thường trú tại các
trường đại học, cao đẳng có nhiệm vụ dạy cho sinh viên biết, phục tùng và cống
hiến là tố chất cần có của một con người hoàn chỉnh [61].
Một số nghiên cứu ở Nhật Bản, nhà nước thành lập các trung tâm
GDQP ở các quân khu để GDQP cho sinh viên và lực lượng bán vũ trang, mọi
nam công dân Nhật Bản phải trải qua chương trình GDQP cho thế hệ trẻ và
tham gia lực lượng bán vũ trang như là một nghĩa vụ công dân [61].
Một số nghiên cứu ở Hàn Quốc, chính phủ quy định nam giới trong độ
tuổi từ 18 đến 25 buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị bộ đội,
tại đây sinh viên sẽ được trang bị kiến thức phần thực hành và luyện tập về
quân sự thời gian 3 tháng. Trong chương trình của các trường đại học, quân
sự là các môn lựa chọn và trường chỉ dạy phần lý thuyết [61].
Ở Mailaixia, với hệ thống hơn 40 trung tâm GDQP, hàng năm sinh viên
được tổ chức và học tập tại các trung tâm GDQP với thời gian là 3 tháng, do
giảng viên các trường đại học và các sĩ quan quân đội đảm nhiệm” [61].
Nhìn chung, những nghiên cứu về QLGD và giáo dục QP&AN ở
nước ngoài cho thấy: các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính
trị xã hội, tiềm lực kinh tế giàu hay nghèo, diện tích lớn hay nhỏ, dân số
nhiều hay ít, dân tộc, tôn giáo… đơn dạng hay đa dạng, đều quan tâm đến
nền giáo dục, có triết lý của riêng họ, có tư tưởng coi trọng QP&AN mà
đặc biệt là giáo dục QP&AN cho sinh viên theo hai hình thức tổ chức quản



17
lý tập trung tại các trung tâm giáo dục QP&AN hay phân tán tại các cơ sở
GD&ĐT theo chiến lược quốc phòng, phù hợp với điều kiện thực tế, văn
hóa, chính trị, xã hội của mỗi nước.
Ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân
tộc ta đã luôn quan tâm tới việc giáo dục quân sự, quốc phòng cho nhân dân và
sinh viên, nhằm tăng cường sức mạnh tinh thần, biến thành sức mạnh quân sự
để chiến thắng kẻ thù xâm lược và đã xuất hiện những tác phẩm có ý nghĩa
GDQP to lớn. Bài thơ Nam quốc sơn hà (thời Lê Hoàn chống quân Tống năm
981 (Chữ Hán: 南南南南). Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được
coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Là một trong hai áng
văn kiệt tác có tư tưởng GDQP.
Sách Binh gia diệu lý yếu lược hay còn gọi là Binh thư yếu lược là một
tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về nghệ thuật quân sự gồm
bốn quyển.
Quyển 1: gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm
tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của
binh lính, Hiệu lệnh.
Quyển 2: gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần
canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián
điệp, Dùng cách lừa dối.
Quyển 3: gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã
chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến.
Quyển 4: gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông
vây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng.
Trên phương diện nghiên cứu, đã có nhiều bài viết, đề tài các cấp, đề
tài luận án tiến sĩ, sách tham khảo, bài báo khoa học nghiên cứu về các tác
phẩm điển hình nêu trên và các tác giả khẳng định những vấn đề, những nội
dung có liên quan tới quốc phòng, quân sự, quân đội và GDQP cho quân và

dân ta thời đó.


18
Tư tưởng Chiến tranh nhân dân là tên gọi một chiến lược quân sự tại
Việt Nam để chỉ chung các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ
quốc do nhân dân Việt Nam tiến hành trong lịch sử, được hệ thống thành lý
luận quân sự và quốc phòng trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp
và kháng chiến chống Mỹ. Để thực hiện được tư tưởng chiến tranh nhân dân,
điều tiên quyết mang tính quyết định là phải giáo dục QP&AN toàn dân mà
trong đó giáo dục QP&AN cho học sinh, sinh viên là bộ phận cực kỳ quan trọng.
Các tác phẩm, tư tưởng ra đời trước năm 1954 hầu hết là phản ảnh tư tưởng chủ
đạo của lực lượng lãnh đạo đất nước, trong việc giáo dục nhân dân tinh thần giữ
nước, cách thức đánh giặc giữ nước và thông điệp gửi địch quân được truyền lại
cho hậu thế thông qua việc truyền miệng và được sưu tầm lại của các nhà nghiên
cứu. Tuy chưa có các tài liệu nói về tổ chức QLGD quốc phòng, chưa thấy có
mô hình tổ chức thực hiện chức năng quản lý GDQP trong giai đoạn lịch sử này,
song nhiều nội dung đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong giáo dục QP&AN cho
học sinh, sinh viên trong tình hình mới hiện nay.
Tác giả Phùng Khắc Đăng (2006), chủ biên sách Một số vấn đề về giáo dục
chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta
trong thời kỳ mới [56]. Tác phẩm là một công trình nghiên cứu công phu gồm ba
phần: Giới thiệu một số cơ sở lý luận - thực tiễn giáo dục chủ nghĩa yệu nước, xây
dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng; khảo cứu những kinh nghiêm giáo dục chủ
nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng của Viêt Nam và một số
quốc gia trên thế giới; đề xuất những giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây
dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc XHCN thời kỳ mới. Tác giả khẳng định “yêu nước là một giá
trị văn hóa, tinh thần to lớn của dân tộc ta, là thành tố quan trọng, có vai trò quyết
định tạo nên sức mạnh trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta nói

chung. Những nội dung bàn về giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí
quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta” trong cuốn sách đã phản ánh quan
điểm, tư tưởng GDQP ở thời hiện đại [56, tr.37].


19
Lê Minh Vụ (2009), chủ biên sách Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN
trong thời kỳ mới [108]. Là một tác phẩm chuyên khảo về tư duy bảo vệ Tổ quốc
trong thời bình, những yếu tố cấu thành và những chủ trương, biện pháp tạo nên sức
mạnh quốc phòng của đất nước trong tình hình mới, góp phần làm sáng, rõ hơn cơ
sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, xác
định phương châm, phương hướng và đề xuất các giải pháp khả thi để xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng ý thức
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Định hướng về con đường, biện pháp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới các tác giả xác định “Chăm
lo xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, làm cơ sở xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc XHCN cho
mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới” [108, tr.249]. Bàn về các hình thức,
phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tác giả nhấn mạnh cần “Chăm lo xây
dựng nền quốc phòng toàn dân và nền anh ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, đặc
biệt quan tâm xây dựng ý thức quốc phòng, ý thức an ninh cho mọi người dân, nội
dung quan trọng trong xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc XHCN cho mọi người dân
Việt Nam trong thời kỳ mới” [108, tr.250].
Tác giả Nguyễn Bá Dương (2009), chủ biên sách Tư duy lý luận của
Đảng ta về đổi mới GDQP trong tình hình hiện nay. Tác phẩm đã đi sâu phân
tích sự phát triển của tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng, củng
cố nền quốc phòng toàn dân, tăng cường tiềm lực, sức mạnh QP&AN và thực
trạng GDQP cho các đối tượng cán bộ, đảng viên và nhân dân để từ đó khẳng
định sự cần thiết phải đổi mới công tác GDQP, trước hết là đổi mới tư duy trong

lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng. Đồng thời tác giả đã đề xuất một
số chủ trương, giải pháp đổi mới tư duy trong GDQP từ quan điểm chỉ đạo, nội
dung chương trình, tổ chức quản lý, xây dựng đội ngũ đến công tác đầu tư cơ sở
vật chất, trang bị kỹ thuật [47].
Bộ Quốc phòng (2009), Sách trắng quốc phòng Việt Nam. Sách do Bộ
Quốc phòng Việt Nam công bố với toàn thế giới về những vấn đề cơ bản


20
của chính sách quốc phòng Việt Nam trong đó xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ là những vấn đề then chốt.
Các vấn đề được nêu trong Sách trắng về Quốc phòng Việt Nam nhằm góp phần
tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các quốc gia khác
trong cộng đồng quốc tế. Sách trắng cũng là tài liệu quan trọng để nâng cao hiểu
biết về quốc phòng của đất nước cho công dân Việt Nam, góp phần làm cho
mọi công dân, cơ quan, đơn vị và tổ chức xã hội hiểu rõ hơn quyền lợi và trách
nhiệm của mình trong tham gia công cuộc củng cố quốc phòng vì sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân [20].
Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng (2010), sách Mối quan hệ giữa xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong ý thức người dân Việt Nam hiện nay. Tác
phẩm đã tổng kết, bổ xung, phát triển Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam năm
1991, nghiên cứu, làm rỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của tám mối quan hệ cơ bản
là tám vấn đề lý luận mang tính thời sự cấp bách trong giai đoạn cách mang hiện
nay. Góp phần làm rõ những vấn đề có liên quan đế nhận thức và giải quyết mối
quan hệ giữa xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN trong tình hình mới [73].
Quốc phòng – An ninh trong thời kỳ quá độ lên CHXH ở Việt Nam, do tác
giả Nguyễn Vình Thắng chủ biên, năm 2010. Nội dung cuốn sách có bốn phần:
1. (Chủ nghĩa Mac –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về QP&AN trong thời kỳ quá
độ lên CNXH. 2. Quốc phòng trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước khi có đảng

và của một số nước XHCN. 3.Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quốc
phòng, an ninh trong thời kỳ qúa độ lên CNXN ở Việt Nam. 4. Quốc phòng, an
ninh trong giai đoạn mới của thời kỳ qúa độ lên CNXN ở Việt Nam. Bàn về xây
dựng nền quốc phòng toàn dân các tác giả viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, độc lập, tự chủ, tự cường, ngày càng hiện đại trên cơ sở kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc gắn với CNXH, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc” [102,
tr.105, 106]. Các tác giả còn nhấn mạnh phương hướng xây dựng nền quốc


21
phòng của đất nước trong giai đoạn mới của thời kỳ qúa độ lên CNXN là nền
quốc phòng toàn dân, với tính tự vệ tích cực, chính nghĩa. Đó là nền quốc phòng
“toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại. Mục đích
của quốc phòng, an ninh là bảo vệ Tổ quốc XHXN, bảo vệ cuốc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc của nhân dân” [102, tr.108]. Các tác giả coi đây cũng là tính chất
của nền quốc phòng Việt Nam và đã chỉ ra nội dung xây dựng nền quốc phòng
toàn dân: Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa
học công nghệ, tiềm lực quân sự. Mỗi tiềm lực có nội dung, yêu cầu cụ thể và
giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, tạo thành tiềm lực tổng hợp của nền quốc
phòng toàn dân.
Nguyễn Đình Minh (2015), Xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới. Nội dung tác phẩm có hai phần: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN trong tình hình mới và đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong quân
đội. Tác giả đã phân tích, làm rõ quan điểm của Đảng và Quân đội ta về bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới và đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT trong quân đội cả về lý luận và thực tiễn [86].
Đồng tác giả Nguyễn Đình Chiến và Văn Đức Thành (2016), sách Chiến
tranh và hòa bình trong lịch sử và đương đại. Tác phẩm đã tổng kết các vấn đề
chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới thời cổ đại, trung đại và cận đại.

Vấn đề chiến tranh và hòa bình, trong lịch sử thế giới thời hiện đại. Vấn đề chiến
tranh và hòa bình ở Việt Nam, từ thời đại phong kiến cho đến nay. Qua đó nhận
dạng vấn đề chiến tranh và hòa bình trong thế giới đương đại, về thực tiễn nhận
thức, phương cách giải quyết vấn đề, cách thức xây dựng nền quốc phòng của
các quốc gia độc lập. Hệ thống quan điểm lý luận, phương pháp xây dựng nền
quốc phòng toàn dân của Việt Nam từ nhận thức, giải quyết vấn đề chiến tranh
và hòa bình [42].
Qua tổng quan cho thấy, đã có nhiều tư tưởng và nghiên cứu về quốc phòng
và GDQP trong và ngoài nước. Tuy tiếp cận ở các phương diện khác nhau, song


22
các nghiên cứu đều khẳng định vai trò, vị trí của công tác quốc phòng và GDQP,
trong xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh và chiến lược bảo vệ tổ quốc
của mỗi quốc gia trong xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân và chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. Qua
đó các tác giả cũng đã làm rõ được một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của
hoạt động GDQP, đề xuất một số biện pháp quản lý GDQP.
1.2. Những nghiên cứu về giáo dục và quản lý giáo dục quốc phòng và
an ninh cho sinh viên
Trên phương diện nghiên cứu, đã có nhiều bài viết, đề tài các cấp, luận
văn, luận án, sách tham khảo, sách chuyên khoa, báo cáo khoa học nghiên cứu
về vấn đề này có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, có thể kế tới các nghiên cứu
tiêu biểu có liên quan đến đề tài:
1.2.1. Những nghiên cứu về giáo dục quốc phòng và
an ninh cho sinh viên
Đã có một số công trình nghiên cứu, bài biết về vai trò của giáo dục
QP&AN trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, giáo dục ý thức quốc
phòng, an ninh cho cán bộ, học sinh, sinh viên các trường Đảng, trường đại học,
cao đẳng và trung học.

Sách “Nghị quyết Đại hội XII của Đảng với đổi mới công tác tư tưởng, lý
luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng” (2016), đã tập hợp các bài
viết của các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà giáo và
những người làm công tác lý luận làm rõ những nội dung cơ bản, mới trong
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và việc quán triệt những nội dung đó vào việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị, giáo dục QP&AN
trong các trường đại học, cao đẳng [58].
Tác giả Nguyễn Nhứt, Nâng cao chất lượng GDQP toàn dân trong giai
đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Phòng Chính trị Quân khu 7, năm


×