Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài tập nhóm thương mại về công ty trách nhiệm hữu hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.17 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển, các loại hình doanh nghiệp
ngày càng được mở rộng ở Việt Nam, đặc biệt là mô hình công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên. Tuy nhiên việc thành lập vẫn còn rất nhiều rắc rối
thường gặp, đặc biệt là vấn đề góp vốn, huy động vốn góp của các thành viên công
ty cũng như vấn đề liên quan đến tư cách thành viên. Trong một số trường hợp, các
thành viên có thể rơi vào tình trạng đăng ký góp vốn vượt quá khả năng tài chính,
không rõ ràng và chặt chẽ trong các vấn đề liên quan đến vốn góp khiến công ty
gặp phải các vấn đề như chậm góp vốn, không góp hoặc góp không đủ số vốn đã
cam kết. Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp có thể bị phạt về việc chậm góp vốn
theo quy định của pháp luật, có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hoặc thậm chí gây ra
thiệt hại nếu không góp đủ số vốn trên thực tế, phát sinh mâu thuẫn về lợi ích trong
trường hợp doanh nghiệp kinh doanh có lãi, xung đột về vấn đề trách nhiệm trong
trường hợp kinh doanh thua lỗ. Để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, nhóm em xin
chọn đề bài số 5 làm bài tập nhóm.
NỘI DUNG
1. Hãy tư vấn cho Bình Minh các thủ tục để hợp pháp hóa sự thay đổi tài sản
góp vốn của Điệp
Trả lời:
Theo như đề bài, do gặp khó khăn trong tài chính, Điệp không có tiền mặt để
góp vốn vào Công ti Bình Minh theo như cam kết nên đã đề nghị góp vốn bằng 1 ô
tô có giá tị tương đương với số vốn cam kết. Theo Điều 48 quy định về việc thực
hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, thì tại khoản
2 có quy định về việc góp vốn cho công ty bằng các tài sản khác với tài sản đã cam
kết như sau “Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng
cacs tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số
thành viên còn lại”. Do đó, để hợp pháp hóa sự thay đổi này, trước hết Điệp cần có
1


sự đồng ý của các thành viên tham gia góp vốn khác. Sau đó công ti Bình Minh cần


làm các thủ tục sau để hợp pháp hóa sự thay đổi tài sản góp vốn của Điệp:
Thứ nhất, công ty Bình Minh cần định giá tài sản góp vốn của Điệp.
Tổ chức, cá nhân khi tham gia thành lập công ty có thể được thực hiện 3 quyền:
quyền thành lập, quyền quản lí và quyền góp vốn. Trong đó, vốn là một yếu tố
quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp, quyết định quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu , chủ đầu tư doanh nghiệp. Mà một trong các nguồn quan trọng và chủ
yếu nhất để hình thành vốn góp của doanh nghiệp chính là vốn góp của các thành
viên khi thành lập doanh nghiệp.Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều
lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh doanh nghiệp hoặc
góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh
Nghiệp 2014 quy định “ tài sản góp vón có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi ,vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,
bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”
Đối với tài sản góp vốn khi thành lập công ty, việc định giá tài sản được thực
hiện như sau: Khoản 2 Điều 37 quy định “ Tài sản góp vốn khi thành lập doanh
nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí
hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức
thẩm định chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các
thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại
thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm
bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn
tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm thiệt hại do định
giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

2


Thứ hai, công ty Bình Minh cần làm thủ tục cho Điệp chuyển quyền sở hữu
tài sản góp vốn của Điệp vào công ty.Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ tài

sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức sang sở hữu của công ty là một nghĩa vụ của
thành viên. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn được thực hiện theo quy
định đối với từng loại tài sản: tài sản có đăng kí quyền sở hữu, tài sản không đăng
kí quyền sở hữu và tài sản khác. Trong tình huống Điệp góp vốn bằng 1 ô tô, đây
là tài sản có đăng kí quyền sở hữu. Việc chuyển quyền sở hữu có đăng kí được thực
hiện như sau: Theo Điểm a Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“Đối với tài sản có đăng kí quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người
góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất
cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.”
Công ty TNHH hai thành viên trở lên thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản
góp vốn đối với từng thành viên sang sở hữu công ty.
Về trách nhiệm của thành viên góp vốn, việc góp vốn vào công ty là quyền
của thành viên công ty tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng đối với loại tài sản và mức
độ đóng góp vào công ti. Đồng thời, việc góp vốn vào công ty cũng là nghĩa vụ của
công ty. Theo khoản 2 điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “ Thành viên
phải góp phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản khi đăng kí thành lập
doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho
công ty bằng tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa
số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ
tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết.” Việc thành viên không thực
hiện , thực hiện không đầy đủ việc góp vốn đúng cam kết sẽ ảnh hưởng không chỉ

3


tới thành viên mà còn ảnh hưởng đến công ti. Vì vậy Điệp có nghĩa vụ phải góp
vốn đúng như đã cam kết.
Như vậy, Công ty Bình Minh cần làm các thủ tục sau để hợp pháp hóa sự

thay đổi loại tài sản góp vốn của Điệp: Lập biên bản họp hội đồng thành viên để
định giá tài sản, lập biên bản tài sản góp vốn của thành viên đó, đến cơ quan thuế
làm tờ khai lệ phí trước bạ ( không phải nộp lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải đến cơ
quan thuế để khai), thực hiện chuyển quyền sở hữu ô tô sang cho công ty tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đến thời điểm thực hiện cam kết góp vốn, Điệp chính thức thông báo về việc
không góp vốn theo cam kết, từ chối tiếp tục tham gia kinh doanh tại Công ty
Bình Minh.
Hãy tư vấn các phương án xử lý phần vốn không được Điệp đóng góp. Sau khi
một trong các phương án xử lý phần vốn góp được thực hiện, Điệp có mất tư
cách thành viên tại Bình Minh không?
Trả lời:
2.1. Phương án xử lý phần vốn không được Điệp đóng góp
Theo quy định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014:
“1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi
đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào
công ty.
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài
sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ
được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã
cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này,
4


thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam
kết góp.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa
góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành

viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền
tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết
định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết,
công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên
bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ
phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp
đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam
kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày
công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.”
Tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp, luật không quy định bắt buộc
các thành viên phải góp đủ số vốn điều lệ ngay lúc đó, mà nghĩa vụ đó sẽ được thực
hiện trong một thời hạn mà luật quy định đó là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, công ty Bình Minh được cấp Giấy chứng nhận đăng
kí doanh nghiệp ngày 04/9/2016, tức là đến ngày 04/12/2016 các thành viên sẽ phải
thực hiện góp đủ số vốn đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến
5


thời điểm thực hiện cam kết góp vốn, Điệp chính thức thông báo về việc không góp
vốn theo cam kết, từ chối tiếp tục tham gia kinh doanh.
Theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 thì sau
thời hạn 90 ngày mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì “Phần
vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng
thành viên”.
Theo đó, phần vốn 400 triệu đồng mà Điệp không đóng góp sẽ có thể được
chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên công ty Bình Minh.

Trường hợp 1: Hội đồng thành viên công ty quyết định chào bán phần vốn
400 triệu chưa góp, nếu các thành viên còn lại là Quyết, Đạt, Long đáp ứng được
cáp điều kiện mà hội đồng thành viên đưa ra và có nhu cầu thì có thể tham gia mua.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Trường
hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải
đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn
đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp
theo khoản 2 Điều này.”
Như vậy, nếu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn
04/12/2016, tức là đến ngày 04/02/2017 nếu công ty Binh Minh có thể chào bán hết
được phần vốn 400 triệu thì công ty sẽ không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh
vốn điều lệ.
Nếu gần đến ngày 04/02/2017 mà công ty Bình Minh vẫn không thể chào
bán hết được 400 triệu phần vốn đó thì công ty sẽ phải làm thủ tục đăng ký điều
chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong
thời hạn 60 ngày đó theo thủ tục quy định tại Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
về đăng ký doanh nghiệp.
6


Trường hợp 2: Hội đồng thành viên công ty quyết định không chào bán phần
vốn chưa góp 400 triệu đó nữa, công ty Bình Minh trong vòng 60 ngày kể từ ngày
04/12/2016, tức là đến ngày 04/2/2017 sẽ phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn
điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60
ngày đó theo thủ tục quy định tại Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký
doanh nghiệp.
2.2. Điệp có mất tư cách thành viên tại Bình Minh không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Thành
viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty.”
Trong tình huống này, Đến thời điểm thực hiện cam kết góp vốn, Điệp chính

thức thông báo về việc không góp vốn theo cam kết, từ chối tiếp tục tham gia kinh
doanh tại Công ty Bình Minh. Theo đó, Điệp chưa góp vốn theo quy định của công
ty và bên cạnh đó cũng đã có thông báo về việc không góp vốn cũng như từ chối
tiếp tục tham gia kinh doanh. Vì vậy, Điệp sẽ không còn là thành viên của công ty
và đồng nghĩa với việc mất tư cách thành viên tại Bình Minh.
Ngoài ra, khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Các thành
viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm
tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty
phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần
vốn góp của thành viên.”
Như vậy, Điệp vẫn phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn 400 triệu
(hay cụ thể là chiếc xe ô tô Vios) mà Điệp đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài
chính của công ty Bình Minh phát sinh trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn
điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

7


3. Không có tiền mặt trả nợ 1 tỷ đồng cho Thịnh theo hợp đồng mua bán nhà
chung cư, Đạt dự kiến sử dụng một phần giá trị phần vốn góp của mình tại
Công ty Bình Minh để trừ nợ. Tuy nhiên, Quyết – giám đốc, người đại diện theo
pháp luật của Công ty Bình Minh không đồng ý cho Đạt thực hiện giao dịch đó.
Hỏi:Đạt có thể thực hiện được dự định của mình hay không? Nếu Đạt vẫn cố
tình thực hiện dự định của mình thì Công ty Bình Minh có quyền từ chối tư
cách thành viên của Thịnh hay không?
Trả lời:
3.1. Đạt có thể thực hiện được dự định của mình hay không?
Tại khoản 6 Điều 50 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền của
thành viên như sau: “Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều

lệ công ty.”
Theo quy định trên thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền định
đoạt phần vốn góp của mình bằng việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần
vốn góp, tặng cho phần vốn góp hoặc có thể thanh toán các khoản nợ cho người
khác từ phần vốn góp của mình.
Mặt khác, tại khoản 6 Điều 54 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về
phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
“6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận
thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau
đây:
a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp
thuận;
8


b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53
của Luật này.”
Do đó, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có thể sử dụng phần vốn góp
của mình để trả trực tiếp một nghĩa vụ nợ nào đó, hoặc sử dụng như một loại tài sản
bảo đảm để thưc hiện nghĩa vụ nợ khi đến hạn. Như vậy, về bản chất, đây cũng là
một hành vi chuyển nhượng vốn góp. Trong tình huống trên do Đạt nợ Thịnh 1 tỷ
đồng để mua nhà chung cư nhưng không có tiền mặt để trả nên Đạt hoàn toàn có
quyền sử dụng một phần giá trị phần vốn góp của mình tại Công ty Bình Minh để
trừ nợ cho Thịnh.
3.2.Nếu Đạt vẫn cố tình thực hiện dự định của mình thì Công ty Bình Minh có
quyền từ chối tư cách thành viên của Thịnh hay không?
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là người góp vốn vào công ty hoặc
có quyền sở hữu đối với một phần vốn góp vào công ty thông qua các sự kiện pháp
lý khác như nhận chuyển nhượng, đươc thừa kế, tặng cho,.. Như vậy thành viên
công ty chính là chủ sở hữu của công ty.

Tại khoản 6 Điều 54 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về phần vốn
góp trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
“6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận
thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau
đây:
a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp
thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53
của Luật này.”
9


Do đó, người nhận thanh toán từ tài sản là phần vốn góp của công ty trách
nhiệm hữu hạn chỉ trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên
chấp thuận. Trong trường hợp trên việc Công ty Bình Minh từ chối tư cách thành
viên của anh Thịnh là có cơ sở pháp lý, hay nói cách khác Công ty Bình Minh hoàn
toàn có quyền từ chối tư cách thành viên của anh Thịnh.
Trong trường hợp công ty Bình Minh từ chối tư cách thành viên của anh
Thịnh, để đảm bảo quyền lợi của mình, anh Thịnh có quyền chào bán và chuyển
nhượng phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn
góp của họ trong công ty và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là
thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết
trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán” theo quy định tại Điều 53 Luật
Doanh nghiệp năm 2014. Khi hết thời hạn 30 ngày, các thành viên còn lại không
mua hoặc không mua lại, Thịnh có quyền chuyển nhượng cho người khác và lúc
này, chủ thể nhận chuyển nhượng sẽ trở thành thành viên của công ty mà không cần
phải có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên.
4. Do phải tham dự một khóa đào tạo kéo dài 40 ngày về thương mại quốc tế
tại Nhật, Quyết làm văn bản ủy quyền cho Tuấn – trưởng phòng kinh doanh
của Công ty Bình Minh để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời

gian Quyết vắng mặt.Tuy nhiên, Điều lệ Công ty Bình Minh quy định:
“Trường hợp người đại diện theo pháp luật của Công ty vắng mặt ở Việt Nam
trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng thành
viên của Công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật”
Văn bản ủy quyền của Quyết cho Tuấn có hợp pháp không? Vì sao?
Trả lời:

10


Theo luật Doanh nghiệp tại khoản 3 Điều 13 Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại
diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người
đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng
văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp
luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật
vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.”
Quyết là người đại diện theo pháp luật của công ty Bình Minh vì vậy khi tham
dự khóa đào tạo kéo dài 40 ngày về thương mại Quốc tế tại Nhật đồng nghĩa với
việc Quyết sẽ vắng mặt tại Việt Nam 40 ngày thì theo quy đinh trên Quyết phải ủy
quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Theo như điều lệ công ty quy định: “Trường hợp người đại diện theo pháp luật
của Công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho
Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật”.
Như vậy, từ quy định của công ty Bình Minh ta có thể thấy rằng Quyết không
thể ủy quyền cho Tuấn mà phải ủy quyền bằng văn bản cho Chủ tịch hội đồng
thành viên của Công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 40 ngày

vắng mặt.
Vậy theo như điều lệ của công ty thì văn bản ủy quyền của Quyết và Tuấn
không hợp pháp.
5. Giả sử Chủ tịch Hội đồng thành viên của Bình Minh cũng đi học tại Nhật và
Điều lệ không quy định cụ thể về trường hợp này. Hãy tư vấn cho Bình Minh
phương án giải quyết như thế nào đối với trường hợp này?
Trả lời:
11


Ta có phương án giải quyết như sau:
Quyết sẽ vẫn ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng thành viên thực hiện quyền và
nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật (theoquy định tại Điều lệ của công ty)
Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ ủy quyền lại cho một thành viên khác thực
hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong thời gian vắng mặt, trong đó bao gồm cả
quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luậtmà trước đó Chủ tịch Hội
đồng thành viên đã được Quyếtủy quyền.
Việc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ thực hiện theo quy định
tại Khoản 4 Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2014: “ Trường hợp vắng mặt hoặc không
đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thì Chủ tịch Hội đồng
thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.
Trường hợp không có thành viên được ủy quyền thì một trong số các thành viên
Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số
các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành
viên theo nguyên tắc đa số quá bán”.
Như vậy, có 2 phương án:
Phương án 1:Nếu không có thành viên được ủy quyền lại một trong số các
thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người
trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội

đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.
Phương án 2:Nếu chủ tịch hội đồng thành viên có ủy quyền lại thì việc ủy
quyền lại của Chủ tịch Hội đồng thành viên cần phải có sự đồng ý của Quyết –
người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH Bình Minh và Theo quy định tại
Điều 583 Bộ luật dân sự 2015 về vấn đề ủy quyền lại như sau:
12


“Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ
quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng
phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.Việc uỷ quyền lại không
được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu”.
Như vậy người được chủ tịch hội đông thành viên ủy quyền lại sẽ phải thực hiện
quyền và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng thành viên trong phạm vi đã ủy quyền cho
mình, trong đó có cả quyền và nghĩa vụ của. Quyết khi Quyết đã ủy quyền cho chủ
tịch hội đồng thành viên.
Câu 6: Do nhu cầu hoạt động kinh doanh, Bình Minh muốn huy động vốn để
mua thêm máy móc hiện đại. Hội đồng thành viên nhất trí với phương án này.
Tư vấn các phương thức huy động vốn cho Bình Minh?
Trả lời:
Đối với trường hợp công ty Bình Minh muốn huy động vốn để mua thêm
máy móc hiện đại để hoạt động kinh doanh thì công ty có thể thực hiện các phương
thức sau để huy độnng vốn.
Thứ nhất: Huy động thêm vốn góp của các thành viên hiện hữu theo tỷ lệ vốn góp
của họ trong công ty
Để thành lập công ty , nguồn vốn do các thành viên đóng góp là yếu tố quyết
định để hình thành công ty. Mỗi thành viên là chủ sở hữu của công ty và chịu trách
nhiệm hữu hạn trên trị giá số vốn góp. Do đó, khi thành lập, công ty phải huy động
vốn góp của các thành viên sáng lập.Vậy nên khi cần huy động vốn đầu tư vào hoạt
động kinh doanh có thể kêu gọi các thành viên tăng thêm phần vốn góp của mình.

Việc huy động vốn góp từ các thành viên trong công ty giúp cho doanh
nghiệp hoàn toàn chủ động sử dụng nguồn vốn, không bị phụ thuộc vào bên ngoài.
13


Thứ hai: Tiếp nhận thêm thành viên góp vốn
Do đặc thù của loại hình của công ty là công ty TNHH hai thành viên trở lên
tối thiểu là 2 thành viên tối đa là 50 thành viên. Vì vậy muốn huy động thêm vốn
mà số thành viên công ty chưa đạt mức tối đa thì có thể huy động , kêu gọi thêm
thành viên góp vốn vào công ty nhằm tăng phần vốn góp để đầu tư vào hoạt động
kinh doanh.
Thứ ba: Huy động vốn từ tín dụng Ngân hàng và phát hành trái phiếu
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, thông
qua hình thức này, các công ty Bình Minh có thể có được các khoản vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn
(vay tiền) trong công chúng, vì vậy, khả năng huy động vốn là rất lớn, do đó tài
chính của công ti Bình Minh sẽ tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên việc phát hành trái
phiếu phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Hình thức tín dụng ngân hàng có ưu điểm nổi trội hơn so với huy động vốn
bằng việc phát hành trái phiếu như khi vay vốn ngân hàng nếu đến hạn trả nợ công
ty chưa có khả năng trả thì có thể xin gia hạn nợ, nhưng nếu công ty phát hành trái
phiếu thì phải có nghĩa vụ hoàn trả các khoản lãi và gốc khi trái phiếu đến hạn
thanh toán.
Tuy nhiên, để huy động vốn thông qua hình thức ngân hàng, đòi hỏi công ty
phải đáp ứng các điều kiện nhất định như có tình hình tài chính lành mạnh, có
phương án sử dụng vốn khả thi và có tài sản đảm bảo cho khoản vay.

14



KẾT LUẬN
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là một thành phần kinh tế
quan trọng, là loại hình doanh nghiệp có cả ưu điểm và nhược điểm với rất nhiều
vấn đề pháp lý xoay quanh. Từ vấn đề vốn góp, huy động vốn và các vấn đề liên
quan đến thành viên của loại hình doanh nghiệp này đều được pháp luật quy định
và điều chỉnh cụ thể. Mặc dù các chế định đăng ký, góp vốn, huy động vốn, tổ chức
và thành viên được hướng dẫn cụ thể, song vẫn còn nhiều hạn chế về loại hình công
ty này cần được quan tâm, bổ sung và hoàn thiện để tạo điều kiện cho các cá nhân
mạnh dạn đầu tư phát triển và có phương án hợp lý giải quyết các khó khăn phát
sinh về nguồn vốn và nhân lực, tạo động lực góp phần phát triển nền kinh tế thị
trường nước ta.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 1) Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, 2017.
3. Luật doanh nghiệp năm 2014
3. Luật thương mại 2005

16


MỤC LỤC

17




×