Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận về tri giác (tâm lý học đại cương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.28 KB, 7 trang )

III. Tri giác
1.

Định nghĩa về tri giác
Tri giác là quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Như vậy, hình ảnh trọn vẹn của sự vật hiện tượng có được là dựa trên:
+ Cơ sở các thông tin do cảm giác đem lại.
+ Việc tổ chức, sắp xếp các thuộc tính bên ngoài của sự của một thể thống
nhất theo đúng cấu trúc khách quan.
Cảm giác được coi là nguồn cung cấp thông tin đầu vào, còn tri giác là sự
tổ hợp diễn giải gán ý cho các thông tin đó.

2.

Đặc điểm tri giác
Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác:
- Tri giác là một quá trình tâm lí. Quá trình này có khởi đầu, diễn biến và
kết thúc tương đối rõ ràng.
Ví dụ: Khi ta có 1 rổ xoài. Chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn
giản nhất là chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với nó.
Tri giác phản ánh các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp.
Tuy vậy tri giác có những đặc điểm nổi bật khác với cảm giác:
- Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn: tri giác đem lại
cho ta những hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng. Tính trọn vẹn
của sự vật hiện tượng là do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật
hiện tượng quy định.

-


Ví dụ: Nhờ mắt ta thấy được màu sắc, ước lượng được kích thước và số
lượng quả xoài trong rổ.
-

Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu
trúc này không phải là tổng số các cảm giác, mà là sự khái quát đã được
trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối quan hệ qua lại giữa các thành
phần cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó. Sự phản ánh này không
phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác. Đó là tính kết
cấu của tri giác.

Ví dụ: Chúng ta chỉ cần nhìn bằng mắt không sử dụng tới mũi, miệng... cùng
với hiểu biết trước đó của bản thân, chúng ta tri giác và gọi tên đúng sự vật
đó.


-

Tri giác là quá trình tích cực gắn liền với hoạt động của con người. Tri
giác mang tính tự giác giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó
là một hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố
cảm giác vận động.

Ví dụ: Con người đặt ra nhiệm vụ và tìm cách giải quyết nhiệm vụ, muốn
biết sự việc trên buộc chủ thể phải chủ động, tự giác và tích cực để tri giác
đúng sự việc trên.
⇒ Những đặc điểm trên đây chứng tỏ rằng tri giác là mức phản ánh cao hơn
cảm giác, nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, chỉ phản ánh thuộc
tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào.
3.


Các loại tri giác
Có hai cách phân loại tri giác:
Theo cơ quan phân tích giữ vai trò chính trong quá trình tri giác:
- Tri giác nhìn;
- Tri giác nghe;
- Tri giác sờ mó v.v...
Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu tri giác nhìn (vì tri giác nhìn được nghiên cứu
nhiều hơn cả).
Theo đối tượng được phản ánh trong tri giác:
a.

b.

Tri giác không gian;
Tri giác thời gian;
Tri giác vận động;
Tri giác con người (tri giác xã hội).
Tri giác nhìn
Tri giác nhìn phản ánh sự vật hiện tượng trọn vẹn nhờ thị giác.
Một số nhân tố thuộc trường kích thích ảnh hưởng tới tri giác nhìn:
- Sự gần nhau giữa các sự vật đem đến tri giác các sự vật gần nhau
thuộc về một nhóm;
- Sự giống nhau: Tri giác các sự vật giống nhau thuộc về một nhóm;
- Sự khép kín (bao hàm): Sử dụng tất cả các thành phần để tạo ra một
chỉnh thể;
- Nhân tố tiếp diễn tự nhiên: Các thành phần của các hình quen thuộc
với chúng ta thường được liên kết thành một hình.
Tri giác không gian



Tri giác không gian là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách
quan (hình dáng, độ lớn, vị trí của các vật với nhau...).
- Tri giác này giữ vai trò quan trọng trong sự tác động qua lại của con
người và môi trường, là điều kiện cần thiết để con người định hướng
trong môi trường.
- Tri giác không gian bao gồm:
+ Sự tri giác hình dáng của sự vật (dấu hiệu quan trọng nhất là phản
ánh được đường biên của sự vật).
+ Sự tri giác độ lớn của vật.
+ Sự tri giác chiều sâu, độ xa của sự vật.
+ Sự tri giác phương hướng của sự vật.
- Trong tri giác không gian, cơ quan phân tích thị giác giữ vai trò đặc
biệt quan trọng, sau đó là các cảm giác vận động, va chạm, cảm
giác ngửi và nghe.
-

Ví dụ: Căn cứ vào mùi có thể xác định được cửa hàng ăn, nghe tiếng bước
chân có thể biết được người đi về hướng nào.
c.

Tri giác thời gian
- Tri giác thời gian là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục
khách quan của các hiện tượng trong hiện thực. Nhờ tri giác này,
con người phản ánh được các biến đổi trong thế giới khách quan.
- Những khoảng cách thời gian được xác định bởi các quá trình diễn
ra trong cơ thể theo những nhịp điệu nhất định.

Ví dụ: Nhịp tim, nhịp thở, nhịp luân chuyển thức ngủ...
-


Những cảm giác nghe và vận động hỗ trợ đắc lực cho sự đánh giá
các khoảng thời gian một cách chính xác nhất.
Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh hưởng lớn đến việc
tri giác độ dài thời gian.

Ví dụ: Khi chờ đợi những sự kiện tốt đẹp thì thời gian dài và ngược lại, khi
hứng thú với công việc thì thời gian trôi nhanh; trẻ em thường thấy thời gian
trôi rất chậm...
d.

Tri giác vận động
- Tri giác vận động là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự
vật trong không gian. Ở đây các cảm giác nhìn và vận động giữ vai
trò rất cơ bản. Thông tin về sự thay đổi của vật trong không gian thu


được bằng cách tri giác trực tiếp khi tốc độ của vật chuyển động lớn
và bằng cách suy luận khi tốc độ vận động quá chậm.
Ví dụ: + Chuyển động của kim đồng hồ.
+ Ta thấy các vật gần chuyển động nhanh, còn các vật xa chuyển
động chậm.
Cơ quan phân tích thính giác cũng góp phần vào việc tri giác vận
động.
e. Tri giác con người
- Tri giác con người là một quá trình nhận thức (phản ánh) lẫn nhau của
con người trong những điều kiện giao lưu trực tiếp. Đây là loại tri giác
đặc biệt vì đối tượng tri giác là con người.
- Quá trình tri giác con người bao gồm tất cả các mức độ của sự phản ánh
tâm lí, từ cảm giác cho đến tư duy. Sự tri giác con người có ý nghĩa to lớn

vì thế nó thể hiện chức năng điều chỉnh hình ảnh tâm lí trong quá trình
lao động và giao lưu, đặc biệt là trong giảng dạy và giáo dục.
Quan sát và năng lực quan sát
- Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất mang tính tích cực, chủ động,
có mục đích, có kế hoạch rõ rệt có sử dụng những phương tiện cần thiết.
Quan sát diễn ra thường xuyên trong hoạt động, đặc biệt là thông qua quá
trình rèn luyện đã hình thành năng lực quan sát.
- Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính sát những
đặc điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật hiện tượng cho dù
những đặc điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. Năng lực quan
sát ở mỗi người khác nhau và phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách,
biểu hiện ở kiểu tri giác hiện thực khách quan như kiểu tổng hợp (thiên
về tri giác những mối quan hệ, chú trọng đến chức năng, ý nghĩa, coi nhẹ
chi tiết), kiểu phân tích (chủ yếu tri giác những thuộc tính, bộ phận), kiểu
phân tích– tổng hợp (giữ được sự cân đối giữa hai kiểu trên) và kiểu cảm
xúc (chủ yếu phản ánh cảm xúc, tâm trạng do đối tượng gây ra). Những
kiểu tri giác này cũng như tri giác nói chung không phải là cố định mà
được thay đổi do nội dung và mục đích hoạt động. Những người mắc
bệnh thị giác hay thính giác (cận thị, loãng thị, nghễnh ngãng) thì khả
năng quan sát bị hạn chế.
- Muốn quan sát tốt cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Xác định rõ ràng mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát.
+ Chuẩn bị chu đáo (tri thức và phương tiện) trước khi quan sát.
-

4.


Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống.
+ Khi quan sát cần tích cực sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.

+ Đối với trẻ nhỏ nên tạo điều kiện cho trẻ em sử dụng nhiều giác quan
khi quan sát.
+ Cần ghi lại các kết quả quan sát, xử lí kết quả và rút ra nhận xét.
Vai trò của tri giác
Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, đặc biệt là ở người
trưởng thành. Nó là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và
hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giác
giúp con người điều chỉnh hành động cho phù hợp với sự vật hiện tượng
khách quan. Đặc biệt hình thức tri giác cao nhất: quan sát, do những điều
kiện xã hội chủ yếu là lao động xã hội trở thành một mặt tương hổ trợ độc
lập của hoạt động và trở thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng của
khoa học, cũng như nhận thức thực tiễn.
Ví dụ: Ta có thể nhận dạng một vật mà không cần dùng mắt mà dùng tay để
sờ hoặc bóp thì ta cũng có thể nhận ra vật đó là vật gì.
+

5.

6.

Một số quy luật của tri giác
a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác
Tri giác bao giờ cũng là kết quả tác động của một đối tượng cụ thể nào đó
vào giác quan và là sự phản ánh trọn vẹn đối tượng đó, là ấn tượng, là
hình ảnh về đối tượng đó trong não. Tính đối tượng có vai trò quan trọng,
nó là cơ sở của chức năng định hướng hành vi và hoạt động của con
người.
b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác là một quá trình lựa chọn tích cực: khi ta tri giác một sự vật nào
đó thì có nghĩa ta đã tách sự vật đó ra khỏi bối cảnh xung quanh, lấy nó

làm đối tượng phản ánh của mình.
Ví dụ: Khi chúng ta tri giác giáo viên trên lớp, thì giáo viên trở thành đối
tượng tri giác của chúng ta, tất cả những cái còn lại xung quanh người giáo
viên (bàn, ghế, sách vở, bảng...) đều trở thành bối cảnh của sự tri giác.
-

-

Vai trò của đối tượng và hoàn cảnh có thể hoán đổi cho nhau: một vật nào
đó lúc này là đối tượng của tri giác, lúc khác lại có thể trở thành bối cảnh,
và ngược lại.
Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan (hứng thú,
nhu cầu, tâm thế... của cá nhân) và khách quan (đặc điểm của vật kích
thích, ngôn ngữ của người khác, đặc điểm của hoàn cảnh tri giác...).


Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
Khi chủ thể có được một tri giác về một đối tượng nào đó thì có nghĩa là
chủ thể đã nhận biết được đối tượng đó khác với các đối tượng khác, là
đối tượng nào, đối tượng gì, và có thể gọi tên đối tượng đó.
d. Quy luật về tính ổn định của tri giác
Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng không
thay đổi (kết quả tri giác không thay đổi) khi điều kiện tri giác thay đổi.
Ví dụ: Ta đã tri giác con voi và con dê, nhìn ra đã thấy con voi to hơn con
dê. Dù sau đó, ta tri giác con voi ở đằng xa, ta thấy con voi nhỏ hơn con
dê đứng ở trước mặt ta, ta vẫn biết con voi to hơn con dê.
e. Quy luật về tổng giác
Tri giác về một sự vật hay hiện tượng nào đó không chỉ là sự phản ánh
những gì là thuộc tính khách quan của sự vật hay hiện tượng đó mà còn
là sự tổng hợp giữa một bên là sự phản ánh đó và một bên là những nhân

tố tâm lý chủ quan của chủ thể như nhu cầu, động cơ, mục đích, tình cảm
v.v... có ảnh hưởng tới sự phản ánh đó. Như thế tri giác có tính tổng hợp
là một quy luật gọi là tổng giác.
Những sai lầm có thể của tri giác
Tri giác sai lầm là tri giác không chính xác về sự vật hiện tượng có thật.
Những sai lầm của tri giác có thể có ba loại:
- Sai lầm do hiện tượng vật lý tạo nên: ánh sáng phản chiếu hay khúc xạ có
thể gây ra hiện tượng tri giác sai lầm.
Ví dụ: Lái xe trên đường vào buổi trưa nắng gắt, người lái xe có cảm giác
phía trước có một vũng nước, nhưng thực tế lại không có.
- Sai lầm do giác quan tạo nên: các giác quan của con người có thể bị đánh
lừa trong những điều kiện nhất định.
- Sai lầm do đại não gây nên: sai lầm này có thể chia làm những loại như
sau:
+ Sai lầm do nhu cầu gây nên, người đang khát nữa nghe gió thổi
tưởng nhầm nước đang chảy đâu đó.
+ Sai lầm do tình cảm gây nên, người sợ hãi một đe dọa từ bên ngoài
nào tới, thấy có cây động đậy tưởng ai đang đuổi theo mình.
+ Sai lầm do không chú ý mà nên, có lúc nghe lầm, nhìn lầm vì thiếu
sự chú ý nhất định.
Kết luận
- Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn thuộc tính bên ngoài của sự
vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào giác quan.
c.

7.

8.



-

-

Tri giác sử dụng trực quan do cảm giác mang lại. Vậy có thể nói: cảm
giác là tiền đề để hình thành tri giác.
Tri giác sử dụng kinh nghiệm đã học được, tích lũy được trong quá khứ
để có hình ảnh về sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn phân biệt, xác định
mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
Do vậy chúng ta cần phải học tập, cập nhật thông tin, tích cực trao đổi và
tích lũy kiến thức tri giác đúng và vững về sự vật hiện tượng khách quan.
Giải quyết các nhiệm vụ cụ thể và góp phần hoàn thiện bản thân.



×