Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá kết quả sử dụng vạt trục mạch ngực ngoài mang quần núm vú trong phẫu thuật thu gọn vú phì đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.66 MB, 93 trang )

B GIO DC V O TO

TRNG I HC Y H NI

B Y T

NGUYN èNH HNG

đánh GIá KếT QUả Sử DụNG VạT TRụC

MạCH NGựC NGOàI MANG QUầNG NúM Vú
TRONG PHẫU THUậT THU GọN Vú PHì ĐạI

LUN VN THC S Y HC

H NI 2015


B GIO DC V O TO

TRNG I HC Y H NI

B Y T

NGUYN èNH HNG

ĐáNH GIá KếT QUả Sử DụNG VạT TRụC

MạCH NGựC NGOàI MANG QUầNG NúM Vú
TRONG PHẫU THUậT THU GọN Vú PHì ĐạI
Chuyờn ngnh



: Phu thut to hỡnh

Mó s

: 60720123

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc
PGS. TS NGUYN BC HNG

H NI 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng

của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các phòng

ban, bộ môn, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Với lòng kính trọng và chân

thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

- PGS.TS. Nguyễn Bắc Hùng, người Thầy trực tiếp hướng dẫn, luôn

tận tình chỉ bảo, ủng hộ, động viên và truyền đạt kiến thức, phương pháp

luận cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này. Em xin chân thành biết ơn.


- Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy trong hội đồng khoa học đã đóng

góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn này.

- GS.TS. Trần Thiết Sơn. Chủ nhiệm bộ môn PTTH Trường ĐH Y Hà

Nội, người Thầy đáng kính , Thầy luôn quan tâm giúp đỡ và đồng hành với

chúng em trong suốt khóa học. Thầy truyền đạt những kinh nghiệm quý báu về
chuyên môn cũng như kinh nghiệm về cuộc sống. Em xin trân trọng biết ơn.

- TS. Nguyễn Roãn Tuất, thầy luôn tạo điều kiện tốt nhất về thời gian

để em hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cám ơn.

- Em xin trân trọng cám ơn GS Lê Gia Vinh, TS Đỗ Đình Thuận, Ths

Nguyễn Vũ Hoàng, Ths Phạm thị Việt Dung, Ths Dương Mạnh Chiến là

những người đã giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp cho tôi trong suốt khóa học

và hoàn thành luận văn này.

- Em xin cám ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau đại học Trường

Đại Học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập

- Tôi xin cám ơn Tập thể bác sĩ và nhân viên khoa phẫu thuật tạo hình


bệnh viện Saint Paul,là nơi tôi học tập và thực hiện luận văn này.


- Tôi xin cám ơn Toàn thể cán bộ nhân viên khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt

BV TW quân đội 108, khoa phẫu thuật tạo hình bệnh viện Trường Đại Học Y Hà Nội,
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học lâm sàng tại quý khoa.

- Tôi xin cảm ơn Ths.Bs Bùi Đức Tiến trưởng khoa Hồi sức cấp cứu

chống độc cùng tập thể khoa và bệnh viện 19-8 Bộ Công An đã tạo điều kiện
về thời gian để tôi hoàn thành khóa học này

- Xin chân thành cảm ơn anh em cao học PTTH khóa 21,22,23

đã cùng đồng hành với tôi trong suốt khóa học.

- Sau cùng con xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

những người thân yêu trong gia đình: Bà Ngoại, bố mẹ và chị gái là những

người con hằng yêu mến, những người luôn luôn đồng hành, động viên và

giúp đỡ để con hoàn thành tốt khóa học này .

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Bs. Nguyễn Đình Hưng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa

từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Bs. Nguyễn Đình Hưng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN :

Bệnh nhân

BV :

Bệnh viện

PTTH:

Phẫu thuật tạo hình

QNV:

Quầng núm vú

MSBA:


Mã số bệnh án

ĐM

ĐMNN

Động mạch

Động mạch ngực ngoài


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 13
CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 15
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 15
1.1. SINH LÝ - BỆNH HỌC CỦA VÚ ................................................... 15
1.1.1. Phôi thai học vú .......................................................................................... 15
1.1.2. Sự phát triển của vú qua các thời kỳ ............................................................ 16
1.1.3. Đặc điểm giải phẫu của vú .......................................................................... 18
1.1.4. Các bất thường của vú ................................................................................. 22

1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHẪU THUẬT THU GỌN VÚ ............... 27
1.2.1. Lịch sử phẫu thuật thu gọn vú ..................................................................... 27
1.2.2. Các xu hướng phát triển đường rạch da ....................................................... 28
1.2.3. Các xu hướng vạt mang QNV .................................................................... 31

1.3 VẠT TRỤC MẠCH ĐỘNG MẠCH NGỰC NGOÀI MANG PHỨC HỢP
QNV................................................................................................ 36


1.3.1 Giải phẫu động mạch ngực ngoài cấp máu cho QNV [16],[56],[57] ........... 36
1.3.2. Phạm vi cấp máu cho da của động mạch ngực ngoài: .................................. 37
1.3.3 Các thay đổi giải phẫu của động mạch ngực ngoài:[60]................................ 37
1.3.4. Các ứng dụng lâm sàng của động mạch ngực ngoài trong PTTH vú ............ 38

1.4. TÌNH HÌNH THU GỌN VÚ Ở VIỆT NAM ................................ 40
CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 41
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................... 41

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: ................................................................ 41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: ................................................................. 41

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 42
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 42
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: ........................................................................... 42
2.2.3. Các bước tiến hành: .................................................................................. 43
2.2.4. Đánh giá kết quả: ...................................................................................... 50
2.2.5. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: ........................................................ 54

CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 55
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 55
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG:....................................................................... 55
3.1.1. Theo nhóm tuổi: ........................................................................................ 55


3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp ........................................................................... 56
3.1.3. Sự phì đại, sa trễ của vú liên quan đến dậy thì hoặc thai kỳ .......................... 56
3.1.4. Lý do bệnh nhân đến khám ......................................................................... 57
3.1.5. Mức độ phì đại vú:...................................................................................... 57

3.1.6. Mức độ sa trễ vú ......................................................................................... 58

3.2. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT SỬ DỤNG VẠT TRỤC MẠCH NGỰC
NGOÀI MANG PHỨC HỢP QNV ................................................ 59

3.2.1. Vị trí mới của QNV .................................................................................... 59
3.2.2. Đường kính của QNV mới .......................................................................... 60
3.2.3. Kích thước vạt mang QNV ......................................................................... 61
3.2.4. Độ mở đường rạch da của QNV mới ........................................................... 63
3.2.5. Khoảng cách di chuyển lên trên của phức hợp QNV ................................... 63
3.2.6. Cấp máu của động mạch ngực ngoài và ngực ngoài phụ cho phức hợp QNV
................................................................................................................. 64

3.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ........................................... 64

3.3.1. Đánh giá kết quả sớm ngay sau mổ ( 7 ngày ) ............................................... 64
3.3.2. Đánh giá kết quả gần sau 03 tháng .............................................................. 65
3.3.3. Đánh giá kết quả xa sau 06 tháng ................................................................ 66
3.3.4. Sự hài lòng của bệnh nhân .......................................................................... 67

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................... 68
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG: ...................................................................... 68
4.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi: ............................................................................. 68
4.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp .......................................................................... 69
4.1.3. Sự phì đại, sa trễ của vú liên quan đến dậy thì hoặc thai kỳ .......................... 69
4.1.4 Lý do bệnh nhân đến khám .......................................................................... 70
4.1.5. Mức độ phì đại, sa trễ vú............................................................................. 72

4.2. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT SỬ DỤNG VẠT TRỤC MẠCH NGỰC
NGOÀI MANG PHỨC HỢP QNV ................................................ 73


4.2.1. Vị trí mới của QNV .................................................................................... 73
4.2.2 Đường kính của QNV mới ........................................................................... 74
4.2.3. Kích thước vạt mang QNV ......................................................................... 74
4.2.4. Khoảng cách di chuyển lên trên của phức hợp QNV ................................... 75
4.2.5. Cấp máu của động mạch ngực ngoài và ngực ngoài phụ cho phức hợp QNV
76

4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ......................................... 77

4.3.1. Kết quả sớm sau phẫu thuật ( 7 ngày )......................................................... 77
4.3.2. Kết quả sau phẫu thuật 03 tháng, 06 tháng .................................................. 80
KẾT LUẬN......................... ………………………………………………………84


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1

Mức độ phì đại vú theo phân loại của Lalardrie ....................... 44

Bảng 3.1

Phân bố theo nghề nghiệp ....................................................... 56

Bảng 3.2.
Bảng 3.3
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.


Sự phì đại, sa trễ của vú liên quan đến dậy thì hoặc thai kỳ ....... 56

Mức độ phì đại vú ................................................................... 57

Mức độ sa trễ vú ...................................................................... 48

Vị trí mới của QNV cách điểm giữa xương đòn ....................... 59

Bảng 3.6:

Đường kính của QNV mới ....................................................... 60

Bảng 3.7 :

Kích thước của vạt mang QNV ................................................ 61

Bảng 3.8.

Độ mở đường rạch da của QNV mới ........................................ 63

Bảng 3.9.

Khoảng cách di chuyển lên trên ca phức hợp QNV .................. 63

Bảng 3.10.

Cấp máu của động mạch ngực ngoài và ngực ngoài phụ ......... 64

Bảng 3.11.


Kết quả phẫu thuật sau 7 ngày .................................................. 64

Bảng 3.12.

Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng ................................................. 65

Bảng 3.13.

Kết quả phẫu thuật sau 06 tháng ............................................... 66


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1:

Phân bố theo nhóm tuổi ........................................................ 55

Biểu đồ 3.3

Sự hài lòng của bệnh nhân .................................................... 67

Biểu đồ 3.2 : Lý do bệnh nhân đến khám và điều trị .................................. 57


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.
Hình 1.2:

Đường vú ................................................................................ 15


Thiết đồ đứng ngang ............................................................... 18

Hình 1.3:

Thiết đồ đứng dọc ................................................................... 18

Hình 1.4.

Các nguồn cấp máu chủ yếu cho vú......................................... 19

Hình 1.5.

Cấp máu cho phức hợp QNV .................................................. 20

Hình 1.6.

Hệ bạch mạch của vú .............................................................. 21

Hình 1.7.

Sự phân bố thần kinh .............................................................. 22

Hình 1.8.

Không có vú ........................................................................... 23

Hình 1.9.

Tật nhiều vú ............................................................................ 23


Hình 1.10.

Tuyến vú phụ .......................................................................... 23

Hình 1.11.

Thiểu sản vú sau sinh .............................................................. 24

Hình 1.12.

Thiểu sản vú sau xạ trị ............................................................ 24

Hình 1.13.

Vú thể củ ................................................................................ 25

Hình 1.14.
Hình 1.15.

Phân độ sa trễ vú .................................................................... 26

Hình 1.16.

Minh họa kỹ thuật Thorek ....................................................... 28

Hình 1.17.

Đường rạch da sẹo hình chữ J ............................................... 30

Hình 1.18.

Hình 1.19.
Hình 1.20.

Vú phì đại mức độ khổng lồ ..................................................... 26

Đường rạch da sẹo hình chữ T ngược ...................................... 29

Đường rạch da tròn quanh quầng vú ........................................ 30
Đường rạch Da sẹo dọc ........................................................... 31

Hình 1.21.

Đường sẹo ngang .................................................................... 31

Hình 1.22.

Cuống nuôi kép dọc ................................................................ 32

Hình 1.23.

Cuống nuôi trên ...................................................................... 32

Hình 1.24.

Cuống nuôi dưới ..................................................................... 33

Hình 1.25.

Cuống nuôi trên trong ............................................................. 33


Hình 1.26.

Cuống nuôi kép ngang ............................................................ 34

Hình 1.27.

Cuống nuôi trong ................................................................... 34

Hình 1.28.

Cuống nuôi ngoài.................................................................... 35


Hình 1.29:
Hình 1.30:

Động mạch ngực ngoài và các nhánh bên của ĐM nách ........ 36

Vạt da được thiết kế bởi động mạch ngực ngoài .................... 37

Hình 1.31:

Các thay đổi giải phẫu của động mạch ngực ngoài ................ 38

Hình 2.1.

Phương tiện nghiên cứu ........................................................ 42

Hình 2.2
Hình 2.3.


Đo thể tích vú trái ................................................................. 44

Hình 2.4.

Thiết kế trục núm vú ............................................................... 45

Hình 2.5.

Thiết kế vị trí mới của phức hợp QNV .................................... 46

Hình 2.6.

Thiết kế 2 ngành bên

Hình 2.7.

Thiết kế cuống trên ngoài ..................................................... 37

Hình 2.8.
Hình 2.9
Hình 2.10

Ảnh trước mổ ......................................................................... 43

........................................................ 47

Sơ đồ đường đi ĐMNN dựa vào siêu âm cầm tay ............... 48

Đánh dấu các đường đi ĐMNN ................................................ 48


Đường sẹo sau mổ .................................................................. 48

Hình 2.11

Đường rạch da ....................................................................... 49

Hình 2.12

Loại bỏ thượng bì .................................................................. 49

Hình 2.13

Giữ lại cuống mang QNV ...................................................... 49

Hình 2.14

Xoay cuống tới vị trí mới ...................................................... 39

Hình 2.15.

Sau mổ với đường rạch da với chữ T ngược …………… 31

Hình 2.16.

Sau mổ với đường rạch da sẹo dọc ....................................... 50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ trước đến nay, vú đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống người


phụ nữ và được coi là biểu tượng cho nét đẹp, thiên chức làm mẹ cao quý.
Các chuyên gia tình dục học còn gọi vú là “cơ quan sinh dục thứ hai”.

Vú cũng là cơ quan hay gặp phải những thay đổi bệnh lý, trong đó có

phì đại vú. Phì đại vú là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng thể tích vú trên

mức bình thường do sự phát triển của tuyến vú kèm theo sự thâm nhiễm của

tổ chức mỡ. Phì đại vú được thể hiện bởi sự thay đổi hình dạng và thể tích vú
đặc biệt là sự chuyển dịch xuống thấp của phức hợp QNV. Thay đổi này gây

ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người phụ nữ. Ngoài việc gây mất cân

đối về thẩm mỹ, phì đại vú còn là nguyên nhân của các di chứng lâu dài như

các chứng đau cổ, vùng ngực và vùng xương đòn do sức nặng ở bầu vú, trở
ngại khi mặc áo, vận động hay những biến đổi về tư thế [1], [2].

Phì đại tuyến vú cần phải điều trị để mang lại cho bệnh nhân chất lượng

cuộc sống tốt hơn. Có rất nhiều phương pháp điều trị phì đại vú. Điều trị nội
khoa với việc sử dụng hormon, vật lý trị liệu thường không mang lại kết quả
như mong muốn. Phẫu thuật thu gọn vú là phương pháp giải quyết triệt để

tình trạng phì đại vú [1], [2], [3].

Hơn nửa thế kỷ qua đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật thu gọn vú


nhằm tạo sự cân đối của hai bầu vú, tạo lại hình dạng bầu vú và chuyển dịch
phức hợp QNV đến vị trí giải phẫu bình thường [4].

Sự thay đổi, phát triển của các phương pháp là ở cách chuyển dịch phức

hợp QNV, bảo tồn hay không bảo tồn QNV trong quá trình chuyển dịch.

Kỹ thuật thu gọn vú phì đại không bảo tồn QNV được thực hiện năm

1922, lần đầu tiên tác giả Thorek mô tả phương pháp thu gọn vú và chuyển
QNV đến vị trí mới như một mảnh ghép da rời [5].

Các kỹ thuật thu gọn vú có bảo tồn QNV được sự chú ý của các phẫu

thuật viên tạo hình nhờ những ưu điểm vượt trội cả về chức năng và thẩm mỹ.

Vì vậy những tiến bộ đạt được trong phẫu thuật thu gọn vú cho đến nay chỉ


tập trung theo xu hướng này. Vào năm 1930, Schwartzmann đã đề xuất kỹ

thuật phẫu thuật thu gọn vú phì đại sử dụng vạt có mang QNV để chuyển dịch

QNV đến vị trí mới [6].
Từ đó đến nay đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tạo hình thu gọn vú ra

đời với nhiều loại cuống vạt mang đơn vị QNV khác nhau: Cuống kép dọc, cuống
trên, cuống dưới, cuống kép ngoài, cuống trong cuống ngoài, cuống trên ngoài,
cuống trung tâm.
Các vạt mang phức hợp QNV này đều là vạt trung bì, trung bì - tuyến


được cấp máu dưới dạng cuống mạch ngẫu nhiên. Riêng vạt cuống trên ngoài
có thể là loại ngẫu nhiên hay vạt trục mạch.

Từ việc nghiên cứu giải phẫu cấp máu vùng ngực và vú, các phẫu thuật viên
đưa ra kỹ thuật sử dụng vạt trục mạch ngực ngoài. Vạt này được sử dụng dưới dạng

cuống liền hay vạt tự do. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, một số tác giả điển

hình là Claude. Le-Quang [7] đề nghị sử dụng vạt ngực ngoài có mang phức hợp
QNV này dưới dạng vạt tự do trong tạo hình vú. Trên cơ sở đó, kỹ thuật sử dụng vạt

trục mạch ngực ngoài mang phức hợp QNV cuống mạch liền được thực hiện trong
phẫu thuật thu gọn vú phì đại.
Ở Việt Nam nói chung và tại BV Xanh Pôn nói riêng đã áp dụng nhiều kỹ

thuật thu gọn vú, trong đó kỹ thuật thu gọn vú phì đại sử dụng vạt trục mạch

ngực ngoài mang phức hợp QNV từ năm 1997 đến nay đã được áp dụng

thường xuyên. Tuy nhiên, trong các công trình đã công bố, chưa có một đánh
giá chuyên biệt nào về sức sống của vạt trục mạch ngực ngoài mang phức hợp
QNV trong tạo hình thu gọn vú phì đại.

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả sử dụng
vạt trục mạch ngực ngoài mang QNV trong phẫu thuật thu gọn vú phì đại ” với
mục tiêu :

1. Đánh giá sức sống của phức hợp QNV trong tạo hình vú phì


đại.
2. Xác định chỉ định cho kỹ thuật sử dụng vạt trục mạch ngực
ngoài trong phẫu thuật thu gọn vú phì đại.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SINH LÝ - BỆNH HỌC CỦA VÚ

1.1.1. Phôi thai học vú

Tuyến vú được coi là tuyến phụ thuộc da, đặc biệt ở động vật có vú

và chỉ phát triển mạnh, đầy đủ ở giống cái để nuôi con. Nguồn gốc của

tuyến vú là hai dải ngoại bì, chạy theo một đường gọi là đường vú, kéo dài

từ nách đến bẹn. Tuyến vú bắt đầu hình thành từ tuần lễ thứ 6 dưới dạng các

mào biểu bì đi xuống và tiến vào các trung mô ở bên dưới. Các mào này trở

thành các mào vú (mammary ridge, milk ridge) có dạng dây biểu bì dày

hơn và chia nhánh tạo thành một cặp, các mào vú chạy theo đường vú kéo

dài từ nách đến bẹn. Các mào vú xuất hiện vào tuần lễ thứ 6, sẽ tạo ra các
nụ vú, sau sinh chỉ tồn tại duy nhất ở vùng ngực, nơi hình thành vú [8], [9].

Hình 1.1. Đường vú



Các nụ vú phân chia cho ra nhiều nụ nhỏ hơn (mầm vú) và phát triển

thành các ống sữa và các nhánh của ống sữa (có khoảng 16 – 25 mầm của

những ống dẫn sữa). Mô liên kết và mô mỡ xung quanh các ống sữa có xuất
nguồn từ trung mô.

Cuối thai kỳ, nơi tuyến vú xuất phát, biểu bì hơi lõm xuống tạo nên

miệng tuyến vú (mammary pit). Tuyến vú ở nam và nữ khá giống nhau lúc

mới sinh. Ở nữ giới, vú bắt đầu phát triển nhanh khi tới tuổi dậy thì và hoàn

tất trong quá trình mang thai và cho con bú [10], [11].
Dị tật bẩm sinh của tuyến vú được hình thành trong giai đoạn phôi thai,
bao gồm hai loại là dị tật không có vú và bất thường về số lượng vú. Dị tật
không có vú do ngừng phát triển mào vú được biểu hiện trên lâm sàng bằng
việc không tồn tại tuyến vú cũng như QNV. Nhiều vú do rối loạn của quá

trình thoái hoá bình thường xuất hiện thêm từ 01 đến 04 cặp vú trên thành

ngực ở một hoặc cả hai bên. Hội chứng Poland biểu hiện bằng thiểu sản vú
kèm theo thiểu sản thành ngực cùng bên [12].
1.1.2. Sự phát triển của vú qua các thời kỳ

- Thời kỳ sơ sinh: Ở sơ sinh, núm vú phát triển kém và hơi bị lõm

xuống. Ngay sau sinh, vú bé trai và bé gái khá giống nhau, và thường to thêm


sau đó một ít, có thể có một ít sữa. Sự tiết sữa nhất thời này là do ảnh hưởng

của nội tiết tố từ người mẹ (nồng độ estrogen cao) trong thai kỳ truyền qua
bánh nhau đến máu của thai nhi, sẽ biến mất trong vài tuần sau sinh. Khi trẻ

sinh ra chỉ các ống sữa chính được hình thành, và vú vẫn còn trong tình trạng
chưa phát triển cho tới sau tuổi dậy thì [9].

- Dậy thì: Ở người nữ, các tuyến vú tăng trưởng nhanh chóng trong suốt

thời kỳ dậy thì, chủ yếu là mô mỡ và mô liên kết. Sự tăng trưởng của các ống

sữa là do nồng độ estrogen máu tăng. Kích thích đầu tiên để vú phát triển là


các nội tiết tố buồng trứng, nội tiết tố này sau đó sẽ dẫn đến sự phát triển của

vú. Đáp ứng với estradiol, tế bào biểu mô ống tuyến tăng sinh và các nhánh

ống phát triển. Estrogen, progesterone, prolactin, insulin, cortisol, thyroxine

và nội tiết tăng trưởng cần cho sự biệt hóa đầy đủ của vú bao gồm cả quá trình
tiết sữa.
- Những thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt: ngay sau khi vú bắt đầu

phát triển, chu kỳ kinh nguyệt cũng được thiết lập và cơ thể người con gái
chuẩn bị để sinh sản. Vú ở người trưởng thành đáp ứng với các thay đổi nồng
độ nội tiết tố xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong giai đoạn nang noãn, các


ống và nhu mô vú tăng sinh. Trong giai đoạn hoàng thể, sự giãn rộng của các

ống, sự gia tăng hoạt động tiết dịch trong ống và sự phù nề giữa các tiểu thùy

dưới ảnh hưởng của progesteron dẫn đến sự gia tăng thể tích vú. Điều này

thấy rõ trong chu kỳ kinh nguyệt, vú căng, đau, nhạy cảm đau,…

- Thai kỳ và thời kỳ cho con bú: như đã mô tả ở trên, mặc dù vú đã

trưởng thành nhưng vẫn chưa hoạt động cho đến khi có thai, đây là lúc xảy ra
sự biệt hóa hoàn toàn của các tế bào nang tận cùng trong các tế bào tạo sữa.

Vú to ra là một trong những dấu hiệu gián tiếp đầu tiên của có thai, đây là kết

quả của sự tăng sinh tuyến. Nồng độ prolactin tăng từ lúc mang thai 08 tuần

cho đến khi thai đủ tháng. Estrogen từ nhau kích thích tuyến yên sản xuất và
giải phóng prolactin.

Vú sẽ không trưởng thành hoàn toàn cho đến khi sinh con và bắt đầu

tiết sữa, vú của phụ nữ chưa sinh đẻ vẫn duy trì mức phát triển ở giai đoạn

đầu cho đến khi mãn kinh.

- Sự thay đổi của vú trong thời kỳ mãn kinh: ở thời kỳ mãn kinh, mô vú

cũng được nghỉ ngơi do giảm kích thích từ các hormone buồng trứng. Sau


mãn kinh, mô tuyến teo nhỏ dần và được thay thế bởi mô mỡ [8], [13], [11].


1.1.3. Đặc điểm giải phẫu của vú
1.1.3.1 Cấu tạo của tuyến vú
Ở phụ nữ trưởng thành, vú được giới hạn ở phía trên là xương sườn thứ

hai, phía dưới là xương sườn thứ sáu, phía trong là bờ ngoài xương ức, phía

ngoài là đường nách trước ra hai bên. Khi đứng núm vú ngang với khoang

gian sườn thứ bốn. Vú nằm trên cân ngực, ở dưới là cơ ngực lớn, trên các cơ
răng trước ở hai bên và được bao quanh bởi lớp nông và sâu của cân dưới da.

Từ nông đến sâu vú được cấu tạo bởi da, nhu mô mỡ, mô tuyến và tổ chức

liên kết. Tỷ lệ các thành phần này phụ thuộc vào tuổi, tình trạng hormone,
cân nặng của từng cá thể [14], [2], [15].

Hình 1.2: Thiết đồ đứng ngang

Hình 1.3: Thiết đồ đứng dọc

Hình 1.2. Cấu tạo tuyến vú


1.1.3.2 Hệ thống cấp máu cho vú
* Động mạch:

Hình 1.4. Các nguồn cấp máu chủ yếu cho vú [16]


- Tuyến vú: Tuyến vú được cấp máu bởi một hệ thống mạch máu rất
phong phú từ ba hệ mạng mạch: mạng mạch da – tuyến, mạng mạch trong
tuyến, mạng mạch sau tuyến. Các mạng mạch trên được tạo nên bởi sáu

nguồn động mạch cấp máu cho vú, cụ thể: động mạch vú trong, động mạch
ngực trên, nhánh trước và sau của các động mạch liên sườn (liên sườn 3 – 6),

động mạch cùng vai ngực, động mạch ngực nông, động mạch ngực ngoài và

động mạch ngực ngoài phụ. Trong đó 3 nguồn chính là động mạch vú trong,
động mạch liên sườn và hệ động mạch ngực ngoài.


- Phức hợp quầng – núm vú: bốn nguồn mạch cung cấp máu cho tuyến

vú bao gồm: nhánh trung tâm, vú trong, vú ngoài và liên sườn, từ đây các

mạng mạch cho các nhánh thông nối với nhau tạo nên sự cấp máu dồi dào cho

phức hợp quầng – núm vú. Từ mạng mạch sâu, đi theo các ống tuyến sữa đến
cấp máu cho phức hợp quầng – núm vú, và từ mạng mạch dưới da nằm rất
nông, dày đặc xung quanh phức hợp QNV [17], [18].

Hình 1.5. Cấp máu cho phức hợp QNV [19]
* Tĩnh mạch:
Tĩnh mạch dẫn lưu máu cho tuyến vú hoàn toàn không có van và có 03
hệ thống hồi lưu tĩnh mạch là hệ thống nông, sâu và nối tiếp.

+ Hệ thống tĩnh mạch nông: phong phú, nằm ngay dưới da, đặc biệt là


phần trên của vú. Hệ thống này được chia làm hai nhóm, nhóm những tĩnh

mạch dẫn lưu máu đổ vào các tĩnh mạch nông vùng cổ ở phía trên, các tĩnh
mạch nông vùng bụng phía dưới.

+ Hệ thống tĩnh mạch sâu: Các tĩnh mạch đi tùy hành với các động mạch,

mỗi động mạch thường có 02 tĩnh mạch đi kèm. Ở phía ngoài dẫn lưu máu đổ

vào tĩnh mạch vú ngoài rồi đổ vào tĩnh mạch nách, còn ở phía trong sau khi đổ

vào tĩnh mạch vú trong thì đổ vào thân tĩnh mạch vô danh. Ngoài ra, còn có các

tĩnh mạch đi kèm với các nhánh xiên của động mạch liên sườn trước đổ vào quai
Azygos và sau đó đổ vào tĩnh mạch chủ trên [2], [20], [21], [22].


+ Hệ thống tĩnh mạch nối tiếp: nằm gần như vuông góc giữa hai hệ

thống tĩnh mạch nông và sâu, đi qua tuyến chếch từ trong ra ngoài.
* Bạch mạch: gồm 02 hệ bạch huyết

+ Hệ bạch huyết da: ở nông, dày đặc quanh quầng vú tạo thành mạng

bạch huyết quanh quầng vú.

+ Hệ bạch huyết tuyến: ở sâu.
Hai hệ này dẫn bạch huyết về hai nhóm hạch chủ yếu là nhóm hạch


nách và nhóm hạch ngực trong, sau đó đổ về các hạch dưới đòn. Đôi khi có
đường dẫn lưu bạch huyết trực tiếp từ vú về các hạch dưới đòn [15].

Hình 1.6. Hệ bạch mạch của vú [21]
1.3.1.4 Thần kinh chi phối cảm giác cho vú
Phần trên tuyến vú do dây thần kinh trên đòn chi phối. Dây này được

tạo thành do sự kết hợp của nhánh thứ ba và thứ bốn của đám rối cổ. Phần
giữa vú bao gồm cả phức hợp QNV do các nhánh bì trước của các dây thần
kinh liên sườn từ hai đến bảy chi phối, đặc biệt cảm giác cho núm vú do các

dây liên sườn trước ba, bốn, năm chi phối.
Phần ngoài của vú do các nhánh bì ngoài của các dây thần kinh liên

sườn từ ba đến sáu chi phối, đặc biệt chi phối cho núm vú do nhánh bì ngoài
của dây thần kinh liên sườn thứ bốn [23], [24].


Hình 1.7. Sự phân bố thần kinh [21]
1.1.4. Các bất thường của vú
Các bất thường hay gặp trong sự phát triển của vú được xếp thành hai
nhóm là những bất thường thấy rõ từ khi mới sinh (nhiều núm vú, không vú,

và các bệnh lý bẩm sinh khác) và những bất thường chỉ thấy rõ ở tuổi dậy thì
(thiểu sản tuyến vú, vú phì đại, sa trễ vú), nhóm này phổ biến hơn [9], [11].

1.1.4.1. Không có vú
Hiếm gặp, có thể xảy ra một bên hay hai bên, nguyên nhân có thể do

không có mào vú hay mào vú phát triển bất hoàn. Từ lúc sinh ra đã không có


núm vú. Tật không có núm vú thường liên quan đến vẹo cột sống và biến dạng

xương sườn, đặc biệt một số phụ nữ hoàn toàn không có mô tuyến vú gọi là

hội chứng Poland. Hội chứng này không những liên quan đến vú mà còn liên

quan đến cả cơ ngực, xương sườn và trong một số trường hợp còn có bất
thường ở cánh tay [8], [11].


Hình 1.8. Không có vú [25]
1.1.4.2. Nhiều núm vú, núm vú phụ
- Tật nhiều núm vú thường gặp hơn tật không có núm vú. Những núm

vú này có thể xuất hiện bất cứ nơi nào dọc theo đường vú. Khoảng 5 – 10% tật

đa vú gặp ở phụ nữ có mẹ cũng bị đa vú. Thường các núm vú ở dưới vú và

người phụ nữ không biết là chúng ở đó vì trông giống những nốt ruồi. Một

biến thể của tật đa vú là thừa mô vú (tuyến vú phụ) không có núm vú và
thường hay gặp ở dưới nách.

Hình 1.9.Tật nhiều vú [26]

Hình 1.10. Tuyến vú phụ [25]


1.1.4.3. Thiểu sản tuyến vú

Ngực không phát triển do hai nhóm nguyên nhân chính:
+ Bẩm sinh: như teo tuyến vú, thiểu sản tuyến vú, rối loạn cân bằng nội
tiết sinh dục nữ,…[27].
+ Mắc phải: thiểu sản tuyến vú sau sinh đẻ, do chiếu xạ hoặc dùng hóa

chất, hoặc sau phẫu thuật tim đi đường ngực,…[11], [24].

Hình 1.11.Thiểu sản vú sau sinh [28] Hình 1.12. Thiểu sản vú sau xạ trị [29]
1.1.4.4. Vú thể củ
Vú thể củ được đặc trưng bởi chức năng bình thường cũng như sinh lý
học của mô ngực, nhưng hình dạng thuộc giải phẫu không bình thường. Vú

thể củ có thể chỉ bị một bên hoặc hai bên và đặc trưng cổ điển bao gồm một
số hoặc toàn bộ bệnh nhân sẽ có triệu chứng như: thiếu da ngực, giảm sản

ngực và tuyến vú, ngực hai bên không đối xứng, ngực hình nón, thoát vị đầu
vú, phức hợp quầng vú lớn bầu vú bị thắt [25].


Hình 1.13. Vú thể củ [25]
1.1.4.5. Phì đại vú

Phì đại vú là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng thể tích

của vú trên mức bình thường, gây ra bởi sự phát triển của tuyến vú kèm theo
sự thâm nhập tổ chức mỡ. Tuy nhiên, khái niệm vú bình thường rất khác nhau

theo chủng tộc, địa lý và quan niệm thẩm mỹ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, vú

được coi là bình thường khi thể tích vú nằm trong khoảng 200 – 250ml. Khi


thể tích vú tăng trên 300ml thì được coi là vú phì đại.

Theo phân loại của Lalardrie [30], phì đại vú được chia làm các mức độ

như sau:

+ Phì đại vừa phải: thể tích vú từ 350 – 500ml.
+ Phì đại nhiều: thể tích vú từ 500 – 1000 ml.

+ Phì đại rất nhiều: thể tích vú từ 1000 – 1500ml.

+ Phì đại khổng lồ: thể tích vú lớn hơn 1500ml.

Phì đại vú có thể xảy ra ở tuổi dậy thì hay sau thời kỳ chửa đẻ. Tình
trạng vú quá khổ gây cho bệnh nhân những khó chịu tại chỗ như loét nếp vú,
trở ngại khi mặc áo, vận động, hay những biến đổi về tư thế (gù do gập vai để
cố giấu ngực…) [1].


×