ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG DAO MỔ SIÊU ÂM
TRONG CẮT AMIĐAN
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả sử dụng dao mổ siêu âm trong phẫu thuật cắt
amiđan.
Phương pháp nghiên cứu : tiền cứu, mô tả. 21 bệnh nhân có chỉ định phẫu
thuật cắt amiđan ở bệnh viện ĐHYD được áp dụng kỹ thuật cắt amiđan bằng “dao
mổ siêu âm”. Đánh giá mất máu, thời gian phẫu thuật, đau sau mổ, chảy máu
muộn.
Kết quả : 21 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có 9 nam và 12 nữ. 7 bệnh
nhân được chẩn đoán viêm amiđan tái phát, 3 viêm amiđan mạn, 11 viêm amiđan
quá phát có tắc nghẽn. Theo dõi sau mổ 3 tuần cho kết quả : thời gian phẫu thuật
trung bình 19±3phút; lượng máu mất trong mổ trung bình 5±2 ml; đau sau mổ ở
mức độ nhẹ đến trung bình; chảy máu muộn không ghi nhận trường hợp nào.
Kết luận : bước đầu nghiên cứu kết quả sử dụng “dao mổ siêu âm” trong
phẫu thuật cắt amiđan nhận thấy: ưu điểm: thời gian đau sau mổ ngắn, mức độ
đau nhẹ - trung bình, nhược điểm: thời gian phẫu thuật dài, khả năng cầm máu
hạn chế.
ABSTRACT
Objectives: evaluate the results of using harmonic scalpel for
tonsillectomy.
Methods : prospectively descriptive study. 21 patients who were indicated
tonsillectomy in DHYD hospital were utilized the harmonic scalpel for
tonsillectomy. Evaluate the intraoperative bleeding loss, the duration of surgery,
the postoperative pain and late bleeding.
Results : there were 21 patients in the study group with 9 males and 12
females. Of the 21 patient, 7 patients were diagnosed recurrent tonsillitis, 3
patients of chronic tonsillitis and 11 patients of hypertrophic tonsillitis with
obstruction. Follow up postop up to 3 wks after surgery: the mean time of the
surgery: 19±3 minutes; mean intraoperative bleeding loss: 5±2 mls; the
postoperative pain levels: mild to moderate; there was no case of late bleeding.
Conclusion : at the first step of study: “evaluate the results of using
harmonic scalpel for tonsillectomy” we discovered as following: Advantages of
the harmonic scalpel: the duration of operative pain was short; the level of the pain
was from mild to moderate, disadvantages of the harmonic scalpel: the duration of
the surgery is long; the coagulation was not good and specially less for vessels
with large diameter(> 1mm).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt amiđan thường được thực hiện ở các bệnh viện có chuyên
khoa TMH, là phương pháp điều trị hiệu quả các bệnh lý viêm amiđan mạn tính
hay quá phát. Cắt amiđan còn làm giảm số lượng lớn kháng sinh sử dụng cho điều
trị bệnh viêm amiđan và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh
(1)
. Bên
cạnh mặt lợi ích của phẫu thuật còn tồn tại những vấn đề mà luôn được các phẫu
thuật viên quan tâm là “chảy máu” trong và sau phẫu thuật, “cảm giác đau” sau
phẫu thuật cắt amiđan. Cho đến nay trên thế giới cũng như ở nước ta có nhiều
phương pháp phẫu thuật cắt amiđan như : cắt bóc tách kinh điển, cắt đốt bằng điện
đơn cực, lưỡng cực, laser Nhưng cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào tỏ
ra ưu việt hơn cả, mỗi phương pháp có ưu khuyết điểm riêng 2. Dao mổ siêu âm
(harmonic scalpel) sử dụng sóng siêu âm tần số 55.000Hz được ứng dụng trong
phẫu thuật đầu – cổ, bệnh lý hậu môn và có một vài công trình trên thế giới báo
cáo hiệu quả của kỹ thuật này
3,4,56)
. Trên lý thuyết harmonic scalpel có khả năng
cắt và cầm máu với hiệu ứng nhiệt thấp(50-100
o
C) vì vậy ít tổn thương mô chung
quanh vùng phẫu thuật và kết quả là ít đau sau mổ. Đến nay ở nước ta chưa có
nghiên cứu nào về ứng dụng và đánh giá hiệu của harmonic scalpel trong cắt
amiđan điều đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả sử dụng dao mổ siêu âm trong phẫu thuật cắt amiđan
Mục tiêu chuyên biệt
Đánh giá chảy máu trong mổ, thời gian phẫu thuật.
Đánh giá cảm giác đau sau mổ theo bảng đánh giá đau thang điểm 0-10
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám và điều trị tại BV ĐHYD cơ sở IB từ tháng 3/2006
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Viêm amiđan tái phát # 3 lần/năm khi điều trị nội khoa đầy đủ
- Viêm amiđan mạn tính # 12 tuần với điều trị nội khoa thất bại
- Quá phát amiđan gây tắc nghẽn
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nội khoa nặng
- Bệnh lý đông máu
Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu lần lượt, có chọn lọc
- Cở mẫu: dự kiến > 30
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả
Phương tiện nghiên cứu
Banh miệng
Bộ máy hút
Bộ máy harmonic scalpel với đầu cắt chưyên dụng cho phẫu thuật cắt
amiđan
Các bước tiến hành
Chọn mẫu theo tiêu chuẩn chọn mẫu, giải thích đưa vào nhóm nghiên cứu
Tiến hành phẫu thuật
Vô cảm: mê nội khí quản
Tư thế : tư thế cắt amiđan kinh điển (nằm ngữa, gối vai)
Cắt và cầm máu amiđan bằng dao siêu âm (harmonic scalpel)
Sau cắt được chuyển hậu phẫu theo dõi và xuất viện sau mổ 24h
Dặn dò cách chăm sóc và tái khám sau mổ 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần
Đánh giá kết quả
Chảy máu trong mổ, ước lượng máu mất, thời gian phẫu thuật, chảy máu
sau mổ
Phiếu hỏi – đáp đánh giá: đau sau mổ, ăn & uống sau mổ, và mức độ sinh
hoạt
Thu thập – xử lý số liệu
KẾT QUẢ
Số trường hợp
Bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nhóm nghiên cứu từ
tháng 5/ 2006 đến ngày 15/12/06 thực hiện được 21 trường hợp.
Phân bố theo giới
Gi
ới
Nam Nữ
Số
bệnh nhân
9(42,8%)
12(58,2%)
Phân bố tuổi
Tu
ổi
5-15 16-25 26-35 36-45
Số
bệnh nhân
6(28,5%)
4(19%) 8(38%)
3(14,2%)
Tuổi trung bình: 24 ± 5,3
Chẩn đoán trước mổ
Ch
ẩn
đoán
Tái
phát
M
ạn
tính
Quá
phát
Số
bệnh nhân
7 3 11
Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật chúng tôi tính từ khi bắt đầu cắt và đến khi kết thúc
cầm máu amiđan, thời gian phẫu thuật ghi nhận được như bản sau:
Th
ời
gian (phút)
10-15 15-20 20-25
Số
bệnh nhân
7(33,34%) 12(57,1%)
2(9,52%)
Thời gian phẫu thuật trung bình: 19 ± 3 phút
Ước lượng máu mất
Lượng mất mất qua cắt amiđan khó tính được chính xác do máu chảy
xuống họng, đọng ở vòm, và trộn lẫn nước bột. Do đó chỉ có tính tương đối lượng
máu mất qua hút máu chảy ra từ amiđan vào bình hút ghi nhận như sau:
S
ố
< 5 5-10 10-15
lượng
(ml)
S
ố
bệnh
nhân
13(62,9%)
5(23,8%) 3(14,3%)
Lượng máu mất trung bình: 5 ± 2 ml
Biến chứng
Chảy máu là biến chứng hay gặp trong cắt amiđan, chúng tôi chia ra 3 tình
huống chảy máu thường gặp trong cắt amiđan: chảy máu trong khi mổ cắt amiđan
phải sử dụng phương tiện cầm máu khác (cột chỉ), chảy máu sớm (xuất hiện 24
giờ đầu sau mổ, chảy máu muộn (24 giờ sau mổ trở đi), và cuối cùng chảy máu
kéo dài (không cầm máu được sau mổ).
Ch
ảy
máu
Trong
mổ
Ch
ảy
máu sớm
Ch
ảy
máu muộn
Ch
ảy
máu kéo
dài
Số
bệnh nhân
3 1 0 0
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp dao mổ siêu âm không
kiểm sóat được chảy máu và cần sử dụng chỉ cột.
Đau sau mổ
Để đánh giá cảm giác đau sau mổ cắt amiđan chúng tôi dực vào bảng đánh
giá đau VAS (theo thang điểm 0-10)
Thời
gian
Mức
đ
ộ đau (số
ca)
24h
1
tuần
2
tuần
3
tuần
Không
đau
2 8 16
1
Nhẹ 6 3 3 0
Vừa 11 10 2 0
Nặng 3 0 0 0
Rất
nặng
0 0 0 0
Kết quả cho thấy bệnh nhân đau sau mổ ở mức độ nhẹ-vừa vàphần lớn
trường hợp bệnh nhân hết đau sau mổ 2 tuần (77%).
BÀN LUẬN
Đau sau mổ
Dao mổ siêu âm là dụng cụ bóc tách và cầm máu mô nhờ năng lượng sóng
siêu âm ở tần số 55.000Hz. Những rung động này làm cắt đứt liên kết hydro của
những phân tử protein và phát sinh nhiệt do ma sát với mô làm đông protein có tác
dụng cầm máu. Nhiệt độ tại điểm cắt thấp(50-100oC, so với đông điện: 150-
400oC) do đó giảm thiểu tổn thương mô chung quanh. Điều này chứng tỏ về mặt
lý thuyết sẽ ít đau sau mổ về thời gian và mức độ so với đông điện. Qua 21 trường
hợp nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân đau sau mổ ở mức độ đau nhẹ - trung bình và
phần lớn hết đau sau 2 tuần(77%).
Khả năng cầm máu của dao mổ siêu âm
Chỉ cầm máu ở các mạch máu < 1mm với thời gian cắt chậm mới đạt hiệu
quả cầm máu. Trong nhóm nghiên cứu chúng tôi 3/21 trường hợp cần phải cột để
cầm máu tại chỗ vì quá khả năng cầm máu của dao mổ siêu âm. Lý do khả năng
cầm máu của dao mổ siêu âm kém với các mạch máu > 1 mm và bước đầu sử
dụng dao mổ siêu âm còn hạn chế về mặt thao tác kỹ thuật. Giảm nhược điểm này
bằng cách đặt chế độ cắt chậm, cải thiện thao tác kỹ thuật.
Lượng máu mất
Trong nhóm nghiên cứ có 3 trường hợp chảy máu nhiều(30ml) cần cột cầm
máu tại chỗ, đa số trường hợp còn lại mất máu trung bình 5ml, lượng máu mất này
chấp nhận được và so với nghiên cứu của “Trịnh Đình Hoa”, “Wiatrak BJ et al”
không khác biệt.
Thời gian phẫu thuật của dao mổ siêu âm
Trung bình 19± 3 phút, kéo dài hơn so với “Willging JP et al “8 ± 2 phút.
So với đông điện lưỡng cực của “Willging JP et al “ 4 ± 2 và của “Trịnh Đình
Hoa” 11 ± 3,2. Thời gian mổ kéo dài do thao tác kỹ thuật, bản thân dao mổ siêu
âm cần cắt chậm mới đạt hiệu quả cầm máu.
Chảy máu muộn
Sau mổ không ghi nhận trường hợp nào, có thể do ưu điểm của dao mổ siêu
âm có hiệu ứng nhiệt thấp, ít tổn thương sâu và rộng mô chung quanh nên lành
thương tốt, tuy nhiên với số lượng nghiên cứu chưa nhiều nên đánh giá mang tính
chủ quan, hy vọng trong thời gian tới với số lương mẫu lớn sẽ có đánh giá chính
xác hơn.
Theo Walker and Syed đối với cắt amiđan bằng dao siêu âm thời gian trở
lại sinh hoạt bình thường sốm hơn so với nhóm cắt amiđan bằng đốt điện. Trong
nghiên cứu chúng tôi bước đầu nhận thấy thời gian trở lại sinh hoạt bình thường.
KẾT LUẬN
Bước đầu nghiên cứu ứng dụng “dao mổ siêu âm” trong phẫu thuật cắt
amiđan có một số
nhận xét:
- Mức độ đau sau mổ từ nhẹ đến trung bình
- Thời gian đau sau mổ ngắn (< 14 ngày)
- Khả năng cầm máu hạn chế với mạch
máu > 1mm.
- Thời gian phẫu thuật dài