Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu nồng độ cyfra 21 1, CEA, SCC huyết tương trong theo dõi hiệu quả điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 99 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư phổi (UTP) là một bệnh đặc trưng bởi không kiểm soát
được tăng trưởng tế bào trong các mô của phổi. Nếu không được điều trị, sự
tăng trưởng này có thể lan rộng ra ngoài phổi trong một quá trình được gọi
là di căn vào mô lân cận hoặc các bộ phận khác của cơ thể[1].
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới tại các
nước phát triển và đang phát triển. Trung bình mỗi năm trên thế giới có 1,5 triệu
người chết do UTP và dự báo sẽ tăng lên 500 triệu vào thế kỷ này. Tại Mỹ, số
liệu từ Hội Ung thư Mỹ mỗi năm có 200.000 ca ung thư phổi mới. 44% bệnh
nhân có khả năng sống sót trong vòng 1 năm và 16% bệnh nhân sống đến 5 năm.
Tại Việt Nam (2013) có 20.500 người được chẩn đoán là ung thư phổi (13.000
nam) và 17.500 người chết mỗi năm do ung thư phổi.
Ung thư phổi có 2 loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (UTP-TBN) và
ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (UTP-KTBN),trong đó UTP-KTBN
chiếm 80-85%[2].
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, nhưng phần lớn bệnh nhân ở
Việt Nam đến ở giai đoạn muộn do khối u nằm sâu trong lồng ngực, các triệu
chứng lâm sàng của bệnh ở giai đoạn sớm không đặc hiệu. Ở giai đoạn muộn,
việc đánh giá mức độ lan tràn của bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý
đóng vai trò rất quan trọng. Trong điều trị UTP- KTBN, phẫu thuật là phương
pháp hiệu quả đối với giai đoạn tổn thương cò khu trú lồng ngực (I, II,
IIIA)[3]. Hóa chất và xạ trị là những phương pháp thường áp dụng, đặc biệt ở
giai đoạn muộn (IIIB, IV)[4].
Các marker ung thư trong máu không chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên
cứu về sinh học khối u mà còn có vai trò chẩn đoán, tiên lượng kết quả điều
trị ung thư. Tuy nhiên, chưa có marker ung thư có độ đặc hiệu là 100% nên



2

việc áp dụng để chẩn đoán ung thư còn những hạn chế nhất định.Vì vậy, để
tăng giá trị chẩn đoán thì người ta thường kết hợp 1 số marker trong một loại
ung thư. Hiện nay, trong ung thư phổi các marker thường được dùng là:
CYFRA 21-1, CEA, SCC giúp cho việc phân týp ung thư, giai đoạn, tiên
lượng bệnh, đánh giá đáp ứng điều trị, theo dõi bệnh và phát hiện tái phát giúp
kéo dài thời gian sống thêm, cải thiện chất lượng sống[5-9].
Theo nghiên cứu của tác giả Xavier Filella, Rafael Molina, Josep M
Auge (năm 2006) với việc sử dụng bộ 3 marker trong UTP-KTBN (CEA,
CYFRA 21-1, SCC) có độ nhạy cao hơn. Độ nhạy80% bệnh nhân giai đoạn IIII, 90% bệnh nhân giai đoạn IV và 100% ở bệnh nhân có di căn. Theophân
loại mô bệnh học, nhận thấy 95% nồng độ SCC huyết tương cao bất thường
trong UTP-KTBN, trong đó 75% làung thư biểu mô vảy[10].
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đánh giá đồng thời bộ 3
marker Cyfra 21-1, CEA, SCC trong theo dõi điều trị bệnh ung thư phổi
không tế bào nhỏ. Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nồng độ
Cyfra 21-1, CEA, SCC huyết tương trong theo dõi hiệu quả điều trị bệnh
nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”nhằm hai mục tiêu:
1.

Khảo sát nồng độ 3 marker Cyfra 21-1, CEA, SCC huyết tương
bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV.

2.

Nghiên cứu sự thayđổi nồng độ 3 marker Cyfra 21-1, CEA, SCC
huyết tương trước và sau 3 đợt điều trị bệnh nhân ung thư phổi
không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
Ung thư phổi nguyên phát (gọi tắt là ung thư phổi) có tỷ lệ mắc và tử
vong tăng nhanh kể từ đầu thế kỷ XX. Cho đến cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ
90 của thế kỷ XX, ung thư phổi có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các
bệnh ác tính ở người. Bệnh được Agricola G nói đến lần đầu tiên vào nửa đầu
thế kỷ XIV. Năm 1761, Morgani G.B mô tả 2 trường hợp mổ tử thi bệnh nhân
UTP, Bayle G.H thông báo những nghiên cứu đầu tiên về triệu chứng hô hấp
của bệnh nhân ung thư phổi vào năm 1810. Các triệu chứng khác của bệnh
được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX[11].
Cho đến cuối thế kỷ XIX, ung thư phổi vẫn là bệnh ít gặp. Rokitasky
K đã nói: “Ung thư nguyên phát rất ít gặp ở phổi”. Năm 1912, Alder I mới
chỉ tập hợp được 374 trường hợp UTP được thông báo trên các y văn thế
giới. Cùng với sự ra đời của Xquang, nội soi phế quản và sự hoàn thiện của
chẩn đoán mô bệnh học, tế bào, hiểu biết về lâm sàng và dịch tễ của bệnh
UTP ngày càng sâu sắc hơn[17]. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u phổi
ra đời năm 1930 và hóa chất năm 1940 đã giúp kéo dài thời gian sống cho
bệnh nhân [12-15].
Dựa vào số liệu của các nghiên cứu cộng đồngtại nhiều vùng khác
nhau, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 11
triệu trường hợp mới mắc và khoảng trên 6 triệu người chết do ung thư. Tình
hình bệnh ung thư trên thế giới rất khác biệt giữa các nước và các vùng. Nơi
có tỷ lệ mới mắc ung thưđược ghi nhậncao nhất là vùng Bắc Mỹ và thấp nhất
vùng Bắc Phi. Sự khác biệt của một số loại ung thư có thể lên tới hàng trăm
lần, tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc của cộng đồng với các yếu tố nguy cơ và


4


yếu tố di truyền. Ngay trong một quốc gia, tỷ lệ mắc các ung thư khác nhau
cũng dao động rất lớn. Các ung thư hàng đầu trên thế giới ở nam giới là UTP,
dạ dày, đại-trực tràng, tuyến tiền liệt, gan. Ở nữ giới là vú, đại trực tràng, cổ
tử cung, dạ dày, phổi[16].
1.1. Khái niệm ung thư phổi
Ung thư là loại bệnh được mô tả bởi những tế bào phát triển không
kiểm soát và không chết theo chương trình, ung thư phổi xảy ra khi tế bào
phát triển không kiểm soát này bắt đầu ở một hoặc hai phổi. Những tế bào bất
thường này tiếp tục phân chia thành những u cục hoặc mô được phát triển to
lên gọi là khối u. Khối u này sẽ gây trở ngại cho chức năng chính của phổi đó
là trao đổi khí, cung cấp oxy vào máu để đưa đến các tế bào trong cơ thể. Nếu
khối u chỉ là một nốt nhỏ trên phim Xquang lồng ngực và phát triển giới hạn
thì nghĩ đến lành tính. Nguy hiểm hơn là ác tính, tế bào ung thư di căn đến nơi
khác trong cơ thể qua dòng máu hoặc hệ thống bạch huyết, xâm lấn và phá
hủy những mô lành khác, gọi là di căn và đến lúc này điều trị sẽ rất khó khăn.
Ung thư phổi nguyên phát khi tổ chức ung thư khởi phát ở phổi. Ung thư phổi
thứ phát khi tổ chức ung thư ở nơi khác trong cơ thể di căn đến phổi[12].
Ung thư phổi bắt nguồn từ những mô của phổi, thường là từ lớp lót tế
bào túi khí. Có hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (UTP-TBN) và
ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (UTP-TBKN) loại này chiếm
khoảng 80% trong số các loại ung thư phổi. Những loại này được chẩn
đoán dựa vào việc quan sát tế bào dưới kính hiển vi. Có nhiều trường hợp
UTP hỗn hợp cả ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Sự biệt hóa loại mô và giai đoạn của bệnh có tính đặc biệt quan trọng cho
phương hướng điều trị.


5


Hạch bạch huyết
Khí quản

Khối ung thư

Phế quản gốc

Phổi phải:

Phổi trái:

Thùy trên

Thùy trên

Thùy giữa

Thùy dưới

Thùy dưới

Hình 1.1. Ung thư phổi[17]
1.2. Tình hình ung thư phổi
1.2.1.Tình hình ung thư phổi trên Thế Giới
Tỉ lệ mắc bệnh
Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu. Tỉ lệ
mắc bệnh UTP rất khác biệt giữa các nước. Ở Mỹ, UTP là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu ở cả hai giới, năm 2006 ước tính có khoảng 174.470 ca mới
mắc và có khoảng 162.460 ca tử vong do căn bệnh này. Ở các nước châu Âu,
tỉ lệ mắc UTP năm 2000 cao nhất ở Bỉ 76,43/100.000 dân và ở Hà Lan

62,04/100.000 dân; thấp nhất ở Thụy Điển với 21,4/100.000 dân[18].
Tỉ lệ mắc ở nam cao hơn ở nữ. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam là 34,9/100.000 dân,
ở nữ tỉ lệ mắc thấp hơn là 11,1/100.000 dân, cao nhất được thấy ở Bắc Mỹ và
Tây Bắc Âu là tỉ lệ cao nhất được theo dõi ở những nước phát triển mặc dù đây
là những nước mà bệnh lao phổi đã bị đẩy lùi. Tỉ lệ tử vong và mắc bệnh có
khuynh hướng gia tăng[19]. Tỉ lệ mắc giữa nam/nữ ở các nước cũng khác nhau.
Tỉ số này thấp nhất ở Đan Mạch là 1,7 và cao nhất ở Tây Ban Nha là 13,4; ở Hoa


6

Kỳ là 1,7[11]. Theo ước tính của WHO, những năm đầu của thế kỷ XXI thế giới
sẽ có khoảng 2 triệu trường hợp ung thư phổi được phát hiện hàng năm, 86%
trong số này sẽ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán.
Tỉ lệ tử vong
Trên toàn thế giới, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất cả về tỷ
lệ mắc và tử vong ở nhiều quốc gia ở cả nam và nữ với số tử vong hàng năm
khoảng 1,2 triệu người. Trong năm 2008, đã có 1,61 triệu trường hợp mới
mắc và 1,38 triệu người chết do ung thư phổi.Tại Mỹ, năm 2003 có khoảng
155.000 trường hợp tử vong; năm 2008 có 165.000 trường hợp tử vong chiếm
29% tổng số tử vong do ung thư. Tỉ lệ tử vong do UTP năm 2000 cao nhất ở
Bỉ 70,8/100.000 dân và ở Hà Lan 59,71/100.000 dân; thấp nhất ở Thụy Điển
với 22,64/100.000 dân[14, 20].Trái ngược với tỷ lệ tử vong ở nam giới, bắt
đầu giảm hơn 20 năm trước đây, tỷ lệ tử vong ung thư phổi của phụ nữ đã
tăng lên trong những thập kỷ qua. Năm 1950 UTP chỉ chiếm 3% tổng số các
trường hợp chết ở phụ nữ nhưng đến năm 2000 con số này lên đến 25% và
đến năm 2006 là 26%[1, 21].
Bảng 1.1. Kết quả số liệu thống kê về ung thư phổi tại Hoa Kỳ
trong 6 năm từ 2005-2010 của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ
Số mới mắc/năm


Số chết/năm

Tỉ lệ tử vong (%)

Năm
Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

2005 172.570

93.010

79.560


163.510

90.490

73.020

94,75

97,29 91,78

2006 174.470

92.700

81.770

162.460

90.330

72.130

93,12

97,44 88,21

2007 213.380 114.760 98.620

160.390


89.510

70.880

75,17

78,00 71,87

2008 215.020 114.690 100.330 161.840

90.810

71.030

75,27

79,18 70,80

2009 219.440 116.090 103.350 159.390

88.900

70.490

72,63

76,58 68,21

2010 222.520 116.750 105.770 157.300


86.220

71.080

70,69

73,85 67,20


7

1.2.2. Tình hình ung thư phổi ở Việt Nam
Tại Việt Nam theo ghi nhận của tổ chức ung thư quốc tế 2002, tỷ lệ
chuẩn hóa theo tuổi -agestandardized rate(ASR) ở nam là 29,6/100.000 dân,
đứng đầu trong các loại ung thư ở nam, ở nữ là 7,3/100.000 dân, đứng thứ 5
sau ung thư cổ tử cung, vú, dạ dày và đại trực tràng. Tỷ lệ tử vong chuẩn hóa
theo tuổi là 27,4/100.000 dân ở nam, 6,7/100.000 dân ở nữ[18].
Theo ghi nhận ung thư tại 5 tỉnh thành là: Hà Nội, Thái Nguyên, Thừa
ThiênHuế, Cần Thơ giai đoạn 2001-2004, có 20.559 nam và 6.853 nữ mắc UTP.
Tỉ lệ nam/nữ khoảng 3/1. Dựa trên số liệu ghi nhận ung thư tại 5 tỉnh thành phố
nói trên ước tính số ca mới mắc trung bình hàng năm từ 27,6-40,2/100.000 dân.
Tỉ lệ mắc cao nhất ở Hà Nội, thấp nhất ở Huế. Ở Hà Nội, ung thư phổi vẫn đứng
hàng thứ nhất ở nam với tỉ lệ mắc là 39,8/100.000 dân và đứng hàng thứ ba ở nữ
với tỉ lệ 10,5/100.000 dân. Tại Hải Phòng, tương tự như Hà Nội, tỉ lệ mắc ở nam
là 22,4/100.000 dân và 6,4/100.000 dân ở nữ. Thái Nguyên, 26,8/100.000 dân ở
nam và 5,3/100.000 dân ở nữ. Thừa Thiên Huế có tỉ lệ mắc thấp nhất cả nước,
đứng hàng thứ ba ở nam với tỉ lệ mắc 10,8/100.000 và hàng thứ tư ở nữ với tỉ lệ
mắc là 3,6/100.000 dân. Tại Cần Thơ, ung thư phổi đứng hàng thứ tư ở nam sau
ung thư gan, dạ dày, đại-trực tràng với tỉ lệ mắc 14,1/100.000 dân; đứng hàng
thứ sáu ở nữ với tỉ lệ mắc là 6,6/100.000 dân[2].

Tại khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai, số các trường hợp ung thư phổi
nhập viện tăng đều hàng năm: 1969-1972 có 89 trường hợp UTP, từ 19741978 có 186 trường hợp, từ 1981-1985 có 285 trường hợp, từ 1996-2000 có
639 trường hợp, chiếm 16,6% tổng số các bệnh nhân điều trị, đứng hàng thứ
hai sau bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.


8

Bảng 1.2. Thống kê ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
– GLOBOCAN về UTP năm 2008 ở Việt Nam
Năm
2008

Số ca mới mắc
Tổng số Nam

Nữ

20.659 13.152 7.507

Số tử vong
Tổng số Nam

Tỉ lệ tử vong (%)
Nữ

17.583 11.070 6.513

Tổng số Nam
85,11


Nữ

84,17 86,76

Tóm lại, ung thư phổi trên thế giới nói chung và cũng như ở Việt Nam
nói riêng là bệnh phổ biến trong tất cả các loại ung thư. Đây là bệnh có tiên
lượng xấu bởi tiến triển nhanh, di căn sớm, phát hiện bệnh thường ở giai đoạn
muộn. Việc điều trị ung thư phổi vẫn còn là một vấn đề nan giải, ít tiến bộ so
với các loại ung thư khác nên cần quan tâm chẩn đoán sớm và tăng cường
công tác dự phòng.
1.3. Phân loại ung thư phổi
1.3.1. Ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell carcinoma)
Sự xắp xếp phân loại mô bệnh học cho UTP-TBN có nhiều loại khác
nhau. Lần đầu tiên (1967) Tổ chức Y tế Thế giới phân loại UTP-TBN thành 4
dạng tế bào khác nhau: dạng hình thoi, dạng nhiều cạnh, dạng tế bào lympho
và dạng khác. Năm 1981, WHO lại phân thành 3 kiểu phụ bao gồm: ung thư
tế bào yến mạch (dạng tế bào lympho), dạng trung gian (dạng hình thoi và
nhiều cạnh) và dạng phối hợp [22].
1.3.2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-small cell carcinoma)
Hơn 80% ung thư phổi thuộc loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ,
được chia thành các loại như sau:
- Ung thư biểu mô tế bào vảy hay ung thư biểu bì, chiếm tỉ lệ 29%
trong số các loại ung thư phổi, là khối u biểu mô ác tính có đặc điểm là các tế
bào u biệt hóa vảy đó là hình thành sừng, cầu nối nguyên sinh chất hoặc cả hai.
- Ung thư biểu mô tuyến: chiếm tỷ lệ 32% trong số các loại ung thư
phổi. Carcinoma tuyến của phổi là khối u biểu mô ác tính với biểu hiện vi thể
hình thành các cấu trúc ống, túi, nhú hoặc đặc, có sự tạo nhầy.



9

- Ung thư biểu mô tuyến vảy: Khối u gồm cả hai loại carcinoma vảy
và carcinoma tuyến. Mỗi loại chiếm ít nhất 5% toàn bộ khối u.
- Ung thư biểu mô tế bào lớn: Khối u biểu mô ác tính không biệt hóa
với các tế bào có nhân lớn, hạt nhân rõ, bào tương rộng, không có các đặc
điểm tế bào học của carcinoma vảy, tế bào nhỏ hoặc tuyến.
* Ngoài ra, phân loại ung thư phổi còn có: các khối u carcinoid và
không xếp loại[18, 23].
1.4. Đánh giá mức độ tiến triển
1.4.1.Phân loại TNM với khối u ác tính theoHiệp hội chống Ung thư thế
giới - International Union Against Cancer (UICC) 2002
Hệ thống phân loại TNM cho tất cả các khối u rắn được đưa ra bởi Pierre
Denoix giữa năm 1943 và 1952, dựa vào kích thước khối u, các hạch bạch
huyết lân cận, di căn xa, được biểu hiện bằng một hệ thống ký hiệu.
T (Tumor) mô tả kích thước của khối u
N (Nodes) mô tả các hạch bạch huyết lân cận
M (Metastase) mô tả di căn xa
Khối u nguyên phát (T)
- Tx: Có tế bào ung thư trong dịch tiết phế quản nhưng không nhìn thấy
u trên phim X-quang hoặc khi soi phế quản.
- To: Không có dấu hiệu của u nguyên phát
- Tis: Ung thư tại chỗ
- T1: U có đường kính ≤ 3cm, u được bao quanh bởi nhu mô phổi hoặc
màng phổi tạng và không có dấu hiệu khối u xâm lấn tới phế quản thùy khi
thăm khám bằng nội soi.
- T2: U có đường kính > 3cm, hoặc u có mọi kích thước xâm lấn tới
phế mạc tạng hoặc gây xẹp phổi hoặc viêm phổi tắc nghẽn do u xâm lấn tới
vùng rốn phổi. Khi nội soi phế quản, độ xâm lấn của u giới hạn ở phế quản



10

thùy hoặc cách carina ≥ 2cm. Xẹp phổi và viêm phổi tắc nghẽn có thể lan tới
vùng rốn phổi nhưng không ảnh hưởng tới toàn bộ phổi.
- T3: U với mọi kích thước xâm lấn trực tiếp tới thành ngực, cơ hoành
hoặc phế mạc vùng trung thất hoặc ngoại tâm mạc nhưng chưa xâm lấn tới
tim, các mạch lớn, khí quản, thực quản, hoặc thân đốt sống, hoặc u ở phế
quản gốc cách carina < 2cm nhưng chưa xâm lấn tới carina.
- T4: U với mọi kích thước, xâm lấn trung thất, tim mạch máu lớn, khí
quản, thực quản, thân đốt sống hoặc carina hoặc tràn dịch màng phổi ác tính,
hoặc có u vệ tinh ở cùng một thùy.
Hạch vùng (N)
- No: Không có di căn hạch vùng
- N1: Di căn hạch cạnh phế quản thùy hoặc hạch rốn phổi cùng bên,
hạch trong phổi bao gồm cả sự xâm lấn trực tiếp của u nguyên phát vào các
hạch này.
- N2: Di căn hạch trung thất cùng bên hoặc hạch dưới carina hoặc cả hai
- N3: Di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch cơ
bậc thang cùng hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn.
Di căn xa (M)
- Mx: Không đánh giá được di căn xa
- Mo: Không có di căn xa
- M1: Di căn xa, bao gồm u ở phổi không cùng thùy với u nguyên phát[18].
1.4.2. Đánh giá giai đoạn
Xếp giai đoạn theo UICC 2002
- GĐIA: T1, No, Mo
- GĐIB: T2, No, Mo
- GĐIIA: T1, N1, Mo
- GĐIIB: T2, N1, Mo: T3, No, Mo

- GĐIIIA: T3, N1, Mo; T1-3, N2, Mo


11

- GĐIIIB: T4, bất kỳ N, Mo; bất kỳ T, N3, Mo
- GĐIV: Bất kỳ T, bất kỳ N, M1[18].

Giai đoạn IA

Giai đoạn IB

Khối u
≤ 3cm

Khối u
3 - 5cm

Khí quản
Hạch bạch huyết

Phế quản
gốc phải

Phế quản gốc trái
Màng phỏi
Nhánh phế quản
Xương sườn
Cơ hoành
Phổi


Hình 1.2. Ung thư phổi giai đoạn I[24]

Giai đoạn IIA

Khối u
≤ 5cm

Khí quản

Khối u
5 - 7cm

Hạch bạch huyết

Phế quản
gốc phải

Phế quản gốc trái

Xương sườn

Màng phỏi

Nhánh phế quản

Xương sườn

Cơ hoành
Phổi


Phổi
Khối u ở hạch
bạch huyết

Hình 1.3. Ung thư phổi giai đoạn II[24]


12
Giai đoạn IIIA

Khối u với bất cứ
kích thước nào

Giai đoạn IIIB

Khí quản
Hạch bạch huyết
Thành ngực

Phế quản gốc

Khối u xâm nhập
vào hạch bạch
huyết

Thực quản

Xương sườn


Xương ức

Phổi
Màng phổi

Cơ hoành

Động mạch chủ

Tim

Tĩnh mạch chủ dưới

Hình 1.4. Ung thư phổi giai đoạn III[24]

Não

Khối u
thứ phát

Phổi
Xương
Gan
Tuyến thượng thận

Hình 1.5. Ung thư phổi giai đoạn IV[24]

Khối u
nguyên phát



13

1.5. Các yếu tố nguy cơ và dự phòng ung thư phổi
1.5.1. Hút thuốc lá
Trên thế giới, hằng năm có khoảng 5 triệu người chết sớm bởi thuốc lá
và tỉ lệ này được chỉ ra sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Tỷ lệ tử vong liên quan
đến thuốc lá tăng ở các nước phát triển, tăng chậm ở nam giới và tăng nhanh
ở nữ giới.Việc tiêu thụ thuốc lá những thập kỷ gần đây tăng ở các nước đang
phát triển, tử vong do thuốc lá cũng có chiều hướng gia tăng. Ước tính đến
năm 2030 số người chết do thuốc lá hằng năm trên toàn cầu sẽ tăng lên tới 10
triệu người, 70% trong số đó ở các nước đang phát triển.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây UTP, khoảng 87% trong số
177.000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên
nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và
các yếu tố di truyền. 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán UTP hàng năm
trên thế giới là người hút thuốc lá.Giả định nguy cơ của những người không
hút thuốc lá bị UTP là 1 thì nguy cơ bị UTP của những người hút thuốc lá cao
hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc lá. Mức độ tăng nguy cơ khác
nhau tùy theo loại tế bào ung thư, nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào vảy và
ung thư biểu mô tế bào nhỏ ở những người hút thuốc tăng 5-20 lần trong khi
nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn tăng từ 2-5
lần so với những người không hút thuốc[25].
1.5.2. Một số yếu tố nguy cơ khác
* Ô nhiễm không khí và các chất độc hại
Những chất độc hại có thể gây UTP bao gồm chất radon (khí ga),
amiang, thạch tín, crom, niken, tia bức xạ (tia gamma, tia cực tím) và sự ô
nhiễm không khí. Những người sống trong môi trường không khí ô nhiễm kéo
dài rất dễ bị UTP. Tỉ lệ UTP do ô nhiễm không khí ở thành thị các nước châu
Âu ước tính 11%. Những công nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với



14

các carcinogen như bụi silic, thạch anh, asbestos... và tiếp xúc với các chất có
hoạt tính phóng xạ uranium có nguy cơ cao bị UTP[26].
* Ăn uống
Hoa quả và rau là nguồn dinh dưỡng rất giàu các vitamin chống oxy
hóa và các vi chất khác, đặc biệt là caroten, một chất có lợi cho sức khỏe
và giảm nguy cơ UTP. Một số vitamin có tác dụng bảo vệ như vitamin C,
E. Chất béo không thấy có liên quan đến UTP, nhưng thịt rán và ớt lại làm
tăng nguy cơ UTP[26].
Uống rượu: nghiên cứu trên 400.000 người tham gia và hơn 3.000 bệnh
nhân UTP, Freudenheim J.L và cộng sự (2005) thấy có nguy cơ cao UTP ở
người uống 30grượu/ngày [27].
* Rèn luyện thể lực
Những người rèn luyện thể lực tốt thì có nguy cơ bị UTP thấp hơn 1030% so với những người không rèn luyện. Đồng thời rèn luyện thể lực cũng
làm giảm nguy cơ mắc UTP và tử vong ở những người hút thuốc[28].
* Virus
Human papilloma virus (HPV) là một loại virus gây ung thư phá hủy
DNA, nó mã hóa cho oncoprotein E6 và E7 nơi có thể gắn vào gen ức chế u
p53 của tế bào cơ thể người làm mất chức năng ức chế u. Nhiễm HPV có liên
quan đến UTP. Cheng và cộng sự (2002), Fei Y và cộng sự (2006) đã tìm thấy
HPV ở tổ chức phổi của bệnh nhân UTP [29, 30].
Epstein-Barr virus (EBV) là loại virus gây herpes ở hơn 90% người trưởng
thành. Một số protein của EBV (BCRF1, BHRF1) giống với protein của
người (84% của IL-10 và 25% của BCL-2) do đó làm cho nó thoát khỏi sự
kiểm soát của hệ thống miễn dịch và đột biến gen. Người ta đã chứng minh
mối liên quan giữa EBV với UTP, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến[31].



15

* Gen nhạy cảm và di truyền
Theo ước tính, 80-90% tỉ lệ mới mắc của UTP có mối liên quan với hút
thuốc.Tuy nhiên, chỉ 10-15% các trường hợp hút thuốc phát triển thành UTP
và 10-15% tất cả các trường hợp UTP không hề hút thuốc.Như vậy đặc tính
của từng cá nhân có mối liên quan với việc phát triển UTP. Bằng chứng
chứng tỏ khả năng di truyền là yếu tố nguy cơ[25].
Các biểu bì thụ thể yếu tố tăng trưởng - epidermal growth factor
receptor(EGFR) điều chỉnh tăng sinh tế bào, quá trình apotosis mạch và sự
xâm lấn khối u. Đột biến và khuyếch đại của EGFR là phổ biến ở ung thư
phổi không tế bào nhỏ. Đột biến của RB (Retinol Blastoma - gen của u
nguyên bào võng mạc) và dị thường nhiễm sắc thể 3p, 5q, 13q và 17pđặc biệt
phổ biến trong trong ung thư phổi tế bào nhỏ[32-36].
1.6. Cơ chế bệnh sinh của ung thư phổi
1.6.1. Đặc tính của tế bào ung thư phổi
-Về hình thái học
+Có sự thay đổi về nhân: nhân tăng kích thước, đa dạng, nhiều thùy, đặc
biệt có những nhân khổng lồ, phân chia mạnh gọi là nhân quái, nhân chia.
Màng nhân dày lên, đường viền không đều.
+Có sự thay đổi giữa tỉ lệ nhân và nguyên sinh chất: nhân to lên, nguyên
sinh chất hẹp lại.
+Có sự thay đổi của nguyên sinh chất: trong nguyên sinh chất có những
tổn thương thoái hóa, có nhiều hang, hốc. Nguyên sinh chất chứa các chất chế
tiết, chất vùi.
+Có sự thay đổi của mối quan hệ giữa các tế bào: có nhiều tế bào non,
kích thước lớn, khổng lồ nhưng chức năng kém.
-Về chức năng
+Biệt hóa kém, không làm được chức năng bình thường, dễ hoại tử.



16

+Không còn khả năng ức chế tiếp xúc nên dễ sinh sôi, phát triển và bong
ra khỏi u (di căn).
+Tiết ra những chất lạ, gọi là chất chỉ điểm: CEA, CYFRA21-1, SCC
trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, NSE và Pro-GRP trong ung thư phổi
tế bào nhỏ…
1.6.2. Cơ sở sinh học phân tử của tế bào ung thư
-Phần quy định sinh sản DNA của nhân tế bào
+Những chất gây đột biến gen chính là các yếu tố hóa, lý, sinh học gây
ung thư. Ngược lại, những tác động gây ung thư cũng gây nên đột biến gen.
-Gen ung thư: cho đến nay người ta đã tìm thấy 40 gen, có 3 giả thuyết giải
thích việc hình thành các gen ung thư.
+Do rối loạn cơ chế điều hành các yếu tố tăng trưởng gây hoạt hóa mạnh
kích thích hình thành các gen ung thư.
+Gen ung thư là những đoạn DNA bị tổn thương bởi các tác nhân gây
ung thư. Mặc dù cơ thể đã có cơ chế sửa chữa DNA nhưng không hoàn hảo,
nên có người bị ung thư, người không bị ung thư.
+Những gen do virus bơm vào cơ thể giống với DNA của virus.
1.6.3. Điều hòa gen ung thư
Người ta tìm thấy trong cơ thể con người có trên 50.000 loại gen, trong
đó có trên 40 loại gen ung thư và cũng chừng đó gen kìm chế gen ung thư và
những loại protein hoạt hóa gọi là yếu tố tăng trưởng.
1.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư phổi
Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi dựa vào lâm sàng, chẩn đoán
hình ảnh, tế bào mô bệnh học và các marker ung thư.
1.7.1. Lâm sàng
Triệu chứng sớm của UTP nghèo nàn, bệnh phát hiện được thường do

tình cờ. Giai đoạn muộn của bệnh có triệu chứng lâm sàng phong phú, dễ
chẩn đoán với các triệu chứng và hội chứng[18].


17

Triệu chứng hô hấp
- Ho khan hoặc có máu lẫn đờm:
Ho là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân UTP. Ho biểu hiện lúc chẩn
đoán ở hơn 50% bệnh nhân và thường xuất hiện về sau ở hầu hết bệnh nhân
không được điều trị khỏi. Ho trong UTP có thể liên quan đến nhiều yếu tố bao
gồm khối u trung tâm, viêm phổi tắc nghẽn, đa di căn nhu mô và tràn dịch
màng phổi.
Ho ra máu trong UTP có nhiều mức độ khác nhau nhưng thường bao
gồm đờm có vệt máu, ho ra đờm nhuốm ít máu trong vài ngày liên tiếp. Mức
độ nghi ngờ tăng lên nếu các triệu chứng dai dẳng hoặc tái diễn, đặc biệt ở
những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc. Nên bắt đầu kiểm tra ngay ở những
bệnh nhân trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc mà có biểu hiện ho ra máu[37].
- Khó thở
Khó thở là triệu chứng khá thường gặp ở bệnh nhân UTP. Khó thở có thể
do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm bản thân khối u hoặc bệnh phổi
mãn tính kèm theo và có thể do đa yếu tố. Bệnh nhân cũng có thể khó thở do
các biến chứng của xạ trị kết hợp hoặc không kết hợp với hóa chất[37].
Các triệu chứng chèn ép trung thất
- Đau ngực ở vị trí tương ứng với khối u
Đau ngực là một triệu chứng thường gặp, có thể xảy ra ở UTP giai đoạn
rất sớm mà không có xâm lấn màng phổi, thành ngực hoặc trung thất. Nguồn
gốc của sự khó chịu đó là không rõ ràng bởi nhu mô phổi không được cung
cấp các sợi cảm giác đau. Đau không phải là dấu hiệu tiên lượng xấu và
thường đáp ứng tốt với việc quản lý khối u[37].

- Khàn tiếng do u chèn ép dây thần kinh quặt ngượcUTP hầu như luôn
do tổn thương dây thần kinh quặt ngược trái dẫn đến liệt dây thanh âm trái.
Do dây thần kinh quặt ngược trái chạy dưới cung động mạch chủ nên thường
dễ bị tổn thương bởi khối u nguyên phát hoặc hạch ở cửa sổ chủ - phổi.


18

Khàn tiếng do tổn thương dây thần kinh quặt ngược trái thường là dấu
hiệu báo trước UTP không thể cắt bỏ được. Khàn tiếng cũng có thể thấy sau
phẫu thuật UTP bởi dây thanh quản quặt ngược trái đã bị hy sinh để cắt bỏ
hoàn toàn khối u[37].
- Phù áo khoác do chèn ép tĩnh mạch chủ trên
Hội chứng tĩnh mạch chủ trên là một biến chứng tương đối thường gặp
của UTP. Nói chung, tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên là do các hạch cạnh khí
quản ở bên phải to lên hoặc do khối u nguyên phát ở thùy trên phải lan rộng về
trung tâm. Hội chứng có đặc điểm sưng nề mặt, đỏ mặt, ho, các tĩnh mạch cổ và
ngực giãn. Mức độ nặng của các triệu chứng phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tiến
triển của tắc nghẽn, tốc độ và mức độ phát triển của tuần hoàn bàng hệ[37].
Các triệu chứng toàn thân
Các triệu chứng toàn thân chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, sút cân và suy
nhược. Các triệu chứng này thường xuất hiện ở mức độ nặng nề hơn so với
tình trạng bệnh hiện có[38].
Các hội chứng khác
- Hội chứng Pancoas-Tobias,hội chứng Claude-Bernard-Horner
- Hội chứng tràn dịch màng phổi
- Các hội chứng cận ung thư
Các triệu chứng di căn
- Di căn não: UTP là nguyên nhân thường gặp nhất của di căn não. Các
biểu hiện của di căn não đa dạng tùy thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ phù

não và/ hoặc chảy máu.
- Di căn xương: UTP có thể di căn tới bất kỳ xương nào, mặc dù các
xương trục (gồm xương sọ, cột sống) và các xương dài thường bị di căn nhất.
- Di căn gan, tuyến thượng thận và hạch trong ổ bụng:
Di căn gan khá thường gặp ở bệnh nhân UTP, thường gây mệt, sút cân,
khó chịu thượng vị, nôn và buồn nôn. Khi có di căn gan, tiên lượng xấu.


19

Di căn tuyến thượng thận và ổ bụng thường được phát hiện trên CT thực
hiện trong khi đánh giá UTP[37].
1.7.2. Cận lâm sàng
1.7.2.1.Xét nghiệm tế bào ung thư trong đờm
Năm 1954 của thế kỷ 20, Papaicolaou G.N đã đưa ra phương pháp xét
nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, từ đó đã có những nghiên cứu và chuẩn
hóa kỹ thuật này đề chẩn đoán UTP [39, 40]. Tuy nhiên do độ nhạy và độ đặc
hiệu không cao, khó phân định được typ UTP cũng như đã có nhiều kỹ thuật
hiện đại thay thế nên phương pháp này hiện ít được sử dụng [41].
1.7.2.2. Xét nghiệm mô bệnh học
- Trước phẫu thuật: có thể sinh thiết qua nội soi phế quản hoặc sinh thiết
kim nhỏ xuyên thành ngực có sự hướng dẫn của CT Scanner.
- Xét nghiệm mô bệnh học bệnh phẩm sau phẫu thuật.
1.7.2.3. Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X-quang phổi chuẩn
Chụp X-quang phổi thẳng nghiêng là bước đầu tiên nếu bệnh nhân có
triệu chứng nghi ngờ UTP, góp phần xác định tính chất lành tính hay ác tính
của một tổn thương ở phổi, mức độ lan rộng của khối ung thư trong lồng
ngực, chẩn đoán di căn xa và dẫn đường cho các kỹ thuật nội soi, sinh thiết
[12, 42, 43]. Tuy nhiên, một số tác giả lại không đề nghị khám sàng lọc UTP

bằng X-quang vì hiệu quả chẩn đoán thấp, những tổn thương nhỏ <1cm có thể
đã có những di căn ổ nhỏ mà không thể phát hiện bằng X-quang thường; hơn
nữa sàng lọc không làm giảm được tỉ lệ tử vong và chụp X-quang nhiều có
thể tăng nguy cơ UTP[26, 44, 45].
- Chụp cắt lớpvi tính (CLVT) lồng ngực
Là một kỹ thuật ghi hình có hiệu quả đối với các tổn thương ở phổi và
trung thất. Chụp CLVT phổi xác định được chính xác hình thể, kích thước, bờ
khối u. Bờ khối u thường có múi, tua gai, khe nứt không đều, u tỉ trọng mô


20

mềm, ngấm thuốc cản quang, sau tiêm cản quang tĩnh mạch nếu tỉ trọng tăng
>20 đơn vị Housfield (HU) thường là các u ác tính [46, 47].
- Chụp xạ hình phổi
Chụp xạ hình phổi được thực hiện bằng cách tiêm vào tĩnh mạch
Techitium 99m (Te99m) với thời gian bán hủy 6 giờ, người ta nghiên cứu sự
phân bố của chất phóng xạ trên hệ mạch máu của phổi được ghi lại bằng máy
SPECT. Đây là phương pháp chụp đơn giản, không tốn kém. Phương pháp
này cho rất ít thông tin, độ nhạy thấp và thường được chỉ định chụp khung
xương toàn thân để đánh giá tình trạng di căn xương.
- Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ không được sử dụng thường quy để đánh giá bệnh
nhân UTP.Tuy nhiên có ưu điểm hơn CLVT vì khả năng thấy rõ cấu trúc
mạch và thần kinh. Vì vậy, chụp cộng hưởng từ được sử dụng để đánh giá
những bệnh nhân có u ở đỉnh phổi, di căn hạch trung thất, đặc biệt nghi ngờ
có di căn não [48].
- Chụp cắt lớp bằng bức xạpositron (Positron Emission Tomography-PET)
Chụp cắt lớp bằng bức xạ positron (PET) là một phương pháp chẩn
đoán hình ảnh, thông qua đo chính xác các chức năng của mô mềm tại vùng

không can thiệp. Các đồng vị phóng xạ có bức xạ điện tử dương là: 18F,
11C hoặc là 15O có thể kết hợp mà không làm thay đổi hoạt tính hóa học và
các đặc tính sinh học của các phân tử đã được đánh dấu bằng các đồng vị
phóng xạ này.
Trong những năm qua, chụp cắt lớp phát xạ positron với 2-deoxy-2
[flo-18] fluoro- D-glucose kết hợp với chụp cắt lớp vi tính (18F-FDG PET /
CT) đã nổi lên như là một công cụ chụp ảnh mạnh mẽ để phát hiện các bệnh
ung thư khác nhau. Có vai trò quan trọng trong việc phát hiện tái phát ở
những bệnh nhân không có triệu chứng. Nó cũng cho phép theo dõi đáp ứng
điều trị và cho phép sửa đổi kịp thời của các phác đồ điều trị.Trong một hậu


21

phân tích 1.474 các tổn thương của phổi thể trung tâm với các kích thước bất
kỳ, độ nhạy trung bình phát hiện tổn thương ác tính là 97% (83-100%)[49].
1.7.2.4. Chẩn đoán nội soi, sinh thiết
- Nội soi phế quản ống mềm
Soi phế quản bằng ống mềm là một kỹ thuật cơ bản để chẩn đoán UTP
nguyên phát, góp phần phân loại giai đoạn TNM. Với những khối u trung tâm
(nhìn thấy qua nội soi), kết hợp sinh thiết, chải và rửa phế quản cho hiệu quả
chẩn đoán tới 95%[50, 51]. Qua nội soi, có thể áp dụng kỹ thuật sinh thiết
xuyên thành phế quản, rửa phế quản-phế nang sẽ cho kết quả cao hơn [52-54].
+ Siêu âm nội soi phế quản
Là kỹ thuật xâm nhập, sử dụng đầu dò siêu âm trong đường thở để thăm
khám cấu trúc đường thở, trung thất và phổi. Đây là kỹ thuật rất có giá trị
trong việc phát hiện và dẫn đường để sinh thiết hút các hạch ở trung thất, khíphế quản.
+ Nội soi phế quản ảo
Là kỹ thuật chụp CLVT lồng ngực với cắt lớp mỏng, sau đó các hình ảnh
được tái tạo lại.Qua các lớp cắt cho thấy các tổn thương ở phế quản mà không

đưa ống soi vào trong phế quản.
- Nội soi lồng ngực
Nội soi lồng ngực được Jacobeau thực hiện lần đầu tiên vào năm 1910.
Soi lồng ngực cho phép quan sát được toàn bộ các phần bề mặt phế mạc ở
trung thất: lá thành và lá tạng. Sinh thiết các tổn thương nghi ngờ di căn màng
phổi, các bệnh lý về ung thư màng phổi kết hợp. Phương pháp này có giá trị
bổ trợ cho soi trung thất cổ và mổ trung thất trước[55, 56].
- Chọc hút và sinh thiết u phổi qua da xuyên thành ngực
Sinner (1979) tiến hành chọc hút u phổi qua da trên 2.726 bệnh nhân cho
kết quả dương tính 91%. Hiện nay thường kết hợp phương pháp này dưới
hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng hoặc CLVT [57].


22

1.7.3.Các marker ung thư
1.7.3.1. CEA (Carcinoembryonic Antigen)
CEA là marker ung thư đại trực tràng, dạ dày ruột, phổi và vú. CEA là
một glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 150-300 kDa, 65% thành
phần là carbonhydrate, bao gồm: acid sialic, mannose, galactose, N-acetyl
galactosamin, fucose; 35% thành phần còn lại là protein, được phát hiện bởi
Gold và Freeman năm 1965. CEA có tính đa dạng phân tử và có thể phân tách
được nhờ kỹ thuật điện di điểm đẳng điện.CEA bao gồm cả một gia đình lớn
gồm nhiều glycoprotein bề mặt tế bào. Các protein CEA được mã hóa bởi 10
gen nằm ở nhiễm sắc thể 19. Có tới 36 glycoprotein khác nhau thuộc gia đình
CEA.Các protein chủ yếu là CEA và NCA (non specific cross-reacting
antigen). Cấu trúc CEA và NCA 50 giống cấu trúc chuỗi nặng của IgG do vậy
CEA là một phần của “gia đình” gen mã hóa kháng thể.

a: Các gen CEA được mã

hóa bởi một phân đoạn DNA
có 3100 cặp base và có nguồn
gốc từ tám exon(N miền, A1A3, B1-B3 và M miền).
b: Cấu trúc của protein
CEA(các protein 70-kD trở
thành 180kD khi glyglycosyl
hóa).

Hình 1.6. Cấu trúc của CEA[58]


23

Tất cả các tế bào của cơ thể trong một giai đoạn phát triển có khả năng
tạo ra CEA. Vào khoảng 2 tháng đầu của thời kỳ thai nghén thì chỉ có những
tế bào ruột mới có khả năng sản xuất ra CEA. Vào cuối tháng 6, các tế bào
ruột thôi không sản xuất ra CEA nữa.Trong quá trình biến đổi ác tính một quá
trình biệt hóa ngược đã không bị ức chế. Lẽ ra thông tin về gen bình thường
được tế bào kiềm chế thì nay hoạt động trở lại, có thể do quá trình ác tính
hoặc yếu tố khác đã phát động quá trình này khiến cho tế bào tái sản xuất ra
những chất ở thời kỳ phôi thai, ít nhất một trong những chất đó là CEA [59].
Bởi chính nguồn gốc đó mà CEA rất nhạy trong bệnh lý khối u nhưng không
đặc hiệu cho một loại ung thư nào kể cả ung thư phổi.
Ở quần thể người khỏe mạnh, giới hạn trên của CEA là 3ng/l đối với
người không hút thuốc và là 5ng/ml đối với người hút thuốc.Để so sánh nồng
độ CEA thì việc định lượng marker này phải được tiến hành bởi cùng kỹ
thuật. CEA tăng trong một số trường hợp bệnh lý lành tính như u xơ (45%),
khí phế thũng (30%), polyp trực tràng (5%), u xơ vú (15%), viêm loét đạ
tràng (15%). CEA cũng có thể tăng nhẹ hoặc vừa trong một số trường hợp xơ
gan, viêm tụy, không vượt quá 5ng/ml.

Nồng độ CEA tăng nhiều trong loại hình ung thư như: ung thư đại trực
tràng (70%), ung thư phổi (45%), ung thư đường tiết niệu (40%), ung thư tụy
(55%), ung thư buồng trứng (25%) và ung thư dạ dày (50%). Vì CEA cũng
được sản xuất ở một số trường hợp phì đại lành tính (dương tính giả) nên
marker này không được sử dụng để sàng lọc ung thư. Xét nghiệm CEA có thể
giúp xác định giai đoạn phát triển ung thư trên lâm sàng. Sự tăng một cách ổn
định nồng độ CEA từ 5-10 lần ở bệnh nhân gợi ý đến ung thư đại trực tràng,
nhưng cũng có thể là loại hình ung thư khác. Với ung thư đại trực tràng, nồng
độ CEA có giá trị trong việc xác định giai đoạn tiến triển bệnh.
Đối với ung thư vú, tăng CEA liên quan đến sự di căn. Ung thư vú phát
hiện sớm, còn khư trú thì nồng độ CEA không tăng.


24

Với ung thư phổi, CEA có giá trị chẩn đoán ung thư phổi không tế bào
nhỏ (trên 65% bệnh nhân này có tăng CEA). CEA còn có giá trị theo dõi và
phát hiện sự di căn của ung thư phổi[60].
Trong nghiên cứu của Monila R và cộng sự (2005) cũng đưa ra kết quả
là khi kết hợp CEA và CYFRA 21-1 làm độ đặc hiệu lên 82% trong chẩn
đoán UTP-KTBN.
Hatzakis K.D (2002), Zemaitis M và cộng sự (2005) nghiên cứu thời
gian sống thêm ở bệnh nhân UTP-KTBN đều nhận thấy những BN có tăng
CEA trước điều trị có tiên lượng xấu, thời gian sống thêm ngắn hơn những
bệnh nhân có nồng độ CEA bình thường.
Nguyễn Minh Hải (2010), nhóm UTP –KTBN có tăng CEA có thời gian
sống thêm là 8,2±0,6 tháng ngắn hơn so với nhóm không tăng CEA với thời
gian sống thêm là 15,2±1,7 tháng (p<0,05). Điều đó chứng tỏ CEA là yếu tố
tiên lượng có ý nghĩa thời gian sống thêm ở bệnh nhân UTP-KTBN. Ở nhóm
UTBMT có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm tăng và không tăng CEA (9,1±0,8

tháng so với 22,4±3,3 tháng), với p<0,05 cho thấy CEA là yếu tố tiên lượng có
ý nghĩa ở bệnh nhân UTBMT[7].
1.7.3.2. SCCA (Squamous Cell Carcinoma Antigen)
Kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy có tác dụng theo dõi ung thư
tế bào vảy. SCC là glycoprotein còn được gọi là “kháng nguyên liên quan đến
khối u 4” có khối lượng phân tử khoảng 42-48 kDa gồm 2 phân đoạn trung
tính và acid được phân tách bởi kỹ thuật điện di điểm đẳng điện. Các tế bào
vảy bình thường và ung thư đều có phân đoạn trung tính trong khi phân đoạn
acid chỉ có ở các tế bào ác tính. Sự biểu hiện của SCC tương ứng với giai
đoạn biệt hóa của ung thư tế bào vảy. SCC tăng trong nhiều loại ung thư tế
bào vảy như cổ tử cung, phổi, da, đầu, cổ, đường tiêu hóa, buồng trứng và
đường tiết niệu. SCC không có giá trị trong sàng lọc ung thư vì ở giai đoạn
đầu, marker này thường tăng không nhiều[60].


25

SCC cũng được sản xuất ở một số trường hợp dương tính giả là suy thận
và các rối loạn về da, trong đó nồng độ rất cao lên đến 30-40 lần cao hơn so
với giá trị cắt có thể được tìm thấy. SCC có thể tăng trong 50% bệnh nhân rối
loạn chức năng thận, 11% trường hợp viêm phổi.Nồng độ SCC huyết tương
cũng có thể tăng trong một số bệnh lành tính: nồng độ SCC huyết tương > 2-3
ng/ml có thể gặp ở 6-10% số bệnh nhân xơ gan hoặc viêm tụy và 30-40% số
bệnh nhân suy thận; nồng độ SCC huyết tương cũng tăng từ 0-40% số bệnh
nhân bị bệnh phổi lành tính như viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính và lao phổi[61]. Nồng độ SCC huyết tương cũng có thể tăng ở
khoảng 3-37% số bệnh nhân mắc các bệnh phụ khoa lành tính, 21% số bệnh
nhân mắc các bệnh tai mũi họng, 83% số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, 80%
số bệnh nhân mắc các bệnh viêm da, pemphigus hoặc eczema[62].
Độ nhạy tối đa của SCC chẩn đoán carcinoma tế bào vảy cổ tử cung là

83% cũng phụ thuộc giai đoạn. SCC có thể tăng sớm tới 7 tháng trước khi có
triệu chứng lâm sàng tái phát hoặc di căn của carcinoma tử cung[63].
Với độ đặc hiệu là 95% thì độ nhạy của SCC trong chẩn đoán carcinoma
tế bào vảy của phổi là 39-78% phụ thuộc vào giai đoạn ung thư; giai đoạn I là
27-53%; giai đoạn II là 31-72%; giai đoạn III là 60-88%; giai đoạn IV là 71100%[64]. Độ nhạy của SCC ở ung thư phổi không tế bào nhỏ là 33-61%; ở
ung thư phổi tế bào lớn là 18%; ở ung thư phổi tế bào nhỏ là 4-18%, ung thư
biểu mô tuyến là 15-42%[65].
Trước khi điều trị, SCC tăng cao đồng nghĩa với tiên lượng xấu. Trong
ung thư phổi có sự tương quan giữa nồng độ SCC huyết tương với sự di căn
và tiến triển của bệnh[60].
Ebert W (1988), thấy rằng trong vòng 2 ngày khi cắt bỏ khối u triệt để,
nồng độ SCC trở về bình thường, tuy nhiên trong vòng 4-5 tháng thấy nồng
độ SCC tăng nhẹ chứng tỏ có sự tái phát khối u. Như vậy, SCC là một yếu tố
tiên lượng trong chẩn đoán sớm tái phát và trong sự theo dõi của ung thư phổi
không tế bào nhỏ, chủ yếu là trong các khối u biểu mô hình vảy[64].


×