Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nhận xét quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước mổ chi dưới tại viện chấn thương chỉnh hình BV việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.33 KB, 70 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học là một lĩnh vực không ngừng biến đổi và ngoại khoa cũng không
phải là một ngoại lệ. Trong gần hai thập niên vừa qua, thế giới đã chứng kiến
sự biến đổi sâu sắc trong chẩn đoán và điều trị bệnh tật, chấn thương [1].
Trước đây, phẫu thuật lớn chỉ thực hiện trên những bệnh nhân trẻ tuổi, có
sức khỏe và phương pháp chủ yếu trong phẫu thuật Chấn thương chỉnh
hình (CTCH) là điều trị bảo tồn do phương tiện kỹ thuật hạn chế. Mặt khác,
kháng sinh chưa phát triển vì vậy sẽ dẫn đến nhiều biến chứng trong và sau
phẫu thuật mà người già sức khỏe yếu thường không chịu được gây mê và
cuộc phẫu thuật lớn, dẫn đến tai biến và tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là nhiễm
trùng vết mổ.
Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ hiện đại và sự
ra đời của nhiều thế hệ kháng sinh mới đã tạo ra thành tựu to lớn cho ngành
Y. Phẫu thuật CTCH phát triển cho phép chỉ định sớm, hồi sức tốt, gây mê an
toàn, kỹ thuật mổ chính xác, nhẹ nhàng, chăm sóc theo dõi sau mổ sát, người
bệnh nhiều tuổi cũng được mổ như người bệnh trẻ mà tỷ lệ biến chứng vẫn
trong giới hạn chấp nhận được.
Đó là những thành công đáng ghi nhận của công nghệ. Tuy nhiên, trong
đó không thể không kể đến vai trò của con người - là yếu tố quyết định không
thể thay thế. Nếu phẫu thuật là một can thiệp trực tiếp vào hệ thống giải phẫu
sinh lý của bệnh nhân thì công tác của người điều dưỡng là chuẩn tiền đề về
thể chất và tinh thần cho người bệnh để tiếp nhận can thiệp đó một cách thuận
lợi và thành công hơn [2]. Mặt khác phẫu thuật cũng có thể gây nhiều biến
chứng nguy hiểm, do vậy phải phòng tránh các biến chứng.Người điều dưỡng
phải hiểu rõ vai trò của mình trong chuẩn bị bệnh nhân trước mổ, công việc


2


đó góp phần quan trọng vào thành công của cuộc mổ. Năm 1998, Nguyễn
Mạnh Nhâm nghiên cứu trên 1318 trường hợp mổ tại Việt Đức cho thấy tỷ lệ
nhiễm khuẩn vết mổ trong mổ cấp cứu (13,8%) lớn hơn mổ phiên (3,8%) [3].
Phải chăng bệnh nhân được mổ phiên được chuẩn bị tốt hơn nên tỷ lệ nhiễm
trùng thấp hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về quy trình
chuẩn bị bệnh nhân trước mổ đối với kết quả của cuộc phẫu thuật. Từ thực
tiễn đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét quy trình chuẩn
bị bệnh nhân trước mổ chi dưới tại Viện Chấn thương chỉnh hình - bệnh
viện Việt Đức” với mục tiêu:
1. Mô tả quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước mổ chi dưới tại Viện Chấn
thương chỉnh hình - bệnh viện Việt Đức
2. Nhận xét kết quả thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước mổ đối
với cuộc phẫu thuật.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Phẫu thuật
1.1.1. Định nghĩa ngoại khoa - phẫu thuật - phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình.
Ngoại khoa là một ngành nghệ thuật và khoa học điều trị bệnh, thương
tổn và dị dạng bằng phẫu thuật và dụng cụ chuyên dụng. Phẫu thuật là sự
tương quan giữa người bệnh, phẫu thuật viên, điều dưỡng ngoại khoa và
nhóm gây mê [1].
Phẫu thuật CTCH là một nhánh của phẫu thuật liên quan đến hệ thống
cơ xương. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sử dụng cả hai phương pháp phẫu
thuật và không phẫu thuật để điều trị cơ xương chấn thương, chấn thương thể

thao, các bệnh thoái hóa, nhiễm trùng, khối u và các rối loạn bệnh sinh [4].
1.1.2. Mục đích của phẫu thuật [1]
Chẩn đoán bệnh chính xác. Khác với nội khoa, khi bác sĩ cần chẩn đoán
bệnh chính xác thường dựa vào thủ thuật hay phẫu thuật, lấy bệnh phẩm giải
phẫu bệnh lý để đọc kết quả chính xác.
Điều tri triệt căn. Ngoại khoa thường điều trị bằng cách cắt bỏ phần
bệnh. Ví dụ: cắt ruột thừa trong viêm ruột thừa.
Điều trị tạm thời. Phẫu thuật giúp giải quyết những tắc nghẽn hay để
giảm đau, giảm triệu chứng tạm thời, để có thời gian nâng cao thể trạng, giảm
tình trạng nhiễm trùng.
Điều trị phòng ngừa. Trong trường hợp bệnh lý có nguy cơ cao trở
thành ác tính về sau, điều trị ngoại khoa can thiệp bằng phẫu thuật giúp cắt bỏ
và loại trừ nguy cơ. Ví dụ: cắt polip đại tràng.


4

Thẩm mỹ. Phẫu thuật giúp con người chỉnh sửa cơ thể bình thường để
trở nên đẹp hơn.
Tái tạo chỉnh hình. Người bệnh được chỉnh lại cơ quan bị khuyết tật do
dị dạng bẩm sinh hay do dị tật sau chấn thương bằng chỉnh hình giúp lập lại
chức năng bình thường, người bệnh phục hồi khả năng hoạt động trong cuộc
sống thường ngày.
Ghép cơ quan.Người bệnh được ghép một bộ phận của người khác để
thay thế bộ phận đã mất chức năng của mình.
1.1.3. Phân loại phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình
- Theo chuyên khoa [4]
+ Phẫu thuật chi trên.
+ Phẫu thuật chi dưới.
+ Phẫu thuật khớp.

+ Phẫu thuật bàn tay, bàn chân.
+ Phẫu thuật cột sống.
- Theo đặc điểm bệnh
+ Phẫu thuật điều trị bệnh lý ( bẩm sinh, mắc phải).
+ Phẫu thuật chấn thương ( gãy xương, trật khớp).
- Phân loại vết thương theo CDC [5]


5

Bảng 1.1. Hệ thống phân loại vết thương phẫu thuật theo CDC
Loại can thiệp

Loại phẫu thuật

Không chấn thương; không có biểu hiện viêm;
Phẫu thuật sạch

không có sai sót kỹ thuật; không liên quan đường
tiêu hóa, hô hấp, sinh dục.
Có can thiệp vào đường tiêu hóa, hô hấp nhưng

Phẫu thuật

không có dịch chảy ra ngoài; can thiệp vào đường

sạch - nhiễm

tiết niệu, sinh dục, đường mật mà không có biểu
hiện nhiễm trùng; sai sót nhỏ về kỹ thuật.

Sai sót lớn về kỹ thuật; chảy dịch tiêu hóa vào
ổ bụng; vết thương do chấn thương còn mới; can

Phẫu thuật nhiễm

thiệp vào đường tiết niệu, đường mật mà còn biểu
hiện nhiễm trùng.
Có nhiễm khuẩn cấp chưa có mủ; can thiệp vào

Phẫu thuật bẩn

ổ áp xe; vết thương do chấn thương có hoại tử.

1.1.4. Xếp loại phẫu thuật [1]
Bệnh ngoại khoa luôn được phân loại mổ tùy vào tình trạng bệnh lý,
từng hoàn cảnh của người bệnh, tùy yêu cầu người bệnh và tình huống người
bệnh cần được mổ cấp cứu hay mổ chương trình.
Phẫu thuật cấp cứu phải giải quyết trong vòng vài giờ, hoặc nếu tối khẩn
thì phải giải quyết ngay như trong chảy máu động mạch…
Phẫu thuật trì hoãn khi người bệnh có bệnh lý cần mổ cấp cứu nhưng do
bệnh lý cần phải chờ một khoảng thời gian để thầy thuốc theo dõi, điều trị, hồi
sức, chăm sóc trước khi phẫu thuật. Ví dụ: trong những trường hợp nhiễm


6

trùng, người bệnh cần được điều trị kháng sinh tích cực trước khi tiến hành
phẫu thuật.
Phẫu thuật chương trình tùy vào bệnh lý không cần phẫu thuật ngay, tùy
từng người bệnh muốn phẫu thuật lúc nào. Thường người bệnh chọn ngày,

giờ phẫu thuật và có sự chuẩn bị trước. Người bệnh có thể nhập viện để chuẩn
bị trước mổ hoặc chỉ nhập viện một ngày trước mổ, hoặc phẫu thuật trong
ngày nhưng tất cả đều có sự chuẩn bị chu đáo.
1.1.5. Vài nét về phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình.
Jean - Andere’venel thành lập ViệnCTCH đầu tiên vào cuối năm 1780,
đó là viện đầu tiên dành riêng cho điều trị dị tật xương của trẻ em [4].
Tại Việt Nam, Viện CTCH bệnh viện Việt Đức mới thành lập được hơn
3 năm, trên cơ sở 4 khoa cũ của bệnh viện Việt Đức có quy mô 200 giường
bệnh với 7 khoa phòng, chức năng. Viện có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển chuyên sâu mũi nhọn và đưa vào ứng dụng các kỹ thuật CTCH hiện
đại phục vụ bệnh nhân. Mặc dù mới thành lập nhưng Viện CTCH đã không
ngừng đổi mới, liên tục ứng dụng và phát triển các kỹ thuật mới trong phẫu
thuật CTCH: ứng dụng rôbốt định vị chính xác trong phẫu thuật cột sống,
ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân điều trị chấn thương cột sống liệt tủy hoàn
toàn cấp tính, tái tạo gân bánh chè bị đứt bằng mảnh ghép gân Hamstings tự
tạo…[4]
1.2. Vai trò của điều dưỡng ngoại khoa [1]
Ở thời kỳ sơ khai, không có sự phân biệt giữa chăm sóc người bệnh
(nursing) và y học (medicine).Người bệnh được chăm sóc chủ yếu bởi người
có bản năng giáo dưỡng. Y học ngày càng phát triển vượt bậc và người ta đề
cập đến chăm sóc người bệnh toàn diện chẳng hạn như giáo dục sức khỏe,
chăm sóc sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, thiết lập sự tin cậy, các biện


7

pháp để giảm stress…Vấn đề này đã được bà thủy tổ ngành điều dưỡng
Fbrence Nightingale đề cập đến từ năm 1893 khi bà nhấn mạnh rằng, cần phải
chăm sóc toàn diện người bệnh nói chung chứ không phải chỉ chăm sóc căn
bệnh. Để đáp ứng được điều đó ngành y tế phải phát triển toàn diện, phải có

hệ thống ca kíp làm việc liên tục, phối hợp chặt chẽ, trong đó người điều
dưỡng đóng vai trò quan trọng từ khâu tiếp nhận,chuẩn bị trước mổ đến khâu
chăm sóc sau mổ.
Nếu như người điều dưỡng phòng mổ là người trực tiếp chăm sóc người
bệnh trong phẫu thuật thì người điều dưỡng ngoại khoa là người đầu tiên tiếp
xúc với bệnh nhân khi họ tới viện.Thái độ tiếp đón, cử chỉ, ứng xử của người
điều dưỡng chính là cảm nhận đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của
người bệnh và kết quả phẫu thuật. Để thực hiện được chức năng này người
điều dưỡng ngoại khoa cần nắm vững kiến thức của bệnh, về phương pháp
phẫu thuật để làm công tác tư tưởng, giáo dục cho người bệnh trước mổ, nắm
bắt cụ thể tình trạng bệnh nhân và có những chăm sóc thiết thực tỉ mỉ từ
những nhu cầu nhỏ nhất như đại tiểu tiện đến những chăm sóc toàn thân, bộ
phận cơ quan, hay y lệnh trước và sau mổ.
1.3. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
1.3.1. Định nghĩa
Chăm sóc trước phẫu thuật là việc chuẩn bị và quản lý bệnh nhân trước
phẫu thuật.Nó bao gồm cả về thể chất và tâm lý bệnh nhân trước phẫu thuật [6].
1.3.2. Mục đích của chuẩn bị trước phẫu thuật
Mục đích là giúp bệnh nhân có trạng thái tốt nhất, yên tâm sẵn sàng
chấp nhận cuộc mổ đến với họ. Chuẩn bị trên cả hai phương diện: cả tinh thần
và thể chất cho bệnh nhân [7]. Nếu làm tốt sẽ giúp cho cuộc phẫu thuật thành
công, hạn chế được các biến chứng kể cả tử vong do yếu tố tâm lý hay bệnh
lý toàn thân gây nên.


8

Mục đích của chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật [6]:
- Giúp bệnh nhân có thể chất và tâm lý tốt cho phẫu thuật.
- Chăm sóc trước phẫu thuật nhằm giảng giải, đáp ứng các nhu cầu của bệnh

nhân, thông tin, giải thích về phẫu thuật do đó có thể giảm bớt lo lắng, sợ hãi.
- Thông tin giúp gây mê và phẫu thuật viên.
- Giúp bệnh nhân phối hợp tốt với gây mê và phẫu thuật viên.
- Chống nhiễm khuẩn vết mổ và kiểm soát nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
1.3.3. Quy trình chuẩn bị trước phẫu thuật
1.3.3.1. Chuẩn bị hồ sơ trước mổ
 Bệnh án [1][7]
- Hồ sơ bệnh án phải có đầy đủ:
+ Thông tin, địa chỉ của bệnh nhân ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và chính xác.
+ Khai thác kỹ tiền sử bệnh kèm theo, thuốc đang sử dụng, tình trạng dị
ứng, nghiện rượu bia,tiền sử gia đình.Khai thác quá trình, diễn biến bệnh,
triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh nhân.
+ Đánh giá sức khỏe toàn thân, hệ cơ quan: hệ tim mạch, hệ hô hấp, gan,
thận, thần kinh trung ương, cơ xương khớp, dinh dưỡng, nội tiết.
+ Ký giấy cam kết trước mổ là người bệnh tự nguyện và ưng thuận mổ.
Hồ sơ này bảo vệ bác sĩ, điều dưỡng, bệnh viện, chia sẻ quyết định giữa người
mổ và người được mổ.Nhưng trước khi ký cam kết người bệnh cần phải biết
chẩn đoán xác định, mục đích điều trị, mức độ thành công của cuộc mổ, nguy
cơ bị thay đổi trong cuộc mổ.Người bệnh phải chứng tỏ mình đủ hiểu biết
toàn diện về những thông tin mình được cung cấp. Người bệnh không bị
thuyết phục hay bị bắt ép. Người ký cam kết có thể là bệnh nhân (nếu đủ tuổi
và tình trạng tinh thần cho phép), có thể là người thân hay người giám hộ.
Nếu người bệnh là người nhỏ tuổi, tự do, trên 16 tuổi có thể tự ký giấy.Trong


9

trường hợp cấp cứu có thể phải mổ để cứu sống mà không có mặt của gia đình
thì người ký tên phải là người có trách nhiệm về phía bệnh viện.
+ Hồ sơ mổ: bảng tóm tắt bệnh lý - chữ ký của người có chỉ định mổ.

Phiếu khám gây mê hồi sức, biên bản hội chẩn, dấu thông qua mổ.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết:
+ Máu: công thức máu, máu chảy, máu đông, nhóm máu, dung tích hồng
cầu, tốc độ máu lắng, đường huyết, protid, urêmáu.
+ Nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu.
+ Các xét nghiệm cận lâm sàng chức năng:
Chức năng gan: GOT, GPT, prothrombine, siêu âm…
Chức năng thận: urê niệu, urê máu, creatinine.
Chức năng hô hấp: X - quang phổi.
Chức năng tuần hoàn: tim mạch - Điện tâm đồ.
+ Các loại phim khác.
- Khám chuyên khoa cần thiết khác:
+ Khám tai mũi họng: phát hiện viêm nhiễm để điều trị trước khi
phẫu thuật vì nếu có viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến tai biến sau này.
+ Khám thần kinh.
+ Khám da liễu.
+ Khám cơ xương khớp.
 Hồ sơ điều dưỡng
- Phiếu test kháng sinh.
- Ghi chép đầy đủ các công việc chuẩn bị trước phẫu thuật trên bệnh nhân.
- Chỉ số chiều cao, cân nặng, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.


10


11

1.3.3.2. Chăm sóc bệnh nhân
 Chăm sóc tinh thần trước phẫu thuật

Mặc dù việc chuẩn bị tinh thần không được xác định trên giấy tờ nhưng
nó quan trọng cũng như việc chuẩn bị thể chất bệnh nhân.
Hippocrate đã từng nói: “Muốn chữa khỏi về mặt cơ thể cần chăm sóc
tới linh hồn” [8]. Trạng thái tinh thần bệnh nhân thường bị ảnh hưởng bởi sự
sợ hãi, sợ đau, sợ tàn tật, sợ xấu đi, sợ chết, hoặc họ lo nghĩ khó khăn về tài
chính, về gia đình.Tuy nhiên, có thể họ không biểu lộ ra ngoài nhưng sự
không yên tâm sẽ dằn vặt họ, điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức
khỏe bệnh nhân. Đặc biệt ở người bệnh ngoại khoa, họ sẽ trải qua phương
pháp điều trị can thiệp vào cơ thể họ đó là cuộc phẫu thuật và gây mê hồi sức
[7]. Phương pháp này mang tính chất quyết định cho bệnh nhân, họ có thể
khỏi bệnh sau phẫu thuật hoặc phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến tính mạng của
họ. Vì vậy, những điều mà người bệnh lo lắng nhất là:
+ Sau mổ có lành bệnh không?
+ Lúc mổ có đau không?
+ Liệu có qua khỏi cuộc mổ không?
+ Sau mổ có biến chứng gì không?
+ Ai là người phẫu thuật cho mình?
+ Những đau đớn sau mổ?
Theo A.N.Baculew: “Phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị mà
chỉ là tạo nền tảng cho điều trị mới tiếp theo” [9].
- Sự biến đổi tâm lý của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phẫu thuật.
Giai đoạn tiền phẫu và trong phẫu thuật, nhất là ở người bệnh gây mê,
châm tê hoặc gây mê không hoàn toàn (ý thức còn tỉnh, chỉ làm mềm cơ và
giảm đau) họ lo lắng vì tiếng va chạm dụng cụ, tiếng đục đẽo, khoan xương,


12

họ chú ý theo dõi “không khí tâm lý” trong cuộc mổ và những lời bàn tán của
phẫu thuật viên. Tại Việt Đức, năm 1957 đã có một trường hợp người bệnh

57T bị hẹp môn vị được đưa lên bàn phẫu thuật và khi điều dưỡng cầm bơm
tiêm để tiêm thuốc tiền mê thì bệnh nhân đã quá run sợ và ngừng tim trên bàn
mổ [10].
Như vậy, cùng với việc sử dụng thuốc an thần để tiền mê thì chuẩn bị
tâm lý cho người bệnh trước gây mê là rất quan trọng. Đôi khi việc chuẩn bị
tâm lý tốt cho bệnh nhân hay bằng những lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ ân cần của
bác sĩ hay điều dưỡng viên để củng cố tinh thần cho bệnh nhân còn có tác
dụng hơn là sử dụng thuốc tiền mê.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân trước phẫu thuật [7], [9]:
+ Bệnh nhân cảm thấy mình bị bỏ rơi: thiếu sự quan tâm của nhân viên y
tế do phẫu thuật ngày càng phát triển phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê ngày
càng bận hơn, họ có rất ít thời gian dành cho bệnh nhân. Với thời gian ngắn
ngủi đó, bác sĩ khó mà đi vào được thế giới tinh thần của bệnh nhân để mà
hiểu họ.Vì vậy, bệnh nhân phải tự tìm câu trả lời cho những thắc mắc của
mình dẫn đến hoang mang, sợ hãi.
+ Những người bệnh xung quanh: những người cùng một dạng phẫu
thuật thường có những thiện cảm với nhau, thích trao đổi và chia sẻ kinh
nghiệm cho nhau. Những người bệnh ở cùng một phòng sẽ có sự tương đồng
về tâm lý.Vì vậy, người thầy thuốc phải bố trí hợp lý và đối xử công bằng với
tất cả người bệnh.Người bệnh mới nên xếp cùng phòng với “cựu người bệnh”
có thái độ tích cực và nghiêm chỉnh chấp hành chế độ điều trị.Những người
bệnh nặng phải xử lý cấp cứu nhiều lần, nên xếp nằm phòng riêng, tránh gây
ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân khác.
+ Tình trạng sức khỏe: những người bệnh chưa từng phẫu thuật sẽ đòi
hỏi rất nhiều thông tin về bệnh của mình và về phẫu thuật. Họ luôn bày tỏ nỗi


13

lo lắng của mình và mong muốn được chia xẻ. Còn những bệnh nhân có bệnh

mạn tính hay đã từng phẫu thuật có tâm lý rất phức tạp, có thể theo hướng tích
cực cũng có thể theo hướng tiêu cực.
+ Nhân cách của bệnh nhân: những ấn tượng không tốt hay ám ảnh
trong quá khứ vì chứng kiến sự đau đớn hay chết chóc của người khác liên
quan đến phẫu thuật.
+ Điều kiện và hoàn cảnh gia đình.
+ Chi phí điều trị và chi phí phẫu thuật.
+ Thời gian điều trị bệnh.
- Thực hiện chăm sóc tinh thần trước phẫu thuật[1], [7]:
+ Đối với người bệnh nội trú, điều dưỡng giáo dục, dặn dò buổi chiều trước
mổ sau khi hội chẩn xong và khi chuẩn bị vệ sinh cho người bệnh trước mổ.
+ Đối với người bệnh ngoại trú, điều dưỡng giáo dục, dặn dò trong ngày
khám bệnh và sáng ngày trước mổ. Hướng dẫn người bệnh cần đến sớm trước
giờ mổ ít nhất 1 -2h.
+ Giải thích để bệnh nhân biết mục đích, lợi ích, cách thức phẫu thuật.
+ Phỏng đoán thời gian của cuộc phẫu thuật, thời gian hồi phục sau mổ
và những chăm sóc thường quy.
+ Hướng dẫn cách vận động và những chú ý trước mổ để sau khi mổ sau
có thể áp dụng ngay để phục hồi tốt hơn.
+ Các ảnh hưởng xấu sau mổ: đau, khó chịu khi phải mang dụng cụ hỗ
trợ như nẹp, nạng…
+ Tìm hiểu, lắng nghe và trả lời những thắc mắc của bệnh nhân trong
phạm vi cho phép.
+ Trao đổi với thân nhân người bệnh những điều cần thiết của bệnh nhân
và kêu gọi sự quan tâm, chia xẻ, động viên bệnh nhân, cùng hợp tác trong
việc chuẩn bị bệnh nhân trước mổ cho bệnh nhân.


14


Việc cung cấp thông tin cho người bệnh và thân nhân người bệnh, giúp
họ bớt căng thẳng, lo âu trong thời gian chờ đợi cuộc mổ. Giúp người bệnh
giảm lo lắng, giảm sợ hãi, giảm nôn ói, giảm đau, giảm biến chứng, giảm thời
gian nằm viện. Ngoài ra, người bệnh còn hiểu rõ hơn mình sẽ làm thế nào
giúp cho sau cuộc mổ tốt hơn, người bệnh an tâm hơn.
 Chuẩn bị thể chất cho bệnh nhân
- Ngày trước phẫu thuật [1]
+ Người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn.
+ Đo dấu hiệu sinh tồn, lấy chỉ số chiều cao, cân nặng ghi vào hồ sơ.
+ Kiểm tra lại và hoàn thành hồ sơ bệnh án, hồ sơ điều dưỡng.
+ Cởi bỏ tư trang người bệnh.
+ Tháo răng giả: là yêu cầu tuyệt đối vì răng giả gây trở ngại trong việc
đặt nội khí quản, gây dị vật đường thở nếu răng rơi vào khí quản.
+ Buộc tóc gọn gàng, tóc giả cần được tháo ra vì đó là một trong những
nguyên nhân có thể gây nhiễm trùng vết mổ.
+ Chùi sạch sơn móng tay, móng chân: để giúp quan sát, theo dõi màu
sắc da, niêm mạc, móng chính xác.
+ Cắt móng tay móng chân.
+ Cạo lông vùng mổ (nếu cần): qua nhiều nghiên cứu cho thấy cạo lông
hay không cạo lông không làm thay đổi tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ. Vì vậy,
không cần cạo lông trước khi phẫu thuật, trừ khi vùng lông đó cản trở cho
phẫu thuật. Nếu như cần cạo thì nên dùng tăng đơ hoặc kem tẩy lông.
+ Hướng dẫn người nhà tắm gội sạch sẽ cho bệnh nhân tốt nhất là với xà
bông sát khuẩn, nhất là với vùng mổ. Sau đó mặc quần áo viện.
+ Tránh làm xây xước da và báo cáo những bất thường vùng da phẫu
thuật cho bác sĩ.


15


+ Nhắc nhở chế độ ăn, uống [6]:
 Trước phẫu thuật bồi dưỡng đầy đủ: ăn tăng cường dinh dưỡng
chú ý chế độ ăn cho người bị bệnh mạn tính.
 Nếu không ăn được phải cho truyền dịch nuôi dưỡng.
 Bệnh nhân trước phẫu thuật phải cho bỏ hayngừng hút thuốc lá ít
nhất 2 tuần trước phẫu thuật. Lý tưởng nhất là nên bỏ 2 tháng
trước khi phẫu thuật. Việc bỏ thuốc lá giúp cho bệnh nhân phục
hồi nhanh hơn sau phẫu thuật. Các nhà khoa học tại bệnh viện
trường Bispebjerg (Đan Mạch) đã đưa ra kết luận trên sau khi
nghiên cứu trên các bệnh nhân đã từng phẫu thuật. Tỷ lệ biến
chứng sau phẫu thuật ở những người ngừng thuốc ít nhất 6 tuần
trước mổ là 18%, trong khi những người vẫn tiếp tục hút là 52%.
 Chiều hôm trước phẫu thuật cho bệnh nhân ăn nhẹ: cháo loãng,
súp, bột…Nhịn ăn hoàn toàn từ 6 - 8h trước phẫu thuật. Nhịn
uống tối thiểu 4h trước phẫu thuật.
+ Thụt tháo (đối với bệnh nhân phẫu thuật chi dưới)
 Thụt tháo là công việc vô cùng quan trọng đối với phẫu thuật,
đòi hỏi người điều dưỡng phải có kỹ năng và cách giải thích cho
bệnh nhân phối hợp mới đem lại hiệu quả.
 Thụt tháo không tốt dẫn đến hậu quả không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến phẫu thuật hiện tại của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng
đến các ca phẫu thuật sau. Có thể phải dừng cuộc mổ vì tràn
phân ra bàn mổ trong khi đang tiến hành phẫu thuật, nguy cơ
nhiễm trùng vết mổ không chỉ cho chính bệnh nhân mà còn
những bệnh nhân sau.
Vì vậy, phải dặn dò bệnh nhân làm theo hướng dẫn của điều dưỡng, nhịn đi
ngoài đủ thời gian cho thuốc ngấm để đảm bảo đại tràng sạch trước khi phẫu thuật.


16


+ Ổn định tâm lý [1]:
Để tránh người bệnh lo âu, căng thẳng, điều dưỡng cho người bệnh gặp
gỡ người nhà, khuyên bệnh nhân đi ngủ sớm, có thể thực hiện thuốc an thần
cho bệnh nhân đêm trước mổ.
- Chuẩn bị hôm mổ [1]
+ Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ trước phẫu thuật.
+Đo dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
+Vệ sinh: bệnh nhân cần được tắm lại và thay đồ mổ sau khi tắm, chú ý
cởi bỏ đồ lót.
+Thông tin bàn giao bệnh nhân: đeo bảng tên, ghi rõ ràng cả họ tên,
tuổi, khoa, chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật.
+ Sát khuẩn vùng mổ bằng bethadine và băng vô khuẩn vùng mổ: đây
là bắt buộc đối với những bệnh nhân dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
Tuy nhiên cũng khuyến khích sát khuẩn trên các bệnh nhân khác.
+Vết thương: thay băng lại vết thương sạch sẽ, băng kín.
+Thực hiện thuốc chờ mổ theo y lệnh.
+Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu (nếu cần), cho bệnh nhân đi tiểu.
+Chuyển bệnh nhân lên phòng mổ:
 Bệnh nhân nằm trên cáng hoặc xe đẩy, người nhà và nhân viên y tế
đưa lên phòng phẫu thuật, chuyển nhẹ nhàng, tuyệt đối không để
bệnh nhân tự đi.
 Đảm bảo giữ ấm trong khi vận chuyển.
 Nhân viên y tế ngoại khoa bàn giao lại bộ hồ sơ bệnh án, tình
trạng bệnh nhân và chú ý đặc biệt về bệnh nhân cho nhân viên y
tế phòng mổ (có thể đeo bảng tên người đại diện phẫu thuật).


17


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Viện Chấn thương chỉnh hình - bệnh viện Việt Đức.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 1 /11 / 2014 đến ngày 1 /4 /2015
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả bệnh nhân ≥ 16T được phẫu thuật chi dưới có chuẩn bị tại phòng
mổ vô trùng của Viện Chấn thương chỉnh hình - bệnh viện Việt Đức.
- Bệnh nhân tỉnh táo và tự nguyện tham gia nhóm nghiên cứu.
- Bệnh nhân được chuẩn bị theo một quy trình chung tại Viện Chấn
thương chỉnh hình - bệnh viện Việt Đức.
 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân < 16T.
- Bệnh nhân được mổ cấp cứu chi dưới.
- Bệnh nhân được mổ tại phòng mổ hữu trùng.
- Bệnh nhân không tỉnh táo.
- Bệnh nhân khôngđồng ý hợp tác tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
- Lựa chọn tất cả bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn
loại trừ, được điều trị tại Viện Chấn thương chỉnh hình từ ngày 1/11/2014 đến
ngày 1/4/2015.
- Mẫu nghiên cứu thuận tiện gồm 102 bệnh nhân.


18


2.2.3. Công cụ nghiên cứu
Phỏng vấn theo phiếu trả lời câu hỏi (Phụ lục 1)
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
 Đặc điểm đối tượng:
- Tuổi.
- Giới.
- Nghề nghiệp.
- Trình độ học vấn.
- Nguyên nhân phẫu thuật.
- Vị trí phẫu thuật.
- Tiền sử: bệnh liên quan, phẫu thuật, dị ứng thuốc, thức ăn, tiền sử
uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Mức độ quan tâm của bệnh nhân về bệnh của mình.
 Công tác thực hiện quy trình.
- Công tác chuẩn bị vệ sinh trước mổ.
- Công tác thụt tháo trước mổ.
- Công tác giải thích trước mổ.
- Điều dưỡng chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân trước mổ.
 Kết quả thực hiện quy trình
- Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi được giải thích mổ.
- Kết quả thực hiện quy trình ảnh hưởng đến tiến trình của cuộc phẫu thuật.
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Liệt kê danh sách bệnh nhân mổ theo lịch ngày hôm sau, lựa chọn
những bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu.
- Chiều hôm trước mổ: quan sát toàn bộ quy trình chẩn bị bệnh nhân
trước mổ theo quy trình trên đối tượng nghiên cứu, ghi chép các biến số
nghiên cứu.


19


- Ngày hôm sau: ghi nhận những trường hợp có diễn biến cuộc mổ bất
lợi liên quan đến công tác chuẩn bị mổ.
- Những ngày sau mổ: phỏng vấn bệnh nhân để biết sự hài lòng, tác
động tâm lý theo bộ câu hỏi.
2.2.6. Quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật.
 Ngày trước mổ
- Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Lấy chỉ số chiều cao, cân nặng.
- Làm điện tim.
- Kiểm tra các xét nghiệm cơ bản.
- Kiểm tra phim X - quang phổi và các loại phim khác (số lượng, chất lượng).
- Hoàn thành hồ sơ: bổ sung thông tin còn thiếu.
- Cởi bỏ tư trang.
- Tháo răng giả.
- Cắt móng tay, móng chân.
- Cạo lông vùng mổ.
- Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà vệ sinh thân thể.
- Vệ sinh vùng mổ bằng dung dịch sát khuẩn.
- Thay quần áo viện.
- Nhắc nhở chế độ ăn, uống: chiều ăn nhẹ, tối nhịn ăn hoàn toàn. Sau
23h tối trước đến khi mổ không được ăn uống bất kì thứ gì.
- Thụt tháo: tối trước mổ, điều dưỡng trực tiếp thụt cho bệnh nhân. Hiện
nay, tại Viện CHCH đang sử dụng tuýp thụt FLEET.
- Chuẩn bị tâm lí: gặp gỡ bệnh nhân, giải thích những thắc mắc, thực
hiện thuốc giảm đau, an thần, khuyên bệnh nhân đi ngủ sớm.
 Hôm mổ
- Thay quần áo mổ.
- Đo lại mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.



20

- Đeo thẻ tên bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa, chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật.
- Vết thương (nếu có): sát khuẩn lại, thay băng, hoặc băng vô khuẩn.
- Sát khuẩn và băng vô khuẩn vùng mổ.
- Thực hiện thuốc chờ mổ theo y lệnh.
- Đặt ống sonde dạ dày hoặc sonde tiểu (nếu cần).
- Chuyển người bệnh lên phòng mổ: điều dưỡng và người nhà chuyển
bệnh nhân bằng phương tiện an toàn.
2.2.7. Thu thập và xử lý số liệu
- Quy trình thu thập: sử dụng bộ câu hỏi, hồ sơ bệnh án, hồ sơ điều
dưỡng (Phụ lục 1).
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0.
2.2.8. Sai số và thống kê sai số
- Sai số do phỏng vấn qua bộ câu hỏi: bộ câu hỏi được thiết kế và chỉnh
sửa kĩ trước khi tiến hành nghiên cứu.
- Chỉ phỏng vấn những đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.9.Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu có phản hồi kết quả.
- Hoàn toàn vì lợi ích của bệnh nhân.
- Các thông tin cá nhân được giữ kín hoàn toàn.
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục tiêu
nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu.


21

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về giới

21%

79%

Nam

Nữ

Biểu đồ 3.1.Phân bố theo giới tính
Trong số 102 bệnh nhân nghiên cứu, bệnh nhân là nam chiếm tỷ lệ 79%
và bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 21%
3.1.2. Đặc điểm về tuổi
77.5

18.6
2.9
< 18

18 - 60

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi

> 60


22


Tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi.Tuổi lớn nhất là 83 tuổi.Độ tuổi < 18 chiếm tỷ
lệ là 2,9%, độ tuổi từ 18 - 60 là 77,5%, >60 tuổi là 18,6%. Độ tuổi trung bình
là 43,13±18,26.
3.1.3. Phân bố nghề nghiệp
Bảng 3.1. Sự phân bố theonghề nghiệp
Nghề nghiệp

Số bệnh nhân
n = 102

Tỷ lệ %

Nông dân

20

19,6

Công nhân

23

22,5

Học sinh - sinh viên

4

3,9


Nghỉ hưu

22

21,6

Nghề tự do

33

32,4

Tổng

102

100

Nghề tự do và công nhân chiếm tỷ lệ nhiều nhất tương ứng là 32,4% và
22,5%. Học sinh - sinh viên chiếm tỷ lệ ít nhất 3,9%.
3.1.4. Trình độ học vấn
Bảng 3.2. Sự phân bố theotrình độ học vấn
Trình độ học vấn

Số bệnh nhân
n = 102

Tỷ lệ %

Học hết cấp I


17

16,7

Học hết cấp II

35

34,9

Học hết cấp III

25

24,5

Cao đẳng - đại học

25

24,5

Tổng

102

100



23

Tỷ lệ học hết cấp II chiếm nhiều nhất là 34,9%. Sau đó đến Cao đẳng đại học 24,5%. Học hết cấp III chiếm 24,5%. Hết tiểu học là 16,7%.
3.1.5. Tiền sử
3.1.5.1. Tiền sử phẫu thuật
70
60
50
40
30
20
10
0

66

25
11
Chưa từng phẫu thuật

Đã từng phẫu thuật CTCH

Đã từng phẫu thuật khác

Biểu đồ 3.3.Sự phân bốtheo tiền sử phẫu thuật
Tỷ lệ bệnh nhân chưa từng trải qua cuộc phẫu thuật nào chiếm tỷ lệ cao
nhất 66%.Đã từng trải qua ít nhất một lần phẫu thuật CTCH là 25%, và tỷ
lệđã từng phẫu thuật khác là 11%.
3.1.5.2. Tiền sử bệnh liên quan
90

80
70
60
50
40
30
20
10
0

79.4

6.9
THA

2
ĐTĐ

2.9
Cả THA và
ĐTĐ

8.8
0
COPD

Bệnh khác Không mắc
bệnh gì



24

Biểu đồ 3.4.Sự phân bố tiền sử các bệnh liên quan
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 79,4% bệnh nhân không mắc bệnh lý
trước mổ. Tỷ lệ bệnh nhân chỉ mắc bệnh THA là 6,9%, chỉ mắc ĐTĐ là
2%.Có 2,9% bệnh nhân mắc cả THA và ĐTĐ. Tỷ lệ bệnh nhân mắc những
bệnh lý khác là 8,8%. Và không có bệnh nhân nào mắc COPD.
3.1.5.3 Tiền sử dị ứng
Không dị ứng

92.1

Dị ứng thức ăn

6

Dị ứng thuốc

2

0

20

40

60

80


100

Biểu đồ 3.5. Sự phân bố theo tiền sử dị ứng
Tỷ lệ bệnh nhân không có dị ứng gì chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 91,2%.
Tỷ lệ dị ứng thức ăn là 5,9%. Tỷ lệ dị ứng thuốc là 2,9%.
3.1.5.4. Tiền sử cá nhân
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

47

29.4

16.7
6.9
0
Rượu bia

Thuốc lá

Cả rượu bia và

thuốc lá

Ma túy

Biểu đồ 3.6. Sự phân bố tiền sử cá nhân

Không sử dụng



25

Có 16,7% bệnh nhân chỉ sử dụng rượu bia và 6,9% chỉ hút thuốc lá
thường xuyên. Không có bệnh nhân nào sử dụng ma túy.
3.1.6. Nguyên nhân phẫu thuật
Bệnh lý

15.7

TNGT

41.2

TNSH

37.3

TNLĐ

5.9


Biều đồ 3.7. Sự phân bố nguyên nhân phẫu thuật
Phẫu thuật do TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2%. Tỷ lệ phẫu thuật do
TNSH chiếm 37,3%. 15,7%là tỷ lệ phẫu thuật do bệnh lý và ít nhất là tỷ lệ
TNLĐ chiếm 5,9%
3.1.7. Vị trí phẫu thuật
Bảng 3.3. Sự phân bố theo vị trí phẫu thuật
Số bệnh nhân
n = 102

Tỷlệ %

Chấn thương

23

22,6

Bệnh lý

1

1

Chấn thương

21

20,6


Bệnh lý

0

0

Chấn thương

3

2,9

Bệnh lý

0

0

Chấn thương

13

12,7

Bệnh lý

14

13,7


Chấn thương

26

25,5

Bệnh lý

1

1

Vị trí phẫu thuật
Đùi
Cẳng chân
Cổ bàn chân
Khớp háng
Khớp gối


×