Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo thực tập thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại toà án nơi thực tập)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.11 KB, 28 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp

Phần mở đầu.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tín dụng ngân
hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó không
chỉ đáp ứng được phân lớn nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế mà thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng còn tạo ra một
phần lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng và chính yếu tố này lại trở thành động
lực thúc đẩy các tổ chức tín dụng huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nhân
dân để mở rộng hoạt động cho vay. Kinh tế càng phát triển, nhu cầu về vốn càng
lớn thì vai trò của các tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế
trên cơ sở hợp đồng tín dụng càng trở nên quan trọng Chính sách tín dụng ngân
hàng trở thành một vấn đề không thể xem nhẹ trong các chính sách kinh tế của
đất nước.
Một trong những đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng là sự chứa đựng
nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay vì theo cam kết trong hợp
đồng tín dụng bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất
định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn, vì thế
mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ
lệ lớn hơn so với các hợp đồng khác.
Trên thực tế hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng, cụ thể là việc
giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với khách
hàng trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức; pháp luật điều
chỉnh lĩnh vực hoạt động này còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu quá
trình áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là cần thiết
nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật, đồng thời
chỉ ra được những nguyên nhân thực tế dẫn đến các tranh chấp về hợp đồng tín
dụng thường xảy ra. Từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý tháo gỡ những khó
khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, từng bước hoàn



Chuyªn ®Ò thùc tËp
thiện pháp luật hợp đồng tín dụng-một bộ phận quan trọng của pháp luật ngân
hàng, bảo đảm cho hoạt động ngân hàng ngày càng an toàn và hiệu quả hơn.
Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thực tiễn giải quyết
tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Toà án nơi thực tập ” làm đề tài nghiên cứu
trong quá trình thực tập tại Toà án nhân dân Tỉnh Nghệ An.
Bản báo cáo tập trung vào 2 nội dung chính:
- Qúa trình áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở toà
án.
- Nhận xét, đánh giá những khó khăn trong quá trình giải quyết và một số đề
xuất cụ thể.


Chuyªn ®Ò thùc tËp
I/ Quỏ trỡnh tỡm hiểu thu thập thụng tin:
Trên cơ sở những yêu cầu của chuyên đề thực tập, ngay từ những ngày đầu
của khóa thực tập tôi đó luụn chỳ trọng vào việc thu thập, nắm bắt những thụng
tin về tỡnh hỡnh giải quyết cỏc vụ tranh chấp HĐTD tại Tũa ỏn thụng qua việc
tỡm hiểu cỏc số liệu thống kờ trong mấy năm gần đây, đọc hồ sơ vụ án và tham
cỏc phiờn tũa xột xử về tranh chấp HĐTD. Khoảng thời gian hơn 2 tháng là
không nhiều để có thể nắm bắt được một cách đầy đủ và sâuáắc những thông tin
nhưng đó cũng là khoảng thời gian cần thiết giúp tôi có thể thu thập được những
thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập, có thể đưa ra một cái
nhỡn tổng quỏt về thực tiến giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tũa ỏn nơi thực tập.
Để thu thập các thông tin một cách đầy đủ, khách quan, bao quát được toàn
bộ vấn đề cần tỡm hiểu, tụi đó vận dụng kết hợp cỏc phương pháp như: phương
pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp điều tra xó hội học, phương pháp quan
sát, phương pháp thông kê để từ đó chọn lọc và xử lý một cách linh hoạt các
thông tin có được trong quá trỡnh tỡm hiểu giỳp cho bản bỏo cỏo thực tập đạt
được kết quả nghiên cứu tôt nhất.

II/ Thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tũa ỏn nhõn dõn tỉnh Nghệ
An:
1. Yêu cầu đặt ra trong quỏ trỡnh giải quyết tranh chấp HĐTD của Tũa ỏn:
Trong thực tế, khi thực hiện HĐTD có thể phát sinh những tranh chấp nhất
định do hành vi vi phạm của một trong các bên chủ thể giao kết HĐTD mà các
bên không tự thương lượng, hoà giải được. Việc giải quyết tranh chấp phát sinh
từ HĐTD bằng con đường tài phán được xem như giải pháp cuối cùng để phân
định quyền lợi giữa các bên theo quy định của luật tố tụng. Tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng tín dụng (HĐTD) được hiểu là tình trạng pháp lý của quan hệ
HĐTD, trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về
những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ HĐTD. Một HĐTD chỉ được
coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng về phương diện quyền lợi giữa
các bên đã được thể hiện ra bên ngoài (mặt khách quan) thông qua những bằng


Chuyªn ®Ò thùc tËp
chứng cụ thể và xác định được. Không phải cứ khi nào có vi phạm hợp đồng thì
khi đó có tranh chấp mà đôi khi sự vi phạm hợp đồng diễn ra trước và tranh
chấp hợp đồng lại là sự kiện diễn ra sau đó một thời gian nhất định hoặc thậm
chí có sự vi phạm hợp đồng tín dụng nhưng không hề có tranh chấp bởi các bên
không bày tỏ ra bên ngoài về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ bằng các
hành vi phản kháng cụ thể có giá trị chứng cứ. Trong thực tiễn việc xác định
đúng đắn và chính xác thời điểm phát sinh tranh chấp sẽ có tác dụng rất lớn
trong việc xác định thời hiệu khởi kiện cũng như lựa chọn phương án giải quyết
tranh chấp thật sự đúng đắn và phù hợp với pháp luật, trên cơ sở đó góp phần
đảm bảo lợi ích của nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Toà án là cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân
sự đối với những tranh chấp phát sinh từ HĐTD ký kết giữa các tổ chức tín dụng
với khách hàng mà các bên thoả thuận yêu cầu toà án giải quyết khi có tranh
chấp. Ngoài ra đối với những tranh chấp từ HĐTD nhưng các bên không có thoả

thuận nào về cơ quan giải quyết tranh chấp thì về nguyên tắc tranh chấp đó cũng
thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong quá
trình giải quyết các tranh chấp phải đảm bảo các yêu cầu: (1) Nhanh và thuận
lợi, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh; (2)
Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp; (3) Bảo vệ các bên trên
thương trường; (4) Đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh; (5) Bảo vệ một
cách thoả đáng lợi ích hợp pháp của các bên.
2. Quỏ trỡnh giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tũa ỏn nhõn dõn tỉnh Nghệ An
trong thời gian qua:
Trong quá trình thực tập tại Toà án nhân dân Tỉnh Nghệ An trong thời gian từ
tháng 2/2009 đến tháng 4/2009 đã giúp tôi tiến hành việc thu thập các tài liệu và
thông tin để làm sáng tỏ vấn đề thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐTD tại Toà án.
Thông qua các số liệu tổng hợp của phòng thư ký toà Kinh tế về số vụ án mà
Toà Kinh tế- Toà án nhân dân Tỉnh Nghệ An đã thụ lý và giải quyêt về việc tranh
chấp HĐTD trong thời gian gần đây cùng với việc nghiên cứu một số bản án cụ


Chuyªn ®Ò thùc tËp
thể và tham dự trực tiếp một số phiên toà xét xử về giải quyêt tranh chấp HĐTD,
từ đó đưa ra một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề giải quyết tranh chấp HĐTD
tại Toà án nhân dân Tỉnh Nghệ An.
Cụ thể theo số liệu thống kê được trong thời gian qua số vụ tranh chấp
HĐTD được Tòa Kinh tế- Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An thụ lý và giải quyêt
tương đối nhiều so với các vụ việc tranh chấp về kinh doanh- thương mại khác.
Trong khoảng thời gian 9 tháng từ ngày 01/01/2008 đến ngày 30/9/2008 thụ lý
và giải quyết 26 vụ về tranh chấp HĐTD và trong 3 tháng cuối năm 2008 thụ lý
mới 7 vụ đưa tổng số vụ về tranh chấp HĐTD mà Toà Kinh tế- Toà án nhân dân
Tỉnh Nghệ An đã thụ lý trong năm qua là 33 vụ. Trong 2 tháng đầu năm 2009 đã
thụ lý thêm 4 vụ mới. Trong số 26 vụ mà toà đã đưa ra xét xử có 18 bản án đã có
hiệu lực pháp luật và 8 bản án có kháng cáo, kháng nghị.

Như vậy, so với số liệu thống kê của các năm trước thỡ số vụ về tranh chấp
HĐTD có xu hướng tăng đáng kể. Cụ thể năm 2007 tổng số vụ tranh chấp mà
Tũa ỏn nhõn dõn tỉnh Nghệ An đó thụ lý và giải quyết là 25 vụ và năm 2006 chỉ
có 19 vụ.
Trong quá trình nghiên cứu các bản án có thể thấy tranh chấp về HĐTD xảy
ra trên thực tế rất nhiều với nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều quan hệ pháp
luật khác. Có thể đưa ra một số vụ điển hình sau:
1. Ngày 25.01.2008, tại trụ sở Toà án nhân dân Tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm
công khai vụ án thụ lý số 24/2007/TLST ngày 26/6/2007 về tranh chấp HĐTD
theo đơn khởi kiện của Ngân hàng công thương Việt Nam (NHCT VN) đối với
Công ty Cổ phần đá quý và vàng Hà Nội. Đại diện của nguyên đơn là ông Võ
Huy Hạ - Phó giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương Bến Thuỷ theo văn
bản uỷ quyền của Tổng giám đốc NHCT VN. Đại diện của bị đơn là ông Cao
Khắc Tấn- Chủ tịch HĐQT của công ty. Theo đơn khởi kiện cũng như tại phiên
toà đại diện cho nguyên đơn trình bày: ngày 11/8/1997, Công ty đá quý và vàng
Nghệ An (sau đó sát nhập vào Công ty cổ phần đá quý và vàng Hà Nội) vay
NHCT VN 1.600.000.000đ, mục đích vay để đầu tư mở rộng xí nghiệp đá quý


Chuyªn ®Ò thùc tËp
1.Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội đã trả nợ gốc 930.000.000đ, đến hôm nay
ngày 25/1/2008 còn nợ tiền gốc 670.000.000; tiền lãi 1.837.880.235đ. Tài sản
bảo đảm cho khoản vay là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà ở và nhà
làm việc tại mỏ Quỳ Châu, nhà khách tại phường Hà Huy Tập- TP Vinh- Nghệ
An. Nay buộc Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội phải trả toàn bộ tiền gốc
670.000.000đ, còn tiền lãi miễn giảm cho 514.793.595đ còn lại 1.323.086.640đ.
Cộng vả gốc và lãi phải trả là 1.993.086.640đ. Nếu Công ty CP đá quý và vàng
Hà Nội không trả thì đề nghị Toà án xử lý tài liệu, giấy tờ về quyền sử dụng đất
và nhà 4 tầng trên khuôn viên 160,1m2 đất (số nhà trước đây là 429 nay là số
262-Hà Huy Tập-TP Vinh-Nghệ An) của Công ty cổ phần đá quý và vàng Hà

Nội (trước đây là của Công ty đá quý và vàng Nghệ An) để đảm bảo cho việc thi
hành án dân sự khoản tiền trên, còn các tài sản khác không cần xử lý để thi hành
án dân sự.
Còn theo trình bày của bên bị đơn thì ngày 31/12/2005 Công ty CP đá quý
và vàng Hà Nội ký HĐTD số 1/2005/HĐTD với NHCT VN (Chi nhánh NHCT
Bến Thuỷ) vay 700.000.000đ tiền gốc còn tiền lãi 1.631.132.785đ Công ty CP
đá quý và vàng Hà Nội không nhận và đã ghi vào phụ lục hợp đồng "tiền lãi
1.671.131.785đ Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội không đưa vào giá trị doanh
nghiệp”. Ngày 26/6/2006, Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội đã trả cho NHCT
VN 30.000.000đ. Nay bị đơn chỉ nhất trí trả tiền gốc 670.000.000đ còn tiền lãi
tính đến hôm nay 1.837.880.235đ bị đơn không trả vì khi Công ty CP đá quý và
vàng Nghệ An vay NHCT VN cũng như sau khi sát nhập vào Công ty CP đá quý
và vàng Hà Nội thì vốn của Công ty CP đá quý và vàng Nghệ An cũng như
Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội đều là vốn nhà nước, trước khi cổ phần hoá
đã không đưa khoản tiền lãi này vào giá trị doanh nghiệp. Đây là quy định
chung, đề nghị NHCT VN- chi nhánh ngân hàng công thương Bến Thuỷ thưc
hiện đúng biên bản làm việc ngày25/4/2006, không đồng ý xử lý tài sản để đảm
bảo thi hành án dân sự.


Chuyªn ®Ò thùc tËp
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại
phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận
định: Căn cứ vào HĐTD trung và dài hạn số 01 ngày 11.8.1997 giữa NHCT VNchi nhánh NHCT Bến thuỷ với Công ty CP đá quý và vàng Nghệ An, khế ước
nhận tiền vay trung, dài hạn số 1/HĐTV (11/8/1997), các uỷ nhiệm chi số 6
(12/8/1997), số 5 (12/8/1997), số 3 (12/8/1997), giấy cam đoan thế chấp tài sản
ngày 25/8/1996, danh mục tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp nhà nước;
HĐTD số 1/2005/HĐTD ngày 31/12/2005 và phụ lục hợp đồng ngày
31/12/2005 giữa NHCT VN- chi nhánh NHCT Bến Thuỷ và Công ty CP đá quý
và vàng Hà Nội. Năm 1997, Công ty CP đá quý và vàng Nghệ An vay của

NHCT VN- chi nhánh NHCT Bến Thuỷ 1.600.000.000đ, đã trả 900.000.000đ
tiền gốc, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở, nhà làm việc, công xưởng,
máy móc, thiết bị của công ty. Sau khi sát nhập vào Công ty CP đá quý và vàng
Hà Nội và chuyển sang cổ phần hoá thì giữa NHCT VN - chi nhánh NHCT Bến
Thuỷ và Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội đã ký kết HĐTD số 1/2005/HĐTD
ngày 31/5/2005(kế thừa quyền và nghĩa vụ của Công ty CP đá quý và vàng
Nghệ An). Tại Điều 1 HĐTD số 1/2005 ghi rõ Bên B đồng ý nhận lại toàn bộ số
dư nợ Chi nhánh ngân hàng công thương Bến Thuỷ đến ngày 31/12/2005(có phụ
lục kèm theo). Điều 2 ghi: các điều khoản khác không ghi trong HĐTD này vẫn
được thực hiện như các HĐTD vay vốn trung hạn số 01/HĐTD ngày 11/8/1997,
số 02 ngày 13/8/1997 và các khế ước nhận nợ vay vốn ngắn hạn ngày 2/6/1997,
3/7/1997 và 3/9/1997 đã được ký kết giữa Chi nhánh ngân hàng công thương
Bến thuỷ và Công ty CP đá quý và vàng Nghệ An. Điều 3 ghi: Hợp đồng này có
hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Bên B thanh toán cho bên A đầy đủ gốc, lãi
tiền vay và các khoản phí khác(nếu có). Phía dưới hợp đồng có đầy đủ chữ ký
của 2 bên. Nhưng tại phụ lục hợp đồng thì Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội
ghi rằng tiền lãi 1.631.131.785đ Công ty không đưa vào giá trị doanh nghiệp,
chỉ nhận số nợ gốc 700.000.000đ mà không chấp nhận nợ lãi. Sau đó, Công ty
CP đá quý và vàng Hà Nội đã trả 30.000.000đ tiền gốc cho NHCT VN. Trước


Chuyªn ®Ò thùc tËp
khi cổ phần hoá, Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội với Tổng công ty khoáng
sản TKV đã làm thủ tục để không đưa số tiền lãi của NHCT VN theo Nghị định
187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, Thông tư số 126/2004/TT ngày 23/2/2004
của Chính phủ, Công văn số 2220/BTC ngày 24/2/2005 của Bộ Tài chính và
công văn số 411/TCKT của Tổng công ty khoáng sản Việt Nam. Nhưng ngày
27/4/2005 NHCT VN có công văn số 1436/CV-NHCT37 rằng chỉ đồng ý miễn
một phần nợ lãi vay chưa trả đối với Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội với số
tiền 514.793.595đ với điều kiện Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội trả xong số

nợ gốc 700.000.000đ.
Toà án đã kiên trì hoà giải nhiều lần nhưng các bên không thoả thuận được
với nhau. Ngày 4/12/2007, toà án đưa vụ án ra xét xử nhưng các bên lại xin tạm
hoãn phiên toà để các bên về thoả thuận với nhau nhưng cho đến nay các bên
vẫn không thoả thuận được. Theo Khoản 2.3; 2.4 Điều 6 của HĐTD số 01 ngày
11/8/1997 nói rõ: khi bên B thay đổi người đại diện hợp pháp của mình thì
người thay thế phải có trách nhiệm kế thừa hoàn toàn khoản nợ và lãi tiền vay
cùng những cam kết mà người đại diện hợp pháp trước đó đã cam kết. Trước khi
chuyển quyền sở hữu, chia tách, sát nhập bên B phải trả hết nợ và lãi tiền vay
cho bên A. Trường hợp chưa trả hết nợ và lãi tiền vay thì phải làm thủ tục
chuyển nợ và lãi tiền vay cho bên mới nhận nếu được bên cho vay đồng ý bằng
văn bản. Đại diện của bên vay mới phải nhận toàn bộ số nợ và lãi tiền vay, thực
hiện những điều mà bên vay cũ đã cam kết trước đây.
Trong biên bản làm việc ngày 25/4/2006 giữa NHCT VN và Công ty CP đá
quý và vàng Hà Nội thì sau khi trả hết nợ gốc (chậm nhất là 30/9/2006) thì
NHCT VN- Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ sẽ phối hợp với Công ty CP đá quý và
vàng Hà Nội làm thủ tục miễn giảm tiền lãi. Nhưng cho đến nay Công ty CP đá
quý và vàng Hà Nội vẫn chưa trả hết tiền gốc mà trong biên bản cũng chỉ nói
miễn giảm chứ không nói miễn hoàn toàn tiền lãi.
Vì các lẽ trên, áp dụng các điều 29, 34, 36, 131, 134 BLTTDS; điều 472,
474, 342, 355 BLDS; Điều 106 Luật đất đai Toà án đã tuyên bố chấp nhận đơn


Chuyªn ®Ò thùc tËp
khởi kiện của NHCT VN, buộc Công ty cổ phần đá quý và vàng Hà Nội phải trả
cho NHCT VN tiền gốc 670.000.000đ; tiền lãi 1.323.086.640đ, cộng cả tiền gốc
và lãi 1.993.086.640đ. Xử lý quyền sử dụng đất và ngôi nhà 4 tầng (diện tích
120m2 nay đo đạc lại là 160,1m2) cùng toàn bộ tài liệu, giấy tờ liên quan đến
quyền sử dụng đất và nhà (số 262-Hà Huy Tập-TP Vinh) của Công ty CP đá quý
và vàng Hà Nội để đảm bảo thi hành án dân sự khoản tiền trên cho NHCT VN.

Công ty CP đá quý và vàng Hà Nội phải chịu tiền án phí kinh tế sơ thẩm, trả lại
tiền tạm ứng án phí kinh tế sơ thẩm cho NHCT VN.
2. Theo bản án số 03/2008/KT-ST ngày 16/4/2008 về tranh chấp HĐTD,
nguyên đơn là Ngân hàng công thương Việt Nam (NHCT VN); bị đơn là bà
Phạm Thị Tâm - 44tuổi, trú tại khối 9 - P.Lê Lợi -TP Vinh- Nghệ An; người có
nghĩa vụ liên quan là ông Lê Anh Tuấn (chồng chị Tâm) trú tại Khối 9-P.Lê LợiTP Vinh-Nghệ An. Theo đơn khởi kiện của NHCT VN, ngày 19/9/1995 bà Phạm
Thị Tâm và ông Lê Anh Tuấn có đơn và hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng
công thương Nghệ An 150 triệu đồng. Bà Tâm đã nhận tiền vay và ký khế ước
nhận nợ, ký 3 phiếu chi tổng cộng là 150 triệu đồng. Tài sản thế chấp bảo đảm
cho khoản vay là ngôi nhà và mảnh đất tại Khối 9-P.Lê Lợi-TP Vinh có thủ tục
xác nhận của UBND P.Lê lợi-TP Vinh, có công chứng nhà nước xác nhận. Đến
nay bà Tâm, ông Tuấn còn nợ gốc 73.200.000đ, nợ lãi 204.933.000đ, tổng cộng
278.133.000đ. Ngân hàng đề nghị Toà án buộc ông Tuấn bà Tâm trả số nợ nói
trên, nếu không trả được thì xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Bà Tâm thừa nhận khoản vay đó là do bà vay chứ không phải bà cùng ông
Tuấn vay, nhà đất thực tế là của bà Nguyễn Thị Đông- mẹ chồng. Việc xác nhận
tên ông Tuấn bà Tâm là để có đủ thủ tục làm hồ sơ vay vốn của ngân hàng. Bà
Tâm thừa nhận bà vay 150 triệu đồng, hiện còn nợ số tiền đúng như ngân hàng
báo cáo.
Căn cứ vào các chứng cứ đã thẩm tra và kết quả tranh luận tại phiên toà trên
cơ sở xem xét đánh giá toàn diện chứng cứ, toà án đã xác định người vay là bà
Tâm, ông Tuấn không phải là người cùng vay vốn. Khoản nợ 73.200.000đ nợ


Chuyªn ®Ò thùc tËp
gốc và 204.933.000đ nợ lãi bà Tâm nợ Chi nhánh ngân hàng công thương Nghệ
An là phù hợp hồ sơ vay vốn và trả nợ. Về tài sản thế chấp vốn vay là ngôi nhà
trên diện tích đất ở Khối 9-P.Lê Lợi mặc dù có xác nhận của UBND phường Lê
Lợi và xác nhận của công chứng nhà nước nhưng 2 cơ quan đó đều xác nhận sai.
Toà án đã tiến hành xác minh kết quả mảnh đất nói trên thuộc quyền sử dụng

của bà Nguyễn Thị Đông và ngôi nhà nói trên cũng là của bà Đông. Vì vậy hồ
sơ thế chấp tài sản cho khoản vay trên là không có giá trị pháp lý để xử lý thu
hồi vốn vay theo quy định của pháp luật. Thủ tục của tài sản thế chấp do ngân
hàng giữ nay không còn giá trị vì vậy không cần xử lý trả lại cho người có thủ
tục. Toà án đã quyết định buộc bà Phạm thị Tâm phải trả cho Chi nhánh ngân
hàng công thương Nghệ An tổng số nợ nói trên. Xét bà Tâm hoàn cảnh kinh tế
khó khăn có xác nhận của UBND phường Lê Lợi nên miễn án phí sơ thẩm cho
bà Tâm.
3. Theo bản án số 07/2008/KDTM-ST ngày 26/6/2008 về tranh chấp HĐTD.
Theo đơn khởi kiện của bên nguyên đơn là Ngân hàng công thương Việt Nam
(NHCT VN) đối với ông Nguyễn Hữu Việt- chủ DNTN gương kính Bảo Việt,
trú tại số 107- Phan Chu Trinh-TP Vinh- Nghệ An; người bảo lãnh liên quan là
bà Phạm Thị Mai, bà Phạm Thị Liên và ông Nguyễn Sỹ Hùng, đều trú tại Thị
trấn Đô Lương- Nghệ An về việc ông Việt nhận tiền vay theo 3 HĐTD có thế
chấp tài sản của ông Việt và bảo lãnh tài sản bảo đảm tiền vay của người bảo
lãnh. Đến hạn trả nợ ông Việt và những người bảo lãnh không trả đủ nợ cho
ngân hàng. Cụ thể các khoản vay như sau:
- HĐTD số 205/HĐTD ngày 12/3/2004 ông Việt vay NHCT VN- chi nhánh
ngân hàng công thương Bến Thuỷ 1 tỷ đồng (đã nhận đủ), thời hạn vay 10 năm,
tài sản thế chấp cho khoản vay là nhà ở cấp 4, nhà xưởng, quyền sử dụng đất
313,9m2 thuộc quyền sở hữu của ông Việt theo hợp đồng thế chấp tài sản số
04030205 ngày 3/3/2004. Đến ngày 23/6/2008 đã trả nợ gốc 333.000.000đ, nợ
lãi 416.448.000đ.


Chuyªn ®Ò thùc tËp
- HĐTD số 05030037/HĐTD ngày 12/5/2005 ông Việt vay Chi nhánh ngân
hàng công thương Bến Thuỷ 4tỷ đồng (đã nhận đủ), thời hạn vay 6 tháng sau đó
gia hạn thêm 6 tháng theo hợp đồng sửa đổi ngày 10/11/2005, bảo đảm khoản
vay bằng tài sản thế chấp của ông Việt theo hợp đồng sửa đổi bổ sung thế chấp

tài sản ngày 11/5/2005 gồm toàn bộ tài sản thế chấp tại hợp đồng thế chấp ngày
3/3/2005 và bổ sung thêm các tài sản gồm nhà ở 4 tầng, nhà xưởng, dây chuyền
thiết bị máy móc sản xuất gương kính, 2 xe ôtô vận tải biển số 37H.3682 và
37H.4537. Tổng giá trị tài sản thế chấp là 4.714.960.000đ bảo lãnh cho nghĩa vụ
vay 4.420.000.000đ. Bảo đảm khoản vay bằng tài sản bảo lãnh nhà ở cấp 4 gắn
liền với quyền sử dụng 139m2 đất ở của bà Liên và ông Hùng cho nghĩa vụ vay
của ông Việt 230.000.000đ theo hợp đồng bảo lãnh số 05030037 ngày
10/5/2005. Bà Mai bảo lãnh cho nghĩa vụ vay của ông Việt 1.500.000.000đ bằng
tài sản nhà cấp 4 gắn liền quyền sử dụng đất 1320m2 theo hợp đồng bảo lãnh số
05030037 ngày 10/5/2005. Đến nay ông Việt đã trả gốc 930.000.000đ+ lãi
127.084.000đ, bà Mai trả gốc 1.500.000.000đ + lãi 204.886.666đ, bà Liên trả
gốc 150.000.000đ. Còn nợ 1.420.000.000đ nợ gốc và 589.894.000đ nợ lãi. Do
các tài sản thế chấp của khoản vay 4tỷ đến hạn không trả được liên quan đến thế
chấp cho cả khoản vay 1tỷ nên theo quy định của pháp luật khoản vay 1tỷ cũng
coi như đến hạn.
- HĐTD số 06030033 ngày 11/5/2006 ông Việt vay Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ
800 triệu đồng (đã nhận đủ), thời hạn vay 9 tháng, bảo đảm tiền vay bằng tài sản
thế chấp của ông Việt 1 chiếc ôtô 7 chỗ biển số 37H.9992 cho nghĩa vụ vay 400
triệu đồng và bảo lãnh bằng tài sản nhà 2 tầng gắn liền quyền sử dụng đất
116m2 của bà Phạm Thị Yến cho nghĩa vụ vay 400 triệu đồng của ông Việt. Đến
nay mới trả được nợ lãi 30.906.667đ, còn nợ gốc 800triệu đồng và lãi
214.320.000đ.
Tổng cộng cả 3 HĐTD ông Việt còn nợ Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ nợ gốc
2.887.000.000đ, nợ lãi 806.839.300đ. Ngân hàng đòi nhiều lần nhưng ông Việt


Chuyªn ®Ò thùc tËp
đổ trách nhiệm trả nợ 2 khoản vay 4,8 tỷ đồng cho bà Mai, khoản nợ 1tỷ đồng
ông Việt cho rằng chưa đến hạn trả.
Ngày 26/9/2007, bà Mai có đơn khởi kiện đối với ông Việt với nội dung: theo

hợp đồng bảo lãnh số 05030037 ngày 10/5/2005 bà Mai cam kết bảo lãnh cho
ông Việt nghĩa vụ trả nợ 1,5 tỷ đồng trong khoản vay 4 tỷ. Do ông Việt không
trả nợ tiền vay, Chi nhánh ngân hàng công thương Bến Thuỷ yêu cầu bà Mai là
người bảo lãnh phải trả nợ phần nghĩa vụ bảo lãnh, bà Mai đã thực hiện trách
nhiệm bảo lãnh trả cho ngân hàng 1.854.000.666đ bao gồm nợ gốc và nợ lãi
phần bảo lãnh. Bà Mai đã đòi ông Việt hoàn trả lại số tiền này nhưng ông Việt
không trả. Bà khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết, toà án nhân dân tỉnh Nghệ An
đã thụ lý vụ án dân sự số 02/2007/TLST ngày 9/7/2007. Tiếp đó bà Mai làm đơn
với nội dung trên yêu cầu toà án giải quyết trong vụ án KDTM. Toà án nhân dân
tỉnh Nghệ An có quyết định số 01 ngày 7/5/2008 nhập vụ án dân sự vào vụ án
KDTM để giải quyết.
Xét thấy: 3 HĐTD ký kết giữa Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ với ông Việt là
đúng quy định pháp luật, có hiệu lực pháp luật và 2 bên phải thực hiện đúng các
hợp đồng đó. Các tài sản là quyền sử dụng 313,9m2 đất và nhà xưởng là tài sản
bảo đảm thế chấp của 2 khoản vay theo 2 HĐTD 1tỷ và 4tỷ. Khoản 3 Điều 324
BLDS quy định “trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ
đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn”.
Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 178/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay
quy định “trường hợp tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý
tài sản bảo đảm tiền vay để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn thì các nghĩa
vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ”. Mục 1.2 Điều VII HĐTD số 205 hai bên thoả
thuận “thu hồi nợ trước hạn khi B mất khả năng thanh toán, có nguy cơ phá sản,
có các tranh chấp đe doạ đến tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản đảm bảo…”.
Vì vậy, ngân hàng đòi nợ cả khoản vay 1tỷ đồng là có căn cứ pháp luật.


Chuyªn ®Ò thùc tËp
Đối với HĐTD vay 4tỷ và HĐTD vay 800 triệu đồng, hợp đông 2 bên thoả
thuận cũng như pháp luật quy định bên vay phải trả tiền vay đúng hạn. Theo hợp

đồng bảo lãnh thoả thuận và quy định của pháp luật, nghĩa vụ trả nợ tiền vay là
của ông Việt, nếu đến hạn người vay không trả được hoặc trả không đúng thì
mới phát sinh trách nhiệm của người bảo lãnh. Ông Việt cho rằng bà Mai đã
nhận trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng khoản vay 4tỷ đồng do ông và bà Mai
cùng kinh doanh. Xét thấy quan hệ kinh doanh, thoả thuận giữa bà Mai và ông
Việt là độc lập, không liên quan đến quan hệ tín dụng và trách nhiệm trả nợ cho
ngân hàng của ông Việt. Việc tự nhận trách nhiệm trả nợ của bà Mai thay ông
Việt là thiếu căn cứ pháp lý vì chưa được ngân hàng là bên có quyền đồng ý.
Điều 315 BLDS quy định “Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự
cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý”. Ông Việt không chứng
minh được căn cứ thể hiện ông đã chuyển giao cho bà Mai nghĩa vụ trả nợ 4,8tỷ
được ngân hàng là bên có quyền đồng ý. Không có tài liệu nào thể hiện ngân
hàng đã đồng ý chuyển nghĩa vụ trả nợ của ông Việt sang bà Mai. Có căn cứ kết
luận ông Việt là người vay phải trả nợ theo 3 HĐTD nói trên cho Chi nhánh
NHCT Bến Thuỷ.
Theo hợp đồng bảo lãnh, bà Mai nhận trách nhiệm bảo lãnh trả thay cho ông
Việt 1,5tỷ trong khoản vay 4tỷ nếu ông Việt không trả được khi nợ đến hạn. Nếu
bà Mai không trả được nghĩa vụ bảo lãnh bằng tiền thì mới xử lý tài sản bảo
đảm của bà Mai để thu hồi nợ. Thực tế bà Mai đã trả đủ nghĩa vụ bảo lãnh theo
hợp đồng là 1,5 tỷ đồng nên vấn đề xử lý tài sản bảo đảm của bà Mai không đặt
ra. Hợp đồng bảo lãnh của bà Liên và ông Hùng đối với khoản nợ của ông Việt
là đúng pháp luật cả về mặt nội dung và hình thức nên có hiệu lực pháp luật và
phải thực hiện theo hợp đồng. Có căn cứ kết luận bà Mai đã trả 1,5 tỷ đồng và
bà Liên, ông Hùng đã trả 150 triệu cho ngân hàng để thực hiện trách nhiệm theo
hợp đồng bảo lãnh trả thay nghĩa vụ của ông Việt nên việc bà Mai, bà Liên khởi
kiện đòi lại số tiền đã trả thay là phù hợp quy định tại Điều 367 BLDS.


Chuyªn ®Ò thùc tËp
Trên đây là 3 trong số các vụ về tranh chấp HĐTD đã được Toà án nhân dân

tỉnh Nghệ An giải quyết trong năm qua.
So với các năm trước không chỉ có sự gia tăng về số vụ tranh chấp HĐTD được
tũa ỏn thụ lý và giải quyết mà qua nội dung cỏc tranh chấp cũn cho thấy sự phức
tạp giữa cỏc chủ thể trong HĐTD cũng như các hợp đồng liên quan thường đi
kèm với HĐTD ( hợp đồng thế chấp, bảo lónh...). Ngoài ra theo xu hướng chung
của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của các cá nhân, tổ chức ở các tổ chức tín dụng
ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó các tranh chấp HĐTD cũng
có xu hướng tăng nhanh về số vụ và số tài sản trong các HĐTD cũng ngày càng
có giá trị lớn gây ảnh hưởng nhiều đến quá trỡnh sản xuất kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân vay vốn cũng như hoạt động của các ngân hàng cho vay.
III/ Một số nhận xét và kiến nghị về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
tại Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An:
1. Đánh giá chung:
Thông qua các bản án đã được đọc và nghiên cứu về tranh chấp HĐTD cùng
với quá trình tìm hiểu thực tế các phiên toà xét xử trong thời gian thực tập tại toà
án nhân dân tỉnh Nghệ An có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Nhìn chung Toà án đã tuân thủ tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật
trong suốt quá trình giải quyết các tranh chấp HĐTD, đặc biệt là việc áp dụng
pháp luật nội dung. Từ nội dung của các vụ tranh chấp và cách thức giải quyết
của toà án trong các bản án đã được giải quyết (như các ví dụ nêu trên) có thể
thấy Toà án đã nghiên cứu tương đối kỹ lưỡng các căn cứ trước khi đưa ra quyết
định , áp dụng một cách linh hoạt các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực
hợp đồng tín dụng ( chủ yếu được quy định trong BLDS năm 2005) và bám sát
các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã được các bên ký kết trong quá trình
phân xử. Trong quá trình thụ lý cũng như tại phiên toà xét xử, toà án đã xem xét
một cách khách quan và tổng quát vụ tranh chấp, đưa ra hướng giải quyết căn cứ
vào các chứng cứ đã thẩm tra tại phiên toà, căn cứ kết quả tranh luận tại phiên


Chuyªn ®Ò thùc tËp

toà trên cơ sở xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của các bên
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền
lợi ích hợp pháp của các bên và đối chiếu với các quy định pháp luật có hiệu lực
ở thời điểm giao dịch. HĐTD là một trong các căn cứ pháp lý quan trọng trong
quá trình giải quyết tranh chấp, vỡ vậy trong quá trỡnh giải quyết tranh chấp Tũa
án luôn xem xét các yếu tố để xem HĐTD được ký kết có hiệu lực theo quy định
của pháp luật hay không. Trước khi giải quyết tranh chấp giữa các bên chủ thể,
tũa án sẽ đưa ra tuyên bố HĐTD đó có hiệu lực pháp luật hay là vô hiệu, đây là
cơ sở để tũa án đưa ra phán quyết của mỡnh đối với các bên tranh chấp. Điều
này thể hiện tính chuyên môn trong quá trỡnh giải quyết tranh chấp HĐTD nói
riêng và tranh chấp về hợp đồng thương mại nói chung.
Về thủ tục giải quyết, theo quy định tại Điều 29 BLTTDS năm 2004 các tranh
chấp về kinh doanh thương mại trong đó có tranh chấp về HĐTD sẽ thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Qua tìm hiểu thực tế
cho thấy trong quá trình giải quyết các tranh chấp về HĐTD , toà án nhân dân
tỉnh Nghệ An đã tuân thủ đầy đủ các trình tự thủ tục tố tụng dân sự theo quy
định của pháp luật. Quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành đúng trỡnh tự
từ giai đoạn thụ lý vụ án, giai đoạn hoà giải và chuẩn bị xét xử đến giai đoạn mở
phiên toà xét xử sơ thẩm.
Về thời hạn giải quyết, các tranh chấp HĐTD do toà án giải quyết được áp
dụng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Theo Điều 179 BLTTDS thì
thời hạn giải quyết một tranh chấp HĐTD (kể cả gia hạn thời hạn chuẩn bị xét
xử, gia hạn thời hạn mở phiên toà) là không quá 5 tháng kể từ ngày thụ lý. Nhìn
chung các vụ tranh chấp HĐTD do Toà án Nghệ An thụ lý trong thời gian qua
đều tuân thủ đúng quy định, chỉ một vài vụ đưa ra xét xử quá hạn luật định vì lý
do như đương sự cố tình chây ì hoặc do vụ án phức tạp cần phải có kết quả giám
định…
Về thủ tục hoà giải của Toà án, trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, có
thể nói Toà án đã nỗ lực tối đa trong việc tiến hành hoà giải tranh chấp. Đặc biệt



Chuyªn ®Ò thùc tËp
đối với những vụ án phức tạp, các thẩm phán thường tiến hành hoà giải nhiều
lần trước khi xét xử để các đương sự tự thoả thuận việc giải quyết tranh chấp
nhằm hạn chế những chi phí cũng như thời gian cho việc giải quyết tranh chấp.
Nhưng nhìn chung việc hoà giải thường không mang lại kết quả, kéo dài vì trước
khi đưa vụ việc ra giải quyết tại toà án thì quan hệ giữa các bên tranh chấp đã
đến giai đoạn căng thẳng, mặt khác phía bên bị đơn thường gây khó khăn cho
việc hoà giải, không tuân theo giấy triệu tập của toà án.
Về tính dứt điểm của các vụ án về tranh chấp HĐTD được giải quyết tại toà
án tỉnh Nghệ An, qua các số liệu tổng hợp cho thấy các vụ án về tranh chấp
HĐTD do toà án giải quyết thường không cao. Sau khi toà án giải quyết, đương
sự thua kiện thường tiếp tục kháng cáo lên toà án cấp phúc thẩm vì những lý do
khác nhau như: không tin tưởng vào phán quyết của toà án cấp sơ thẩm hoặc cố
tình kéo dài thời gian thi hành án hoặc có khi đó là một vụ án phức tạp mà còn
có những quan điểm giải quyết khác nhau…Trong số 33 vụ mà toà án Nghệ An
thụ lý và giải quyết trong năm qua thì có 8 vụ có kháng cáo. Kết quả giải quyết
của toà án cấp phúc thẩm cũng tương đồng với toà án cấp sơ thẩm: huỷ án 0 vụ,
y án sơ thẩm 6 vụ, sửa một phần án sơ thẩm 2 vụ.
2. Một số khó khăn trong quá trỡnh giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tũa
ỏn:
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp HĐTD nói riêng cũng như các tranh
chấp kinh doanh thương mại nói chung Toà án thường gặp một số khó khăn sau:
2.1. Về pháp luật: cũn nhiều hạn chế và bất cập trong các quy định pháp luật
điều chỉnh nội dung HĐTD cũng như quá trỡnh giao kết, thực hiện hợp đồng.
Do đó khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên Tũa ỏn thường gặp khó khăn trong
việc xem xét tính pháp lý của HĐTD vỡ sự thiếu rừ ràng trong các quy định
pháp luật nội dung. Việc giải quyết các tranh chấp về HĐTD hiện nay được quy
định khá nhiều trong các văn bản pháp luật: Luật ngân hàng nhà nước, Luật các
tổ chức tín dụng, Bộ luật dân sự và được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản

dưới luật như quy chế cho vay, pháp luật bảo đảm tiền vay hay pháp luật đăng kí


Chuyªn ®Ò thùc tËp
giao dịch bảo đảm. Chớnh vỡ phỏp luật điều chỉnh trong các văn bản luật nhiều
như vậy nên nó đó cú phần nào khụng được thống nhất, gây nên sự chồng chéo
và chưa rừ ràng.
Bên cạnh đó vấn đề pháp luật phục vụ giải quyết tranh chấp HĐTD chưa
hoàn thiện cũng là một khó khăn có vai trũ hạn chế quỏ trỡnh giải quyết tranh
chấp nhanh chúng và chớnh xỏc. Đó là hạn chế về các quy định cho vay, quy
chế bảo đảm tiền vay và pháp luật đăng kí giao dịch bảo đảm cũn chưa phù hợp.
Do pháp luật quy định ngân hàng có thể định giá tài sản khi 2 bên không thoả
thuận được, tại Điều 25 về quy chế cho vay tại Quyết định 1627/2001/QĐNHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về quyền và nghĩa
vụ của tổ chức tín dụng quy định: "Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả
nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, thỡ tổ chức tớn dụng cú quyền xử lý
tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo
quy định của pháp luật", pháp luật quy định không rừ, chưa cụ thể nên đó làm
mất nhiều thời gian xỏc định quyền hạn của ngân hàng trong việc xử lý tài sản
bảo đảm để thu hồi nợ.
Một số quy định về quy chế bảo đảm tiền vay cũng chưa thích hợp. Sự thiếu
đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các quy định về giao dịch bảo đảm tiền vay với bộ
phận pháp luật khác có liên quan như Bộ luật dân sự 2005, pháp luật về đất đai,
pháp luật giải quyết tranh chấp, pháp luật về thi hành án là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến khó khăn, vướng mắc không chỉ cho khách hàng khi thực hiện thế chấp,
cầm cố hoặc bảo lónh tài sản để vay vốn ở ngõn hàng mà cũn gõy khú khăn cho
các ngân hàng trong quá trỡnh thẩm định và phê duyệt các khoản vay có bảo
đảm. Nhà nước quy định người sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng
đất để vay vốn ngân hàng, nhưng phải có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất
chính thức (bỡa đỏ). Trên thực tế, hiện nay trên toàn quốc chua có đến 30% số
hộ đựoc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức (*), số cũn lại chưa

được cấp giấy quyền sử dụng đất chính thức mà chỉ là giấy tạm thời nên cũng
không thể đem thế chấp để vay vốn. Mặc dù vậy, các tổ chức tín dụng cũng


Chuyªn ®Ò thùc tËp
không thể ngừng cho vay đối với 30% số hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và vẫn cứ cho vay là sai luật. Vấn đề đặt ra là cần giải quyết thế nào để
tháo gỡ những ách tắc trên.
Trong quỏ trỡnh thực hiện quy chế cầm cố tài sản để vay vốn ngân hàng cũng
có những vướng mắc cần loại bỏ. Đối với những tài sản phải đăng kí quyền sở
hữu như xe máy, pháp luật quy định xe được cầm cố vốn ngân hàng phải thuộc
sở hữu của chính chủ. Trên thực tế,hiện nay hầu hết xe máy đựoc mua, bán, sang
tên chỉ bằng hỡnh thức viết tay cho nhau chứ khụng phải làm thủ tục sang tên
chính thức. Nghị định 163/2006/CP ban hành ngày 29/12/2006 của Chính phủ
quy định về nội dung cách thức, thời gian xử lý tài sản bảo đảm nhưng chưa có
văn bản hướng dẫn và cũng không có cơ sở để yêu cầu cơ quan thi hành án
tham gia cưỡng chế thu hồi tài sản trong trường hợp người thế chấp không tự
nguyện giao tài sản. Ngõn hàng muốn thu hồi nợ, rỳt cuộc vẫn phải làm theo
cỏch cũ là khởi kiện ra tũa để yêu cầu thi hành án. Qua những bất cập nêu ở trên
đây đũi hỏi phỏp luật cần thỏo gỡ để hoàn thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi cho
tũa ỏn trong việc giải quyết cỏc tranh chấp H ĐTD.
(*): Theo thống kê của Bộ Tài nguyên - môi trường

2.2.

Về ý thức của người đi vay:

Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên
cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ
chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một

thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lói,dựa trờn sự tớn
nhiệm. Từ định nghĩa HĐTD trên cho thấy HĐTD có thể được giao kết giữa
ngân hàng với tổ chức hoặc cá nhân, nhưng dù được kí kết với ai thỡ người đi
vay cũng phải có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc lẫn lói cho bờn cho vay. Mặt khác,
khi 2 bên ngân hàng và cá nhân thực hiện HĐTD cũng đó cú quy định quyền và
nghĩa vụ của 2 bên, người đi vay có nghĩa vụ sử dụng số tiền vay đúng mục
đích, đồng thời giao tài sản cầm cố cho ngân hàng (trong trường hợp ngân hàng
có quy định) và nghĩa vụ quan trọng nhất là phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi


Chuyªn ®Ò thùc tËp
đến hạn. Nhưng thực tiễn xảy ra các vụ tranh chấp HĐTD ở toà nguyờn nhõn
chủ yếu là do ý thức của người đi vay chưa cao. Một khi người đi vay không
nhận thức được trách nhiệm của mỡnh trả tiền nợ khi đến hạn,người đi vay đó
khụng cú ý thức khi đó cố tỡnh trốn trỏnh khụng trả nợ, cố ý kộo dài thời hạn trả
nợ. Thậm chớ họ cũn tỏ thỏi độ bất hợp tác và bỏ trốn khỏi địa phương với ý
nghĩ là cú thể thoỏt khỏi mún vay nợ đối với ngân hàng. Từ thực tiễn cho thấy
việc xảy ra những tranh chấp thường là do là do sự thiếu ý thức của người đi
vay, họ đó khụng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Khi có tranh
chấp xảy ra ngân hàng thường khởi kiện ra Tũa án và trong quỏ trỡnh giải quyết
bờn đi vay thường có thái độ không hợp tác, khi phán quyết của Tũa ỏn được
đưa ra họ thường không nhât ý trớ và làm đơn kháng cáo vỡ hầu hết các vụ tranh
chấp được giải quyết ở tũa ỏn, Ngõn hàng thưũng là bờn thắng kiện.
2.3.

Việc xử lý tài sản bảo đảm không đảm bảo quyền lợi các bên:

Các văn bản pháp luật phục vụ cho việc xử lý tài sản bảo đảm không có sự
thống nhất, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau ở những khía cạnh nhất
định.Việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và bất động sản vẫn cũn

phụ thuộc rất nhiều vào cỏc cơ quan hữu quan khi con nợ chây ỳ,cố tỡnh trỡ
hoón thời gian xử lý tài sản bảo đảm để ngân hàng không thể thu hồi nợ. Một
thực tế là khi ký hợp đồng vay vốn, người vay đó chấp nhận giao nhà nếu như
không trả được nợ song nhiều khi ngân hàng không thể tiến hành phát mại được
vỡ thủ tục sang tờn trước bạ quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Do sự
thiếu chặt chẽ trong quy định của pháp luật đó đẩy ngân hàng vào thế bị động và
bất lợi. Một khi khách hàng không thiện chí, cố tỡnh khụng đồng ý ký tên làm
sang tên trước bạ thỡ ngõn hàng phải đón nhận nguy cơ rủi ro rất cao, không thể
hoàn thành thủ tục xử lý tài sản để thu hồi nợ dẫn đến quá trỡnh khởi kiện giải
quyết ở toà ỏn mất nhiều thời gian và cụng sức hơn.
Theo quy định của pháp luật cho phép ngân hàng được xử lý tài sản bảo đảm
tiền vay để thu hồi nợ nhưng trên thực tế ngân hàng không thể chủ động xử lý
được số tài sản này. Liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp, Nghị định 163/CP


Chuyªn ®Ò thùc tËp
cho phép các tổ chức tín dụng được lựa chọn hỡnh thức xử lý đa dạng như bán
tài sản thế chấp, nhận các khoản tiền và tài sản từ người thứ ba trong trường hợp
thế chấp quyền đũi nợ, phương thức khác do các bên thỏa thuận. Trường hợp các
bên không thỏa thuận được phương thức xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất thỡ cỏc tài sản này được đem bán đấu giá nhưng để thực
hiện được, các bên lại phải ký hợp đồng ủy quyền tại đơn vị bán đấu giá có thẩm
quyền. Nhiều trường hợp bên thế chấp không chấp nhận thỡ khụng thể bỏn đấu
giá, khi đó cũng không có cơ chế cho tổ chức tín dụng được tự bán đấu giá tài
sản để thu hồi nợ. Ngoài ra, việc xử lý tài sản bảo đảm cũn gõy khú khăn cho
quá trỡnh giải quyết tranh chấp khi một số đơn vị, cá nhân thực thi pháp luật cũn
chưa nghiêm túc. Sau khi các khoản nợ đó được cơ quan pháp luật xét xử, bản
án đó cú hiệu lực phỏp luật và được chuyển cho cơ quan thi hành án ra quyết
định thi hành án thỡ việc thu hồi nợ ở khõu này cũn quỏ chậm. Người phải thi
hành cố tỡnh khụng chấp hành ỏn. Bên cạnh đó đơn vị thi hành án không thường

xuyên theo dừi, thỳc nhắc người phải thi hành án và cơ quan thi hành án thực thi
bản án. Nhiều khi việc thi hành quyết định của toà án cũn chậm và kộm hiệu
quả. Điển hỡnh là trường hợp người vay vốn có thế chấp bằng bất động sản và
đất ở, do không trả được nợ ngân hàng khởi kiện và được toà án quyết định phát
mại tài sản để thu hồi nợ cho ngân hàng,cơ quan thi hành án đó ra quyết định thi
hành án. Nhưng vỡ nhiều lý do như bên thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất
(hiến pháp 1992 có quy định về quyền có nhà ở của công dân) hoặc lý do tài sản
thế chấp cú giỏ trị cao hơn nhiều so với số nợ vay tại ngân hàng nên không thể
phát mại được...Cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp gia hạn thi hành án bằng
cách cho phép bên phải thi hành án được kéo dài thời gian thi hành án để kiếm
tiền bằng nguồn khác để trả nợ cho ngân hàng, có trường hợp thời gian thi hành
án phải kéo dài hàng năm trời.
Một khó khăn nữa làm cho việc xử lý tài sản bảo đảm chậm đó là giá trị tài
sản bán thực tế thấp hơn giá trí được định giá khi vay, tài sản bảo đảm tiền vay
chủ yếu mang tính chuyên dụng, có giá trị cao nhưng lại khó bán, nguyên nhân


Chuyªn ®Ò thùc tËp
dẫn đến tỡnh trạng này là do tõm lý của khỏch hàng ngại mua những tài sản của
khỏch hàng đó kinh doanh thua lỗ, phá sản.
2.4. Thủ tục giải quyết tranh chấp rườm rà, cơ chế giải quyết tranh chấp cũn
chưa phù hợp:
Thời gian giải quyết một vụ trnah chấp HĐTD thường diễn ra khá lâu
thường từ 5-6 tháng, thậm chí có vụ kéo dài hàng năm. Khi một tranh chấp được
khởi kiện ra toà án phải qua các trỡnh tự thủ tục phức tạp: từ việc có đơn yêu
cầu, xác minh, thu thập chứng cứ, rồi xác định giá trị tài sản thế chấp, ra quyết
định thi hành án, thời gian tự nguyện, biên bản làm việc của 2 bên tại thi hành
án, quyết định cưỡng chế về việc kê biên định giá phát mói tài sản, quyết định
thành lập hội đồng định giá và hợp đồng bán với Trung tâm bán đấu giá tài
sản… Rườm rà như vậy, nên cơ quan thi hành án không bao giờ thi hành đúng

thời hạn như quyết định của bản án.
Bên cạnh đó, một khó khăn nữa trong cơ chế giải quyết tranh chấp là không
có sự qua lại, phối hợp giữa cơ quan cấp lại giấy đăng ký quyền sở hữu và ngân
hàng. Vỡ 2 cơ quan này hoạt động độc lập với nhau nên có một thực tế xảy ra là
nếu một người đó thế chấp ở ngõn hàng quyền sử dụng đất,nhưng lấy lý do làm
mất giấy chứng nhận quyền sử dung đất để yêu cầu cơ quan cấp giấy chứng
nhận sử dụng đất cấp lại. Hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch bảo đảm
chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và thiếu thống nhất giữa các văn bản, việc đăng ký
giao dịch bảo đảm thực hiện phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau tạo kẽ hở trong
quản lý.
2.5. Về việc tống đạt các văn bản tố tụng của toà án:
Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định tại Chương X
của BLTTDS. Tuy nhiên khi thực hiện những quy định này vẫn gặp một số khó
khăn nhất định trong việc triệu tập đương sự nhất là trong trường hợp đương sự
cố tình trốn tránh không nhận giấy triệu tập của toà án hoặc đương sự đang ở
nước ngoài…Mặt khác, sự hỗ trợ của các cơ quan hành chính địa phương


Chuyªn ®Ò thùc tËp
(UBND xã, phường, thị trấn) trong việc tống đạt giấy triệu tập của toà án cho
đương sự chưa được quan tâm đúng mức.
2.6. Về điều kiện vật chất, trang thiết bị của Toà án:
Hiện nay toà án nhân dân tỉnh Nghệ An chưa có trang thiết bị dành riêng để
giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và các tranh chấp
HĐTD nói riêng. Để giải quyết các tranh chấp HĐTD, toà án cần có những
phòng xử án thiết kế hiện đại như có laptop, máy điều hoà, máy chiếu để công
bố các tài liệu do các bên cung cấp. Phòng xử án, vị trí chỗ ngồi của các bên, hệ
thống đèn điện cũng cần được nâng cấp để đảm bảo việc giải quyết vụ án mang
tính thân thiện và hiện đại chứ không trang nghiêm như phòng xử án hình sự.
Toà án cũng cần xây dựng phòng hoà giải phục vụ cho việc giải quyết án tranh

chấp HĐTD noi riêng và án kinh doanh thương mại nói chung.
3. Một số đề xuất cụ thể:
Thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp HĐTD đó nảy sinh nhiều bất cập cần sửa
đổi và hoàn thiện. Từ những nhận xét và những khó khăn đó nêu trên, tôi có đưa
ra một vài đề xuất cụ thể như sau:
3.1. Hoàn thiện pháp luật:
Hoàn thiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp là việc làm cần thiết. Việc
hoàn thiện pháp luật hợp đồng tín dụng và pháp luật giải quyết tranh chấp tín
dụng không chỉ là bộ phận mà cần hoàn thiện cả một hệ thống làm sao xây dựng
một hệ thống pháp luật thống nhất, giỳp cho quỏ trỡnh giải quyết tranh chấp
được nhanh chóng,chính xác và đúng đắn nhất.
Trước hết cần có các quy định cụ thể nhằm rút ngắn thũi gian giải quyết tranh
chấp, đảm bảo thu hồi nợ, chu chuyển vốn cho các tổ chức tín dụng cũng như
hoạt động kinh doanh của người đi vay. Muốn làm được điều đó thur tục tố tụng
giải quyết HĐTD cần sửa đổi đơn giản hơn, linh hoạt hơn nhằm giảm bớt tính
hỡnh thức rườm rà. Bên cạnh đó cơ chế giải quyết tranh chấp cũng cần được
sửa đổi phù hợp với thực tiễn , cần có sự phối hợp chặt chẽ , nhịp nhàng
giữa các cơ quan hữu quan trong việc đăng ký bảo đảm. Trong quỏ trỡnh giải


Chuyªn ®Ò thùc tËp
quyết tranh chấp HĐTD như đó nờu ở trờn một trong những bức xỳc hiện nay
của cỏc ngõn hàng trong thực tế xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ là tỡnh
trạng phải chờ đợi kéo dài: chờ toà án xét xử và bản án có hiệu lực, chờ cơ quan
thi hành án xử lý tài sản... Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xử lý tài
sản bảo đảm tiền vay nhanh chóng và hiệu quả. Trường hợp ngân hàng tiến hành
xử lý tài sản bảo đảm như quyền sử dụng đất đang gặp phải khó khăn trong việc
công chứng của cơ quan có thẩm quyền và chữ ký chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của khách hàng vay là chủ sở hữu. Để khắc phục được tỡnh trạng này
đũi hỏi cỏc cơ quan hữu quan có thẩm quyền trong việc công chứng hợp đồng

chuyển nhượng cần có thiện chí, có trách nhiệm tạo điều kiện hỗ trợ khi có yêu
cầu của ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng và đơn giản hoá thủ
tục vốn đó rườm rà hiện nay.
Về pháp luật nội dung, cần hoàn thiện các quy định pháp luật trong giải
quyết tranh chấp HĐTD. Trong quy chế cho vay có quyết định 1627/2001/QĐNHNN ngày 31/12/2001 và quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 sửa
đổi quyết định 1627 quy định quyền hạn của ngân hàng trong việc xử lý tài sản
bảo đảm cũn chung chung, chưa rừ ràng.Vỡ vậy, cần sửa đổi các văn bản pháp
luật trên quy định cụ thể hơn về quyền hạn của ngân hàng trong việc định giá tài
sản để xử lý thu hồi nợ. Có như vậy mới tạo nên cơ sở pháp lý rừ ràng, tránh gây
ra mâu thuẫn trong việc giải quyết tranh chấp. Để bảo vệ quyền và lợi ích của
các bên liờn quan thỡ việc định giá tài sản bảo đảm phải tuân theo nguyên tắc
nhất định. Trước hết, ngân hàng và bên bảo đảm thoả thuận về giá xử lý tài sản
bảo đảm tại thời điểm xử lý và lập biên bản thoả thuận việc định giá. Trường
hợp các bên không thoả thuận được thỡ việc định giá do ngân hàng quyết định.
Nhưng trước khi ngân hàng quyết định giá xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng
thuê hoặc tham khảo giá đó được tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định
giá thực tế tại địa phương, giá quy định của Nhà nước và các yếu tố khác về giá
(nếu có).


Chuyªn ®Ò thùc tËp
Bên cạnh đó, để góp phần giải quyết tranh chấp HĐTD được tốt hơn đũi hỏi
cỏc nhà làm luật sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo đảm tiền vay, nghị định
163/2006/NĐ-CP và pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm, nghị định
08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 làm cơ sở pháp lý rừ ràng trong việc giải quyết
tranh chấp HĐTD. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất khi thế chấp hay dùng
để bảo lónh chỉ cần đăng ký giao dịch bảo đảm, không nhất thiêt phải làm thủ
tục công chứng. Việc có công chứng tài sản bảo đảm hay không là do tổ chức tín
dụng và khách hàng tự thoả thuận.
Các nhà làm luật cần ban hành văn bản hướng dẫn nghị định 163/2006/ NĐCP về bảo đảm tiền vay về cách thức, thời gian xử lý tài sản bảo đảm rừ ràng,cụ

thể hơn. Đồng thời văn bản hướng dẫn phải quy định chi tiết sự hỗ trợ của cơ
quan công an và cơ quan thi hành án để làm cơ sở pháp lý trong việc cưỡng chế
thu hồi nợ,xử lý tài sản bảo đảm.
3.2. Các đề xuất đảm bảo thực hiện:
Trước hết là về đội ngũ thẩm phán những người giữ vai trũ quan trọng
trong việc giải quyết tranh chấp. Hiện nay đội ngũ thẩm phán được phân công
giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tũa kinh tế- Tũa ỏn nhõn dõn tỉnh Nghệ An
nhỡn chung là cú kinh nghiệm chuyên môn, chuyên trách về các vụ về tranh
chấp kinh doanh thương mại, tuy nhiên số lượng thẩm phỏn cũn ớt trong khi cỏc
tranh chấp HĐTD thỡ cú xu hướng ngày càng tăng trên địa bàn Nghệ An. Lĩnh
vực tranh chấp HĐTD là một lĩnh vực khá mới, nảy sinh nhiều trong nền kinh tế
thị trường và là một vấn đề nhạy cảm nên việc giải quyết tranh chấp HĐTD cần
phân công thẩm phán mới được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới để họ có thể
nhanh nhạy, linh hoạt xử lý các vấn đề trong vụ án một cách có hiệu quả nhất.
Khụng những thế, khi phõn cụng thẩm phỏn cú trỡnh độ, có kiến thức mới cậo
nhật, am hiểu sâu về HĐTD thỡ họ mới cú cỏi nhỡn đứng đắn về các vấn đề cụ
thể và mới phát sinh để từ đó thẩm phán có thể xét xử, đưa ra được phán quyết
hợp tỡnh, hợp lý. Công việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán một cách
thường xuyên, đầy đủ thỡ mới nõng cao chất lượng và hiệu quả xét xử. Yêu cầu


Chuyªn ®Ò thùc tËp
đặt ra là ngành toà án chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và đẩy mạnh công tác xét xử,
tránh ùn tắc án. Đồng thời toà án phải chủ động quan tâm và phối hợp thi hành
án để bản án được tôn trọng thực hiện trên thực tế, xoá bổ một số quan niệm cho
rằng trách nhiện của toà án chấm hết khi đó cho ra đời được một bản án. Kiến
nghị bộ tư pháp đào tạo và hoàn thiện trỡnh độ cũng như trách nhiệm của các
cán bộ thi hành án. Bên cạnh đó cần có quy định cụ thể về thời gian và khối
lượng công việc tương ứng của chấp hành viên sắp xếp hợp lý cụng tỏc thi hành
ỏn cũng như phân định rừ ràng trỏch nhiệm của mỗi cỏ nhõn.

Để tạo điều kiện tốt nhất trong giải quyết tranh chấp HĐTD, tũa ỏn nhõn dõn
tỉnh Nghệ An cần cú sự đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện
đại góp phần vào việc giải quyết tranh chấp của tũa ỏn được tiến hành một cách
nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Các tranh chấp xảy ra trong việc thực hiện HĐTD thường xuất phát từ
nguyên nhân ý thức của người dân chưa cao. Để xảy ra các tranh chấp khởi kiện
tại toà án thỡ người đi vay đó khụng tự giỏc thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến
hạn, họ đó khụng cú tinh thần trỏch nhiệm cao trong giao kết và đó khụng chấp
hành tốt thoả thuận cỏc bờn trong hợp đồng. Vấn đề đặt ra là ý thức người dân
cần phải được nâng cao hơn nữa, họ phải thực hiện trên tinh thần tự nguyện và
có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mỡnh trong hợp đồng. Có nâng cao được
ý thức của người dân như vậy thỡ cỏc tranh chấp sẽ phần nào giảm đi và hơn
nữa sẽ giúp quá trỡnh giải quyết tranh chấp HĐTD ở toà án sẽ nhanh chóng hơn
một khi người dân đi vay đó cú ý thức tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mỡnh.


×