Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG tín DỤNG tại tòa án NHÂN dân THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.54 KB, 42 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, số lượng vụ án Kinh doanh thương mại tranh
chấp Hợp đồng tín dụng được đưa ra giải quyết tại tòa án gia tăng và có chiều
hướng ngày càng phức tạp, dẫn đến việc tòa án không tránh khỏi gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án thuộc loại này. Nhất là, kể từ
ngày 01/01/2012 thẩm quyền các vụ án Kinh doanh thương mại tranh chấp về
Hợp đồng tín dụng được giao cho Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 BBộ luật tố tụng dân sự
(được bổ sung năm 2011). Có thể nói đây là loại việc mới, là loại án khó đối với
Tòa án nhân dân cấp huyện. Bởi lẽ Hợp đồng tín dụng là loại hợp đồng mang
tính rủi ro cao, khi xảy ra tranh chấp thì vấn đề phải giải quyết mà thường gặp
nhiều khó khăn và phức tạp là việc xử lý tài sản đảm bảo đối với Hợp đồng tín
dụng có bảo đảm bằng tài sản, tổ chức tín dụng cho vay luôn có quyền ưu tiên
trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Quyền này được của các tổ chức
tín dụng được xác lập trên cơ sở giao dịch bảo đảm giữa tổ chức tín dụng (bên
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
2
nhận bảo đảm) với khách hàng vay (bên thế chấp) hoặc người thứ ba - người bảo
đảm (gọi là bên bảo lãnh). Với tư cách là một chủ nợ có bảo đảm, khi đến hạng
mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì
tổ chức tín dụng này được quyền ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản bảo
đảm trước các chủ nợ không có bảo đảm bằng tài sản đó.
Trên thực tế hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng, cụ thể là việc
giao kết và thực hiện Hợp đồng tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với khách
hàng trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức; pháp luật điều
chỉnh lĩnh vực hoạt động này còn nhiều bất cập. Thực tiễn giải quyết các vụ án
Kinh doanh thương mại tranh chấp về Hợp đồng tín dụng trong thời gian qua tại
Tòa án nhân dân thành phố Huế cho thấy, quá trình giải quyết tại Tòa án, các bên


thường thống nhất với nhau về số tiền đã vay, về số tiền lãi trong hạn cũng như
quá hạn, số tiền gốc và số tiền lãi đã trả, số tiền gốc và số tiền lãi còn nợ nhưng
chủ yếu là không thống nhất được với nhau về xử lý tài sản bảo đảm đối với hợp
đồng tín dụng có bảo đản bằng tài sản để thu hồi nợ. Vì vậy, việc nghiên cứu quá
trình áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng là cần
thiết nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập về các quy định của pháp luật, đồng
thời chỉ ra được những nguyên nhân thực tế dẫn đến các tranh chấp về Hợp đồng
tín dụng thường xảy ra, từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý tháo gỡ những khó
khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng, từng bước hoàn
thiện pháp luật Hợp đồng tín dụng – một bộ phận quan trọng của pháp luật ngân
hàng, bảo đảm cho hoạt động ngân hàng ngày càng an toàn và hiệu quả hơn.
Chính vì những lẽ trên trong hai tháng thực tập tại Tòa án nhân dân thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài viết báo cáo:
“Thực tiễn giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản tại
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
3
Tòa án nhân dân thành phố Huế”. Để tìm hiểu rõ hơn trong việc giải quyết tranh
chấp trên ở Tòa án, gặp những thuận lợi, khó khăn nào, trình tự giải quyết như
thế nào, vấn đề đảm bảo công bằng giữa lợi ích các bên như thế nào, việc áp
dụng pháp luật giải quyết gặp những thuận lợi và khó khăn gì trên thực tế…
2. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin:
Trên cơ sở những yêu cầu của chuyên đề thực tập, ngay từ những ngày đầu
của khóa thực tập tôi đã luôn chú trọng vào việc thu thập, nắm bắt những thông
tin về tình hình giải quyết các vụ tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Tòa án thông
qua việc tìm hiểu các số liệu thống kê trong mấy năm gần đây, đọc hồ sơ vụ án
và tham gia các, buổi hòa giải đương sự, phiên tòa xét xử về tranh chấp Hợp
đồng tín dụng. Khoảng thời gian hơn 2 tháng là không nhiều để có thể nắm bắt
được một cách đầy đủ những thông tin nhưng đó cũng là khoảng thời gian cần
thiết giúp tôi có thể thu thập được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu và học tập, có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực tiến giải

quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Tòa án nơi thực tập.
Để thu thập các thông tin một cách đầy đủ, khách quan, bao quát được toàn
bộ vấn đề cần tìm hiểu, tôi đã vận dụng kết hợp các phương pháp như: phương
pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp quan
sát, phương pháp thống kê để từ đó chọn lọc và xử lý một cách linh hoạt các
thông tin có được trong quá trình tìm hiểu giúp cho bản báo cáo thực tập đạt
được kết quả nghiên cứu tốt nhất.
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng:
Giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng ngân hàng đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án
nói riêng của Tòa án. Trong giai đoạn hiện nay với mâu thuẫn giữa các bên đối
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
4
tác diễn ngày càng nhiều trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Việc hoàn thiện
pháp luật, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử sẽ góp phần bảo
đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của các tổ chức cá nhân
trong xã hội, giữ gìn an ninh và trật tự xã hội và góp phần nâng cao ý thức pháp
luật của nhân dân.
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
5
CHƯƠNG 1
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1. Sự ra đời của Tòa án nhân dân thành phố Huế
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới đối với
nước ta- kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám
thành công đã xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, lập ra Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Những ngày đầu thành lập nước, Đảng và nhân dân ta đứng trước bao khó
khăn chồng chất, phải chiến thắng giặc đói, giặc dốt và nhất là giặc ngoại xâm.

Để xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, bảo vệ thành quả cách mạng, ngày
13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành sắc lệnh số 33c/SL thiết lập
các Tòa án quân sự trên toàn lãnh thổ Việt Nam với nhiệm vụ “xét xử tất cả
những người nào phạm vào một việc gì đó có phương hại đến nền độc lập của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đó là mốc son đánh dấu sự ra đời của ngành
Tòa án Việt Nam.
Hệ thống Tòa án Việt Nam ra đời ngay sau khi Nhà nước ta ra đời và từng
bước hoàn thiện trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Lịch sử hình thành
và phát triển của hệ thống Tòa án Việt Nam gắn liền với lịch sử xây dựng, củng
cố và hoàn thiện bộ máy Nhà nước ta nói chung, các cơ quan tư pháp nói riêng.
Cho đến nay, ngành Tòa án Việt Nam bao gồm hệ thống Tòa án nhân dân được
tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện và hệ thống Tòa án quân sự từ Tòa án quân
sự Trung ương đến các Tòa án quân sự khu vực.
Cùng với sự trưởng thành và phát triển của hệ thống Tòa án nhân dân cả
nước, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, thì Tòa án nhân dân thành phố Huế
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
6
được thành lập và hoạt động từ năm 1975 cho đến nay. Qua 40 năm xây dựng và
trưởng thành, đến nay lực lượng đã lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng;
phấn đấu thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của Ngành và đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ chính trị của địa phương.
1.2. Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân thành phố Huế
Tình hình tổ chức, biên chế: tính đến tời điểm hiện nay, tòa án nhân dân
thành phố Huế có 39 người; trong đó: 14 Thẩm phán, 19 Thư ký, 1 kế toán, 1
văn thư, 4 nhân viên hợp đồng (2 tạp vụ, 2 bảo vệ)
Tập thể lãnh đạo gồm: 1 chánh án, 3 phó chánh án.
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ thạc sĩ Luật: 2 đồng chí; trình
độ cử nhân luật, cử nhân khác: 32 đồng chí; trình độ cao đẳng: 1 đồng chí; trình
độ trung cấp: 2 đồng chí. Về lý luận chính trị: cử nhân 1 đồng chí; cao cấp 1

đồng chí, trung cấp 5 đồng chí.
Đơn vi được tổ chức quản lý theo mô hình 5 tổ: hành chính tư pháp, hình
sự, hôn nhân và gia đình, dân sự, văn phòng, các Tổ giúp cho lãnh đạo trong
công tác chuyên môn và hành chính tư pháp, văn phòng theo sự phân công. Các
tổ có tổ trưởng và tổ phó, tổ trưởng kiêm tổ trưởng Đảng, tổ trưởng Công đoàn.
Các tổ chức đảng, đoàn thể hoạt động trong đơn vị gồm: Chi bộ cơ sở gồm
27 Đảng viên, Công đoàn cơ sở gồm 40 đoàn viên, Chi đoàn TNCS Hồ Chí
Minh gồm 11 đoàn viên, Chi hội luật gia gồm 30 hội viên. Các tổ chức Đảng và
Đoàn thể cũng được tổ chức sinh hoạt theo đơn vị tổ gắn liền với hoạt động
chuyên môn như trên.
 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức:
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
Nhiệm vụ và quyền
hạn:
- Phụ trách chính
mảng án Kinh doanh
thương mại, Hành
chính – Lao động.
-Phụ trách phân
công Hội thẩm nhân
dân
- Sắp xếp, phân công
lịch phiên tòa
- Sinh hoạt tại tổ
Hình sự
Nhiệm vụ và quyền
hạn:
- Phụ trách mảng
án Dân sự
- Phụ trách tổ Văn

phòng
- Làm công tác
Văn phòng chi bộ
- Sinh hoạt tại tổ
Văn phòng.
Nhiệm vụ và quyền
hạn:
- Phụ trách chính
mảng án Hôn nhân
gia đình.
- Chịu trách nhiệm
mảng Thi hành án
Hình sự, ủy thác
Điều tra
- Sinh hoạt tại tổ
Hôn nhân gia đình
Phó chánh án
Mai Văn Phú
Phó chánh án
Tôn Minh Hiền
Chánh án
Đào Thị Mai Hường
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Thực hiện nhiệm vụ chung, phụ trách án Hình sự
- Trực tiếp lãnh đạo tổ Hành chính – Tư pháp
- Sinh hoạt tại Tổ hành chính - Tư pháp
Phó chánh án
Văn Đức Hòa
7
CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
2.1. Nhận xét về việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh
chấp Hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Huế.
 Yêu cầu đặt ra trong quá trình giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng của
Tòa án.
Trong thực tế, khi thực hiện hợp đồng tín dụng có thể phát sinh những tranh
chấp nhất định do hành vi vi phạm của một trong các bên chủ thể giao kết Hợp
đồng tín dụng mà các bên không thể thương lượng, hoà giải được. Việc giải
quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng tín dụng bằng con đường tài phán được
xem như giải pháp cuối cùng để phân định quyền lợi giữa các bên theo quy định
của pháp luật. Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng tín dụng được hiểu là tình trạng
pháp lý của quan hệ hợp đồng tín dụng, trong đó các bên thể hiện sự xung
đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát
sinh từ Hợp đồng tín dụng tín dụng. Một hợp đồng tín dụng chỉ được coi là có
tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng về phương diện quyền lợi giữa các bên đã
được thể hiện ra bên ngoài (mặt khách quan) thông qua những bằng chứng cụ thể
và xác định được. Không phải cứ khi nào có vi phạm hợp đồng thì khi đó có
tranh chấp mà đôi khi sự vi phạm hợp đồng diễn ra trước và tranh chấp hợp đồng
lại là sự kiện diễn ra sau đó một thời gian nhất định hoặc thậm chí có sự vi phạm
hợp đồng tín dụng nhưng không hề có tranh chấp bởi các bên không bày tỏ ra
bên ngoài về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ bằng các hành vi phản
kháng cụ thể có giá trị chứng cứ. Trong thực tiễn việc xác định đúng đắn và
chính xác thời điểm phát sinh tranh chấp sẽ có tác dụng rất lớn trong việc xác
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
8
định thời hiệu khởi kiện cũng như lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp thật
sự đúng đắn và phù hợp với pháp luật, trên cơ sở đó góp phần đảm bảo lợi ích
của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Toà án là cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng

dân sự đối với những tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng tín dụng ký kết giữa các
tổ chức tín dụng với khách hàng mà các bên thoả thuận yêu cầu toà án giải quyết
khi có tranh chấp. Ngoài ra đối với những tranh chấp từ Hợp đồng tín dụng
nhưng các bên không có thoả thuận nào về cơ quan giải quyết tranh chấp thì về
nguyên tắc tranh chấp đó cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ
tục tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp phải đảm bảo các
yêu cầu: (1) Nhanh và thuận lợi, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn của quá
trình sản xuất kinh doanh; (2) Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh
chấp; (3) Bảo vệ các bên trên thương trường; (4) Đảm bảo các yếu tố bí mật
trong kinh doanh; (5) Bảo vệ một cách thoả đáng lợi ích hợp pháp của các bên.
 Số liêu thông kế tình hình thụ lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Năm Thụ lý Giải quyết Kháng án
2012 20 19 0
2013 33 31 2
2014 32 31 3
Tổng 85 81 5
Số liệu từ phòng thống kê Tòa án nhân dân thành phố Huế
Quá trình thực tập tại Toà án nhân dân thành phố Huế trong thời gian từ
ngày 27/2/2015 đến tháng 20/4/ 2015 đã giúp tôi tiến hành việc thu thập các tài
liệu và thông tin để làm sáng tỏ vấn đề thực tiễn giải quyết tranh chấp Hợp đồng
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
9
tín dụng tại Toà án.Thông qua các số liệu tổng hợp của phòng thống kê Toà án
nhân dân thành phố Huế về số vụ án mà Toà án đã thụ lý và giải quyết về việc
tranh chấp Hợp đồng tín dụng trong thời gian gần đây cùng với việc nghiên cứu
một số bản án cụ thể và tham dự trực tiếp một số buổi hòa giải, phiên toà xét xử
về giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng, từ đó đưa ra một cái nhìn tổng quát
hơn về vấn đề giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Toà án nhân dân
thành phố Huế, tỉnh thừa thiên Huế. Cụ thể theo số liệu thống kê được trong thời
gian qua số vụ tranh chấp Hợp đồng tín dụng được Tòa án nhân dân thành phố

Huế thụ lý và giải quyết tương đối nhiều so với các vụ việc tranh chấp về Kinh
doanh thương mại khác. Đồng thời số vụ án tranh chấp Hợp đồng tín dụng mỗi
năm có tăng thêm. Các vụ án được thụ lý và giải quyết da phần là tranh chấp
Hợp đồng tín dụng với giá trị không lớn, cũng không phức tạp, chủ yếu do cá
nhân, doanh nghiệp đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, dẫn đến
tranh chấp. Mặc khác Hợp đồng tín dụng của các Ngân hàng được lập theo một
thủ tục chặt chẽ, có giá trị pháp lý cao hơn so với các Hợp đồng dân sự khác.
Nên việc Tòa án giải quyết cũng khá nhanh và đơn giản, đa phần nhiều vụ án khi
Ngân hàng khởi kiện Tòa án tiến hành thủ tục hòa giải thì các bên thỏa thuận
được với nhau nên hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự. Ví dụ: vụ án Kinh doanh thương mai tranh chấp Hợp đồng tín
dụng thụ lý số 42/2013/TLST-KDTM ngày 11 tháng 7 năm 2013, nguyên đơn là
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) địa chỉ tầng 8,9,10 tòa
nhà Viet Tower số 198
B
Tây Sơn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; bị đơn là
ông Nguyễn Thanh Thủy ( sinh năm 1970) và bà Phan Hà Liên (sinh năm 1975)
cùng trú tại 2/30 Đống Đa, phường Vĩnh Ninh, thàng phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Căn cứ vào biên bản hòa giải thành ngày 25 tháng 10 năm 2013 về việc
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
10
các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc tranh chấp Hợp đồng tín dụng
Tòa án đã ra Quyết định số 64/2013/QĐKDTM-ST ngày 04/11/2013 Quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Sự thỏa thuận của các bên cụ thể
như sau:
1. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) khởi kiện yêu cầu ông
Nguyễn Thanh Thủy và bà Phan Thị Liên phải có nghĩa vụ thanh toán trả cho
Ngân hàng VIB tổng số tiền nợ gốc là 400.000.000 đồng và nợ lãi là 45.079.420
đồng, lãi quá hạn là 216.575.756 đồng, tổng cộng ba khoản là 661.655.176
đồng. Đến ngày 22 tháng 8 năm 2013 ông Thủy, bà Liên đã trả cho Ngân hàng

VIB số tiền 100.000.000 đồng nên Ngân hàng VIB đã rút một phần yêu cầu khởi
kiện chỉ yêu cầu ông Thủy, bà Liên phải trả số tiền nợ gốc là 349.991.499 đồng
và lãi phạt là 243.630.286 đồng, tổng cộng hai khoản là 593.621.775 đồng
( năm trăm chín mươi ba triệu, sáu trăm hai mươi mốt nghìn, bảy trăm bảy mươi
lăm đồng).
2. Về phương thức và thời gian trả tiền: ông Nguyễn Thanh Thủy và bà Phan Hà
Liên thỏa thuận với Ngân Hàng VIB trả số tiền 593.621.775 đồng trong vòng 30
ngày (tức là kể từ ngày 25/10/2013 cho đến ngày 25/11/2013). Nếu quá thời hạn
như đã thỏa thuận nêu trên mà ông Thủy, bà Liên chưa thi hành số tiền phải trả
thì hàng tháng ông Thủy, bà Liên còn phải trả cho Ngân hàng VIB khoản tiền lãi
theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố trên số tiền nợ gốc tương
ứng với thơi gian chưa thi hàng án.
3. Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: do vụ án hòa giải thành nên các bên
đương sự chỉ chịu 50% án phí. Được tính như sau 593.621.775 đồng =
20.000.000 đồng + 4% phần vượt quá 400.000.000 đồng, tức là 593.621.775
đồng = { 20.000.000 đồng + 4% (193.621.775 đồng)} : 2 = 13.872.435 đồng.
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
11
Hai bên thỏa thuận là ông Nguyễn Thanh Thủy và bà Phan Hà Liên chịu Toàn
bộ án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 13.872.435 đồng ( mười ba triệu,
tám trăm bảy mươi hai nghìn, bốn trăm ba mươi lăm đồng). Hoàn trả lại cho
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam ( VIB) số tiền tạm ứng án phí
sơ thẩm đã nộp là 15.233.000 đồng theo Biên lai thu số 006510 tại chi cục Thi
hành án Dân sự thành phố Huế.
Việc các bên đương sự có thể thỏa thuận được với nhau giúp cho việc giải
quyết vụ án nhanh chóng hơn, tiếp kiệm thời gian chi phí cho Nhà nước, cũng
như các bên đương sự, về phí Ngân hàng cũng giảm tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
Do hòa giải thành nên các bên đương sự được giảm 50% án phí. Thông thường
đa phần về nghĩa vụ nộp án phí trong Hợp đồng tín dụng nếu có tranh chấp mà
hòa giải thành thì các Ngân hàng thường mặc định là bị đơn (người vay) phải

chịu toàn bộ, song có một số trường hợp các bên thỏa thuận sẽ chịu một nữa án
phí phải nộp. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực
pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo kháng nghị theo
thủ tục phúc phẩm.
Còn trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đa phần do
nguyên đơn rút đơn khởi kiện. Cụ thể như: năm 2012 có vụ nguyên đơn là Ngân
hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK Việt Nam), địa
chỉ: tầng 8- VinCom Center, số 72 Lê Thánh Tôn và số 47 Lý Tự Trọng, phường
Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; bị đơn là công ty trách nhiệm hữu
hạn Ngọc Anh, địa chỉ: số 17 đường Nguyễn Gia Thiều, thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Trong thời gian tòa án tiến hànhtừng bước giải quyết vụ án thì
nguyên đơn và bị đơn đã thỏa thuận được với nhau. Bị đơn đã chấp nhận thực
hiện trả nợ cho Ngân hàng cả gốc và lãi. Vì vậy, Toà án đã xem xét, xác minh và
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
12
ra Quyết định đình chỉ vụ án theo điểm c khoản 1 điều 192 Bộ luật tố tụng dân
sự 2005 ( sửa đổi bổ sung năm 2011). Việc rút đơn khởi kiện, tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án thì đương sự sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí đã
nộp.
Trong thực tiễn giải quyết Tòa án nhân dân thành phố Huế sau khi làm thủ
tục nhận đơn khởi kiện của các ngân hàng, và thụ lý (theo số liệu thống kê, tính
đến thời điểm hiện nay thì Tòa án nhân dân thành phố Huế chưa nhận được đơn
khởi kiện nào từ tổ chức, cá nhân khởi kiện ngân hàng) thì có một số đơn khởi
kiện bị Tòa án trả lại với lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại
điểm d, Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, nếu đã thụ lý thì đình chỉ
giải quyết vụ án theo quy định tại điểm i khoản 1 điều 192 Bộ luật tố tụng dân
sự. Gần đây, tòa đang tiến hàng giải quyết vụ án thụ lý số 40/2014 ngày 21 tháng
10 năm 2014 về tranh chấp Hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình ( ABBank), Địa chỉ: 170 Hai Bà Trưng, phường
Dakao, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; bị đơn là công ty trách nhiệm hữu hạn

H&H, địa chỉ: 28A, Minh Mạng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong
quá trình giải quyết, Tòa án tiến hành xác minh địa chỉ bị đơn và người có
quyền nghĩa vụ liên quan mà phía Ngân hàng ABBank cung cấp nhưng không
thể xác minh được vì bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan là ông
Hoàng Văn Tiến và ông Đoàn Trung Hiếu đã không còn cư trú tại địa chỉ đó 3
năm nay. Tòa án đã lập công văn yêu cầu Ngân hàng cung cấp, bổ sung thêm tài
liệu chứng cứ về địa chỉ cư trú xác thực của bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ
liên quan nhưng Ngân hàng đã không cung cấp được. Như vậy nếu Ngân hàng
tiếp tục khởi kiện thì phải nộp lệ phí để Tòa án tiến hàng thông báo tìm kiếm
người trên các phương tiện thông tin. Và trong vòng 3 tháng kể từ ngày thông
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
13
báo nếu không thể tìm kiếm được thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án do không đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm i khoản 1 điều 192 Bộ
luật tố tụng dân sự 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Tiền tạm ứng án phí của
Ngân hàng sẽ sung vào công quỹ Nhà nước. Thông thường các trường hợp khởi
kiện mà không xác định được địa chỉ của bị đơn, hoặc bị đơn là tổ chức, doanh
nghiệp không còn tồn tại tại thời điểm khởi kiện tương tự như trên, thì Ngân
hàng sẽ rút đơn khởi kiện, để được nhận lại tiền tạm ứng án phí và tiếp tục tìm
kiếm, bổ sung thêm tài liệu chứng cứ rồi nộp đơn khởi kiện lại bất kì thời điểm
nào, hoặc khởi kiện với quan hệ khác là “Tranh chấp Hợp đồng bảo đảm bằng tài
sản” với người thứ ba liên quan. Trường hợp nếu có dấu hiệu hình sự như bỏ
trốn, tẩu tán tài sản thì khởi kiện vụ án hình sự.
Ngoài ra một số vụ án bị kháng cáo là do Hợp đồng tín dụng vay vốn với số
tiền khá lớn, có tài sản thế chấp nên khi có bản án của Tòa án, phía bị đơn lại
không đồng tình với cách giải quyết của Tòa án thành phố. Họ cho rằng phán
quyết của Tòa sơ phẩm không công bằng, không khách quan, ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích của họ nên họ đã kháng cáo lên Tòa án cấp tỉnh. Ví dụ như vụ án
tranh chấp Hợp đồng tín dụng thụ lý số 32/2012/TLST-KDTM ngày 03/7/2012.
Nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ Thương Việt Nam, địa chỉ: số

70-72 phố Bà Triệu, Quận Hoàng Kiếm, thành phố Hà Nội; Bị đơn: Công ty
trách nhiệm hữu hạn Hoàng Kim, địa chỉ: 39 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố
Huế. Bà Nguyễn Thị Hòa là giám đốc công ty; Người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan là ông Huỳnh Long và bà Nguyễn Thị Hòa, địa chỉ: số 43 đường
Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Huế. Ngày 20 tháng 01 năm 2014, tại trụ sở Tòa
án nhân dân thành phố Huế xét xử sơ thẩm công khai vụ án và ra quyết định
tuyên sử:
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
14
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương
Việt Nam.
1/ Buộc công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Kim phải thực hiện nghĩa vụ
cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam số tiền theo các Hợp
đồng tín dụng sau đây:
1.1 Hợp đồng tín dụng số 24/11/HĐHMTD/TCB Huế, ngày 18/8/2011.
-nợ gốc: 15.639.497.206 đồng
-nợ lãi: 9.028.727.889 đồng (tạm tính đến ngày 20/01/2014)
-tiền phạt: 115.778.374 đồng (tính đến ngày 20/01/2014)
Tổng cộng 24.784.033.469 đồng
1.2 Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn số 16/11/HĐTD/TH-PN/TCB Huế ngày
29/03/2011
-nợ gốc: 533.336.000 đồng
-nợ lãi: 209.858.033 đồng ( tạm tính đến 20/01/2014)
-tiền phạt: 30.664.059 đồng (tạm tính đến 20/01/2014)
Tổng cộng: 773.858.092 đồng
Tổng số tiền phải thanh toán theo hai hợp đồng là 25.557.861.561 đồng
(bằng chữ: hai mươi lăm tỷ, năm trăm năm mươi bảy triệu, tám trăm sáu mươi
mốt nghìn, năm trăm sáu mươi mốt đồng chẵn)
2/ Trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Kim không có
khả năng thanh toán số tiền nợ nói trên và khoản lãi phát sinh (theo mục 1.1 và

1.2 của quyết định này), thì Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt
Nam có quyền yêu cầu Cơ quan tthi hành án phát mãi tài sản đảm bảo để thu
hồi nợ.
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
15
Các tài sản công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Kim, ông Huỳnh Long và bà
Nguyễn Thị Hòa đã thể chấp nhằm đảm bảo gồm có:
- 01 xe ôtô gắn cầu 03 chỗ, hiệu DONGFENG EQ 1202, BKS 75C – 002.86;
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa số 733 + 778 tờ bản đồ số
04 tại Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế do ông Huỳnh Long và bà
Nguyễn Thị Hòa đứng tên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 643075,
cấp ngày 04/11/1998;
- Tài sản hình thành trong tương lai: công trình Showroom ôtô, diện tích tầng là
473m
2
, tổng diện tích sản 483m
2
– Theo Giấy xây dựng số 104/GPXD do Ủy ban
nhân dân thị xã Hương Thủy cấp ngày 01/12/2010, cho ông Huỳnh Long và bà
Nguyễn Thị Hòa;
- Quyền sử đất và tài sản gắn liền với đất đai thửa số 732 tờ bản đồ số 04 tại
Thủy Dương, Thừa Thiên Huế do ông Huỳnh Long và bà Nguyễn Thị Hòa đứng
tên;
- Tài sản thế chấp hình thành trong tương lai là: nhà ở 04 tầng, diện tích dựng là
504m
2
– theo Giấy phép xây dựng số 76/GPXD do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế cấp ngày 04/5/1999 cho ông Huỳnh Long;
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa số 776 tờ bản đồ số 04 tại
Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế do ông Huỳnh Long và bà Nguyễn

Thị Hòa dứng tên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất G 616408 cấp ngày
28/10/1996;
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa số 776b – 1 tờ bản đồ số
01 tại Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế do ông Huỳnh Long và bà
Nguyễn Thị Hòa đứng tên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP
552132, cấp ngày 16/9/2001;
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
16
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa số 776c tờ bản đồ số 04
tại Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế do ông Huỳnh Long và bà
Nguyễn Thị Hòa đứng tên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số O
628972, cấp ngày 29/6/2001.
3/ Trường hợp tài sản thế chấp nói trên đã được xử lý, nhưng không đủ để
thanh toán số tiền nợ gốc và nợ lãi thì Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Kim
vẫn có nghĩa vụ tiếp tục thanh toán cho đến khi hết nợ theo quy định của pháp
luật.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Công ty trách nhiệm hữu
hạn Hoàng Kim không thanh toán số tiền nợ nói trên thì hàng tháng còn phải
chịu thêm khoản tiền lãi, tiền phạt phát sinh (theo mức lãi suất quá hạn, lãi phạt
quy định tại Hợp đồng tín dụng số 24/11/HĐHMTD/TCB Huế, ngày 18/8/2011
và Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn số 16/11/HĐTD/TH-PN/TCB Huế ngày
29/03/2011 cùng các kế ước nhận nợ theo các Hợp đồng tín dụng này), trên số
tiền nợ gốc chưa thanh toán, kể từ ngày tiếp theo sau ngày xét xử sơ thẩm ( ngày
21/01/2014) cho đến khi thanh toán xong toàn bộ khoản nợ.
Về án dân sự công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Kim phải chịu án phí dân
sự sơ thẩm là 133.557.861 đồng. Trả lại cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
Thương Việt Nam số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 62.761.000 đồng - theo biên
lai thu tiền tạm ứng án phí số 002738 ngày 03/7/2012, của Chi cục thia hành án
dân sự thành phố Huế.

Với quyết định trong bản án của tòa án nêu trên phía bị đơn là Công ty trách
nhiệm Hữu hạn Hoàng Kim đã kháng cáo đề nghị xem xét lại giảm mức lãi suất
xuống thấp hơn mức lãi suất đã thỏa thuận tại các Hợp đồng tín dụng (thấp hơn
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
17
25%). Bởi lẽ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương yêu
cầu các Ngân hàng giảm mức lãi suất để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn
kinh tế đang suy thoái. Còn phía người có quyền và nghĩa vụ liên quan là ông
Huỳnh Long và bà Nguyễn Thị Hòa cũng làm đơn kháng cáo nội dụng bản án
về phần giải quyết tài sản thế chấp bảo đảm: trong hợp đồng thế chấp tài sản thì
tài sản thế chấp chỉ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, công trình
Showroom ôtô tầng 1 tại thời điểm đó là năm 2011. Nhưng hiện nay đến năm
2014 thì tài sản thế chấp đã tăng thêm, trong 3 năm qua thì gia đình ông bà
Huỳnh Long và Nguyễn Thị Hòa đã có tu bổ lại, xây đựng thêm khối tài sản đem
thế chấp như sau: mở rộng công trình Showroom ôtô tầng 1 ốp lát men, tài sản
gắn liền trên đất là ngôi nhà được xây thêm 4 tầng. Nhưng trong Bản án lại quyết
định tài sản hình thành trong tương lai này dùng để phát mãi tài sản đảm bảo thu
hồi nợ là không phù hợp.
Việc kháng cáo này được xét xử phúc thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế. Sau khi xem xét lại sồ sơ vụ án, nội dung kháng cáo của đương sự và
các chứng cứ tài liệu được cung cấp thêm. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế chấp nhận yêu cầu kháng cáo là có cơ sở, và ra quyết định hủy bản án sơ
thẩm số 01/2014/KDTM-ST ngày 20/01/2014 của tòa án nhân dân thành phố
Huế, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Huế giải quyết lại vụ
án theo thủ tục sơ thẩm quy định tại Điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi bổ
sung năm 2011).
Từ đánh giá thực tiễn cũng như qua số liệu đã thông kê và các ví dụ cụ thể
trên cho ta thấy được thể hiện tính chuyên môn trong quá trình giải quyết tranh
chấp Hợp đồng tín dụng nói riêng và tranh chấp Hợp đồng thương mại nói
chung.

SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
18
Về thủ tục giải quyết, theo quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự (sửa
đổi bổ sung năm 2011) các tranh chấp về kinh doanh thương mại trong đó có
tranh chấp về Hợp đồng tín dụng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo
thủ tục tố tụng dân sự. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy trong quá trình giải quyết
các tranh chấp về Hợp đồng tín dụng, Toà án nhân dân thành phố Huế đã tuân
thủ đầy đủ các trình tự thủ tục tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật. Quá
giải quyết tranh chấp được tiến hành đúng trình tự từ giai đoạn thụ lý vụ án, giai
đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử đến giai đoạn mở phiên tòa mở phiên tòa xét xử
sơ thẩm.
Về thời hạn giải quyết, các tranh chấp Hợp đồng tín dụng Toà án giải quyết
được áp dụng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Theo Điều 179
BLTTDS thì thời hạn giải quyết một tranh chấp Hợp đồng tín dụng (kể cả gia
hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, gia hạn thời hạn mở phiên toà) là không quá
5 tháng kể từ ngày thụ lý. Nhìn chung các vụ tranh chấp Hợp đồng tín dụng do
Toà án nhân dân thành phố Huế thụ lý trong thời gian qua đều tuân thủ đúng quy
định, chỉ một vài vụ đưa ra xét xử quá hạn luật định vì lý do như đương sự cố
tình chây ì hoặc do vụ án phức tạp cần phải có kết quả giám định…
Về thủ tục hoà giải của Toà án, trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, có
thể nói Toà án đã nỗ lực tối đa trong việc tiến hành hoà giải tranh chấp. Đặc biệt
đối với những vụ án phức tạp, các Thẩm phán thường tiến hành hoà giải nhiều
lần trước khi xét xử để các đương sự tự thoả thuận việc giải quyết tranh chấp
nhằm hạn chế những chi phí cũng như thời gian cho việc giải quyết tranh chấp.
Nhìn chung việc hòa giải thường thì các đương sự đều hòa giải thành, bởi số nợ
cũng như việc tính tiền lãi đều rõ ràng và cụ thể trong Hợp đồng tín dụng. Ngân
hàng thường giảm cho bên vay tiền lãi phạt phát sinh và bên vay đồng ý trả đầy
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
19
đủ các khoản nợ trong thời gian thỏa thuận. Song cũng có trường hợp việc hoà

giải không mang lại kết quả, kéo dài vì trước khi đưa vụ việc ra giải quyết tại
Toà án thì quan hệ giữa các bên tranh chấp đã đến giai đoạn căng thẳng, mặt
khác phía bên bị đơn thường gây khó khăn cho việc hoà giải, không tuân theo
giấy triệu tập của Toà án.
Về tính dứt điểm của các vụ án về tranh chấp Hợp đồng tín dụng được giải
quyết tại toà án nhân dân thành phố Huế, qua các số liệu tổng hợp cho thấy các
vụ án về tranh chấp Hợp đồng tín dụng do toà án giải quyết thường không cao.
Sau khi toà án giải quyết, đương sự thua kiện thường tiếp tục kháng cáo lên Toà
án cấp phúc thẩm vì những lý do khác nhau như: không tin tưởng vào phán quyết
của toà án cấp sơ thẩm hoặc cố tình kéo dài thời gian thi hành án hoặc có khi đó
là mét vụ án phức tạp mà còn có những quan điểm giải quyết khác nhau.
2.1.1. Ưu điểm thực tiễn áp dụng pháp luật việc giải quyết tranh chấp
Hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Huế
 Ưu điểm chung trong thực tiễn áp dụng pháp luật việc giải quyết tranh chấp
Hợp đồng tín dụng tại Tòa án:
Một là, Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi bổ sung 2011) đã quy định chi tiết
về thời hạn Toà án phải trả lời nguyên đơn (5 ngày kể từ ngày Toà án nhận được
đơn khởi kiện), thời hạn chuẩn bị xét xử (từ 2 – 3 tháng) và thời hạn mở phiên
toà sơ thẩm (từ 1- 2 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử). Quy
định này đã nâng cao trách nhiệm của các Toà án trong quá trình giải quyết các
vụ án tranh chấp Hợp đồng tín dụng.
Hai là, việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng đã được thống nhất
theo một thủ tục tố tụng chung- thủ tục tố tụng dân sự. Điều này đã khắc phục
được hạn chế lớn trước đây trong giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng.
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
20
Trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự, Toà án phải mất nhiều thời gian để xác định
tranh chấp Hợp đồng tín dụng cần được giải quyết là tranh chấp dân sự hay tranh
chấp kinh tế để áp dụng quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự hay kinh tế. Hiện nay, vấn đề này không đặt ra nữa. Điều này, đã tiết kiệm

được thời gian cho các cơ quan tư pháp và cho chính các bên tranh chấp.
Ba là, Toà án nhân dân các cấp đã không ngừng nâng cao chất lượng xét xử,
làm rõ những yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ
quan hữu quan để giải quyết vụ án.
Bốn là, công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản được thực hiện đúng các
quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
tranh chấp.
Năm là, tình trạng sai phạm của các cán bộ ngành Toà án đã bước đầu được
xử lý và tiến hành bồi thường cho các đối tượng bị xử oan sai, đảm bảo thực hiện
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
 Ưu điểm riêng trong thực tiễn áp dụng pháp luật việc giải quyết tranh chấp
Hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Huế
Kể từ ngày 01/01/2012 thẩm quyền các vụ án Kinh doanh thương mại tranh
chấp về Hợp đồng tín dụng được giao cho Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại diểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố
tụng dân sự ( được bổ sung năm 2011) thì Tòa án nhân dân thành phố huế đã
thực hiện đúng thẩm quyền và nhiệm vụ của mình đạt được những thành quả
nhất định.Trong 3 năm từ năm 2012 đến 2014 Tòa án nhân dân thành phố Huế đã
giải quyết một số lượng khá nhiều là 85 án kinh doanh thương mại về tranh chấp
Hợp đồng tín dụng đúng theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. 3 tháng đầu năm 2015 này
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
21
Tòa án cũng đã thụ lý và trong quá trình giải quyết 12 vụ án tranh chấp Hợp
đồng tín dụng.
Nhìn chung các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng ở thành phố Huế đa
phần là tranh chấp giữa ngân hàng và cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đi vay, các
tình tiết trong vụ việc còn đơn giản, vụ việc tranh chấp số tiền vay ít, hợp đồng
tín dụng đảm bảo tính pháp lý, nội dung chặt chẻ nên thuận lợi cho việc giải
quyết vụ án phù hợp với trình độ chuyên môn của Thẩm phán ở Tòa án huyện,

dễ dàng đưa ra đường lối giải quyết và ra bản án phù hợp với quy định của pháp
luật.
Cơ sở để giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng hiện nay cũng khá
thuận lợi với hệ thống pháp luật có liên quan để giải quyết các tranh chấp được
quy định tương đối rõ ràng, đầy đủ và cụ thể, rõ trong các văn bản luật và dưới
luật về hoạt động cho vay tín dụng của Ngân hàng như là Luật các tổ chức tín
dụng năm 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Bộ luật Dân sự
năm 2005 và các văn bản dưới luật khác quy định về điều kiện cho vay, quy chế
đảm bảo tiền vay, pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm. Với hệ thống pháp luật
điều chỉnh quan hệ tín dụng ngân hàng tương đối đầy đủ, đã tạo cơ sở pháp lý
vững vàng cho các Thẩm phán ở Tòa án nhân dân thành phố Huế dễ dàng tìm ra
đường lối giải quyết cũng như việc ra quyết định hoặc bản án một cách chính
xác.
Trình độ chuyên môn của các thẩm phán tòa án nhân dân thành phố Huế
ngày càng được mở rộng, chuyên sâu, nâng cao chất lượng xét xử giải quyết vụ
án tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp hợp đồng tín dụng
nói riêng. Trong quá trình giải quyết các thẩm phán tòa án đã nỗ lực tối đa trong
việc tiến hành hoà giải tranh chấp. Đặc biệt đối với những vụ án phức tạp, các
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
22
thẩm phán thường tiến hành hoà giải nhiều lần trước khi xét xử để các đương sự
tự thoả thuận việc giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế những chi phí cũng như
thời gian cho việc giải quyết tranh chấp. Tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ, đánh
giá chứng cứ được cung cấp hợp pháp từ hai phía đương sự, tìm ra được những
nguyên nhân thực tế dẫn đến các tranh chấp về Hợp đồng tín dụng thường xảy
ra, từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý tháo gỡ những khó khăn trong quá trình
giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng, cũng như đưa ra phương án giải quyết
đạt hiệu quả, ra bản án nội dung quyết định phù hợp, bảo vệ quyền và lợi ích của
các bên, bảo đảm cho hoạt động Ngân hàng ngày càng an toàn và hiệu quả hơn
góp phần giữ vững trật tự nền kinh tế xã hội.

2.1.2. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp
Hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Huế
 Hạn chế chung trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp Hợp
đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân
- Tình trạng để các vụ tranh chấp quá thời hạn không được giải quyết. Theo báo
cáo tổng kết công tác ngành Toà án thì tình trạng này chiếm tỷ lệ cao chủ yếu tập
trung ở Toà án cấp sơ thẩm, một số đơn vị còn nhiều vụ tranh chấp tồn đọng như
các Toà án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện của thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bến Tre…điều đáng chú ý là thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả
nước nhưng lại là nơi có số lượng án tồn đọng nhiều nhất cả nước.
- Nhiều vụ tranh chấp để kéo dài, qua nhiều lần xét xử vẫn không tìm được
phương án giải quyết thoả đáng, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các bên.
Vẫn còn tình trạng một số bản án của Toà án không rõ ràng, gây khó khăn cho
việc đảm bảo bản án của toà được thi hành.
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
23
- Trong quá trình giải quyết tranh chấp, do việc nghiên cứu tài liệu, chứng cứ
không đầy đủ, rõ ràng, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan,
thậm chí có Thẩm phán còn xác định sai tư cách tố tụng của đương sự hoặc triệu
tập không đầy đủ những người bắt buộc phải tham gia phiên toà dẫn đến nhiều
phiên toà vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên
bị huỷ vì vi phạm nghĩa vụ tố tụng. Công tác thụ lý và giải quyết theo thủ tục
phúc thẩm còn chậm, nhiều bản án phúc thẩm còn giải quyết chưa thoả đáng,
việc phát hiện những sai sót của Toà án sơ thẩm còn chưa tiến hành kịp thời để
đưa ra những giải pháp khắc phục. Số lượng bản án phúc thẩm bị xét lại theo tủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vụ án thụ lý
giải quyết. Việc tố tụng chậm, sai, phiền hà đã ảnh hưởng tiêu cực tới các bên
trong Hợp đồng tín dụng. Đối với các tổ chức tín dụng cho vay, việc giải quyết
tranh chấp Hợp đồng tín dụng kéo dài, bên cho vay không thu hồi được vốn cho
vay, ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức đó. Còn đói với bên vay, tranh chấp

kéo dài có thể làm cho việc ký kết những hợp đồng vay với các tổ chức tín dụng
cho vay khác để mở rộng nguồn vốn kinh doanh gặp khó khăn. Ngoài ra, thủ tục
tố tụng phiền hà còn tạo tâm lý e ngại sử dụng thủ tục này của các bên trong
tranh chấp Hợp đồng tín dụng.
- Đối với công tác giám đốc thẩm, tái thẩm và giải quyết khiếu nại vẫn chưa đảm
bảo được những quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra, giám đốc của Toà án
cấp trên đối với Toà án cấp dưới còn hạn chế, nên chưa kịp thời phát hiện các vi
phạm để khắc phục và xử lý.
- Một số văn bản pháp luật đã có hiệu lực thi hành trong một thời gian khá dài
nhưng nhiều quy định trong các văn bản đó chưc được Toà án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng các cơ quan hữu quan trong phạm vi thẩm
quyền ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành nên có tình trạng các
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
24
toà áp dụng không thống nhất và kết quả các bản án hoàn toàn trái ngược nhau
giữa các toà.
- Đội ngũ cán bộ Toà án hiện nay còn thiếu về số lượng và yếu kém về năng lực,
có một số cán bộ Toà án sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề
nghiệp chưa cao nên đã có những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng không nhỏ tới
danh dự, uy tín của ngành tư pháp.
- Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Toà án còn
nhiều hạn chế. Quá trình giải quyết các tranh chấp còn mất nhiều thời gian, nhiều
loại chi phí, nhiều đầu mối trung gian trong khi đó lĩnh vực tài chính ngân hàng
là lĩnh vực nhạy cảm yêu cầu giải quyết nhanh gọn để các bên có thể tiến hành
hoạt động bình thường.
Những hạn chế tồn tại trên do nhiều nguyên nhân trong đó các nguyên nhân
chủ quan là chủ yếu. Tinh thần trách nhiệm trong công tác xét xử, năng lực quản
lý và điều hành của các cán bộ ngành Toà án, nhất là Toà án địa phương các
quận, huyện còn nhiều hạn chế. Trình độ của các thẩm phán còn chưa đáp ứng
được yêu cầu về chuyên môn. Ở nhiều Toà án, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ làm nguồn bổ nhiệm thẩm phán còn chưa được chú trọng đúng mức.
Ngoài ra, pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để
dần dần hoàn thiện. Vì thế, nhiều bộ luật, luật được ban hành mà chưa có văn
bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành, nhiều quy định chồng chéo không thực
hiện được trên thực tế hoặc được áp dụng không thống nhất trong hệ thông cơ
quan tư pháp.
 Hạn chế riêng trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp Hợp
đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Huế
Thực tiễn giải quyết các vụ án Kinh doanh thương mại loại tranh chấp Hợp
đồng tín dụng trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Huế cho thấy: Trong
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự
25
nhiều Hợp đồng tín dụng (nhất là các Hợp đồng tín dụng của các Ngân hàng
thương mại cổ phần) ngoài các nội dung cơ bản về số tiền vay, thời hạn thanh
toán, lãi suất trong hạn, quá hạn, tài sản bảo đảm… còn quy định về khoản tiền
phạt vi phạm chậm trả trên tổng số dư nợ gốc và lãi hoặc trên số tiền lãi chậm
trả. Khi người vay vi phạm hợp đồng, Ngân hàng khởi kiện, Tòa án gặp nhiều
khó khăn lúng túng và có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau. Do khách hàng
vi phạm hợp đồng nên Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án. Khi Tòa án thụ lý, giải
quyết các tranh chấp này thì phát sinh những quan điểm khác nhau về việc quy
định về khoản tiền phạt vi phạm như vậy có đúng pháp luật không và Tòa án có
chấp nhận theo yêu cầu của ngân hàng đối với khoản tiền phạt này không?
Quan điểm thứ nhất cho rằng cần căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên tại
HỢp đồng tín dụng, theo đó hợp đồng có quy định lãi phạt thì áp dụng theo thỏa
thuận tại hợp đồng này. Như quan điểm giải quyết đối với tranh chấp Hợp đồng
tín dụng Tòa án nhân dân thành phố Huế đã chấp nhận (toàn bộ) yêu cầu của
Ngân hàng, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn toàn bộ tiền nợ gốc, lãi trong
hạn, lãi phạt quá hạn).
Quan điểm thứ hai cho rằng lãi phạt này về bản chất là lãi chồng lãi, lãi mẹ
đẻ lãi con. Không phù hợp với tinh thần của Bộ luật Dân sự và Luật các tổ chức

tín dụng, nên không chấp nhận yêu cầu này của Ngân hàng. Toà án nhân dân
thành phố Huế bác một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng. Quan điểm thứ
ba cho rằng lãi phạt chậm trả này chưa được hướng dẫn rõ ràng, nên nếu đương
sự có yêu cầu, Tòa án tách ra chờ hướng dẫn để làm cơ sở giải quyết sau. Đây
cũng là thực trạng phổ biến trên toàn quốc. Do chưa có sự thống nhất về cách
giải quyết, nên Tham luận tại Hội nghị triển khai công tác ngành Tòa án năm
2014 cũng đã nêu lên sự vướng mắc trong vấn đề nêu trên đồng thời đề nghị Hội
SVTH: Trần Thị Thanh Lam Lớp: K35G hình sự

×