Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường lý luận và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.93 KB, 52 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thường gây ra những thiệt hại
đáng kể, đó có thể là những hậu quả hiện hữu ngay tại thời điểm có hành vi gây
ra thiệt hại và cũng có thể là những hậu quả tiềm ẩn, chỉ sau một khoảng thời
gian dài mới bộc lộ sự nguy hại cao độ. Vấn đề cấp thiết là xử lý các hành vi vi
phạm và yêu cầu các đối tượng có hành vi gây thiệt hại tới môi trường phải thực
hiện bồi thường thiệt hại đối với những hậu quả về môi trường mà họ gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) không chỉ nhằm đảm bảo việc đền
bù tổn thất đã xảy ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật,
bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.
Hiện nay, trên các diễn đàn thời sự tại nước ta luôn đề cập nhiều đến các
vụ việc gây ô nhiễm, thiệt hại môi trường. Càng ngày chúng ta càng phát hiện
thêm nhiều số lượng các vụ vi phạm pháp luật môi trường: vụ Huyndai Vinasin,
vụ Vedan, các khu công nghiệp gây ô nhiễm... Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện lại chưa phải là một vấn đề được
nghiên cứu sâu tại Việt Nam trong khi thực tiễn yêu cầu bồi thường mang tính
cấp bách, kịp thời.
Mặt khác, tại thời điểm này, Chính phủ đang tiến hành lấy ý kiến nhân
dân về dự thảo Nghị định quy định về việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái gây ra đối với môi trường. Nếu dự thảo được thông qua thì đây sẽ là 1 cơ
sở pháp lý quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình giải quyết bồi thường thiệt
hại về môi trường.
Vì vậy, trong khóa luận tốt nghiệp của mình, sinh viên đã lựa chọn đề tài:
“Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường - Lý luận và thực tiễn áp
dụng.”


2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, đầy đủ, có hệ


thống về lý luận và thực tiễn của hoạt động bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường: lý luận về thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm, suy thoái môi trường;
- Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường và các vướng mắc trong các quy định của pháp luật;
- Thực tiễn hoạt động yêu cầu và giải quyết bồi thường thiệt hại: số lượng
các vụ yêu cầu, kết quả giải quyết, hạn chế và nguyên nhân;
- Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi thường
thiệt hại do suy thoái, ô nhiễm môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử Mác-xit, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về quá trình bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật dân sự nói
chung, giải quyết các vụ vi phạm pháp luật môi trường nói riêng.
Các phương pháp cụ thể sau được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề
tài như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu...
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu có liên quan đến hoạt động
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.


- Thực tiễn yêu cầu và giải quyết bồi thường thiệt hại trong thời gian qua.
6. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo thì phần nội dung của luận văn bao gồm 3 chương :

Chương 1: Lý luận cơ bản về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường.
Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái môi trường.


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY
THOÁI MÔI TRƯỜNG
1.1 Lý luận về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Ở Mỹ, từ những năm 60-70 của thế kỷ 20, nhiều đạo luật về môi trường
đã được ban hành: Luật bảo vệ môi trường liên bang 1969, Luật không khí sạch
năm 1970, Luật về sản phẩm an toàn 1972... (1) Điều đáng nói là tại Mỹ thời gian
đó đã có rất nhiều án lệ liên quan đến việc bồi thường do gây ô nhiễm như vụ
Boomer kiện công ty xi măng và vụ Misour kiện Holland.
Ở Úc, luật môi trường ban đầu cũng hình thành từ các án lệ về bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm. Một số đạo luật quan trọng của chính quyền liên bang
về môi trường như: Luật bảo vệ môi trường 1981, Luật bảo vệ thế giới hoang dã
1982, Luật bảo vệ tầng ôzôn 1989...(2)
Như vậy có thể nói rằng các án lệ về bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường đã có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành pháp luật môi trường
tại các nước phương Tây.
Trên phạm vi thế giới hiện nay đang tồn tại song song 2 quan niệm khác
nhau về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Một số các quốc gia cho rằng thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
chỉ bao gồm thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên như hệ động thực
vật, đất, nước, không khí... mà không bao gồm thiệt hại đối với tài sản, tính
mạng của con người.

Phần lớn các quốc gia khác lại quan niệm rằng thiệt hại về môi trường
không chỉ bao gồm các thiệt hại về môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả các
thiệt hại về tài sản, tính mạng của con người do ô nhiễm, suy thoái môi trường
1

1, 2: Giáo trình Luật môi trường – Đại học Luật Hà Nội, trang 35- 36


gây nên. Trong quan niệm này, một số ít quốc gia còn coi lợi ích về văn hóa, lợi
ích về tình cảm, thẩm mỹ, giải trí (lợi ích phi vật chất) cũng là một loại thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên. (1) Tuy nhiên pháp luật các nước cũng
giới hạn rõ ràng quyền khởi kiện của người bị hại đối với loại lợi ích này. Chẳng
hạn ở Anh, chỉ riêng lợi ích thẩm mỹ giải trí bị xâm hại thì không được coi là cơ
sở khởi kiện các vụ án về môi trường mà các lợi ích trên phải đặt trong mối quan
hệ với một yếu tố môi trường cụ thể bị xâm hại.
Tại Việt Nam, tính từ thời điểm Luật Bảo vệ môi trường 2005 được ban
hành, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được xác định theo quan niệm
thứ 2.
Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể do
sự cố môi trường hay hành vi vi phạm pháp luật môi trường nhưng dù xuất phát
từ nguyên nhân nào thì cũng đều dẫn đến các loại thiệt hại như nhau. Theo đó,
Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã xác định rõ 2 loại thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
- Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
- Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường gây ra.
Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường một cách rõ ràng như
trên là phù hợp với bản chất khoa học của hiện tượng ô nhiễm, suy thoái môi
trường. Khoản 6, khoản 7 Điều 3 định nghĩa :“Ô nhiễm môi trường là sự biến

đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường,
gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi trường là sự suy
giảm về số lượng, chất lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.” Các định nghĩa trên cho thấy ô nhiễm, suy thoái
1

1. Luận án tiến sĩ luật học “ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường tại Việt Nam” - giảng viên Vũ Thu Hạnh - trường Đại học Luật Hà Nội.


môi trường trước hết là sự biến đổi, sự suy giảm các thành phần môi trường.
Như vậy, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên là thiệt hại trực tiếp hay nói cách
khác, chính các yếu tố của môi trường tự nhiên là đối tượng bị xâm hại trực tiếp.
Những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe đối với cá nhân, tổ chức cư trú
tại khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái phát sinh trên cơ sở tồn tại các thiệt
hại đối với môi trường sinh thái.
Việc phân biệt hai loại thiệt hại như kim chỉ nam cho quá trình xây dựng
các quy định pháp luật và thực hiện bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường. Bởi lẽ nếu xác định sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường là thiệt hại trực tiếp thì việc bồi thường đối với thiệt hại này phải được ưu
tiên giải quyết trong quá trình thực hiện bồi thường. Mặt khác do sự phức tạp
của đặc tính lý hóa học trong các thành phần môi trường mà tính chất thiệt hại
của các thành phần môi trường tự nhiên là tích tụ, dần dần lan rộng và khó kiểm
soát, vì vậy cách thức xác định và thu thập chứng cứ đối với loại thiệt hại này
đòi hỏi những quy định pháp luật đặc trưng và riêng biệt trong quá trình xây
dựng pháp luật.
Cách xác định thiệt hại như trên cũng phù hợp với quan điểm pháp luật
của nhiều nước như Anh, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Malaysia, Singapor,
Nga... Cụ thể theo pháp luật các nước này, những thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường gây nên thuộc phạm vi bồi thường bao gồm: Thiệt hại đối với môi

trường, thiệt hại về tài sản vật chất, thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về tính mạng
sức khỏe.(1)
Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận thấy tính đặc thù của thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường so với thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng quy định tại Bộ luật dân sự 2005. Theo điều 604 Bộ luật dân
sự 2005 thì thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao

1

1. Luận án tiến sĩ luật học “ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường tại Việt Nam”-giảng viên Vũ Thu Hạnh-trường Đại học Luật Hà Nội.


gồm thiệt hại về tài sản; tính mạng- sức khỏe; tinh thần. Như vậy, thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường khác biệt ở chỗ:
- Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm thiệt hại tới chức
năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại tới tính mạng, sức khoẻ, tài sản
của con người;
- Xác định thiệt hại trực tiếp là thiệt hại đối với môi trường sinh thái;
- Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường không bao gồm thiệt hại do
tổn thất về mặt tinh thần.
1.2 Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường
TNBTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự phát sinh khi có hành vi
vi phạm các quy định của pháp luật mà gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài
sản của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên không thể dựa vào khái niệm này để đưa
ra một khái niệm tương tự đối với TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường
dù TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường cũng là một loại TNBTTH ngoài
hợp đồng. Nếu chỉ định nghĩa đơn giản rằng TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường là hậu quả pháp lý bất lợi mà các tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi vi

phạm các quy định pháp luật môi trường, gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức khác thì chưa thật chính xác và đầy đủ. Bởi lẽ,
thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể do hành vi gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường hoặc là do sự cố môi trường. Sự cố môi trường có thể bắt
nguồn từ yếu tố con người nhưng chưa hẳn là do hành vi cố ý vi phạm các quy
định pháp luật môi trường. Tuy nhiên một khi sự cố môi trường xảy ra và gây
thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại luôn được đặt ra. Sở dĩ có sự đặc biệt như
vậy là do tính chất đặc trưng của đối tượng mà các quy định pháp luật môi
trường muốn bảo vệ. Luật Bảo vệ môi trường được đặt ra với mục tiêu hàng đầu
là gìn giữ sự cân bằng của các thành phần môi trường, duy trì một môi trường tự
nhiên trong lành để con người tồn tại và phát triển. Không nằm ngoài mục tiêu


chung đó, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường phải đảm bảo các thành phần môi trường sẽ được bù đắp và khôi
phục nhanh chóng khi có thiệt hại xảy ra. Do vậy, TNBTTH do ô nhiễm, suy
thoái môi trường phát sinh ngay cả khi không có hành vi vi phạm các quy định
pháp luật môi trường và điểm mấu chốt là các loại hành vi này gây ra các thiệt
hại tới môi trường và con người.
Như vậy nên hiểu một cách toàn diện rằng TNBTTH do ô nhiễm, suy
thoái môi trường phát sinh khi có hành vi làm tổn hại môi trường, gây thiệt hại
cho nhà nước và người dân.
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định của pháp luật
Việt Nam chỉ được xem xét dưới góc độ thiệt hại về vật chất. Do vậy, TNBTTH
do ô nhiễm, suy thoái môi trường cũng chỉ là TNBTTH về vật chất. Theo Điều
307 Bộ luật dân sự 2005 thì “TNBTTH về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn
thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn
thất tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập
thực tế bị mất hoặc giảm sút.”
Xuất phát từ nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường,

TNBTTH được chia làm hai loại là TNBTTH do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái
môi trường và TNBTTH do sự cố.
1.2.1 Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường và bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.
1.2.1.1 Đặc trưng của bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường
* Cơ sở phát sinh BTTH là các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường. Theo đó: i) Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi thải vào môi
trường các chất gây ô nhiễm, chất độc hại làm nhiễm bẩn, làm ô uế các thành
phần môi trường; ii) Hành vi gây suy thoái môi trường là hành vi sử dụng, khai


thác quá mức các thành phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài
nguyên.
* Các loại thiệt hại tính bồi thường bao gồm : i) Thiệt hại về môi trường;
ii) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản.
* Chủ thể thực hiện quyền đòi bồi thường: tổ chức, cá nhân là nạn nhân
của tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường.
* Yêu cầu của bên bị hại thường là: chấm dứt hành vi, khắc phục hậu quả
hoặc trả toàn bộ chi phí mà tổ chức, cá nhân đã bỏ ra để khắc phục, cải tạo môi
trường, đền bù những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, trả chi phí khám chữa
bệnh.
Trong thực tế việc phân biệt bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường với các trường hợp bồi thường ngoài hợp đồng khác không
phải là một điều khó do đặc trưng nổi bật về cơ sở phát sinh và các loại thiệt hại
tính bồi thường của dạng bồi thường này. Việc liệt kê các tiêu chí đặc trưng như
trên chủ yếu là để có thể so sánh bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường và bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
1.2.1.2. Đặc trưng của bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
Sự cố môi trường là “tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động

của con người hoặc biến đổi thất thường của thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái
hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng” ( khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường 2005 ). Những tai biến này xảy ra hoàn toàn bất ngờ, nằm ngoài mong
muốn chủ quan của con người. Chính những tai biến xảy ra đã tác động đến các
thành phần môi trường, làm biến đổi các thành phần môi trường, gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Trách nhiệm pháp lý đối với sự cố môi trường
Những tai biến môi trường thuần túy do biến đổi thất thường của thiên
nhiên mà gây thiệt hại như động đất, núi lửa, hạn hán... thì không làm phát sinh


trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây được coi như một nguyên tắc hiển nhiên
trong pháp luật dân sự nói chung vì những sự kiện thiên tai này không xuất phát
từ hành vi của con người mà là sức mạnh của thiên nhiên. Còn những tai biến
hay rủi ro môi trường xảy ra trong quá trình hoạt động của con người sẽ làm
phát sinh trách nhiệm pháp lý dân sự nói chung và TNBTTH do ô nhiễm, suy
thoái môi trường nói riêng. Tuy nhiên nên hiểu sự tác động của con người đến
các sự cố môi trường như thế nào để có thể phân biệt rõ ràng với bồi thường
thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Điều Luật Bảo vệ môi trường 2005 không liệt kê cụ thể các sự cố môi
trường nhưng có thể tham khảo khoản 6 Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường 1993 vì
điều luật này đã liệt kê một số sự cố môi trường: Theo đó, ngoài nguyên nhân từ
bão, lũ lụt, hạn hán, động đất... thì sự cố môi trường có thể xảy ra do:
i) Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ thuật gây thiệt hại về môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng gây nguy hại cho môi trường;
ii) Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản,
dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và
các cơ sở công nghiệp khác;
iii) Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy

sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ.
Trước hết, có thể thấy rằng những sự cố môi trường trên đây không thuần
túy là do sức mạnh thiên nhiên. Có trường hợp sự cố kết hợp cả hai nguyên nhân
là con người và thiên tai như cháy rừng do hành vi đốt rẫy, nhưng gặp thời tiết
thay đổi, gió to nên gây ra hỏa hoạn trên diện tích rừng lớn. Nhưng phần lớn các
sự cố trên xuất phát từ hoạt động của con người tại các nơi và phương tiện được
coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Bộ luật dân sự 2005 chỉ rõ nguồn nguy hiểm cao
độ bao gồm phương tiện vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp
đang hoạt động, vũ khí, chất cháy nổ, chất phóng xạ... Như vậy, sự cố môi


trường xảy ra trong hoạt động của con người mà gây ra thiệt hại cần được hiểu
đầy đủ ở hai khía cạnh: Một là: cơ sở hoạt động của con người ở đây là những
cơ sở do con người tạo ra để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và khai thác tài
nguyên thiên nhiên và vốn là những cơ sở chứa đựng các nguồn nguy hiểm cao
độ mà có thể phát sinh sự cố vào bất cứ lúc nào, vượt ngoài tầm kiểm soát của
con người, dù con người có trang bị tất cả những biện pháp bảo hộ thì sự cố vẫn
có thể xảy ra; Hai là: con người trong quá trình tiến hành các hoạt động như khai
thác, tìm kiếm, vận chuyển tại những nơi nguy hiểm cao độ có thể có những sai
sót về mặt kỹ thuật dẫn tới những hậu quả không thể lường trước và gây ra thiệt
hại về môi trường. Ở khía cạnh thứ hai, tác động của con người thể hiện rõ ràng
hơn và cho thấy sự cố môi trường xảy ra trong trường hợp này không phải do
hành vi chủ động xả thải gây ô nhiễm môi trường hay hành vi sử dụng quá mức
các thành phần môi trường như cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại do hành vi
gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Như vậy, cùng là do tác động của con người nhưng biểu hiện của tác động
này đối với sự cố môi trường là khác biệt và đặc trưng so với tác động của con
người trong trường hợp bồi thường do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường.
Đặc trưng của bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường

* Cơ sở phát sinh: tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong hoạt động của con
người như đã phân tích ở trên.
* Đại diện bên bị hại: Cơ quan quản lý môi trường ở địa phương (Sở tài
nguyên môi trường tỉnh trong trường hợp sự cố xảy ra là 1 tỉnh). Cơ quan này
vừa là đại diện cho Nhà nước, vừa là đại diện cho nạn nhân. Trong một số
trường hợp cá biệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh còn giao nhiệm vụ cho cơ quan Tư
pháp địa phương phối hợp cùng cơ quan quản lý môi trường giải quyết vụ việc.
Các văn bản pháp luật hiện hành quy định rõ về điều này vì tính chất của
sự cố thường là xảy ra nhanh chóng, dễ phát sinh trên diện rộng, mức độ nguy


hiểm cao và thiệt hại lớn nên các cơ quan địa phương cần khẩn trương huy động
lực lượng để ứng cứu. Tuy nhiên, đặc trưng này chủ yếu được phân biệt trong
thực tiễn bồi thường, biểu hiện ở sự giải quyết kịp thời cao độ của các cơ quan
có thẩm quyền. Còn về mặt lý luận, đặc trưng này không phải là đặc trưng cơ
bản bởi vì dù là thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hay thiệt
hại do sự cố thì thiệt hại trực tiếp cũng là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường. Thiệt hại trực tiếp này là thiệt hại tới lợi ích công cộng do nhà
nước làm đại diện chủ sở hữu nên khi thiệt hại tới các thành phần môi trường
xảy ra trong trường hợp nào thì các cơ quan nhà nước cũng phải có trách nhiệm
tham gia giải quyết. Nếu là bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường thì cơ quan quản lý môi trường ở địa phương đại diện cho nhà
nước còn người dân chính mình yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn hại về
tính mạng, sức khỏe, tài sản. Nếu là bồi thường thiệt hại do sự cố, cơ quan quản
lý môi trường ở địa phương vừa là đại diện cho nhà nước, vừa là đại diện cho
người dân đứng ra yêu cầu bồi thường.
* Đại diện bên gây hại: Đại diện bên gây hại trong bồi thường thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường là các tổ chức, cá nhân đã gây ô
nhiễm. Còn đối với bồi thường thiệt hại do sự cố thì có sự khác biệt hơn. Các sự
cố môi trường gây ra thiệt hại rất lớn, thường vượt quá khả năng chi trả bồi

thường của chủ phương tiện gây ra sự cố nên trong nhiều trường hợp pháp luật
bắt buộc các chủ phương tiện phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Trong
trường hợp này, tùy theo phương thức bảo hiểm mà chủ phương tiện tham gia thì
bên bị hại có thể yêu cầu đòi bồi thường trực tiếp tổ chức bảo hiểm hoặc chỉ
được yêu cầu đồi với chủ phương tiện.
* Các khoản bồi thường thiệt hại: bên cạnh các khoản bồi thường về thiệt
hại tới tính mạng, sức khỏe con người; tài sản của nhà nước và nhân dân thì còn
gồm các khoản bồi thường về hủy hoại tài nguyên môi sinh, môi trường; điều


động lực lượng, phương tiện, thiết bị để ứng phó sự cố; khảo sát, đánh giá, xác
định thiệt hại; giải quyết các thủ tục bồi thường và khắc phục hậu quả.
Mặt khác, sau khi phân loại như trên, có thể hiểu 1 cách thống nhất rằng
TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm:
- TNBTTH phát sinh do hành vi vi phạm pháp luật của con người
- TNBTTH phát sinh do sự cố môi trường bắt nguồn từ yếu tố con người.
1.2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường
TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường phát sinh là TNBTTH ngoài
hợp đồng. Điều kiện phát sinh TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường là cơ
sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi
thường, mức độ bồi thường.
Các điều kiện phát sinh TNBTTH do ô nhiễm,suy thoái môi trường bao
gồm: thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của
người gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp
luật.
Tuy nhiên, xuất phát từ những điểm đặc thù về lĩnh vực môi trường mà
các điều kiện phát sinh TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường cũng có
những đặc điểm rất riêng, vị trí và vai trò của từng điều kiện có thể khác so với
các điều kiện làm phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và các loại

trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự.
1.2.2.1 Thiệt hại xảy ra
Thiệt hại được bồi thường là hậu quả của môi trường bị tổn hại do hành vi
của chủ thể có trách nhiệm.
Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi


phục tình trạng cân bằng vốn có trong các thành phần môi trường, khôi phục
tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì không
đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác
Như đã trình bày tại mục 1.1, có thể nêu một số ví dụ về các loại thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái môi trường sau đây:
Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên hay thiệt hại đối với các giá trị sinh
thái như: nguồn nước nhiễm các chất thải độc hại, số lượng động thực vật suy
giảm, diện tích rừng bị thu hẹp...
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như một công ty xả nước thải chưa được
xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng suất bị
giảm đáng kể. Hoặc do dầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễm độc, nguồn tài
nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rất nhiều. Hoặc khi nguồn nước và không
khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở công nghiệp
làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân.
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút; thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất, bị
giảm sút… Ví dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, ô nhiễm
không khí, ô nhiễm đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về
đường hô hấp, đường tiêu hoá… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản
tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút
do không tham gia lao động…

Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho
những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính
mạng bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu, nổ
xăng dầu, cháy rừng…


Thiệt hại về kinh tế hay thiệt hại về các lợi ích thương mại như doanh thu,
lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm khi nằm trong vùng ô nhiễm.
Thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc đầu tiên để xem xét việc có phát
sinh TNBTTH hay không. Điều này khác với việc xác định trách nhiệm hình sự
và trách nhiệm hành chính có thể không căn cứ vào thiệt hại xảy ra. Chẳng hạn
trong trách nhiệm hình sự, đối với một số tội có cấu thành hình thức thì không
đòi hỏi có hậu quả vật chất. Ngay đối với một số tội có cấu thành vật chất thì
trong một số trường hợp cá biệt hậu quả chưa xảy ra nhưng do tính chất của
hành vi nguy hiểm có khả năng gây ra hậu quả lớn cũng đã cấu thành tội phạm.
(1)

1.2.2.2 Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi
trường.
Hành vi trái pháp luật được hiểu là các hành vi không tuân theo các quy
định của pháp luật bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, sự cố
môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ như
quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản...
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phong
phú. Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến:
- Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2005 liệt kê 15 hành vi bị nghiêm cấm.
- Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu
ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như các
quy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo
vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn
thiên nhiên…
1

1. Giáo trình Luật dân sự tập 2-trường Đại học Luật Hà Nội-trang 262


- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển
và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
- Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm;
vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm,
thăm dò, khai thác vận chuyển
Như vậy, điểm đặc biệt của yếu tố này trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về môi trường là ở chỗ: Hành vi gây thiệt hại xâm hại trực tiếp các yếu tố
của môi trường. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi gây thiệt hại cho môi trường
đều là hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Thiệt hại đối với môi trường có thể
là do sự cố và hành vi bất cẩn trong sử dụng các phương tiện nguy hiểm cao độ
và gây ra sự cố môi trường. Không phải bất cứ hành vi vi phạm pháp luật môi
trường nào cũng phát sinh TNBTTH. Chỉ khi hậu quả của hành vi biểu hiện trên
thực tế, gây hại đến các hệ sinh thái, yếu tố môi trường và chủ thể khác thì
TNBTTH mới phát sinh.
1.2.2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy
ra.
Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật hay nói
một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra.
Nhưng đối với các vụ việc bồi thường thiệt hại về môi trường thì việc xác định
mối quan hệ trên không hề đơn giản. Một thiệt hại về môi trường có thể do hành
vi gây ô nhiễm, suy thoái hoặc do yếu tố thiên nhiên. Nếu hai yếu tố này xảy ra

đồng thời thì rất khó để xác định thiệt hại nào là do các hành vi gây tổn hại tới
môi trường. Hoặc trường hợp các hành vi gây thiệt hại tới môi trường đã xảy ra
từ rất lâu, đến thời điểm thu thập chứng cứ thì thiệt hại không còn nghiêm trọng
như mức độ ban đầu nên việc xác định nguyên nhân gây ra là rất khó. Hoặc
trường hợp một hành vi gây ra nhiều loại thiệt hại khác nhau và ở các mức độ
khác nhau. Ví dụ, hành vi của cơ sở sản xuất X thải nước không qua hệ thống xử
lý (có những thông số vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép) vào hồ làm cho môi


trường nước trong hồ bị ô nhiễm, gây chết tôm, cá,... từ đó gây thiệt hại đến sản
lượng thuỷ sản trong hồ đó; hoặc hành vi thải khí có các thông số CO, SO2,...
vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép làm chết lúa, ngô... trong khu vực được
xác định từ đó làm giảm sản lượng hoa màu của nhân dân.
Đặc điểm này về mặt lý luận đặt ra yêu cầu: trong xác định thiệt hại và
mối quan hệ trên, các quy định của pháp luật môi trường phải kết hợp tính chất
pháp lý và tính chất kỹ thuật chuyên ngành. Bên cạnh đó, trong những trường
hợp khó xác định được mối quan hệ nhân quả trên thì phải tìm ra được nguyên
nhân trực tiếp nhất hoặc có tính quyết định nhất đối với thiệt hại xảy ra.
1.2.2.4 Lỗi của người gây thiệt hại
Khi xem xét các yếu tố cấu thành TNBTTH thì không thể không xem xét
tới yếu tố lỗi. Điều 308 và điều 604 Bộ luật dân sự 2005 đã thừa nhận hai hình
thức lỗi trong TNBTTH là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Do đó, có thể phân tích các
trường hợp lỗi trong TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường như sau:
* Lỗi trong ô nhiễm, suy thoái môi trường do hành vi của con người:
- Các tổ chức, cá nhân thải các chất độc hại vào môi trường hoặc cố ý khai
thác quá mức các thành phần của môi trường, vi phạm các quy định của pháp
luật môi trường. Họ nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại tới môi
trường, người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong
muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Đó là lỗi cố ý (khoản 2 điều 308 Bộ
luật dân sự 2005).

- Các tổ chức, cá nhân bất cẩn trong quá trình sử dụng các phương tiện
tiềm ẩn rủi ro. Ví dụ: anh A điều hành tổ máy hóa chất E của nhà máy Z. Do
không theo dõi thời gian và công suất vận hành của tổ máy liên tục nên đã
không phát hiện ra tổ máy E gặp sự cố kỹ thuật. Tổ máy E bị nổ, hóa chất tràn ra
vùng ao nuôi thủy sản bên cạnh gây ô nhiễm nguồn nước và hệ sinh thái...
Trường hợp này, các cá nhân, tổ chức không thấy trước hành vi của mình có khả


năng gây ra thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra
hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt
hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Đó là lỗi vô ý (khoản 2 điều
308 Bộ luật dân sự 2005).
* Lỗi trong ô nhiễm, suy thoái môi trường do sự cố môi trường bắt nguồn
từ tác động của con người:
Như đã phân tích tại mục 1.2.1.2, sự tác động của con người trong sự cố
môi trường thể hiện ở hai khía cạnh là: cơ sở vật chất con người tạo ra để nghiên
cứu vốn là những nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn rủi ro hoặc trong quá
trình hoạt động tại những nguồn nguy hiểm cao độ, con người có những sai sót
về mặt kĩ thuật gây ra sự cố không thể lường trước. Vậy việc xem xét lỗi trong
trường hợp này sẽ như thế nào? Theo TS. Phùng Trung Tập thì những sự cố môi
trường như vậy sẽ được gọi là sự biến pháp lý tương đối mà sự biến pháp lý
tương đối là sự biến do con người tác động, còn sự thay đổi và chấm dứt của nó
con người không kiểm soát được. Như vậy, hành vi tạo ra sự biến pháp lý tương
đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật. (1) Nếu xét theo quan điểm trên
thì lỗi trong ô nhiễm, suy thoái môi trường do sự cố bắt nguồn từ tác động của
con người luôn là lỗi vô ý. Khóa luận cũng đồng ý với quan điểm này.
Trở lại với khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả
khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp
thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Cụm từ “phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi” không thực
sự chính xác. Vì khi chủ sở hữu hoàn toàn không có lỗi thì không thể bắt họ phải
1

1. Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng-


bồi thường. Còn nếu mục đích của điều luật là nâng cao ý thức trách nhiệm của
chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ thì không thể quy định như trên vì điều đó
làm quy định pháp luật không rõ ràng và tối nghĩa. Như vậy, nên hiểu quy định
trên theo hướng trách nhiệm bồi thường luôn đặt ra ngay cả khi không căn cứ
vào yếu tố lỗi (không căn cứ vào yếu tố lỗi chứ không phải yếu tố lỗi không tồn
tại), trừ trường hợp người bị hại có lỗi hoặc sự cố là thiên tai, địch họa, hiểm
họa bất ngờ và cấp thiết (sét đánh làm cháy nhà máy hóa chất, lũ tràn về làm
ngập đồng ruộng)...
Điều 624 Bộ luật dân sự 2005 quy định:“Cá nhân, pháp nhân và các chủ
thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”.
Nếu hiểu một cách thống nhất về lỗi trong TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý thì trường hợp người gây ô nhiễm môi trường
không có lỗi tại Điều 624 là các trường hợp tại điểm a, b khoản 3 Điều 623 Bộ
luật dân sự.
Phân tích như trên để khẳng định lỗi là một căn cứ độc lập khi xem xét
TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Tại Việt Nam, thiệt hại cho môi trường từ nguồn nguy hiểm cao độ
thường liên quan tới tàu chở dầu, kho chứa dầu... Sự cố xảy ra có thể do bản
thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do lỗi của người có trách nhiệm. Tuy nhiên,
từ phương diện áp dụng TNBTTH thì chỉ cần xác định thiệt hại xảy ra là hậu quả

của vi phạm pháp luật mà không cần đến các yếu tố khác. (1) Đây là điểm đặc thù
trong áp dụng TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Kết luận: Các yếu tố cấu thành TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường nói trên là các điều kiện cần và đủ. Tuy nhiên, trong mỗi 1 tình huống
thực tế thì sự có mặt và vai trò của từng yếu tố là khác nhau. Vấn đề đặt ra là
phải áp dụng một cách linh hoạt từ lý luận đến thực tiễn.
1

1.Luận án tiến sĩ luật học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường tại Việt Nam” – trang 63 - giảng viên Vũ Thu Hạnh - Đại học Luật Hà nội


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM,
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG
2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường 1993 lần đầu tiên đã quy định về TNBTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường. Tuy nhiên lại chỉ có 1 điều luật quy định về vấn đề
này: các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường ngoài việc bị
xử lý TNHS và TNHC thì có thể còn phải khắc phục hậu quả bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật (Điều 52). Mặc dù vậy, đó vẫn là cơ sở pháp lý
quan trọng, cụ thể để phát sinh quyền yêu cầu đòi BTTH do ô nhiễm, suy thoái
môi trường.
Luật Dầu khí 1993, sửa đổi bổ sung 2000 quy định trách nhiệm của các
tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí gây thiệt hại đối với
tài nguyên dầu khí, tài nguyên thiên nhiên khác, môi trường hoặc tài sản của nhà
nước, của tổ chức, của cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật Việt Nam (Điều 44). Luật dầu khí sửa đổi, bổ sung năm 2000 còn yêu

cầu các tổ chức tiến hành hoạt động khai thác dầu khí phải đóng bảo hiểm về
môi trường. Một số luật chuyên ngành khác như Luật khoáng sản 2005, sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật khoáng sản năm 1996; Luật thủy sản 2003; Luật
bảo vệ và phát triển rừng 2004 cũng có thể hiện quy định về bồi thường thiệt hại
nhưng chỉ quy định ngắn gọn và xen kẽ trong các điều luật về quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể khai thác và sử dụng tài nguyên.


Do sự thiếu các quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường, về xác định thiệt hại, phương pháp xác định thiệt hại, cách
thức bồi thường tại Luật Bảo vệ môi trường 1993... nên Bộ luật dân sự 1995
được hiểu như là một sơ sở pháp lý chung để giải quyết mọi vấn đề liên quan
đến TNBTTH ngoài hợp đồng, trong đó có TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường.
Trong Bộ luật Dân sự 1995 trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường đã được đề cập. Trước hết, đó là Điều 628 với quy
định: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt
hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi. Tại Điều 268 cũng có quy định:
Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các
quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì chủ
sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp
để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, như đã trình bày về lý luận ở trên, thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường luôn gồm thiệt hại về môi trường tự nhiên và thiệt hại tới tính
mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Luật Bảo vệ môi trường 1993 không xác
định điều này trong khi Bộ Luật dân sự không có quy định riêng về thiệt hại môi
trường (bởi nó vốn chỉ là đặc trưng của luật chuyên ngành).
Đây chính là điểm trống của pháp luật về bảo vệ môi trường trước 2005,
dẫn đến sự lúng túng trong thực tiễn giải quyết, không đảm bảo được quyền và

lợi ích hợp pháp của nhà nước và của con người khi phải sống trong vùng môi
trường ô nhiễm.
Bộ luật dân sự 2005 được ban hành với một số điểm mới về TNBTTH
ngoài hợp đồng. Về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, Điều 624
quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp


người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Về mặt từ ngữ, điều luật này quy
định khác hơn so với điều 628 Bộ luật dân sự 1995. Tuy nhiên, không nên hiểu
một cách máy móc mà cần xác định rõ tinh thần của điều 624 Bộ luật dân sự
2005 là: người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại luôn phải chịu trách nhiệm
bồi thường trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi hoặc nguyên nhân dẫn đến ô
nhiễm môi trường là do thiên tai.
Cùng thời điểm đó, Luật Bảo vệ môi trường 2005 ra đời đã tạo ra cơ sở
pháp lý rõ ràng và phù hợp với lý luận về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường.
Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã dành hẳn mục 2 chương XIV để quy
định chi tiết về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường với các
điều luật về thiệt hại, xác định thiệt hại, giám định thiệt hại, cách thức giải quyết
bồi thường. Các quy định này định hướng rõ ràng cho quá trình thực hiện bồi
thường thiệt hại trên thực tế. So với Luật Bảo vệ môi trường 1993, điểm quan
trọng nhất của Luật bảo vệ môi trường 2005 là chỉ ra 2 loại thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường. Thiệt hại về môi trường tự nhiên được xác định theo Luật
Bảo vệ môi trường 2005, còn thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản được thực
hiện theo các quy định của pháp luật dân sự mà quan trọng nhất là Bộ luật dân
sự 2005. Luật Bảo vệ môi trường 2005 còn đề cập đến việc giám định thiệt hại
do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Việc giám định thiệt hại
được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải
quyết bồi thường thiệt hại về môi trưòng. Việc lựa chọn cơ quan giám định phải

được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên bồi thường, nếu các bên
không thống nhất được thì việc chọn tổ chức giám định do cơ quan được giao
trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định. Quy định pháp luật
này là sự cụ thể hoá nguyên tắc tham vấn chuyên gia trong quá trình giải quyết
tranh chấp môi trường nói chung và giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường nói riêng.


Về sự cố môi trường, hiện nay đang có hai văn bản dưới luật còn hiệu lực
điều chỉnh, đó là Thông tư của Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường số
2262/TT-MTg ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi
trường về khắc phục sự cố tràn dầu và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
103/2005/QĐ-TTg ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Do sự
cố môi trường chủ yếu là sự cố tràn dầu nên hai văn bản này được xem như cơ
sở pháp lý chủ yếu trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại. So với Thông
tư 2262, Quyết định 103 có rất nhiều điểm mới như đã đưa ra các khái niệm rõ
ràng về sự cố tràn dầu, sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng, ứng phó sự cố tràn
dầu, khắc phục sự cố tràn dầu; quy định về tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu một
cách chi tiết, cụ thể như tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, phân cấp ứng phó
sự cố; quy định về giải quyết sự cố tràn dầu như xác định thiệt hại bồi thường,
kinh phí giải quyết bồi thường; quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân đối với sự cố tràn dầu. Bên cạnh đó, Thông tư 2262 vẫn chứa những quy
định quan trọng như nguyên tắc bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu; thủ tục
và hồ sơ pháp lý đòi bồi thường. Hai văn bản này do hai chủ thể khác nhau ban
hành nên chúng vẫn còn hiệu lực song song.
Sự hoàn thiện từng bước của các quy định pháp luật đã phần nào thích
ứng được với thực tiễn bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2005, chúng ta đã
nhận thấy thực trạng pháp luật vẫn tồn tại một số điểm còn vướng mắc, bất cập
trong các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.

2.1.1 Về xác định thiệt hại
*Thứ nhất: Quy định pháp luật hiện hành chưa xác định thiệt hại từng
thành phần của môi trường
Điều 131 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định chi tiết về xác định thiệt
hại, cụ thể:


- Xác định 3 mức độ thiệt hại là: có suy giảm, suy giảm nghiêm trọng, suy
giảm đặc biệt nghiêm trọng
- Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng bị thiệt hại: vùng lõi bị
suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, vùng đệm trực tiếp bị suy
giảm, vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm
- Xác định thành phần môi trường bị suy giảm: số lượng thành phần môi
trường bị thiệt hại, mức độ thiệt hại của từng thành phần.
Đây là điều luật đầu tiên quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường, áp dụng chung trong xác định thiệt hại tới các nguồn tài
nguyên sinh vật. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật chưa có các quy định để lượng
hóa các mức độ suy thoái môi trường nên việc xác định mức độ suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường do môi trường bị suy thoái mới chỉ dừng lại ở
các mức định tính. Trên thực tế, quy định trên dường như chỉ đơn thuần mang
tính định hướng, giúp nhận biết có thiệt hại về môi trường và khoanh vùng bị
thiệt hại. Quy định pháp luật chỉ nêu chung chung rằng phải xác định từng thành
phần môi trường bị thiệt hại, mức độ suy giảm từng thành phần mà không chỉ rõ
các thành phần môi trường phải xác định là những thành phần môi trường nào.
Vì vậy, quy định pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể về các thành phần môi
trường bị thiệt hại được xem xét, đánh giá.
Thiệt hại là yếu tố quan trọng bậc nhất để xác định và tính mức bồi
thường. Do vậy, phải xác định và tính toán cụ thể sự thiệt hại của từng thành
phần môi trường. Mặt khác, mỗi thành phần của môi trường lại có tính chất khác
nhau nên cách xác định thiệt hại cũng khác nhau, không thể dựa vào vào 1 quy

định chung như trên để xem xét. Chỉ khi căn cứ vào một số liệu tính toán chính
xác thì mới giải quyết được yêu cầu bồi thường hợp lý.
Trong khi đó, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân lại dựa trên cơ sở dữ liệu thiệt hại về các thành phần
của môi trường nên việc xác định thiệt hại tới các thành phần của môi trường là


việc làm đầu tiên của mỗi vụ việc giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường. Như vậy điều 131 Luật bảo vệ môi trường 2005 chưa đáp
ứng được yêu cầu này.
* Thứ hai: Luật bảo vệ môi trường 2005 tuy đã nêu ra 2 loại thiệt hại
nhưng lại không chỉ ra tiêu chí phân loại chúng. Điều này dẫn đến khó xác định
được thiệt hại suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về
tài sản của cá nhân, tổ chức.
Ví dụ, nhà máy A thải các chất gây ô nhiễm ra sông, gây ô nhiễm nguồn
nước, do đó các loài tôm cá bị chết và không thể sinh sản được. Trong khi đó,
các loại tôm cá này là nguồn sống hàng ngày của người dân cư trú quanh sông
thông qua hoạt động đánh bắt. Vậy sự suy giảm về số lượng các loài sinh vật
trên sẽ là thiệt hại về môi trường hay thiệt hại về tài sản của cư dân vùng sông
nước ?
2.1.2 Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường
* Thứ nhất: Việc quy định áp dụng song song 2 hình thức TNBTTH và
Trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô
nhiễm là 1 biểu hiện đặc thù của pháp luật môi trường. Người làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường gây thiệt hại phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp. Tuy
nhiên, tác dụng của hai biện pháp này là khác nhau nên việc áp dụng chúng phải
hài hòa để giải quyết bồi thường hợp lý. Tác dụng của bồi thường thiệt hại là bù
đắp những tổn thất về giá trị sinh thái, người, tài sản. Còn tác dụng của khắc
phục ô nhiễm, suy thoái là hạn chế, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng lây lan ô

nhiễm đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
gây ra.
Nếu tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái đã phục hồi hoàn toàn và
kịp thời, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận thì không phải bồi
thường thiệt hại nữa. Nếu tổ chức, cá nhân đó vừa tiến hành cả hai biện pháp


×