Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực trạng môi trường của hộ gia đình tại 2 xã thuộc huyện văn chấn yên bái năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG

“Thực trạng vệ sinh môi trường của hộ gia đình tại 2 xã thuộc huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2011 – 2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ THANH XUÂN

HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo
đại học, Phòng công tác chính trị học sinh, sinh viên, các thầy cô trường Đại
học Y Hà Nội, các thầy cô Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,
và các thầy cô của Bộ môn Sức khỏe môi trường Trường Đại học Y Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Xuân – Người
thầy đã dành rất nhiều thời gian bên cạnh giúp đỡ, dạy bảo và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Sự giúp đỡ của cô
luôn là động lực để tôi hoàn thành tốt bản khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thị Tài, chủ nhiệm đề tài cấp


Nhà nước: “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một
số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” của Trường Đại
học Y Hà Nội đã cho phép tôi được sử dụng số liệu cho đề tài này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, người thân và
những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi
những tình cảm, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Phượng


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
- Phòng Quản lý Đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
- Bộ môn Sức khỏe môi trường
- Hội đồng chầm khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Thanh Xuân và được sự cho phép của PGS.TS
Lê Thị Tài, chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng
mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu
ở Việt Nam” của Trường Đại học Y Hà nội mã số ĐTĐL.2012-G/32.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào.
Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn tránh nhiệm.
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Phượng



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Bộ câu hỏi

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

HGĐ

Hộ gia đình

HVS

Hợp vệ sinh

KT

Kinh tế

MLQ

Mối liên quan


NT

Nhà tiêu

TCVS

Tiêu chuẩn vệ sinh

TĐHV

Trình độ học vấn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

VSMT

Vệ sinh môi trường

WHO

Tổ chức Y tế Thế Giới (World health organization)

WTO


Tổ chức nhà tiêu thế giới (World tolet organization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Các khái niệm.......................................................................................... 3
1.1.1. Vệ sinh .............................................................................................. 3
1.1.2. Môi trường ........................................................................................ 3
1.1.3. Vệ sinh môi trường ........................................................................... 3
1.1.4. Nước sạch ......................................................................................... 4
1.1.5. Nhà tiêu hợp vệ sinh ......................................................................... 4
1.2. Các tiêu chuẩn đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường. ................... 4
1.2.1. Nước sạch ......................................................................................... 4
1.2.2. Nhà tiêu ............................................................................................. 5
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về nước sạch trên thế giới và Việt Nam. ... 10
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................... 10
1.3.2. Việt Nam ......................................................................................... 11
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng nhà tiêu trên thế giới và Việt Nam.14
1.4.1. Trên thế giới .................................................................................... 14
1.4.2. Việt Nam ......................................................................................... 16
1.5. Lý do nghiên cứu .................................................................................. 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 20
2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 20
2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 20
2.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 21
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .............................................................. 21
2.4.3. Cách chọn mẫu................................................................................ 22

2.5. Khái niệm một số biến số...................................................................... 22
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................ 23
2.7. Công cụ thu thập thông tin .................................................................... 29


2.8. Tổ chức thu thập số liệu ........................................................................ 30
2.9. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 31
2.10. Sai số và cách khắc phục .................................................................... 31
2.11. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 33
3.1. Thông tin chung về đối tượng và hộ gia đình nghiên cứu .................... 33
3.1.1. Thông tin chung về các yếu tố đặc trưng cá nhân .......................... 33
3.1.2. Thông tin chung về các yếu tố hộ gia đình ..................................... 34
3.2. Thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ gia đình tại 2 xã Sơn Thịnh –
Đồng Khê thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2013. ................ 35
3.3. Thực trạng sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình tại 2 xã Sơn Thịnh –
Đồng Khê thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2013. ................ 41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 48
4.1. Thực trạng sử dụng nước sạch của các HGĐ tại 2 xã Sơn Thịnh – Đồng
Khê thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2013........................... 48
4.1.1. Thực trạng về sử dụng nước sạch của các HGĐ ............................ 48
4.1.2. Thực trạng về các yếu tố khác. ....................................................... 50
4.1.3. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân và gia đình tới tỷ lệ sử dụng
nước sạch. ....................................................................................... 53
4.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu của các HGĐ tại 2 xã Sơn Thịnh – Đồng
Khê thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2013........................... 54
4.2.1. Thực trạng về HGĐ có nhà tiêu ...................................................... 55
4.2.2. Thực trạng về các yếu tố khác ........................................................ 56
4.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình và tỷ lệ HGĐ có NT HVS. .... 58
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu. ................................................. 59

KẾT LUẬN .................................................................................................... 61
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Biến số và chỉ số nghiên cứu .......................................................... 23
Bảng 3.1: Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................ 33
Bảng 3.2: Một số đặc điểm chung của hộ gia đình nghiên cứu ...................... 34
Bảng 3.3: Sử dụng bể chứa nước của hộ gia đình........................................... 37
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và tỷ lệ HGĐ có nguồn nước HVS.... 39
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa yếu tố HGĐ và tỷ lệ HGĐ có nguồn nước HVS. ... 40
Bảng 3.6: Kết quả quan sát nhà tiêu................................................................ 42
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và tỷ lệ HGĐcóNT HVS trong
xây dựng .......................................................................................... 45
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa yếu tố HGĐ và tỷ lệ HGĐ có NT HVS trong
xây dựng .......................................................................................... 46
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân đến tỷ lệ NT HVS trong sử dụng
và bảo quản ..................................................................................... 46
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa yếu tố HGĐ đến tỷ lệ NT HVS trong sử dụng
và bảo quản ..................................................................................... 47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ sử dụng các nguồn nước HVS của hộ gia đình ................. 35
Biểu đồ 3.2: Các nguồn nước được sử dụng để ăn uống. ............................... 35
Biểu đồ 3.3: Các nguồn nước được sử dụng để sinh hoạt. ............................. 36
Biểu đồ 3.4: Bể chứa nước của các hộ gia đình .............................................. 36

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ có hệ thống nước thải của hộ gia đình .............................. 37
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ cách xử lý nước thải của hộ gia đình ................................ 38
Biểu đồ 3.7: Tự đánh giá nguồn nước đang sử dụng của hộ gia đình ............ 38
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của các HGĐ ......................................... 41
Biểu đồ 3.9: Các loại hình nhà tiêu của các hộ gia đình ................................. 41
Biểu đồ 3.10: Cách thức xử lý phân của trẻ nhỏ ............................................. 42
Biểu đồ 3.11: Kết quả quan sát bể chứa nước dội cho nhà tiêu ...................... 43
Biểu đồ 3.12: Khoảng cách từ nhà tiêu tới nguồn nước gần nhất................... 43
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ NT HVS trong xây dựng của các HGĐ nghiên cứu ....... 44
Biểu đồ3.14: Kết quả đánh giá vệ sinh NT trong sử dụng và bảo quản qua
quan sát HGĐ............................................................................ 44


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình nhà tiêu tự hoại vùng nông thôn ......................................... 6
Hình 1.2: Mô hình nhà tiêu thấm dội nước vùng nông thôn ............................. 7
Hình 1.3: Mô hình nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ ......................................... 8
Hình 1.4: Mô hình nhà tiêu chìm có ống thông hơi vùng nông thôn................ 9
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái ..................................................... 20


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vệ sinh môi trường (VSMT) là một vấn đề Y tế công cộng ngày càng
được quan tâm nhiều hơn. VSMT kém như sử dụng nước không sạch, không
xử lý triệt để phân người và gia súc, tập quán dùng phân tươi bón ruộng…đã
gây những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe người dân.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (World health organization WHO), mỗi năm có 1,5 triệu ca tử vong do bệnh tiêu chảy, 6 triệu người bị
mù do bệnh đau mắt hột vì thiếu nước sạch và điều kiện VSMT và vệ sinh cá

nhân kém. Theo ước tính, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc,
giun móc và giun đũa[1].Gần 1/10 gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới có thể
được ngăn ngừa bằng cách cải thiện cấp nước sạch, VSMT, vệ sinh cá nhân
và quản lý nguồn nước[2].
Ở Việt Nam, Chương trình Nước sạch VSMT nông thôn được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt nhằm bảo đảm cho tất cả dân cư nông thôn sử
dụng nước sạch và sử dụng nhà tiêu (NT) hợp vệ sinh. Tuy nhiên, một cuộc
điều tra mới đây về tình hình VSMT cho thấy rằng 52% dân cư nông thôn có
phương tiện VSMT nói chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng NT
đạt tiêu chuẩn vệ sinh (TCVS) do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số
08/2005/QĐ-BYT[1],[ 3].
Trước tình hình trên, việc đánh giá thực trạng VSMT của các hộ gia
đình (HGĐ) có vai trò rất quan trọng. Cho tới nay, trên thế giới và ở Việt
Nam đã có một vài nghiên cứu về vấn đề này nhưng phần lớn là riêng lẻ từng
vấn đề như nước sạch, nhà tiêu... hay là về kiến thức, thái độ, thực hành của
người dân. Hơn nữa số lượng các nghiên cứu được thực hiện ở đồng bằng như
Hà Nội, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh…lớn hơn rất nhiều so với ở
khu vực miền núi.


2

Yên Bái là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc. Phía Đông Bắc giáp hai tỉnh
Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ. Phía Tây
Nam giáp tỉnh Sơn La. Phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai[4].
Theo báo cáo của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, năm 2013 tỷ lệ người dân
nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (HVS) đạt 79,5% trong đó tỷ lệ
dân số ở nông thôn được sử dụng nước sạch là 34.8%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn
có NT và có nhà tiêu HVS lần lượt là 97,3% và 50%[5].
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực

trạng vệ sinh môi trường của hộ gia đình tại 2 xã thuộc huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái năm 2013” với 2 mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng nước sạch
của các hộ gia đình tại 2 xã Sơn Thịnh – Đồng Khê thuộc huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái năm 2013.
2. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu
của các hộ gia đình tại 2 xã Sơn Thịnh – Đồng Khê thuộc huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái năm 2013.
Đây là một phần của đề tài “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình
dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu”do
Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
chủ trì từ năm 2012-2015. Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để cung cấp
bằng chứng khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách đề ra các kế hoạch
nâng cao VSMT cho các hộ gia đình ở nông thôn Việt nam, góp phần thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về VSMT.


3

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Vệ sinh
Vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ cho bản thân và môi trường
xung quanh nhằm phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Khái niệm "vệ
sinh" được dùng lần đầu trong tiếng Anh là vào khoảng năm 1677. Từ "vệ sinh"
(hygiene) bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "hygiène", được hiểu theo nhiều nghĩa như
"nghệ thuật của sức khỏe", "khỏe mạnh” và "lành mạnh, có lợi" [6].
1.1.2. Môi trường

Môi trường (MT) bao gồm các yếu tố tự nhiên (đất, nước, không khí,
các tài nguyên) và yếu tố vật chất nhân tạo (lao động, vui chơi, dinh dưỡng,
giáo dục, nhà ở) quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên
nhiên [7],[ 8].
MT sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh
học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển
của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh.
1.1.3. Vệ sinh môi trường
VSMT là một quá trình trong đó các cộng đồng với những kinh nghiệm
thực tiễn có thể tổ chức, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường đồng thời
với các hoạt động khác nhằm làm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội của địa
phương với sự hỗ trợ của nhà nước và quốc tế [7].
VSMT là một khái niệm rất rộng, nhưng trong nghiên cứu này chúng
tôi chỉ đề cập đến các nội dung: nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh.


4

1.1.4. Nước sạch
Nước sạch là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
mọi người, là yêu cầu đầu tiêu trong việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân cũng
như trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Việc cung cấp
nước sạch đảm bảo chất lượng và an toàn cũng như việc xây dựng chương
trình vệ sinh đúng quy cách là mục đích và điều kiện tiên quyết để cải thiện
sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế, xã hội [7],[ 8].
Nước uống hay nước sạch là các loại nước đủ độ tinh khiết tối thiểu
để con người hoặc các loài động vật, thực vật có thể uống, tiêu thụ, hấp thu
hoặc sử dụng mà ít gặp nguy cơ tác hại trước mắt hoặc về lâu dài. Trên thế
giới, nước uống được cung cấp cho các HGĐ, các hoạt động thương

mại và công nghiệp phải đạt TCVS (thường là nước máy, nước ngọt, nước
lọc), và một tỷ lệ rất nhỏ được được sử dụng trong chế biến thực phẩm hay
việc tắm rửa hoặc tưới tiêu,.... Nước sạch là một tiêu chuẩn quan trọng để
đánh giá về chất lượng cuộc sống [7].
1.1.5. Nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhà tiêu hay còn gọi là nhà xí hay nhà vệ sinh. Theo định nghĩa của Tổ
chức nhà tiêu thế giới (World Tolet Organization – WTO), NT HVS bao gồm
NT nối với cống thoát, có bể phốt, thấm dội nước, NT một ngăn hoặc hai
ngăn. Còn NT không HVS là xô được đổ hàng ngày, NT chung hoặc nhà tiêu
lộ thiên… Với quy định này thì tỷ lệ người thànhthị ở nước ta có NT HVS chỉ
chiếm khoảng 80%.
1.2. Các tiêu chuẩn đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường.
1.2.1. Nước sạch
Nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt phải không màu không mùi vị và
không chứa các chất độc hại, các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh. Hàm lượng
các chất hòa tan không được vượt tiêu chuẩn cho phép [7].


5

Khi đánh giá chất lượng nước, phải căn cứ vào tình hình điều tra vệ sinh
nguồn nước, lấy mẫu đúng quy cách và xét nghiệm nước theo thường quy chuẩn.
Các tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho mục đính sinh hoạt và ăn uống theo tiêu
chuẩn do Bộ Y tế quy định trong Quyết định số 1329/2002 BYT/QĐ ngày 18
tháng 4 năm 2002 cho nước dùng ăn uống và Quyết định số 1329/2005 BYT/QĐ
ngày 18 tháng 4 năm 2005 cho nước dùng sinh hoạt [10],[11].
Các nguồn nước sạch cần đảm bảo TCVS là nước trong, không có màu,
không có mùi, không có vị lạ, không có vi khuẩn gây bệnh hay độc chất [12].
Theo quy định của Bộ Y tế,nguồn nước sạch bao gồm: nước máy, nước mưa,
nước giếng khoan, nước máng lần không có nguồn ô nhiễm trong bán kính

10m tới nguồn nước [13]. Tuy nhiên đối với các loại nước như nước giếng
khoan, giếng khơi, nước máng lần mà không được xử lý sẽ không đảm bảo vệ
sinh khi ăn uống và không coi là nguồn nước sạch.
1.2.2. Nhà tiêu
Ngày 11/03/2005, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định 08/2005/QĐBYT về việc ban hành TCVS đối với các loại NT. NT quy định trong tiêu chuẩn
này bao gồm: NT hai ngăn ủ phân tại chỗ, NT chìm có ống thông hơi, NT thấm
dội nước, NT tự hoại dùng cho gia đình [3],[14]. Các loại NT này được Bộ Y tế
quy định là NT HVS về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
-Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp
xúc với người, động vật, côn trùng.
-Có khả năng tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi
khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Sau đây là tiêu chuẩn chi tiết cho từng loại NT HVS


6

1.2.2.1. Nhà tiêu tự hoại
Ống thông hơi

Ống thông hơi
Thùng
chứa
nước

Nắp kiểm tra

Nút nước

Ngăn

lắng

Ngăn
chứa

Hố
thấm

Hình 1.1: Mô hình nhà tiêu tự hoại vùng nông thôn
NT tự hoại HVS về xây dựng phải đảm bảo 6 TCVS: 1)Bể xử lý gồm 3
ngăn; 2)Bể chứa phân không bị lún, sụt; 3)Nắp bể chứa phân được trát kín; 4)Sàn
NT nhẵn phẳng và không đọng nước; 5) Bệ xí có nút nước; 6)Có ống thông hơi.
NT tự hoại HVS về sử dụng, bảo quản phải đảm bảo 8 TCVS: 1)Có đủ
nước dội, dụng cụ chứa nước không có bọ gậy; 2)Không có mùi hôi thối;
3)Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tự do ra xung
quanh; 4)Sàn NT sạch, không có rêu trơn, giấy rác; 5)Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ
tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bản có nắp đậy;
6)Không có ruồi hoặc côn trùng trong NT; 7)Bệ xí sạch, không dính, đọng
phân; 8)NT được che chắn kín, ngăn được nước mưa.


7

1.2.2.2. Nhà tiêu thấm dội nước

Hình 1.2: Mô hình nhà tiêu thấm dội nước vùng nông thôn
NT thấm dội nước HVS về xây dựng phải đảm bảo 7 TCVS: 1)Không
xây dựng ởnơi thường bị ngập úng; 2)Cách nguồn nước ăn uống sinh hoạt từ
10m trở lên; 3)Bể chứa phân không bị lún, sụt, thành bể cao hơn mặt đất ít
nhất 20cm; 4)Nắp bể chứa phân được trát kỹ; 5)Sàn NT nhẵn, phẳng và

không đọng nước; 6) Bệ xí có nút nước; 7) Nước từ bể chứa phân không
thấm, tràn ra mặt đất;
NT thấm dội nước HVS về sử dụng, bảo quản phải đảm bảo 7 TCVS:
1)Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước không có bọ gậy; 2)Không có mùi hôi,
thối; 3)Sàn NT sạch, không có rêu trơn, giấy rác; 4)Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ
tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bản có nắp đậy;
5)Không có ruồi hoặc côn trùng trong NT; 6)Bệ xí sạch, không dính, đọng
phân; 7)NT được che chắn kín, ngăn được nước mưa.


8

1.2.2.3. Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ

Nắp đậy hố tiêu

Cửa lấy phân bón

Âu thu nước tiểu
Hình 1.3: Mô hình nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ
NT hai ngăn HVS về xây dựng phải đảm bảo 6 TCVS: 1)Tường ngăn
chứa phân kín, không bị rò, thấm nước; 2)Cửa lấy mùn phân được trát kỹ bằng
vật liệu không thấm nước; 3)Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không
đọng nước tiểu; 4)Có nắp đậy hai lỗ tiêu; 5)NT được che chắn kín, ngăn được
nước mưa; 6)Ống thông hơi (đối với NT hai ngăn có ống thông hơi) có đường
kính ít nhất 9cm, cao hơn mái NT ít nhất 40cm và có lưới chắn ruồi; 7);
NT hai ngăn HVS về sử dụng, bảo quản phải đảm bảo 9 TCVS: 1)Sàn
NT sạch, không có giấy, rác; 2)Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu)
hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bản có nắp đậy; 3)Không có mùi hôi thối;
4)Không có ruồi hoặc côn trùng trong NT; 5)Không sử dụng đồng thời cả hai

ngăn; 6)Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu;
7)Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước (nếu có), dụng cụ chứa nước
tiểu; 8)Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng; 9)Lỗ tiêu ngăn đang
được sử dụng luôn được đậy kín, ngăn ủ được trát kỹ.


9

1.2.2.4. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi
Ống thông gió
có lưới chắn ruồi

Ống thông gió có
lưới chắn ruồi

Rãnh dẫn
nước tiểu

Nắp
đậy

Bệ cầu và nắp đậy

Hố
phân

Thùng chứa nước tiểu

Hình 1.4: Mô hình nhà tiêu chìm có ống thông hơi vùng nông thôn
NT chìm có ống thông hơi HVS về xây dựng phải đảm bảo 7 TCVS:

1)Không được xây dựng ở những nơi thường bị ngập úng; 2) Cách nguồn
nước ăn uống sinh hoạt từ 10m trở lên; 3)Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước
tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu; 4)Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung
quanh ít nhất 20cm; 5)Có nắp đậy lỗ tiêu; 6)NT được che chắn kín, ngăn được
nước mưa; 7)Ống thông hơi có đường kính ít nhất 9cm, cao hơn mái NT ít
nhất 40cm và có lưới chắn ruồi.
NT tự hoại HVS về sử dụng, bảo quản phải đảm bảo 8 TCVS: 1)Sàn
NT sạch, không có giấy, rác; 2)Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu; 3) Có đủ chất độn và
bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu; 4)Không có mùi hôi thối; 5)Không
có ruồi hoặc côn trùng trong NT; 6)Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa
nước tiểu; 7)Lỗ tiêu thường xuyên được đậy kín.


10

1.3. Một số kết quả nghiên cứu về nước sạch trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Trên thế giới
Nước là một nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống. Không có gì có
thể thay thế được nước và cũng rất khó để tái tạo lại nước đã qua sử dụng từ
sinh hoạt, nhà máy... Những sự thật này được tất cả mọi người trên thế giới
biết đến, nhưng vẫn có hàng triệu người sử dụng quá mức nguồn tài nguyên
này. Hiện nay, 1/5 số người trên thế giới (1,1 tỷ người) không được sử dụng
nước sạch, 2,6 tỷ người sử dụng nước thiếu vệ sinh, và có tới 6 000 trẻ em
chết mỗi ngày vì bị nhiễm bệnh do nước ô uế [15].
Chất lượng của nước uống là một yếu tố môi trường quyết định mạnh
mẽ tới sức khỏe. Quản lý chất lượng nước uống đã là một trụ cột quan trọng
từ nửa sau của thế kỷ trước và nó vẫn tiếp tục là nền tảng cho công tác phòng
chống và kiểm soát các bệnh qua đường nước. Nước là điều cần thiết cho
cuộc sống, nhưng nó có thể truyền bệnh ở các nước trong tất cả châu lục - từ
những người nghèo nhất để những người giàu. Có tới 4,6 tỷ người mắc các

bệnh lây truyền qua đường nước như tiêu chảy và khoảng 2,2 triệu ca tử vong
mỗi năm [16].
Năm 2002, Tristan Fletcher đã nghiên cứu về cung cấp nước và VSMT
ở Ấn Độ. Kết quả thu được như sau: 42% dân số sử dụng nước uống lấy từ
bơm tay và khoan giếng. Các hệ thống nước công cộng và thu thập nước uống
từ các nguồn như sông, hồ, ao chiếm khoảng 27% và 5% số người. Như ở hầu
hết các nước đang phát triển, phần lớn phụ nữ Ấn Độ chịu trách nhiệmlấy
nước và quản lý sử dụng trong gia đình mình. Trung bình một người phụ nữ ở
nông thôn Ấn Độ đã dành từ một đến bốn giờ một ngày lấy nước. Họ đã phải
đi trung bình 9 lần để thu được 192 lít nước cho một hộ gia đình với khoảng
sáu thành viên [17].


11

Theo nghiên cứu hợp tác của Viện liên bang khoa học và công nghệ
nước của Thụy Sỹ và các tổ chức khác vào năm 2010, được tiến hành trên các
nước như In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Sri-Lanka và Thái Lan. Kết
quả thu được về tỷ lệ người dân được tiếp cận với nước sạch lần lượt là
89,0%, 98,0%, 78,0%, 82,0% và 86,0%. Tuy nhiên từ 2 – 40,0% dân số đô thị
ở các nước này, ngoại trừ Ma-lay-xi-a,chỉ có íthơn 15,0% tổng khối lượng
nước thải đã được xử lý thải ra môi trường [18].
Cũng trong năm đó, nghiên cứu về nước sạch và VSMT đô thị ở Ghanacủa
Kanton I. Osumanu và cộng sự đã cho kết quả: chỉ 30,0% người dân sử dụng
nước máy, 60,0% còn lại dùng nước giếng đào, nước suối và nước mưa. Nguyên
nhân có thể kể đến bao gồm các chính sách yếu kém của ngành, thiếu ý chí chính
trị, năng lực chính quyền địa phương yếu và tài chính không đầy đủ [19].
Ngày nay, hàng triệu người đang tiếp xúc với nồng độ cao các hóa chất
ô nhiễm trong nước uống của họ. Điều này có thể là do việc thiếu quản lý tốt
nước thải đô thị và công nghiệp hoặc nước chảy nông nghiệp và có thể dẫn tới

một loạt các hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Được đề cập trong mục tiêu
thứ 7 của các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ,Liên hợp Quốc đã kêu gọi các
nước cùng chung tay góp phần giảm một nửa tỷ lệ người không được tiếp cận
với nước sạch và vệ sinh cơ bản vào năm 2015 [16],[ 20].
1.3.2. Việt Nam
Đã có rất nhiều chương trình, dự án, những hoạt động liên quan đến
nước sạch và vệ sinh môi trường được triển khai hiệu quả ở nước ta. Dưới đây
là một số kết quả nghiên cứu của các tác giả ở các vùng miền trên cả nước.
Ngày 25/08/2000, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc
gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2000” với mục tiêu là đến
năm 2010, 85,0% dân cư nông thôn sử dụng nước HVS, 70,0% HGĐ có nhà
tiêu HVS và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân [21].


12

Theo báo cáo phát triển con người năm 2001, Việt Nam có tỷ lệ tiếp
cận nước sạch nằm trong nhóm thấp nhất thế giới và so với các nước trong
khu vực thì khả năng tiếp cận nước sạch của nông thôn Việt Nam là 56,0%
(chỉ cao hơn Cam-pu-chia).Do đó chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch
và VSMT nông thôn giai đoạn 2011–2015 là một trong 16 chương trình mục
tiêu quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt ngày 19/11/2011, trong đó, ngành y
tế được giao trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án về VSMT nông thôn. Bộ Y
tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên
quan cập nhật Chiến lược quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn để trình
Chính phủ ban hành; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về nước sạch và
VSMT nông thôn [22].
Năm 2002, Nguyễn Minh Xuyên đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng
VSMT và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe trẻ em tại Thanh Oai, Hà Tây cho thấy
các hệ thống cung cấp nước ở đây chủ yếu là nước mưa chiếm 57,8% ở vùng ven

sông Đáy và 53,3% ở vùng ven sông Nhuệ, nước giếng khoan chiếm 26,4% và
36,4%, giếng khơi là 17,3% và 10,0%, nước mặt là 11,6% và 10,7% [23].
Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện năm 2003 tại các HGĐ có trẻ em
dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai trên 6 tháng của Đào Đình Sáng cho thấy ở
Nghĩa Tá chủ yếu dùng nguồn nước giếng khơi với 65,6%, nước máng từ khe
núi, suối là 32,3%, không có gia đình nào sử dụng nguồn nước ao, hồ. Trong
khi đó ở Tân Lập, tỷ lệ sử dụng nước giếng khơi là 9,6% thấp hơn rất nhiều so
với ở Nghĩa Tá. Ở đây các HGĐ chủ yếu sử dụng nguồn nước máng dẫn từ
khe núi cao, suối về tận nhà bằng đường ống nhựa (74,0%) [24].
Cũng trong năm đó, Ngô Thị Thoa nghiên cứu về thực trạng VSMT tại
3 xã huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên năm 2003 thu được kết quả như sau:
đa số các HGĐ sử dụng nước giếng khơi dùng cho ăn uống và sinh hoạt
(94,6%). Không có HGĐ nào sử dụng nước mưa, tỷ lệ gia đình có giếng


13

khoan rất thấp, chỉ có 1,0%. Với các hệ thống cung cấp nước như vậy, tình
trạng thiếu nước ăn uống sinh hoạt chiếm 10,4% HGĐ tập trung vào mùa hè
và mùa khô [25].
Theo báo cáo “Điều tra chất lượng nước sinh hoạt nông thôn” của Cục
Y tế Dự phòng Việt Nam (2006) thì tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh cả
vi sinh và hóa lý theo Quyết định 09/2005/BYT/QĐ theo tất cả các nguồn
nước là rất thấp (15,5%). Nước máy là nguồn nước có tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu
chuẩn vệ sinh cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức 65,2%. Giếng khơi là nguồn
nước bị ô nhiễm trầm trọng nhất, với chỉ 7,3% số mẫu điều tra đạt tiêu chuẩn
vệ sinh. Các nguồn khác như nước mưa, nước mặt và nước giếng khoan cũng
bị ô nhiễm chỉ có 27,3%, 13,8% và 7,7% số mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh [26].
Theo Lê Tiến Thành (2008) đánh giá sự thay đổi về sử dụng nước sạch
của người dân sau can thiệp ở thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh thu được kết quả

như sau: 57,7% người được hỏi cho rằng sử dụng nước không sạch gây tiêu
chảy, 43,5% gây các bệnh về da, 51,8% gây các bệnh về mắt, 6,9% gây bệnh
phụ khoa, 3,1% người dân nghĩ rằng sử dụng nước không hợp vệ sinh có thể
bị đau đầu và 2,8% có thể bị cảm lạnh. Khi hỏi về nước sạch 94,5% người
dân nhận định nước máy là nguồn nước sạch, nước giếng khoan 28,4% nước
mưa, 8,0% nước giếng đào, 1,6% sông suối và 0,6% từ các nguồn khác [27].
Theo nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn về thực trạng kiến thức, thái độ,
thực hành về VSMT trên 400 người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên,
tính đến năm 2009 số hộ sử dụng nước giếng khoan và nước máy là 51,3% và
số hộ qua điều tra đánh giá nguồn nước đang sử dụng là nước sạch chiếm tới
82,4%. Nhưng trong tổng số người dân được điều tra, chỉ có 11.3% người có
kiến thức tốt về nguồn nước. Tuy có 76,6% số người kể được tên các loại
nguồn nước sạch, nhưng chỉ có 33,2% số người kể được đúng tên từ 2 bệnh
do việc sử dụng nguồn nước không sạch gây ra trở lên [28].


14

Năm 2013, nghiên cứu cắt ngang của Ngô Thị Nhu mô tả thực trạng điều
kiện nhà ở và VSMT HGĐ tại 3 xã nông thôn tỉnh Hải Dương thu được kết quả
như sau: tỷ lệ HGĐ sử dụng nước sạch lần lượt là 47,0% nước máy, 33,0% nước
giếng khoan và có tới 3,8% số hộ dùng nước sông, ao hồ. Đáng ngạc nhiên là khi
được hỏi về các nguồn nước được gia đình cho là HVS, có tới 49,8% đến 57,4%
HGĐ cho rằng nguồn nước mình đang sử dụng là nước sạch [29].
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Vân Quý năm 2013, nguồn nước được
người dân ở xã Tiên Phong huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho là nước hợp vệ
sinh là nước máy và nước mưa, chiếm tỷ lệ cao nhất (94,0% và 92%), nước
giếng khoan chiếm 55,0%. Trên cùng địa bàn nghiên cứu nhưng người dân ở
xã Châu Sơn lại cho rằng nước mưa và nước giếng khoan là nước sạch chiếm
tỷ lệ lần lượt là 87,0% và 77,0%, còn nước máy chỉ chiếm 27,0% [30].

Ngoài các nghiên cứu trên HGĐ, các nghiên cứu còn tập trung ở trường
học. Trên tổng số 600 học sinh ở nghiên cứu của Nguyễn Mai Thanh năm
2013, khi liệt kê các loại nước sinh hoạt mà học sinh trường trung học cơ sở
huyện Ba Vì cho là nước sinh hoạt sạch. Có 74,8% học sinh kể được nước
máy, 44,7% kể được nước giếng khoan, 41,4% kể được nước giếng khơi,
giếng đào và đặc biệt là 1,4% học sinh cho rằng nước ao, hồ, sông suối là
nước sinh hoạt sạch [31].
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng nhà tiêu trên thế giới và Việt Nam.
1.4.1. Trên thế giới
Ngày nay nước và vệ sinh môi trường có tầm quan trọng cho môi
trường, kinh tế toàn cầu và phát triển con người. Trên thực tế, trong số 7 tỷ
người trên thế giới, có tới 2,6 tỷ người không được tiếp cận với vệ sinh đầy
đủ, trong đó có 1 tỷ người vẫn đi vệ sinh ngoài trời. Ở nhiều quốc gia phụ nữ
và trẻ em gái có nguy cơ bị lạm dụng tình dục do không có nhà vệ sinh[32].


15

Tại Đông Nam Á, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2004), tỷ lệ
người dân được tiếp cận với NT ở mỗi quốc gia rất khác nhau: Cam-pu-chia
17%, Lào 30%, Đông-ti-mo 33%, In-đô-nê-xi-a 55%, Việt Nam 61%. Phi-líppin 72%, Mi-an-ma 77%, Thái Lan 99%. Tính chung cả khu vực là 67% [33].
Theo báo cáo của chương trình phát triển quốc gia In-đô-nê-xi-a năm
2008, mỗi năm các bệnh lây qua đường nước gây ra 50.000 người chết sớm và
120 triệu ca bệnh. Khoảng 70% trẻ em có giun móc và giun vòng. Ước tính có
khoảng 62 - 71% cư dân đô thị và 24 - 32% cư dân nông thôn sử dụng bể tự
hoại và các hình thức khác của các hệ thống vệ sinh tại chỗ. Đôi khi do quá nhỏ
nên các hệ thống này hay bị tràn hoặc hiếm khi được dọn sạch. Có tới 40%
công trình vệ sinh tại chỗ cách nguồn nước gần nhất trong vòng 10m [34].
Trong một báo cáo của Quỹ VSMT toàn cầu kết hợp với Hội đồng hợp
tác cung cấp nước sạch và VSMT năm 2009, tình hình sử dụng NT ở Băng-ladesh được mô tả như sau: Tháng 9 năm 2003 trong cuộc điều tra của chính

phủchỉ có 33,0% dân số được sử dụng NTHVS, 25,0% người dân sử dụng NT
di động không HVSvà có tới 42,0% người đại tiện bên ngoài. Từ đó, Chính
phủ Băng-la-desh đã tiến hành can thiệp bằng cách vận động “Tháng 10” để
khuyến khích nhân dân làm vệ sinh mỗi tháng kể từ năm 2003. Tất cả những
động thái này đã dẫn đến sự giảm đáng kể trong cả nước, từ42,0% vào năm
2003 xuống còn dưới 10,0% người đại tiện bên ngoàinăm 2009[35].
Đến năm 2010, WTO đã được tiến hành tại trên 19 nước với hơn 51 sự
kiện được đăng cai tổ chức bởi những người ủng hộ nước và vệ sinh. WTO đã
tạo ra ngày này để tăng nhận thức toàn cầu về cuộc đấu tranh của gần 40%
dân số thế giới không được tiếp cận, sử dụng NT sạch sẽ, đúng quy cách và có
thể phòng ngừa cho khoảng 1000 trẻ em chết mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy do
vệ sinh kém vào năm 2013. WTO cũng mang đến các vấn đề ưu tiên là y tế,


16

sức khỏe, các hậu quả về tâm sinh lý mà người nghèo chịu đựng như là hậu
quả của hệ thống vệ sinh không tương xứng [32].
Năm 2014,Mudit K.S đã báo cáo tình hình VSMT thành thị ở Ấn Độ
như sau: ở khu vực nông thôn, 30,7% HGĐ có NT trong nhà, 1,9% HGĐ sử
dụng NTcông cộng và 67,3% đại tiện bên ngoài. Những thông tin này tính
cho cả Ấn Độ lần lượt là 46,9%, 3,2% và 49,8% và đối với các khu vực đô
thịlà 81,4%, 6% và 12,6% (theo điều tra dân số năm 2011). Đối với một quốc
gia với dân số lớn và người dân ít được tiếp cận với các tiện nghi cơ bản như
Ấn Độ, điều này là một thách thức lớn đối với việc quản lý phân người[36].
1.4.2. Việt Nam
Ô nhiễm môi trường do phân người đã và đang được Chính phủ nước ta
quan tâm. Việc đề xuất các biện pháp đảm bảo phương tiện vệ sinh nhằm quản
lý tốt phân người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp phần phòng chống dịch
bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng vẫn còn tồn tại rất nhiều nan giải.

Theo kết quả điều tra Y tế quốc gia 2001-2002 do Bộ Y tế và Tổng cục
thống kê tiến hành, có 72,6% HGĐ có NT riêng, 16,2% sử dụng chung và
11,2% hộ không có NT. Tỷ lệ NT HVS của các vùng trong cả nước là 27,0%
ở nông thôn và gần 70,0% ở thành thị. Nhóm giàu có tỷ lệ sử dụng NT HVS
cao nhất (76,0%). Ở nhóm có mức sống thấp 73,3% sử dụng NT 1 ngăn và chỉ
có 6,5% sử dụng nhà tiêu HVS [37].
Theo Nguyễn Minh Xuyên về thực trạng VSMT và ảnh hưởng của nó
tới sức khỏe trẻ em tại Thanh Oai, Hà Tây năm 2002 cho thấy tình hình sử
dụng NT của người dân ở đây như sau: NT tự hoại chiếm 8,7% ở vùng ven
sông Đáy và 10,5% ở ven sông Nhuệ. NT hai ngăn ủ phân tại chỗ chiếm
21,8% và 19,3%, NT 1 ngăn là 50,4% và 47,3% lần lượt cho mỗi vùng. Tỷ lệ
không có NT là 4,4% và 6,9%. Những lý do được người dân đưa ra khi không


×