Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực trạng tai nạn thương tích và gánh nặng tử vong tại huyện ba vì TP hà nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.46 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THƠM

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ
GÁNH NẶNG TỬ VONG TẠI HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2011-2015

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THƠM

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ
GÁNH NẶNG TỬ VONG TẠI HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA


Khóa 2011-2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG ĐỨC HẠNH

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội,
Phòng Đào tạo Đại học, đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Trường Đại học Y Hà
Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế
Công cộng, các thầy cô trong Bộ môn Dịch tễ đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em
trong 4 năm học tại trường cũng như trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn
TS.Hoàng Đức Hạnh - người thầy hướng dẫn đã dành nhiều thời gian tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận của mình.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các cô chú và các anh chị nhân
viên của Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Hà Nội đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình lấy số liệu phục vụ cho khóa luận.
Đặc biệt, con cám ơn gia đình đã luôn dành cho con sự yêu thương và
những điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp đại học.
Mình cám ơn sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và động viên của bạn bè
trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015

Sinh viên
Nguyễn Thị Thơm


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi : - Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, năm học 2014 – 2015
Em xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của em, toàn
bộ số liệu được thu thập và xử lý một cách khách quan, trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thơm


DANH MỤC VIẾT TẮT

CDC

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)

ICD

Phân loại quốc tế về bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan


TNTN

Tai nạn thương tích

TV

Tử vong

TNGT

Tai nạn giao thông

TNLĐ

Tai nạn lao động

VMIS

Điều tra liên trường về chấn thương tại Việt Nam

LĐ-TB &
XH

Lao động thương binh và xã hội

VSATLĐ

Vệ sinh an toàn lao động

WHO


Tổ chức Y tế Thế giới

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1.

Tai nạn thương tích (TNTT) ................................................................... 3

1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại TNTT theo bảng phân loại ICD-10 ........................................ 5
1.2.

Tình hình tai nạn thương tích.................................................................. 6

1.2.1. Tình hình TNTT trên thế giới và trong khu vực ..................................... 6
1.2.2. Tình hình TNTT ở Việt Nam ................................................................ 10
1.3.

Gánh nặng tử vong do TNTT ............................................................... 13

1.3.1. Phương pháp đánh giá gánh nặng TV thông qua số năm sống tiềm tàng
bị mất đi do chết sớm ...................................................................................... 13

1.3.2. Tình hình gánh nặng tử vong do TNTT trên thế giới ........................... 14
1.3.3. Gánh nặng tử vong do TNTT ở Việt Nam............................................ 14
1.4.

Một số đặc điểm và tình hình TNTT, TV do TNTT tại địa bàn nghiên

cứu

............................................................................................................... 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................ 17
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 17

2.2.

Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 17

2.3.

Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................... 17

2.4.

Tiêu chuẩn lựa chọn .............................................................................. 17

2.5.

Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 17


2.6.

Biến số và chỉ số ................................................................................... 18

2.7.

Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu..................................................... 19

2.8.

Sai số và không chế sai số .................................................................... 20

2.9.

Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 20


2.10. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................... 21
2.11. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................. 22
3.1.

Tình hình TNTT tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2014.......... 22

3.2. Gánh nặng tử vong do TNTT tại huyện Ba Vì năm 2014 ....................... 29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 33
4.1. Tình hình TNTT tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2014 ............. 33
4.2. Gánh nặng tử vong do TNTT tại quận huyện Ba Vì năm 2014............... 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 39

1.

Thực trạng tai nạn thương tích tại Ba Vì. ............................................. 39

2.

Gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích tại Ba Vì. ........................... 39

KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 40
1.

Đối với nhà nghiên cứu......................................................................... 40

2.

Đối với địa phương ............................................................................... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1: Tình hình mắc và tử vong do TNTT tại huyện Ba Vì năm 2014 .. 22
Bảng 3. 2: Phân bố theo nhóm tuổi của người bị TNTT ................................ 22
Bảng 3. 3: Bảng phân bố tỷ lệ % nguyên nhân gây TNTT theo các nhóm tuổi .... 25
Bảng 3. 4: Bảng phân bố nguyên nhân gây TNTT theo giới .......................... 26
Bảng 3. 5: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................................. 29
Bảng 3. 6: Gánh nặng tử vong do TNTT /100.000 dân .................................. 30
Bảng 3. 8: Gánh nặng tử vong theo nhóm nguyên nhân TNTT ..................... 30

Bảng 3. 9: Gánh nặng tử vong theo nhóm nguyên nhân TNTT ở nam .......... 31
Bảng 3. 10: Gánh nặng tử vong theo nhóm nguyên nhân ở nữ ...................... 32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1: Phân bố nghề nghiệp của người bị TNTT ................................. 23
Biểu đồ 3. 2: Phân bố nguyên nhân gây TNTT .............................................. 24
Biểu đồ 3. 3: Tỷ lệ nơi xảy ra tai nạn thương tích .......................................... 27
Biểu đồ 3. 4: Nơi điều trị ban đầu sau TNTT ................................................. 28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TNTT) đang là một vấn đề Y tế công cộng đáng lo
ngại cho con người trên phạm vi toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) thì tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong, hàng năm có khoảng hơn 5 triệu người tử vong do tai nạn thương
tích tương đương với khoảng 98 trường hợp tử vong do TNTT/100.000
dân[1].
Tại Việt Nam, TNTT cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu. Theo thống kê của ngành Y tế, trung bình hàng năm có đến 34.000
trường hợp tử vong do TNTT, chiếm 11-12% tổng số tử vong. Bên cạnh đó,
còn có một số lượng lớn hơn các trường hợp để lại di chứng sau khi bị tai nạn
thương tích mà hậu quả chính của tai nạn thương tích là gây tàn phế, chiếm tỷ
lệ cao trong những năm sống tiềm năng bị mất[2]. Theo kết quả khảo sát về
tai nạn thương tích năm 2010 (VMIS) ước tính một năm có tới 1,8 triệu lượt
người bị tai nạn thương tích không dẫn đến tử vong phải nghỉ việc hoặc cần
đến chăm sóc y tế [3]. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB & XH, tai nạn thương

tích đã để lại một hậu quả nặng nề, có đến 35% trường hợp tai nạn thương
tích để lại di chứng, trong đó, 6% tàn tật vĩnh viễn. Những con số này được
tích lũy hàng năm và tạo ra một gánh nặng lớn cho Việt Nam trong việc chăm
sóc và cung cấp các phúc lợi xã hội cho nhóm này. Ngoài ra, các di chứng do
tai nạn thương tích cũng sẽ làm mất đi cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho gia
đình nạn nhân và góp phần đẩy họ vào nguy cơ đói nghèo. Tử vong do tai nạn
thương tích nhìn chung cao hơn ở các nước kém phát triển và đang phát triển.
Tỷ lệ tai nạn thương tích do tất cả các nguyên nhân ở Việt Nam là cao so với
thế giới và số người tử vong do tai nạn thương tích còn cao hơn so với các


2

bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Theo thống kê, cứ 10 trường hợp tử vong
do các nguyên nhân thì có 1 trường hợp tử vong do tai nạn thương tích [3].
Theo báo cáo của WHO về chủ đề “Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật” dự
báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 8 triệu người tử vong do tai nạn thương tích
và tử vong do tai nạn thương tích chiếm 20% số năm sống bị mất đã được
điều chỉnh do tàn tật của con người [4]. Đánh giá gánh nặng tử vong là
phương tiện hữu ích đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Đây là chỉ số cho phép đánh giá gánh nặng tử vong của một
cộng đồng qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi vì chết sớm (YPLL), cho phép
so sánh tình trạng sức khỏe chung giữa các cộng đồng khác nhau và hỗ trợ
cho việc chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên.
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và
các chương trình can thiệp phòng chống tai nạn thương tích được thực hiện.
Tại Ba Vì đã có nghiên cứu về gánh nặng kinh tế của tai nạn thương tích năm
2000. Tuy nhiên, huyện Ba Vì mới được tái nhập thủ đô Hà Nội vào tháng 8
năm 2008. Thủ đô Hà Nội lại là nơi các chương trình phòng chống TNTT
được triển khai sớm nhất và mạnh nhất cả nước. Nhằm tìm hiểu sự thay đổi

thực trạng và gánh nặng tử vong của huyện Ba Vì sau khi tái nhập chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tai nạn thương tích và gánh nặng tử
vong dựa trên báo cáo tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2014” với
các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng tai nạn thương tích tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
năm 2014.
2. Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích tại huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội năm 2014.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tai nạn thương tích (TNTT)
1.1.1. Một số khái niệm
 Tai nạn
Tai nạn là một sự kiện không định trước gây ra thương tích có thể nhận
thấy được (WHO).
 Thương tích
Thương tích là tổn thương của cơ thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ sát
hay bọ các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả.
 Tai nạn thương tích [1]
Tai nạn thương tích là thương tổn thực thể trên cơ thể con người do tác
động của năng lượng (cơ học, nhiệt, điện, hóa học/phóng xạ) với mức độ, tốc
độ khác nhau quá sức chịu đựng của cơ thể người. Ngoài ra, tai nạn thương
tích còn là thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống (thiếu oxy trong đuối
nước, nghẹt, giảm nhiệt trong đông lạnh). TNTT gây tổn hại tới sức khỏe
người bị tai nạn và làm người đó phải nghỉ việc hoặc nghỉ học, cần phải chăm
sóc y tế, làm hạn chế các sinh hoạt bình thường ít nhất một ngày hoặc gây tử
vong.

Một tai nạn thương tích được định nghĩa như “một tình huống không
mong muốn bất ngờ xảy ra trong mối liên hệ giữa cá nhân và môi trường làm
cho cá nhân bị thương tích”.
TNTT có 2 loại chính: TNTT không chủ đích và TNTT có chủ đích
+ TNTT không chủ đích: Thương tích gây nên không do chủ ý của
những người bị TNTT hay của những người khác như: TNGT, ngã, ngộ
độc,….


4

+ TNTT có chủ đích: Thương tích gây nên do chủ ý của người bị
TNTT hay của người khác như: tự tử, giết người, đánh nhau, bạo lực, ….
TNTT là danh từ chung để chỉ: Tai nạn giao thông (TNGT); tai nạn lao
động (TNLĐ); ngã; đuối nước; bỏng; điện giật; ngộ độc; hành hung; bạo
lực; súc vật cắn, đốt, húc; hóc dị vật, ngạt; tự tử; bạo lực trong gia đình, xã
hội; …
 Một số nguyên nhân gây tai nạn thương tích [1],[3],[5]
- TNGT: là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con
người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên
đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn giao thông
công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải
các tình huống sự cố đột xuất không kịp phanh tránh, gây ra thiệt hại về tính
mạng hoặc sức khỏe.
- TNLĐ: là những trường hợp chấn thương xảy ra do tác động của các
yếu tố nguy hiểm độc hại trong lao động, gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình
lao động gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ lao động trong thời gian làm
việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc (Bộ luật lao động 23/6/1994).
- Ngã: là những trường hợp rơi từ trên cao xuống (ngã cao) hoặc ngã trên

cùng một mặt bằng. Ngã là nguyên nhân gây nên những chấn thương nghiêm
trọng khiến cho nạn nhân buộc phải nằm viện. Ngã thường gây ra các thương
tật vĩnh viễn và dẫn đến rất nhiều chấn thương nhỏ khác. Phần lớn các vụ gãy
xương, chấn thương sọ não, tủy sống đều do ngã gây ra.
- Đuối nước: là những trường hợp bị ngạt do bị chìm trong chất lỏng.
- Bỏng: là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với lửa,
chất lỏng nóng, chất rắn nóng. Các tổn thương da do sự phát xạ của tia cực
tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học,….


5

- Ngộ độc: là những trường hợp hít phải, ăn vào, ngấm vào, tiêm vào cơ
thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc cần đến sự chăm sóc y tế.
- Điện giật: là những chấn thương do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện
dẫn đến chấn thương hoặc tử vong. Điện giật trong các gia đình do sử dụng
không an toàn, nơi công cộng trong mùa mưa bão, trong đánh cá bằng điện, bị
điện giật ở nơi lao động
- Súc vật cắn, đốt, húc: là các trường hợp bị súc vật (chó, mèo, rắn, trâu,
bò,…) tấn công.
- Tự tử: là trường hợp chấn thương, ngộ độc hoặc ngạt….do chính nạn
nhân tự gây ra với mục đích đem lại cái chết cho chính họ.
- Bạo lực trong gia đình, xã hội: là hành động sử dụng vũ lực hăm dọa
hoặc đánh đập người, nhóm người, cộng đồng khác dẫn đến chấn thương, tử
vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển.
 Tuổi thọ trung bình hay Kỳ vọng sống (KVS) khi sinh là số năm trung
bình có thể sống của một cá thể trong một cộng đồng dân cư nào đó, ước tính
từ khi mới sinh ra. Tuổi thọ là con số được tính trên cơ sở những cuộc điều tra
về dân số, về tử vong ở một cộng đồng xác định [6].
 Tử vong do TNTT:

Tử vong do TNTT là TNTT làm cho người bị nạn tử vong vì thương tích
trong vòng 1 tháng kể từ ngày bị tai nạn [5].
1.1.2. Phân loại TNTT theo bảng phân loại ICD-10 [7]
- TNTT (chấn thương, ngộ độc và nguyên nhân bên ngoài): V01-Y98
+ TNGT: V01-V99
+ TNLĐ: W20-W49
+ Súc vật, động vật cắn, đốt, húc,..: W50-W64
+ Ngã: W01-W19
+ Đuối nước: W65-W84


6

+ Bỏng: W85-W99, X40-X49
+ Ngộ độc: X25-X29, X40-X49
+ Tự tử: X60-X84
+ Bạo lực, xung đột: X85-Y09
+ Điện giật: W85-W99
+ Khác các nhóm trên
1.2. Tình hình tai nạn thương tích
1.2.1. Tình hình TNTT trên thế giới và trong khu vực
Hiện nay, TNTT là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng toàn cầu
với số tử vong ước tính ngày càng tăng, trở thành gánh nặng, thách thức hàng
đầu đối với sức khỏe con người. Theo WHO (2002), hàng năm có ít nhất 5,5
triệu người trên thế giới tử vong và gần 100 triệu người khác bị tàn tật liên
quan đến TNTT. Tỷ lệ tử vong do TNTT cao, đứng thứ 4 so với các nguyên
nhân gây tử vong. Các trường hợp TNTT nằm điều trị chiếm từ 10% đến 30%
số lượng các bệnh nhân tại bệnh viện. TNTT được dự báo tăng 20% mỗi năm
[8]. Trong các nguyên nhân gây tử vong do TNTT thì tử vong do TNGT là
cao nhất. Trên toàn cầu, trung bình hàng năm TNGT đường bộ đã giết chết

gần 1,2 triệu người [9]. Năm 2004, tử vong do TNGT chiếm 2,1% tử vong
toàn cầu [10]. Ước tinh đến năm 2030 TNGT đường bộ sẽ là nguyên nhân thứ
8 trong các nguyên nhân gây tử vong [11]. Theo số liệu thống kê tình hình
bệnh tật của WHO năm 2002 cho thấy các nước đang phát triển đang có sự
chuyển dịch dịch tễ học từ mô hình bệnh tật các bệnh truyền nhiễm sang mô
hình bệnh tật các bệnh không truyền nhiễm và tai nạn thương tích[12]. Kèm
theo mỗi trường hợp tử vong do TNTT thì có hơn vài ngàn người bị thương
tích, rất nhiều người bị thương tật vĩnh viễn. Thương tích xảy ra ở mọi khu
vực và quốc gia, ảnh hưởng đến con người ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người


7

già, kể cả lứa tuổi lao động. Tuy nhiên mức độ tổn thương khác nhau tùy theo
độ tuổi, giới, khu vực, nhóm lao động và tùy loại TNTT gặp phải. Ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình trong khu vực Tây Thái Bình Dương thì thương tích
giao thông đường bộ, đuối nước và tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Còn ở các nước Châu Phi là chiến tranh, xung đột cá nhân và thương tích giao
thông đường bộ[13]. Ở những nước có thu nhập cao ở Châu Mỹ, nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong do thương tích ở lứa tuổi 15-44 là thương tích giao thông
đường bộ, trong khi đó ở những nước có thu nhập thấp và trung bình ở Châu Mỹ
thì nguyên nhân chủ yếu là do xung đột cá nhân [14].
Mật độ TNTT và tử vong do TNTT khác nhau giữa các quốc gia và khu
vực. Ở Châu Âu, tỷ lệ chết do TNTT chiếm khoảng 8,3% so với tất cả các
loại tử vong khác. Khu vực Tây Thái Bình Dương có khoảng 1,2 triệu người
tử vong do TNTT/năm, tương đương với khoảng 3300 người tử vong do
TNTT /ngày. Khu vực Đông Nam Á có khoảng 1,4 triệu người tử vong do
TNTT/năm[15]. Tại Trung Quốc- một nước đông dân nhất thế giới thì TNTT
là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở độ tuổi 1-44 với khoảng 750.000
người tử vong do TNTT/năm [16]. Tử vong do TNTT ở độ tuổi 0-39 ở vùng

nông thôn Trung Quốc là 30,4/100.000 dân, vùng thành thị là 21,3/100.000
dân[17].
Tại Bắc Kinh, tỷ lệ chấn thương do TNGT đường bộ là 120/100.000
người, và tỷ lệ tử vong là khoảng 4,97/100.000 người. Tỷ lệ này ở nam cao
hơn ở nữ (từ năm 2004 đến năm 2010 là 11737 nam và 7618 nữ). Trong đó,
chấn thương do va chạm giữa các phương tiện giao thông là 85,64% và
thương tích cho người đi bộ là 79,19% [18],[19].
Tại Philippines thì tử vong do TNTT tăng 7 lần trong 42 năm từ 1960
đến 2002, TNTT là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở nhóm tuổi 0-14 [20].
Một nghiên cứu về các trường hợp tử vong từ 2004-2006 cho biết TNGT là


8

nguyên nhân chính gây tử vong do TNTT ở nước này, chiếm tỷ lệ là 39,3%
[5]. Nghiên cứu các trường hợp tử vong từ 2004-2006 cho biết, TNGT là
nguyên nhân chính gây tử vong do TNTT ở nước này, chiếm 39,3%. Và tử
vong do TNGT tăng từ 1,12/100.000 dân (năm 1981) lên 3,01/100.000 dân
(năm 2002) [20].
Một nghiên cứu ở Ấn Độ về các trường hợp tử vong từ 1993-2002 cho
thấy tỷ lệ tử vong do TNTT chiếm 11% tổng số tử vong, là nguyên nhân gây
tử vong thứ 3 (nam 13%, nữ 9%). Tỷ lệ tử vong do TNTT ở nhóm tuổi 5-14 là
32%, nhóm tuổi 15-45 là 35% [21]. Một nghiên cứu khác cũng ở Ấn Độ trong
thời gian từ 1994-2007 cho thấy tỷ lệ tử vong do TNTT ở nam là 68%, cao
gấp 2,1 lần ở nữ là 32% [22]. Một nghiên cứu tử vong từ 1994-2007 đưa ra
kết quả là tỷ lệ tử vong do TNGT là cao nhất với 52% [10].
Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy tỷ lệ tử vong trung bình hàng năm
ở trẻ em và thanh thiếu niên là 9,0/100.000. Trong đó, tử vong do TNGT,
đuối nước, ngạt thở và tự tử đã có một mùa cao điểm. Mùa hè là mùa các vụ
TNGT (OR=1,15; 95%CI:1,10-1,19) và đuối nước (OR=2; 95%CI:1,88-2,11)

thường xuyên xảy ra. Mùa xuân lại là mùa thường xuyên xảy ra các vụ tự tử
(OR=1,09; 95%CI:1,04-1,14), tỷ lệ tử vong do nghẹt thở cao nhất vào mùa
đông (OR=1,12; 95%CI:1,03-1,21) [23]
TNTT đang trở lên là vấn đề phổ biến và tăng hầu hết ở những nước
đang phát triển, bao gồm cả châu Phi cận Sahara. Một tỷ lệ lớn các thương
tích do TNGT đường bộ, ngã, bỏng, cuộc tấn công bạo lực, súc vật cắn, đốt và
thương tích liên quan đén ngộ độc, đuối nước và tự tử. Gánh nặng và mô hình
chấn thương ở châu Phi và các khu vực đang phát triển khác ít được biết đến
và chưa được nghiên cứu tốt. Khu vực Đông Phi tương đối điển hình với tỷ lệ
tử vong lên tới 1.300/100.000/năm, chấn thương có thể gây ra khoảng 100


9

trường hợp tử vong. Tổng tỷ lệ tương ứng của tổn thương nặng ước tính
khoảng 40.000/100.000/năm[24].
Ở Bangladesh, năm 2005, tỷ lệ tử vong do TNTT tăng theo lứa tuổi của
trẻ em với 2% ở trẻ sơ sinh, 29% tử vong trong độ tuổi 1-4, 48% trường hợp
tử vong trong độ tuổi 5-9, 52% trường hợp tử vong từ 10-14 tuổi, 64% trường
hợp tử vong từ 15-17 tuổi. Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong lớn duy
nhất ở trẻ trên 1 tuổi. TNGT, bỏng, ngã, ngất, chấn thương có chủ đích là
những cấu phần quan trọng trong chấn thương ở trẻ. Đuối nước cũng là vấn
đề lớn ở Bangladesh với khoảng 19% ca tử vong ở trẻ 1-4 tuổi. Tỷ lệ tử vong
do TNTT năm 2007 là 6,01% [25].
Nghiên cứu ở Mỹ 1986-1996 cho kết quả TNTT là nguyên nhân tử
vong đàu tiên ở trẻ >1 tuối và thanh thiếu niên với tỷ lệ 67,9%. Ngoài ra,
TNTT còn là một trong bảy nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người lớn
tại nước này chủ yếu là ngã, TNGT và bỏng [26].
Tính trên toàn cầu, nguyên nhân gây tử vong thứ 2, sau TNGT là đuối
nước. Đây lại là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên 1 tuổi trong

khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trên 50% trường hợp tử vong do đuối
nước xảy ra ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương và xảy ra chủ yếu ở
nam giới [27].
Ở Mỹ, theo nghiên cứu năm 2005 thì đuối nước là nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi với tỷ lệ là 25,3%. Ở Trung Quốc, đuối
nước là nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt tỷ lệ tử vong giữa nông thôn
và thành thị. Ở Thái Lan và Bangladesh, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em
cao gấp 2 lần tử vong do TNGT đường bộ với khoảng 7,5-11,5/100.000 trẻ
[28]. Ở Philippines, tử vong do đuối nước chiếm 2,3% tổng số tử vong do các
nguyên nhân [5].


10

Ngoài TNGT và đuối nước thì còn có các nguyên nhân TNTT khác
như: bỏng, súc vật đốt, cắn, TNLĐ, ngộ độc, tự tử, điện giật, sét đánh, bạo
lực,…..
Trên thế giới, giai đoạn 1979-1980, tỷ lệ tử vong do ngộ độc ở nam
giới là 5,41/100.000 người, ở nữ giới là 2,59/100.000 người; giai đoạn 19891990 ở nam là 7,4/100.000 người, ở nữ là 2,64/100.000 người [29].
Ở Philippines, nghiên cứu năm 2004-2006 về các nguyên nhân gây tử
vong do TNTT thì bỏng chiếm 3,4%, tự tử chiếm 3%, do bạo lực (bị đâm
chém) 21,4%, do bị bắn là 19,9% [5].
Ở Ấn Độ, tự tử là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong do TNTT với
20% ở nam giới và 11% ở nữ giới. Ngoài ra, bỏng ở trẻ em dưới 10 tuổi cũng
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tử vong do các nguyên nhân năm 1994-2007 với
22,7% [25].
Ở Mỹ, điện giật lại là nguyên nhân có tỷ lệ tử vong cao, là nguyên nhân
thứ 2 gây tử vong trong các ngành công nghiệp xây dựng, và là nguyên nhân
thứ 5 gây tử vong trong tổng số tử vong ở nước này. Năm 1980-1991, tỷ lệ tử
vong do điện giật tại Mỹ là 2,2/100.000 dân , chủ yếu ở nam giới trẻ [30].

Năm 2005, tử vong do bỏng là 1 trong 5 nguyên nhân đầu tiên gây tử vong do
TNTT [45].
Ở Trung Quốc, tự tử là nguyên nhân làm tỷ lệ tử vong ở tuổi 15-39
vùng nông thôn cao và ngạt là nguyên nhân chính gây tử vong [17].
1.2.2. Tình hình TNTT ở Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, cùng với sự phát triển về kinh tế
xã hội thì trong nhiều năm trở lại đây, tình hình TNTT ngày càng gia tăng gây
nhiều tổn thất nặng nề về sức khỏe, tính mạng và tài sản của người dân, xã
hội, trở thành một gánh nặng bệnh tật và tử vong của quốc gia. Theo kết quả
sơ bộ của cuộc điều tra chấn thương năm 2006, tỷ lệ tử vong do TNTT lên tới


11

11%, đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong, chỉ sau các bệnh tim
mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%)[31]. Bên cạnh đó có tới 57% vụ
TNTT không gây tử vong nhưng gây chấn thương cho nạn nhân, trong khi đó
bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 23% và bệnh mạn tính chiếm 20% [32]. Chỉ tính
riêng TNGT, theo số liệu thống kê về tỷ suất và số trường hợp tử vong theo
nguyên nhân năm 2010, trên cả nước có tới 14.442 vụ TNGT, trong đó có
11.449 người chết và 10.633 người bị thương [33]. Nghiên cứu của Cục Y tế
dự phòng cho kết quả số bệnh nhân nhập viện do TNTT chiếm 31,97% tổng
số trường hợp vào viện, và trung bình mỗi nạn nhân phải nằm viện 4,96 ngày,
trong đó, có 68,72% nạn nhân có thời gian bắt buộc phải nằm viện từ 1-5
ngày, sau đó là 6-10 ngày [3].
Theo kết quả điều tra quốc gia liên trường về TNTT năm 2010 (VMIS
2010) cho thấy tỷ suất TNTT không tử vong cho tất cả các nguyên nhân, tất
cả các lứa tuổi ở Việt Nam là 2.092/100.000 dân/năm. Trong số các nguyên
nhân TNTT gây tử vong, TNGT là nguyên nhân hàng đầu với tỷ suất là
1,6/100.000 dân. Kết quả điều tra cho thấy ngã là nguyên nhân thứ 2 trong các

nguyên nhân TNTT trong quần thể. Ngã chủ yếu xảy ra ở nhóm trên 60 tuổi.
Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trong quần thể nhưng lại đặc
biệt ảnh hưởng tới nhóm tuổi trẻ em dưới 19 tuổi và rất cao trong nhóm tuổi
0-4 và 5-9. Như vậy, năm 2010, tử vong do TNTT chiếm 12,8% trong tổng số
nguyên nhân tử vong và trong tổng số 20 nguyên nhân tử vong hàng đầu thì
TNTT chiếm 5 nguyên nhân [3].
Theo Niên giám thống kê Y tế năm 2007, năm 2001 tỷ lệ tử vong do
TNTT là 88,4/100.000 dân, chiếm 10,7% tổng số tử vong, cao gấp 3 lần so
với tử vong do nhóm bệnh truyền nhiễm [15]. Năm 2002 tử vong do TNTT đã
vượt tỷ lệ tử vogn do nhóm bệnh truyền nhiễm trở thành nguyên nhân thứ 2
gây tử vong, chiếm 10,8% [6]. Năm 2005, tỷ lệ tử vong do TNTT cả nước là


12

45/100.000 dân, năm 2006 là 46,1/100.000 dân chiếm 11,8% [34]. Đặc biệt tử
vong do TNTT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong tại bệnh
viện. Trong đó, tử vong do TNTT ở trẻ em chiếm 17-18%[35].
TNTT là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em 5-19 tuổi, đặc biệt là
đuối nước với tỷ lệ 13,47/100.000 dân, chiếm 6,85% [15]. Mô hình tử vong
do TNTT có sự khác nhau ở các giai đoạn và hác nhau ở các vùng miền. Năm
2005, vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ tử vong do TNTT là 38,6/100.000
dân, vùng Đông Bắc là 60/100.000 dân, vùng Tây Bắc là 56,3/100.000 dân.
Năm 2006, tỷ lệ tử vong do TNTT ở vùng đồng bằng sông Hồng là
38,4/100.000 dân, vùng Đống Bắc là 60,1/100.000 dân, vùng Tây Bắc
60,7/100.000 dân. Ỏ mỗi vùng, tỷ lệ tử vong do TNTT lại khác nhau giữa các
tỉnh. Tỷ lệ tử vong do TNTT ở Hải Dương và Hưng Yên năm 2006 là
61/100.000 dân, ở Huế là 49,5/100.000 dân, tại Long An là 41,5/100.000
dân[15]. Năm 2005, tỷ lệ tử vong do TNTT ở Sơn La là 48,8/100.000 dân, Ở
Hòa Bình là 62,2/100.000 dân. Năm 2006, ở Sơn La là 55,0/100.000 dân, ở

Hòa Bình là 59,5/100.000 dân [34]. Tại huyện Từ Liêm- Hà Nội, tỷ lệ này là
51,1/100.000 dân, tại Định Công là 65,3/100.000 dân [36].
Tỷ lệ tử vong do TNTT cũng khác nhau theo giới. Tỷ lệ tử vong do
TNTT ở nam cao gấp 3 lần ở nữ (nam chiếm 76%, nữ chiếm 24%) [37]. Năm
2005, tỷ lệ tử vong theo các nguyên nhân TNTT cũng khác nhau giữa 2 giới.
Tỷ lệ tử vong do TNGT ở nm là 30,8/100.000 người, ở nữ là 8,6/100.000
người; do đuối nước ở nam là 11,2/100.000 người, ở nữ là 5,7/100.000 người;
do tự tử ở nam là 6,4/100.000 người, ở nữ là 3,5/100.000 người; do ngộ độc ở
nam là 3,6/100.000 người, ở nữ là 1.0/100.000 người. Năm 2006, tỷ lệ tử
vong do TNTT ở nam là 64,2/100.000 người, ở nữ là 23/100.000 người. Tỷ lệ
tử vong do TNGT ở nam là 32,8/100.000 người, ở nữ là 9,0/100.000 người;
do đuối nước ở nam là 11,8/100.000 người, ở nữ là 5,5/100.000 người; do tự


13

tử ở nam là 6,4/100.000 người, ở nữ là 3,4/100.000 người; do ngộ độc ở nam
là 2,3/100.000 người, ở nữ là 1,6/100.000 người [34].
Trong vòng 10 năm từ 1990 đến 2001, số trường hợp tử vong do TNTT
tăng gấp 5 lần [38], trong 5 năm gần đây, mỗi năm có khoảng 12.000 người tử
vong do TNGT, chiếm khoảng 50% số tử vong do TNTT [15].
Nghiên cứu tại xã Thượng Cát – Từ Liêm – Hà Nội năm 2005, tỷ lệ tử
vong do TNTT chiếm 8,3% tổng số các trường hợp tử vong, đứng thứ 3 trong
các nguyên nhân gây tử vong. Năm 2006, tại Từ Liêm-Hà Nội, tử vong do
TNGT chiếm 50,5% số tử vong do TNTT [33].
1.3. Gánh nặng tử vong do TNTT
1.3.1. Phương pháp đánh giá gánh nặng TV thông qua số năm sống tiềm
tàng bị mất đi do chết sớm
Hiện nay, các chỉ số thường dùng để đánh giá tình hình sức khỏe cộng
đồng như: kì vọng sống hi sinh (KVS khi sinh), tỷ suất chết thô, tỷ suất chết

trẻ dưới 1 tuổi, tỷ suất mắc một số bệnh, tỷ suất chết trẻ em dưới 5
tuổi,…..Đây là các chỉ số đơn lẻ cho phép đánh giá tình trạng sức khỏe của
một cộng đồng. Để đánh giá tình trạng sức khỏe chung giữa các cộng đồng
khác nhau và hỗ trợ cho quá trình lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên, phân bổ
nguồn lực Y tế,….thì chỉ số YPLL được đưa ra và sử dụng như một phương
tiện hữu ích và phù hợp. Đây là chỉ số cho phép định giá gánh nặng tử vong
của một cộng đồng dựa trên hiệu số kỳ vọng sống khi sinh khi sinh và tuổi lúc
tử vong. Chỉ số này cho thấy nếu một xã hội có tuổi thọ càng cao thì chỉ số
YPLL càng thấp vì chết ở độ tuổi càng trẻ thì số năm sống mất đi càng nhiều.


14

1.3.2. Tình hình gánh nặng tử vong do TNTT trên thế giới
Năm 2004, trên thế giới ước tính có khoảng 2,6% giảm DALYs. Tử
vong ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm 85%-90% số trường
hợp giảm chí số DALYs mỗi năm [10].
Theo WHO, chi phí cho các nạn nhân TNTT lên tới 5%-6% tổng sản
lượng nội địa trên toàn cầu năm 2002, ước tính khoảng 518 tỷ đôla Mỹ/năm.
Ở các nước thu nhập thấp và trung bình thì chi phí này hoảng 65 tỷ đôla
Mỹ/năm, nhiều hơn khoản viện trợ các nước này nhận được cho phát triển
kinh tế xã hội [15].
Ở Mỹ, ước tính chi phí cho TNLĐ hoảng 140 tỷ đôla Mỹ/năm, chiếm
1/6 chi phí xã hội, chi phí cho tử vong do bỏng chiếm 2% tổng chi phí cho
TNTT, tuổi thọ mất đi do chết sớm là 103,6 ngày [29].
Tại khu vực Đông Nam Á, TNTT đóng góp 16% tổng gánh nặng bệnh
tật toàn cầu [15]. Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, TNTT làm thiệt hại đáng
kể về kinh tế chiếm 1%-5% tổng sản phẩm quốc nội của mỗi quốc gia [10].
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế thì ước tính 4% GDP
trên thế giới chi phí cho TNTT [39].

Theo báo cáo toàn cầu về phòng chống thương tích đường bộ năm
2004 cho thấy riêng TNGT đường bộ mỗi năm cướp đi mạng sống của 1,2
triệu người; làm bị thương và tàn tật hơn 20-50 triệu người. Nếu không có
những hành động thích hợp, đến năm 2020, thương tích do TNGT đường bộ
được dự đoán sẽ là nguyên nhân thứ 3 của gánh nặng bệnh tật và thương tích
toàn cầu theo bảng xếp hạng DALY’s về 10 nguyên nhân đứng đầu gánh nặng
bệnh tật [14].
1.3.3. Gánh nặng tử vong do TNTT ở Việt Nam
Việt Nam là một nước thuộc nhóm có thu nhập thấp và trung bình.
Theo ước tính của ngân hàng châu Á, tổn thất kinh tế hàng năm do TNGT


15

đường bộ vào khoảng 845 triệu đôla Mỹ [9].
Theo nghiên cứu Gánh nặng của thương tích nghề nghiệp ở công nhân
cơ khí đóng tàu, tống số năm mất đi với 145 công nhân bị thương là 4,04
DALYs; nam mất nhiều DALYs hơn nữ (nam 3,743 DALYs, nữ 0,287
DALYs [40].
Theo nghiên cứu năm 2002 về gánh nặng bệnh tật tại huyện Chí Linh
– Hải Dương thì trong giai đoạn 1997-1998, TNTT là gánh nặng bệnh tật
hàng đầu, chiếm gần 40% tổng số năm sống tiềm tàng bị mất do chết sớm.
Trong đó, gánh nặng tử vong do TNTT ở nam cao hơn ở nữ. Gánh nặng tử
vong do TNTT đứng đầu ở nhóm 5-14 tuổi, 15-29 tuổi và 30-49 tuổi, chiếm
hơn 70% tổng gánh nặng bệnh tật, đứng thứ 2 ở nhóm 0-4 tuổi. Tử vong do
đuối nước ở nam chiếm gần 1/3 gánh nặng bệnh tật do TNTT (30,3%), ở nữ
chiếm tới 2/3 (61,5%) [3].
Nghiên cứu tử vong năm 2005 tại lâm Thao- Phú Thọ cho thấy tổng số
năm mất đi do chết sơm vì TNTT là 1.245/100.000 dân (theo KVS của người
Nhật Bản) chiếm 8,97% và ở nam (11,28%) cao hơn nữ (4,85%) [41].

Nghiên cứu tại Ba Vì – Hà Tây cho kết quả trong 2 năm 2002-2003, số
năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm chủ yếu tập trung vào nhóm TNTT
với tỷ lệ 25,7% và chủ yếu tập trung ở nhóm trẻ em <5 tuổi, nhóm người cao
tuổi >60 và giai đoạn trưởng thành 20-60 [42].
Tại Sóc Sơn – Hà Nội, một nghiên cứu về tử vong năm 2002 cho kết
quả tổng số YPLL do TNTT tại đây là 34,8% [43].
1.4. Một số đặc điểm và tình hình TNTT, tử vong do TNTT tại địa bàn
nghiên cứu
Ba Vì là huyện nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, với tổng diện tích
khoảng 424km2, dân số năm 2014 là 291541 người (bao gồm 3 dân tộc chính
Kinh, Mường, Dao). Toàn huyện có 31 xã, thị trấn. Phía Đông giáp thị xã Sơn


16

Tây, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc
giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII, Ba Vì
tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008. Ba Vì là huyện có tỷ lệ tử vong
khá cao (số liệu năm 2013, 52 ca tử vong do TNTT - cao nhất trong các
huyện, quận thuộc thành phố Hà Nội)[44]. Theo một nghiên cứu năm 2003,
tổng chi phí của tai nạn thương tích tại Ba Vì được ước tính là 3,412,539,000
đồng, tương đương với thu nhập hàng năm của 1800 người ở Ba Vì[45]. Vì
vậy việc đo lường gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích sẽ giúp cho việc
đánh giá được một khía cạnh tình trạng sức khỏe cộng đồng huyện Ba Vì và
góp phần giúp lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên tại cộng đồng này.


×