Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Thực trạng tổn thương bầu vú và núm vú vủa sản phụ trong 5 ngày sau sinh tại khoa sản 2, BV phụ sản TW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

NGUYỄN HỒNG NGỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

NGUYỄN HỒNG NGỌC

THỰC TRẠNG TỔN THƯƠNG BẦU VÚ VÀ NÚM VÚ
CỦA SẢN PHỤ TRONG 5 NGÀY SAU SINH
TẠI KHOA SẢN 2, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

HÀ NỘI – NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 – 2015

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HỒNG NGỌC



THỰC TRẠNG TỔN THƯƠNG BẦU VÚ VÀ NÚM VÚ
CỦA SẢN PHỤ TRONG 5 NGÀY SAU SINH
TẠI KHOA SẢN 2, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 – 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. Nguyễn Hoài Nam

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ thầy cô giáo, nhà trường, bệnh viện,
gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn
Hoài Nam – giảng viên bộ môn Phục hồi chức năng, trường Đại học Y Hà
Nội đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, phòng Quản lý và đào tạo
Đại học, các thầy cô giáo bộ môn Sản và Phục hồi chức năng đã tạo mọi điều
kiện cho tôi học tập và hoàn thành khóa luận.
Ban Giám đốc bệnh viện Phụ sản trung ương cùng toàn thể các khoa
phòng, cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.
Các bà mẹ và em bé đã tham gia nghiên cứu.
Các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm khóa luận đã dành thời gian

đọc và góp ý cho tôi những ý kiến vô cùng quý báu để tôi có thể hoàn thiện
khóa luận tốt nghiệp.
Với lòng kính trọng và yêu thương chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn khích lệ, động viên và tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Y Hà Nội cũng
như trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Nguyễn Hồng Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng tổn thương bầu vú và núm vủa
của sản phụ trong 5 ngày sau sinh tại khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản
Trung ương” là đề tài do bản thân tôi thực hiện. Các số liệu trong khóa luận
là hoàn toàn trung thực, chưa từng công bố ở bất kì một công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015

Nguyễn Hồng Ngọc


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HIV

Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ


THPT

Trung học phổ thông

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm của bà mẹ trong mẫu nghiên cứu ......................... 19
Bảng 3.2: Một số đặc điểm của trẻ trong mẫu nghiên cứu .............................. 20
Bảng 3.3: Thực hành cho con bú sớm của bà mẹ sau khi sinh ........................ 21
Bảng 3.4: Đánh giá tư thế cho con bú của bà mẹ............................................. 22
Bảng 3.5: Đánh giá khớp ngậm bắt vú của trẻ ................................................. 22
Bảng 3.6: Tỉ lệ cho trẻ ăn bằng cách bú bình. .................................................. 23
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của việc bú bình đối với khớp ngậm bắt vú. ................ 23
Bảng 3.8: Tiền sử tổn thương bầu vú và núm vú. ............................................ 23
Bảng 3.9: Tỉ lệ bà mẹ có tổn thương bầu vú. ................................................... 24
Bảng 3.10: Tỉ lệ bà mẹ có tổn thương núm vú................................................. 25
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ........ 26
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thực hành NCBSM ............................................. 27


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo của bầu vú ............................................................................. 3

Hình 1.2. So sánh khớp ngậm bắt vú kém và khớp ngậm bắt vú tốt ................. 7
Hình 1.3: Cách đưa trẻ vào vú mẹ...................................................................... 8
Hình 1.4: Tư thế cho trẻ bú ............................................................................... 8
Hình 1.5: Cương vú .......................................................................................... 10
Hình 1.6: Vùng da đỏ khu trú........................................................................... 11
Hình 1.7: Viêm vú ............................................................................................ 12
Hình 1.8: Viêm mủ vú và áp xe vú .................................................................. 12
Hình 1.9: Nứt núm vú ...................................................................................... 13
Hình 1.10: Núm vú nhiễm nấm Candida ......................................................... 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Cách nuôi con của bà mẹ trong 6 tháng đầu ở lần sinh trước ..... 21
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ bà mẹ có triệu chứng của tổn thương bầu vú. ..................... 24
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ bà mẹ có triệu chứng của tổn thương núm vú. ................... 25
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ bà mẹ bị tổn thương bầu vú, núm vú tại thời điểm khám. .. 28


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, hình, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Bầu vú và sự tiết sữa .................................................................................. 3
1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ ................................................................................ 4
1.3. Một số tổn thương bầu vú và núm vú thường gặp khi NCBSM .............. 10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 15
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 15
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15

2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
2.4. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 15
2.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 17
2.6. Sai số và cách khắc phục .......................................................................... 18
2.7. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 19
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................. 19
3.2. Kiến thức và thực hành NCBSM ............................................................. 21
3.3. Tổn thương bầu vú và núm vú của bà mẹ ................................................ 23
3.4. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương bầu vú và núm vú ..................... 26
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 29
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................. 29
4.2. Tổn thương bầu vú và núm vú của bà mẹ ................................................ 31
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương bầu vú và núm vú ..................... 33


KẾT LUẬN ..................................................................................................... 36
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ trong những năm đầu đời.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)
khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và đã có
nhiều chương trình khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) ở nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, theo Tổng điều tra dinh dưỡng

năm 2009-2010 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn
trong 4 tháng đầu chỉ đạt 25,8% [1]; thấp hơn nhiều so với mục tiêu của
Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 là đạt 60% vào năm
2010 [2].
Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng tổn thương bầu
vú và núm vú trong quá trình NCBSM là nguyên nhân đứng thứ hai khiến bà
mẹ ngừng cho con bú trước khi trẻ được 6 tháng tuổi [3]. Những tổn thương
này rất phổ biến, ở nhiều nước bà mẹ nhận được hỗ trợ về y tế để giảm thiểu
tổn thương và tiếp tục cho con bú sau điều trị. Nhưng ở Việt Nam, đa số bà
mẹ chưa có hiểu biết về tổn thương bầu vú, núm vú một cách khoa học và đầy
đủ mà chủ yếu qua truyền miệng hay kinh nghiệm dân gian. Các bà mẹ cũng
chưa nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả từ nhân viên y tế khiến việc phát hiện
và điều trị tổn thương gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình
NCBSM. Đây cũng là mối quan tâm của ngành Phục hồi chức năng đối với
công tác điều trị tổn thương cho các bà mẹ.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tổn thương bầu
vú và núm vú của sản phụ trong 5 ngày sau sinh tại khoa Sản 2, Bệnh viện
Phụ sản Trung ương” với hai mục tiêu sau:


2

1.

Mô tả tình trạng tổn thương bầu vú và núm vú của sản phụ
trong 5 ngày sau sinh tại khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung
ương.

2.


Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tổn thương bầu vú và núm
vú của sản phụ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Bầu vú và sự tiết sữa
1.1.1. Bầu vú
Bầu vú gồm 3 thành phần chính: da vú, mô tuyến vú và mô đệm.
-

Da vú có cấu tạo tương tự da các vùng khác trên cơ thể. Ở đỉnh vú là

núm vú, nơi sữa chảy ra. Vùng hình tròn đậm màu xung quanh núm vú gọi là
quầng thâm. Tuyến Montgomery là những tuyến bã lớn có chức năng tiết chất
nhầy giữ ẩm cho quầng vú và núm vú.
-

Tuyến vú (hay còn gọi là tuyến sữa) gồm 15-20 phân thùy, mỗi phân

thùy cấu tạo từ các nang sữa cùng đổ vào ống dẫn sữa. Các ống dẫn sữa này
gộp thành xoang sữa và đổ về núm vú.
-

Mô đệm của bầu vú gồm mô mỡ và các dây chằng nâng đỡ giữa bầu vú

với thành ngực và giữa các mô mỡ, mô tuyến trong bầu vú [4].


Hình 1.1. Cấu tạo của bầu vú [5]


4

1.1.2. Sự tiết sữa
Khi mang thai, các tuyến vú phát triển hoàn chỉnh để chuẩn bị cho quá
trình tạo sữa. Dưới tác động của các hormon estrogen và progesteron, nhu mô
tuyến vú tăng sinh, các ống dẫn sữa kéo dài ra và phân nhánh. Từ tuần thứ 16
của thai kì, tuyến vú đã bắt đầu tiết sữa non với số lượng ít. Đến cuối thai kì,
các tế bào tuyến vú to lên khiến bầu vú trở nên nặng hơn. Ngay sau khi sinh,
bầu vú đã sẵn sàng để trẻ bú mẹ [6].
1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ
1.2.1. Khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ:
Nuôi con bằng sữa mẹ (breastfeeding): là trẻ được nuôi bằng sữa mẹ bú
trực tiếp hoặc sữa mẹ vắt ra.
Bú mẹ hoàn toàn (exclusive breastfeeding): là trẻ được nuôi chỉ bằng
sữa mẹ, không ăn hoặc uống thêm bất kì loại đồ ăn thức uống nào khác, trừ
khi có chỉ định của bác sĩ.
Bú mẹ chủ yếu (mix feeding): là trẻ được nuôi chủ yếu bằng sữa mẹ,
ngoài ra trẻ có thể nhận thêm nước, sữa công thức, các loại đồ ăn nước uống
khác với số lượng ít [7].
1.2.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ
WHO và UNICEF đã công nhận tầm quan trọng của NCBSM, với
nhiều lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, đảm bảo
sức khỏe lâu dài cho mẹ, cùng với những lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
1.2.2.1. Lợi ích cho con
Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của trẻ. Sữa non có sẵn trong bầu vú ngay sau khi sinh, sẵn sàng
cho trẻ bú mẹ. Sữa trưởng thành có thành phần dinh dưỡng rất ổn định nhưng



5

thành phần các chất trong mỗi loại dinh dưỡng có sự thay đổi phong phú theo
khẩu phần ăn của mẹ. Các thành phần đặc biệt như kháng thể, globulin miễn
dịch, các yếu tố tăng trưởng, enzym, vitamin và khoáng chất liên tục được
đưa từ cơ thể mẹ vào sữa. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có tỉ lệ mắc các bệnh
nhiễm trùng thấp hơn trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu đã
cho thấy sữa mẹ có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như
hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, các bệnh lymphoma, lơ-xê-mi ở tuổi thiếu niên,
tình trạng thừa cân, béo phì, tăng mỡ máu, các bệnh lý tim mạch, đái tháo
đường... ở tuổi trưởng thành [8].
1.2.2.2. Lợi ích cho mẹ
NCBSM giúp tăng cường gắn bó tình cảm mẹ con thông qua sự tiếp
xúc giữa mẹ và trẻ cho cho trẻ bú, khi chăm sóc trẻ. Không những thế
NCBSM thể hiện vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và gia tăng sức khỏe
cho mẹ. Cho con bú ngay sau khi sinh làm giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ,
làm giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt và là một biện pháp tránh thai tự nhiên,
an toàn. NCBSM cũng là cách hiệu quả để sử dụng các mô mỡ đã dự trữ trong
quá trình mang thai, giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh, giảm tỉ lệ
thừa cân, béo phì. Về lâu dài, NCBSM đúng cách giúp cho bầu vú không bị
chảy sệ, giảm nguy cơ loãng xương cho mẹ, giảm nguy cơ mắc các bệnh đái
tháo đường, Alzheimer, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung [9].
1.2.2.3. Lợi ích cho gia đình và xã hội
NCBSM giúp giảm chi phí nuôi dưỡng trẻ so với việc nuôi trẻ bằng sữa
công thức hay các nguồn dinh dưỡng khác; giúp giảm chi phí y tế của gia đình
và xã hội vì trẻ ăn sữa mẹ có sức đề kháng tốt hơn, ít mắc bệnh hơn, khi mắc
bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục, giảm thời gian mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc
trẻ. NCBSM góp phần bảo vệ môi trường vì sữa mẹ được sản xuất ngay trong



6

bầu vú mẹ, không cần qua các bước sơ chế hay dụng cụ nào để cho con bú,
giảm lượng chất thải có hại đưa ra môi trường so với các nguồn thức ăn khác
[10].
1.2.3. Khuyến nghị của WHO và UNICEF về NCBSM
-

Mẹ thực hiện da kề da và cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau khi sinh

[11].
-

NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và

tiếp tục cho con bú đến 24 tháng tuổi [12].
-

Một số trường hợp đặc biệt:
+ Các bà mẹ dương tính với HIV được khuyến nghị cho con bú hoàn
toàn trong 6 tháng đầu cùng với điều trị thuốc ARV sẽ giảm nguy
cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con qua sữa mẹ [13].
+ Đối với bà mẹ có virus viêm gan B, trẻ sinh ra được khuyến nghị sử
dụng huyết thanh kháng virus viêm gan B và vắc xin viêm gan B để
có thể bú mẹ một cách an toàn [14].

1.2.4. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
1.2.4.1. Khớp ngậm bắt vú

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của khớp ngậm bắt vú đối với
việc cho con bú. Khớp ngậm bắt vú tốt là chìa khóa cho NCBSM hiệu quả
[15]. Ngậm bắt vú tốt giúp trẻ lấy được nhiều sữa mà không làm tổn thương
vú mẹ. Trẻ ăn đủ sữa, ngon miệng sẽ tăng cân tốt và khỏe mạnh. Bầu vú được
lấy hết sữa sau mỗi bữa bú sẽ tạo nhiều sữa hơn, đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi
dào cho trẻ.
Trẻ bú mẹ với khớp ngậm bắt vú kém gây tổn thương vú mẹ như đau
núm vú, nứt núm vú, nứt cổ gà, khiến mẹ không muốn cho trẻ bú. Mẹ có nguy
cơ bị cương vú, tắc tia sữa hay viêm vú vì sữa trong vú không được lấy ra.


7

Sữa ứ đọng gây ức chế sự tạo sữa, mẹ dần mất sữa làm trẻ có thể bị ngừng bú
mẹ sớm.
Các đặc điểm của khớp ngậm bắt vú tốt:
- Lưỡi trẻ đưa ra ngoài, đè lên nướu dưới.
- Trẻ ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú trên.
- Cằm trẻ chạm vào bầu vú mẹ.
- Trẻ bú chậm và sâu, mẹ có thể nghe thấy trẻ nuốt.
- Trẻ tự nhả vú và ngủ sau bữa bú, không quấy khóc
- Sau khi trẻ nhả vú ra, núm vú mềm và có thể kéo dài được [16].

Hình 1.2. So sánh khớp ngậm bắt vú kém và khớp ngậm bắt vú tốt [17].
Cách tập cho trẻ ngậm bắt vú đúng:
-

Đưa trẻ đến gần vú mẹ, bàn tay mẹ tạo thành chữ C giữ bầu vú.

-


Môi dưới của trẻ đặt vào mép dưới của quầng vú.

-

Trẻ mở to miệng và đưa lưỡi ra ngoài chạm vào quầng vú, môi trên

ngậm qua núm vú.
-

Núm vú và quầng thâm vào sâu trong miệng trẻ, khớp ngậm vú sâu và

chắc [16].


8

Hình 1.3: Cách đưa trẻ vào vú mẹ [18].
1.2.4.2. Tư thế cho trẻ bú
Trẻ có thể bú mẹ với nhiều tư thế khác nhau. Điều quan trọng là trẻ
được đỡ cho đầu-vai-mông thẳng hàng, mặt trẻ quay vào vú, mũi trẻ đối diện
với núm vú, người trẻ sát với mẹ và mẹ cảm thấy thoải mái khi bế trẻ [16].

Hình 1.4. Các tư thế cho trẻ bú mẹ [19].


9

1.2.4.3. Biểu hiện của bú mẹ hiệu quả
Trẻ bú mẹ hiệu quả có những biểu hiện sau đây:

-

Từ sau ngày thứ 2, trẻ tiểu tiện nhiều hơn 6 lần/ ngày, nước tiểu nhạt

màu và không có mùi.
-

Trẻ đại tiện từ 3 đến 8 lần/ngày. Với trẻ trên 1 tháng tuổi, số lên đại

tiện sẽ ít hơn.
-

Trẻ tỉnh táo; da trẻ căng, hồng hào; trương lực cơ bình thường.

-

Trẻ tăng cân và phát triển tốt [16].

1.2.5. Một số sai lầm chủ yếu khi NCBSM trong 6 tháng đầu
1.2.5.1. Trì hoãn cho trẻ bú sớm sau khi sinh
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng đến ngày thứ ba mẹ mới có “sữa về” nhưng thực
tế là sữa non đã có sẵn trong vú mẹ ngay sau khi sinh. Lúc này bầu vú vẫn
đang mềm nên trẻ có thể học cách bú mẹ dễ dàng hơn so với bầu vú bị căng
khi “sữa về” làm trẻ khó ngậm bắt vú.
1.2.5.2. Cho trẻ ăn thêm sữa công thức hoặc nguồn thức ăn khác ngoài bú mẹ
Có nhiều lí do khiến bà mẹ cảm thấy trẻ cần được ăn thêm một nguồn
thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Ví dụ như bà mẹ nghĩ mình chưa có sữa nên cho
trẻ ăn sữa công thức hoặc nước đường, nước cháo trong khi chờ “sữa về”. Bà
mẹ cũng có thể nghĩ rằng mình không có đủ sữa cho con và cho trẻ ăn thêm
sữa công thức... Sự thật là trẻ không cần ăn bất kì một loại thức ăn nào khác

vì sữa non đã có sẵn trong vú mẹ. Vú mẹ tạo sữa sau mỗi bữa bú, trẻ bú mẹ
càng nhiều thì mẹ càng tạo sữa nhiều. Trẻ ăn thêm sữa công thức sẽ giảm nhu
cầu sữa mẹ, trẻ bú mẹ ít hơn làm vú mẹ tạo sữa ít hơn [16]. Tình trạng này
kéo dài khiến mẹ dần mất sữa, trẻ không còn muốn bú mẹ nữa. Cuối cùng, bà
mẹ có thể ngừng cho trẻ bú trước 6 tháng tuổi.


10

1.2.5.3. Cho trẻ sơ sinh ăn bằng cách bú bình
Sau khi sinh, trẻ cần được làm quen với vú mẹ và học cách ngậm bắt
vú. Cho trẻ bú bình quá sớm trước 6 tuần tuổi làm trẻ bị “nhầm lẫn núm vú”
và từ chối vú mẹ. Nguyên nhân là khi bú bình, sữa tự chảy vào miệng trẻ, trẻ
nhận được sữa dễ dàng hơn so với bú mẹ trực tiếp. Dần dần trẻ quen với cách
ăn này và không muốn bú mẹ nữa. Bà mẹ có thể tập cho trẻ bú mẹ trở lại
nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với tập cho trẻ bú mẹ ngay từ đầu. Ngoài
ra trẻ bú bình còn có thể bị viêm tai vì dễ sặc sữa hơn và có thể bị lệch khớp
cắn, những nguy cơ không có ở trẻ bú mẹ [16].
1.3. Một số tổn thương bầu vú và núm vú thường gặp khi NCBSM
1.3.1. Các tổn thương bầu vú
1.3.1.1. Cương vú
Cương vú xảy ra khi không lấy hết sữa ra khỏi vú trong nhiều trường
hợp như bà mẹ trì hoãn cho con bú sớm sau khi sinh; trẻ ngậm bắt vú kém nên
không bú hết sữa trong vú; bà mẹ không cho bú liên tục, không cho bú buổi
đêm hoặc thời gian mỗi bữa bú quá ngắn.
Biểu hiện bầu vú sưng nề, mật độ chắc, da vú căng bóng, sờ bầu vú
nóng và đau. Sau đó quầng thâm bị cứng, núm vú bẹt làm trẻ khó ngậm bắt
vú. Bà mẹ có thể sốt khi bị cương vú [16].

Hình 1.5: Cương vú [16].



11

1.3.1.2. Tắc tia sữa
Tắc tia sữa là tình trạng một hay một số ống dẫn sữa bị tắc do sữa đặc ứ
lại trong bầu vú. Nguyên nhân có thể do bà mẹ không cho con bú thường
xuyên, không lấy hết sữa ở một phần vú, bầu vú bị chèn bép do áo quá chặt,
do bị đè nén hay nắn bóp. Có thể sờ thấy u cục ở phần vú bị tắc, bầu vú căng
và đau nhiều. Vùng da vú trên chỗ bị tắc thường nóng đỏ nhưng bà mẹ không
sốt [16].

Hình 1.6: Vùng da đỏ khu trú [21].
1.3.1.3. Viêm mủ vú
Viêm mủ vú là hậu quả của cương vú hoặc tắc tia sữa. Có khoảng 10%
bà mẹ bị viêm mủ vú trong thời gian cho con bú. Sữa ứ lại lâu trong vú làm
vú bị viêm vô khuẩn, sau đó vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài qua núm vú gây
viêm mủ vú (viêm vú nhiễm khuẩn). Triệu chứng của viêm mủ vú là bầu vú
sưng, nóng, đỏ, đau khu trú tại chỗ viêm. Bà mẹ sốt cao, mệt mỏi và có thể
thấy mủ chảy ra từ núm vú [3], [16], [20].


12

Hình 1.7: Viêm vú [16].
1.3.1.4. Áp xe vú
Áp xe vú là biến chứng của viêm mủ vú không điều trị khỏi, xảy ra với
khoảng 5-10% bà mẹ có viêm mủ vú. Khối áp xe có ranh giới rõ bên trong
bầu vú, mô vú xung quanh sưng, nóng, đỏ, đau và bà mẹ có thể sốt [3], [16],
[20], [22].


Hình 1.8: Viêm mủ vú và áp xe vú [23].


13

1.3.2. Các tổn thương núm vú
1.3.2.1. Đau núm vú
Đau núm vú có thể là dấu hiệu của một tổn thương tiềm tàng chưa phát
hiện được. Cảm giác đau của bà mẹ thể hiện sự bất thường khi cho con bú, ví
dụ như khớp ngậm bắt vú không đúng hay tư thế cho bú không đúng. Đau
núm vú đi cùng với tổn thương nhìn thấy được trên bầu vú và núm vú có thể
được cho là biểu hiện của vú bị nhiễm khuẩn [24].
1.3.2.2. Nứt núm vú
Nứt núm vú là tổn thương rách da và mô dưới da núm vú, có thể chảy
máu từ vết nứt. Bà mẹ bị đau nhiều và thường ngừng cho con bú. Sữa ứ đọng
trong vú gây cương vú. Nếu không được điều trị kịp thời, vết nứt sẽ là đường
xâm nhập của vi khuẩn, dẫn đến viêm mủ mú và áp xe vú [24].

Hình 1.9: Nứt núm vú [25].


14

1.3.2.3. Nhiễm nấm Candida
Triệu chứng khi vú bị nhiễm nấm Candida có thể không điển hình làm
chẩn đoán khó khăn hơn. Khi có một số biểu hiện bất thường như bà mẹ bị
ngứa, đau sâu trong vú khi cho trẻ bú, đau núm vú dai dẳng mà không có
khớp ngậm vú sai hay tư thế cho con bú sai, da vú đỏ và bong da từng mảng
cần nghĩ đến nguyên nhân nhiễm nấm để điều trị sớm cho cả mẹ và con [3],

[16], [24].

Hình 1.10: Núm vú nhiễm nấm Candida [16].


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung
ương trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2015.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Các sản phụ sau khi sinh có con sống được theo dõi tại khoa Sản 2,
Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Các sản phụ bị mất con do nhiều nguyên nhân (thai chết lưu, thai suy,
ngạt sau đẻ...).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu:
Lấy mẫu thuận tiện, n = 85.
2.3.3. Công cụ thu thập thông tin
Phiếu thu thập thông tin được thiết kế để phỏng vấn và khám các sản
phụ đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, quan sát bữa bú của trẻ.
2.4. Các biến số nghiên cứu
* Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:



16

-

Về mẹ:
+ Tuổi.
+ Nơi ở: tỉnh, thành phố.
+ Nghề nghiệp: trí thức, công nhân, nông dân, nội trợ hoặc không
có việc làm.
+ Trình độ văn hóa: chưa tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT),
tốt nghiệp THPT, trung cấp-cao đẳng-đại học.

-

Về trẻ:
+ Tuổi thai:
 Non tháng: trẻ sinh trước 37 tuần thai.
 Đủ tháng: trẻ sinh từ khi đủ 37 tuần thai đến trước 42 tuần
thai.
 Già tháng: trẻ sinh từ khi đủ 42 tuần thai trở lên.
+ Giới tính.
+ Cân nặng khi sinh:
 Trẻ nhẹ cân: cân nặng khi sinh dưới 2500g.
 Trẻ đủ cân: cân nặng lúc sinh từ 2500g đến 4000g.
 Trẻ quá cân: cân nặng lúc sinh trên 4000g.
+ Điểm Apgar.
+ Cách thức đẻ: đẻ thường, đẻ thường có forceps, đẻ mổ.
+ Trẻ là con thứ mấy trong gia đình.


* Tiền sử sản khoa: PARA.
* Tiền sử NCBSM:
-

Cách NCBSM ở lần sinh trước.

-

Tổn thương bầu vú và núm vú đã từng mắc phải ở lần sinh trước.

* Lần sinh này:
-

Thời điểm mẹ cho con bú lần đầu.


×