Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chuyên đề thực trạng chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methandone tại thái bình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.36 KB, 16 trang )

Mục lục
1.
2.

Đặt vấn đề
Tổng quan

ĐẶT VẤN ĐỀ
1


Xã hội ngày càng phát triển càng mang lại nhiều lợi ích cho con người,
nhưng sự phát triển luôn là con dao hai lưỡi ngoài những nguồn lợi nó mang
lại thì có rất nhiều hệ quả xấu tác động ngược lại lên chính xã hội loài người,
một trong số đó là tệ nạn nghiện hút, tiêm chích ma túy. Đây không chỉ là con
đường chinh lây truyền HIV/AIDS tại Việt Nam mà nó còn tác động sâu sắc
lên kinh tế, xã hội và đặc biệt chính bản thân và gia đình người mắc tệ nạn
này. Tính đến tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người sử dụng ma tuý, trong
đó 85% tiêm chích các loại ma tuý như heroin (Tiếng Chuông, 2014). Những
người tiêm chích ma tuý chiếm ưu thế trong nhóm nhiễm HIV tại Việt Nam,
chiếm 45% số người nhiễm HIV (Uỷ Ban Quốc Gia phòng, chống AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, 2012). Tiêm chích ma tuý tại Việt Nam
có liên quan đến tỉ lệ gia tăng tội phạm (lên đến 30%; Tiếng Chuông, 2014),
mâu thuẫn gia đình, thất nghiệp và giảm đáng kể thu nhập hộ gia đình. Chính
vì thế nhiều phương pháp cai nghiện đã được nghiên cứu trong đó điều trị
bằng Methadone có tác dụng vượt trội hơn cả. Với phương pháp cai nghiện
cắt cơn thông thường tại trung tâm cai nghiện thì có khoảng 70- 90% bị tái
nghiện sau cai, nhưng điều trị bằng Methadone tỉ lệ đó là rất thấp. Methadone
là thuốc hướng thần, có tác dụng như các chất dạng thuốc phiện nhưng gây
hưng cảm yếu, sử dụng thay thế heroin giúp người bệnh giảm liều dần và
ngừng hẳn mà không bị tái nghiện, đặc biệt chi phí cho điều trị bằng


Methadone tương đối rẻ, giúp tiết kiệm chi phí cho các vấn đề như pháp luật,
y tế…Điều trị nghiện ma túy bằng Methadone được sử dụng nhiều nước trên
thế giới, bắt đầu ở Việt Nam vào năm 2008 tại TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng
với 6 cơ sở điều trị. Sau 6 năm triển khai và thực hiện, chương trình đạt được
nhiều kết quả tích cực: đến ngày 15/10/2014, mới có 38/63 tỉnh, thành phố
triển khai điều trị Methadone cho 21.613 người nghiện chất dạng thuốc
phiện, sau điều trị tỷ lệ nghiện chất, tỷ lệ tội phạm ma túy giảm rõ rệt. Tuy
nhiên, vẫn còn có gần 20 tỉnh chưa triển khai và 5 tỉnh đã triển khai nhưng đạt
2


mức bao phủ thấp dưới 5%, công tác triển khai cũng gặp khá nhiều khó khăn do
điều kiện địa lí, kinh tế, trình độ dân trí chưa cao, tâm lí của người bệnh.
Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là phương pháp
hiệu quả cao, nhưng mới được triển khai tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây,
chương trình đã đạt được nhiều kết quả xong cũng còn khá nhiều khó khăn. Để
tìm hiểu thêm về chương trình điều trị nghiện chất bằng Methadone, em thực
hiện chuyên đề: “ thực trạng chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
bằng Methandone tại Thái Bình năm 2014” với mục tiêu:
1.

Cung cấp kiến thức cơ bản về thuốc Methadone.
2.
Tìm hiểu việc triển khai, kết quả và khó khăn của chương trình
điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methandone tại Thái Bình.

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.

Một số thông tin về thuốc Methadone.

3


1.1.1.Khái niệm Methadone.
-

Methadone là một loại thuốc hướng thần nằm trong nhóm các chất

dạng thuốc phiện. Tác động chủ yếu trên các thụ thể muy (μ) ở não, có tác
dụng giảm đau, giảm ho, yên dịu, có thể gây nghiện nhưng gây khoái cảm yếu.
Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định thuốc methadone có thể thay thế
được Heroin trong việc giúp người nghiện thoả mãn cơn đói thuốc, giải quyết
được tình trạng lệ thuộc vào heroin của não bộ nhưng methadone có những
-

lợi thế tuyệt vời mà heroin không thể có được.
Methadone được dùng bằng đường uống, tác dụng khoảng 30 phút sau khi
uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 3 đến 4 giờ. Thời gian bán hủy
trung bình của Methadone là 24 giờ. Thời gian đạt được nồng độ ổn định
khoảng 3 - 10 ngày.

-

Methadone có thể tan trong mỡ và gắn vào các mô trong cơ thể bao
gồm phổi, gan, thận, lách, do đó, nồng độ Methadone tại các mô này cao hơn
hẳn nồng độ Methadone trong máu. Vì vậy, Methadone sau đó được vận
chuyển chậm từ các cơ quan này vào trong máu. Vì Methadone sử dụng
đường uống có sinh khả dụng cao và thời gian bán hủy dài, có thể sử dụng
liều uống hàng ngày để điều trị.


-

Methadone được chuyển hóa chủ yếu tại gan qua hệ thống men
Cytochrome P450. Khoảng 10% liều Methadone uống được đào thải ra khỏi
cơ thể dưới dạng không đổi. Phần còn lại được chuyển hóa và các sản phẩm
chuyển hóa (hầu hết không có tác động) được thải trừ qua nước tiểu và phân.
Methadone cũng được bài tiết qua mồ hôi và nước bọt.

-

Sau một thời gian điều trị bằng thuốc Methadone, có thể giảm liều và tiến

tới ngừng sử dụng Methadone. Trong quá trình này, người bệnh vẫn xuất hiện
hội chứng cai, tuy nhiên nhẹ hơn
-

rất nhiều so với việc ngừng sử dụng Heroin.
4


-

Methadone cũng có một số tác dụng phụ ở một số bệnh nhân như táo
bón, buồn nôn, khô miệng nhưng rất nhẹ và sẽ hết nhanh chóng sau thời gian
ngắn điều trị, chưa có trường hợp nào bị ngộ độc thuốc methadon. Khi điều trị
bằng methadone, điều quan trọng là phải chăm sóc sức khoẻ để làm giảm
những tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân methadone nên có chế độ ăn uống
lành mạnh (với nhiều rau quả và trái cây), uống nhiều nước, tránh những

-


thức uống có đường, vệ sinh răng miệng và duy trì hoạt động thể chất.
Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone có thể giúp người nghiện các








dạng thuốc phiện:
Giảm cảm giác thèm ma túy.
Giảm tần suất sử dụng các dạng thuốc phiện.
Giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.
Cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng.
Dừng các hành vi phạm pháp để kiến tiền mua heroin ( giảm tội phạm ).
Giúp ổn định cuộc sống, có cơ hội tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
1.1.2. Hiệu quả khi sử dụng methadone
- Về mặt sức khoẻ: Dự phòng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường
máu như HIV, viêm gan B, C…Người bệnh nhanh chóng ổn định tâm lý, nhân
cách hồi phục sức khoẻ và ổn định cuộc sống, có cơ hội tái hoà nhập với gia
đình và cộng đồng.
- Về mặt xã hội: Do người nghiện không còn nhu cầu kiếm tiền mua ma tuý
nên tình hình an ninh trật tự được cải thiện rõ rệt. Sự kỳ thị phân biệt đối xử với
người nghiện giảm, cơ hội kiếm việc làm của người nghiện sẽ tăng lên giúp tăng
sức sản xuất cho gia đình, xã hội.
- Về mặt kinh tế: Bản thân người nghiện và gia đình không mất tiền mua
ma tuý khoảng 7 - 9 triệu/tháng, ngược lại có thể còn có việc làm tăng thu thập
cho gia đình. Đối với Nhà nước, Chính phủ theo báo cáo của tổ chức Y tế thế

giới đầu tư cho chương trình điều trị methadone sẽ tiết kiệm được từ 7 đến 10
lần các chi phí liên quan đến pháp lý, y tế, xã hội… chi phí vaanh hành một cơ
5


sở điều trị Methadone cho 250 người bệnh chỉ vào khoảng 1,4 tỷ đồng/ năm. Chi
phí điều trị tính bình quân cho một người bệnh là 15.435 đồng/ ngày, trong đó
tiền thuốc khoảng 7.000 đồng/ 1 ngày/ 1 người. Theo nghiên cứu của nhiều
nước trên thế giới với 1 USD Mỹ sẽ tiết kiệm được 7 USD cho các vấn đề phát
sinh khác như pháp luật, y tế ( ông Phạm Đức Mạnh- Phó Cục trưởng Cục
Phòng chống HIV/AIDS).
1.1.3 Đối tượng tham gia điều trị Methadone.
Theo điều 5- nghị định số 96/2012/NĐ - CP quy định về điều trị các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế:
- Là người nghiện chất dạng thuốc phiện.
- Có nơi cư trú rõ ràng.
- Tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và cam kết
tuân thủ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Đối với người nghiện chất
dạng thuốc phiện chưa đủ 16 tuổi, chỉ được điều trị nghiện chất dạng thuốc
phiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp
pháp của người đó.
- Không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc theo quy định của pháp luật.
1.2.

Tình hình điều trị Methadone trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1.Trên thế giới

Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone đã được triển khai tại
rất nhiều nước trên thế giới như: Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar,

Trung Quốc, Hồng Kông... và tại những nước này chương trình Methadone đã
góp phần đáng kể vào việc giảm tội phạm và giảm sự lây truyền HIV trong
nhóm nghiện chích ma tuý (NCMT) và từ nhóm NCMT ra cộng đồng. Năm
6


2008 Chính phủ Trung Quốc đã cho phép triển khai chương trình ở 1.500
phòng khám tại 30 tỉnh với 300.000 người nghiện ma túy tham gia chương
trình. Đến nay chương trình điều trị methadone trên thế giới đã được đa số
các nước triển khai do hiệu quả to lớn của chương trình mang lại.
1.2.2.Tại Việt Nam.

Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone được chính thức triển khai thí điểm tại Việt Nam từ tháng 4/2008 tại
thành phố Hài Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Với những thành công bước
đầu tại 2 thành phố, từ năm 2011 đến nay, chương trình liên tục được nhân rộng
ra nhiều địa phương trên cả nước. Tính đến 30/6/2014, chương trình đã được
triển khai tại 32 tỉnh/thành phố với 101 cơ sở, điều trị cho 18.157 bệnh nhân.
Một số địa phương có chương trình điều trị bằng Methadone đạt độ bao phủ cao
(tính trên số người nghiện chích ma túy được quản lý) như: Hải Phòng (43,2%),
Nam Định (42,6%), Quảng Ninh (30,5%), Cần Thơ (29,9%)... Tuy nhiên, vẫn
còn có 31 tỉnh chưa triển khai và 5 tỉnh đã triển khai nhưng đạt mức bao phủ
thấp dưới 5%. Thông tin tại hội nghị cho biết, từ nhiều năm qua, chương trình
điều trị Methadone luôn được Việt Nam quan tâm, bố trí nguồn lực. Ngày
31/10/2014, Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị về Đẩy mạnh điều trị nghiện
chất các chất dạng thuốc thay thế bằng Methadone năm 2014 và 2015. Điều
đó cho thấy Chính phủ rất quan tâm đến chương trình Methadone. Tuy nhiên,
kết quả công tác cai nghiện hiệu quả chưa cao.
Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS
Bộ Y tế, đến ngày 15/10/2014, mới có 38/63 tỉnh, thành phố triển khai điều

trị Methadone cho 21.613 người nghiện chất dạng thuốc phiện, đạt 27% so
với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015, chiếm 12% số
người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.
7


Biểu đồ 1: phân bố số cơ sở điều trị Methadone toàn quốc qua các năm

Biểu đồ 2: số người bệnh điều trị Methadone ở Việt Nam qua các năm

1.2.3.Tại

Thái Bình

Thực hiện Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh
Thái Bình về việc phê duyệt Đề án điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone tại Thái Bình.
Tính đến ngày 23/7/2015, toàn tỉnh điều trị Methadone cho 1.561 người
nghiện ma túy (trong đó: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 246 bệnh nhân;
Trung tâm Y tế Thành phố điều trị 296 bệnh nhân; cơ sở methadone huyện
Đông Hưng 146 bệnh nhân; huyện Vũ Thư 125 bệnh nhân; huyện Quỳnh Phụ
217 bệnh nhân; huyện Hưng Hà 88 bệnh nhân; huyện Tiền Hải 197 bệnh nhân;
huyện Kiến Xương 101 bệnh nhân; huyện Thái Thụy 145 bệnh nhân);
Biểu đồ 3: phân bố số lượng bệnh nhân tại các các cơ sở điều trị
Methadone của tỉnh Thái Bình.
1.3. Hiệu quả của chương trình điều tri Methadone
1.3.1 tại Việt Nam
Theo thống kê cục phòng chống HIV/AIDS chương trình điều trị
methadone đã minh chứng cho thấy tính hiệu quả tại Việt Nam. Một số kết quả



bao gồm:
Việc sử dụng ma tuý trong số những người nghiện ma túy đã giảm từ 100% khi
bắt đầu điều trị xuống còn 15,9% sau 24 tháng. Nếu trước khi điều trị có trên
8


86,9% số bệnh nhân có hành vi tiêm chích ma túy, thì sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ
này chỉ còn 53,9% và sau 24 tháng giảm xuống còn 42,4%. Sau 24 tháng điều


trị, trong 1000 bệnh nhân chỉ phát hiện 1 trường hợp nhiễm mới HIV.
Giảm nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường máu như HIV và viêm gan B, C: 4
trong tổng số 956 người bệnh điều trị methadone chuyển thành HIV dương tinh



sau 24 tháng điều trị methadone.
Giảm tội phạm liên quan đến ma túy: Tỷ lệ người bệnh tự báo cáo có các hành



vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống 1,34% sau 24 tháng điều trị.
Mâu thuẫn với những thành viên trong gia đình và hàng xóm giảm từ 41%



xuống còn 1% sau 1 năm.
Tỷ lệ người bệnh có việc làm trước điều trị là 64,04% và sau 24 tháng điều trị là




75,9%
cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đa số người tham gia điều trị đã
có những cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc
sống (thang đo chất lượng cuộc sống tăng từ 69 lên 81 điểm cho sức khoẻ).
Nhiều người bệnh trước đây chưa có việc hiện nay đã và đang tích cực tìm việc
làm, dành thời gian hỗ trợ gia đình.

Biểu đồ 4: Kết quả đạt được sau 24 tháng điều trị Methadone

1.3.2. kết quả chương trình tại Thái Bình


Tuân thủ điều trị: bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt đạt 96%



Liều điều trị: Cao nhất 21ml, thấp nhất 0,5ml, trung bình: 6,6ml



Về mặt sức khoẻ:

9


-

Sau điều trị không có BN mắc mới các bệnh truyền nhiễm như Lao, HIV,

viêm gan…Ph51% bệnh nhân có tăng cân, người tăng cao nhất 9kg,
thấp nhất 0,5kg, trung bình tăng cân: 1,04kg.

-

Phản ứng với methadone: Tỷ lệ không cao, phần lớn đều diễn biến nhẹ.



Về tình trạng sử dụng ma tuý : Bình quân số BN đã sử dụng ma túy là 9
năm, sau khi được điều trị số người còn dùng ma tuý giảm rất nhanh:
Sau 01 tháng giảm còn 33,3%, sau 03 tháng tỷ lệ còn 15,6 %; sau 06
tháng còn 3% ( 02BN).



Về tình trạng vi phạm pháp luật

- Trên 75% bệnh nhân trước điều trị có hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp
tài sản trong gia đình để lấy tiền mua ma túy.
- Sau điều trị tỷ lệ phạm tội của bệnh nhân giảm nhiều, từ 75% xuống còn
5,1% sau 01 tháng và sau 06 tháng không còn bệnh nhân nào vi phạm.


Về việc làm của bệnh nhân: Trước điều trị có 35,6% bệnh nhân có việc
làm , sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này tăng lên 60,3%.



Hiệu quả kinh tế: Trước điều trị chi phí trung bình để bệnh nhân mua

heroin trong một ngày: 321,000đ. Khi được tham gia điều trị
methadone chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân chỉ hết
27.000đ/ngày (giảm gần 12 lần).

Biểu đồ 4: tỷ lệ người sử dụng ma túy qua các giai đoạn điều trị
tại Thái Bình

10


1.4.

Thách thức trong công tác điều tri nghiện ma túy bằng
Methadone tại Việt Nam và Thái Bình
- Theo báo cáo của Mạng lưới những người sử dụng ma túy tại Việt

Nam (VNPUD), thì 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn
được tiếp cận chương trình điều trị Methadone, bởi Methadone sẽ góp phần
cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, sức khỏe để sống và làm việc; giảm
nguy cơ bị bắt vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh đó, người sử dụng
ma túy có có thời gian chăm sóc con cái và gia đình.
Các chuyên gia tại hội nghị cũng nêu rõ, người nghiện ma túy rất khó
khăn trong tiếp cận chương trình điều trị bằng Methanone, trong khi các cơ
sở điều trị thì lại vắng bệnh nhân, gây lãng phí. Theo Cục phòng, chống
HIV/AIDS, chương trình này gặp nhiều khó khăn về nhân lực, thiếu về số
lượng y bác sỹ, nhân viên y tế trong lĩnh vực này, trong khi họ phải làm việc
quá tải, chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng và thiếu kinh phí.
Trong khi đó, bệnh nhận còn bị phân biệt, kì thị và tỷ lệ bệnh nhân bỏ
điều trị ngày càng gia tăng. Anh Trần Thanh Thắng, một người đang điều trị
bằng Methadone đề xuất, thủ tục để người nghiện được điều trị cần đơn giản

hơn, thời gian uống cũng cần bố trí phù hợp hơn, tránh giờ làm việc. Nhiều
người nghiện cũng mong muốn được tiếp cận điều trị theo cách tế nhị hơn,
bởi họ sợ bị mất việc làm nếu công khai tình trạng điều trị hoặc bị bắt đi
trung tâm cai nghiện bắt buộc
Hội nghị Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone cũng
khuyến cáo, việc nhà tài trợ nước ngoài ngừng cấp thuốc Methadone miễn phí
vào năm 2016, bệnh nhân phải thanh toán thêm tiền thuốc sẽ là một khó khăn
với các gia đình nghèo có người nghiện. Hiện tại, hoạt động của các cơ sở
Methadone dựa 100% vào tài trợ kinh phí và nguồn thuốc của các tổ chức nước
11


ngoài. Như vậy nếu chương trình điều trị bằng Methadone ngừng sau 2015,
không chỉ 65.000 người nghiện chưa được điều trị chưa biết “đi đâu về đâu” mà
15.000 người đang điều trị dở dang bằng Methadone cũng sẽ đứng trước nguy
cơ tái nghiện.
- Trình độ dân trí, nhận thức chưa cao nên quá trình truyền thông, tư vấn
của các cán bộ cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện chích ma túy không
được thuận lợi. Bên cạnh đó, do địa bàn rộng lớn, địa hình miền núi giao thông
đi lại khó khăn cũng gây trở ngại cho những người nghiện chích ma túy trong
quá trình đến cơ sở điều trị. Tại Mường Lát, Quan Hóa có những địa bàn cách
xa trung tâm huyện từ 30 đến hơn 50km đường đồi núi. Do đó để duy trì việc
ngày 1 lần đến cơ sở điều trị Methadone với người nghiện chích ma túy là rất
khó thực hiện.
Hiện tượng người nghiện vẫn còn dễ dàng mua được ma túy để sử dụng là
trở ngại không nhỏ cho công tác cai nghiện. Ma túy rẻ, lại dễ mua trong khi cơ
sở điều trị Methadone cách xa nhà nên nhiều người nghiện chích ma túy vẫn từ
chối đi điều trị. Chính điều này đã tạo nên nghịch lý là trong khi số lượng người
nghiện ma túy thì nhiều, thuốc Methadone không thiếu nhưng người nghiện lại
không tiếp cận được. Theo số liệu từ Trung tâm y tế huyện Mường Lát, một

huyện vùng sâu vùng xa tỉnh Thanh Hóa, đến cuối năm 2014, sau 1 năm triển
khai công tác điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone, toàn huyện mới
chỉ có 28 người nghiện chích ma túy tham gia điều trị. Trong số đó, có 8 trường
hợp bỏ dở giữa chừng khi đang điều trị. Tại huyện Quan Hóa, chỉ có 11 trường
hợp đăng ký chữa trị khi cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện chích ma
túy được thành lập. Hết năm 2014 cũng mới chỉ có tổng số 46 trường hợp tham
gia điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone tại trung tâm này, số lượng
bỏ dở điều trị là 13 người.

12


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

-

Tài liệu, thông tin trên các webside mô tả về thực trạng điều trị NCDTP

-

bằng Methadone.
Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu tại các cơ sở điều trị

-

Methadone lớn như Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Tiêu chuẩn chọn lựa:
+ Nam bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
+ Là người nghiện chích ma túy
+ Đăng ký chăm sóc tại các cơ sở điều trị methadone.

2.2.

2.2.1.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thuần tập hồi cứu được sử dụng để thu thập thông tin về đối
tượng nghiên cứu tại các cơ sở điều trị Methadone trên cả nước, đặc biệt các
cơ sở lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh…
2.2.2.

Cỡ mẫu và chọn mẫu
13


2.2.3.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu hồi cứu dựa trên những tài liệu hồ sơ có sẵn các số liệu thống kê
từ các trung tâm diều trị methadone
2.2.4.
Công cụ nghiên cứu
- Bút

- Sổ sách
- Công cụ ghi chép
- Điều tra viên thu thập thông tin từ các trung tâm điều trị methadone
lớn trong cả nước. lấy những số liệu cần thiết.
2.3.

Xử lí số liệu

- Số liệu định lượng được làm sạch trước khi nhập vào máy tính bằng chương
trình epidata 3.1 số liệu được nhập 2 lần sau đó được đối chiếu so sánh để sửa
lỗi, hạn chế thấp nhất sai số trong quá trình nhập liệu. Sử dụng chương trình
SPSS 18.0 để phân tích số liệu.
- Kết quả được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ với các số liệu thống kê mô
tả. Các test thống kê “χ2” và “t test” được sử dụng để so sánh giữa các biến số.
Tỷ suất chênh (OR), giá trị p được dùng đề nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê hay không. Thông tin thu được từ bộ câu hỏi được xử lý trên máy tính bằng
phần mềm xử lý thống kê xã hội học SPSS phiên bản 18.0 for Window. Các số
liệu sẽ được biểu diễn bằng các bảng , biểu đồ và được tính thành tỷ lệ %, giá trị
trung bình.

2.4 Sai số và các biện pháp khống chế


Bộ công cụ được thiết kế rõ ràng, thống nhất có sự cố vấn của các thầy



Bộ công cụ được điều tra thử tại thực địa trước khi tiến hành điều tra.




Điều tra viên được tập huấn kỹ cách thu thập thông tin.

cô.

14




Theo dõi giám sát kỹ việc thu thập thông tin, 100% phiếu sau phỏng

vấn được giám sát viên kiểm lại.


Theo dõi giám sát chặt chẽ việc làm sạch số liệu. Sử dụng chương trình

kiểm tra lỗi để nhập liệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Cục Phòng chống HIV/AIDS (2012). Báo cáo tình hình dịch nhiễm
HIV toàn quốc đến 30/06/2012. Website Cục phòng chống HIV/AIDS.
2. Trần Xuân Bách và cộng sự (2011). Những thay đổi hành vi nghiện chích
có liên quan tới cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe ở những bệnh
nhân HIV/AIDS điều trị Methadone. Qual Life Res. Jul 6 2011.
3. Trần Xuân Bách và cộng sự (2011). Chi phí – hiệu quả của điều trị
Methadone cho người nghiện.
4. Báo Tiếng chuông, 2014 ( )
5. Báo Điều trị Methadone
6. Báo Dân trí ( />7. Methadone Việt Nam ( />8.


DeAnn Gruber (2011). Linking recently diagnosed HIV-positive persons to medical care:
perspectives of referring providers. AIDS care: Psychological and Socio-medical Aspect of

9.

HIV/AIDS, 23:1, 16-24.
Linda Weiss et al (2011). Integration of Buprenorphine/Naloxone treatment into HIV clinical
care: Lessons from the BHIVES Collaborative. J Acquir Immune Defic Syndr 2011;56:S68-S75. 6.
Palepu et al (2006). Antiretroviral adherence and HIV treatment outcomes among HIV/HCV
coinfected injection drug users: The role of methadone maintenance therapy. Drug and Alcohol

Dependence, 2006;84(2):188-194.
10. Sasha Uhlmann et al (2010). Methadone maintenance therapy promtes initiation of
antiretroviral therapy among injection drug users. Addiction. May 2010; 105(5):907-913.

15


16



×