Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.8 KB, 11 trang )

CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Để tìm hiểu rõ thêm về chính sách Pháp luật tố tụng hình sự
trước hết chúng ta phải làm rõ được khái niệm cơ bản về chính
sách hình sự - bởi chính sách Pháp luật tố tụng hình sự là một
trong số các nội dung chủ yếu của chính sách hình sự.
Theo quan điểm của GS. TSKH Luật Đào Trí Úc: Chính
sách hình sự là một bộ phận của chính sách pháp luật, bởi vì đó là
định hướng những chủ trương trong việc sử dụng pháp luật hình
sự vào lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội
phạm.
Và một nhận định có tính chất tổng kết, đầy đủ ngắn gọn
nhất và chính xác của PGS. TSKH Lê Cảm thì: "Chính sách hình
sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền là những
phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước
trong lĩnh vực tội phạm và hình phạt nhằm xây dựng hoàn thiện
Pháp luật hình sự, Pháp luật Tố tụng hình sự và pháp luật THAHS,
cũng như thực tiễn áp dụng chúng, đồng thời soạn thảo và triển
khai các biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm". Tác giả
cũng đưa ra.
Khái niệm về chính sách pháp luật Tố tụng hình sự: là một
bộ phận cấu thành của chính sách hình sự nhằm xác định những
phương hướng cơ bản có tính chất chỉ đạo của nhà nước trong
hoạt động lập pháp và áp dụng Pháp luật Tố tụng hình sự, đảm
bảo sự ổn định của hệ thống luật Tố tụng hình sự, tăng cường việc

1


bảo vệ các quyền tự do của con người, cũng như các lợi ích hợp
pháp của xã hội và của Nhà nước bằng pháp luật Tố tụng hình sự,
đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng


và chống tội phạm.
Tố tụng hình sự được hiểu đó là các bước trong quá trình áp
dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, là yêu cầu tất
yếu khách quan đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội.
Để làm được điều này Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
mới được thông qua đã ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của Bộ
luật tố tụng hình sự, bao gồm 30 điều (từ điều 3 đến 32 BLTTHS).
Ngoài ra, cần tập trung làm rõ thêm các vấn đề mới liên
quan đến việc đánh giá chứng cứ: cụ thể bằng việc quy định rõ
trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của những người có
liên quan đến vụ án trong việc đánh giá chứng cứ như (từ điều 67
đến 73).
Cần đưa thêm các quy định rõ về nguồn của chứng cứ bao
gồm: Lời khai của người bị bắt (trong hoàn cảnh, thời gian địa
điểm, tâm lý như thế nào...) qua đó xem xét, cân nhắc và mới đưa
ra đánh giá kết luận.
- Các đồ vật khác, các phương tiện sao in dấu vết các
phương tiện, vật dụng được chuẩn bị, hỗ trợ đắc lực cho việc thực
hiện tội phạm và mối quan hệ giữa chúng cần được làm rõ (bởi

2


trước đây vấn đề này không có giá trị, và không được xem là
nguồn chứng cứ).
- Cần phải quy định chặt chẽ hơn về việc đánh giá chứng cứ
để thể hiện được tính đầy đủ, khách quan trong quá trình đánh giá
thu thập chứng cứ nhằm thể hiện tính liên quan, trật tự trong cả
một quá trình chứng minh (nên chăng đòi hỏi nó phải được sử

dụng bằng tư duy logic của người làm án và có giá trị pháp lý
ngang nhau sau đó toà án mới được ra quyết định).
Mặc dù, cơ quan điều tra (thuộc Bộ công an) được giao
nhiệm vụ quản lý vật chứng trong quá trình điều tra, truy tố, cơ
quan thi hành án có trách nhiệm quản lý vật chứng trong giai đoạn
xét xử và thi hành án. Song dường như trách nhiệm trên thực tế
của các bên (được giao nhiệm vụ) chưa được phát huy tốt, vẫn để
xảy ra các vụ việc đáng tiếc như: VD Vụ án Vườn Điều - việc thu
thập bao quản các chứng cứ phạm tội đã vi phạm nghiêm trọng
quy định về bảo quản; lưu giữ; xử lý các vật chứng. Để phục vụ
cho công tác điều tra và xét xử sau này. VD: con dao - vật chứng
mà hung thủ sử dụng để gây án trong một thời gian rất ngắn đã
biến dạng không còn giá trị để đánh giá làm mẫu nữa; và gần đây
nhất là việc vụ án tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường cao
tốc Láng - Hoà Lạc thì việc khám nghiệm hiện trường vụ án cũng
không tuân thủ các quy định trên:VD việc đo vẽ, chụp ảnh các vết
xe chồng xước; kéo lê trên đường... Do vậy khi tiến hành xét xử
các cơ quan tố tụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định sự
thật vụ án. Bởi không còn vật chứng để xác định được một cách

3


chính xác tốc độ của phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn
(về tốc độ của nó), mọi giả thuyết chỉ dừng lại ở việc mô phỏng:
có hoặc không hành vi "Tổ chức đua xe trái phép".
Cũng như việc đảm bảo trách nhiệm của cơ quan thi hành án
trong việc quản lý vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Đặc biệt là tài sản để bảo đảm việc thi hành án dân sự - việc đánh
tráo, thay đổi các tài sản này đã xảy ra không ít ở một số nơi trên

phạm vi cả nước... Qua các vụ việc trên đây một mặt cần phải ban
hành thêm các quy định chặt chẽ, cần thiết và xử lý ở góc độ hình
sự đối với những hành vi này để phòng ngừa việc tái diễn.
- Cần phải nghiên cứu bổ sung thêm các quy định về áp
dụng biện pháp ngăn chặn.
+ Căn cứ để áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong một số
trường hợp như thế nào thì có thể áp dụng một trong các biện pháp
như: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt
tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Cần nghiên cứu, xem xét cụ thể hoá các trường hợp điển
hình hoặc hướng dẫn chi tiết hơn để các căn cứ được thực hiện
trên thực tế.
Đặc biệt, trường hợp trẻ em vị thành niên thì không được
phép tạm giữ, bắt trong tất cả các trường hợp phạm tội ít nghiêm
trọng.
- Vấn đề bảo lĩnh.
(Lưu ý rằng việc bảo lĩnh chỉ áp dụng trong tố tụng hình sự).

4


Bảo lĩnh phải tuân thủ các điều kiện trước hết về chủ thể
tham gia, đó là:
+ Bên cho bảo lĩnh: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
+ Bên nhận bảo lĩnh: gồm các tổ chức, cá nhân
+ Được bảo lĩnh: Bị can, bị cáo./.
Các quy định về khởi tố và điều tra vụ án hình sự cần lưu ý
thêm việc nên mở rộng phạm vi vụ án theo yêu cầu của người bị
hại, phân tích rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra và
Viện kiểm sát. Bắt buộc yêu cầu khi khởi tố bị can cần phải có sự

phê chuẩn của Viện kiểm sát. (Bởi trước đây vấn đề này không
được đề cập).
- Nêu rõ các căn cứ của việc thay đổi, bổ sung quyết định
khởi tố bị can. Viện kiểm sát có trách nhiệm phê chuẩn quyết định
khởi tố bị can. (Chú ý: khởi tố (bị can) về một tội thì không được
truy tố, xét xử về nhiều tội, nếu xét thấy cần thiết phải yêu cầu
khởi tố bổ sung).
- Về thủ tục điều tra cần yêu cầu một số cơ quan khác được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi
quyền hạn của mình phải được thực hiện đúng nguyên tắc; trình
tự; thủ tục đối với hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự.
- Về nguyên tắc hai cấp xét xử và giám đốc việc xét xử trong
Tố tụng hình sự thì vấn đề thẩm quyền xét xử của Toà án nhân
dân các cấp:

5


+ Tăng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện
cho phép Toà án nhân dân cấp huyện có quyền xét xử các vụ án
có mức hình phạt lên đến 15 năm tù (trừ các tội khác do luật
định).
+ Mặc dù vậy, song kết quả chưa thực sự khả quan bởi: Tăng
thẩm quyền cho toà án cấp huyện song vấn đề chuyên môn;
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Toà án chưa đáp ứng kịp thời, chưa
có sự chuẩn bị tốt về tâm lý, do đó khó tránh khỏi những sai lầm,
oan sai.
Lưu ý: về giới hạn của việc xét xử, cần sửa đổi, quy định
mới theo hướng cải cách tư pháp về thủ tục xét hỏi và tranh luận

tại phiên toà (đã cho phép luật sư tập sự có quyền tham gia bào
chữa các vụ án đến 15 năm tù).
Quyền của toà án được chỉ rõ: - Theo tội danh mà Viện kiểm
sát truy tố.
- Có quyền xét xử các tội phạm có tội danh bằng hoặc dưới
mức tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Về chuyển khung hình
phạt từ khoản 1 sang khoản 2 hoặc là giảm nhẹ hơn tội mà Viện
kiểm sát đã truy tố.
Những quy định áp dụng thủ tục rút gọn đối với việc điều
tra, truy tố và xét xử sơ thẩm cần phải dựa trên các điều kiện quy
định, phạm vi cụ thể, cơ bản tại các điều kiện quy định, phạm vi
cụ thể, cơ bản tại các điều 318 và 319 BLTTHS. Dựa trên căn cứ
này để việc giảm bớt các thủ tục như: cơ quan điều tra không phải
làm bản kết luận điều tra mà đưa ra kết luạn đề nghị truy tố; còn

6


Viện kiểm sát không phải làm cáo trạng mà ra luôn quyết định
truy tố vẫn bảo đảm được tính chính xác của bản án (về cơ bản thủ
tục này đã rút ngắn thời gian truy tố, xét xử sơ thẩm (thời hạn
được rút ngắn chỉ còn 30 ngày: Điều tra 12 ngày; truy tố 4 ngày;
xét xử sở thẩm 14 ngày).
Điều 29,30 - Bộ luật Tố tụng hình sự ghi nhận bảo đảm
quyền được bồi thường cho người bị oan sai do cơ quan hoặc
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra... nhưng
cũng chưa làm rõ được các vấn đề cơ bản như: quyền được minh
oan, thời hạn; trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại về vật chất,
khắc phục các hậu quả về tinh thần... phải nói rằng đây là một
trong những nguyên tắc rất cơ bản được ghi nhận ở rất nhiều nơi

trên thế giới, song lâu nay ở Việt Nam chúng chưa được sử dụng.
Gần đây, căn cứ vào Nghị quyết 388 của UBTV Quốc hội thì các
cơ quan tư pháp mới bắt đầu thực hiện công việc này. Ví dụ điển
hình đó là vụ vườn Điều. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến
hành thương lượng bồi thường cho phía những người bị oan sai ở
Bình Thuận.
Mặc dù mới bắt đầu triển khai NQ 388 của UBTVQH song
các vấn đề cần phải xem xét lại đó là:
+ Việc công nhận quyền được minh oan phải được cụ thể
hoá vào trong luật.
+ Xác định mức bồi thường về mặt vật chất ở mức độ từng
đối tượng (có thể chấp nhận được) tại thời điểm bồi thường (bởi
đây chỉ là việc khắc phục được một phần rất nhỏ những thiệt hại

7


mà cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng
hình sự gây ra).
Chắc hẳn trong chúng ta chưa quên vụ án "Bi kịch của
người đàn bà bị oan" do việc xử án bằng ...giấy photocopy giả
mạo đăng trên báo ANTG số 559 ngày 25.10.2006 của tác giả
Phạm Ngọc Dương: Mới đây, TAND tỉnh Thái Bình đã chính thức
công khai xin lỗi chị Nguyễn Thị Hiên vì đã xử chị 04 năm tù về
tội lừa đảo, trong khi chị không có tội. Tưởng rằng, sau những
năm tháng chịu cảnh tù đầy oan sai, chị Hiên sẽ được các cơ quan
tố tụng nhanh chóng bồi thường theo luật định để bù đắp phần nào
thiệt thòi, thế nhưng họ lại tìm cách đổ lỗi cho nhau. Người đàn bà
bệnh tật, không nhà không cửa này đang lo không biết còn sống
nổi đến khi đòi được tiền bồi thường, trong khi đó, người hại chị

thì vẫn đương chức không bị cơ quan pháp luật xem xét xử lý.
Mặc dù đã được TAND tỉnh Thái Bình thừa nhận việc điều
tra, xét xử oan sai với chị Hiên và trách nhiệm bồi thường oan sai
thuộc về TAND tỉnh Thái Bình - cơ quan này sẽ tiến hành thương
lượng để giải quyết theo đúng pháp luật. Song dù đã thương lượng
đến lần thứ ba giữa các bên về việc mức bồi thường vẫn chưa
thống nhất được. Theo quan điểm của cá nhân tôi thì sẽ rất khó
xác định trên thực tế được một cách chính xác mức độ thiệt hại về
mặt kinh tế bởi:
- Chỉ có thể xem xét ở góc độ tương đối mà thôi. Vì không
thể đưa tư duy kinh tế lạnh lẽo, vô cảm vào việc đánh đổi thời
gian là 1.281 ngày mà chị Hiên phải ngậm đắng nuốt cay ngồi tù.

8


Như vậy, nên tôn trọng quyền thương lượng giữa các bên
dựa trên cơ sở các nguyên tắc của Luật dân sự, cũng như theo quy
định của Nghị quyết 388 đã được ban hành tại thời điểm giải
quyết bồi thường. Việc này phải được tiến hành một cách nhanh
gọn, đúng thủ tục, dứt điểm, tránh tình trạng nếu không thoả thuận
được TAND không nhận trách nhiệm và "đẩy"cho cơ quan khác
giải quyết. Trở lại vụ việc cụ thể trên đây, sau 6 năm ra tù chị Hiên
mới được minh oan bằng lời xin lỗi "suông" của toà. Còn việc bồi
thường thì được đẩy trách nhiệm loanh quanh, lòng vòng. Có thể
nói rằng không biết bao giờ chị Hiên mới đòi được tiền bồi
thường.
Tiếp đó là việc xử lý những người có trách nhiệm trong việc
cố ý gây ra bi kịch cho chị Hiên mà dư luận xã hội đang rất quan
tâm sau lời xin lỗi của TAND tỉnh Thái Bình. Phải chăng lỗi này

lại được quy kết thuộc về tập thể. Có nghĩa lỗi chẳng thuộc về ai...
Theo tác giả bài viết này (người trực tiếp tạo ra bi kịch này là
KSV Đặng Đình Liêm) lúc đó vẫn đương chức. Qua những vụ
việc này chúng ta thấy tinh thần của NQ 388 và các quy định của
pháp luật chưa thực sự được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, triệt
để. Phải chăng cần có các biện pháp xử lý kịp thời và khắc phục
ngay những "lỗ hổng" lớn này để lấy lại niềm tin, công bằng trong
quần chúng nhân dân đã mong đợi từ lâu.
+ Đảm bảo tính kịp thời, tuân thủ các quy định của pháp
luật về bồi thường oan sai, cũng như việc công bố rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi (đơn vị); địa bàn mà

9


người bị oan sai đang công tác sống, học tập tại đó, và thông báo
kịp thời cho chính quyền sở tại...
Đề cao nguyên tắc này một mặt tạo ra được tính dân chủ,
công bằng rộng rãi, phù hợp với văn minh nhân loại, đây cũng là
một trong các tiêu chí để xây dựng nhà nước pháp quyền, mặt
khác cũng góp phần giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm nghề
nghiệp của những người tiến hành tố tụng, ý thức tôn trọng pháp
luật và bảo vệ được quyền tự do dân chủ cho mọi công dân.
Việc bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong Tố tụng hình sự
được ghi nhận tại Điều 31 các chủ thể như sau: Công dân, cơ
quan, tổ chức đều có quyền này khi phát hiện thấy những hành vi
trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và
cá nhân.
Ngoài ra, cần phải quy định thêm các vấn đề như: trách
nhiệm của người tiếp nhận và xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo

do các chủ thể cung cấp: thời gian, thông báo kết quả;... tất cả đều
phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, tổng thể các nguyên tắc, yếu tố cơ bản về chính
sách Pháp luật Tố tụng hình sự đã phân tích ở trên cần phải tiến
hành một cách đồng bộ trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Dựa trên
các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn đánh giá. Nó đòi hỏi một
sự nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng, các nhà khoa học, ý thức pháp luật của mọi người...
để áp dụng vào đời sống hiện thực đạt kết quả tốt hơn nhằm xây
dựng một nền tư pháp vững chắc tiến đến xây dựng Nhà nước

10


pháp quyền. Đúng như tinh thần của BLTTDS đặt ra tại phần thứ
nhất Chương I - Điều 1 quy định về nhiệm vụ của BLTTHS đó là:
- Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
- Bộ luật Tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ Xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, tổ chức bảo vệ trật tự pháp luật Xã hội chủ nghĩa,
đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

11



×