Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Motif xây dựng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết gắn với lễ hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.13 KB, 13 trang )


MỤC LỤC
Lời mở đầu----------------------------------------------------------------------------------3
Nội dung-------------------------------------------------------------------------------------4
I, Truyền thuyết ---------------------------------------------------------------------------4
1. Khái niệm truyền thuyết-----------------------------------------------------------4
2. Truyền thuyết và sự thật lịch sử--------------------------------------------------4

II, Lễ hội-------------------------------------------------------------------------------------5
1. Khái niệm lễ hội---------------------------------------------------------------------5
2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội---------------------------------------6

III, Các motif xây dựng nhân vật người anh hùng thường thấy trong truyền
thuyết dân gian ----------------------------------------------------------------------------6
1. Motif là gì?---------------------------------------------------------------------------6
2. Các motif xây dựng hình ảnh ngừoi anh hùng trong truyền thuyết gắn với lễ

hội ------------------------------------------------------------------------------------7
2.1 Motif sinh nở thần kì ----------------------------------------------------------7
2.2 Motif tài năng và phép lạ------------------------------------------------------9
2.3 Motif chiến công phi thường--------------------------------------------------2.4 Motif hoá kì lạ và trở nên bất tử----------------------------------------------Tiểu kết--------------------------------------------------------------------------------IV, Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------Danh sách tài liệu tham khảo ------------------------------------------------------------

2

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử nước bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của nước ta có rất nhiều
những vị anh hùng dân tộc có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Từ lịch
sử, những người anh hùng dần đi vào đời sống văn hoá, văn nghệ của quần chúng


nhân dân, trong ánh hào quang, niềm ngưỡng mộ chân thành.
Chiến công của ngừoi anh hùng không chỉ đi vào lịch sử mà còn vang mãi trong
những câu chuyện dân gian truyền từ đời này sang đời khác. Bằng chất liệu tự sự
dân gian cùng những yếu tố hoang đường kì ảo, người bình dân xưa đã bất tử hoá
ngừoi anh hùng và những chiến công qua những câu chuyện truyền thuyết. Từ
những huyền tích, những câu chuyện truyền thuyết từ ngàn năm những lễ hội văn
hoá ra đời như một cách để người dân tưởng nhớ và truyền dạy cho thế hệ sau về
người anh hùng dã có công với dân tộc.
Nhân vật người anh hùng có thực trong lịch sử qua chất liệu văn học dân gian đã đã
trở nên đẹp đẽ mang tính biểu tượng cao, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp lí tưởng.
Những nhân vật anh hùng xuất hiện trong truyền thuyết mang một nét kì ảo, huyền
bí thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về chinh phục thiên nhiên, đánh bại kẻ
thù xâm lược. Hình ảnh người anh hùng qua chất liệu văn học dân gian, qua sự sáng
tác hư cấu của nhân dân đã trở nên thần thánh hoá, họ mang trong mình ước mơ,
khát vọng của cả một cộng đồng. Nhân dân xây dựng hình ảnh người anh hùng
thường theo một motif chung nhất khiến cho người anh hùng hiện lên qua những
câu chuyện dân gian trở nên phi thường.
Tìm hiểu về motif xây dựng nhân vật người anh hùng trong lịch sử ta càng hiểu
thêm về truyền thống lịch sử của dân tộc, hiểu thêm về thi pháp văn học dân gian,
cách sáng tạo nhân vật của nhân dân lao động xưa.

3

3


NỘI DUNG
I, Truyền thuyết
1.


Khái niệm truyền thuyết
Có nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau về truyền thuyết theo quan
niệm và cách hiểu của họ.
Theo tác giả Kiểu Thu Hoạch, trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt
bước đầu đưa ra định nghĩa về truyền thuyết: “Truyền thuyết là tất cả những
chuyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra hay không thì không có gì đảm bảo.
Như vậy có những truyền thuyết lịch sử, mà cũng có những truyền thuyết khác,
hoặc dính dáng đến một đặc điểm địa lí (Chuyện nàng Tô Thị, Chuyện núi Vọng
Phu,..), hoặc giải thích những phong tục tập quán hoặc nói về sự tích nghề nghiệp,
và tất cả những chuyện kì lạ khác”.[1;177]
Tác giả Nguyễn Đổng Chi thì trong lời tựa Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
cho rằng: “Truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu chuyện cũ, những sự việc
lịch sử còn được quần chúng truyền lại nhưng không đảm bảo về mặt chính xác có
thể do truyền rộng mà sai lạc, cũng có thể do sự tưởng tượng của quần chúng phụ
hoạ thêu dệt mà càng sai lạc hơn và truyền thuyết phần nhiều chưa được xây dựng
thành truyện. Nó mới chỉ là những mẩu chuyện,…Hiện nay truyền thuyết Việt Nam
tìm được còn ít ỏi, đượm cổ tích nhiều hơn thần thoại. Vì vậy, khi sưu tầm thì xếp
lẫn vào cổ tích và coi như truyện cổ tích” [2; 58-59]
Sách Ngữ văn 10, tập 1 do Phan Trọng Luận chủ biên đưa ra khái niệm:
“Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện hoặc nhân vật lịch sử
(hoặc liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng
mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc
hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.” [3; 17]
Qua các định nghĩa trên ta có thể rút ra kết luận truyền thuyết là một loại sáng
tự sự dân gian kể về sự kiện, con người có thật hoặc không có thật trong lịch sử có
xu hướng lí tưởng hoá, truyền thuyết thường có nhiều yếu tố hoang đường kì ảo.

Truyền thuyết và sự thật lịch sử
Truyền thuyết là những câu chuyện văn học dân gian nói về các nhân vật lịch sử,
các thời kì và sự kiện lịch sử đã qua. Truyền thuyết kể về những chuyện đã qua trong

quá khứ nhưng lại nhuốm một màu sắc hoang đường kì ảo. Tác giả Nguyễn Đổng Chi
đã từng viết trong bài Văn học dân gian là một kho tàng quý báu cho sử học: “Cái mà
ta gọi là truyền thuyết chỉ là những truyện kể đã quét một lớp sơn ảo tưởng. Tuy nhiên

2.

4

4


nếu nhà làm sử khéo tay sẽ chọn lấy phần tinh chất, phần cốt lõi của của hiện thực khi
đã bác bỏ cái lớp ảo tưởng kia”.
Như vậy, ta có thể thấy dù mang màu sắc hoang đường kì ảo thì truyền thuyết vẫn
luôn gắn liền với sự thật lịch sử. Nó được bắt nguồn từ những con người và sự thật lịch
sử trong cuộc sống. Từ cốt lõi là sự thật lịch sử, tác giả dân gian thêm bớt, biến tấu để
câu chuyện trở nên hấp dẫn, thuyết phục bằng những chi tiết hoang đường nhuốm màu
sắc kì ảo. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét trên báo Nhân dân số ngày
29-4-1969: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà
nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình
cùng thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên
những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người ưa thích”. Chính cốt lõi sự thật lịch sử
trong truyền thuyết là nét đặc trưng làm cho truyền thuyết khác với các thể loại văn học
dân gian khác.

II, Lễ hội
Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian phổ biến ở nước ta, nó được ra
đời từ rất sớm và phát triển qua nhiều thời đại. Theo Giáo sư Đinh Gia Khánh: “ Danh
từ lế hội nên được dùng như một thuật ngữ văn học. Có thể sơ bộ xác định ý nghĩa của

thuật ngữ này theo hai thành tố là lễ và hội. Hội là một tập hợp người trong một sinh
hoạt cộng đồng , lễ là các nghi thức đặc thù gắn với các sinh hoạt ấy.” [ 4; 581].
Theo Từ điển tiếng Việt: “ Lễ là những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu kỉ
niệm một sự việc, sự kiện có ý thức nào đó còn hội là cuộc vui tổ chức cho đông đảo
người dư, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Lễ ở Việt Nam chủ yếu được tập
trung trong các nghi thức lễ liên quan đến cầu mù, cầu ngừoi an, vật thịnh. Có thể nói
lễ là một phần đạo – tâm linh của cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và sự
đảm bảo nề nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện hơn. Lễ và hội là hai quan hệ giữa
phần đạo và phần đời. Lễ và hội là cuộc sống thực của con người, được phản ánh
thông qua tâm linh và cộng đồng” [5]
Lễ hội là một hoạt động cộng đồng qua đó mang tính giáo dục và truyền dạy cho
thế hệ sau về truyền thống uống nước nhớ nguồn của ông cha ta để lại. Các lễ hội được
tổ chức thường nhằm mục đích tưởng nhớ công lao với những người anh hùng, những
vị thánh thần đã có công trong lịch sử.
1.

2.

Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội
5

5


Truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ qua lại và bổ sung lẫn nhau. Truyền thuyết
là cốt lõi của lễ hội, khiến cho lễ hội trở nên thiêng liêng và uy nghiêm. Lễ hội làm cho
việc diễn xướng truyền thuyết trở nên sinh động, tái hiện lại truyền thuyết một cách cụ
thể, chân thực. Lễ hội luôn gắn liền với truyền thuyết dân gian. Nếu truyền thuyết là
nội dung thì lễ hội là hình thức. Lễ hội chính là phương diện để bảo lưu truyền thuyết
có hiệu lực.

Lễ hội là một cách tái hiện truyền thuyết, là nơi kể chuyện và lưu truyền các cốt
truyện truyền thuyết. Bởi lẽ ngừoi bình dân xưa không thể biết chữ, không thể đọc bản
kê truyền thuyết do nhà nho sưu tầm, cũng không có các phương tiện truyền thông đại
chúng để phát tán, quảng bá truyền thuyết cho nhân dân. Mặt khác, lễ hội là nơi tái
hiện, kể lại nội dung truyền thuyết cho nhân dân. Bên cạnh đó, hình tượng người anh
hùng, cuộc đời và công trạng của họ sẽ được tái hiện trực tiếp trong lễ hội, người dân
không chỉ là người xem một cách thụ động mà người dân còn trực tiếp đóng vai, nhập
vai vào các nhân vật, diễn lại những sự kiện trong truyền thuyết.Truyền thuyết được
hình tượng hóa bằng lễ hội thì truyền thuyết ấy được hiện ra vô cùng đa dạng và sinh
động. Điều này giúp người dân dễ nhớ, dễ thuộc từ đó những câu chuyện truyền thuyết
cứ thế đi sâu vào đời sống của người bình dân xưa, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc
trong họ, để rồi năm nào cũng vậy vào ngày ấy tháng ấy, họ lại nô nức tổ chức lễ hội,
kể cho những thế hệ sau câu chuyện về người anh hùng giúp dân giúp nước, cứ thế
truyền thuyết thông qua lễ hội được lưu truyền tới muôn đời.
Truyền thuyết ca ngợi người anh hùng lịch sử, bồi đắp lòng tự hào dân tộc về lịch
sử của cộng đồng. Việc mở các lễ hội dân gian để tôn vinh người anh hùng lịch sử dân
tộc là một cách để người dân ca ngợi, nhớ ơn các vị tổ tiên, anh hùng dân tộc đã có
công giữ nước, an dân.

III, Các motif xây dựng nhân vật người anh hùng thường thấy trong
truyền thuyết dân gian
1.
Motif là gì?
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, xuất bản năm 1993 thì motif gọi là “mẫu đề ” (do
người Trung Quốc phiên âm chữ Motif trong tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ:
Khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn
hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng
tác văn học nghệ thuật, nhất là trong sáng tác Văn học dân gian.
GS Nguyễn Tấn Đắc cho rằng motif là “ những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc
trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian” [ 6;11]. Như vậy mô típ là

6

6


thành tố quan trọng để hình thành nên cốt truyện nhưng ta thấy rằng các thành tố này
được sử dụng linh hoạt, có thể tách rời hoặc lắp ghép được.Giáo sư còn cho rằng“
trong khi thuật ngữ motif được dùng một cách rất lỏng lẻo để đưa vào bất kỳ yếu tố
nào tham gia vào truyện truyền miệng, cần phải nhớ rằng để trở thành một phần thật
sự của truyện kể thì yếu tố đó phải có cái gì đó làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại
nó, nó phải khác cái chung chung” [6; 28]. Như vậy motif thường được lặp đi, lặp lại
trong các tác phẩm dân gian và nó có khả năng gây ấn tượng đặc biệt đối với người
nghe. Các tác phẩm dân gian cùng một thể loại thường có một hệ thống motif chung.
Mỗi motif thường được hình thành từ một cơ sở văn hóa - xã hội nhất định, chứa đựng
những tư tưởng thẩm mỹ nhất định
2. Các motif xây dựng hình ảnh người anh hùng trong truyền thuyết gắn với lễ hội
Như đã nói, truyền thuyết là sản phẩm tự sự dân gian chứa đựng nhiều yếu tố
hoang đường kì ảo, tuy nhiên truyền thuyết vẫn bám vào “cái lõi” là sự thật lịch sử.
Người anh hùng, nhân vật trung tâm trong truyền thuyết anh hùng bao giờ cũng gắn
với một địa điểm cố định, một sự kiện lịch sử cố định và cùng với nguồn gốc có thực
trong đời sống khiến cho ta tin rằng tất cả đều là thực chứ không phải hư, khiến cho
người ta tin tất cả những gì viết về nhân vật trong truyền thuyết. Tuy vậy nhân vật đó
không phải là sự mô phỏng nguyên si, nguyên mẫu trong lịch sử mà là sự sáng tạo, sự
hư cấu nghệ thuật theo quan niệm nghệ thuật của nhân dân và sự ảnh hưởng của một số
yếu tố khác như yếutố tâm linh, các tư tưởng tam giáo Nho, Phật, Đạo, các tín ngưỡng
nguyên thủy. Hình ảnh người anh hùng hiện lên qua lời kể của nhân dân thường được
xây dựng theo những motif dưới đây.
2.1 Motif sinh nở thần kì
Motif sinh nở thần kì là motif quen thuộc dễ thấy nhất ở các nhân vật anh hùng
trong tiểu thuyết. Ta cũng gặp motif này trong truyện cổ tích tuy nhiên giữa truyền

thuyết và cổ tích ta vẫn nhận thấy có sự khác biệt. Nếu sự ra đời của nhân vật trong
truyện cổ tích chỉ bó hẹp trong gia đình, là ao ước của một cặp vợ chồng, một gia
đình nào đó thì nhân vật trong truyền thuyết lại thường ra đời vì mong muốn của
cộng đồng mang những phẩm chất cao đẹp để giải quyết nhiệm vụ mà lịch sử đòi
hỏi.
Nhân vật anh hùng trong truyền thuyết thường được sinh ra theo một cách kì lạ.
Sự ra đời của họ có nhuốm màu sắc hoang đường kì ảo, có hai dạng biểu hiện: dạng
thứ nhất là người mẹ đã gặp, giao hợp, giao cảm với thần thánh, với tự nhiên và
7

7


mang thai. Dạng thứ hai là kể về việc đứa bé ra đời có gắn liền với những giấc mơ,
điềm báo của bà mẹ. Trong truyền thuyết về người anh hùng Mai Thúc Loan có ghi
lại: “Khi sinh nhà vua, ngườii mẹ nằm mộng thấy một người thiếu phụ, tự xưng là
Xích y sứ giả, tay cầm một viên ngọc kê-sơn-bích mà nói rằng: “Cho bà vật này,
nên dùng làm vật báu.” Vương thị xem viên ngọc ấy thì thấy giống quả trứng gà,
nhưng to hơn, năm sắc óng ánh loé cả mắt, giơ tay đón lấy, bỗng nhiên cầm hụt rơi
xuống đất vỡ tan, nhân đó giật mình tỉnh dậy. Đến khi sinh ra thì ở đùi bên trái có
vết xanh đen, giống như một đồng tiền. Mẹ đại vương đem chuyện trong mộng nói
với cha. Cha lấy làm lạ, bèn giải thích rằng ngọc ngọc bích nhận ở tay hốt nhiên
rơi xuống đất vỡ tan, bắn tung toé có tiếng kêu vang vang, đó là cái ý tiếng tăm
vang dậy, chấn động đời người, còn gà là loài đứng đầu loài có cánh, lại thêm năm
sắc loé mắt, dùng để làm vật báu có cái điềm lành của con linh điểu mang năm đức
tốt [7; 297-298] đây là một trong số những truyền thuyết có motif sinh nở thần kì là
đứa bé ra đời gắn với những giấc mơ và điềm báo. Lại có truyền thuyết “Đại Hải
đánh Thục” có ghi “Trang la Phù và thừoi vua Hùng thứ 18 có vị quan chủ hộ tên
là Đặng Hồng lấy ba người vợ. Ngừoi vợ thứ ba là Ngọc Dung quê ở Vịnh Hương.
Một hôm bà ra tắm giếng Giá, có thuồng luồng ở giếng lên phủ khắp người. Sau đó

bà có thai, sinh ra một cái bọc, nở ra mọt con vật đầu rông mình rắn…”[7; 214] ở
truyền thuyết này, vẫn là motif sinh nở thần kì nhưng lại ở dạng người mẹ có giao
hợp với thành thần mà mang thai. Một số các truyền thuyết khác về người anh hùng
cũng có motif sinh nở thần kì như truyền thuyết Cao Sơn và Quý Minh, truyền
thuyết về Năm anh em làng Na, …
Ở cả hai dạng biểu hiện motif sinh nở thần kì ta đều thấy chỉ có sự xuất hiện của
người mẹ và dấu vết của thần thánh hay phép màu siêu nhiên nào đó mà không có
sự xuất hiện của người cha. Đặt điều này trong hoàn cảnh ra đời của truyền thuyết
Việt Nam, đó là thời kì sơ sử với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, ta
thấy được dấu vết lịch sử hiện lên trong truyền thuyết , phản ánh một xã hội thị tộc
mẫu hệ. Thời kì mà đạo mẫu phát triển, vị trí và vai trò của người mẹ được đề cao
và xem trọng. Điều này một lần nữa khảng định truyền thuyết có dấu vết của sự thật
lịch sử chứ không chỉ là sản phẩm được sáng tác do trí tưởng tượng của quần chúng
nhân dân.
Với motif sinh nở thần kì, hình ảnh người anh hùng ngay từ khi sinh ra đã mang
dấu vết của thần thánh nhằm khẳng định nguồn gốc cao quý, chuyện sinh ra một
cách kì lạ là bước đệm đểhifnh thành nhân vật ngừoi anh hufng với những chiến
công xuất sắc mang hiện thân của thánh thần.
8

8


2.2 Motif lí tưởng hoá
Trong các truyền thuyết về những người anh hùng, ta luôn bắt gặp nhân vật
chính với những phẩm chất tốt đẹp, biểu hiện khác thường, hơn đời, hơn người,
người anh hùng được nhân dân lí tưởng hoá mang một vẻ đẹp hoàn hảo.
Truyền thuyết Tản Viên sơn thánh trong Truyền thuyết Việt Nam có ghi chuyện
về nguời mẹ sinh đứa trẻ tên là Tuấn, “Tuấn lớn lên sức vóc khoẻ mạnh mày thanh
mắt sáng, lưng rộng vai to,…[7;196] nhân vật người anh hùng hiện lên qua sự miêu

tả của nhân dân luôn mang vẻ đẹp lí tưởng với những phẩm chất tốt đẹp. Người anh
hùng qua sáng tác của nhân dân được lí tưởng hoá trở nên hoàn hảo. Hay khi nhân
dân miêu tả người anh hùng Triệu Thị Trinh qua truyền thuyết Bà Triệu “Mặt hoa,
tóc mây, mắt châu, môi đào, mũi hổ, trán rồng, đầu báo hàm én, tay dài quá đầu gối,
tiếng như chuông lớn, mình cao chín thước, vú dài ba thước, vòng lưng rộng mười
người ôm, chân đi một ngày trăm dặm, sức có thể khua gió bạt cây, tay đánh chân
đá như thần, lại có sắc đẹp làm động lòng người” [7;284]. Có lẽ nhân vật lịch sử có
thật sẽ không thể có những đặc điểm như nhân dân miêu tả nhưng nhân dân miêu tả
nhân vật lịch sử một người anh hùng mang sức vóc phi thường để lí tưởng hoá, thần
thánh hoá người anh hùng trở nên vĩ đại, trở thành hiện thân của cả cộng đồng.
Người anh hùng qua truyền thuyết của nhân dân còn có những tài năng phi
thường mà người thường không có. Trần Giới, Trần Hà có ghi lại chuyện ngừoi mẹ
đẻ ra hai cái bọc nở ra hai người con trai “Cả hai hình dung kì lạ, lưng có vẩy như
vẩy cá, nghề sông nước rất thạo, có thể cả ngày lặn dưới nước…” [7; 201] hay
truyền thuyết Thánh Gióng cũng có nói về Phù Đổng Thiên Vương “Người con lớn
lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cũng khốn đốn không đủ. Hàng xóm
sửa soạn trâu rượu bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng. Vải
lụa gấm vóc rất nhiều nhưng mặc vẫn không kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc
thêm cho kín người…” [7; 235]. Để cho nhân vật người anh hùng mang những
phẩm chất và tài năng phi thường là nhân dân muốn gửi gắm ước mơ, khát vọng cả
cộng đồng về một người anh hùng lịch sử có sức mạnh tài năng phi phàm bảo vệ
cuộc sống bình yên cho muôn dân.
Qua những biểu hiện trên ta thấy được thái độ , tư tưởng, tình cảm mà nhân
dân dành cho các nhân vật lịch sử. Truyền thuyết không sao chép, kể lại y nguyên,
tái hiện nguyên mẫu sự kiện lịch sử mà còn có sự tham gia sáng tác, sáng tạo của
nhân dân. Sử dụng motif tài năng và phép lạ, nhân dân đã gắn cho nhân vật người
anh hùng một hình ảnh lí tưởng nhằm thể hiện thái độ đề cao, suy tôn tài năng hơn
9

9



người, hơn đời của người anh hùng. Người dân cho rằng người anh hùng của họ
phải anh minh, siêu phàm. Đây cũng chính là thái độ biết ơn của nhân dân đối với
nhân vật anh hùng trong truyền thuyết.
2.3 Motif chiến công phi thường
Chiến công phi thường là một motif được nhắc đến điển hình trong truyền
thuyết dân gian. Hầu hết các truyền thuyết dân gian đều miêu tả chiến công của
người anh hùng. Những motif khác thường đóng vai trò chuẩn bị làm bước đệm để
nhấn mạnh chiến công phi thường của nhân vật người anh hùng. Xây dựng hình ảnh
nhân vật lịch sử với chiến công phi thường là trung tâm của thể loại truyền thuyết
dân gian. Chiến công được thực hiện ở hai dạng: sức mạnh tự thân của nhân vật và
sức mạnh phù trợ của các đấng siêu nhiên.
Nếu ở motif sinh nở thần kì, người anh hùng mang trong mình năng lượng của
tự nhiên, của thánh thần thì trong motif này, người anh hùng lại chứa đựng sức
mạnh của cả một tập thể, cộng đồng, dân tộc: Người anh hùng làng Gióng lớn lên
bằng sức mạnh và công lao của nhân dân,… Chiến công của người anh hùng có ý
nghĩa với cả công đồng dân tộc. Nhân dân để cho người anh hùng mang sức mạnh
siêu nhiên và chiến thằng hiển hách như một cách gửi gắm niềm mong mỏi của cả
thời đại của cả cộng đồng về một dân tộc hùng mạnh có thể đánh tan mọi kẻ thù
xâm lược.
2.4 Motif hoá và trở nên bất tử
Người xưa luôn tin rằng vạn vật đều có hai phần, phần hồn và phần xác. Phần
xác chỉ là tạm thời là nơi linh hồn trú ngụ còn phần hồn mới chính là vĩnh cửu. Phật
giáo cũng có khái niệm về “Kiếp luân hổi” chỉ cuộc sống của con người sau khi mất
đi phần linh hồn sẽ tồn tại ở một thể khác chứ không hề biến mất hoàn toàn. Người
bình dân xưa đã bất tử hoá người anh hùng bằng cách để linh hồn họ sống mãi với
non sông. Linh hồn người anh hùng là linh khí của núi sông, nên khi chết đi họ hoá
thân vào hồn thiêng sông núi, trở nên bất tử trong cuộc sống nhân dân.
Ở một số truyền thuyết, người anh hùng sau khi đánh giặc giúp dân chiến thắng

trở về đã trở về trời hoặc hoá thân thành linh vật. Đây là một cách bât tử hoá người
anh hùng của nhân dân, cho rằng người anh hùng do trời cử xuống giúp đỡ dân
chúng, sau khi lập được chiến công thì lại bay về trời: người anh hùng biến thành
Giao Long (thánh Linh Lang), người anh hùng theo đám mây vàng bay lên trời ( ba
vị thần ở Tam Bảo Châu), người anh hùng cùng ngựa sắt bay lên trời (Thánh
10

10


Gióng), … Bằng cách này, người anh hùng trở nên bất tử và sống mãi trong quan
niệm tâm linh của dân chúng.
Một số truyền thuyết khác, nhân dân muốn chữa lại kết cục bi thảm của thực tế
đối với các nhân vật lịch sử nên đã sáng tác những kết thúc mang màu sắc kì ảo,
huyền bí để bất tử cái chết của họ: An Dương Vương bỏ chạy bị quân giặc đuổi theo
nhưng không bị giết mà được thần Kim Quy cứu mở đường đưa xuống biển, Hai bà
Trưng không chết sau khi thua trận mà trở về trời, …
Để tăng thêm sự tin tưởng cho câu chuyện, bất tử hoá hình ảnh người anh hùng,
nhân dân còn kể thêm về những lần hiển linh giúp đỡ nhân dân của các vị anh hùng,
như một cách khẳng địng người anh hùng tồn tại bất tử trong đời sống của nhân
dân. Như trong truyền thuyết Bà Triệu có ghi “ Vào thời Lý Nam Đế, quân Lâm-Ấp
cướp phá đất Nhật-nam, nhà vua đêm nằm mộng thấy người đàn bà đội mũ trận,
mặc áo giáp, tự xưng họ xưng tên, xin theo quân đánh giặc. Vua hỏi lại lý do, người
ấy nói: “ vào thời Vĩnh an nhà Ngô, thiếp đã nhiều lần trải qua chiến trận, chưa
từng bị thua, không may bị kẻ địch đánh lừa. Sau khi chết, Thượng đế khen vì dũng
cảm có quyết tâm, bèn sắc phong làm thần, sai chủ trì ôn dịch, trừ ma diệt quỷ, và
tất cả mọi việc đuổi tà giúp chính. Nay nghe biết đại quân ra đi, xin giúp một chút
công lao bé nhỏ” [ 7; 288-289], hay trong truyền thuyết Bà chúa Tó cũng có nhắc
tới chuyện “ Đời nhà Trần, giặc Nguyên sang xâm lược. Vua Trần sai quan về mặt
cầu tại đền. Thần đã hiển linh ngầm giúp đánh lui được quân giặc. Trong khởi

nghĩa Lam Sơn, bà cũng linh ứng phò trợ cho quân ta đánh thắng các trận ở Đông
Đô, Ninh Kiểu, Chúc Động” [ 7; 294]
Bằng motif hoá thân phi thường , nhân dân đã bất tử hoá hình ảnh người anh
hùng sống mãi cùng non sông. Cũng chính điều này đã tạo ra sự ra đời của các lễ
hội trên khắp nước ta. Người dân tin rằng người anh hùng không chết mà hoá thân
vào non sông đất nước, trở về trời và hoá thành thánh thần bảo vệ non sông,.. họ có
một niềm tin rằng người anh hùng vẫn luôn bảo vệ che chở cho cuộc sống của mình
nên các lễ hội được ra đời như một cách để tưởng nhớ những vị anh hùng đã có
công với đất nước, nhân dân. Đồng thời nhân dân cũng gửi gắm ước mơ của mình
về một cuộc sống yên ổn, mùa mạng bội thu thông qua các nghi thức trong lễ hội.
3.

Tiểu kết
Nhân vật người anh hùng trong truyền thuyết dân gian có cốt lõi là sự thật lịch sử
qua sự sáng tạo, tưởng tượng, hư cấu của người dân mà trở nên lí tưởng hoá, mang
những phẩm chất phi thường. Sáng tạo hình ảnh người anh hùng với những sức mạnh
11

11


phi thường thể hiện thái độ của nhân dân với sự thật và nhân vật lịch sử. Hình ảnh
người anh hùng cũng là khát vọng của nhân dân Việt Nam mơ ước có một người đủ tài
trí và sức mạnh để đứng ra bảo vệ bờ cõi giang sơn, một người có năng lực phi phàm
để giữ gìn cuộc sống bình yên cho dân chúng. Nhân dân bất tử hoá người anh hùng
như một cách thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ với người có công lao với đất nước, với
dân tộc. Bằng những motif quen thuộc, các câu chuyện truyền thuyết trở nên hấp dẫn,
li kì, mang những yếu tố huyền bí kì ảo thu hút và để lại ấn tượng đối với người nghe.
Chính điều này khiến cho người anh hùng trong lịch sử sống mãi qua lời kể và sự sáng
tạo của quần chúng nhân dân.


IV, Kết luận
Truyền thuyết về các anh hùng dân tộc là bộ phận tiêu biểu trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam. Đây là sản phẩm của quần chúng nhân dân qua hàng ngàn năm lịch
sử, nó không chỉ chứa đựng những câu chuyện hư cấu kì ảo mang chức năng của một
tác phẩm văn học mà còn mang trong mình chức năng lưu lại lịch sử về một dân tộc
quật cường với những người anh hùng hiên ngang bất khuất đứng lên bảo vệ biên
cương bờ cõi giang sơn từ những buổi đầu dựng nước. Bằng những motif cơ bản khi
sáng tạo truyền thuyết về người anh hùng, nhân dân đã bất tử hoá họ sống mãi với
muôn đời qua những câu chuyện truyền thuyết kì ảo truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Các motif xây dựng nhân vật quen thuộc trong mỗi câu chuyện truyền thuyết như
một cách phản ánh thái độ của nhân dân với con người và sự kiện lịch sử, đồng thời
các motif xây dựng nhân vật của nhân dân cũng khiến hình ảnh người anh hùng trở nên
vĩ đại, mang những sức mạnh siêu nhiên, dấu vết của thánh thần, biến họ trở thành một
phần của đời sống tâm linh trong quần chúng nhân dân. Truyền thuyết về những người
anh hùng với những chi tiết hoang đường kì ảo là tiền đề cho các lễ hội văn hoá về
người anh hùng ra đời. Lễ hội giúp cho việc khắc sâu truyền thuyết vào tâm trí quần
chúng dự hội được rõ nét và sinh động hơn, giúp lƣu giữ truyền thuyết và hiện thực
hóa niềm tin về các anh hùng lịch sử, các sự kiện lịch sử trong truyền thuyết.

12

12


Danh sách tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.

Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan - Tìm hiểu di sả văn hoá dân
gian Hà Nội, Nxb Hà Nội, 1994
Lê Chi Quê (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vỹ - Văn học dân gian
Việt Nam, Nxb Đại học giáo dục và chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990
Phan Trọng Luận - Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên – Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà
Nội, 1998.
Viện ngôn ngữ học - Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Hà
Nội – Đà Nẵng, 1997
Nguyễn Tấn Đắc - Truyện kể dân gian đọc bằng tip và mô típ, NXB Khoa học Xã
hội, 2001
PGS Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo – Truyền thuyết Việt Nam,
NXB Văn hoá thông tin, 1998

13

13



×