Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề khảo sát chất lượng môn Văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
LIÊN TRƯỜNG THPT

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng:
“Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói
cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy
vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm
nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xtenmét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la.
Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-métxơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9
999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người
khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận
trở thành đống phế liệu được không?...
Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của
việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ
không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức
tài năng trên mọi lĩnh vực!
(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh
chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người


chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.


Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
...“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”...
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu - Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 112)

Từ đó liên hệ với đoạn:
...“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”...
(Trích Từ ấy , Tố Hữu - Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 43)

để nêu nhận xét về sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình Tố Hữu qua 2 đoạn thơ trên./.
--- Hết ---


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
LIÊN TRƯỜNG THPT


HƯỚNG DẪN CHẤM
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 2 trang)

I.ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; có thể trả lời theo các cách khác nhau, miễn là đảm
bảo nội dung thông tin.
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.
II. Yêu câu cụ thể:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. (0,5đ)
Câu 2. Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: chứng minh, bình luận. (0,5đ)
Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh
chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” đã khẳng định: sức mạnh của tri thức. Nó chứng minh
cho chân lí: người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không
làm nổi. (1,0đ)
Câu 4. Thí sinh có thể đồng tình, hoặc không đồng tình với nhận xét Đáng tiếc là hiện nay còn
không ít người chưa biết quý trọng tri thức của tác giả song phải lí giải được nguyên nhân một
cách hợp lí và có sức thuyết phục. (1,0đ)
II. LÀM VĂN.
Câu 1: (2,0 điểm)
- Yêu cầu về hình thức: Biết tổ chức thành một đoạn văn (khoảng 200 chữ), kết cấu đoạn chặt
chẽ, triển khai ý mạch lạc; không sai phạm quy tắc chính tả, đặt câu... (0,5đ)
- Yêu cầu về nội dung: Có nhiều cách trình bày, song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
+ Tri thức là sức mạnh:
* Đối với cá nhân: Tri thức góp phần khẳng định vị thế xã hội của bản thân đồng thời góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người... (0,5đ)
* Đối với cộng đồng, xã hội: Tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển của xã hội. (0,5đ)

+ Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần nhận thức được sức mạnh của tri thức từ
đó, thường xuyên trau dồi, bồi đắp tri thức cho bản thân... (0,5đ)
Câu 2: (5,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được
vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề


2. Xác định dúng vấn đề cần nghị luận
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt
các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung chính sau:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với phong cách thơ trữ tình - chính trị,
mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng dân tộc đậm đà.
- Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường cách mạng của dân tộc. Từ ấy và
Việt Bắc là hai bài thơ tiêu biểu.
- Hai đoạn trích nói riêng và hai bài thơ nói chung thể hiện sự vận động và phát triển cái tôi trữ
tình của Tố Hữu.
2. Giải thích cái tôi trữ tình
- Là tâm trạng, cảm xúc, cảm nhận riêng của nhà thơ về cuộc sống...
3. Cảm nhận về cái tôi trữ tình trong đoạn thơ ở bài Việt Bắc
a. Cái tôi hóa thân thành cái ta, hội tụ sức mạnh lớn lao của cả dân tộc...
b. Cái tôi nhân danh Việt Bắc - trung tâm của kháng chiến, đầu não của cách mạng, trái tim của
dân tộc với khí thế ra trận hào hùng sôi nổi; với niềm hãnh diện, tự hào, tin tưởng vào chiến
thắng...
c. Cái tôi mang tầm vóc sử thi và cảm hứng lãng mạn với cách sử dụng nhuần nhuyễn các từ láy,
các biện pháp tu từ...

4. Liên hệ với cái tôi trữ tình trong đoạn thơ ở bài Từ ấy
a. Là cái tôi tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ, với cuộc đời rộng lớn, với đất nước, nhân
dân...
b. Là cái tôi khát khao được cống hiến hết mình cho lí tưởng, thể hiện ý thức trách nhiệm của
người chiến sĩ...
c. Là cái tôi nhận thức sâu sắc về sức mạnh của khối đoàn kết...
d. Là cái tôi đầy háo hức, trẻ trung, sôi nổi, say sưa, chân thành: cách sử dụng phép điệp; từ ngữ
giàu ý nghĩa và sắc thái biểu cảm...
5. Nhận xét về sự vận động của cái tôi nhà thơ Tố Hữu:
a. Từ Từ ấy đến Việt Bắc thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của cái tôi trữ tình song hành với
bước chuyển của cách mạng Việt Nam.
b. Từ cái tôi của một trí thức yêu nước say mê, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng Đảng trong Từ ấy
phát triển thành cái ta nhân danh cách mạng và dân tộc lớn lao, cao đẹp trong Việt Bắc; đó là sự
chuyển biến từ nhận thức lí thuyết đến trải nghiệm thực tế trong hành trình cách mạng của người
chiến sĩ.
c. Hai đoạn thơ nói riêng, hai bài thơ nói chung nồng nàn hơi thở của thời đại và tiêu biểu cho
phong cách thơ Tố Hữu.
III. Cách cho điểm:
- Ý 1: 0,5 đ
- Ý 2: 0,5đ
- Ý 3: 1,5đ (3a: 0,5 ; 3b: 0,5; 3c: 0,5)

- Ý 4: 1,0 (4a: 025; 4b:0,25; 4c:0,25; 4d: 0,25)
- Ý 5: 1,5(5a:0,5; 5b:0,5; 5c:0,5)

==HẾT==




×