SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
QUẢNG NAM
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: SINH HỌC - LỚP 12
Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 04 trang)
MÃ ĐỀ: 501
Câu 1. Cho sơ đồ mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinhvật trong quần xã (lướithứcăn) gồm các loài
sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Những kết luận nào sau đây về sơ đồ lưới thức ăn dưới đây là đúng?
(1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
(2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau.
(3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.
(4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi.
(5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể
của loài F giảm.
(6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.
A. (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai.
B. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5) đúng, (6) sai.
C. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng.
D. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai.
Câu 2. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
B. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc một được xếp vào bậc dinh dưỡng bậc một.
D. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất.
Câu 3. Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội đã xuất hiện một đột biến lặn gây chết ở thể đột
biến. Trường hợp nào sau đây alen đột biến bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
A. Gen đột biến nằm trên nhiễm sắc thể Y ở vùng không tương đồng.
B. Gen đột biến nằm trên nhiễm sắc thể Y ở vùng tương đồng.
C. Gen đột biến nằm trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng.
D. Gen đột biến nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 4. Xét các mối quan hệ sau đây giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu mối quan hệ mà
trong đó chỉ có một loài được lợi?
(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa.
(2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác.
(4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối.
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 5. Kiểu phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Duy trì mật độ cá thể của quần thể phù hợp với nguồn sống môi trường.
C. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 6. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể dẫn đến kết quả nào sau đây?
A. Tăng mật độ cá thể của quần thể , khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
B. Tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
C. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau.
D. Số lượng cá thể của quần thể giảm, duy trì ở mức tương ứng với nguồn sống của môi trường.
Câu 7. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần xã?
A. Đàn gấu trắng Bắc cực.
B. Những sinh vật sống ở hồ Phú Ninh.
C. Đàn chim sáo mỏ nâu trong rừng.
D. Đàn voi Châu phi.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chuỗi thức ăn luôn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
Mã đề 501- Trang 1 /4
B. Có ba loại tháp sinh thái là: tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
C. Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái, có những mắc xích chung.
D. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
B. Trong diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện càng muộn thì thời gian tồn tại càng dài.
C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
D. Diễn thế thứ sinh không thể hình thành nên những quần xã sinh vật tương đối ổn định.
Câu 10. Trường hợp nào sau đây thuộc dạng biến động số lượng cá thể không theo chu kỳ?
A. Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa hè.
B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa hè ấm áp.
C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét.
D. Chim cu gáy là loài chim ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
Câu 11. Quần thể nào sau đây dễ bị yếu tố ngẫu nhiên tác động gây ra sự biến đổi đột ngột về tần số alen
và thành phần kiểu gen?
A. Quần thể châu chấu.
B. Quần thể chuột đồng.
C. Quần thể kiến.
D. Quần thể voi.
Câu 12. Những quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học không có đặc điểm nào sau đây?
A. Đường cong tăng trưởng có hình chữ S.
B. Tuổi thọ thấp và quần thể thường có trong những hệ sinh thái trẻ.
C. Kích thước cơ thể nhỏ, số cá thể sống sót cao.
D. Sức sinh sản cao, khả năng khôi phục số lượng nhanh.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý dễ xảy ra đối với động vật ít di chuyển.
B. Quá trình hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
C. Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
D. Lai xa kết hợp với đa bội hóa luôn dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 14. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?
(1) Thực vật là nhóm sinh vật chủ yếu có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
(2) Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ
thành các chất vô cơ.
(3) Nấm hoại sinh là nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
(4) Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và động vật ăn tạp.
(5) Sinh vật phân giải chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, động vật có xương sống.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 15. Cách li trước hợp tử bao gồm:
A. cách li không gian, cách li thời gian, cách li sinh thái, cách li sinh cảnh.
B. cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian, cách li cơ học.
C. cách li nơi ở, cách li mùa vụ, cách li sinh cảnh, cách li thời gian.
D. cách li mùa vụ, cách li sinh cảnh, cách li thời gian, cách li cơ học.
Câu 16. Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn khởi đầu bằng
sinh vật sản xuất như sau:
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 x 105 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 x 105 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 x 104 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165 x 102 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal
Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. 7,857%.
B. 9,03%.
C. 7,5%.
D. 10,18%.
Câu 17. Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có thể làm phong phú vốn gen của
quần thể?
(1) Đột biến.
(2) Giao phối không ngẫu nhiên.
(3) Chọn lọc tự nhiên.
(4) Di nhập gen.
(5) Yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 18. Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. biến dị cá thể.
B. biến đổi đồng loạt.
Mã đề 501- Trang 2 /4
C. biến dị đột biến.
D. biến dị tổ hợp.
Câu 19. Theo quan niệm của Đacuyn, nguyên nhân tiến hóa là
A. sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
B. sự tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
C. sự chủ động thích nghi của các cá thể dưới sự tác động của điều kiện ngoại cảnh.
D. sự tích lũy các biến dị có lợi và sự đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 20. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần xã, phát biểu nào sau đây sai?
A. Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và có vai trò
quan trọng hơn loài khác.
B. Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn
hoặc hoạt động mạnh.
C. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao.
D. Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã.
Câu 21. Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành
A. cá thể mới.
B. quần thể thích nghi.
C. loài mới.
D. quần xã ổn định.
Câu 22. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?
A. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường.
B. Giúp quần thể giảm số lượng cá thể dưới mức tối thiểu.
C. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong quần thể.
D. Duy trì số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
Câu 23. Trong ao nuôi cá thường gặp các ổ sinh thái chính là
A. vùng ven bờ và vùng giữa.
B. tầng nước trong và nước đục.
C. tầng nước ngọt và nước mặn.
D. tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy.
Câu 24. Trong các mối quan hệ sau đây giữa các loài trong quần xã, quan hệ nào là cộng sinh?
A. Quan hệ giữa cây lúa với các loài cỏ sống ở ruộng lúa.
B. Quan hệ giữa cây gỗ với cây phong lan bám trên thân cây gỗ đó.
C. Quan hệ giữa cây họ đậu với vi khuẩn sống ở nốt sần của các loài cây này.
D. Quan hệ giữa các loài thực vật với các loài vi khuẩn kí sinh trong cơ thể thực vật.
Câu 25. Trong giai đoạn người cổ, loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là
A. H. habilis.
B. H. erectus.
C. H. neanderthalensis ( người Nêanđectan).
D. H. sapiens.
Câu 26. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là
A. thế giới vô cơ, hữu cơ của môi trường và những mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác
sống xung quanh.
B. thế giới vô cơ và hữu cơ của môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật.
C. thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống
xung quanh.
D. thế giới vô cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
Câu 27. Cho các tập hợp sinh vật sau đây, tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể?
(1) Các cây cỏ gấu sống cùng bãi.
(2) Các con cá sống cùng một ao.
(3) Các con ong mật cùng một tổ.
(4) Các cây thông sống cùng một đồi.
(5) Các cây bèo sống trong cùng một ao.
A. 1, 2.
B. 3, 5.
C. 2, 4.
D. 2, 5.
Câu 28. Loài người xuất hiện ở kỷ nào, đại nào?
A. Kỷ Jura của đại Cổ sinh.
B. Kỷ Đệ tứ của đại Tân sinh.
C. Kỷ Phấn trắng của đại Trung sinh.
D. Kỷ đệ tam của đại Tân sinh.
Câu 29. Ví dụ nào sau đây không minh họa cho quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa?
A. Loài A (2n=24) x loài B (2n=16) Loài C (2n=32).
B. Loài X (2n=18) x loài Y (2n=20) Loài Z (2n=38).
C. Loài D (2n=30) x loài G (2n=20) Loài K (2n=50).
D. Loài M (2n=18) x loài N (2n=18) Loài H (2n=36).
Câu 30. Tiến hóa hóa học là quá trình hình thành
A. tế bào sơ khai đầu tiên theo phương thức sinh học.
B. các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
Mã đề 501- Trang 3 /4
C. hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ theo phương thức hóa học.
D. các loài sinh vật như ngày nay theo phương thức sinh học.
Câu 31. Khi nói về đặc điểm của chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ cacbon điôxit (CO2).
B. Nguồn cacbon được sinh vật trực tiếp sử dụng là dầu lửa và than đá trong vỏ Trái Đất.
C. Nguồn cacbon trả lại môi trường vô cơ chỉ có qua quá trình hô hấp của sinh vật.
D. Một phần hợp chất cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong
môi trường đất, nước.
Câu 32. Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm những loại nào sau đây?
A. Đất, nước, trên cạn, sinh vật.
B. Đất, nước, không khí.
C. Đất, nước, không khí, sinh vật.
D. Đất, nước, không khí, trên cạn.
………….. HẾT ……………
Mã đề 501- Trang 4 /4