Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Hiện trạng và các giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.43 KB, 36 trang )

Hiện trạng và các giải pháp cho vấn đề nợ
nước ngoài ở Việt Nam
Lời mở đầu
Tự do hóa ngoại hối là một quá trình dỡ bỏ dần các hạn chế áp dụng
cho các giao dịch ngoại hối được phép mà chủ yếu là các giao dịch liên quan
đến thanh toán xuất, nhập khẩu và chi trả dịch vụ giữa nước ta với nước
ngoài, việc tổ chức và cá nhân mua, chuyển ngoại tệ vào ra khỏi lãnh thổ...
Quá trình này phải được thực hiện theo lộ trình linh hoạt phù hợp với khả
năng và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế đã chủ trương tự do hóa các giao dịch vãng lai như cam kết
thực hiện điều IV của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và tự do hóa lựa chọn các
giao dịch vốn phù hợp với lộ trình hội nhập của nền kinh tế. Trước năm
1990, với chính sách đóng cửa nền kinh tế, nợ Việt Nam hình thành chủ yếu
từ khu vực công. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao do chưa được coi trọng và
tính toán trên cơ sở hiệu quả: chưa có chiến lược nợ và chính sách quản lý
nợ nước ngoài phù hợp, chưa tính đến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Do vậy, Việt Nam không có khả năng trả nợ IMF khi xuất khẩu giảm mạnh
do bất ổn chính trị ở các nước XHCN.
Từ năm 1991 đến nay, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế,
Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp xử lý nợ cũ như xin xoá nợ,
hoãn nợ, chuyển đổi nợ, vay mới trả cũ, bố trí nguồn vốn ngân sách hàng
năm để trả nợ. Kết quả các khoản nợ qua Câu lạc bộ Luân Đôn giảm trên
50%, nợ Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (MIB) giảm khoảng 65%. Đây được coi
là bước đi quan trọng của Việt Nam khi thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế.

1


A.Hiện trạng của vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam :
I. Đánh giá mức độ nợ nước ngoài của nước ta
1.Phân loại các nước theo mức độ nợ nước ngoài


Nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, đặc biệt
là các nước nghèo phải vay của nước ngoài để có tiền trang trải cho đầu tư
phát triển đất nước và một phần để tiêu dùng, ngoài ra còn một số trường
hợp đặc biệt, như phải chi dùng cho chiến tranh (như nước ta trong sự
nghiệp chống Mỹ cứu nước).
Các khoản nợ thường từ việc vay vốn từ bên ngoài (của chính phủ các
nước, các tổ chức quốc tế, tư nhân, ngân hàng,…), từ cán cân thương mại
quốc (trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ < trị giá nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ). Đã nợ thì phải có nghĩa vụ trả nợ , gồm cả nợ gốc và lãi suất của
khoản nợ gốc đó. Việc trả nợ phải thực hiện bằng ngoại hối, mà nguồn ngoại
hối có được để trả nợ không có cách nào khác là đẩy nhanh xuất khẩu (đây
là nguồn quan trọng nhất), giảm nhập khẩu và… vay nước ngoài. Nếu không
trả được nợ, sẽ đưa đất nước đến vỡ nợ, và chắc chắn chẳng có nước ngoài
nào lại thích tiếp tục cho vay, tiếp tục phát triển quan hệ buôn bán, đầu tư
vào các nước là con nợ này (ngoại trừ trường hợp chính trị, hoặc sự ràng
buộc của những Hiệp định song phương, đa phương nào đó).
Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá nợ
nước ngoài của một nước đó là:
- Căn cứ vào GNI bình quân đầu người, chia các nước ra thành một
số nhóm: Các nước có thu nhập thấp nhất (=761 USD); Các nước có thu
nhập trung bình thấp (761 đến 3030 USD); Các nước có thu nhập trung bình
cao (3031 đến 9360 USD); Các nước có thu nhập cao (> 9360 USD). Tất
nhiên các nước có thu nhập cao thì khả năng trả nợ cao, hoặc không là nước
đi vay mà còn là nước cho vay.

2


- Căn cứ vào khả năng thanh toán để chia ra: Các nước có khả năng
thanh toán là bảo đảm việc trả nợ gốc khi đến hạn và trả nợ lãi đều đặn; Các

nước không có khả năng thanh toán là các nước không trả được nợ gốc khi
đến hạn do đó phải thương lượng lại cơ cấu nợ, tiến độ trả nợ và kèm theo
một ân hạn trong thời gian đó. Thậm chí có những nước không có khả năng
trả nợ, dẫn đến vỡ nợ, và các nước chủ nợ không có nào khác là phải xoá nợ,
như một số nước Châu Phi đã được các nuớc G-8 phải xoá nợ tới trên 30 tỷ
USD, vì có đòi nợ, các nước này cũng chẳng có gì để trả nợ.
- Đánh giá theo mức độ nợ:
Phân

N

N

loại các nước ợ/ GNI ợ/ XK
Nợ quá
nhiều
Nợ vừa
phải

3

Nợ ít

i phí trảphí trả nợ/ãi/ XK

275

0-50

30

1

6-275
<

Chi

nợ/ XK GNI
>
>
>4

>
50

Ch

%
L

20
18-

4

30
<

>
1

2-20

<1

<4

<

30
165
8
12
Việc phân loại theo mức độ nợ này có chủ ý chỉ ra rằng các nước nếu
rơi vào các nước nợ quá nhiều thì khả năng trả nợ là rất khó khăn, thậm chí
trong đó có nước không có khả năng trả nợ. Liên Hợp Quốc đã lập danh
sách Các nước nghèo, nợ nần quá nhiều (HIPC) trên toàn thế giới, bao gồm
24 nước, hầu hết ở Châu Phi và một số ít nước ở Châu Mỹ La tinh. Với
không ít nước thuộc nhóm nợ vừa phải, nhưng cũng không có khả năng
thanh toán, thì các nhà tài chính và ngân hàng của các nước này thay mặt
chính phủ để đi thương lượng nhằm có thể kéo dài thêm thời gian trả nợ, có
thể xin giảm bớt lãi suất,…

3


Tuy nhiên, theo tôi nhiều nước là con nợ, nhưng họ có dự trữ ngoại tệ
và kim loại quý không nhỏ. Chính khoản dự trữ ngoại tệ này là một bảo đảm
để họ đi vay và các nước nhìn vào đó kết hợp với các yếu tố khác như: chế
độ chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng, vốn đi vay được sử dụng có
hiệu quả, mức độ tham nhũng không nhiều hoặc nhà nước các nước đó có

nhiều biện pháp kiên quyết chống tham nhũng,…để tiếp tục cho vay.
Dưới đây, là một vài con số về nợ nước ngoài và dự trữ ngoại tệ (số
liệu cuối năm) của một số nước trong khu vực, do ADB công bố trong “Key
Indicator 2005”:

4


1995
N



D

ự trữ
97

n Quốc
681
In-

-lip-pin
755
Thá
i Lan

10
149


44

58

777
5

72

369
32

160
30

66
862

802

497
69

23
0640

132

4


668
63

949

10

362
22

561

13

792

15

246

93

199
182

2842

ng Quốc 3156
55
Việ

25
t Nam

18
8067

14

8625
Tru

trữ
606

đô-nê-xi-a 0814
00
Ma
40
-Lai- xi-a 384
Phi

Triệu USD
2003
Nợ
Dự

622
394

16

621

622
4

Cho nên phải chăng có thêm hệ số Nợ/ Dự trữ (%) là một trong những
căn cứ để đánh giá khả năng trả nợ của các nước.
2) Đánh giá mức độ nợ nước ngoài của nước ta
Với nước ta, cho đến nay trong Niên giám Thống kê của Tổng cục
Thống kê chưa công bố cả hai chỉ tiêu: nợ nước ngoài và Dự trữ ngoại tệ
(ngoại tệ, quyền vay đặc biệt - SDR, vàng và kim loại quý, hiếm), cũng như
tình hình trả nợ và lãi suất. Tuy nhiên, những con số này, chắc chắn Ngân
hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính đều có với số liệu chính xác.

5


Theo ADB, tính đến cuối năm 2003, nợ nước ngoài của nước ta: 16,6
tỷ USD, dự trữ ngoại tệ: 6,2 tỷ USD. Con số trên chắc cũng có mức độ chính
xác nhất định, dưới đây chúng ta cũng có thể tính một số khoản nợ lớn sau:
Nhập siêu liên tục nhiều năm, mặc dù khoảng cách giữa xuất và
nhập đã giảm (tương đối): nhập siêu 1986-1990: 5,9 tỷ USD (tỷ lệ trị giá
xuất khẩu so với nhập khẩu: 54,26%), 1991-1995: 5,7 tỷ USD ( tỷ lệ:
75,77%), 1996-2000: 9,6 tỷ USD (tỷ lệ: 84,39%), 2001-2005: 19,5 tỷ USD
(tỷ lệ: 85,02%), tổng nhập siêu từ 1986 đến 2005: 40,7 Tỷ USD (trong thực
tế, nước ta cũng đã thanh toán một phần chênh lệch này hàng năm). Đây
chính là khoản nợ lớn với nước ngoài mà chúng ta đang phải trả hàng năm.
Các khoản vay từ chính phủ , tư nhân và các tổ chức quốc tế.
Trong các khoản vay này có khoản vốn ODA, trong 13 năm 1993-2006 các
nhà tài trợ đã cam kết cho vay ODA: 32,6 tỷ USD, từ 51 nhà tài trợ khác

nhau, trong đó có 28 nhà tài trợ song phương (nhiều nhất là Nhật Bản: 10, 2
tỷ USD, Pháp: 1,9 tỷ USD,..), 23 nhà tài trợ đa phương (nhiều nhất là WB:
7,6 tỷ USD, ADB: 4,4 tỷ USD, các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc: 2,8 tỷ
USD,…). Cam kết thì nhiều như vậy, nhưng chúng ta mới giải ngân được
15,9 tỷ USD (bằng: 48,8% cam kết), trong đó vay: 12 tỷ USD còn lại là viện
trợ (3,9 tỷ USD). Phần lớn các hiệp định vay vốn ODA đều có lãi suất ưu
đãi, thời hạn vay và ân hạn dài: 45% hiệp địng vay đã ký có mức lãi suất <
1% thời hạn vay 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; 40% hiệp định vay có
lãi suất 1-3%, thời hạn vay từ 12 đến 30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn.
Do ODA lãi suất thấp như vậy, nên không ít cơ quan thụ hưởng ODA (cả
trung ương và địa phương) đã coi vốn ODA như “tiền chùa” nên quản lý
không chặt chẽ, sử dụng lãng phí, và có nhiều kẽ hở để tham nhũng, như:
PMU 18, các công trình bị “rút ruột” như QL 1A, QL 18, QL 3, dự án cải tạo
cảng Sài Gòn, Hải Phòng,… Chúng ta quên rằng, tuy vay ODA có nhiều ưu

6


đãi, nhưng cũng có những ràng buộc nhất định, như: vay ODA của nước
nào, vào dự án, công trình nào thì thường do người nước đó chi phối như:
làm nhà thầu chính, mua thiết bị, vật tư của họ và chịu sự giám sát , tư vấn
của họ,…
Cũng theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) công bố trong cuốn
sách trên, có thể đánh giá mức độ nợ của nước ta và một số nước tính đến
cuối năm 2003 như sau:
Nợ/

Nợ/

GNI-% XK-%

Hàn
26,5
81,9
Quốc
In-

67,5

189,

đô-nê-xi-a
Ma-

0
50,2

40,2

lai-xi-a
Phi-

72,4

134,

lip-pin
Thái

9
36,9


53,5

Trun

13,7

38,4

g Quốc
Việt

40,4

67,2

Lan

Nam
Như vậy, nước ta cũng là con nợ, nhưng vẫn ở mức bình thường nếu
so với các nước trong khu vực.
II.Nỗi lo nợ nước ngoài
Mỗi năm đến kỳ hội nghị các nhà tư vấn, thông tin thường được
phổ biến rộng rãi là kỳ này các nhà tài trợ cam kết cho VN vay khoảng 3 tỉ
7


USD. Dư luận quần chúng được định hướng theo chiều vui mừng phấn khởi
vì uy tín của VN gia tăng trên trường quốc tế.
Có một sự thật là với 80 triệu đồng bào cả nước, có thể tạm tính

mỗi năm mỗi người trong số chúng ta vay nợ nước ngoài khoảng 37,5 USD,
tức là bằng 590.000 đồng. Một gia đình năm người sẽ phải nợ gần 3 triệu
đồng/năm, còn những gia đình con cái đông đúc khoảng 8-9 người ở các
vùng nông thôn sẽ phải nợ 5 triệu đồng/năm, một con số khổng lồ mà người
dân nghèo phải tích cóp cả cuộc đời mình.
Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam phải trả
nước ngoài 10-11 tỷ USD nợ quốc gia, bằng 6-7% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam phải trả nước ngoài 5-5,5 tỷ USD
nợ của Chính phủ, bằng 9-10% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Tuy các món nợ trên không ngoài khả năng thanh toán, song cùng
với những sự cố “bất minh” (không chỉ) ở PMU18 đang ầm ĩ, nhất định đã
đến lúc nhìn lại vấn đề nợ nước ngoài một cách sòng phẳng hơn.
Trong thời gian từ năm 1997-2001, số giải ngân về nợ nước ngoài
đạt mức trung bình là 1,199 tỉ USD/năm, trong khi đó số tiền chi trả nợ đáo
hạn cả gốc và lãi là 1,120 tỉ USD/năm. Cũng thế, nếu so sánh số ODA được
giải ngân và số nợ trả hằng năm, nhất là từ 2006-2010 mỗi năm sẽ trả nợ hơn
2 tỉ USD, thì sẽ thấy “nợ vay về không tầy nợ phải trả”. Vay trả, trả vay là
trong ý nghĩa đó.
Các “con nợ” là ai? Chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nợ Chính
phủ ở đây là của Chính phủ nói chung và liên quan đến nợ của các cơ quan
chính phủ đi vay trực tiếp rồi cho các DNNN vay lại. Nợ của các DNNN là
các khoản nợ đi vay trực tiếp hay được Chính phủ bảo lãnh.

8


“Con nợ” còn lại là các FDI. Không phải công ty nước ngoài nào cũng
trường vốn, có sẵn vốn mà đem đầu tư.
Các tác giả của “Tăng cường năng lực quản lý nợ nước ngoài hiệu quả

và bền vững” đưa ra một nhận xét đáng lưu ý: “Trong những năm 20002001, tỉ trọng này (nợ của Chính phủ) đã tăng đều đặn lên hơn 75%. Nợ của
các DNNN có xu hướng giảm với tỉ trọng trung bình là 7,4%. Nợ của các
doanh nghiệp FDI cũng có xu hướng giảm với tỉ trọng trung bình là 27,2%”.
Trong thực tế, vụ bán trái phiếu quốc tế vay 750 triệu USD cho
Vinashin vào năm ngoái có thể vừa được xem như là một cách huy động vốn
vay mới, vừa được xem như là một khởi đầu cho xu hướng Chính phủ vay
ngày càng tăng.
Có nhiều thái độ khác nhau trước sự kiện này. “Lạc quan”, do xa lạ
với các thị trường tài chính thì hào hứng: kinh tế ta khá, tăng trưởng ta khá,
uy tín ta khá, nên thiên hạ sẵn sàng cho vay. Quen thuộc với các diễn biến
thị trường tài chính thì “bình thản” hơn: chuyện vay và được vay là bình
thường khi anh chưa có tên trong danh sách “nợ xấu”, nhất là khi anh có cả
một nhà nước bảo lãnh trả nợ.
“Thận trọng” thì đặt câu hỏi: liệu đã kiểm toán đủ dự án xin vay đó
hay chưa (tỉ như báo giá như thế có chính xác hay không), liệu đã lượng giá
đủ năng lực doanh nghiệp đó hay chưa, kể cả năng lực liêm chính cần kiệm?
Công việc lượng giá đó có độc lập và khách quan đủ hay không?
Trong góc độ người dân thường, không dính dáng gì đến Vinashin,
không cùng lợi ích, không thể không đặt câu hỏi: lãi suất 7,15%/năm, vay
750 triệu USD trong 10 năm, trả lãi bao nhiêu? Thời gian như tên bắn. Cuối
tháng ba này, các chủ nợ ở New York đã lãi khoảng... trên 26 triệu USD sau
sáu tháng, nếu tính hết thời hạn cho vay 10 năm, số lãi phải trả sẽ là 536

9


triệu USD (lãi đơn). Bất cứ ai mua nhà trả góp chỉ với 1%/năm, đều có thể
kiểm nghiệm bằng thực tế trả lãi của mình.
Trong quá trình vay nợ, cần phải biết vay nợ như thế nào cho lợi nhất
và đừng để ngập đầu vì nợ. Có rất nhiều điều cần cân nhắc. Đơn cử vài thí

dụ từ dự án VIE 01/010 nêu trên: cần xác định chính xác một danh mục các
khoản vay đắt đỏ hiện có cùng với các thông tin về thời gian đáo hạn còn lại,
lãi suất, số lượng và chủ nợ. Cần xem xét cẩn thận các hiệp định về các
khoản vay đó, về các điều khoản khi hoàn trả trước, các khoản phạt khi trả
trước thời hạn...; cần tìm hiểu về khả năng huy động các khoản vay rẻ hơn
thay thế hay các trái phiếu... Ắt hẳn khuyến cáo sau cùng này không phải là
thừa.
Tất nhiên, tình hình nợ của VN hiện đang ở mức độ có thể quản lý
được nhờ vào nền kinh tế VN đã đạt được các kết quả tốt trong một vài năm
qua, với việc đạt được mức tăng trưởng GDP cao, tỉ lệ lạm phát thấp, xuất
khẩu tăng... Thế nhưng, cũng cần nhắc đến một lý do khác, rất quan trọng,
không thể xem nhẹ. Đó là vận hội mà VN đã được hưởng để nay có thể ung
dung vay nợ qua ba đợt miễn giảm nợ của nước ngoài trước đây.
- Xử lý nợ chính thức qua Câu lạc bộ Paris. Trong thời gian bốn năm
từ 1993 -1997, VN đã đàm phán song biên với các chủ nợ thành viên Câu
lạc bộ Paris. Tổng số nợ được giảm là 745 triệu USD, tương đương 60% số
nợ.
- Xử lý nợ các ngân hàng thương mại thông qua Câu lạc bộ London.
Kết quả giảm được 53% nghĩa vụ nợ của VN, tương đương 445 triệu USD.
VN đã thay thế 542 triệu USD của khoản nợ thuộc Câu lạc bộ London bằng
trái phiếu Brady với thời hạn đáo hạn từ 15-30 năm. Vào ngày 30-9-2002,
VN đã mua lại số trái phiếu Brady trị giá 160 triệu USD.

10


- Xử lý nợ với Liên bang Nga. Đây là khoản nợ cũ lớn nhất của VN.
Sau tám vòng đàm phán kể từ 1994-2000, hai bên đã thỏa thuận và ký kết
hiệp định xử lý nợ tổng thể của VN với Liên Xô (cũ), giảm nợ ngay 85%
tổng nợ cũ, tương đương 9,3 tỉ USD. Số nợ còn lại phải trả trong 23 năm với

10% trả bằng tiền mặt và 90% bằng hàng hóa xuất khẩu.
Tất nhiên, không ai nhìn lại quá khứ mà đặt giả thiết “Nếu không có
mấy vụ đàm phán đó... giờ này chắc đổ nợ!”. Song, nếu không nhìn lại và
ghi khắc vận hội có một không hai đó của giai đoạn bắt đầu chuyển đổi thì
sẽ dễ “mặc áo gấm, che lọng đi đêm”.
Gần đây nảy sinh mâu thuẫn giữa các quan chức của ta và các chủ nợ.
Các quan chức than miết là các thủ tục của các chủ nợ rườm rà quá nên
chậm giải ngân, song vẫn nhìn nhận rằng có không ít dự án của ta “cân đong
đo đếm” chưa chính xác nên chưa đủ thuyết phục. Các nhà tài trợ thì đòi hỏi
các dự án phải được tính toán nghiêm ngặt hơn để tránh những “vung tay
quá trán”.
Bởi thế mới đòi hỏi điều gọi là “kế hoạch hành động hài hòa”. Qua
năm nay, các chủ nợ đưa các khoản tài trợ vào trong ngân sách và tài trợ
theo lĩnh vực hay mục tiêu chứ không dàn trải kiểu “hoa thơm, tất cả cùng
hưởng”. Song song, các tổ chức quốc tế cũng khuyến cáo công khai ngân
sách. Một khi ngân sách được công khai đúng các chuẩn mực quốc tế sẽ dễ
lượng giá, kiểm tra hơn.
Công khai ngân sách đã bắt đầu nghe nói đến. Thế còn công khai nợ
nước ngoài? Nhất định đã đến lúc công khai nợ nước ngoài. Trả mỗi năm 2 tỉ
USD nợ nước ngoài là nhiều hay ít? Có nhiều cách giải đáp. Có ý kiến cho
rằng khi nợ ở khoảng 25-30% GDP thì không sao, thậm chí ở mức 35%
GDP như hiện nay vẫn chưa vào “vùng dông bão”.

11


Thế nhưng, nếu chia bình quân cho 44 triệu người trong tuổi lao động,
bài toán sẽ là khác, từ góc độ người lao động: họ phải lao động năng suất ra
sao để mỗi năm bình quân dôi ra được 45 USD/người đặng đóng thuế trả nợ
nước ngoài, chưa kể đóng các khoản thuế chi cho các việc khác. Trong góc

độ đó sẽ là một bài toán lớn, nhất là khi vẫn còn trên 20 triệu người trong
chuẩn nghèo.
Các chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài
hiệu quả và bền vững” cho VN đã than: “Số liệu sẵn có vào thời điểm biên soạn báo cáo
này thiếu chính xác, không kịp thời, thiếu toàn diện và nhất quán về định nghĩa” (tr.1)!
Điều đó có nghĩa là bằng vào sổ sách các cơ quan đang lưu giữ, chẳng ai nắm chắc được
cơ quan nào đang nợ bao nhiêu, nợ tổ chức nào..., y hệt chuyện xe cộ đem cho mượn của
PMU 18 chẳng ai biết.

Cho đến nay ta vẫn gọi những khoản vốn vay (chiếm đa số), cho
không (số ít) là vốn ODA cho tiện mồm tiện miệng, tiện (đánh máy) báo cáo,
cũng như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là FDI... Dường như một số người
đã quên hẳn đi nghĩa thật của nó, để rồi quên rằng vốn ODA trong thực tế
chính là nợ. Cũng như FDI là vốn của thiên hạ chứ chẳng phải vốn của ta,
lợi nhuận bao nhiêu thiên hạ hưởng, bất quá ta thu được thuế và công nhân
ta được chút lương bèo.
Tại sao chủ nợ sốt ruột hơn con nợ trước việc sử dụng hiệu quả hay
không hiệu quả vốn vay/xin của họ? Trên trang web của UNDP có những bài
viết như “VN đừng trở thành một Mexico”. Tại sao lại có những “cầu chúc”
12


như thế? Đơn giản bởi vì Mexico đã từng là một con nợ khó đòi rồi vỡ nợ.
Những bài học “vỡ nợ” cấp quốc gia trong hơn thập niên trước còn quá nóng
bỏng để có thể quên tính toán đến tính hiệu quả trong sử dụng viện trợ.
Ở mọi nước con nợ, con đường vay nợ trong những năm đầu lúc nào
cũng thênh thang, có điều càng dài lâu càng “mỏi gối”, thậm chí có khi “lật
ngửa.Vay nợ để phát triển, được thôi. Nhưng nếu không nhớ rằng mình là
con nợ thì vỡ nợ mất. Phiền một nỗi chính người dân mới là người trả nợ.
Để nợ nước ngoài không ảnh hưởng tiêu cực tới lộ trình cải cách

kinh tế, theo các chuyên gia tài chính, việc quản lý nợ phải bảo đảm nguyên
tắc phát huy nguồn nội lực là chính, đồng thời tranh thủ huy động mọi nguồn
vốn nước ngoài, bao gồm vốn vay, đầu tư trực tiếp và các nguồn vốn đầu tư
gián tiếp khác; vay vốn nước ngoài phải nhằm mục tiêu đầu tư phát triển đất
nước và cơ cấu lại nền kinh tế.
III. Nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát
1)Nợ nước ngoài ở Việt Nam vẫn nằm ở ngưỡng an toàn :
Việc xây dựng chiến lược vay và trả nợ nước ngoài được căn cứ trên
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010. Đối với bên ngoài, khi chương
trình hành động được công bố, các nhà đầu tư, các nhà tài trợ trông vào đó
và yên tâm với kế hoạch và khả năng trả nợ của Việt Nam. Việc công bố cơ
cấu nợ trong nền kinh tế là lời khẳng định loại bỏ nỗi lo âu về gánh nặng nợ
sẽ đè nặng lên con cháu chúng ta nay mai. Theo chiến lược, tỷ lệ vay nợ
nước ngoài dự kiến trong các năm từ nay đến năm 2010 chỉ khoảng 34% đến
35% GDP, trong khi ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo tập quán quốc
tế là đến 50% GDP.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam
hiện nay vào khoảng 11 đến 15 tỷ USD. Cả số nợ tuyệt đối và tỷ lệ nợ/GDP

13


đều đã giảm đi so với năm 2000 vì Chính phủ đã và đang trả nợ dần. Hiện tất
cả số nợ từ câu lạc bộ Luân Đôn và Paris đã được giải quyết hết, chỉ còn lại
số nợ vay các nước phương Tây và hơn 90% số nợ này là vay ưu đãi ODA,
khoản vay thương mại rất nhỏ. Năm 2000, tỷ trọng nợ trong GDP là 39%,
năm 2001 giảm còn 37,4%. Tỷ trọng này trong các năm 2002 và 2003 là
34%, năm 2005 là 35,8% và năm 2006 là 36,6%. Tính bình quân trong 5
năm 2001-2005 là 35,6%.
Mức độ nợ nước ngoài của VN hiện ở dưới mức 7% xuất khẩu. Đây

là tỷ lệ hoàn toàn chấp nhận được và thấp hơn nhiều nước, thậm chí là hầu
hết các nước.
Mặt khác, khoản nợ của VN hiện nay hầu hết là những khoản vay ưu
đãi, với lãi suất thấp, thời gian đáo hạn là 40 năm. Điều này có nghĩa là mỗi
năm VN chỉ phải trả một khoản nhỏ, chúng ta không lệ thuộc vào nguồn vốn
vay nước ngoài và có khả năng trả nợ những khoản nợ đã vay, lý do:
1.Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm, vốn trong nước chiếm
65% và vốn nước ngoài là 35%. Trong nguồn vốn ngoài nước thì nguồn vốn
đầu tư trực tiếp chiếm hơn 2/3, còn lại là vay nước ngoài. Như vậy vốn vay
nước ngoài chỉ chiếm dưới 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
2. Về khả năng trả nợ, Chính phủ đã xây dựng chiến lược vay và trả
nợ nước ngoài đến 2010. Trong đó, phương án vay và cả phương án trả nợ
đã được xem xét phân tích kỹ lưỡng, từ đó mới xây dựng kế hoạch vay nợ
hằng năm. Với tổng dư nợ vay của quốc gia hiện nay khoảng 35% GDP, nếu
so sánh với giới hạn theo kinh nghiệm quốc tế là 50% GDP thì có thể nói
chúng ta vẫn ở trong mức an toàn, và hoàn toàn có khả năng trả nợ những
khoản vay nước ngoài. Những phân tích về mức độ an toàn trong vay nợ của
VN do Quĩ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới đã thực hiện cũng khẳng
định điều này.

14


Vấn đề của nợ là cho dù tiền được sử dụng vào mục đích nào thì
cũng cần phải sử dụng một cách có hiệu quả. Nếu khoản vay được đầu tư
hiệu quả để tạo ra thu nhập, nâng cao chất lượng sống, nâng cao các hoạt
động kinh tế thì đối với VN, nợ là một công cụ rất tốt.
2) An toàn nợ nước ngoài
Năm 1993, Việt Nam nằm trong tình trạng mất khả năng thanh toán
nợ, bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào danh sách các quốc gia nghèo nợ

nặng nề (HIPCs) với tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP lên tới 173%. Sau hơn 10
năm tích cực cơ cấu lại và trả nợ, tỷ lệ nước ngoài hiện nay của Việt Nam
chỉ còn khoảng 34%, mặc dù trong thời gian này, Việt Nam thu hút thêm
hàng chục tỷ USD vốn vay nước ngoài.
Theo số liệu của Bộ Tài chính (BTC), tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam
vào thời điểm cuối năm 2005 là 16,8 tỷ USD, tăng 2,3 tỷ USD so với cuối
năm 2004. “Tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2001 2005 được duy trì theo một cơ cấu bền vững, thể hiện ở các chỉ số về nợ vẫn
nằm trong giới hạn an toàn và tiếp tục được cải thiện”, một quan chức BTC
nhận định.
“Theo đánh giá của IMF, WB… và các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm
quốc tế như Moody’s, Standard & Poor’s… thì tình trạng nợ nước ngoài của
Việt Nam tương đối bền vững và nằm trong tầm kiểm soát”, bà Trương Thái
Phương, Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) công bố. Sự tin
tưởng của cộng đồng tài chính quốc tế vào năng lực sử dụng hiệu quả nguồn
vốn nước ngoài và quản lý nợ của Việt Nam được thể hiện cụ thể bằng việc
khối lượng cam kết tài trợ vốn ODA liên tục tăng qua mỗi năm tài khoá. Gần
đây nhất, tại Hội nghị CG 2005, các tổ chức quốc tế đã cam kết tài trợ cho
Việt Nam thêm 3,7 tỷ USD, tăng 10% so với cam kết cho năm trước. “Sự tin

15


tưởng của cộng đồng tài chính quốc tế vào khả năng vay - trả nợ nước ngoài
của Việt Nam còn được thể hiện qua việc tích cực tham gia mua 750 triệu
USD trái phiếu quốc tế của Việt Nam vào tháng 11/2005”, bà Phương nói.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính giai đoạn 2006 2010, theo Bộ trưởng BTC Nguyễn Sinh Hùng là tiếp tục tăng dự trữ ngoại
tệ quốc gia, duy trì cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý, đảm bảo khả năng trả nợ
nước ngoài, đồng thời tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ cũ, áp dụng các
phương thức chuyển đổi, mua, bán nợ nhằm giảm nghĩa vụ trả nợ quốc gia,
nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.

BTC dự báo, tổng mức dư nợ nước ngoài của quốc gia (bao gồm nợ nước
ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân) năm 2010
vào khoảng 24 - 25 tỷ USD, chiếm khoảng 37 - 38% GDP, tức là tăng so với
hiện nay (34% GDP) do giai đoạn này Việt Nam tiếp tục vay thêm 14 - 15 tỷ
USD, trong khi trả nợ nước ngoài của quốc gia vào khoảng 10 - 11 tỷ USD.
Tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2010 được dự kiến vào
khoảng 36 - 40% GDP, về số tuyệt đối mức đầu tư cao gấp 1,5 lần so với
giai đoạn 2001 - 2005. Dự kiến, 35% số vốn đầu tư sẽ được huy động bên
ngoài lãnh thổ, trong đó có việc vay nợ. Chính vì vậy, trong Chương trình
Quản lý nợ nước ngoài trung hạn, BTC rất quan tâm tới việc thu hút tối đa
và hợp lý hoá các nguồn vốn vay từ bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội. Việc vay vốn, theo BTC phải bảo đảm chi phí thấp nhất,
đảm bảo khả năng trả nợ, không để đất nước rơi vào tình trạng nợ trầm
trọng, đồng thời không gây ra những nhân tố có tác động xấu tới các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế.
Sự an toàn trong vay nợ, theo BTC, tổng mức dư nợ nước ngoài phải dưới
50% GDP, nghĩa vụ trả nợ dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, trong đó nghĩa
vụ trả nợ của Chính phủ không quá 12% tổng thu ngân sách nhà nước….

16


Muốn vậy, phải tiếp tục khống chế bội chi ngân sách nhà nước dưới 5%
GDP và được bù đắp bằng nguồn vay trong nước 3 - 3,5% GDP, bên cạnh đó
phải xây dựng các phương án vay nợ đảm bảo danh mục nợ hợp lý và quản
lý tốt rủi ro. Vẫn theo BTC, để đảm bảo hạn mức an toàn về nợ nước ngoài
và an ninh tài chính quốc gia, thời gian tới cần phải tạo ra khả năng xuất
khẩu và nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài nhằm tránh tình trạng nợ
quá hạn, đồng thời với việc tiếp tục cơ cấu lại nợ nước ngoài của quốc gia,
nợ nước ngoài của Chính phủ.

Theo Chương trình Quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2006 - 2010, thì ngân
sách nhà nước chỉ vay cho đầu tư phát triển để tạo ra nguồn thu, tăng tích
luỹ chứ không vay nước ngoài để tiêu dùng. Thậm chí, Chính phủ cũng
không vay thương mại hoặc sử dụng những khoản vay không có ưu đãi cao
hoặc vay bằng những loại ngoại tệ có rủi ro cao về tỷ giá hối đoái để đầu tư
cho các dự án hạ tầng cơ sở mà không có khả năng hoàn vốn. Ngoài việc đi
vay, các cơ quan chức năng của Chính phủ phải quản lý chặt chẽ các rủi ro
phát sinh từ những biến động kinh tế trong và ngoài nước nhằm giảm thiểu
chi phí thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong dài hạn như rủi ro về tỷ giá, lãi suất,
khả năng thanh toán của ngân sách nhà nước, rủi ro tín dụng và hoạt động
tín dụng.
B.GIẢI PHÁP
I.định hướng quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010
1)Nội dung
1.1 Mục tiêu :

17


a)Mục tiêu tổng quát :
Xác định phương hướng chủ đạo trong công tác thu hút và sử dụng
vốn vay nước ngoài nhằm bổ sung có hiệu quả hơn nguồn vốn cho đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tiếp thu chuyển giao công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng, nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong thời kỳ từ nay đến năm 2010,
phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước; bảo
đảm khả năng trả nợ và tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh
đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế.
b).Mục tiêu cụ thể
 Huy động vốn vay nước ngoài phải nhằm mục tiêu bổ sung, khai

thác và phát huy các tiềm lực có sẵn trong nước cho đầu tư phát triển kinh
tế. Việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài phải phù
hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng ngành, địa
phương, khả năng cân đối ngoại tệ và trả nợ của nền kinh tế trong từng thời
kỳ. Đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn vay nước ngoài với chi phí
thấp nhất cho đầu tư phát triển đất nước và cơ cấu lại nền kinh tế theo các
định hướng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong từng
giai đoạn .
 Hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài là tiêu chuẩn
quan trọng hàng đầu trong việc quyết định vay vốn nước ngoài. Việc tiếp tục
đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý nợ nước ngoài, hoàn
thiện bộ máy quản lý nợ nước ngoài phù hợp với từng thời kỳ và tăng cường
sự phối hợp và gắn kết chặt chẽ giữa công tác quản lý nợ nước ngoài với
việc xây dựng các cân đối và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô là những
điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn,
góp phần hướng dẫn và khuyến khích sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm
18


và xóa bỏ bao cấp trong việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài. Đảm
bảo quản lý, phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, phù hợp
với khả năng trả nợ, đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia
1.2.Yêu cầu đổi mới công tác quản lý nợ nước ngoài: Phải đảm bảo
tính tập trung, thống nhất, hiện đại, đồng bộ và hiệu quả trong công tác quản
lý nợ nước ngoài của quốc gia, đồng thời phải xác định cho được lộ trình đổi
mới cụ thể, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.
1.3. Nguyên tắc quản lý nợ:
- Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện nợ khu vực công và nợ nước
ngoài của quốc gia, từ việc huy động, tiếp nhận, phân bổ sử dụng, quản lý
giám sát bằng các công cụ về chiến lược nợ dài hạn, chương trình quản lý nợ

trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt; các chính sách, chế độ phù hợp và phân công trách nhiệm quản lý rõ
ràng theo các quy chế được Chính phủ ban hành;
- Hiệu quả của chương trình, dự án sử dụng vốn vay là tiêu chí hàng
đầu trong việc quyết định vay vốn nước ngoài hoặc huy động trong nước cho
mục tiêu đầu tư phát triển;
- Đảm bảo tính bền vững về huy động bù đắp bội chi ngân sách nhà
nước, chỉ sử dụng cho mục tiêu phát triển không sử dụng cho tiêu dùng; đảm
bảo cân đối giữa vay và khả năng trả nợ, cân đối ngoại tệ và các cân đối vĩ
mô khác của nền kinh tế về dài hạn;
- Thực hiện các biện pháp tái cơ cấu nợ và các phương pháp quản lý
nợ hiện đại trên cơ sở phân tích danh mục nợ, phân tích bền vững nợ, nắm
bắt điều kiện thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí cho ngân sách nhà
nước;

19


- Quản lý thận trọng việc vay thương mại nước ngoài của Chính phủ,
không vay thương mại nước ngoài ngắn hạn cho các mục tiêu dài hạn.
Nguồn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ chỉ được sử dụng cho
mục đích cho vay lại đối với các chương trình, dự án đầu tư phát triển trọng
điểm của Nhà nước có nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ, có khả năng
hoàn vốn và trả được nợ và cho mục đích tái cơ cấu nợ nước ngoài;
- Chính phủ không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ nước ngoài
do các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trực tiếp vay, trừ
trường hợp được Chính phủ bảo lãnh.
1.4: Các công cụ quản lý nợ chủ yếu:
- Chiến lược nợ dài hạn, Chương trình quản lý nợ trung hạn và Kế
hoạch vay trả nợ nước ngoài hàng năm;

- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, giám sát nợ (bao gồm nhóm chỉ tiêu
giám sát nợ nước ngoài của quốc gia, nợ nước ngoài của Chính phủ và Khu
vực công và các chỉ tiêu nợ nước ngoài của doanh nghiệp);
- Hệ thống báo cáo tổng hợp về nợ nước ngoài (báo cáo về dư nợ
nước ngoài, tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ
chức thuộc khu vực công và cả nước, kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài
hàng năm của Chính phủ và các báo cáo khác thuộc nội dung chiến lược dài
hạn về nợ, chương trình quản lý nợ trung hạn);
- Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp, chia sẻ, báo cáo và công bố
thông tin về nợ nước ngoài.
2).Các nhóm giải pháp lớn
Nhóm 1: Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ

20


a) Nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Cần tranh thủ nguồn vốn vay ODA phù hợp với nhu cầu đầu tư phát
triển và khả năng hấp thụ của nền kinh tế nói chung và của từng ngành, địa
phương nói riêng. Vốn vay ODA phải được ưu tiên tập trung đầu tư vào các
ngành và lĩnh vực cụ thể phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Đối với các dự
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không có điều kiện thu hồi vốn trực tiếp,
việc sử dụng vốn phải dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội. Đối với các dự án
đầu tư cho sản xuất kinh doanh phải lấy hiệu quả tài chính làm thước đo chủ
yếu.
Từ nay đến năm 2010, các lĩnh vực sau đây được định hướng ưu tiên
sử dụng nguồn vốn vay ODA:
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thủy lợi,
lâm nghiệp, thủy sản), kết hợp xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, định
canh định cư, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng cơ sở hạ

tầng cho miền núi, vùng sâu, vùng xa và các vùng khó khăn.
- Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại.
- Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và
phát triển).
- Khoa học, công nghệ, môi trường, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin, nhất là công nghệ ứng dụng cho từng ngành kinh
tế và đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo đảm phát triển bền vững.
Tăng cường thu hút nguồn vốn vay ODA đòi hỏi phải tăng cường
tương ứng khả năng sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu quả. Không bố trí
hoặc hạn chế bố trí nguồn vốn vay ODA cho những ngành, lĩnh vực, địa
phương giải ngân chậm, sử dụng vốn vay nước ngoài không hiệu quả, đồng

21


thời tăng mức phân bổ nguồn vốn vay ODA cho những ngành, lĩnh vực và
địa phương sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và bảo đảm tiến độ thực hiện dự
án.
Vấn đề sử dụng đúng và hiệu quả các nguồn vốn vay đang là vấn để
nổi cộm và cấp thiết nhất hiện nay, đòi hỏi phải có những quyết sách mạnh
mẽ và dũng cảm nhằm định hướng đầu tư cho thời kỳ tới. Hạn chế và tiến tới
không sử dụng vốn vay nước ngoài, dù với điều kiện ưu đãi nhất cho các
công trình có thể dùng vốn trong nước (như đường xá, cầu cống, điện nước
nông thôn, các công trình không đòi hỏi công nghệ cao và có thể hoàn toàn
có thể mua sắm vật tư thiết bị và sử dụng lao động trong nước v.v...), trên cơ
sở tăng cường huy động và sử dụng tối đa nguồn tiết kiệm trong nước, giảm
dần mức độ lệ thuộc vào vốn vay nước ngoài (Hiện nay tỷ lệ tiết kiệm trong
nước ta mới chỉ đạt 17% GDP, trong khi ở Trung quốc tỷ lệ này là 40%
GDP)”.

b) Vay thương mại nước ngoài của Chính phủ
- Hạn chế vay nợ thương mại của Chính phủ, chỉ áp dụng hình thức
này trong trường hợp đặc biệt và không thể huy động ngay được các nguồn
vốn khác có hiệu quả hơn.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và tiến hành thí điểm phát hành trái
phiếu của Chính phủ ra nước ngoài để từng bước thâm nhập thị trường tài
chính quốc tế và huy động thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Thời gian
tới, sẽ thí điểm phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài với mục đích
từng bước thâm nhập thị trường tài chính quốc tế
- Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp quản lý nợ hiện đại phù hợp như
cơ cấu lại nợ, chuyển đổi nợ, mua lại nợ, hoán đổi nợ,... nhằm bảo đảm cơ
cấu nợ hợp lý và giảm được nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.

22


Nhóm 2:Quản lý nợ nước ngoài của các doanh nghiệp
- Giám sát chặt chẽ việc vay và trả nợ của khu vực doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp nhà nước vốn vay nợ ngắn hạn.
Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhà nước ra nước ngoài cần
phải được quản lý chặt chẽ: trong thời gian tới, các doanh nghiệp nhà nước
có quy mô lớn, phát triển ổn định, kinh doanh có hiệu quả như: dầu khí, bưu
chính viễn thông, điện lực có thể phát hành trái phiếu ra nước ngoài để huy
động vốn theo những tỷ lệ nhất định sau khi đã phát hành tốt tại thị trường
trong nước và sau khi Chính phủ phát hành trái phiếu ra nước ngoài.
- Thúc đẩy các hình thức huy động vốn gián tiếp khác như doanh
nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu bán cho các nhà đầu tư nước ngoài để
bổ sung nguồn vốn đầu tư, tiến tới giảm tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn
nước ngoài; tạo điều kiện và khuyến khích việc phát hành cổ phiếu của các
doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, các công ty cổ phần và tiến hành cổ

phần hóa một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhóm 3: Về hạn mức vay nợ:
Hạn mức vay nợ phải trở thành một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển
kinh tế và Ngân sách Nhà nước hàng năm. Nghị định 90/1998/NĐ-CP ngày
7/11/1998 ban hành Qui chế vay và trả nợ nước ngoài đã đề ra nhiệm vụ này,
nhưng cho đến nay vẫn chưa triển khai được.
Đây là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi phải xem xét đến nhiều
mặt cân đối của nền kinh tế. Tuy nhiên, để đơn giản theo chúng tôi bước đầu
có thể xác định giới hạn vay nợ hàng năm dựa trên hai chỉ số nợ cơ bản là tỷ
lệ tổng số nợ/GDP và nghĩa vụ trả nợ/xuất khẩu. Nhu cầu vay nợ thêm cũng
như khả năng trả nợ liên quan theo chiều thuận với mức tăng GDP. Về mặt
số học đơn thuần, để đảm bảo duy trì tỷ lệ tổng số nợ/GDP không đổi thì tỷ

23


lệ tăng dư nợ có thể bằng tỷ lệ tăng GDP hàng năm. Tuy nhiên trên thực tế
trong thời kỳ đầu phát triển kinh tế, do nhu cầu đầu tư lớn trong khi tích luỹ
trong nước không đủ, cần phải sử dụng nhiều vốn vay. Do vậy, chỉ số này
không thể không tăng, tức là tỷ lệ dư nợ tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng GDP. Bên
cạnh đó còn phải lưu ý rằng do nợ gốc từ trước và phần vay thêm trong năm
sẽ tiếp tục phát sinh lãi và đây cũng là khoản nợ mới mà phần GDP tăng
trưởng thêm phải gánh chịu. Vì vậy, để đảm bảo tương quan nợ/GDP và các
cân đối về kinh tế – ngân sách, nếu mức lãi suất vay tăng thì số tiền vay
thêm phải ít đi và ngược lại.
Các nghiên cứu của các tổ chức tài chính quốc tế đã đưa ra kết luận
chung là để đảm bảo tương quan hợp lý giữa nợ và GDP, chỉ số nợ/GDP
hàng năm không được tăng quá mức tăng trưởng thực GDP trừ đi mức lãi
suất vay thực tính bình quân cho các khoản vay. Trường hợp ngược lại thì
tốc độ phần lãi tăng thêm vào nợ sẽ lớn hơn phần tăng trưởng tăng thêm vào

GDP.
Ví dụ: (số liệu giả định)
Tổng số nợ Quốc gia của Việt nam năm 1999 là 11,7 tỷ USD bằng
43%
GDP

27,2 tỷ USD

Dự kiến tăng trưởng thực GDP trong năm 2000 là 5,5%
Mức lãi suất vay thực (tính bình quân các khoản vay theo kỳ rút vốn)
dự kiến là 3,5%
Theo nguyên tắc nêu trên, chỉ số Tổng số nợ/GDP năm 2000 có thể
tăng 2% (5,5%-3,5%); tức là bằng 43%x1,02= 43,86%.
Từ đó tổng số dư nợ cuối kỳ sẽ bằng: 12,58 tỷ USD
(43,86%x27,2x1,055), tăng so đầu kỳ 880 triệu USD.

24


Giả dụ trong năm 2000, số nợ gốc được trả là 900 triệu USD. Khi đó
tổng hạn mức vay nợ quốc gia (số có thể vay thêm) trong năm 2000 sẽ là
1.780 triệu USD. Nếu hạn mức vay nợ xác định cho doanh nghiệp là 750
triệu USD thì hạn mức vay nợ của Chính phủ sẽ còn lại là 1.030 triệu USD
(trong thực tế việc tính toán cần tính đến yếu tố lãi suất thực của nợ Chính
phủ và nợ doanh nghiệp).
Nguyên tắc tính chỉ số nợ nói trên có thể áp dụng cả trong việc xác
định mức tăng bội chi ngân sách so với GDP (vì mức bội chi chính là mức
Chính phủ phải vay thêm hàng năm để bù đắp) và xác định tổng hạn mức
vay nợ Chính phủ (kể cả phần cho vay lại trong nước) cũng như hạn mức
vay nợ quốc gia nói chung. Tuy nhiên hiện nay hạn mức vay nợ của các

doanh nghiệp hàng năm do ngân hàng nhà nước xác định, vì vậy để xác định
hạn mức vay nợ quốc gia cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài
chính và Ngân hàng Nhà nước. Điều rõ ràng là nếu muốn đảm bảo giới hạn
an toàn về chỉ số nợ quốc gia, nếu qui định hạn mức vay nợ cho doanh
nghiệp tăng nhiều thì nợ Chính phủ phải thu hẹp lại.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là có thể tăng chỉ số này đến mức độ nào là
hợp lý? Có thể lấy các chỉ số đánh giá tình trạng nợ được các tổ chức tài
chính quốc tế công bố để giám sát tình trạng nợ của Chính phủ cũng như của
quốc gia. Tuy nhiên các chỉ số này chỉ mang tính chất chung, dùng để tham
khảo vì có thể chưa tính được hết các đặc thù của từng nước. Chẳng hạn, chỉ
số nợ/GDP tại Thái lan năm 1997 là 62,6%, Malaysia là 50,5%, Philippin là
53%. Nếu theo phân loại của WB thì được xếp vào nhóm các nước lâm vào
tình trạng nợ nần trầm trọng. Nhưng trên thực tế những nước này vẫn được
đánh giá là có khả năng thanh toán nợ.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi nêu trên, cần xem xét đến chỉ tiêu thứ 2 là tỷ
lệ nghĩa vụ nợ hàng năm so với trị giá xuất khẩu. Chỉ tiêu thứ nhất chỉ phản

25


×