Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VAN XUOI LANG MAN VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.22 KB, 12 trang )

Chuyên đề: VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930 – 1945
( Thời lượng: 3 tiết)
(Giới hạn phạm vi: Các sáng tác của Tự lực văn đoàn và Vang bóng một thời của
Nguyễn Tuân)
* Mục đích:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930- 1945. Khi
thực hành các dạng đề về văn xuôi giai đoạn này học sinh sẽ có một số kiến thức cơ
bản để mở rộng đối chiếu vấn đề.
- Nắm được phương pháp sáng tác của các nhà văn lãng mạn. Học sinh sẽ phân tích kĩ
hơn về đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi lãng mạn đã học. Mở rộng vấn
đề khi thực hành các đề về văn học hiện thực phê phán.
* Yêu cầu:
- Nắm được một số kiến thức cơ bản về văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945.
- Thực hành được một số dạng đề về văn xuôi lãng mạn.
- Biết vận dụng kiến thức của bài học để mở rộng, so sánh đối chiếu với những vấn đề
có liên quan.
I. Vài nét về Tự lực văn đoàn
1. Hoàn cảnh ra đời của Tự lực văn đoàn
(Hãy cho biết Tự lực văn đoàn ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?)
- Hoàn cảnh lớn:
+ Nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành thuộc địa của Pháp. Từ đầu thế kỉ
XX đến năm 1945, quá trình khai thác thuộc địa của Pháp cơ bản hoàn thiện. Từ Nam
chí Bắc, nhiều đô thị, thi trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế, văn hóa hành
chính của xã hội thực dân. Ở đấy ra đời nhiều tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản,
công nhân, dân nghèo thành thị,… Những tầng lớp này có nhu cầu văn hóa, thẩm mĩ
mới. Họ tạo thành một công chúng đông đảo và đòi hỏi một thứ văn chương mới.
+ Phong trào Âu hóa đang diễn ra rầm rộ, trào lưu tư tư tưởng, văn hóa, văn học của
thế giới hiện đại ngày càng thấm sâu vào ý thức người làm văn, đọc sách.
+ Nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kĩ thuật hiện đại phát triển khá mạnh.
Viết văn trở thành một nghề để kiếm sống tuy rất chật vật.
- Hoàn cảnh hẹp:


Năm 1930, Nguyễn Tường Tam từ Pháp trở về nước với bằng cử nhân khoa học và
một quan niệm mới về xã hội và văn chương. Năm 1932, Nguyễn Tường Tam đứng ra
làm chủ bút tờ báo Phong hóa và năm 1933 tuyên bố thành lập nhóm Tự lực văn đoàn
bao gồm mấy an hem dòng họ Nguyễn Tường như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn
Tường Long, Nguyễn Tường Lân, Trần Khánh Dư, và một số văn nghệ sĩ khác.
Cơ quan ngôn luận của Tự lực văn đoàn là tuần báo Phong hóa, và từ năm 1936 là tuần
báo Ngày nay (khi Phong hóa bị đóng cửa). Phong hóa và Ngày nay trở thành những
trung tâm tập hợp phong trào văn nghệ lãng mạn (Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Đình Liên,
Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ…), là nơi tuyên truyền cho một cuộc cách tân văn học, cho
phong trào Âu hóa chống lại lễ giáo và quan trường phong kiến, là nơi đề xướng
1


những hoạt động cải lương tư sản (hội Ánh sáng). Phong hóa, số 101 (8 -6 – 1934)
đăng tôn chỉ của tự lực văn đoàn gồm 9 điểm, trong đó có 5 điểm quan trọng sau đây:
- “Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An
Nam”.
- “Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người
khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả quý phái.”
- “Trọng tự do cá nhân”.
- “Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không còn hợp thời nữa”.
- “Đem phương pháp khoa học Thái tây ứng dụng vào văn chương An Nam”.
2. Nội dung sáng tác của Tự lực văn đoàn
Em hãy cho biết nội dung sáng tác của Tự lực văn đoàn thường đề cập đến những
vấn đề gì?
a. Tinh thần chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương, đề cao hành
phúc cá nhân.
(Giáo viên tóm tắt ngắn gọn các tách phẩm: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng,
Thoát ly… trên cơ sở đó phân tích một vài chi tiết trong các tác phẩm để chứng minh)
Cũng như thơ mới, văn xuôi lãng mạn góp phần đấu tranh đòi giải phóng cá

nhân, cho hạnh phúc lứa đôi, phê phán kịch liệt đại gia đình phong kiến. Tình yêu và lí
tưởng cá nhân đều bị đại gia đình phong kiến kìm hãm, cho nên muốn hoàn toàn tự do
thì phải đoạn tuyệt hẳn với nó. Nhiều cuốn tiểu thuyết của tự lực văn đoàn mang một ý
nghĩa nhân văn nhất định vì nó phê phán cái lễ giáo phong kiến giả dối, phản nhân
đạo, chà đạp lên hạnh phúc và cuộc sống tự nhiên của con người (Lạnh lùng, thoát
ly…). Những cuốn tiểu thuyết như Nửa chừng xuân, Đôi bạn, Đoạn tuyệt kiên quyết
đoạn tuyệt với cái cũ, phong kiến hủ lậu, đứng hẳn về phía cái mới, nhiệt tình ủng hộ
cái mới nên được cả một thế hệ trẻ đồng tình, ủng hộ và ca ngợi.
Nửa chừng xuân tấn công vào đại gia đình phong kiến, tố cáo bọn quan lại và
địa chủ trọc phú ở nông thôn, tố cáo tính chất ích kỉ, tàn nhẫn, chà đạp lên hạnh phúc
con người của lễ giáo phong kiến. Cuộc đấu tranh bảo vẹ hạnh phúc lứa đôi ngoài lễ
giáo phong kiến, cuộc đấu tranh của cái cũ và cái mới đẩy các nhân vật trung tâm đi về
hai phía gần như đối lập nhau. Huy đã nói thẳng vào mặt bà Án lúc bà lên Phú Thọ
khuyên Mai đưa con về làm vợ bé cho huyện Lộc: “Thưa cụ, cụ tức là cái biểu hiện,
tức là một người đại diện cho nền luân lí cũ. Mà tâm trí chúng cháu thì đã trót nhiễm
những tư tưởng mới. Hiểu nhau khó lắm thưa cụ. Cụ với bọn hậu sinh chúng cháu như
hai con sông cùng một nguồn, cùng chảy ra bể, nhưng mỗi đằng chảy theo một phía
dốc bên sườn núi, gặp nhau sau được”. Còn nhân vật Lộc trong tác phẩm, Lộc tuy tự
hào với Mai là “anh đã theo một nền giáo dục Âu Tây, anh hiểu, anh yêu, anh trọng cái
giá trị, cái quyền tự do của cá nhân”. Nhưng Lộc vẫn chịu khuất phục trước uy quyền
của lễ giáo phong kiến. Còn Mai là một nạn nhân đau khổ và tự trọng, chỉ biết đem cái
nhân hậu, cái thanh cao ra chống đỡ. Mai đã chống đến cùng cái chế độ đa thê, đã nói
thẳng vào mặt bà Án “nhà tôi không có mã lấy lẽ” và bảo vệ tình yêu lí tưởng.
2


Tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” thành công nhất ở những chương miêu tả cuộc xung
đột giữa cái cũ và cái mới, giữa mẹ chồng và nàng dâu, tố cáo cái cổ hủ trong gia đình
bà Phán, cách đối xử chà đạp lên con người của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong
kiến. Tác phẩm không chỉ thu hẹp trong cái xung đột muôn thuở giữa mẹ chồng và

nàng dâu trong xã hội cũ mà luôn có xu hướng mở ra xung đột rộng lớn hơn, xung đột
về hệ tư tưởng giữa cái mới và cái cũ. Ta thấy rõ ý đồ cua tác giả trong lời buộc tội của
trạng sư:
“Người có tội chính là bà mẹ chồng Thị Loan và cái luân lí cổ hủ kia. Nhưng
nếu vượt lên trên và nghĩ rộng ra không kể đến cá nhân nữa, thì bao nhiêu những sự
việc xảy ra không phải lỗi ở người nào cả mà là lỗi ở sự xung đột hiện thời đương
khốc liệt của hai cái mới, cũ”.
Đoạn tuyệt là một thứ “tuyên ngôn nhân quyền” bằng nghệ thuật, nó đấu tranh
đòi quyền bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội. Loan đã nói thẳng
trước bà mẹ chồng phong kiến khi bị bà này cùng con trai đánh đập: “Không ai có
quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi … Bà cũng là người, tôi cũng là người,
không ai hơn kém ai”…
Báo chí đương thời bình luận: “Cuốn Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt
trên đầu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả đã đường hoàng công nhận sự tiến bộ và hang hái
tín ngưỡng tương lại. Ông giúp bạn trẻ vững lòng phấn đấu, nghĩa là vui mà sống”
(Loa, 8-8-1935).
Như vậy, giữa các nhà văn hiện thực và các nhà văn lãng mạn của Tự lực văn
đoàn đều phát hiện ra những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội thời bấy giờ, nhưng
các xung đột xã hội mà họ nhận ra có điểm gì khác nhau?
Các nhà văn Tự lực văn đoàn phát hiện và phản ánh mâu thuẫn giữa ý thức tự
do cá nhân, nhu cầu về quyền sống của con người với những hủ tục, lạc hậu lỗi thời
của chế độ phong kiến kìm hãm quyền sống cấ nhân. Đó là xung đột giữa cái mới và
cái cũ trong xã hội. Đó là xung đột về mặt tư tưởng. Các nhà văn hiện thực phê phán
phát hiện ra mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến với những người dân nghèo bị áp bức,
bóc lột (như trong chị Dậu, Chí Phèo…). Đó là mâu thuẫn giai cấp.
b. Xu hướng bình dân – cải cách xã hội mang tính cải lương.
GV kể ngắn gọn tác phẩm Đẹp, Con đường sáng phân tích một vài ý làm
sáng tỏ luận điểm.
Các nhà văn lãng mạn cũng nhìn thấy cuộc sống khó khăn, vất vả của những
người nông dân và họ đề ra cách giải quyết ttrong các sáng tác của mình là để cho

những người địa chủ phong kiến giàu có sẽ giúp đỡ những người nông dân cho gạo
thóc, xây đường xá, trường học giúp đỡ người dân có cuộc sống tốt hơn (Đẹp, Con
đường sáng…). Viết các tác phẩm như Đẹp, Con đường sáng … Hoàng Đạo và Nhất
Linh chưa nhận thấy được mâu thuẫn xã hội gay gắt và quyết liệt giữa giai cấp địa chủ
phong kiến với gai cấp nông dân bị áp bức bóc lột. Vì vậy, cải cách xã hội mà các nhà
văn thể hiện trong tác phẩm là cải cách mang tính cải lương. Điều này khác hoàn toàn
so với các nhà văn hiện thực phê phán. Cùng thời điểm đó, các nhà văn hiện thực phê
3


phán đã nhận ra mâu thuẫn gay gắt , quyết liệt, không gì có thể điều tiết được giữa địa
chủ phong kiến và nông dân trong xã hội nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà văn
hiện thực lại tỏ ra bế tắc trong việc giải quyết vấn đề. (Phân tích ngắn gọn kết thúc tác
phẩm Chị Dậu, Chí Phèo để chứng minh).
c. Đề cao ca ngời người chiến sĩ cách mạng – nhưng hình ảnh người chiến sĩ
cách mạng trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn có tình cảm lãng mạn, động cơ yếu
ớt, chưa có mục đích rõ ràng, mang nét tính cách của kẻ lãng du.
(GVphân tích ngắn gọn nhân vật Dũng trong tác phẩm “Đoạt tuyệt” để chứng
minh.)
3. Một số nét đặc sắc nghệ thuật trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn
- Thiên về đề tài tình yêu, hướng đến khai thác cảm xúc cá nhân của nhân vật.
- Nhiều nhân vật được xây dựng mang màu sắc lí tưởng.
- Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu.
II. Vài nét về Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
1. Hoàn cảnh ra đời
Sáng tác măn 1940, đây được xem là tác phẩm gần như đạt đến độ toàn thiện toàn
mĩ.
2. Nội dung của Vang bóng một thời
- Đọc tác phẩm, người ta thường chú ý đến những con nguời đựoc miêu tả trong "Vang
bóng một thời": ông Huấn Cao, cụ Tú Lan, ông cử Hai, vợ chồng ông phó sứ, ông

Huấn Cao... Đó là những con người tài hoa, có vẻ đẹp thanh cao và cuộc sống vượt
khỏi những bó buộc của danh lợi thường tình. Họ là hiện thân của vẻ đẹp xưa mà
Nguyễn Tuân say mê kiếm tìm, chiêm ngưỡng, ngợi ca bằng tất cả tình yêu, niềm kính
phục.
=> Ca ngợi vẻ đẹp xưa cũ, những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
- Vang bóng một thời còn là niềm nuối tiếc của một tâm hồn hoài cổ trước những cái
hay, cái đẹp, những nghệ thuật cầu kỳ của một thời đại đã qua, cái thời ấy nay đã chết
rồi, chỉ còn để lại một tiếng vang.
(GV tóm tắt và yêu cầu HS tóm tắt ngắn gọn một số tác phẩm trong tập truyện để
học sinh cùng nắm như: Bữa rượu máu, Chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm, Ném
bút chì…).
3. Một số nét đặc sắc nghệ thuật của Vang bóng một thời
- Thành công trong việc tạo dựng không khí truyện.
- Các nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn.
Nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng, được miêu tả bằng bút pháp lí tượng hóa, bằng
nghệ thuật tương phản và phóng đại. VD nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù), nhân
vật Cai Xanh trong (Ném bút chì)…
- Nghệ thuật kể, tả sự vật, sự việc, dựng cảnh sinh động.
+ Miêu tả sự vật: Góp phần không nhỏ tạo nên nét đẹp của tập truyện chính là thế
giới đồ vật cực kì phong phú mà nhà văn đã dày công miêu tả. Đó là những trang phục
đời thường thể hiện tính cách, phẩm giá con người: cá tính mộng mơ đậm chất nghệ sĩ
4


trong màu hỏa hoàng- sắc áo của Mộng Liên, sắc áo xanh nho nhã của cậu Tú...Người
xưa đã nói "y phục xứng kì đức"- điều ấy thật đúng lắm thay. Đó còn là những bộ ấm
trà mang theo linh hồn của nghệ thuật thưởng trà, mỗi chiếc ấm, mỗi cái chén đều ẩn
dấu trong nó cả một sự tích. Đó là những viên kẹo Thạch lan hương khong chỉ có vị
ngọt của kẹo mà còn ấp ủ cả hương thơm của những bông lan quý. Người ta còn thấy
trong tập truyện này những con dao nước thép sáng quắc, cây mai của nghệ thuật "ném

bút chì", cây đao chém cổ người sắc ngọt.. khiến bao người hoảng sợ. Rồi những đồ
vật mang tính kì ảo: con thuyền phi băng băng vượt không gian,những viên đá trên
đỉnh non Tản, cái lá trúc mảnh mai mà trở thành lưỡi dao sắc nhọn trừng trị những kẻ
dám tiết lộ bí mật của chốn non thiêng...
VD: “Trong những phút rất nguy nan, phải giết kẻ khác để gỡ lấy mạng mình, chưa
bao giờ Cai Xanh chịu phóng dao và bỏ dao lại trên chiến địa. Hóa cho nên con dao
đó, sau những khi cắm ngập vào thớ thịt còn nóng hổi giòng máu của bao nhiêu tử thi,
dao đó lại trở lại nằm trong hầu bao của Cai Xanh. Chung quanh con dao thép sáng
ngời, một huyền sử kinh sợ đã bao chùm.”
+ Kể tả sự việc: Cảnh cho chữ, cảnh thả thơ, đánh thơ, cảnh hành hình …
- Ngôn ngữ vừa giản dị, vừa cổ kính.
III. Phương pháp sáng tác của các nhà văn lãng mạn
1. Phương pháp sáng tác của các nhà văn lãng mạn
a. Các nhân vật, tình huống, hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu
cầu thể hiện lí tưởng, tình cảm mãnh liệt của các tác giả.
b. Văn học lãng mạn được viết bằng cảm hứng lãng mạn
+ Nhà văn thường viết về những cái phi thường, có tính biệt lệ. (Pt nhân vật Huấn Cao
phi thường về tài năng và khí phách)
+ Xây dựng hình tượng con người vượt lên thực tại của đời sống, của hoàn cảnh
hướng đến cái gì đó tốt đẹp hơn và thánh thiện hơn. (Pt ngắn gọn Hai đứa trẻ - Cảnh
đợi tàu)
c. Các nhà văn lãng mạn thường sử dụng biện pháp tương phản, phóng đại, sử dụng
ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc. (Phân tích một vài chi tiết trong Hai đứa trẻ và
Chữ người tử tù để chứng minh)
2. Một số nét tương đồng và khác biệt giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện
thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945.
a. Tương đồng
- Đều thuộc loại hình tự sự.
- Được đăng tải và xuất bản công khai không bị thực dân Pháp cấm đoán.
- Có những đóng góp mang ý nghĩa quyết định đối với quá trình hiện đại hóa nền văn

học.
b. Khác biệt
Nội dung
Văn xuôi lãng mạn
Văn xuôi
hiện thực phê phán
- Thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái - Chú trọng diễn tả và phân
5


Phương
sáng tác

Cảm hứng
Hạn chế

tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, phát
huy cao độ trí tưởng tượng để diễn
tả những ước mơ, khát vọng.
- Chủ yếu đề cập đến những quan
thức hệ riêng tư, đến số phận cá nhân
với thái độ bất hòa, bất lực trước
môi trường xã hội tầm thường, giả
dối, tù túng dưới ách thực dân.
- Thích cai biệt lệ, độc đáo, phi
thường.

tích tâm lí, lí giải nột cách
chân thực xã hội thông qua
những điển hình nghệ thuật.

- Đi sâu vào đề tài xã hội với
thái độ phê phán trên tinh
thần dân chủ và nhân đạo.

- Miêu tả những điều quen
thuộc, thường thấy, khám phá
bản chất, tìm ra quy luật xã
hội.
Thiên về ca ngợi, biểu cảm hoặc Thiên về phê phán, lên án, tố
thể hiện thái độ chán nản, bất hòa.
cáo.
Chưa chỉ ra lối thoát, lãng tránh Giải quyết nửa vời, kết cục bi
thực tại.
quan, bế tắc.

IV: Sự giao thoa giữa yếu tố lãng mạn và hiện thực trong sáng tác của Thạch Lam
(chỉ tìm hiểu Hai đứa trẻ)
Trên thực tế sáng tác, có những nhà văn thuộc xu hướng văn học lãng mạn
nhưng tác phẩm của họ lại xuất hiện nhiều yếu tố mang tính hiện thực. Thạch Lam
cuat nhóm Tự lực văn đoàn là một trường hợp như thế. Có ý kiến cho rằng: Thạch
Lam là nhà văn mang sứ mệnh hòa giải giữa lãng mạn và hiện thực.
Chứng minh qua tác phẩm “Hai đứa trẻ”:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 10 phút tìm và chỉ ra yếu tố hiện thực và lãng
mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ, biện giải vì sao có sự xuất hiện đang xen giữa yếu tố
hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm ấy?
- Giới thiệu về Thạch Lam hoặc Văn Thạch Lam, “Hai đứa trẻ ” là tiêu biểu cho lối kết
hợp giữa hiên thực và lãng mạn trong văn ông.
- Lí giải được thế nào là hiên thực, thế nào là lãng mạn.
- Hiện thực được thể hiên trong tác phẩm:
+ Phơi bày một cách chân thực về một phố huyện nghèo với cuộc sống cơ cực, tàn lụi,

đói kém của những kiếp người bé nhỏ, mòn mỏi nơi đây.
+ Nhân vật có buồn nhưng không biết khổ đau, vì họ đau qua nhiều, chịu đựng mãi
nên nó chai lì và thành thói quen. Hiện thực này là hiên thực của những kiếp người
sống mòn mỏi trong một xã hội trì trệ, tù túng, của một cái ao đời tù hãm, phẳng lặng
“đã nổi váng lên”. Đây là bức tranh hiện thực của xã hội Việt Nam trước CM tháng 8.
- Chất lãng mạn được thể hiện:
+ Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả đẹp nhưng đượm buồn, mang phong vị của vẻ
đẹp lãng mạn.

6


+ Con người trong hoàn cảnh hiện thực tối tâm vẫn mơ về ánh sáng, về cuộc sống tươi
đẹp. Nhà văn đã miêu tả cảm động, sâu sắc, tinh tế những lúc nhân vật chìm vào hoài
niệm, mơ tưởng. Đi sâu vào thế giới bí ẩn của tâm hồn nhân vật.
+ Lời văn nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình. Toàn bộ tác phẩm như viết nên bằng thứ ngôn
ngữ giàu chất thơ.
V. Bài tập thực hành
Đề 1: Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam.
Đề 2: Sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ
của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
GỢI Ý HỌC SINH THỰC HÀNH
Đề 1:
1. Tìm hiểu đề:
Đề bài thuộc kiểu đề tự do - chỉ nêu chủ đề mà không bắt buộc về cách thức,
phương pháp triển khai chủ đề đó. Chủ đề được nêu trong đề bài này là chất thơ trong
truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam). Về thực chất, có thể hiểu, đề bài yêu cầu phân
tích để tìm ra những biểu hiện của chất thơ cũng như vai trò của nó trong việc tạo nên
dấu ấn phong cách Thạch Lam và thành công của truyện ngắn "Hai đứa trẻ". Để thực
hiện yêu cầu này của đề bài, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ khái niệm "chất thơ", chất

thơ trong truyện ngắn để trên cơ sở đó xác định đúng và phân tích thấu đáo biểu hiện
cũng như giá trị của chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ".
2. Dàn ý:
a. Mở bài:
- Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt,
thậm chí đôi khi đơn giản đến như không có. Nhân vật của ông cũng không thuộc vào
những lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy mà tác phẩm vẫn có được
một sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo nên một
sức cuốn hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại cùng với
nó. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp dẫn, cuốn hút
ấy chính là chất thơ lắng đọng lan toả từ những trang văn.
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn
giàu chất thơ.
b. Thân bài:
b.1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn:
- "Chất thơ": Tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ
đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi
gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn.
- Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu
hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của
chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn
trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.
- Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối
bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà
là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
b.2. Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ":
b.2.1. Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:
7



- Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết,
tự nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống:
+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng
nồng, âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng
lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn
của buổi chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê
đó; khi đêm xuống, Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ
mộng về con vịt theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu
chuyện cổ; tâm hồn Liên trong sáng và nhạy cảm đến độ có thể bắt nhạy với những
dấu hiệu mơ hồ nhất của thế giới quanh mình: những con đom đóm lập loè, những khe
sáng, hột sáng lọt qua khe cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo…
+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Cuộc sống thường nhật với
gánh nặng mưu sinh không thể xoá bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ. Thậm chí,
chính cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày lại khiến nỗi nhớ ấy thêm da diết, khắc khoải: dù kỉ
niệm còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hồi quang
rạng rỡ nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ
quá khứ luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu
đêm lại đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi
không biết" mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô.
+ Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Bản thân Liên đang sống
một cuộc sống nghèo khó, Liên cũng thấm thía sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô
đang phải trải qua song không vì thế mà Liên đóng kín tâm hồn đối với con người và
cuộc sống quanh mình. Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi
chợ, Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn
có một tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù
trong em không phải không có cảm giác sờ sợ rất tự nhiên ở một đứa trẻ khi phải đối
diện với một người không hoàn toàn bình thường. Chính những tình cảm ngỡ như rất
giản dị ấy lại làm cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để trở về với
những gì tự nhiên thuần khiết nhất.
- ở cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Dường như, Thạch Lam đã viết

truyện ngắn "Hai đứa tre" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm
Giàng. Đọc truyện, không thể không nhận thấy cái tình âu yếm mà Thạch Lam dành
cho nhân vật. Cái tình âu yếm ấy một mặt xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu thương
mà người lớn dành cho lứa tuổi này, một mặt là do nhà văn đã hoá thân vào nhân vật,
là sự ám ảnh của tuổi thơ gắn liền với phố huyện Cẩm Giàng. Sự cộng hưởng của
những cảm xúc này để tạo cho những trang viết Thạch Lam một sự hoà quyện giữa
chất thực và chất thơ để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm.
b.2.2. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:
- Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân
thực, sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó.
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang
cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường".
+ Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp
giáp giữa thành thị và thôn quê song dưới ngòi bút Thạch Lam dường như tính chất
làng đã nhiều hơn tính chất phố.
+ Trong không gian êm ả, tĩnh lặng của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bút
Thạch Lam gợi ra đều chan chứa chất thơ: Phương Tây "đỏ rực như lửa cháy", đám
8


mây "ánh hồng như hòn than sắp tàn", tiếng trống thu không "vang xa để gọi buổi
chiều", đêm mùa hạ "êm như nhung và thoảng qua gió mát", vòm trời "hàng ngàn ngôi
sao ganh nhau lấp lánh", những con đom đóm "bay là là trên mặt đât hay len vào
những cành cây", bóng bác phở Siêu "mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài
đến tận hàng rào hai bên ngõ"…Tất thảy đều là những hình ảnh, màu sắc, âm thanh vô
cùng quen thuộc, bình dị mà ngỡ như rất mới mẻ, rất gợi cảm trong những câu văn
Thạch Lam bởi nó không chỉ hiện diện như một khái niệm mà như một trạng thái của
sự sống đang xao động để chuyển dần một cách tinh tế cái xao động ấy vào tâm hồn
con người. Dưới ngòi bút Thạch Lam, thậm chí đến cả rác rưởi của một phiên chợ quê
cũng gợi nhớ bao điều thân thuộc "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng

ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi
âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em
Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này". Sức gợi cảm của thứ mùi vị này
ở chỗ nó đánh thức cảm xúc, cảm giác ấu thơ của rất nhiều người Việt.
- Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế
giới của những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn
nhân vật: Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen lúc chiều muộn với đôi mắt
ngập đầy dần bóng tối; Liên cùng em nhìn ngắm những vì sao để mà thấy chúng như
thuộc về vũ trụ thăm thẳm bao la, đầy bí mật và xa lạ; Liên và An chờ đợi chuyến tàu
đêm… Trong số đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của
chất thơ trong tâm hồn người. Với hai chị em Liên, đoàn tàu vừa là một thực tế, vừa là
một ảo ảnh trong cái nhìn non trẻ và đầy khát khao. Đoàn tàu đi rồi, ánh sáng vụt loé
lên cũng đã tắt, hai chị em cũng đã chìm vào giấc ngủ song dư âm của khát vọng thì
vẫn còn vang vọng mãi bởi đó là yếu tố cơ bản để "gióng lên cái gì đó còn ở tương lai"
(Nguyễn Tuân). ánh sáng của đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánh
sáng của khát vọng da diết trong tâm hồn những đứa trẻ. Trân trọng và nâng niu khi
khám phá ra thứ ánh sáng này, tác phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân văn
đáng quý.
- Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình:
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình,
tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người
qua tâm hồn của chính mình". Từ đó có thể thấy, cái hiện thực mà nhà văn quan tâm
và đặt lên hàng đầu là hiện thực tâm trạng, là những xúc cảm, rung động của tâm hồn
con người.
+ Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo
mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân
vật. Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Liên một cô gái chưa hoàn toàn bước ra khỏi thời ấu thơ, một cô gái có tâm hồn thuần khiết
và nhạy cảm. Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện với sự đan xen, song
hành và xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội
lên, chi phối sự vận động của mạch truyện lại là hành trình tìm lại những kí ức quá khứ

từ chính cái hình ảnh đang hiện diện trong thực tại - hình ảnh đoàn tàu. Triển khai
mạch truyện theo hướng này, ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi vào thế
giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác nhiều khi rất mong manh, mơ hồ, thoáng
qua, những biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh: nỗi buồn man mác trước
cái giờ khắc của ngày tàn, những hoài niệm da diết về một Hà Nội trong kí ức tuổi thơ,
những cảm giác xa xôi không biết…
9


- Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút
pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính
xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm
nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.
+ Thạch Lam ít dùng những chữ to tát, những nhịp điệu gấp gáp vội vàng, lời
văn của ông nhuần nhuyễn, tinh tế để phô diễn những trạng thái, những cảm xúc trong
tâm hồn. Câu văn của Thạch Lam nhiều thanh bằng gợi một nhịp điệu chậm buồn
nhưng có sức lan toả. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ trầm buồn nhưng cũng rất đỗi nên thơ
của phố huyện, Thạch Lam đã viết: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng
vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…" Hay miêu tả
cảnh đêm tối sau khi chuyến tàu đi qua: "Đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của
đất quê, và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng".
+ Thạch Lam đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng để biểu đạt cái
xao động của sự sống khẽ vang lên trong không gian, thời gian tĩnh mịch để diễn tả cái
thanh thoát, dịu hiền của tâm hồn Liên: êm ả, yên lặng, thong thả, gượng nhẹ, nhỏ xíu,
yên tĩnh, mơ hồ, miên man, tĩnh mịch … Những từ ngữ này liên kết với nhau như một
dải lụa nhẹ bay để tạo một dư âm sâu lắng trong tâm hồn người đọc.
+ Văn phong Thạch Lam rất bình dị: Câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong
thả. Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn rất nhẹ
nhàng, vẫn tự nén ngòi bút. Chuyến tàu rực sáng vụt qua, Liên xúc động mạnh khi kỉ
niệm xưa dồn dập hiện về "Hà Nội xa xăm, Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo".

Đây là một trong số ít những câu văn kết hợp lối trùng điệp và những thanh trắc tạo
điểm nhấn và ngay câu sau Thạch Lam viết ngắn hơn, nhẹ hơn, như ghìm giữ lại niềm
xúc động: "Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua". Thạch Lam thường sử
dụng kiểu cú pháp đẳng lập, đều đều, nhịp độ khoan thai điềm tĩnh mà vẫn gây những
chấn động nhẹ nhàng, thấm thía chính là ở độ nén của cảm xúc mà nhà văn tạo ra
trong những câu văn.
c. Kết luận:
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện đều
chan chứa chất thơ - cái chất thơ được chưng cất từ đời sống bình dị, thường nhật bằng
chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất thơ toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn
tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và niềm tin ở thiện căn của con người…
- Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, có thể nói, truyện "Hai đứa
trẻ" tựa như một bài thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì
vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu" (Nguyễn
Tuân). Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của Thạch
Lam để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng độc giả.
Đề 2:
1. Nêu vấn đề
- Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp nghệ thuật thường
được sử dụng trong văn học lãng mạn nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung
tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
- Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn thuộc dòng văn học lãng mạn,
cùng sinh ra trong một thời đại có nhiều biến động, đổi thay. Ánh sáng và bóng tối
được sử dụng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù không chỉ như một
10


nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về sự đối lập
giữa cái ác, cái xấu và cái tốt, cái đẹp trong cuộc đời.
2. Giải quyết vấn đề

a. Nét chung của thủ pháp nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng tối
thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân
- Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp đối lập
trong xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật, các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của
tác phẩm.
- Ánh sáng và bóng tối được sử dụng trong hai tác phẩm vừa mang ý nghĩa
thực, vừa mang nghĩa biểu tượng, giúp người đọc thấy được giá trị tư tưởng của tác
phẩm.
b. Nét riêng của thủ pháp nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng tối
thể hiện qua hai truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân
- Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam nhằm tô đậm hơn hình ảnh của bóng tối
+ Bóng tối dày đặc, bao trùm cả phố huyện và được lặp đi lặp lại nhiều lần:
“Một đêm mùa hạ êm như nhung”, “Đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy
bóng tối”, “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà,, các
ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”, “đêm ở trong phố, tĩnh mịch và đầy bóng
tối”… biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện (đó cũng chính là
hình ảnh xã hội Việt Nam những năm 1930 - 1945).
+ Ánh sáng ít ỏi không đủ sáng mà càng làm cho bóng tối thêm dày đặc:
* Nơi phố huyện: chỉ là những khe sáng, những hột sáng, những ngọn đèn vặn
nhỏ… (những quầng sáng leo lét, những hột sáng, những vệt sáng, những khe sáng…):
tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con người ở đây.
* Ánh sáng đô thị chỉ là trong hoài niệm của nhân vật Liên (“Hà Nội rực
sáng”…): vừa là quá khứ vừa là tương lai, mơ ước của hai chị em Liên.
* Ánh sáng con tàu thì qua nhanh (“các toa đèn sáng trưng”, “các cửa kính
sáng”, …): ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng
phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị).
-> Ánh sáng không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng

của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trước hiện thực cuộc sống
tù đọng buồn tẻ nơi phố huyện.
+ Kết quả của sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối: Là biểu tượng cho
những kiếp người sống leo lét vô danh trong một xã hội tù đọng, bế tắc nhưng vẫn
không nguôi hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” Của Nguyễn Tuân
vừa đối lập vừa bổ sung nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng
+ Bóng tối (“mặt đất tối”, “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng
nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”…) vừa là cuộc sống tù đọng, tối tăm đầy cái
11


ác, cái xấu nơi nhà ngục thực dân. Đồng thời vừa đại diện cho cái xấu, cái ác trong
cuộc sống cũng như trong bản chất con người.
+ Ánh sáng (“một ngôi sao Hôm nhấp nháy”, “một ngôi sao chính vị muốn từ
biệt vũ trụ”, “vuông lụa trắng”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”…) là ánh
sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách.
- Kết quả của sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là sự chiến thắng của
ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu, cái ác (“Một người tù cổ
đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng… viên quản ngục
khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ”, viên quản ngục khi được Huấn
Cao “khai tâm” đã nghẹn ngào “Xin bái lĩnh”).
3. Đánh giá chung
- Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mĩ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao,
cái cao cả, bi hung hoặc mô tả những nhân cách lơn… nên thủ pháp nghệ thuật cũng
xây dựng trên sự đối lập gay gắt. Ánh sáng và bóng tối được sử dụng nhằm miêu tả
những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ
pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến
thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của chân lí, cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu,
cái ác.

- Thạch Lam chỉ quan tâm đến cái bình thường, giản dị, nhỏ bé trong cuộc sống
nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất
ngờ. Ánh sáng nhỏ leo lét như để tô đậm hơn bóng tối, bóng tối lấn át cả ánh sáng để
tô đậm cái tối tăm ngột ngạt của cuộc sống nơi đây. Qua đó bày tỏ tấm long cảm thông
của nhà văn đối với con người, đặc biệt là những số phận trẻ thơ trong xã hội cũ.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×