Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kế hoạch dạy học theo chủ đề hóa học 8: Không khí Sự cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.23 KB, 16 trang )

Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH

CHỦ ĐỀ: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
(2 Tiết: Tiết 41+ 42)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N 2,
21% O2 và 1% các chất khí khác (CO, HO, khí hiếm, khói, bụi, ...) .
- Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả
nhiệt nhưng không phát sáng.
- Nêu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
Kĩ năng
Rèn cho học sinh:
- Kĩ năng quan sát, giải thích, vận dụng vào thực tế.
- Hoạt động nhóm.
Thái độ
- HS hiểu và có ý thức giữ gìn bầu không khí tránh ô nhiễm và phòng chống cháy.
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
2. Năng lực cần đạt
- NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm
- NL quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hóa chất: P đỏ.
- Dụng cụ:
+ Chậu nước pha màu đỏ, diêm, đèn cồn, que đóm.


+ Ống đong có chia vạch, thìa đốt hóa chất.
- Phiếu học tập
2. Học sinh
- Làm bài tập: 2,3,4,6 SGK/94
- Ôn lại bài tính chất của oxi.
- Đọc bài 28: không khí – sự cháy.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG.
1


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Tiết 1: Thành phần của không khí
Tiết 2: Sự cháy và sự oxi hóa chậm
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (KHỞI ĐỘNG).
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hóa chất nào để điều chế khí oxi? Người ta
thu khí oxi bằng cách nào?
Câu 2. Tại sao trên bề mặt trái đất lại có gió? Trên Mặt Trăng lại không có gió?
Câu 3. Tại sao khi đốt lò cần phải quạt gió? Động cơ đốt trong cần có hệ thống dẫn khí?
Câu 4. Tại sao lại có mưa, tuyết, sương mù?
Không khí có rất nhiều ở xung quanh chúng ta. Vậy em hãy dự đoán thành phần của
không khí?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xác định thành phần của không khí
Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

NL cần đạt


Không khí có vai trò rất quan Tiếp nhận thông tin
trọng đối với sự sống của các loại sinh
vật trên Trái Đất, nhưng bằng cách nào
có thể xác định được thành phần của
không khí? Để bảo vệ không khí trong
lành, tránh ô nhiễm, ta phải làm gì? Để
hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm
hiểu những nội dung đó.
Nội dung 1: Nghiên cứu thành phần không khí qua thí nghiệm
? Trong không khí có những chất khí
nào? → Theo em khí nào chiếm nhiều
nhất? Các khí này có thành phần như
thế nào?
(?) Em hãy nêu hiện tượng xảy ra khi
đốt cháy P đỏ ngoài không khí và
trong oxi? Chất gì sinh ra sau phản
ứng? Chất này có đặc điểm gì?
- Giới thiệu dụng cụ và hóa chất để
tiến hành thí nghiệm.
- Chia nhóm làm TN.
- Phát dụng cụ, hóa chất.
2

- Dự đoán (có thể đúng hoặc - NL sử dụng
sai): Trong không khí có ngôn ngữ hóa
những chất khí : O2 , N2 , …
học, thuật ngữ
hóa học, hợp
tác nhóm
- HS nêu lại các hiện tượng đã - NL giải quyết

học.
vấn đề một
cách sáng tạo.
- HĐ nhóm. Nhận dụng cụ, - Năng lực vận
hóa chất.
dụng kiến thức
- 1 nhóm mô tả các dụng cụ, hóa học vào
hóa chất. Các nhóm khác kiểm trong
cuộc


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

NL cần đạt

- Yêu cầu HS mô tả bộ dụng cụ TN và tra.
sống
hóa chất.
(?) Mục đích của TN này là gì?
- Mục đích: Xác định thành
phần của không khí.
(?) Em hãy nêu cách tiến hành TN?
- Nêu cách tiến hành TN.
- GV hướng dẫn:
? Quan sát ống đong → theo em ống - Ống đong có 6 vạch.
đong có bao nhiêu vạch?

? Đặt ống đong vào chậu nước, đến - Đặt ống đong vào chậu nước,
vạch thứ nhất (số 1), đậy nút kín → đến vạch thứ nhất (số 1), đậy
không khí trong ống đong lúc này nút kín → không khí trong
chiếm bao nhiêu phần?
ống đong lúc này chiếm 5
phần
- GV hướng dẫn các bước tiến hành - Lắng nghe, quan sát:
TN bằng bộ dụng cụ của mình:
+ Đốt cháy 1 lượng P đỏ bằng hạt đậu - HS làm thí nghiệm và ghi lại
xanh ngoài không khí.
hiện tượng.
+ Đưa nhanh muôi P đang cháy vào
ống hình trụ, đậy kín miệng ống bằng
nút cao su cỡ lớn.
Lưu ý: + Không di chuyển vị trí ống
hình trụ.
+ Nút cao su phải gắn thật chặt
Chú ý: Quan sát mực nước trong ống
hình trụ.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm
làm thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - HS báo cáo kết quả:
và trả lời câu hỏi:
+ Trong khi P cháy, mực nước trong + Khi P cháy mực nước trong
ống đong thay đổi như thế nào?
ống đong dâng lên đến vạch số
(?) Tại sao mực nước trong ống đong 2.
lại dâng lên?
- Do P đã tác dụng với oxi
+ Chất gì ở trong ống đong đã tác trong không khí.

3


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng
(P2O5) tan dần trong nước?
(?) Oxi trong không khí đã phản ứng
hết chưa? Vì sao?

+ Khí O2 trong ống đong đã
tác dụng với P đỏ để tạo thành
khói trắng (P2O5) tan dần trong
nước.
- Vì P lấy dư nên O2 đã phản
ứng hết => Áp suất khí trong
ống đong giảm, mực nước
dâng lên chiếm chỗ.
Từ sự thay đổi mực nước
trong ống đong ta thấy thể tích
của khí oxi trong không khí
chiếm 1 phần.
Hay: V = V
- Chất khí còn lại trong ống
đong chiếm 4 phần.
⇒ Đó là khí N2. Vì khí này


Từ sự thay đổi mực nước trong ống
đong, hãy:
+ Rút ra tỉ lệ về thể tích của khí oxi
trong không khí là bao nhiêu?
- Chất khí còn lại trong ống đong
chiếm mấy phần?
- Chất khí còn lại trong ống đong là
khí gì? Tại sao?
Bằng thực nghiệm người ta xác định
được khí O2 chiếm 21% thể tích của
không khí.
? Vậy chất khí còn lại trong ống đong
chiếm mấy phần?
- Phần lớn khí còn lại trong ống đong
không duy trì sự sống, sự cháy, không
làm đục nước vôi trong → Đó là khí
N2 chiếm khoảng 78% thành phần của
không khí.
Vậy không khí là chất tinh khiết hay
hỗn hợp?Cho biết về thành phần của
không khí?
I. Thành phần của không khí
1. Thí nghiệm
- Không khí là 1 hỗn hợp có thành phần:
+ 21% khí O2.
+ 78% khí N2.
4

không duy trì sự sống, sự

cháy, không làm đục nước vôi
trong.
Qua thí nghiệm vừa nghiên
cứu, ta thấy không khí là 1
hỗn hợp có thành phần:
+ 21% khí O2.
+ 78% khí N2.

NL cần đạt


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

NL cần đạt

Nội dung 2: Ngoài khí oxi và khí nitơ không khí còn có chứa những chất gì khác
? Thảo luận theo nhóm:
? Theo em trong không khí còn có
những chất gì? Tìm các dẫn chứng để
chứng minh trong không khí có hơi
nước?

- Học sinh thảo luận nhóm trả
lời:
+ Ngoài khí Nitơ và Oxi
trong, trong không khí còn có

hơi nước và khí CO2

- NL quan sát,
sử dụng ngôn
ngữ hóa học,
thuật ngữ hóa
học, hợp tác
nhóm
- NL giải quyết
vấn đề một
-HS : Hơi nước gặp lạnh cách sáng tạo.
ngưng tụ lại thành những giọt
trên thành ly

Cốc nước đá có hơi nước ngưng tụ
phía ngoài.

Ví dụ có hơi nước: Đọng
sương vào buổi sáng.
Hiện tượng sương đêm, sương mù…
- Các nhóm nêu ý kiến của mình. Các
nhóm khác bổ sung nếu có.
? Tìm các dẫn chứng để chứng minh
trong không khí có khí CO2

Ví dụ có khí CO2: Hiện tượng
tạo màng trắng với nước vôi
tôi ở hố vôi.)
- Giới thiệu kiến thức hóa học về phản
ứng CO2 với Ca(OH)2: Trong không

5


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Hoạt động của Giáo viên
khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo ra
CaCO3 thể rắn tạo màng cứng trên
nước vôi
- GV: thông báo trong không khí còn
có các khí khác: khí hiếm Ne, Ar,... bụi
gần 1%
? Qua các nội dung trên em hãy cho
biết thành phần của không khí?
-GV: Chốt kiến thức Kết luận
Quan sát hình ảnh Biểu đồ

Hoạt động của Học sinh

NL cần đạt

- Nêu được: Trong không khí
ngoài khí Oxi và Nitơ còn có
hơi nước, khí CO2, một số khí
hiếm như Ne, Ar, bụi khói…
(tỉ lệ các chất khí này khá nhỏ
khoảng 1%)..

HS: Quan sát biểu đồ.Rút ra
kết luận.


Kết luận
2. Thành phần không khí
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
- Thành phần theo thể tích của không khí là:
+ 21% khí O2.
+ 78% khí N2.
+ 1% các khí khác như: hơi nước, CO2, Ne, Ar, khói bụi, ...
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm
GV : Đặt vấn đề
? Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm
Không khí .

6

- Khí thải của các nhà máy, - NL giải quyết
phương tiện giao thông, các lò vấn đề một
đốt…
cách sáng tạo.
Nl vận dụng
kiến thức vào
trong
cuộc
sống


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Hoạt động của Giáo viên


Hoạt động của Học sinh

NL cần đạt

- Gây tác hại cho sức khỏe
con người và đời sống của
động thực vật. Ngoài ra còn
làm phá hoại các công trình
xây dựng như cầu cống, nhà
cửa, di tích lịch sử…
- HS: thảo luận nhóm trả lời
Chúng ta nên làm gì để bảo vệ không câu hỏi
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ
khí trong lành tránh ô nhiễm.
? Các biện pháp tránh ô nhiễm không môi trường. Xây dựng luật bảo
vệ môi trường.
khí?
+ Xử lý khí thải, nước thải của
các nhà máy, lò đốt, phương
tiện giao thông, ….
+ Cắt giảm lượng khí thải,
khói, bụi gây ô nhiễm.
+ Bảo vệ rừng, trồng rừng,
trồng cây xanh, …
- GV: Kết luận.
Thảo luận theo nhóm:
- Không khí bị ô nhiễm gây ra tác hại
gì?

7



Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

NL cần đạt

+ Sử dụng các nguồn năng
lượng sạch: Năng lượng Mặt
trời, gió, thủy điện, sinh học,
khí đốt, .... Nâng cao hiệu suất
sử dụng năng lượng.
? Liên hệ ở địa phương em đã làm gì HS: Ở địa phương em:
NL liên hệ thực
để bảo vệ môi trường?
- Phong trào thanh niên tình tế.
nguyện.
- Làm nhà vệ sinh hợp chuẩn
- Phong trào em yêu rừng
- GV: Kết luận.
xanh...
- Xây bể biogaz xử lý chất thải
chăn nuôi.
Kết luận:
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
* Không khí bị ô nhiễm do:
Khí thải của các nhà máy, phương tiện giao thông, các lò đốt chất thải, cháy rừng, núi lửa,

các công trình xây dựng, rác thải, …
* Tác hại của ô nhiễm không khí:
- Gây tác hại cho sức khỏe con người và đời sống của động thực vật. Ngoài ra còn gây
mưa axit làm phá hoại các công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử, …
* Các biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm không khí:
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường: là trách nhiệm của mọi cá nhân, mọi tổ chức,
đơn vị, mọi quốc gia. Xây dựng luật bảo vệ môi trường.
+ Xử lý khí thải, nước thải của các nhà máy, lò đốt, phương tiện giao thông, ….
+ Cắt giảm lượng khí thải, khói, bụi gây ô nhiễm.
+ Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh, …
+ Sử dụng các nguồn năng lượng sạch: Năng lượng Mặt trời, gió, thủy điện, sinh học, khí
đốt, .... Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần thể tích của
không khí:
A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,...)
8


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.
C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO, CO2, khí hiếm,...)
D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.
Câu 2: Chất nào sau đây được thải ra ngoài không khí nhiều nhất làm ô nhiễm môi
trường:
A. Khí oxi
B. Khí hiđro
C. Khí cacbonic
D. Hơi nước

Câu 3. Những hành động nào sau đây là tác nhân chính làm cho không khí bị ô
nhiễm?
A. Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời.
B. Tuyên truyền cho người dân sống định canh, định cư, không chặt phá rừng.
C. Vứt rác, xác động vật xuống ao, hồ.
D. Đổi mới công nghệ, hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.

9


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cháy và sự oxi hóa chậm.
Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

NL cần đạt

Nội dung 1: Tìm hiểu sự cháy
? Khi đốt cháy P, S, Fe Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không
trong oxi (trong không khí), khí), ta thấy có hiện tượng:
ta thấy có hiện tượng gì?
+ Toả nhiệt.
+ Phát sáng.
- Những hiện tượng như
vậy, người ta gọi đó là sự
cháy.
? Vậy sự cháy là gì?

? Theo em khí ga, củi, …
cháy gọi là gì?
? Sự cháy trong không khí
và trong oxi có gì giống và
khác nhau?
? Tại sao các chất cháy
trong oxi lại tạo ra nhiệt độ
cao hơn khi cháy trong
không khí?

Nl
nghiên
cứu
thông
tin,
hoạt
động nhóm,
vận
dụng
kiến thức vào
trong cuộc
- Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sống
sáng.
- Khí ga, củi, … cháy gọi là sự cháy.
Nl
nghiên
- Sự cháy trong không khí và trong oxi:
cứu
thông
+ Giống nhau: đều là sự oxi hóa.

tin,
hoạt
+ Khác nhau: Sự cháy trong oxi tạo ra nhiệt động nhóm,
độ cao hơn, cháy sáng hơn.
vận
dụng
- Các chất cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao kiến thức vào
hơn khi cháy trong không khí vì trong trong cuộc
không khí có lẫn 1 số chất khí khác đặc biệt sống
là khí N2 nên tốn nhiệt độ để đốt nóng các
khí này. Trong khí oxi số lượng các phản
ứng xảy ra nhiều hơn, nhiệt sinh ra nhiều
hơn.

II. Sự cháy và sự oxi hóa.
1. Sự cháy
- Là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
Ví dụ: Đốt cháy than, đốt ga, củi, … đều là sự cháy.
- Sự cháy trong không khí và trong oxi:
+ Giống nhau: đều là sự oxi hóa.
+ Khác nhau: Sự cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn, cháy sáng hơn, cháy nhanh hơn.
- Các chất cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí vì trong không
khí có lẫn 1 số chất khí khác đặc biệt là khí N 2 nên tốn nhiệt độ để đốt nóng các khí này.
10


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Hoạt động của Giáo viên


Hoạt động của Học sinh

NL cần đạt

Trong khí oxi số lượng các phản ứng xảy ra nhiều hơn, nhiệt sinh ra nhiều hơn. Trong
không khí, khí nitơ ngăn cản sự tiếp xúc của chất cháy với oxi.
Nội dung 2: Tìm hiểu sự oxi hóa chậm
? Các đồ vật bằng gang,
sắt, … dùng lâu ngày trong
không khí thường có hiện
tượng gì?
- Đồ vật bằng gang, sắt, …
khi dùng lâu bị gỉ là do các
đồ vật này đã hóa hợp từ từ
với oxi trong không khí →
gọi là sự oxi hóa chậm. Sự
oxi hóa chậm tuy không
phát sáng nhưng có tỏa
nhiệt.
? Theo em quá trình hô hấp
của con người có gọi là sự
oxi hóa chậm không? Vì
sao?
- Sự oxi hóa chậm khi có
điều kiện nhất định sẽ
chuyển thành sự cháy gọi là
sự tự bốc cháy.
Vì vậy trong nhà máy, người
ta thường cấm không được
chất giẻ lau có dính dầu mỡ

thành đống để đề phòng sự
tự bốc cháy.
? Hãy so sánh sự cháy và sự
oxi hóa chậm?

- Các đồ vật bằng gang, sắt, … dùng lâu Nl
nghiên
ngày trong không khí thường bị gỉ.
cứu
thông
tin, vận dụng
kiến thức vào
- HS nghe và ghi nhớ: sự oxi hóa chậm là sự trong cuộc
oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng. sống.
NL tổng hợp.

- Quá trình hô hấp của con người gọi là sự
oxi hóa chậm vì oxi qua đường hô hấp →
máu → chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Tiếp nhận thông tin.

- Sự cháy và sự oxi hóa chậm
+ Giống nhau: đều là sự oxi hóa, có toả
nhiệt.
+ Khác nhau:
Sự cháy
- Phát sáng

Sự oxi hóa chậm
- Không phát sáng

11


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh
- Xảy ra nhanh

NL cần đạt

- Xảy ra chậm

2. Sự oxi hóa chậm:
- Là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
- Ví dụ:
+ Thanh sắt để ngoài nắng, mưa, bị gỉ sét.
+ Quá trình hô hấp của người, động vật.
- Chú ý: Trong quá trình oxi hóa chậm, nếu tạo ra nhiệt độ cao có thể dẫn tới sự tự bốc
cháy.
* So sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm
+ Giống nhau: đều là sự oxi hóa, có toả nhiệt.
+ Khác nhau:
Sự cháy
- Phát sáng
- Xảy ra nhanh

Sự oxi hóa chậm
- Không phát sáng

- Xảy ra chậm

Nội dung 3: Tìm hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy
? S, P, Fe muốn cháy được
cần phải có điều kiện nào?
? Vậy điều kiện phát sinh sự
cháy là gì?

-S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt
nóng và có đủ oxi.
- Điều kiện phát sinh sự cháy:
+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải có đủ oxi cho sự cháy.
? Theo em muốn dập tắt sự - Muốn dập tắt sự cháy ta phải:
cháy ta phải làm gì?
+ Hạ thấp nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với khí O2.
? Ta phải hạ thấp nhiệt độ
cháy bằng cách nào?
? Em hãy tìm 1 số biện pháp
để cách li chất cháy với
oxi?

- Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun
nước.
- Để cách ly chất cháy với oxi ta có thể:
+ Dùng bao dày đã tẩm nước.
+ Dùng cát, đất, bùn.
+ Phun bọt khí CO2.
- Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta

phải cách li chất cháy với oxi, không được
dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu
? Theo em muốn dập tắt không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên
12

Nl
nghiên
cứu
thông
tin,
hoạt
động nhóm,
vận
dụng
kiến thức vào
trong cuộc
sống


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

ngọn lửa do xăng dầu cháy
ta phải làm gì? Vì sao?
? Theo em khi muốn dập tắt
sự cháy ta có cần phải áp
dụng đồng thời cả 2 biện

pháp đó không?

trên làm đám cháy lan rộng hơn.
Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta có
thể áp dụng đồng thời hoặc áp dụng 1 trong
2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy.

NL cần đạt

Kết luận:
III. Điều kiện để có sự cháy và dập tắt sự cháy
1. Các điều kiện phát sinh sự cháy
- Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ oxi cho sự cháy.
2. Các biện pháp để dập tắt sự cháy
Thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. VD: Tưới nước, hơi lạnh, bùn, ...
- Cách li chất cháy với oxi. VD: Tưới nước lên bề mặt chất cháy, phủ cát, đất, bùn, bọt lên
chất cháy.
C. LUYỆN TẬP.
GV đặt câu hỏi để cũng cố bài học cho HS:
? Sự cháy là gì? Sự oxi hóa chậm là gì? So sánh 2 hiện tượng này?
Tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy?
? Khi một người nào đó đang bị cháy theo em thì phải cứu người đó như thế nào?
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG.
Một bình chứa hỗn hợp khí gồm 78% N2; 21%O2; và 1% CO2 tính theo thể tích.
Hãy cho biết:
a. Hỗn hợp khí này nặng hơn không khí?
b. Hỗn hợp khí này nhẹ hơn không khí?
c. Hỗn hợp khí này nặng bằng không khí?

d. Em chọn câu trả lời nào? Tại sao

13


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
A . Bảng mô tả mức độ câu hỏi bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề:
Loại câu
hỏi/bài tập
Câu hỏi/ bài
tập
định
tính,
định
lượng
(trắc
nghiệm, tự
luận)

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC (mô tả mức độ cần đạt)
Nhận biết

Thông hiểu

VD thấp

Vận dụng

cao

- Không khí là hỗn hợp- Nêu điều kiện phátGiải thích được
nhiều chất khí, thành phầnsinh sự cháy và biếtmột số, hiện
của không khí theo thểcách dập tắt sựtượng, việc làm
tích là: 78% N2, 21% O2cháy.
trong cuộc sống
và 1% các chất khí khác. - HS nêu tác hại ô
- Sự cháy là sự oxi hóa cónhiễm không khí và
toả nhiệt và phát sáng,có ý thức giữ gìn
còn sự oxi hóa chậm là sựbầu không khí tránh
oxi hóa có toả nhiệtô nhiễm và phòng
nhưng không phát sáng. chống cháy, nổ.

Câu hỏi/ bài Mô tả được TN, nhận biết- Biết chọn hóa- Chỉ ra các giaiGiải
thích
tập gắn với được các hiện tượng trongchất, dụng cụ tiếnđoạn có hiệnđược vì sao
thực hành thí nghiệm
hành TN minh họatượng vật lý,trong
viên
thí nghiệm/
có hiện tượng vậthóa học.
than tổ ong có
hiện tượng
lý, hóa học.
- Xác định đượcnhiều lỗ?
gắn
với
- HS giải thích đượccó PƯ HH xảyCủi phải chẻ
thực tiễn.

các hiện tượng TN ra.
nhỏ khi đốt?
Giải thích cấu
tạo bếp lò.
B. Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập chủ đề
* Mức độ nhận biết

14


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Bài 1: Quan sát hình vẽ, xác định các thành
phần của không khí?

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí?
a. 21% nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO, CO2...)
b. 21% các khí khác, 78% nitơ, 1% khí oxi
c. 21% oxi, 78% nitơ, 1% các chất khí khác (CO, CO2...)
d. 21% oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ
* Mức độ thông hiểu
Câu 1: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu trả lời sau:
a. Đom đóm có phát sáng, đó cũng là sự cháy
b. Khi tôi vôi có tỏa rất nhiều nhiệt nhưng không phát sáng vì vậy đây là sự oxi
chậm
c. Hiện tượng ma trơi ta nhìn thấy vào buổi tối ngoài đồng cũng là sự cháy
d. Ngọn lửa hàn khi người thợ hàn cắt kim loại cũng là sự cháy
* Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Nêu ý nghĩa của các việc làm sau:

a. Cấm hút thuốc hay bật lửa trong hầm lò
b. Cấm dùng lửa trong rừng; cấm đốt nương rẫy vào mùa khô
c. Trồng rừng và bảo vệ cây xanh
* Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Giải thích được vì sao trong viên than tổ ong có nhiều lỗ? Nếu xếp than cám (than
đã nghiền nhỏ) hoặc các viên than đã đập nhỏ vừa phải vào lò thì trường hợp nào dễ cháy
hơn?
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Trong dãy chất sau đây, dãy chất nào toàn là oxit?
A. H2O, MgO, SO3, FeSO4
C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO

B. CaO, SO2, N2O5, P2O5
D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4.

Câu 2. Có các chất sau đây: SO3, P2O5, CuO, SiO2, Fe2O3, CO2.
Dãy các chất nào sau đây đều gồm các chất là oxit axit?
15


Chủ đề không khí - Sự cháy - Hóa học 8

A. SO3, P2O5, SiO2, CO2
B. SO3, P2O5, Fe2O3, CO2
C. SO3, P2O5, SiO2, Fe2O3
D. SO3, P2O5, CuO, CO2.
Câu 3. Nguyên liệu dùng để điều chế khí O2 trong PTN là:
a) H2O
b) MnO2
c) KMnO4

d) cả a, b, c
Câu 4. Không khí là hỗn hợp, thành phần theo khối lượng: 78%N 2, 21%O2, 1% các khí
khác
A) Sai
B) Đúng
Câu 5. Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với:
A) Kim loại
B) Phi kim
C) Hợp chất
D) Cả ABC
Câu 6. Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol
nguyên tử lưu huỳnh.
A. 22,4l
B. 3,36l
C.33,6l
Câu 7. Đốt cháy sắt trong oxi sản phẩm tạo thành:
A) Fe2O3
B) Fe3O4
C) FeO
Câu 8. Sự cháy khác với sự oxi hóa chậm:
A) Có tỏa nhiệt
B) Không tỏa nhiệt
C) Phát sáng

D. 33l
D) Cả ABC
D) Cả ABC

Nhận xét, rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................

KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................

16



×