Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố hồ chí minh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.56 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN HOÀNG TRỌNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
LÂM SÀNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
SINH VI N NGÀNH
THÀNH PH

C C TRƢỜNG ĐẠI HỌC
H

CH MINH

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

T M TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội, 2020


Công trình đã được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hoa
2. PGS. TS. Nguyễn Sỹ Thƣ

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức



Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Yến Thoa

Phản biện 3: PGS.TS. Lã Thị Thu Thủy

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ,
tổ chức tại Học viện Khoa học xã hội
Vào lúc

phút, ngày tháng năm 202

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động đào tạo tại trường đại học, đào tạo thực hành nghề đóng vai trò
then chốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, quyết định khả năng làm việc
thực tế của sinh viên sau khi ra trường. Theo xu thế phát triển hội nhập hiện nay của đất
nước, đào tạo nghềcho sinh viên cần chú trọng phát triển toàn diện cả kiến thức, kỹ năng,
thực hành và làm thế nào để sinh viên ra trường có khả năng áp dụng những điều đã học vào
thực tế, định hướng và phát triển chính bản thân theo mục tiêu giáo dục đã được xác định,
trên cơ sở đó phát triển các giá trị về phẩm chất, năng lực đáp ứng với yêu cầu của xã
hội.Chính vì thế, quản lý nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề của sinh viên nói
chung là một trong những yêu cầu bức thiết.Nghề Y là một nghề liên quan trực tiếp đến sức
khỏe và sinh mạng của con người. Điều đó đòi hỏi sinh viên y khoatrong quá trình học tập
phải rèn luyện sự cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực, có năng lực làm việc độc
lập và phối hợp đội nhóm, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề thực tiễn. Sinh

viên ngành Y để có thể thực hành điều trị chăm sóc sức khỏe thực tế cho ngườibệnh cần
trải qua từ 4-6 năm thực hành lâm sàng trong quá trình học tập.Bên cạnh đó, đạo đức
nghề Y đã quy định việc bảo vệ, phòng ngừa, duy trì và nâng cao sức khỏe của con người là
một trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của người sinh viên y khoa khi bước chân vào trường. Vì
thế ngay cả trong quá trình học tập tại trường hay sau khi ra trường sinh viên nghề Y đều
không thể để xảy ra sai sót trong thực hành. Chính vì vậy, quản lý đào tạo sinh viên y
khoa cần chú trọng đến việc quản lý hoạt động thực hành lâm sàng, đào tạo thực hành
phải giúp sinh viên tích hợp được kiến thức, lý luận và ứng dụng vào thực tiễn.
Quản lý hoạt động thực hànhlâm sàng của sinh viên ngành y đã thu hút nhiều
công trình nghiên cứu ở các cách tiếp cận khác nhau. Hiện nay việc đào tạo thực hành
lâm sàng y khoa theo định hướng phát triển năng lực đã được triển khai tại nhiều trường
đào tạo y khoa trên cả nước.Tuy nhiên việc nghiên cứu, đánh giá về quá trình quản lý
hoạt động thựclâm sàngcủa sinh viên các trường Đại học Y khoa theo định hướng phát
triển năng lực thì còn rất ít công trình nghiên cứu sâu và hệ thống. Xuất phát từ những
lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định
hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học thành phố Hồ
Chí Minh”làm đề tài luận án tiến sĩ.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực
hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường
đại học thành phố Hồ Chí Minhluận án đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động
thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Ycác
trường đại học thành phố Hồ Chí Minh góp phần nâng cao kết quả hoạt động thực hành
lâm sàng cho sinh viên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng
theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y.

1



2) Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định
hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y.
3)Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng
phát triển năng lực của sinh viên ngành Y và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý
hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên
ngành Ycác trường đại học thành phố Hồ Chí Minh.
4) Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh.Tiến hành thử
nghiệm 1 giải pháp trong thực tiễn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực của sinh viên ngành Ycác trường đại học thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1.Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực của sinh viên ngành y ở các khía cạnh: Quản lý mục tiêu hoạt động thực
hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý nội dung hoạt
động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý
phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh
viên; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực sinh viên.
Nghiên cứu này chỉ thực hiện trên sinh viên ngành điều dưỡng tại các trường đại
học có ngành điều dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2.Giới hạn về khách thể khảo sát thực trạng:
Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ngành điều dưỡng của các trường đại học y và các
bác sỹ phụ trách sinh viên điều dưỡng tại các bệnh viên sinh thực hành lâm sàng.
3.2.3.Giới hạn về địa bàn khảo sát thực trạng:

Nghiên cứu này được thực hiện tại 3 trường đại hoc/cao đẳng có đào tạo sinh viên
điều dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là: Trường Đại học Y dược, TP. Hồ Chí Minh;
Trường Đại học Hồng Bàng; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
3.2.3. Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án
-Số lượng khách thể khảo sát bằng phiếu hỏi gồm có: Cán bộ quản lý (của
trường, khoa), giảng viên, sinh viên của 3 trưởng đại học : 350 người; Bác sỹ hướng
dẫn sinh viên ở bệnh viện: 10 người. Tổng số người khảo sát bằng phiếu hỏi (định
lượng): 360 người
-Số người phỏng vấn sâu: Cán bộ quản lý (của trường, khoa), giảng viên
trưởng đại học : 15 người; Bác sỹ hướng dẫn sinh viên ở bệnh viện : 10 người; Sinh
viên điều dưỡng: 30 người. Tổng số người phỏng vấn sâu: 55 người .
3.2.4. Giới hạn về chủ thể quản lý
Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quản lýhoạt động thực hành lâm sàng theo
định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. Cụ thể như: (1) Chủ thể chính
quản lý hoạt động học tập lâm sàng của sinh viên ngành Y (sinh viên điều dưỡng) là:

2


Lãnh đạo trường đại học ( chủ yếu là Hiệu trưởng nhà trường), lãnh đạo khoa điều
dưỡng, các phòng ban của nhà trường; (2) Chủ thể quản lý trực tiếp là bệnh viên nơi
sinh viên thực hành, cụ thể là khoa và bác sỹ trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hành.
Tuy nhiên trong luận án này chủ thể chính được xác định là hiệu trưởng
trường y và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp quản lý hoạt động thực hành lâm
sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định
hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y, luận án xác định các cách tiếp cận
nghiên cứu sau: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận theo năng lực của sinh viên ngành y (sinh

viên điều dưỡng); Cách tiếp cận theo chuẩn; Cách tiếp cận quá trình .
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:1) Phương pháp nghiên cứu văn
bản, tài liệu;2) Phương pháp chuyên gia;3) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;4)
Phương pháp phỏng vấn sâu;5)Phương pháp nghiên cứu sản phẩm bồi dưỡng;6)
Phương pháp thử nghiệm;7) Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
4.3. Giải thuyết khoa học
Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của
sinh viên ngành y tại 3trường đại họcy thành phố Hồ Chí Minhở mức trung bình. Trong
các nội dung quản lý, nội dung được đánh giá cao nhất là quản lý kiểm tra, đánh giá
hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.Nội dung
được đánh giá thấp nhất là quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định
hướng phát triển năng lực sinh viên. Nếu đề xuất và thử nghiệm giải pháp về chú trọng
phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề cho sinh viên điều dưỡng
trong hoạt động thực hành lâm sàng của ngành điều dưỡng thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả thực quản lý hoạt động hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực
của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh.
4.4. Câu hỏi nghiên cứu
Việc thực hiện luận án này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1)Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực của sinh viên ngành Yđược tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở
lý luận của quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực
của sinh viên ngành y là gì?
2)Thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
là như thế nào? Nó có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Những yếu tố nào có ảnh hưởng
đến quản lý hoạt động này?
3)Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực hành lâm
sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?

5.Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Nghiên cứuquản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng
lực của sinh viên ngành điều dưỡng của các trường đại học y thành phố Hồ Chí Minh

3


hiện naylàmột trong số ít các nghiên cứu vềquản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo
định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y. Luận án đã xác định được một
số khái niệm công cụ để làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn, làm sáng tỏ những nội
dung của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh
viên ngành điều dưỡng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng
phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý hoạt động này.
Luận án đã xây dựng được các tiêu chí quản lý cho quản lý hoạt động thực hành
lâm sàng của các trường đại học y theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành
điều dưỡng. Đây là cơ sở để tổ chức hoạt động thực hành lâm sàng của các trường đại
học y và cho quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của các trường đại học y theo định
hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng.
5.2.Về mặt thực tiễn:
Luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng theo định
hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng và thực trạng quản lý hoạt
động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành
điều dưỡng qua 4 nội dung :Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định
hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý nội dung hoạt động thực hành lâm sàng
theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ; Quản lý phương tiện hoạt động thực
hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý kiểm tra, đánh
giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Luận
án cũng đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực

hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng.
Kết quả thử nghiệm cho thấy có thể nâng cao năng lực thực hành lâm sàng của sinh
điều dưỡng khi áp dụng các giải pháp đề xuất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về hoạt
động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành
điều dưỡng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng
lực của sinh viên, chỉ ra vai trò của các chủ thể trong quản lý hoạt động thực hành
lâm sàng của sinh viên ngành Y.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho Hiệu trưởng, các phòng
ban, lãnh đạo và các giảng viên khoa điều dưỡng của các trường đại học y có đào tạo
sinh viên ngành điều dưỡng trong xây dựng kế hoạch, nội dung và quản lý hoạt động
thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều
dưỡng
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo cho các bệnh viện trong quản
lý sinh viên ngành điều dưỡng khi họ thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh
viện.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa điều
dưỡng trong viên nâng cao năng lực thực hành lâm sàng của mình.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận án có 4 chương.

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN C C NGHI N CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THỰC HÀNH LÂM SÀNG THEO HƢỚNG PH T TRIỂN NĂNG LỰC SINH

VIÊN NGÀNH Y
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y
theo định hướng phát triển năng lực
Có nhiều nghiên cứu về hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y theo
định hướng phát triển năng lực. Có thể nêu ra một số nghiên cứu sau: Tác giả như Curry &
Docherty, 2017, Gravina và cộng sự 2017, Frank và cộng sự 2010 đã nghiên cứu về hiệu
quả của CBME trong việc phát triển năng lực thực hànhvà chứng minh rằng CBME mang
lại hiệu quả rất cao trong việc phát triển năng lực thực hành lâm sàng cho sinh viên y khoa,
dược khoa, điều dưỡng, nha khoa. Bên cạnh đó Gruppen và cộng sự 2012 đã chứng minh
CBME mang lại sự phát triển và nâng cao việc chăm sóc sức khỏe cho toàn thế giới. Tác giả
L. Lassnigg (2015) [69]; Leung (2002) [89]; Tan, Chong, Subramaniam, và Wong (2018)
[62]. Những nghiên cứu này hứa hẹn đào tạo những đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp
nhất theo tác giả L. Parson, Childs và Elize năm 2018 [67]. Về vấn đề này còn có các
nghiên cứu của Al-Dabbagh và Al-Taee; Horntvedt (2018), Jauhiainen 2009, Hoffart và
cộng sự 2017, Nousiainen và cộng sự 2018.
1.2 Tổng quan về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y theo
định hướng phát triển năng lực
Tác giả Stark, Warne & Street đã nghiên cứu về việc thực hành lâm sàng của sinh
viên điều dưỡng.Tác giả Xie và cộng sự 2013 chỉ ra năng lực của sinh viên y khoa khi
thực hành lâm sàng còn được thể hiện qua khả năng giao tiếp. Nhìn chung, trên thế
giới, việc thực hiện giảng dạy y khoa theo định hướng phát triển năng lực CBME đã
được thực hiện khá sớm trong khoản 20 năm nay, và các nghiên cứu về việc quản lý
quá trình xây dựng, triển khai, đánh giá đã được tiến hành nghiên cứu cụ thể.
Ở Việt Nam, có một số tác giả quan tâm đến quản lý hoạt động thực hành lâm
sàng. Có thể kể ra một số tác giả sau: Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa nghiên cứu về
quản lý giảng dạy thực hành tại đại học Y Phạm Ngọc Thạch. Về việc học thực hành lâm
sàng, tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Huỳnh Thị Minh Hằng
2008 và Võ Thành Nhân 2009 về quản lý chất lượng học tập của sinh viên.Tác giả Đặng
Vạn Phước, Trần Ngọc Bảo và Trần Thị Bích Hương 2006 đã nghiên cứu về ưu điểm của
OSCEs và đưa ra kết luận rằng OSCEs là phương pháp lượng giá lâm sàng mang lại nhiều

hiệu quả tích cực hơn so với phương pháp dùng bệnh án cũ.Tác giả Vũ Thi Loan tại Đại học
Y khoa Thái Bình, Hải Phòng về việc quản lý hoạt động thực hành lâm sàng. Nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Sơn, Đại học Y khoa Yersin Đà Lạt lý luận rằng hiện thực đào tạo thực
hành cho sinh viên ngành y chưa đáp ứng đúng chuẩn năng lực đào tạo. Ngoài các trường
đại học đào tạo y khoa, một số nhà nghiên cứu như Lê Đức Trung 2015, Lê Xuân Trường
2015, Nguyễn Đức Chính 2014, Nguyễn Thị Ngọc Xuân 2015, Nguyễn Thu Hà 2014 trong
lĩnh vực giáo dục nghề khác nhau cũng đã tiến hành các nghiên cứu về việc đào tạo thực
hành nghề theo năng lực của sinh viên.
Vấn đề quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên đã được một số
tác giả nghiên cứu, song mỗi công trình tiếp cận một khía cạnh nhất định, do đó lý luận

5


về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y đào chưa phản ánh tính
toàn diện, hệ thống và chuyên sâu. Có công trình nghiên cứu ở dạng khái quát, có công
trình bàn cụ thể ở một phạm vi nhất định của đào tạo y khoa. Trong khi đó, quản lý hoạt
động thực hànhlâm sàng của sinh viên ngành Y theo định hướng tiếp cận năng lực là
vấn đề ít được nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống. Do vậy, cần có những công trình
khoa học nghiên cứu về vấn đề này.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
LÂM SÀNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN
NGÀNH Y
2.1.Hoạt động thực hành lâm sàng theo định hƣớng phát triển năng lực sinh viên
ngành Y
2.1.1. Khái niệm
Thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y là một quá trình thực hiện hành
động nhằm áp dụng lý thuyết vào thực tiễn thăm khám tại giường bệnh, phòng bệnh
cho bệnh nhân nhằm thu thập đầy đủ thông tin để đưa ra chẩn đoán, kế hoạch điều trị và

chăm sóc cụ thể cho người bệnh theo nhu cầu của họ làm giảm nhẹ các bệnh, tật, khiếm
khuyết của người bệnh.
2.1.2. Phát triển năng lực sinh viên ngành Y
Sinh viên ngành Y rất đa dạng, trong luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu sinh
viên ngành điều dưỡng.
“Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo hay các phẩm chất tâm lý cá nhân
đóng vai trò là điều kiện cá nhân bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một
dạng hoạt động nhất định” .
Phát triển của sinh viên ngành Y (sinh viên điều dưỡng) là biến đổi theo chiền
hướng tăng lên các thuộc tính tâm lý độc đáo hay các phẩm chất tâm lý cá nhân đóng
vai trò là điều kiện cá nhân bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt hoạt động
điều dưỡng của sinh viên
*Một số năng lực cần phát triển cho sinh viên ngành Y (sinh viên điều dưỡng)
Theo Quyết định số 1352/QĐ – BYT ngày 24/4/2012 vể Chuẩn năng lực cơ bản
của điều dưỡng Việt Nam, năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng cũng được xác
định trên cơ sở của chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam gồm 3 năng lực cơ
bản sau: Năng lực thực hành chăm sóc; năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp;
năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp .
1) Năng lực thực hành chăm sóc bệnh nhân
Sinh viên cần hiểu biết về tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người bệnh (bệnh nhân).
Sinh viên có khả năng đưa ra quyết định chăm sóc phù hợp với bệnh tật và nhu cầu của
người bệnh.
2) Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp
Cùng với năng lực thực hành chăm sóc người bệnh, trong quá trình thực hành lâm
sàng tại bệnh viện sinh viên ngành điều dưỡng còn cần năng lực quản lý và phát triển
nghề nghiệp. Năng lực này thể hiện qua các khía cạnh cụ thể sau:Sinh viên cần có khả
năng quản lý, ghi chép, sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định; Sinh viên cần có khả

6



năng quản lý công tác chăm sóc người bệnh; Sinh viên cần có khả năng quản lý, vận
hành và sử dụng các trang thiết bị y tế có hiệu quả…
3) Năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp
Bên cạnh năng lực thực hành chăm sóc bệnh nhân, năng lực quản lý và phát triển
nghề nghiệp, sinh viên ngành điều dưỡng còn cần năng lực hành nghề theo pháp luật và
đạo đức nghề nghiệp. Đó là năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn theo đúng
qui định mang tính pháp lý của ngành Y, của Nhà nước đối với ngành Y và đúng với
các qui chuẩn đạo đức của ngành điều dưỡng. Năng lực này biểu hiện ở các khía cạnh
cụ thể sau:
Sinh viên hành nghề theo quy định của pháp luật; Sinh viên hành nghề theo tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp.
2.1.3. Hoạt động thực hành lâm sàng theo định hƣớng phát triển năng lực sinh
viên ngành Y (sinh viên điều dƣỡng)
2.1.3.1. Khái niệm
Hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên
ngành Y là một quá trình thực hiện hành động nhằm áp dụng lý thuyết vào thực tiễn
thăm khám tại giường bệnh, phòng bệnh cho bệnh nhân theo hướng biến đổi theo chiền
hướng tăng lên các thuộc tính tâm lý độc đáo hay các phẩm chất tâm lý cá nhân đóng
vai trò là điều kiện cá nhân bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt hoạt động
điều dưỡng của sinh viên.
2.1.3.2. ột số đặc điểm của sinh viên ngành điều dưỡng
Đào tạo điều dưỡng là một ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực về y tế. Sinh
viên điều dưỡng được đào tạo với nhiệm vụ hỗ trợ các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên và
các nhân viên khác trong hệ thống y tế để thực hiện chăm sóc sức khỏe phục vụ nhu cầu
của người bệnh.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, sinh viên ngành điều dưỡng phải có một số phẩm
chất cần thiết sau:Tình yêu yêu nghề, có y đức; Sự cẩn thận, tinh thần trách nhiệm cao;
SựKiên nhẫn, chịu đựng được áp lực; Năng lực học hỏi, tiếp thu kiến thức
2.1.3.3. Nội dung hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực

sinh viên ngành Y (sinh viên điều dưỡng)
a. Thực hành chăm sóc người bệnh:
Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người bệnh: Đọc hồ sơ bệnh án
của người bệnh; Thực hiện kỹ thuật lấy dấu sinh hiệu và ghi phiếu theo dõi chức năng
sống; Giao tiếp với bệnh nhân, thân nhân người bệnh; thu thập dữ kiện, nhận định;
Thực hiện chăm sóc người bệnh: Hướng dẫn người bệnh uống thuốc theo toa, đúng giờ,
đúng cách; Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc chuyên khoa ngoại như chăm sóc dẫn lưu,
vết thương nhiễm, hậu môn nhân tạo, lỗ mở ra da…Thực hiện hoạt động giao tiếp với
người bệnh;
b.Thực hành phát triển năng lựcquản lý và phát triển nghề nghiệp trong quá trình thực tập
Quản lý, ghi chép sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định; Quản lý công tác chăm
sóc người bệnh; Quản lý, vận hành và sử dụng các trang thiết bị y tế có hiệu quả; Sử
dụng nguồn tài chính thích hợp để chăm sóc người bệnh hiệu quả; Thiết lập môi trường
làm việc an toàn và hiệu quả; Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học

7


c. Thực hành phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề
Hành nghề theo quy định của pháp luật; Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp.
2.2. Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hƣớng phát triển năng lực
sinh viên ngành Y
2.2.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống
thông tin của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý .
2.2.1.2. Chức năng của quản lý
Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch; Kiểm tra đánh
giá thực hiện kế hoạch.
2.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hƣớng phát

triển năng lực sinh viên ngành (sinh viên điều dƣỡng)
Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh
viên ngành Y (sinh viên điều dưỡng) làsự tác động có định hướng, có mục đích, có kế
hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý đến sinh viên trong quá trình thực
hiện hành động nhằm áp dụng lý thuyết vào thực tiễn thăm khám tại giường bệnh,
phòng bệnh cho bệnh nhân nhằm hướng tới phát triển nănglực thực hành chăm sóc;
năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên.
2.2.3. Chủ thể quản lý động thực hành lâm sàng theo định hƣớng phát triển năng
lực sinh viên ngành Y
Chủ thể quản lý là tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc
gián tiếp trong lãnh đạo, quản lý giáo dục, rèn luyện sinh viên trong suốt quá trình thực
hành lâm sàng.
Chủ thể chính quản lý hoạt động học tập lâm sàng của sinh viên ngành Y (sinh viên
điều dưỡng) là: Lãnh đạo trường đại học (chủ yếu là Hiệu trưởng nhà trường), lãnh đạo
khoa điều dưỡng, các phòng ban của nhà trường.Chủ thể quản lý trực tiếp là bệnh viện
nơi sinh viên thực hành, cụ thể là khoa và bác sỹ trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực
hành và các giảng viên phụ trách sinh viên thực hành lâm sàng..
Các chủ thể này có mối quan hệ với nhau như sau: Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo
Khoa điều dưỡng và các phòng ban của nhà trường xây dựng kế hoạch thực hành lâm
sàng cho sinh viên (mục tiêu, yêu cầu,nội dung, thời gian, kết quả cần đạt được của
thực hành lâm sàng).
2.2.4. Nội dung quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hƣớng phát triển
năng lực sinh viên ngành (sinh viên điều dƣỡng)
Từ nội dung và quá trình của hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y, từ
các chức năng cơ bản của quản lý, chúng tôi xác định nội dung quản lý hoạt động thực
hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y (sinh viên điều
dưỡng)
2.2.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực sinh viên

a.Về kiến thức thực hành lâm sàng

8


Các kiến thức mà sinh viên điều dưỡng cần đạt được khi thực hành lâm sàng là:Kiến
thức về tìm hiểu tình trạng sức khỏe /bệnh tật của người bệnh chăm sóc người bệnh;
Kiến thức chăm sóc người bệnh…
b.Về thái độ thực hành lâm sàng
Dựa trên các qui định của Bộ GD & ĐT, của Bộ Y tế, các trường đại học xác định mục tiêu
cần đạt được về thái độ làm việc của sinh viên trong thực hành lâm sàng như sau:
Xác định vai trò, phạm vi thực hành nghề nghiệp của điều dưỡng theo qui định của pháp
luật và chính sách y tế của Đảng, nhà nước và địa phương trong chăm sóc toàn diện cho
người bệnh và gia đình người bệnh với các vấn đề sức khỏe; Có ý thức sử dụng hiệu quả và
an toàn các thuốc, hóa chất và trang thiết bị trong thực hành chuyên ngành....
c.Về kỹ năng
Dựa trên các qui định của Bộ GD & ĐT, của Bộ Y tế, các trường đại học xác định
mục tiêu cần đạt được về kỹ năng thực hành lâm sàng sau cho sinh viên:Kỹ năng quản
lý, ghi chép sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định; Kỹ năng quản lý công tác chăm sóc
người bệnh; Kỹ năng quản lý, vận hành và sử dụng các trang thiết bị y tế có hiệu quả ;
Kỹ năng Sử dụng nguồn tài chính thích hợp để chăm sóc người bệnh hiệu quả; Kỹ năng
thiết lập môi trường làm việc an toàn và hiệu quả; Kỹ năng nghiên cứu khoa học và
thực hành dựa vào bằng chứng; Kỹ năng xây dựng 1 chương trình giáo dục sức khỏe
cho người bệnh về một nội dung điển hình/ một bệnh lý cụ thể của khoa thực hành lâm
sàng
2.2.4.2. Quản lý nội dung hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực sinh viên
a. Quản lý nhằm hình thành năng lực thực hành chăm sóc người bệnh của sinh viên:
Quản lý sinh viên trong việc tìm hiểu về tình trạng sức khỏe /bệnh tật của người bệnh;
Quản lý sinh viên trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh

b.Quản lý nhằm hình thành năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp trong quá trình
thực tập cho sinh viên
Quản lý, ghi chép sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định của sinh viên; Quản lý
công tác chăm sóc người bệnh của sinh viên ;Quản lý sinh viên vận hành và sử dụng
các trang thiết bị y tế có hiệu quả; Quản lý sinh viên trong việc duy trì và phát triển
năng lực cho bản thân và đồng nghiệp
c. Quản lý nhằm hình thành năng lực năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức
nghề của sinh viên
Để thực hiện nội dung quản lý này Hiệu trưởng trường đại học chỉ đạo các phòng
ban chức năng của nhà trường và kết hợp với bệnh viện nơi sinh viên thực hành lâm
sàng quản lý sinh viên ở các khía cạnh sau: Quản lý sinh viên hành nghề theo quy định
của pháp luật; Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
2.2.4.3. Quản lý phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực sinh viên
Hiệu trưởng chỉ đạo các phòng ban, khoa điều dưỡng kết hợp với bệnh viện quản lý
sinh viên thực hiện các vấn đề sau: Giúp sinh viên bảo quản và sử dụng hiệu quả các
phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng cho sinh viên bao gồm các dụng cụ, trang
thiết bị y tế, hồ sơ bệnh án, các quy trình mẫu...Hướng dẫn sinh viên phải biết sử dụng

9


cácdụng cụ trang thiết bị y tế gồm dụng cụ tiêu hao như gòn gạc găng tay, khẩu trang,
bông băng, kim tiêm, ống dẫn lưu, thuốc...và kềm, kéo, dụng cụ mổ....
2.2.4.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng
phát triển năng lực sinh viên
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các phòng, Khoa điều dưỡng kết hợp với bệnh viện
thực hiện các vấn đề sau:
Xây dựng và thực hiện hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng của
sinh viêntheo các tiêu chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng viên Việt Nam.Thực hiện

hệ thống quy trình đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viêntheo các tiêu
chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng viên Việt Nam.
2.3. Các ếu tố ảnh hƣ ng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định
hƣớng phát triển năng lực sinh viên
Dựa trên các quan điểm của tổ chức Y tế thế giới (1997) về quản lý dạy học lâm
sàng, căn cứ vào nghiên cứu tài liệu, khảo sát ban đầu tại các bệnh viên có sinh viên
điều dưỡng thực hành lâm sàng chúng tôi xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành
Y như sau:
2.3.1. Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường
Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường là một trong những yếu tố quyết định quản lý
hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y.
Đây là cơ sở để tổ chức hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng
lực sinh viên.
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo nhà trường
Kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng có ảnh
hưởng trực tiếp đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực sinh viên ngành Y.
Khi Hiệu trưởng trường đại học có kinh nghiệm quản lý tốt thì việc lập kế hoạch
cho sinh viên thực hành lâm sàng được khoa học, phù hợp và nhanh chóng.
2.3.3. Năng lực quản lý của lãnh đạo khoa điều dưỡng
Lãnh đạo khoa điều dưỡng là những người thực hiện triển khai chí thị quyết định
của Hiệu trưởng trường đại học về thực hành lâm sàng của sinh viên, là những người
trực tiếp tổ chức hoạt động thực hành lâm sàng cho sinh viên. Khi lãnh đạo khoa điều
dưỡng có năng lực tốt thì việc triển khai kế hoạch thực hành lâm sàng của Hiệu trưởng
nhà trường một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có hiệu quả.
2.3.4. Các chính sách của nhà nước và quy định của nhà trường; bệnh viện về hoạt
động thực hành lâm sàng của sinh viên
Các chính sách của nhà nước, trước hết là các quyết định, thông tư, quy định của
Bộ Y tế, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến

quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành điều dưỡng. Các chính sách
của nhà nước này qui định mục tiêu, nội dung, tiêu chuẩn, hình thức thực hành lâm
sàng của sinh viên. Các chính sách của nhà nước này cũng qui định cách thức quản lý,
tổ chức của trường đại học đối với hoạt động thực hành lâm sàng cho sinh viên.
2.3.5. Nhận thức của sinh viên về hoạt động thực hành lâm sàng

10


Nhận thức luôn là yếu tố tâm lý đảm bảo cho hoạt động của chủ thể thành công.
Nhận thức định hướng và là cơ sở của hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên. Khi
sinh nhận thức đúng và đầy đủ về hoạt động thực hành lâm sàng thì sẽ thực hiện hoạt
động này với thái độ nghiêm túc, tích cực và có chất lượng tốt.
Trái lại, khi sinh nhận thức chưa đúng và chưa đầy đủ về hoạt động thực hành lâm
sàng thì sẽ thực hiện hoạt động này với thái độ thiếu nghiêm túc, thiếu tích cực và có
chất lượng không cao.
2.3.6. Thái độ của sinh viên về hoạt động thực hành lâm sàng
Thái độ của sinh viên về hoạt động thực hành lâm sàng là một yếu tố quyết định
hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên. Khi sinh viên có thái độ cầu thị, tích cực,
hăng hái thì họ sẽ thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng với một chất lượng và kết
quả tốt.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
LÂM SÀNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA
SINH VIÊN NGÀNH Y
3.1.Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
3.1.1.Địa bàn và khách thể nghiên cứu
3.1.1.1.Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại 3 trường đại họccó đào tạo sinh viên điều dưỡng tại
thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó gồm: Trường Đại học Y dược, TP. Hồ Chí Minh; Trường

Đại học Hồng Bàng; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Ba bệnh viện được khảo sát là :
Bệnh viện 115; Bệnh viện Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Bình Dân.
3.1.1.2.Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể nghiên cứu tham gia vào quá trình khảo sát đề tài luận án
gồm có: 360 người. Số lượng khách thể khảo sát bằng phiếu hỏi được tổng hợp tại bảng
số liệu dưới đây: Tổng số khách thể khảo sát thực trạng bằng phiếu hỏi của nghiên cứu
này gồm:1) Cán bộ quản lý: 35 người. 2) Giảng viên: 115 người;3) Sinh viên: 200
người. -Tổng số khách thể khảo sát thực trạng bằng phương pháp phỏng vấn sâu của
nghiên cứu này là: 55 người. Cụ thể như sau:Cán bộ quản lý (của trường, khoa), giảng
viên trưởng đại học: 15 người; Bác sỹ hướng dẫn sinh viên ở bệnh viện : 10 người; Sinh
viên điều dưỡng: 30 người.
3.1.1.3.Tổ chức nghiên cứu
1) Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu
- Mục đích:Hình thành các công cụ nghiên cứu (bảng hỏi và đề cương phỏng vấn sâu).
-Thời gian tiến hành: Từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018.
-Nội dung:1) Thiết kế 1 phiếu điều tra (bảng hỏi) dành cho cán bộ quản lý và
giáo viên; 2) Thiết kế 04 đề cương phỏng vấn sâu dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý,
giảng viên, sinh viên, bác sỹ hướng dẫn thực hành lâm sàng.
2) Giai đoạn khảo sát thử
-Mục đích:Xác định sự phù hợp và độ tin cậy của bảng hỏi để qua đó tiến hành
chỉnh sửa các câu hỏi chưa đạt yêu cầu.Thời gian tiến hành: Tháng 4/2017
3) Giai đoạn điều tra chính thức

11


-Mục đích: Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng, các yếu
tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động thực hành lâm sàng và các thông tin về đặc điểm
nhân khẩu xã hội như: giới tính; tuổi; trình độ học vấn; số năm công tác; vị trí công tác
chính quyền; vị trí đoàn thể; tên trường đại học.

-Thời gian tiến hành: Từ tháng 5/2017 đến tháng 8/2017.
4) Giai đoạn xử lý tài liệu và viết chuyên đề
-Mục đích: Hình thành và hệ thống các bảng kết quả làm cơ sở cho việc phân tích số
liệu, viết và hoàn thiện chuyên đề 2.Thời gian tiến hành: Từ tháng 9/2017 đến nay.
3.1.1.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng đó là: phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp nghiên cứu sản phẩm
hoạt động; Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.
-Cách xử lý dữ liệu thu thập qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Dựa trên dữ liệu thực tế thu được với ĐTB chung của toàn thang đo = 3,28;
ĐLC = 0,52. Chúng tôi chia các mức độ của thang đánh giá như sau: Mức Cao: 5 ≥ĐTB
≥ 4.32; Khá cao: 4.32 > ĐTB ≥ 3.80; Trung bình: 3.80 > ĐTB ≥ 2.76; Khá thấp: 2.76
> ĐTB ≥ 2.24; Thấp: 2.24 > ĐTB ≥ 1.
2) Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát trên diện
rộng để tìm hiểu rõ hơn thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàngtheo định
hướng phát triển năng lực sinh viên; các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý hoạt
động thực hành lâm sàngtheo định hướng phát triển năng lực sinh viên và một số thông
tin cá nhân của người được khảo sát.
3) Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Số liệu thu được sau điều tra chính thức được xử lý bằng chương trình thống kê
SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 20.0. Các thông số, các phép toán
thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Dữ liệu mô tả thực trạng được
phân tích bằng phép thống kê mô tả điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất. So sánh
dữ liệu theo biến số sử dụng phép phân tích ANOVA và post hoc test nếu kết quả F của
ANOVA có ý nghĩa về mặt thống kê.
3.2. Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng theo định hƣớng phát triển năng
lực sinh viên ngành Y
3.2.1. Nhận thức hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực
sinh viên

3.2.1.1. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm sàng theo
định hướng phát triển năng lực sinh viên
Kết quả khảo sát vềnhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực hành
lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên cho thấy với ĐTB = 3,33 cho
thấy các cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát nhận thức về vai trò, tầm quan
trọng của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ở
mức trung bình hơi tiệm cận ở mức khá cao.
3.2.1. 2. Sinh viên ý thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm
sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên

12


Kết quả khảo sát đánh giá của các cán bộ quản lý và giảng viênvềsinh viên ý
thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng
phát triển năng lực sinh viênở mức trung bình, hơi tiệm cận mức khá với ĐTB chung =
3,37.
3.2.2. Hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên
3.2.2.1. Sinh viên điều dưỡng thực hành chăm sóc người bệnh
Nội dung thực hành chăm sóc người bệnh trong hoạt động thực hành lâm sàng của sinh
viên điều dưỡng được cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát đánh giá ở mức trung
bình với ĐTB chung = 3,31.
3.2.2.2.Thực hành phát triển năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp của sinh viên
điều dưỡng trong quá trình thực tập
Thực trạng thực hành phát triển năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp của
sinh viên điều dưỡng trong quá trình thực tập có ĐTB = 3,31 và ĐLC = 0,601, ở mức
trung bình.
3.2.2.3..Thực hành phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề của
sinh viên điều dưỡng trong quá trình thực tập
Thực hành phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề của sinh

viên điều dưỡng không được cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát đánh giá cao,
chỉ ở mức trung bình với ĐTB = 3,26.
3.2.2.4.Đánh giá chung hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực sinh viên
Bảng 1:Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên
TT
Nội dung thực hiện
ĐTB
ĐLC
1
Nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động
3,33
0,728
thực hành lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng
2
Sinh viên điều dưỡngý thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan
3,37
0,736
trọng của hoạt động thực hành lâm sàng đối với bản thân
3
Thực hành chăm sóc người bệnh của sinh viên điều dưỡng
3,31
0,585
4
Thực hành phát triển năng lực quản lý và phát triển nghề
3.31
0.601
nghiệp của sinh viên điều dưỡng
5
Phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức

3.19
0.618
nghề của sinh viên điều dưỡng
ĐTB chung
3,30
0,653
Điểm trung bình của toàn thang đo thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của
sinh viên điều đưỡng là 3,30 cho thấy hoạt động này được các cán bộ quản lý và giảng
viên được khảo sát đánh giá ở mức trung bình. Điều đó có nghĩa là sinh viên điều
dưỡng trong mẫu khảo sát đã thực hiện được hoạt động thực hành lâm sàng ở mức đạt
yêu cầu, song chưa tốt, vẫn còn hạn chế. Các ý kiến có phân tán khi đánh giá hoạt động
này, song mức độ phân tán không cao (ĐLC = 0,653).
3.2.2. 5. Hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên
so sánh theo biến số

13


Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê
giữa quản lý và giảng viên trong việc đánh giá thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng
của sinh viên điều dưỡng (P>0.05). Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc
đánh giá chung về hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng (p=0.125).
3.3. Thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hƣớng phát triển
năng lực sinh viên ngành Y
Thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực
sinh viên được phân tích qua các nội dung sau:
3.3.1. Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực sinh viên
3.2.1.1. Quản lý mục tiêu đào tạo kiến thức cho sinh viên
Kết quả khảo sát về quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định

hướng phát triển năng lực sinh viênvề mặt kiến thức được đánh giá ở mức trung bình
với ĐTB = 3,18. Với số liệu này ta thấy lãnh đạo các trường đại học y được khảo sát
quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực
sinh viênvề mặt kiến thức ở mức độ vừa phải, không quá tốt, những cũng không kém.
3.3.1.2. Quản lý mục tiêu đào tạo thái độ cho sinh viên
Đánh giá về quản lý mục tiêu đào tạo thái độ làm việc của sinh viên trong thực
hành lâm sàng, các cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát cho rằng việc thực hiện
mục tiêu này chỉ thực hiện ở mức trung bình với ĐTB = 3,08.
3.3.1.3. Quản lý mục tiêu đào tạo kỹ năng cho sinh viên
Nếu so với quản lý mục tiêu đào tạo kiến thức và thái độ thì việc quản lý mục tiêu
đào tạo kỹ năng cho sinh viên trong thời gian thực hành lâm sàng cao hơn một chút.
Điểm trung bình là 3,26 so với 3,18 và 3,08. Tuy vậy, đây vẫn là mức trung bình.
3.3.2. Quản lý mục nội dung hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực sinh viên
3.3.2.1. Quản lý nhằm hình thành năng lực thực hành chăm sóc người bệnh của sinh
viên điều dưỡng
Với ĐTB = 3,23 và ĐLC = 0,618 cho thấy quản lý lý sinh viên trong việc tìm hiểu
về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người bệnh chỉ đạt mức trung bình, bắt đầu tiệm
cận mức khá. Nói cách khác, nội dung quản lý này của Hiệu trưởng nhà trường tuy đạt
yêu cầu của hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên, song vẫn còn hạn chế. Việc
đánh giá các khía cạnh có sự khác nhau. ĐTB đao động từ 2,64 đến 3,78 – từ mức thấp
đến tiệm cận mức khá.
3.3.2.2. Quản lý nhằm hình thành năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp trong quá
trình thực tập cho sinh viên điều dưỡng
Quản lý sinh viên trong việc quản lý, ghi chép, sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy
định của trường đại học được đánh giá ở mức trung bình ĐTB = 3,26 và ĐLC =0,657.
Như vậy, việc quản lý của Hiệu trưởng các trường đại học được khảo sát về việc quản
lý, ghi chép, sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định chỉ đạt yêu cầu ở mức vừa phải, còn
hạn chế.
3.3.2.3. Quản lý nhằm hình thành năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề

của sinh viên điều dưỡng

14


Với ĐTB chung =3,29 và ĐTB = 0,507 cho thấy quản lý sinh viên thực hành nghề
theo quy định của pháp luật được đánh giá ở mức trung bình, bắt đầu tiệm cận mức khá.
Số liệu này có nghĩa là quản lý sinh viên thực hành nghề theo quy định của pháp luật
của Hiệu trưởng mới đạt yêu cầu ở mức vừa phải, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt
động quản lý sinh viên điều dưỡng trong hoạt động thực hành lâm sàng.
3.3.3. Quản lý phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực sinh viên
Quản lý phương tiện trong hoạt động thực hành lâm sàng là một yêu cầu quan
trong đối với sinh viên. Bởi lẽ, các phương tiện cùng với con người quyết định sự thành
công của hoạt động chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Để các phương tiên phục vụ tốt
hoạt động điều trị, chăm sóc bệnh nhân thì chúng phải được quản lý tốt từ cả phía người
lãnh đạo lẫn sinh viên, trước hết là hiệu trưởng và những người quản lý nhà trường..
3.3.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng
phát triển năng lực sinh viên
Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực sinh viên của Hiệu trưởng được đánh giá ở mức trung bình, bắt đầu tiệm
cận mức khá. Điều này có nghĩa là quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm
sàng đã được Hiệu trưởng quan tâm, đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thực hành
lâm sàng, song mới đạt ở mức vừa phải, còn hạn chế.
3.3.5. Đánh giá chung thực trạng quản lýhoạt động thực hành lâm sàng theo định
hướng phát triển năng lực sinh viên
Kết quả đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo
định hướng phát triển năng lực sinh viên được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng
theo định hướng phát triển năng lực sinh viên

TT
Nội dung quản lý
ĐTB
ĐLC
1
Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định
3,17
0,647
hướng phát triển năng lực sinh viên
2
Quản lý mục nội dung hoạt động thực hành lâm sàng theo định
3,32
0,624
hướng phát triển năng lực sinh viên
3
Quản lý phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định
3.32
0.730
hướng phát triển năng lực sinh viên
4
Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo
3.35
0.712
định hướng phát triển năng lực sinh viên
ĐTB chung
3,29
0,678
Số liệu bảng trên cho thấy đánh giá tổng thể thực trạng quản lý hoạt động thực
hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ở mức trong bình, với
ĐTB = 3,29; ĐLC = 0,678.

3.3.6. Tương quan giữa các khía cạnh quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo
định hướng phát triển năng lực sinh viên
Kết quả khảo sát vềtương quan giữa các khía cạnh quản lý hoạt động thực hành
lâm sàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

15


Bảng 3:Tương quan giữa các khía cạnh quản lý hoạt động thực hành lâm sàng

Khía cạnh quản lý (1)
Quản lý mục tiêu hoạt
động thực hành lâm sàng
(1)
Quản lý nội dung hoạt
động thực hành lâm sàng
(2)
quản lý phương tiện hoạt
động thực hành lâm sàng
(3)
quản lý kiểm tra, đánh
giá hoạt động thực hành
lâm sàng (4)
Thực trạng quản lý
chung (5)

p
r
N
p

r
N
p
r
N
p
r
N
p
r
N

(2)
1
350
.809**
.000
350
.725**
.000
350
.638**
.000
350
.873**
.000
350

(3)


(4)

(5)

1
350
.797**
.000
350
.717**
.000
350
.963**
.000
350

1
350
.615**
.000
350
.877**
.000
350

1
350
.822**
.000
350


1
350

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung tất các các khía cạnh thực trạng quản lý
và thực trạng quản lý nói chung đều có mối tương quan thuận chiều và chặt đến rất chặt
với nhau (r=0.615 đến r=0.963; p<0.001). Trong đó, quản lý nội dung hoạt động thực
hành lâm sàng và quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sáng có mối tương quan
chặt nhất trong số bốn khía cạnh quản lý (r=0.809, p=0.000).
3.3.7. Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực
sinh viên so sánh theo biến số
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê
giữa cán bộ quản lý và giảng viên trong việc đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực
hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng (P>0.05). Như vậy có thể nói, mức độ quản lý
hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng được thực hiện như nhau đối
với người giáo viên và quản lý.
3.3.8. Đánh giá thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng và quản lýhoạt động thực
hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên
3.3. .1. u điểm
Các cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát nhận thức về vai trò, tầm quan
trọng của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ở
mức trung bình hơi tiệm cận ở mức khá cao. Sinh viên đã ý thức được vai trò, tầm quan
trọng của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.
hoạt động thực hành chăm sóc người bệnh của sinh viên điều dưỡng trong thực hành
lâm sàng đã đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và bệnh viện, song mức độ chưa tốt,
còn những hạn chế nhất định.
Sinh viên điều dưỡng trong thời gian thực hành lâm sàng khá thường xuyên trao
đổi các thông tin về người bệnh cho giáo viên hướng dẫn để giáo viên tìm biện pháp

16



điều trị phù hợp hơn và giúp sinhv iên rút kinh nghiệm trong quá trình thực hành lâm
sàng. Sinh viên điều dưỡng trong quá trình thực hành lâm sàng đã thực hiện theo các
qui định của pháp luật và của đạo đức nghề Y.
Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ở các
trường đại học y thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát đã đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động
thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng, song mới ở mức độ vừa phải, vần cần được
quan tâm chú trọng hơn nữa. Nội dung được đánh giá cao nhất là quản lý kiểm tra, đánh giá
hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.
3.3.8.2. Hạn chế
Các cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát cho rằng sinh viên ý thức được
vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng, song mức độ chưa cao. Nội dung thực hành chăm sóc người bệnh trong hoạt động
thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng được cán bộ quản lý và giảng viên được
khảo sát đánh giá ở mức trung bình. Việc thực hành chăm sóc người bệnh chỉ đạt yêu
cầu của nhà trường và bệnh viên trong hoạt động thực hành ở mức vừa phải. Sinh viên
còn cần cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa.
Thực hành phát triển năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp của sinh viên điều
dưỡng trong quá trình thực tập mới đạt yêu cầu ở mức vừa phải, còn hạn chế nhất định.
Khía cạnh được đánh giá thấp nhất trong thực hành lâm sàng của sinh viên là ghi chép và
bảo quản hồ sơ chăm sóc và tài liệu liên quan đến người bệnh và các vấn đề sức khỏe của
người bệnh phù hợp với tiêu chuẩn thực hành chăm sóc. Việc phát triển năng lực hành nghề
theo pháp luật và đạo đức nghề của sinh viên điều dưỡng còn hạn chế.
Về quản lý thực hành phát triển năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp của sinh
viên điều dưỡng nội dung được đánh giá thấp nhất là quản lý mục tiêu hoạt động thực
hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.
3.3.8.3. Nguyên nhân hạn chế
Hoạt động thực hành lâm sàng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo
định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng còn hạn chế là do một số

nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
Hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên là
một hoạt động khó khăn, có nhiều áp lực và thách thức đối với sinh viên thực hành. Đó
là hoạt động chăm sóc người bệnh, hỗ trợ các bác sỹ điều trị trong quá trình điều trị cho
bệnh nhân. Hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên liên quan trực tiếp đến sức
khỏe và sinh mệnh của người bệnh.
Một số ít sinh viên chưa ý thức hết được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động
thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Do vây, trong quá
trình thực hành lâm sàng số sinh viên này còn chưa cố gắng hế mình cho công viên.
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣ ng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng
theo định hƣớng phát triển năng lực sinh viên
3.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
Tất cả các yếu tố chủ quan được xem xét trong nghiên cứu này đều có ảnh hưởng
ở mức độ “Ảnh hưởng nhiều” đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định

17


hướng phát triển năng lực sinh viên các trường đại học được nghiên cứu (ĐTB = 3,84;
ĐLC = 0,600).
Trong 3 yếu tố chủ quan được xem xét trong nghiên cứu này thì yếu tố “Năng
lực quản lý của lãnh đạo khoa điều dưỡng” có ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý hoạt
động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên các trường đại
học được nghiên cứu (ĐTB = 3,95; ĐLC = 0,695).
3.4.2.Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Tất cả các yếu tố khách quan được xem xét trong nghiên cứu này đều có ảnh
hưởng ở mức độ “Ảnh hưởng nhiều” đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo
định hướng phát triển năng lực sinh viên các trường đại học được nghiên cứu (ĐTB =
3,58; ĐLC = 0,413).
Kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới

quản lýhoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên các
trường đại học cho thấy:
Chƣơng 4
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGTHỰC HÀNH LÂM SÀNG
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y
4.1.Nguyên tắc đề xuất các giải pháp
Việc đề xuất các giải pháp quản lýhoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng
phát triển năng lực sinh viên ngành y (ngành điều dưỡng) được dựa trên các nguyên tắc
sau:Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi; Nguyên tắc
đảm bảo tính kế thừa và phát triển; Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; Nguyên tắc đảm
bảo tính hệ thống.
4.2. Giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hƣớng phát triển
năng lực sinh viên ngành ngành điều dƣỡng
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, từ các nguyên tắc trên, chúng tôi đề
xuất một số giải pháp quản lýhoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực sinh viên ngành y sau:
4.2.1. Giải pháp 1: Tổ chứccác hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng
viên và sinh viên về vai trò, vị trì của thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực sinh viên ngành điều dưỡng
4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Giải pháp này nhằm tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo đục dể nâng cao nhận
thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về vai trò, vị trì của thực hành lâm sàng theo
định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng, qua đó nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động thực hành của sinh viên ngành điều dường
4.2.1.2. Nội dung của giải pháp
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên ngành điều dưỡng về
việc củng cố cho sinh viên những vấn đề lý thuyết đã được học trong quá trình thực
hiện hoạt động thực hành lâm sàng. Đó kaf các kiến thức sau: Kiến thức về chăm sóc
người bệnh (Kiến thức về tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người bệnh; chăm sóc
phù hợp với bệnh tật và nhu cầu của người bệnh; xác định được những ưu tiên trong

chăm sóc người bệnh…).

18


4.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng các trường đại học y có đào tạo sinh viên ngành điều dưỡng chỉ đạo
các phòng ban trong trường phổ biến cho các cán bộ các phòng ban về tổ chức hoạt
động tuyên truyền về vai trò, vị trì của thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển
năng lực sinh viên ngành điều dưỡng cho toàn thể các giảng viên của nhà trường.
4.2.1.4. iều kiện thực hiện giải pháp
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức này cho cán bộ giảng viên
cần có sự kết hợp đồng bộ của Ban giám hiệu, Đảng ủy, tổ chức công đoàn, đoàn thanh
niên, hội sinh viên của nhà trường. Về phía giảng viên phải có tinh thần tự giác, ý thức
trách nhiệm cao
4.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của các
trường đại học y theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng
4.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Giải pháp này nhằm xây dựng các tiêu chí cho quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của
các trường đại học y theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng.
4.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Giải pháp này có 4 nội dung với 12 tiêu chí và 36 chỉ số cụ thể.
Nội dung 1: Trường đại học y kết hợp với bệnh viện phát triển kiến thức, thái độ
học tập và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành điều dưỡng trong hoạt động thực
hành lâm sàng
Nội dung 2: Trường đại học y kết hợp với bệnh viện quản lý hoạt động thực hành
lâm sàng của sinh viên tại bệnh viện theo định hướng phát triển năng lực sinh viên
Nội dung 3: Trường đại học y kết hợp với bệnh viện quản lý sinh viên trong việc sử
dụng các phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng
lực sinh viên

Nội dung 4: Trường đại học y kết hợp với bệnh viện kiểm tra, đánh giá hoạt động
thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.
4.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Để thực hiện các nội dung và tiêu chí trên cần chú ý đến một số khía cạnh sau:
Hiệu trưởng các trường đại học y có đào tạo sinh viên ngành điều dưỡng chỉ đạo các
phòng ban trong trường phổ biến cho các cán bộ và giảng viên trong trường về các nội
dung, tiêu chí trên để các cán bộ giảng viên nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự
cần thiếu của các nội dung và tiêu chí này trong thực hiện hoạt động thực hành lâm
sàng cho sinh viên điều dưỡng.
4.2.2.4. iều kiện thực hiện giải pháp
Việc triển khai các tiêu chí trong nhà trường cần có sự kết hợp đồng bộ của Ban
giám hiệu, Đảng ủy, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên của nhà trường.
Các trường đại học y phối hợp chặt chẽ với bệnh viên nơi sinh viên thực hành lâm sàng
để triển khai các tiêu chí, đánh giá về tính hiệu quả và tính khả thi của các tiêu chí để có
những chỉnh sửa các tiêu chi cho phù hợp với thực tiễn.
4.2.3. Giải pháp 3: Phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề
cho sinh viên điều dưỡng trong hoạt động thực hành lâm sàng
4.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

19


Giải pháp này nhằm phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề
cho sinh viên điều dưỡng trong hoạt động thực hành lâm sàng của ngành điều dưỡng để
sinh viên thực hành nghề trong thời gian thực hành lâm sang và trong tương lai đúng
qui định của pháp luật, đúng qui định của đạo đức nghề điều dưỡng nói riêng và đạo
đức nghề y nói chung.
4.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Hướng dẫn để sinh viên hiện tốt các qui định của Bộ Y tế về thực hành lâm sàng
đối với sinh viên ngành y nói chung và sinh viên ngành điều dưỡng nói riêng. Sinh viên

cần thuân thủ nghiêm túc các qui định này trong khi thực hiện điều trị và chăm sóc
người bệnh tại bệnh viện.
Cùng với việc sinh viên cần chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các qui định của Bộ
Y tế về thực hành lâm sàng, các qui định về chăm sóc và điều trị cho người bệnh của
bệnh viện nơi sinh viên thực hành lâm sàng. Đó là các qui định về chăm sóc người
bệnh, sử dụng trang thiết bị y tế, trực ban hàng ngày...
4.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng trưởng trường đại học y chỉ đạo các phòng ban của nhà trường kết hợp với
bệnh viện nơi sinh viên điều dưỡng thực hành lâm sàng hướng dẫn sinh viên tuân thủ nghiêm
túc các qui định này trong khi thực hiện điều trị và chăm sóc người bệnh tại bệnh.
4.2.3.4. iều kiện thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng các trường đại học y cần có sự chỉ đạo quyết liệt, cần có sự quan tâm
thường xuyên đến việc phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề
cho sinh viên điều dưỡng trong hoạt động thực hành lâm sàng.
4.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức thực hiện nội dung hoạt động thực hành lâm sàng của
sinh viên điều dưỡng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên
4.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Quản lý nội dung hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng theo
định hướng phát triển năng lực sinh viên là nội dung quản lý quan trọng hang đầu của
Hiệu trường trường đại học y có đào tạo sinh viên ngành điều dưỡng.
4.2.4.2. Nội dung của giải pháp
Quản lý sinh viên trong tìm hiểu chăm sóc người bệnh. Ở khía cạnh này trường
đại học và bệnh viện cần theo dõi và giúp sinh viên có khả năng giao tiếp với bệnh
nhân, thân nhân người bệnh; Theo dõi và giúp sinh viên có khả năng giải thích tình
trạng sức khỏe cho người bệnh.
4.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các phòng ban, khoa điều dưỡng kết hợp trường
kết hợp với bệnh viện quản lý sinh viên trong tìm hiểu chăm sóc người bệnh. Ở đây
lãnh đạo khoa điều dưỡng là người trực tiếp tổ chức cho sinh viên thực hiện hoạt động
tìm hiểu chăm sóc bệnh nhân.

4.2.4.4. iều kiện thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng, Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm, sâu sát trong chỉ đạo các
phòng ban và khoa điều dưỡng nhằm thực hiện nội dung hoạt động thực hành lâm sàng
của sinh viên điều dưỡng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Các phòng ban
và khoa điều dưỡng cần thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Hiệu trưởng trường đại học
về thực hiện nội dung hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng theo định
hướng phát triển năng lực sinh viên.

20


4.2.5. Giải pháp 5: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng và thực hànhnh mhình thành ở
sinh viên ngành điều dưỡng ý chí vươn lên trong phát triển năng lực nghề nghiệp
trong quá trình thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng
4.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Ý chí vươn lên trong phát triển năng lực nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt
động thực hành lâm sàng không chỉ là một yếu tố quyết định kết quả thực hành lâm
sàng của sinh viên, mà nó còn ảnh hưởng đế hiệu quả quản lý hoạt động thực hành lâm
sàng theo định hướng phất triển năng lực của sinh viên.
4.2.5.2. Nội dung của giải pháp
Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng cho sinh viên ý chí vươn lên trong học tập và thực
hành, coi đó là một giá trị mà nhà trường cần hướng tới trong suốt quá trình đào tạo tại trường
đại học y, trong xây dựng văn hóa nhà trường. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: Ý chí
vượt mọi khó khăn trong học tập để có được những kiến thức cần thiết phụ vụ cho hoạt động
thực hành lâm sàng và cho nghề nghiệp tương lai.Ý chí vươn lên để nắm bắt được các kiến
thức mới, nắm được các phương pháp chăm sóc người bệnh mới của y học hiện đại, nắm được
những kỹ năng cần thiết để chăm sóc người bệnh.
4.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp.
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các phòng ban, khoa điều dưỡng kết hợp với bệnh
viện nơi sinh viên thực hành giáo dục sinh viên ý chí vươn lên trong hình thành và phát

triển năng lực nghề nghiệp trong quá trình thực hành lâm sang. Đó là ý chí vươn lên
trong khắc phục khó khăn về quản lý hồ sơ bệnh nhân, trong phát triển nghề nghiệp,
trong đảm bảo chăm sóc liên tục người bệnh.
4.2.5.4. iều kiện thực hiện giải pháp
Hiện trưởng và Ban giám hiệu, tổ chức đảng của nhà trường cần thường xuyên quan
tâm đến việc giáo dục ý chí vươn lên cho sinh viên ngành điều dưỡng. Các phòng ban
và khoa điều dưỡng của nhà trường cần chú trọng trienr khai nghiêm túc hoạt động bồi
dưỡng và thực hành nhằm hình thành ở sinh viên ngành điều dưỡng ý chí vươn lên
trong phát triển năng lực nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động thực hành
lâm sàng theo sựu chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường.
4.2.6. Giải pháp 6: Phối hợp giữa trường đại học và bệnh viện trong quá trình thực
hiện hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên theo định hướng phát triển năng
lực sinh viên
4.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức phối hợp giữa Hiệu trưởng, các
phòng ban, lãnh đạo khoa điều dưỡng của trường đại học y với bệnh viện trong quá
trình thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên.
4.2.6.2. Nội dung của giải pháp
Thứ nhất,xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện
để thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng theo định hướng
phát triển năng lực sinh viên.
Thứ hai,nhà trường kết hợp với bệnh viện tổ chức hoạt động thực hành lâm sàng
cho sinh viên điều dưỡng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên..
4.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng trưởng trường đại học y chỉ đạo các phòng ban của nhà trường kết hợp
với bệnh viện nơi sinh viên điều dưỡng thực hành lâm sàng xây dựng kế hoạch, chương

21



trình phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện để thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng
của sinh viên điều dưỡng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.
4.2.6.4. iều kiện thực hiện các giải pháp
Việc tổ chức thực hiện giải pháp đòi hỏi trường đại học y có đào tạo sinh viên
ngành điều dưỡng và bệnh viện nơi sinh viên thực hành phải thực hiện đầy đủ các qui
định của pháp luật, các qui định của Bội Y tế về thực hành lâm sàng của sinh viên
ngành y nói chung và sinh viên ngành điều dưỡng nói riêng. Những qui định này là cơ
sở để tiến hành các giải pháp về hoạt động thực hành lâm sàng và quản lý hoạt động
thực hành lâm sàng cho sinh viên.
4.2.8. Mối liên hệ giữa các giải pháp
Các giải pháp có mối liên hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, bổ sung cho
nhau trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định
hướng phát triển năng lực sinh viên điều dưỡng. Giải pháp 2 là cơ sở để cho 5 giải pháp
còn lại thực hiện.
Việc thực hiện giải pháp 1 sẽ giúp cho thực hiện 5 giải pháp còn lại tốt hơn, trước
hết là thực hiện giải pháp 4: Chú trọng quản lý nội dung hoạt động thực hành lâm sàng
của sinh viên điều dưỡng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Giải pháp 3 tạo
điều kiện để quản lý giải pháp 4; 5 và 6 được tốt hơn. Việc thực hiện giải pháp 6 sẽ tạo
điều kiện để tổ chức thuận lơi các giải pháp 1; 2; 3; 4 và 5.
4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp
Kết quả khảo sát cho thấy các cán bộ quản lý nhà trường, giảng viên và bác sỹ bệnh
viện đánh giá các giải pháp đề xuất cần thiết ở mức độ khá cao với ĐTB = 4,08, mức
cần thiết khá cao. Điều này cho thấy các giải pháp này cần cho quản lý quản lý hoạt
động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.
4.4. Kết quả thử nghiệm một giải pháp
Luận án lựa chọn giải pháp số 3 để thử nghiệm. Đó là “Phát triển năng lực hành nghề
theo pháp luật và đạo đức nghề cho sinh viên điều dưỡng trong hoạt động thực hành
lâm sàng”
-Kết quả đánh giá trước thử nghiệm
Với ĐTB = 3,98 cho thấy các cán bộ quản lý, giảng viên trường đại học y và sinh

viên đánh giá vể năng lực thực hiện pháp luật và đạo đức nghề của sinh viên điều
dưỡng ở mức tốt, tiệm cận mức trung bình.
-Kết quả đánh giá sau thử nghiệm
Sau thử nghiệm, các cán bộ quản lý, giảng viên trường đại học y, bác sỹ phụ trách
sinh viên điều dưỡng thực hành lâm sàng tại bệnh viện và sinh viên đánh giá vể năng
lực thực hiện pháp luật và đạo đức nghề của sinh viên điều dưỡng ở mức tốt, với ĐTB
= 4,03 và ĐLC = 0,46 cho thấy các ý kiến đánh giá về vấn đề này khá tập trung. Sự
khác biệt về đánh giá các khía cạnh của năng lực thực hiện pháp luật và đạo đức nghề
của sinh viên điều dưỡng không đáng kể. Đa số các khía cạnh đều được đánh giá ở mức
tốt với ĐTB = 4,04. .
-So sánhkết quả đánh giá trước thử nghiệm và sau thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm cho thấy ĐTB = 4,03). Điều này cho thấy năng lực thực hiện
pháp luật và đạo đức nghề của sinh viên điều dưỡng sau thử nghiệm đã có hiệu quả tốt
hơn trước thực nghiệm. Ở hầu hết các khía cạnh kết quả sau thực nghiệm điều cao hơn
trước thực nghiệm. Như vậy, giả thuyết thực nghiệm đã được chứng minh.

22


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng có thể đưa ra một số kết luận sau:
- Về lý luận:
Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh
viên ngành Y (sinh viên điều dưỡng) làsự tác động có định hướng, có mục đích, có kế
hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý đến sinh viên trong quá trình thực
hiện hành động nhằm áp dụng lý thuyết vào thực tiễn thăm khám tại giường bệnh,
phòng bệnh cho bệnh nhân nhằm hướng tới phát triển năng lực thực hành chăm sóc;
năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên.

Nội dung quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng
lực sinh viên ngành Y (sinh viên điều dưỡng) gồm: Quản lý mục tiêu hoạt động thực
hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý nội dung hoạt
động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ; Quản lý
phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh
viên; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực sinh viên.
-Về kết quả nghiên cứu thực tiễn:
Các cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát nhận thức về vai trò, tầm quan
trọng của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ở
mức trung bình.
Đánh giá chung thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều đưỡng
ở mức trung bình. Điều đó có nghĩa là sinh viên điều dưỡng trong mẫu khảo sát đã thực
hiện được hoạt động thực hành lâm sàng ở mức đạt yêu cầu, song chưa tốt, vẫn còn hạn
chế.
Đánh giá tổng thể thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định
hướng phát triển năng lực sinh viên ở mức trong bình. Điều này có nghĩa là quản lý
hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ở các
trường đại học y thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát đã đáp ứng yêu cầu quản lý
hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng, song mới ở mức độ vừa phải,
vần cần được quan tâm chú trọng hơn nữa.
Trong 4 nội dung của quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát
triển năng lực sinh viên thì sự khác biệt về đánh giá các nội dung không đáng kể. Nội
dung được đánh giá cao nhất là “Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm
sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên”.
Tất các các khía cạnh thực trạng quản lý và thực trạng quản lý nói chung đều có
mối tương quan thuận chiều và chặt đến rất chặt với nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa quản lý và giảng viên, giữa
nam và nữ trong việc đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của
sinh viên điều dưỡng.

Tất cả các yếu tố được nghiên cứu đều có mức độ ảnh hưởng nhiều đến quản lý
hoạt động này. Trong đó, nhóm yếu tố chủ quan thuộc về chính chủ thể quản lý hoạt
động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên các trường đại
học được đánh giá có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn so với nhóm yếu tố khách quan.

23


×