Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của học sinh tiểu học tại tỉnh Bình Định (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 170 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung
tham khảo từ các công trình khác đều được trích dẫn rõ ràng. Các kết quả viết
chung với các tác giả khác đều được sự đồng ý trước khi đưa vào luận án. Các
kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình
khác ngoài các công trình của tác giả.

Bình Định, Ngày 20 tháng 02 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Tường Loan


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM TỪ 6 - 10
TUỔI ............................................................................................................. 4
1.1.1. Sự sinh trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi 6 - 10 ................................................. 4
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trẻ 6 - 10 tuổi .................................................................. 6
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
HỌC SINH LỨA TUỔI TIỂU HỌC ....................................................... 12
1.2.1. Các nghiên cứu về hình thái............................................................................................. 12
1.2.2. Các nghiên cứu về sinh lý ................................................................................................ 19
1.2.3. Các nghiên cứu về dinh dưỡng ....................................................................................... 26
1.2.4. Các nghiên cứu về hoạt động thần kinh cấp cao.......................................................... 30
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ............................... 34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 38
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 38


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................................................... 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................................. 38
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................................. 38
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................... 38
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................................... 38
2.3.3. Cỡ mẫu ................................................................................................................................ 38
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................................................ 40
2.4. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH
XÁC ĐỊNH ................................................................................................. 44
2.4.1. Các biến số về dân số........................................................................................................ 44


2.4.2. Các biến số, chỉ số về hình thái ....................................................................................... 44
2.4.3. Các biến số, chỉ số về sinh lý ........................................................................................... 46
2.4.4. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI.................................................................................... 48
2.4.5. Các biến số về trí tuệ ......................................................................................................... 48
2.5. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ ...................................................... 50
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................... 50
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .................................................................... 52
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 53
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH
...................................................................................................................... 53
3.1.1. Các đặc điểm hình thái ..................................................................................................... 53
3.1.2. Các chỉ số chức năng sinh lý ........................................................................................... 67
3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học Bình Định ......................... 76
3.1.4. Hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học Bình Định................................. 79
3.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC Ở HỌC
SINH TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH ................................................................ 87
3.2.1. Tương quan giữa IQ và một số chỉ số sinh học............................................................ 87

3.2.3. Tương quan giữa kích thước vòng đầu và một số chỉ số sinh học............................ 92
3.2.4. Tương quan giữa trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác ................ 93
3.2.5. Tương quan giữa dung tích sống và một số chỉ số hình thái...................................... 94
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 97
4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI............................................................. 97
4.1.1. Chiều cao của học sinh 6 - 10 tuổi .................................................................................. 97
4.1.2. Cân nặng của học sinh 6 - 10 tuổi.................................................................................100
4.1.3. Vòng ngực của học sinh 6 - 10 tuổi..............................................................................104
4.1.4. Vòng đầu của học sinh 6 - 10 tuổi ................................................................................106
4.1.5. BMI và chỉ số Pignet của học sinh 6 - 10 tuổi ............................................................107
4.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ ................................................................ 110


4.2.1. Tần số tim của học sinh 6 - 10 tuổi...............................................................................110
4.2.2. Huyết áp của học sinh 6 - 10 tuổi..................................................................................111
4.2.3. Dung tích sống của học sinh 6 - 10 tuổi.......................................................................112
4.2.4. Thị lực của học sinh 6 - 10 tuổi .....................................................................................115
4.2.5. Thính lực của học sinh 6 - 10 tuổi.................................................................................118
4.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO BMI CỦA HỌC SINH 6 - 10
TUỔI. ........................................................................................................ 119
4.4. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA HỌC SINH 6 - 10 TUỔI... 125
4.4.1. Điểm IQ của học sinh 6 - 10 tuổi ..................................................................................125
4.4.2. Trí nhớ của học sinh 6 - 10 tuổi.....................................................................................127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 129
1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 129
1.1. CÁC CHỈ SỐ HÌNH THÁI ..........................................................................................129
1.2. CÁC CHỈ SỐ SINH LÝ.................................................................................................130
1.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO BMI.........................................................131
1.4. CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO ................... 131
1.5. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC ..................................131

2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC.....................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 135
PHỤ LỤC.....................................................................................................150


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BMI

: Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)

CDC

: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
( Centers for Disease Control and Prevention)

CI

: Khoảng tin cậy (Confident Interval)

cs

: Cộng sự.

GTSH

: Giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90 thế kỷ XX

HSSH


: Hằng số sinh học

IQ

: Trí thông minh (Intelligence Quotient)

SD

: Độ lệch chuẩn.

SDD

: Suy dinh dưỡng

TC - BP

: Thừa cân - béo phì

VDD

: Viện dinh dưỡng.

VDDQG

: Viện dinh dưỡng Quốc gia.

NCHS

:


Trung tâm thống kê sức khỏe Mỹ (National Center for
Health Statistic).

TTDD HCM : Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh
UNICEF

: Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nations Children,s
Fund)

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
SỐ
HIỆU

TÊN BẢNG

Trang

1.1

Tỷ lệ thừa cân béo phì toàn cầu ở trẻ em lứa tuổi học đường

28

2.1


Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới, tuổi và địa điểm

41

2.2

Phân bố mẫu nghiên cứu về dung tích sống

41

2.3

Phân bố mẫu nghiên cứu về thính lực

41

3.1

Chiều cao của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

53

3.2

Chiều cao của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

54

3.3


Bách phân vị về chiều cao của học sinh tiểu học Bình Định

55

3.4

Cân nặng của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

56

3.5

Cân nặng của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

57

3.6

Bách phân vị về cân nặng của học sinh tiểu học Bình Định

58

3.7

Vòng ngực của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

59

3.8


Vòng ngực của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

60

3.9

Vòng đầu của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

61

3.10

Vòng đầu của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

62

3.11

Chỉ số BMI của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

63

3.12

Chỉ số BMI của học sinh tiểu học ở các khu vực nghiên cứu

64

3.13


Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

65

3.14

Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

66

3.15

Tần số tim của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

67

3.16

Tần số tim của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

68

3.17

Huyết áp tâm thu của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính.

69

3.18


Huyết áp tâm thu của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

70

3.19

Huyết áp tâm trương của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

71

3.20

Huyết áp tâm trương của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

72


3.21

Dung tích sống của 250 học sinh theo tuổi và giới tính

73

3.22

Điểm thị lực hai mắt của học sinh tiểu học Bình Định

74

3.23


Thị lực của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

75

3.24

Thính lực của 902 học sinh tiểu học theo giới tính

75

3.25

Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

77

3.26

Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

78

3.27

Điểm IQ của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

80

3.28


Điểm IQ của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu.

81

3.29

Điểm trí nhớ thị giác của học sinh tiểu học theo giới tính

82

3.30

Điểm trí nhớ thị giác của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

83

3.31

Điểm trí nhớ thính giác của học sinh tiểu học theo giới

84

3.32

Điểm trí nhớ thính giác của học sinh theo khu vực nghiên cứu

86

3.33


So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh tiểu học

87

3.34

Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa dung tích sống với giới

96

tính, tuổi, chiều cao và cân nặng
4.1

Chiều cao học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu trong nước

98

4.2

Chiều cao học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu nước ngoài

99

4.3

Cân nặng của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu trong nước

100


4.4

Cân nặng của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu ngoài nước

101

4.5

Vòng ngực của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu trong nước

105

4.6

Vòng đầu của học sinh Bình Định (2016) và của GTSH (2003)

106

4.7

Chỉ số BMI của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

107

4.8

Chỉ số Pignet của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

109


4.9

Tần số tim của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

110

4.10

Huyết áp của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

111

4.11

Dung tích sống của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

113

4.12

So sánh tình trạng dinh dưỡng của HS Bình Định năm 2016 và 2009

120

4.13

Điểm test Raven của học sinh Bình Định (2016) và học sinh Hà Nội (2002)

126



DANH MỤC CÁC HÌNH
SỐ
HIỆU

TÊN HÌNH

Trang

2.1

Sơ đồ quá trình chọn mẫu và nghiên cứu các chỉ số sinh học

43

3.1

Mức tăng chiều cao của học sinh qua các độ tuổi

54

3.2

Chiều cao của học sinh theo khu vực nghiên cứu

55

3.3

Mức tăng cân nặng của học sinh qua các độ tuổi


56

3.4

Cân nặng của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

57

3.5

Mức tăng vòng ngực của học sinh qua các độ tuổi

59

3.6

Vòng ngực của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

59

3.7

Mức tăng vòng đầu của học sinh qua các độ tuổi

61

3.8

Vòng đầu của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu


61

3.9

Sự thay đổi chỉ số BMI của học sinh qua các độ tuổi

63

3.10

Chỉ số BMI của học sinh theo khu vực nghiên cứu

64

3.11

Sự thay đổi chỉ số Pignet của học sinh qua các độ tuổi

65

3.12

Chỉ số Pignet của học sinh theo khu vực nghiên cứu

66

3.13

Sự thay đổi nhịp tim của học sinh qua các độ tuổi


67

3.14

Tần số tim của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

69

3.15

Sự thay đổi huyết áp tâm thu của học sinh qua các độ tuổi

69

3.16

Huyết áp tâm thu của học sinh theo khu vực nghiên cứu

71

3.17

Sự thay đổi huyết áp tâm trương của học sinh qua các độ tuổi

71

3.18

Huyết áp tâm trương của học sinh theo khu vực nghiên cứu


73

3.19

Mức tăng dung tích sống của học sinh qua các độ tuổi

73


3.20

Tình hình thính lực của 902 học sinh ở Quy Nhơn

76

3.21

Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học theo tuổi

79

3.22

Mức tăng IQ của học sinh tiểu học qua các độ tuổi

80

3.23


Điểm IQ của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu.

80

3.24

Điểm trí nhớ thị giác của học sinh tiểu học theo tuổi

82

3.25

Điểm trí nhớ thính giác của học sinh tiểu học theo tuổi

85

3.26

Tương quan giữa IQ và BMI

88

3.27

Tương quan giữa IQ và vòng đầu

88

3.28


Tương quan giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn thị giác

89

3.29

Tương quan giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn thính giác

89

3.30

Tương quan giữa BMI và vòng đầu

90

3.31

Tương quan giữa BMI và trí nhớ ngắn hạn thị giác

91

3.32

Tương quan giữa BMI và trí nhớ ngắn hạn thính giác

91

3.33


Tương quan giữa vòng đầu và trí nhớ ngắn hạn thị giác

92

3.34

Tương quan giữa vòng đầu và trí nhớ ngắn hạn thính giác

92

3.35

Tương quan giữa trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác

93

3.36

Tương quan giữa dung tích sống và chiều cao

94

3.37

Tương quan giữa dung tích sống và cân nặng

94

3.38


Tương quan giữa dung tích sống và vòng ngực

95


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển xã hội, yếu tố con người đóng vai trò quan
trọng, đặc biệt là trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước. Trẻ em là
tương lai của mọi quốc gia, do đó, sự tăng trưởng thể lực và trí tuệ của trẻ
luôn được quan tâm hàng đầu. Sự tăng trưởng của trẻ em chịu sự tác động của
nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v.. Nhằm phát triển thể
lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi góp phần tăng sức khỏe,
tuổi thọ người Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định về
việc phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2030” vào ngày 28/4/2011 [72].
Sự sinh trưởng và phát triển của con người trãi qua nhiều giai đoạn,
trong đó thời kỳ trẻ em có ý nghĩa quan trọng nhất vì đây là giai đoạn nền
tảng cho sự phát triển sau này. Sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ được
đánh giá qua các chỉ số hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng
đầu, vòng đùi, vòng cánh tay, chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số Pignet,v.v., chỉ
số trí tuệ (IQ), trí nhớ hoặc các chỉ số sinh lý như tần số tim, huyết áp, dung
tích sống, thị lực…
Theo các nhà khoa học, các chỉ tiêu sinh học, nhất là những chỉ tiêu
nhân trắc cần được tiến hành nghiên cứu theo chu kỳ 10 năm một lần để làm
cơ sở đánh giá sự phát triển con người nói chung và trẻ em nói riêng. Từ đó
đề ra các biện pháp nâng cao thể lực và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Từ 1975 đến nay, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi nên đã ảnh
hưởng rõ nét đến sự tăng trưởng thể lực và trí tuệ của trẻ. Đã có nhiều công

trình nghiên cứu các chỉ số sinh học của người Việt Nam như công trình
“Hằng số sinh học người Việt Nam” của Nguyễn Tấn Gi Trọng; “Bàn về đặc
điểm tăng trưởng của người Việt Nam” của Lê Nam Trà, hay nhóm đề tài do
1


Tạ Thúy Lan chủ trì “Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học và trí tuệ ở học sinh và
sinh viên”….Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung ở những thành
phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ở các địa phương
như Bình Định còn rất ít.
Để tìm hiểu thực trạng tăng trưởng của trẻ em Bình Định, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của học sinh tiểu học
tại tỉnh Bình Định” nhằm đánh giá sự tăng trưởng thể chất và trí tuệ của trẻ
em Bình Định, góp phần vào việc nghiên cứu sự tăng trưởng của trẻ em Việt
Nam.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng tăng trưởng một số đặc điểm sinh học của học
sinh lứa tuổi tiểu học tại một số địa bàn đặc trưng thuộc tỉnh Bình Định trong
giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái, sinh lý, dinh
dưỡng và hoạt động thần kinh cấp cao, thông qua các chỉ số xác định năng lực
trí tuệ ở học sinh lứa tuổi tiểu học tỉnh Bình Định.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh tiểu học tại tỉnh
Bình Định (cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu, BMI và Pignet).
- Nghiên cứu các chỉ số sinh lý của học sinh tiểu học tại tỉnh Bình Định
(tần số tim, huyết áp, dung tích sống, thị lực và thính lực).
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI của trẻ em lứa tuổi tiểu học
tại tỉnh Bình Định.
- Nghiên cứu một số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học

tỉnh Bình Định (IQ, trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác)
- Xác định mối tương quan giữa một số chỉ số sinh học của học sinh
tiểu học và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và năng lực
trí tuệ của học sinh lứa tuổi tiểu học tại tỉnh Bình Định.
2


4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Bổ sung các chỉ số về hình thái, sinh lý và trí tuệ của trẻ từ 6 - 10 tuổi
ở khu vực Miền trung - Tây nguyên, góp phần làm phong phú kho dữ liệu về
giá trị sinh học người Việt Nam.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở cho các cơ quan, tổ
chức chăm sóc sức khỏe đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tầm vóc, thể
lực và năng lực trí tuệ của trẻ em.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
- Góp phần đánh giá các chỉ số về hình thái, chức năng, dinh dưỡng và
trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định. Các dẫn liệu trong luận án có thể
được sử dụng làm thông số tham chiếu trong các nghiên cứu và giảng dạy về
đặc điểm tăng trưởng của trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học để đánh giá đúng
thực trạng thể lực, sự tăng trưởng thể lực cũng như năng lực trí tuệ của học
sinh tiểu học ở mỗi vùng miền khác nhau trong tỉnh, từ đó giúp các trường
vận dụng sư phạm tương tác và dạy học cá thể hóa học sinh đạt hiệu quả hơn.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề
- Chương 1. Tổng quan tài liệu
- Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu
- Chương 4. Bàn luận
- Kết luận và kiến nghị


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM TỪ 6 - 10 TUỔI
1.1.1. Sự sinh trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi 6 - 10
Một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống là quá trình sinh
trưởng và phát triển. Sự sinh trưởng và phát triển diễn ra liên tục, đồng thời
trong suốt cả cuộc đời con người và khác nhau ở các giai đoạn. Ở trẻ em, sự
sinh trưởng và phát triển có những đặc điểm riêng. Từ thế kỷ thứ XVIII, theo
J.J Rousseau - nhà triết học nổi tiếng người Pháp đã khẳng định “Trẻ em
không phải là người lớn thu nhỏ” [136]. Mỗi giai đoạn của trẻ em có những
đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh lý khác nhau.
Hiện nay, sự phân chia các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở trẻ em
vẫn chưa thống nhất, tuy nhiên giai đoạn từ 6 đến 10 tuổi có những đặc điểm
hình thái, sinh lý cơ bản, đây là nhóm tuổi nằm giữa hai mức tăng trưởng
nhanh là tuổi mẫu giáo và lứa tuổi dậy thì.
Theo Nguyễn Quang Quyền (1984), từ 7 đến 10 tuổi nữ có tốc độ tăng
trưởng chiều cao nhanh hơn nam nhưng từ 11 tuổi trở đi nam tăng trưởng
chiều cao nhanh hơn nữ. Trẻ ở giai đoạn thiếu nhi lớn (từ 7 đến 10 - 11 tuổi ở
nữ và từ 7 đến 12 - 13 tuổi ở nam) tăng nhiều về chiều dài các chi nên người
gầy đi. Thân bắt đầu có dáng dấp người lớn, ngực không tròn mà bè ngang,
bụng bé lại, vai nở, chi dưới dài ra, hình thái chuyển tiếp từ giai đoạn bụ bẫm
ngây thơ sang giai đoạn cứng cáp, biết suy nghĩ của người lớn [64].
Theo Trần Trọng Thủy (2006), trẻ 6 tuổi bắt đầu phát triển về chiều
cao, chiều ngang phát triển chậm hơn nên tuổi này trông trẻ không bụ bẫm
lắm. Thần kinh các em phát triển hoàn thiện dần, đi vào ổn định gần như
người lớn. Trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Hệ tuần hoàn tương

đối hoàn chỉnh như người lớn. Trẻ 6 lên 7 tuổi có chiều cao tăng nhanh, đạt 7

4


- 10 cm/năm, có thể gọi là thời kỳ vươn dài ra. Trẻ 8 - 10 tuổi, sự tăng trưởng
chậm lại, chỉ đạt 3 - 5 cm/năm nên gọi là thời kỳ tròn người, ở trẻ nữ khung
chậu phát triển mạnh để thích nghi với chức năng sinh sản sau này. Đến tuổi
dậy thì chiều cao lại tiếp tục tăng nhanh, đạt 5 - 8 cm/năm (đây là thời kỳ thứ
hai của sự vươn dài người ra). Giữa chiều cao và cân nặng không có sự phụ
thuộc theo một tỉ lệ nghiêm ngặt nào, nhưng thông thường cùng một lứa tuổi,
những trẻ cao hơn có cân nặng lớn hơn [74].
Theo Nguyễn Văn Lê (1997), trẻ tiểu học đang trong thời kỳ tăng
trưởng. Hàng năm, trẻ cao thêm trung bình 4 - 5 cm và nặng thêm khoảng 2 2,5 kg; vòng ngực tăng thêm 1,5 - 2 cm. Xương ít chất vô cơ, nhiều chất hữu
cơ và nước nên mềm. Hệ xương phát triển nhanh hơn so với các cơ quan bộ
phận khác, đặc biệt là các xương dài. Các xương ở cổ tay, cổ chân còn nhiều
sụn, khớp xương chưa vững chắc. Cơ có nhiều nước, ít đạm và mỡ. Sau 7 tuổi
các cơ nhỏ phát triển mạnh giúp các động tác của trẻ tinh vi hơn, lực co cơ
tăng dần. Tỷ lệ cơ so với cơ thể ở trẻ 8 tuổi khoảng 27,2% [48].
Nghiên cứu của Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan (2011) cho thấy, thời
kỳ 6 - 7 tuổi diễn ra sự thay răng. Chiều cao trung bình tăng 4 - 5 cm/năm,
khối lượng cơ thể tăng khoảng 2 - 3 kg/năm. Cơ tay, cơ chân tăng trưởng
mạnh làm các động tác mạnh mẽ hơn. Từ 9 - 10 tuổi trở đi, các xương bàn tay
phát triển khá hoàn chỉnh nên các hoạt động tinh vi và chính xác hơn. Cuối
thời kỳ này sự tăng trưởng mạnh xảy ra ở cả hai giới nhưng nữ nhanh hơn
nam. Đến 10 tuổi nữ vượt nam về cả chiều cao và cân nặng, tạo nên điểm giao
chéo thứ nhất của đường cong tăng trưởng [46].
Một số tác giả cho rằng hệ tuần hoàn trẻ 6 - 10 tuổi có cơ tim chưa phát
triển đầy đủ, nhịp tim nhanh và lòng mạch rộng. Nhịp thở của trẻ 7 tuổi là 20
- 22 lần/phút và dung tích phổi là 1.300 - 1.400 cm3, đến 10 tuổi chỉ còn 18 20 lần/phút nhưng dung tích phổi đạt 2.000 - 2.100 cm3. Hệ thần kinh có

nhiều thay đổi, trẻ 7 tuổi não không tăng trưởng nhiều nhưng đến 9 - 10 tuổi
5


đã gần bằng người trưởng thành, đạt 1.300 g. Hệ thống tín hiệu 2 phát triển
chưa đầy đủ và quá trình myelin hóa diễn ra mạnh mẽ là yếu tố cơ bản đảm
bảo sự phát triển hoàn thiện của hệ thần kinh [44], [74].
Theo Tạ Thúy Lan (2003), cùng với hệ thần kinh, các hệ cơ quan khác
cũng có nhiều thay đổi. Khối lượng tim lúc 6 tuổi gấp 6 lần so với sơ sinh,
nhịp tim là 85 - 90 lần/phút. Từ 7 - 12 tuổi khối lượng tim tăng lên 92 - 143 g
ở nam và 87,5 - 143 g ở nữ. Lúc 8 - 10 tuổi khối lượng hai lá phổi đạt 455 495 g, thể tích phút tăng dần ở trẻ từ 7 - 12 tuổi. Ở độ tuổi học sinh tiểu học,
chức năng của các cơ quan phân tích đạt đến sự hoàn thiện. Hệ thần kinh cấp
cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, tư duy các em chuyển dần từ trực
quan sinh động sang tư duy trừu tượng [44].
Từ 9 - 10 tuổi khả năng khái quát hóa lý luận của trẻ tốt hơn. Các phẩm
chất tư duy chuyển dần từ cụ thể sang trừu tượng. Tuy nhiên, hoạt động phân
tích tổng hợp ở trẻ 6 - 10 tuổi còn mang tính chất sơ đẳng. Trẻ 6 tuổi khả năng
tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Trẻ 10 tuổi, tưởng
tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển.
[38], [44]….Nhìn chung, học sinh ở lứa tuổi tiểu học đang trong giai đoạn
hoàn thiện về tâm sinh lý. Trẻ rất hiếu động, ưa tìm tòi khám phá, ham chơi.
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trẻ 6 - 10 tuổi
1.1.2.1. Các đặc điểm về hình thái
Các chỉ số hình thái là tiêu chí cơ bản để đánh giá thể lực của mỗi
người. Thể lực là năng lực vận động của con người [64]. Thể lực là điều kiện
cơ bản đảm bảo cho các hoạt động học tập, lao động. Có nhiều chỉ tiêu để
đánh giá thể lực ở người như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng
bụng, vòng đùi, vòng cánh tay, Pignet, BMI, v.v. Chúng tôi chỉ đề cập một số
chỉ tiêu cơ bản.
- Chiều cao: Chiều cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng thường

được dùng trong các cuộc điều tra thể lực ở người. Chiều cao chịu ảnh hưởng
6


của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, vận động thể lực... Nếu được
chăm sóc tốt, thế hệ sau bao giờ cũng cao hơn thế hệ trước. Giai đoạn từ 3 đến
10 tuổi đóng vai trò quyết định đến 60% tiềm năng tăng trưởng chiều cao. Sự
tăng trưởng chiều cao của con người có thể chia làm ba giai đoạn là: tăng
trưởng chậm, giai đoạn dậy thì và giai đoạn sau dậy thì [26], [51].
- Cân nặng: Cân nặng là một trong những chỉ tiêu hình thái cơ bản sau
chiều cao. Khối lượng cơ thể người có hai phần: Phần cố định chiếm 1/3 gồm
xương, da, các tạng và thần kinh; phần thay đổi chiếm 2/3 bao gồm 3/4 khối
lượng các cơ, 1/4 là mỡ và nước. Hiện tượng tăng cân là do tăng phần thay
đổi có liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng [64].
- Vòng ngực: Đây cũng là một trong những chỉ tiêu đặc trưng của cơ
thể người. Ở mỗi lứa tuổi có một tỷ lệ cân đối giữa chiều cao đứng và đường
kính ngang ngực. Sự tăng trưởng của vòng ngực có liên quan mật thiết với sự
tăng trưởng khối lượng cơ thể. Ngoài ra, mức độ tăng trưởng của lồng ngực
có liên quan đến hoạt động hô hấp và sức khỏe của mỗi người [64].
- Vòng đầu: Chu vi vòng đầu phản ánh sự tăng trưởng của dung lượng
não. Khi mới sinh khối lượng não trẻ khoảng 350 g và khi 1 tuổi đã 1.000 g.
Ở trẻ 2 tuổi não đạt khoảng 1.200 g. Não người trưởng thành khoảng 1.250 g
ở nữ và 1.400 g ở nam. Như vậy, sự phát triển não bộ chủ yếu diễn ra từ lúc
sơ sinh đến tuổi chập chững biết đi. Vì thế cần theo dõi sự phát triển não bộ
của trẻ bằng số đo vòng đầu [63].
Thể lực là một thông số tổng hợp nên muốn đánh giá chính xác cần dựa
vào mối tương quan giữa các chỉ số giải phẫu và sinh lý. Loại chỉ số đơn giản
gồm hai kích thước chiều cao, cân nặng như: BMI, Broca, Kaup; loại phức
tạp gồm nhiều chỉ số hơn như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đùi, đó là
các chỉ số Pignet, Hitz, QVC…. Mỗi chỉ số có giá trị và ý nghĩa sinh học khác

nhau. Trong đó, hai chỉ số cơ bản và thường dùng nhất là BMI và Pignet.

7


- BMI: BMI là chỉ số khối cơ thể được dùng để đánh giá mức độ gầy
hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet
đưa ra năm 1832. Nhược điểm duy nhất của BMI là không thể tính được
lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức
khỏe tương lai. Năm 1997, WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch
chuẩn (-2SD) của các chỉ số cân nặng/tuổi (W/A), chiều cao/tuổi (H/A) và cân
nặng/chiều cao (W/H) so với quần thể tham chiếu NCHS để coi là suy dinh
dưỡng hoặc béo phì [110].
- Chỉ số Pignet: Chỉ số Pignet đã được quốc tế thừa nhận từ lâu và là
một trong những chỉ số chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong những
nghiên cứu thể lực ở người. Pignet là chỉ số đánh giá mối tương quan giữa
chiều cao với cân nặng và chu vi vòng ngực. So sánh trong cùng một nhóm
trẻ, nữ luôn có Pignet lớn hơn nam. Điều này chứng tỏ học sinh nam có thể
lực tốt hơn học sinh nữ [64].
1.1.2.2. Các đặc điểm về sinh lý
Sức khỏe con người còn phụ thuộc vào các chỉ số sinh lý cơ bản như
nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, khả năng phản xạ, độ tinh nhạy của mắt, tai…
- Tần số tim: Là số lần tim co bóp trong một đơn vị thời gian (thường
là một phút). Hoạt động của tim diễn ra theo chu kỳ tạo ra lực đẩy giúp máu
lưu thông trong hệ mạch. Tần số tim thay đổi theo lứa tuổi, giới tính và trạng
thái cơ thể. Công suất tim phụ thuộc vào tần số tim và thể tích co tim [76].
- Huyết áp: Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch trong
khi vận chuyển. Huyết áp là kết quả tổng hợp sức co bóp của tim, sức cản của
thành mạch, khối lượng và độ quánh của máu. Huyết áp đo được khi tim co
gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Khi tim giãn, không có sức đẩy

của tim nhưng máu vẫn lưu thông trong hệ mạch nhờ tính đàn hồi của thành
mạch tạo nên huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Mức
chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương gọi là huyết áp hiệu
8


số. Khi huyết áp hiệu số thấp (khoảng dưới 20mmHg) sẽ gây ra hiện tượng
kẹt huyết áp nên tuần hoàn máu ứ trệ. Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào độ tuổi,
giới tính và hoạt động của con người [74], [76].
- Dung tích sống: Dung tích sống (VC: Vital capacity) là lượng khí sau
khi đã hít vào tận lực và thở ra hết sức. Dung tích sống gồm khí lưu thông, khí
dự trữ hít vào và khí dự trữ thở ra.
+ Khí lưu thông (TV: Tidal volume) là lượng khí thu được khi hít vào
và thở ra thông thường.
+ Khí dự trữ hít vào (IRV: Inspiratory reserve volume) là lượng khí sau
khi đã hít vào thông thường, nếu cố gắng hít vào tận lực sẽ đưa thêm vào phổi
một lượng khí nữa.
+ Khí dự trữ thở ra (ERV: Expiratory reserve volume) là lượng khí sau
khi đã thở ra thông thường, nếu cố gắng thở ra hết sức sẽ đẩy ra thêm một
lượng khí nữa.
+ Khí cặn (RV: Residual volume) là lượng khí còn lại sau khi đã thở ra
hết sức. Nó đảm bảo cho phổi không bị xẹp hoàn toàn [14], [106]. Do đó,
công thức tính dung tích sống như sau: VC = TV + IRV + ERV.
Dung tích sống phụ thuộc vào kích thước cơ thể, đặc biệt là chiều cao.
Sự tương quan giữa dung tích sống với tuổi và chiều cao có một quy luật nhất
định. Dung tích sống của nam cao hơn nữ. Ở trẻ nhỏ hơn 16 tuổi các chỉ số
chức năng thông khí phổi tăng lên theo tuổi. Song chức năng thông khí phổi
còn phụ thuộc vào tư thế khi đo, đo ở tư thế nằm thường thấp hơn tư thế đứng
và ngồi [91].
- Thị lực: Thị lực là khả năng mắt phân biệt rõ các chi tiết của vật. Hay

nói cách khác thị lực là khả năng mắt phân biệt được 2 điểm ở gần nhau [3].
Thị lực là điều cần thiết để giúp trẻ thành công trong học tập. Theo Hội
ngăn ngừa người mù ở Mỹ (Prevent Blindness America) [138], một trong bốn
trẻ ở tuổi đi học có vấn đề thị lực. Hiện nay, tình trạng giảm thị lực ở trẻ ngày
9


càng tăng. Có hai nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực là do di truyền và
sử dụng mắt quá mức. Suy giảm thị lực ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời
sống của mỗi người.
- Thính lực: Thính lực của người bình thường không hoàn toàn giống
nhau. Khi khả năng nghe bị giảm gọi là khiếm thính. Dùng đơn vị decibel
(dB) khi đề cập đến mức độ, độ lớn hay âm lượng và đơn vị Hertz (Hz) khi đề
cập đến độ cao thấp hay tần số của âm thanh tiếng nói.
Ngưỡng nghe của người bình thường là dưới 25 dB, nếu ngưỡng nghe
trong khoảng 25 - 40 dB là khiếm thính nhẹ; 41 - 60 dB là khiếm thính vừa;
từ 61 - 90 dB là khiếm thính nặng và trên 90 dB là khiếm thính rất nặng [19].
Khiếm thính có thể do nhiều nguyên nhân như do dẫn truyền, do tiếp
nhận ốc tai, do thần kinh thính giác hay khiếm thính hỗn hợp. Khiếm thính
xảy ra càng sớm hoặc để càng lâu thì hậu quả càng nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh
khiếm thính có thể dẫn đến câm, đối với trẻ lớn ảnh hưởng đến ngôn ngữ, làm
thay đổi tính nết. Vì vậy, kiểm tra thính lực giúp phát hiện và can thiệp sớm là
rất cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ [20], [98].
1.1.2.3. Các đặc điểm về dinh dưỡng
- Suy dinh dưỡng (SDD) protein - năng lượng (Protein - Energy
Malnutrition: PEM): SDD protein - năng lượng là dạng thiếu dinh dưỡng trầm
trọng. Thuật ngữ SDD protein - năng lượng do Jelliffe nêu lần đầu tiên vào
năm 1959. Theo ông, các thể bệnh SDD đều liên quan đến khẩu phần ăn thiếu
protein và năng lượng ở các mức độ khác nhau và đặc biệt là thiếu các vi chất
dinh dưỡng. Thuật ngữ SDD để chỉ những người không đủ cân nặng hay

không đủ sức khỏe, không đủ tiêu chuẩn cân nặng so với chiều cao [122]. Đối
với trẻ em, SDD ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, làm giảm sức đề kháng
và ảnh hưởng đến trí tuệ.
- Thừa cân, béo phì (TC - BP): Có nhiều khái niệm về TC - BP nhưng
WHO đã đưa ra định nghĩa:
10


+ Thừa cân (TC) là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so
với chiều cao.
+ Béo phì (BP) là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường
một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. BP ở trẻ
em là mối đe dọa lâu dài tới sức khỏe, tuổi thọ và làm gia tăng nguy cơ đối
với các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, viêm xương khớp…BP ở trẻ
còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề về tâm
lí và học tập. Do đó, sự gia tăng TC - BP ở trẻ đang là một trong những mối
quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn cầu [146].
Bên cạnh các đặc điểm sinh học thể hiện sự tăng trưởng thể chất, các
chỉ tiêu để đánh giá tinh thần của trẻ cũng được quan tâm từ rất sớm.
1.1.2.4. Các đặc điểm về hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ từ 6 - 10 tuổi
- Trí thông minh (IQ): Việc đưa ra một định nghĩa về trí thông minh
không dễ dàng. Wechsler (1955) định nghĩa “Thông minh là khả năng tổng
hợp của mỗi con người để hành động có mục đích, để suy nghĩ nhiều mặt và
để tác động hiệu quả vào môi trường” [43]. Năm 1983, Howard Gardner đã
đưa ra quan niệm về trí thông minh “Là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc
tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một
hay nhiều môi trường văn hóa”; trí thông minh không chỉ được đo lường duy
nhất qua IQ. Ông cũng đưa ra thuyết đa trí tuệ là có nhiều loại trí thông minh
như: Trí thông minh về toán học, logic; trí thông minh về ngôn ngữ, lời nói;
trí thông minh về thị giác, không gian; trí thông minh về vận động; trí thông

minh về âm nhạc; trí thông minh hướng ngoại; trí thông minh hướng nội
[118] và năm 1996, ông đã bổ sung thêm hai loại là trí thông minh hướng về
thiên nhiên (naturalist) và trí thông minh về sự tồn tại (existential). Cũng
trong năm này, Jensen R. cho rằng “Thông minh cũng như luồng điện, có nó
dễ hơn xác định nó” [93]…Vậy có nhiều quan niệm khác nhau về trí thông
minh, nhưng nhìn chung chúng đều thể hiện khả năng thích ứng của mỗi
11


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full






×