Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Hoàn thiện công tác phân tích khách nợ trong quy trình mua nợ tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


ĐOÀN THỊ VI THẢO

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
KHÁCH NỢ TRONG QUY TRÌNH MUA NỢ
TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ
VIỆT NAM (DATC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


ĐOÀN THỊ VI THẢO

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
KHÁCH NỢ TRONG QUY TRÌNH MUA NỢ
TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ
VIỆT NAM (DATC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Ngƣởi hƣớng dẫn KH: PGS. TS. Đƣờng Nguyễn Hƣng



Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

ĐOÀN THỊ VI THẢO


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 10
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 10
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KHÁCH NỢ TRONG
QUY TRÌNH MUA NỢ CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ .......................... 9
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ, NỢ XẤU ....................................................... 9
1.1.1. Khái niệm nợ..................................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm nợ xấu ............................................................................ 10
1.1.3. Nguyên nhân nợ xấu ....................................................................... 13
1.1.4. Tác động của nợ xấu ....................................................................... 15
1.1.5. Chính sách xử lý nợ xấu ................................................................. 17
1.2. MUA BÁN NỢ TRÊN THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH .............................. 18
1.2.1. Khái niệm mua bán nợ trên thị trƣờng tài chính............................. 18

1.2.2. Các phƣơng thức mua bán nợ ......................................................... 19
1.2.3. Các chủ thể tham gia mua bán nợ ................................................... 20
1.2.4. Phạm vi và nguyên tắc hoạt động mua bán nợ ............................... 22
1.2.5. Lợi ích của hoạt động mua bán nợ.................................................. 24
1.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ ... 25
1.3.1. Sự hình thành Công ty Mua bán nợ ................................................ 25
1.3.2. Vai trò của các Công ty Mua bán nợ .............................................. 27
1.4. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH KHÁCH NỢ TRONG QUY TRÌNH MUA
NỢ ................................................................................................................... 29
1.4.1.Tổng quan công tác phân tích khách nợ trong quy trình mua nợ
............................................................................................................ 29


1.4.2. Quy trình phân tích khách nợ.......................................................... 30
1.4.3. Cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác phân tích khách nợ .................. 35
1.4.4. Các chỉ tiêu cần phân tích khi phân tích khách nợ ......................... 37
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
KHÁCH NỢ .................................................................................................... 40
1.5.1. Các nhân tố bên trong ..................................................................... 40
1.5.2. Các nhân tố bên ngoài ..................................................................... 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 43
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH KHÁCH NỢ TRONG QUY
TRÌNH MUA NỢ CỦA CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM 44
2.1. SỰ HÌNH THÀNH, CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
CỦA CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM. ................................. 44
2.1.1. Sự hình thành DATC ...................................................................... 44
2.1.2. Chức năng của DATC..................................................................... 45
2.1.3. Ngành, nghề kinh doanh của DATC............................................... 45
2.1.4. Mô hình tổ chức, quản lý ................................................................ 46
2.1.5. Lực lƣợng lao động ......................................................................... 47

2.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DATC .......................................... 48
2.2.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................. 48
2.2.2. Những hạn chế ................................................................................ 51
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH KHÁCH NỢ TRONG QUY
TRÌNH MUA NỢ TẠI DATC ........................................................................ 52
2.3.1. Thu thập thông tin về khoản nợ ...................................................... 52
2.3.2. Phân loại khoản nợ.......................................................................... 53
2.3.3. Phân tích các yếu tố nội lực của khách nợ...................................... 59
2.3.4. Phân tích đánh giá các yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng đến hoạt
động SXKD của khách nợ ........................................................................ 83
2.3.5. Xác định giá trị và khả năng thu hồi nợ thông qua xử lý tài sản đảm
bảo ............................................................................................................. 89


2.3.6. Phân tích điểm mạnh điểm yếu của khách nợ (SWOT) ................. 91
2.3.7. Vai trò của công tác phân tích khách nợ đến việc xác định giá mua
bán nợ ........................................................................................................ 92
2.3.8. Những khó khăn, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của công tác
phân tích khách nợ .................................................................................... 94
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 96
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG PHÂN TÍCH KHÁCH NỢ TRONG QUY TRÌNH MUA NỢ CỦA
CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM............................................ 97
3.1. ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH KHÁCH NỢ TRONG QUY
TRÌNH MUA NỢ CỦA DATC ...................................................................... 97
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH KHÁCH NỢ
CỦA CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM. ................................. 98
3.2.1. Hoàn thiện công tác thu thập thông tin ........................................... 98
3.2.2. Hoàn thiện phƣơng pháp phân tích ............................................... 100
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích ...................................................... 101

3.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá, kết luận ......................................... 108
3.2.5. Các giải pháp khác ........................................................................ 108
3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC ..................................................... 111
3.3.1. Minh bạch, công khai các nguồn thông tin tài chính .................... 111
3.3.2. Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành quốc gia ........................ 112
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Ký hiệu
AEG

nhóm chuyên gia tƣ vấn Advisory Expert Group

AMC

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Mua bán nợ

BCBS

Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng

CAR


Quy định về an toàn vốn

DATC

Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTW

Ngân hàng trung ƣơng

NPLs

Nợ tồn đọng


NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

VAMC

Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.


2.3.

Kết quả kinh doanh của DATC từ năm 2010-2016
Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn (Phân tích tình
hình tài sản)
Bảng phân tích tình hình huy động vốn (Phân tích tình
hình nguồn vốn)

Trang
49
64

66

2.4.

Bảng phân tích chung tình hình và kết quả kinh doanh

72

2.5.

Các chỉ số tài chính quan trọng

73

2.6.

Bảng phân tích lƣu chuyển tiền của Doanh nghiệp


82

2.7.

Bảng tính hiệu quả của giá mua nợ

94

3.1.
3.2.

Bảng phân tích cân bằng tài chính của công ty CP Gạch
men
Kết quả tính toán các chỉ tiêu của Công ty CP Sứ Cosani

102
106


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1.

Tên hình
Sơ đồ tổ chức của DATC

Trang
46



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nợ xấu diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay, đang có chiều
hƣớng gia tăng nhanh, đe dọa an ninh tài chính tiền tệ thì vấn đề xử lý nợ xấu
đƣợc xem là vấn đề cần đƣợc ƣu tiên đối với hoạt động của các tổ chức tín
dụng. Phát triển thị trƣờng mua bán nợ xấu là một trong những giải pháp vô
cùng quan trọng để giải quyết vấn đề này. Công ty TNHH Mua bán nợ Việt
Nam(DATC) đƣợc thành lập với vai trò quan trọng trong cả hai đề án tái cơ
cấu doanh nghiệp nhà nƣớc và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thƣơng mại.
Việc thành lập DATC là để hỗ trợ doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài
chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động
mua, bán nợ. Với hai chức năng chính vừa là công cụ của Nhà nƣớc để xử lý
các vấn đề nợ, tài sản tồn đọng trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi DNNN và
hệ thống tín dụng vừa kinh doanh nhƣ doanh nghiệp với loại hàng hóa tƣơng
đối đặc biệt là nợ. Tuy nhiên Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam đƣợc
thực hiện trên cơ chế bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc giao, hoạt động vì
mục tiêu lợi nhuận. Do đó, ngoại trừ những khoản nợ mua theo chỉ định của
cấp có thẩm quyền, DATC không thể mua hết tất cả các khoản nợ tồn đọng
khó đòi, không có vật tƣ, tài sản đảm bảo của các ngân hàng Thƣơng mại, các
Doanh nghiệp nhà nƣớc, mà Công ty chỉ mua những khoản nợ trên cơ sở phân
tích cụ thể chi tiết về khoản nợ, về khách nợ xem có khả năng tái cơ cấu, phục
hồi những khó khăn yếu kém dẫn đến tình trạng thua lỗ trƣớc mắt để phục hồi
và trả nợ cho DATC hay có khả năng bán lại món nợ với giá cao hơn cho nhà
đầu tƣ tiềm năng hoặc thu lại hiệu quả thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo
của Doanh nghiệp. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, tránh rủi ro trong hoạt
động giao dịch mua bán nợ, việc phân tích chi tiết khoản nợ, tình hình tài
chính của khách nợ hiện tại, những khó khăn vƣớng mắc đang gặp phải và



2

triển vọng phát triển tƣơng lai một cách khoa học, hợp lý và cung cấp đƣợc
thông tin chính xác đầy đủ khi ra quyết định mua nợ có ý nghĩa và tầm quan
trọng hết sức lớn lao.
Thông qua việc nghiên cứu hoạt động của DATC, đặc biệt chú trọng vào
quy trình mua nợ, bởi việc đầu tƣ vào một khoản nợ là việc đầu tƣ vô cùng
mạo hiểm và khoản đầu tƣ này có lãi hay không phụ thuộc rất nhiều vào giá
mua bán tại thời điểm mua nợ. Do đó, đề tài tập trung phân tích quy trình mua
nợ, đặc biệt là công tác phân tích khách nợ trong quy trình mua nợ, đánh giá
những hạn chế và tìm nguyên nhân để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác này trong quá trình khảo sát, đánh giá và ra quyết định
mua nợ. Với mong muốn đó, tác giả đã chọn đề tài:” Hoàn thiện công tác
phân tích khách nợ trong quy trình mua nợ tại Công ty TNHH Mua bán nợ
Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân tích khách nợ
trên phƣơng diện tài chính trong quy trình mua nợ tại DATC trong thời gian
qua; chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích khách nợ
trên phƣơng diện tài chính trong quy trình mua nợ tại Công ty TNHH Mua
bán nợ Việt Nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Những vấn đề thực tiễn về công tác phân tích
khách nợ trên phƣơng diện tài chính trƣớc khi tiến hành xem xét ra quyết định
mua nợ thỏa thuận tại Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung, không gian: Nghiên cứu công tác phân tích khách nợ
trong quy trình mua nợ thuộc hoạt động mua bán nợ, chủ yếu là mua bán nợ
xấu đƣợc nghiên cứu tại DATC.



3

- Thời gian nghiên cứu: Từ khi thành lập năm 2004 đến nay. Lý do là vì
hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh thông thƣờng, giá
trị khoản nợ mua thƣờng rất lớn nên việc nghiên cứu, phân tích mất khá nhiều
thời gian. Trong hơn mƣời năm hoạt động từ khi thành lập DATC đến nay,số
lƣợng khoản nợ mua không lớn, ngoài ra DATC chỉ có một quy trình mua bán
nợ và công tác phân tích khách nợ duy nhất. Hơn nữa để có sự phân tích
khách nợ tổng quát về các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nên tác giả chọn
khoản thời gian từ khi thành lập đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp
định tính, cụ thể gồm các phƣơng pháp sau: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp,
diễn giải và quy nạp, so sánh đối chiếu, thống kê mô tả để đƣa ra các nhận
xét, đánh giá nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài đã vận
dụng kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan để làm sâu
sắc hơn cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm ba chƣơng chính:
Chƣơng 1 Cơ sở lý luận về Phân tích khách nợ trong quy trình mua nợ.
Chƣơng 2 Thực trạng phân tích khách nợ trong quy trình mua nợ của
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác
phân tích khách nợ trong quy trình mua nợ tại Công ty TNHH Mua bán nợ
Việt Nam.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tái cơ cấu ngân hàng là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu
kinh tế - một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay. Mục tiêu đến

năm 2020 đƣa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán


4

cho Công ty mua bán và xử lý nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ
xuống dƣới 3%. Do đó, mua bán nợ và xử lý nợ xấu là một trong những biện
pháp cấp thiết để giải quyết nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm
thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trƣởng tín
dụng hợp lý cho nền kinh tế. Việc mua bán nợ làm luân chuyển vốn trên thị
trƣờng. Ngân hàng có thể huy động vốn từ thị trƣờng thông qua việc bán các
khoản nợ của mình. Các tổ chức mua nợ thì mua các khoản nợ này và coi đó
là các khoản đầu tƣ mới của mình. Do đó, hoạt động mua bán nợ đƣợc rất
nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu, phân tích trong các
đề tài liên quan, cụ thể:
Theo nghiên cứu của tác giả Claessens, S.; S. Djankov và D. Klingebiel
(1999) về “Tái cấu trúc tài chính ở Đông Á: Nửa đƣờng?” ("Financial
Restructuring in East Asia: Halfway there?”), để tái cấu trúc doanh nghiệp
sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997-1998 cũng nhƣ phát triển thị
trƣờng mua bán nợ thì nhiều quốc gia đã sử dụng công ty mua bán nợ quốc
gia nhƣ Hàn Quốc, Malaysia. Đây cũng là cách thức đƣợc một số nhà nghiên
cứu đề xuất nhƣ nghiên cứu của tác giả Dziobek, C.H. và C. Pazarbaşioğlu
(1997) về “Bài học từ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” ("Lessons from
Systemic Bank Restructuring: A Survey of 24 Countries"), tuy nhiên, không
phải trƣờng hợp nào công ty mua bán nợ (AMC) cũng đƣợc sử dụng để tái cơ
cấu doanh nghiệp, trong một số trƣờng hợp, AMC chỉ đƣợc sử dụng nhƣ một
công cụ quản lý nợ xấu trong giai đoạn khủng hoảng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Dziobek, C.H. (1998) về “Các công
cụ chính sách thị trƣờng đối với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” ("MarketBased Policy Instruments for Systemic Bank Restructuring") chỉ ra rằng mô
hình thị trƣờng mua bán nợ và giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tài

chính phụ thuộc vào từng quốc gia và từng thời kỳ, khó có công thức chung


5

cho tất cả các nƣớc. Nghiên cứu của tác giả Ingves, S.; S.A. Seelig và D.He.
(2004) về “Các vấn đề trong thiết lập Công ty quản lý tài sản, Quỹ tiền tệ
quốc tế” (“Issues in the Établishment of Asset Management Companies,
International Moneytary Fund”) cho kết quả tƣơng tự. Các tác giả còn chỉ ra
rằng để thực hiện thành công việc tái cơ cấu các doanh nghiệp thông qua
AMC thì cần có môi trƣờng pháp lý phù hợp, tính sáng tạo, độc lập trong hoạt
động của các AMC và hoạt động theo nguyên tắc thị trƣờng.
Nghiên cứu của tác giả De Luna - Martinez, J. (2000) về “Quản lý và
giải quyết khủng hoảng ngân hàng” (“Management and Resolution of
Banking Crises”) có nêu kinh nghiệm của Hàn quốc và Mêhicô cho thấy giải
pháp phát triển thị trƣờng mua bán nợ và các công cụ xử lý nợ xấu lại không
giống nhau giữa các quốc gia. Tƣơng tự, nghiên cứu của tác giả Klingebiel,
D. (2000) về “Việc sử dụng các Công ty Quản lý tài sản trong việc giải quyết
khủng hoảng ngân hàng: Kinh nghiệm qua nhiều quốc gia” (“The Use of Asset
Management Companies in the Resolution of Banking Crises: Cross-Country
Experience”) tổng kết ƣu nhƣợc điểm của từng mô hình AMC, tác giả cho
rằng việc lựa chọn cách thức xử lý nợ phụ thuộc vào bối cảnh từng quốc gia.
Chuyên đề 24 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thị trƣờng mua bán
nợ- Thực trạng và triển vọng phát triển ở Việt Nam” của Hoàng Trần Hậu, Vũ
Sỹ Cƣờng(2016) trên cơ sở trình bày lý luận chung về thị trƣờng mua bán nợ
Doanh nghiệp, thực trạng thị trƣờng mua bán nợ tại Việt Nam với kết quả đạt
đƣợc và những tồn tại, tác giả đƣa ra định hƣớng và giải pháp phát triển thị
trƣờng mua bán nợ phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp. Chuyên đề cũng nêu rõ
sự hình thành và phát triển thị trƣờng mua bán nợ mà cụ thể là nợ xấu của
doanh nghiệp là yêu cầu khách quan hiện nay ở Việt Nam. Cũng nhƣ các thị

trƣờng khác, sẽ chịu sự chi phối của các qui luật thị trƣờng, nhất là qui luật
cung – cầu, qui luật cạnh tranh và các phạm trù giá cả, chi phí, lợi nhuận..., thị


6

trƣờng mua bán nợ gồm có các doanh nghiệp có sẵn sàng bán (cung) - doanh
nghiệp có nhu cầu mua (cầu). Ngoài ra, chuyên đề cho thấy ở Việt Nam chƣa
có thị trƣờng mua bán nợ theo đúng nội hàm của nó, cái thiếu nhất là hàng
hóa nợ mà các doanh nghiệp muốn bán chƣa phong phú, lành mạnh, đang chủ
yếu là doanh nghiệp nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại mà trong đó tỷ lệ góp
vốn của nhà nƣớc vẫn chiếm ƣu thế, chi phối. Cơ chế vận hành, hệ thống luật
pháp, cơ cấu tổ chức trên thị trƣờng, các chính sách tạo hành lang, môi trƣờng
cho thƣờng trƣờng phát triển chƣa đồng bộ, chƣa đầy đủ. Cần giải quyết các
vấn đề chỉ đƣợc giải quyết khi chúng ta hình thành đƣợc thị trƣờng mua bán
nợ đầy đủ với các bộ phận, cơ chế vận hành và luật pháp quản lý hiệu quả thị
trƣờng này với sự tham gia có trách nhiệm của nhà nƣớc các bên trên thị
trƣờng.
Nghiên cứu của tác giả Đào Duy Huân (2013) về “Hiện trạng thị trƣờng
mua bán nợ ở Việt Nam và giải pháp phát triển” cho thấy thị trƣờng mua bán
nợ của Việt Nam, bên cạnh sự giống nhau, thì cũng có những nét khác biệt so
với thị trƣờng mua bán nợ ở các nƣớc khác trên thế giới. Bởi vì hàng hóa của
thị trƣờng này đang hầu hết là của doanh nghiệp nhà nƣớc, chƣa có sự tham
gia của các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, các chính sách để phát triển thị
trƣờng mua bán nợ cũng có nét riêng biệt ở Việt Nam. Tác giả cũng nêu một
số vấn đề cần phải giải quyết nếu hình thành thị trƣờng mua bán nợ chỉ thông
qua việc thành lập các công ty quản lý nợ và tài sản(AMC) trực thuộc Ngân
hàng Nhà nƣớc nhằm giải quyết các khoản nợ mà doanh nghiệp vay ngân
hàng không có khả năng trả. Từ đó, tác giả đề xuất một số chính sách nhằm
phát triển thị trƣờng này.

Bài báo “Mua bán nợ: công cụ tài chính giải quyết khủng hoảng và tái
cấu trúc DNNN” của tác giả Th.s Hoàng Nguyên Vũ(2008) đăng trên tạp chí
Đầu tƣ chứng khoán. Mở đầu, bài viết trình bày vai trò việc xuất hiện các định


7

chế tài chính trung gian nhƣ các AMC là rất cần thiết cho quá trình cải cách
lại tình hình tài chính DN khi gặp khủng hoảng hoặc mất ổn định về kinh tế.
Tiếp theo, bài viết nêu lên thành quả đạt đƣợc của Công ty DATC trong kinh
doanh nợ và rủi ro trong những năm đầu thành lập. Cuối cùng, bài viết trình
bày những khó khăn trƣớc mắt và những triển vọng phát triển trong tƣơng lai
của DATC.
Đề tài cấp Bộ (2014) “Hoàn thiện cơ chế tài chính trong xử lý nợ xấu
ngân hàng thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp” của ThS. Phạm Mạnh Thƣờng
cho thấy: thực trạng về thị trƣờng mua bán nợ kể cả thị trƣờng mua bán nợ
trong chuẩn (thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp) và thị trƣờng mua bán nợ
xấu đều còn chƣa thực sự phát triển ở Việt Nam, công tác xử lý nợ xấu còn
nhiều hạn chế, tồn tại. Từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy xử lý nợ xấu,
một số các giải pháp đề xuất đã đề cập một phần đến việc thúc đẩy phát triển
thị trƣờng mua bán nợ ở Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ là một trong các giải
pháp mang tính chất khơi gợi mà chƣa đƣa ra các bƣớc đi cụ thể.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Trà Đình Thứ “ Pháp luật hoạt động mua,
bán nợ của các TCTD ở Việt Nam” thì xuất phát từ việc nghiên cứu các vấn
đề chung về hoạt động mua bán nợ, pháp luật về hoạt động mua bán nợ của
các TCTD ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng, tác giả chủ yếu tập trung vào
việc đề xuất cho việc hoàn thiện chính sách pháp luật về hoạt động mua, bán
nợ của các TCTD trong thời gian tới ở Việt Nam.
Bài báo “Mua bán nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp: Nhìn từ thực trạng
thị trƣờng đến vai trò của DATC” của TS Vũ Sỹ Cƣờng lại nhấn mạnh đến

vai trò của thị trƣờng mua bán nợ và tái cơ cấu DN trên cơ sở nghiên cứu số
liệu tổng quan về tình hình mua bán nợ xấu phục vụ tái cơ cấu DN. Từ đó tác
giả đƣa ra những đánh giá về hoạt động mua bán nợ xấu phục vụ tái cơ cấu
DN và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán nợ tái cơ cấu DN


8

trên cơ sở phân tách nhóm giải pháp gián tiếp hỗ trợ DN khách nợ tái cấu trúc
và phát triển SXKD thông qua xử lý nợ với nhóm các giải pháp đối với tổ
chức xử lý nợ xấu và tái cấu trúc DN.
 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài này lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy trƣớc đây có
một số đề tài nghiên cứu về mua bán nợ, mua và xử lý nợ xấu, phát triển thị
trƣờng mua bán nợ, pháp luật về mua bán nợ tại Việt Nam, xử lý tài sản đảm
bảo để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ …nhƣng các đề tài chỉ nghiên cứu chung,
tổng quát chứ không đi sâu phân tích chi tiết từng công đoạn, từng khâu trong
quy trình mua bán nợ nhƣ công tác phân tích khách nợ trong quy trình mua nợ
để từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của các phƣơng án
mua bán nợ. Trên cơ sở đó, đề tài này đã đƣa ra những giải pháp, kiến nghị
xác đáng, hợp lý, đóng góp cho công tác phân tích khách nợ trong quy trình
mua nợ khi xây dựng phƣơng án mua nợ để ra quyết định mua nợ đúng đắn
mang lại hiệu quả đầu tƣ cao khi mua một khoản nợ xấu. Đây là một khâu vô
cùng quan trọng trong quy trình mua bán nợ đối với việc đánh giá để ra quyết
định mua nợ, một khâu quan trọng trong phát triển thị trƣờng mua bán nợ xấu,
góp phần đẩy nhanh tốc độ mua bán nợ xấu, lành mạnh hóa thị trƣờng tài
chính, hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động mua bán nợ và mang lại lợi nhuận
từ hoạt động đầu tƣ mua bán nợ. Hơn nữa mà còn là cơ sở cho việc quyết định
phƣơng án xử lý nợ sau khi mua là bán nợ hay tái cơ cấu hay chứng khoán
hóa khoản nợ…sau này. Nếu xây dựng đƣợc một phƣơng thức thực hiện hợp

lý, chính xác ở khâu này sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu trên thị
trƣờng tài chính Việt Nam, tạo ra một cơ chế xử lý nợ xấu bền vững cho nền
kinh tế Việt Nam.


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KHÁCH NỢ TRONG
QUY TRÌNH MUA NỢ CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ, NỢ XẤU
1.1.1. Khái niệm nợ
“Nợ là một thuật ngữ thƣờng đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp phải thực
hiện một nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất. Tuy nhiên, nợ cũng
có thể đƣợc sử dụng để chỉ các nghĩa vụ khác. Trong trƣờng hợp nợ tài sản thì
nợ là một cách sử dụng sức mua trƣớc khi kiếm đủ tổng số tiền để trả cho sức
mua đó. Các công ty cũng có thể sử dụng nợ nhƣ là một phần trong chiến
lƣợc tài chính tổng thể của mình.”.
Nợ, theo cách hiểu thông thƣờng, đƣợc hình thành khi một ngƣời cho
vay đồng ý cho ngƣời vay vay một lƣợng tài sản nhất định. Trong xã hội hiện
đại, nợ thƣờng đƣợc đi kèm với nguyên tắc hoàn trả, sự đảm bảo khả năng
thanh toán với một mức lãi suất nhất định tính theo thời điểm.
Với các cơ quan Nhà nƣớc thì nợ phát sinh khi doanh nghiệp không trả
các khoản bắt buộc theo luật quy định đầy đủ và kịp thời (tiền bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, thuế).
Với các Doanh nghiệp thì khoản nợ là một cam kết chƣa đƣợc trả,
thƣờng bằng tiền mặt khi Doanh nghiệp không trả cho một dịch vụ, hàng hóa
hay tài sản đã đƣợc thỏa thuận trƣớc.
Với các tổ chức tín dụng, thì nợ bao gồm: Các khoản cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, các khoản bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng(khi

ngƣời đi vay kia không trả tiền, ngân hàng sẽ đòi tiền doanh nghiệp) và các
hình thức tín dụng khác. Nhƣ vậy, đối với các TCTD, hoạt động tín dụng là
rộng hơn hoạt động cho vay.


10

Hàng hóa nợ đƣợc hiểu là quyền của chủ nợ, quyền này là kết quả của
hoạt động kinh doanh cốt lõi đầu tiên - cho vay nợ. Chi tiết của “quyền chủ nợ”
đƣợc quy định rõ trong hợp đồng tín dụng và các luật có liên quan - đƣợc xem
nhƣ là “mô tả về quy cách chất lƣợng hàng hóa” khi nợ trở thành hàng hóa trên
thị trƣờng thứ cấp - thị trƣờng của những ngƣời mua đi bán lại các khoản nợ.
Đặc biệt hơn, quyền của chủ nợ là một hàng hóa gắn liền và không thể
tách rời với một hoặc nhiều tài sản - thƣờng đƣợc xem là đảm bảo cho khả
năng thực hiện nghĩa vụ của khách nợ (nếu có và có thể vô hình hoặc hữu
hình). Nhƣ vậy:
Hàng hóa nợ = Quyền chủ nợ + Tài sản bảo đảm cho khoản nợ
Từ những nghiên cứu trên đây, có thể hiểu: Nợ là nghĩa vụ phải trả bằng
tiền hoặc tài sản của cá nhân hoặc tổ chức này (gọi là khách nợ) đối với cá
nhân hoặc tổ chức khác (chủ nợ). Nợ có thể có tài sản bảo đảm hoặc không
có tài sản bảo đảm.
1.1.2. Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu hay nợ khó đòi thƣờng đƣợc nhắc đến với các thuật ngữ “bad
debt”, “non-performing loan” (NPL), “doubtful debt”. Thuật ngữ “bad debt”
là một thuật ngữ đƣợc dùng khá phổ biến trên báo chí còn trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng, các chuyên gia thƣờng sử dụng thuật ngữ “non-performing
loans” (NPL), trong khi kế toán quốc tế lại hay dùng thuật ngữ “non-accrual
loans” (theo hệ thống chuẩn mực kế toán của Mỹ US GAAP) hay “impaired
loans” (theo Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39). Tuy nhiên, hiện nay đang
tồn tại khá nhiều khái niệm nợ xấu khác nhau. Có thể nhắc tới một số khái

niệm nợ xấu nhƣ sau:
- Khái niệm nợ xấu của Việt Nam
Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng
Nhà nƣớc ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ sau: “Nợ xấu là những


11

khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (dƣới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm
5 (có khả năng mất vốn).” Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn
trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên
cũng quy định các ngân hàng thƣơng mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách
hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
- Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng Thế giới (CIEM,2014)
Theo khái niệm của Ngân hàng Thế giới thì nợ xấu là các khoản nợ dƣới
chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi
vốn của chủ nợ, điều này thƣờng xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản
hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc
thƣờng quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán
các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
- Khái niệm của nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG)
(CIEM,2014). Nhóm chuyên gia tƣ vấn AEG của Liên Hợp Quốc cho rằng
định nghĩa về nợ xấu không nên mang tính chất mô tả mà chỉ nên đƣợc sử
dụng nhƣ hƣớng dẫn cho các ngân hàng. AEG thống nhất định nghĩa nhƣ sau:
“Một khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90
ngày; hoặc các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập gốc, tái cấp
vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá
hạn dƣới 90 ngày nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản
vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ”.
- Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS)

(CIEM,2014). BCBS không đƣa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên,
trong các hƣớng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi
ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn
trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy ngƣời
vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chƣa thực hiện hành động


12

gì để cố gắng thu hồi; ngƣời vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Dựa trên
hƣớng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản nợ đã quá hạn trên 90
ngày và có dấu hiệu ngƣời đi vay không trả đƣợc nợ.
- Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) (CIEM,2014). Chuẩn mực kế toán
quốc tế về ngân hàng thƣờng đề cập các khoản nợ bị giảm giá trị (impaired)
thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu (non-performing). Chuẩn mực kế toán IAS
39 đƣợc khuyến cáo áp dụng ở một số nƣớc phát triển vào đầu năm 2005 chỉ
ra rằng cần có bằng chứng khách quan để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị
giảm giá trị. Trong trƣờng hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sản đƣợc ghi nhận sẽ
bị giảm xuống vì những tổn thất do chất lƣợng nợ xấu gây ra.
- Khái niệm nợ xấu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (CIEM,2014). Trong
Hƣớng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia, IMF đƣa
ra định nghĩa về nợ xấu nhƣ sau: “một khoản vay đƣợc coi là nợ xấu khi quá
hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá
hạn 90 ngày hoặc hơn đã đƣợc vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa
thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dƣới 90 ngày nhƣng có thể nhận thấy
những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngƣời vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ
(ngƣời vay phá sản).
Từ những định nghĩa trên có thể thấy đƣợc sự tƣơng đồng trong cách
nhận thức về nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới. Theo đó, một
khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu khi xuất hiện 1 hoặc cả 2 dấu hiệu sau: (1) Quá

hạn trả nợ gốc và lãi; (2) Khi khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng (TCTD)
hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả nợ. Bản chất của nợ xấu là một
khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại đƣợc và bị xóa
sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Nhìn chung, một doanh
nghiệp luôn phải ƣớc tính trƣớc những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh
hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trƣớc.


13

Tóm lại, có thể hiểu nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trả nợ trên 90
ngày và/hoặc được đánh giá là khó có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi.
1.1.3. Nguyên nhân nợ xấu
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra nợ xấu có tính chất quyết
định trong việc xây dựng phƣơng án mua bán nợ và xử lý nợ xấu hiệu quả.
Nguyên nhân phổ biến gây ra nợ xấu thƣờng có thể chia thành 4 nhóm:
- Nhóm nguyên nhân khách quan (Nguyễn Thu Hương, 2016)
+ Các yếu tố về kinh tế - chính trị: Các yếu tố vĩ mô nhƣ tốc độ tăng
trƣởng GDP, sự mở rộng tín dụng( chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích
tăng trƣởng), lãi suất thực, lạm phát, cung tiền (M2), tỷ lệ thất nghiệp, đặc
biệt là những “cú sốc” bên ngoài về kinh tế nhƣ khủng hoảng kinh tế, khủng
hoảng tài chính, nợ công hay các yếu tố chính trị - xã hội nhƣ nạn tham
nhũng, bất ổn định chính trị là những nhân tố có thể gây nên tình trạng nợ xấu
của các ngân hàng hay của doanh nghiệp.
+ Các yếu tố về tự nhiên: Những biến động bất lợi về thời tiết, thiên tai,
địch họa ô nhiễm môi trƣờng gây ảnh hƣởng lớn đến đời sống, sản xuất, kinh
doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cũng làm cho tình trạng
nợ xấu tăng do các khách nợ hay doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.
- Nhóm nguyên nhân từ phía các tổ chức tín dụng (TCTD)
+ Tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức và tập trung quá nhiều vào một

số ngành, đặc biệt là những ngành phi sản xuất nhƣ chứng khoán, bất động sản...
+ Chất lượng thẩm định khoản vay yếu kém, giám sát bị buông lỏng. Tại
một số nền kinh tế theo đuổi chính sách tự do hóa khu vực tài chính, việc dễ
dàng tiếp cận các dòng vốn nƣớc ngoài đã khuyến khích các ngân hàng vay tự
do từ nƣớc ngoài trong khi thiếu các biện pháp giám sát hiệu quả khiến tình
trạng nợ xấu tăng cao, góp phần dẫn đến khủng hoảng tiền tệ.


14

+ Quản lý ngân hàng và quản trị rủi ro yếu kém. Trong đó, có thể kể đến
các nguyên nhân nhƣ trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ ngân hàng, nạn
tham nhũng, hối lộ trong hoạt động ngân hàng, cơ chế trích lập quỹ dự phòng
rủi ro không hợp lý, đặc biệt là khâu định hƣớng khách hàng mục tiêu, công tác
kiểm tra kiểm soát nội bộ bị buông lỏng cũng ảnh hƣởng đến nợ xấu phát sinh.
Trong các nguyên nhân nêu trên, tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức
và hạn chế trong công tác thẩm định, giám sát các khoản vay được coi là nguyên
nhân trực tiếp gây ra tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Tình trạng này
cộng hƣởng với tác động từ các “cú sốc” bên ngoài rất có thể dẫn tới những trục
trặc của hệ thống ngân hàng, hoặc thậm chí là nguy cơ đổ vỡ hàng loạt.
- Nhóm nguyên nhân từ phía doanh nghiệp
+ Phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay: Có doanh nghiệp tỷ lệ vay lên đến
80 -90% tổng tài sản dẫn đến khi lãi suất cho vay biến động tăng ngoài dự
kiến, kinh doanh thua lỗ, không đủ trả lãi vay và vốn vay, dẫn đến tình trạng
không trả đƣợc nợ ngân hàng.
+ Đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm dẫn đến phân tán nguồn
lực đặc biệt là vốn dẫn đến thiếu hụt vốn, sản xuất ngƣng trệ dẫn đến phá sản,
làm tăng nợ xấu của các ngân hàng.
+ Năng lực quản trị doanh nghiệp yếu kém: Thiếu phƣơng án kinh
doanh khả thi, khả năng lập kế hoạch và dự báo kém, thiếu công khai, minh

bạch, quản lý nội bộ yếu kém, sử dụng vốn không đúng mục đích.
- Nhóm nguyên nhân từ tài sản bảo đảm
+ Tài sản bảo đảm bị giảm giá trị quá nhanh trong một thời gian ngắn
nhƣ bất động sản (BĐS), hàng tồn kho một số khu vực và một số loại hàng hóa.
+ Vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp, dẫn đến khó khăn
cho các chủ nợ do thời gian xử lý kéo dài,…


15

1.1.4. Tác động của nợ xấu
- Đối với doanh nghiệp có nợ tồn đọng (Nguyễn Thu Hương, 2016)
Áp lực của một doanh nghiệp có nợ tồn đọng là vô cùng to lớn do các
khoản nợ sẽ tạo ra những chi phí không mong đợi và sẽ ăn mòn dần vốn của
doanh nghiệp. Trên thực tế lãi suất đối với khoản vay đƣợc gia hạn thƣờng
gấp 1,5 lần lãi suất cho vay làm cho chi phí đối với khoản vay của doanh
nghiệp tăng lên, trong khi doanh nghiệp đã không trả đƣợc khoản lãi vay bình
thƣờng thì để trả khoản lãi phạt này dƣờng nhƣ càng khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp không chỉ vay vốn ở ngân hàng mà còn vay
ở rất nhiều nơi khác, do đó khi một khoản vay đƣợc coi là khó trả thì dẫn đến
hậu quả là các khoản vay còn lại cũng đều đƣợc coi là khó trả và lúc này
doanh nghiệp không chỉ bận tâm về chủ nợ là ngân hàng mà phải đối mặt với
tất cả các chủ nợ khác, mọi quyết định, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều
bị tác động. Các chủ nợ không nhân nhƣợng trong việc thu hồi nợ, thậm chí
có thể đẩy doanh nghiệp đến phá sản để thu hồi nợ. Dƣới sức ép của ngân
hàng, của các chủ nợ khác, doanh nghiệp buộc bị tuyên bố phá sản vì khi đó, họ
đƣợc trả nợ trƣớc, đó là biện pháp tốt đối với các chủ nợ để thu hồi nợ. Chủ
doanh nghiệp phá sản sẽ khó để có thể làm lại từ đầu khi mà các đối tác biết rằng
ngƣời ấy là chủ một doanh nghiệp bị phá sản, toàn bộ công nhân viên của doanh
nghiệp thất nghiệp, tạo gánh nặng cho gia đình và cho cả xã hội. Đặc biệt đối với

các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), nợ xấu là một trong những cản trở trong
tiến trình cổ phần hóa các DNNN, làm ảnh hƣởng đến quá trình sắp xếp, cải tổ
hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của khu vực này, từ đó làm ảnh hƣởng
đến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.
- Ảnh hưởng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng
Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của các tổ
chức tín dụng, từ đó có thể thấy đƣợc sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi


16

ro của TCTD đó. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến TCTD bị thua lỗ và giảm
lòng tin của ngƣời gửi tiền, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín của TCTD.
Tình trạng này kéo dài sẽ làm TCTD bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng
cho nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Chính vì vậy, việc
nhận diện nợ xấu và xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng trong
tái cấu trúc hệ thống tài chính.
Một tác động khác của nợ xấu là nợ xấu gây cản trở cho quá trình cổ
phần hóa của các ngân hàng thƣơng mại. Nợ xấu gây khó khăn trong quá trình
định giá giá trị của ngân hàng, một khâu quan trọng để tham gia cổ phần hóa
và điều này cũng làm giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. Thực tế cho
thấy đối với các ngân hàng thƣơng mại, tình trạng nợ xấu quá lớn chƣa giải
quyết đƣợc để loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp. Những ngân hàng này nếu
không xử lí đƣợc khoản nợ khi cổ phần hoá sẽ làm nhà đầu tƣ e ngại do khi
nắm giữ cổ phần.
- Ảnh hưởng đối với nền kinh tế
Mối quan hệ giữa ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế là hết sức chặt
chẽ. Theo đó, nợ xấu ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, và ảnh
hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế bởi khả năng khai thác và đáp ứng
vốn, dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế bị hạn chế khi nợ xấu phát sinh và tồn

đọng. Mặt khác nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh (SXKD) kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hƣởng
đến sự tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, SXKD đình trệ.
Sự phá sản của doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra một cú
sốc lớn đối với cả nền kinh tế. Thất nghiệp, bất ổn về an ninh, mất nguồn thu
từ thuế hay thiếu sản phẩm đều là các yếu tố làm giảm GDP, làm giảm sức
cạnh tranh của nền kinh tế so với các nƣớc khác. Nợ xấu ảnh hƣởng đến quá


×