Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

bài giảng PHÁP LUẬT đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.18 KB, 24 trang )

BÀI GIẢNG 5

PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ
(LAW ON INVESTMENT)
GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG
Luật sư- ThS Nguyễn Cao Hùng
Công ty luật Bảo Ngọc
Đoàn luật sư TP.Hà Nội
ĐT: 0924488884
Email:
Blog: luatsucaohung.blogspot.com


T.T.THẢO-GVLUẬTKINHTẾ


Chương 5 & 6 : Pháp luật về đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt;
Đầu tư công và đầu tư ra nước ngoài















Chương 5 : Pháp luật về đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt
5.1. Sự hình thành, phát triển các khu kinh tế đặc biệt
5.2. Khái niệm và đặc điểm của các khu kinh tế đặc biệt (KCN, KCX, KCNC, KKT)
5.3. Những quy định cơ bản về hoạt động đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt (NĐT, DN, Lĩnh
vực, Thủ tục, Ưu đãi)
Chương 6: Đầu tư công và đầu tư ra nước ngoài
6.1. Đầu tư công
6.1.1. Khái niệm
6.1.2. Lĩnh vực đầu tư công & các hành vi bị cấm
6.1.3. Phân loại dự án đầu tư công
6.2. Đầu tư ra nước ngoài
6.2.1. Lợi ích của đầu tư ra nước ngoài
6.2.2. Nguồn của pháp luật đầu tư ra nước ngoài
6.2.3. Các hình thức đầu tư và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
6.2.4. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài
6.2.5. Thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra
nước ngoài
6.2.6. Triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài


5. Pháp luật về đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt




Các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về
phát triển KCN, KCX, KKT đồng thời khẳng định vai trò của KCN, KCX, KKT là một trong những nền tảng quan trọng để thực
hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là cơ sở quan trọng để
Chính phủ triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX và KKT trong gần 25 năm qua và

trong giai đoạn tới.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách và mô hình quản lý đối với KCN, KCX, KKT hiện đã trải qua 4 giai đoạn
phát triển. Mỗi giai đoạn gắn liền với việc thực hiện những quy định của luật pháp, chính sách khác nhau về KCN, KCX, KKT
trên các lĩnh vực như: quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ đầu tư, quản lý nhà nước. Chính sách
phát triển KCN, KCX, KKT hiện nay đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 4 theo quy định mới của Luật
Đầu tư 2014 , cụ thể như sau:



Chính sách pháp luật hiện hành về KCN, KCX, KKT




a) Về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với KCN
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), dự án đầu tư vào KCN được áp dụng
thuế suất phổ thông là 22%, được miễn 02 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
Ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu thì hàng hóa từ KCX xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu
từ nước ngoài vào KCX và chỉ sử dụng trong KCX là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Ưu đãi đất đai: theo quy định tại Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê
mặt nước, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN được miễn tiền thuê đất 15 năm. Riêng đối với phần diện
tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN thì được miễn tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê.
Ưu đãi tín dụng: dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, KCX thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định tại
Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN: theo Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN tại các địa phương có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Vốn ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ thực hiện các hạng mục: đền bù giải phóng mặt bằng và
tái định cư cho người bị thu hồi đất trong KCN; hệ thống xử lý nước thải và chất thải của KCN và hạ tầng kỹ thuật trong KCN tại

các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.









5. Pháp luật về đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt















b) Về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với KKT
Ưu đãi thuế TNDN: theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, dự án đầu tư vào KKT được hưởng thuế suất thuế TNDN là 10% trong
15 năm, miễn thuế trong 04 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
Ưu đãi thuế nhập khẩu: theo Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/112013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế,

chính sách tài chính đối với KKT cửa khẩu, dự án đầu tư trong KKT cửa khẩu được miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định;
miễn thuế nhập khẩu 5 năm đầu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất nhập khẩu để phục vụ sản
xuất.
Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân (TNCN): theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, người Việt Nam và người nước ngoài
làm việc tại các KKT được giảm 50% thuế TNCN đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế.
Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng KKT: ngân sách trung ương (NSTW) hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội ngoài các khu chức năng và các công trình dịch vụ quan trọng trong KKT ven biển theo Quyết định số
126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 về cơ chế hỗ trợ vốn NSTW đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KKT ven
biển và KKT cửa khẩu theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2011 - 2015. Vốn NSNN hỗ trợ thực hiện các hạng
mục: bồi thường, giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng và tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất; đầu tư công trình
xử lý nước thải và chất thải tập trung của các khu chức năng; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội KKT.
Ngoài ra, KKT được áp dụng các phương thức huy động vốn khác để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật
– xã hội quan trọng trong KKT như: phát hành trái phiếu công trình, sử dụng vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi, vốn đầu tư theo
hình thức PPP, huy động vốn từ quỹ đất, vốn ứng trước của nhà đầu tư.
c) Về xây dựng nhà ở và thực hiện chính sách cải thiện đời sống cho người lao động trong các KCN, KKT
Để tạo điều kiện giải quyết vấn đề quỹ đất và quy hoạch nhà ở gắn với quy hoạch KCN, Nghị định 164/2013/NĐ-CP đã cho
phép dành một phần diện tích KCN đã giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở cho người lao động.
Để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở công nhân, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó yêu cầu UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm
bảo quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN và quy định nhiều cơ chế ưu đãi cho dự án đầu tư nhà ở xã hội như:
ưu đãi về miễn tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN và ưu đãi tín dụng.
Các chính sách cải thiện đời sống người lao động như tiền lương, đào tạo, chăm sóc y tế, giáo dục cải thiện đời sống văn hóa
tinh thần cho người lao động đã được quan tâm theo hướng tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động.


5. Pháp luật về đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt











d) Về cơ chế quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước về KCN, KCX, KKT được thực hiện theo cơ chế phân cấp, ủy quyền. Cụ thể như sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KCN, KCX, KKT trong phạm vi cả nước trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của
từng Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển và ban hành chính
sách, văn bản quy phạm pháp luật về KCN, KCX, KKT.
Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn và trách nhiệm: (i) chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện luật pháp, chính sách về KCN, KCX,
KKT; (ii) phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể về KCN, KCX, KKT; (iii) quyết định thành lập, mở rộng KKT; phê duyệt Quy hoạch
chung xây dựng KKT; (iv) cho phép mở rộng và điều chỉnh giảm quy mô diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt
trong KCN, các khu chức năng trong KKT; (v) chỉ đạo xử lý và giải quyết những vấn đề vướng mắc vượt thẩm quyền.
Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với KCN, KCX, KKT; hướng dẫn hoặc ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện một số nhiệm vụ
quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý KCN, KKT thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN, KKT; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung
ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong
KCN, KKT. Ban Quản lý KCN, KKT có thẩm quyền trực tiếp trong quản lý về đầu tư và quản lý KCN, KKT trên một số lĩnh vực theo hướng
dẫn, ủy quyền của các Bộ và cơ quan có thẩm quyền: thương mại, xây dựng, lao động, môi trường. Ngoài ra, Ban Quản lý KKT được
giao thêm một số thẩm quyền như quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách theo ủy quyền của UBND cấp tỉnh;
giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai...



Quy định mới về KCN, KCX, KKT theo Luật Đầu tư năm 2014






Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 có một số quy định mới về KCN, KCX, KKT bao gồm:
Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư;
Bổ sung quy định hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội KCN, KKT; bổ sung trách nhiệm của chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng về
phát triển nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong KCN, KKT;
Bổ sung trách nhiệm quản lý nhà nước về KCN, KKT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ hướng
dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KKT thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong KCN, KKT.
Cụ thể hóa quy định về hình thức, phương thức hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, KKT và cơ chế
phát triển nhà ở cho người lao động làm việc tại các khu này.
Bổ sung hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư,
linh kiện để thực hiện dự án đầu tư tại KCN, KCX, KCNC, KKT.
























5. Pháp luật về đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt
NĐ 29/2008/NĐ-CP (Sửa đổi bổ sung bởi NĐ 164/2013/NĐ-CP) khái niệm về khu vực ưu đãi đầu tư
Khu công nghiệp (Industrial zone): là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,
có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
Khu chế xuất (Export processing zone): là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
Khu công nghệ cao (High-tech zone): là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ.
Khu kinh tế (Economic zone): là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi
cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Khu kinh tế được tổ chức thành các
khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân
cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
Khu kinh tế ven biển: là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.
Khu kinh tế cửa khẩu: là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa
khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐCP. Khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu được gọi chung là khu kinh tế, trừ trường hợp quy định cụ thể.”
Khu phi thuế quan (Non-tariff zones): là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu
bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành
lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chú ý: Quan hệ thương mại giữa khu phi thuế quan với thị trường nội địa là quan hệ
XNK, với thị trường nước ngoài là k!

Diện tích đất công nghiệp: là diện tích đất của khu công nghiệp để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất,
kinh doanh trong khu công nghiệp, được xác định trong quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.”
Doanh nghiệp chế xuất: là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ
sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là khu vực có ranh giới địa lý xác định, do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ
chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó. (K1Đ3 Dự thảo luật ĐVHC Đặc biệt 2017)


5. Pháp luật về đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt
THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT (Dự thảo luật DVHC Đặc biệt 2017)
•Điều 6. Điều kiện thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
•Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau:
•1. Thuộc khu vực có không gian tương đối độc lập và cách biệt với phần lãnh thổ bên ngoài, có ranh giới địa lý xác định;
•2. Có quy mô diện tích mặt đất và mặt nước từ 40.000 ha trở lên, thuộc khu vực có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi trong
giao thương hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế, có hệ sinh thái đa dạng, phong phú;
•3. Nằm trên các trục hành lang kinh tế liên khu vực và quốc tế và nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia;
•4. Có khả năng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực dựa trên lợi thế riêng có và so sánh vượt trội; có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng, phát triển
xoay quanh những ngành, lĩnh vực then chốt và tạo tác động lan tỏa cho phát triển các ngành, lĩnh vực khác;
•5. Có khả năng phát triển các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược (về giao thông, điện, nước, viễn thông và các công trình phúc lợi xã hội như
trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí) và khả năng kết nối giao thông khu vực và quốc tế thuận lợi cả về đường bộ, đường biển, đường không;
•6. Có khả năng phát triển thành trung tâm tài chính, trung tâm trung chuyển hàng hóa, hành khách quốc tế về đường bộ, đường biển và đường hàng
không;
•7. Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư mang tính động lực, quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, ngành và
lĩnh vực theo quy định của Chính phủ;
•8. Được cơ quan có thẩm quyền cho phép chủ trương thành lập.
•Điều 7. Trình tự và thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
•1. Chính phủ xây dựng Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Quốc hội.
•2. Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.

•Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
•3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.
•4. Quốc hội xem xét, quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
•5. Quyết định thành lập gồm các nội dung sau:
•a) Tên đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt;
•b) Ranh giới, diện tích, quy mô dân số;
•c) Cấp chính quyền địa phương trực thuộc trung ương hoặc địa phương;
•d) Các đơn vị hành chính trực thuộc;
•đ) Cơ chế, chính sách áp dụng;
•e) Các quy định khác (nếu có).





















6.1. Đầu tư công

Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng,
cung cấp các dịch vụ công.
Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định
chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công;
quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án
đầu tư công.
Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.
Dự án khẩn cấp là dự án đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhằm khắc phục kịp thời sự cố thiên
tai và các trường hợp bất khả kháng khác.
Vốn đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái
phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa
đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
Luật ĐT công:
Điều 5. Lĩnh vực đầu tư công
Điều 6. Phân loại dự án đầu tư công
Điều 7. Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A
Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B
Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C
Điều 11. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công


6.1. Đầu tư công
Điều 5. Lĩnh vực đầu tư công

• 1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
• 2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội.
• 3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.
• 4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư.
 Điều 6. Phân loại dự án đầu tư công
1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
• a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở
rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự
án;
• b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy
định tại điểm a khoản này.
• 2. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án ĐTC được phân loại thành:
• dự án quan trọng quốc gia,
• dự án nhóm A,
• dự án nhóm B,
• dự án nhóm C.


6.1. Đầu tư công
Điều 7. Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ
với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:
1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường:
• a) Nhà máy điện hạt nhân;
• b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50

héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió,
chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất
từ 1.000 héc ta trở lên;
• 3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên
với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
• 4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các
vùng khác;
• 5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.


6.1. Đầu tư công

Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A, Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật ĐTC, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án
nhóm A:

1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;

b) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;

c) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;

d) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

đ) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;


b) Công nghiệp điện;

c) Khai thác dầu khí;

d) Hóa chất, phân bón, xi măng;

đ) Chế tạo máy, luyện kim;

e) Khai thác, chế biến khoáng sản;

g) Xây dựng khu nhà ở;

3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Thủy lợi;

c) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;

d) Kỹ thuật điện;

đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

e) Hóa dược;

g) Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

h) Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;


i) Bưu chính, viễn thông;

4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

d) Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Y tế, văn hóa, giáo dục;

b) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

c) Kho tàng;

d) Du lịch, thể dục thể thao;

đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.


6.1. Đầu tư công
Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B

1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng

đến dưới 2.300 tỷ đồng.

2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng
đến dưới 1.500 tỷ đồng.

3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng
đến dưới 1.000 tỷ đồng.

4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng
đến dưới 800 tỷ đồng.
Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C

1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật ĐTC có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ.

2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật ĐTC có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ.

3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật ĐTC có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ.

4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật ĐTC có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ.

Điều 16. Các hành vi bị cấm trong đầu tư công

Chương II. CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÔNG

Chương III. LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG

Chương IV. THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, THANH TRA KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
CÔNG


Chương V. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG


6.2. Đầu tư ra nước ngoài




















Lợi ích của ĐẦUTƯ RA NƯỚC NGOÀI
Tính chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
Mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả SX, KD
Tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ,
Tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa,

Tránh được chế độ giấy phép XK trong nước
Tận dụng được “quota xuất khẩu” của nước sở tại để mở rộng thị trường,
Tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế
giới
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT  ĐTRNN CỦA VIỆT NAM
NĐ số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN  của doanh nghiệp VN
Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Thông tư số 01/2001/TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với
ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam
Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày
09/9/2006
Luật đầu tư 2014
Các DN Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại:
Châu Á có 167 dự án: Lào với 86 dự án, IRắc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1 dự án thăm dò,
khai thác dầu khí có vốn đầu tư cam kết là 100 triệu USD hiện chưa triển khai
Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: có 1 dự án tại địa bàn Angiêri  vốn
đầu tư là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga ; (1 dự án tại
Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan.
Châu Âu có 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 463,84 triệu USD, chiếm 14,6% về số dự án và khoảng 10% tổng vốn đầu tư
đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD. …


6.2. Đầu tư ra nước ngoài



















Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài: Điều 51. LĐT2014
1. Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng
thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực
quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật đt, quy định khác của pháp
luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động
đầu tư ở nước ngoài.
Điều 52 LĐT. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
c) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài; M&A
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài
chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 53 LĐT. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của
pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối.
2. Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng
ngoại tệ theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.


6.2. Đầu tư ra nước ngoài
THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 54. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư
sau đây:
• a) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
• b) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết
định.
2. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết
định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
• a) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh,
truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
• b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn
đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
• Điều 56. Hồ sơ, trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước
ngoài
• Điều 55. Hồ sơ, trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu
tư ra nước ngoài


6.2. Đầu tư ra nước ngoài








THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH VÀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 57. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài
Điều 58. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra
nước ngoài
Điều 59. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra
nước ngoài
Điều 60. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra
nước ngoài
Điều 61. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra
nước ngoài
Điều 62. Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài


6.2. Đầu tư ra nước ngoài
Điều 57. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài














1. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thực
hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà
đầu tư quyết định theo quy định của Luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật
có liên quan.
3. Nhà đầu tư và cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Điều 58. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại
Điều 6 của Luật này.
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu
xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ
chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54
của Luật này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
4. Có quyết định ĐT ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này.
5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính
đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.


6.2. Đầu tư ra nước ngoài















Điều 59. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
2. Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản
sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà
đầu tư là tổ chức;
c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;
d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết
thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này;
đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học
và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp
ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán,
Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ
lý do.
4. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm
dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.


6.2. Đầu tư ra nước ngoài





















Điều 60. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

1. Mã số dự án đầu tư.
2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
3. Tên dự án đầu tư.
4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
5. Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
7. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
Điều 61. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan đến nhà đầu tư thực hiện dự án, địa điểm đầu tư, mục tiêu, quy
mô, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, ưu đãi đầu tư, việc sử dụng lợi nhuận để thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài, nhà
đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc
tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
d) Quyết định điều chỉnh DADT ra nước ngoài của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh tăng
vốn đầu tư ra nước ngoài.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương ĐTRNN khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
5. Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư
thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra
nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.


6.2. Đầu tư ra nước ngoài

Điều 62. Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài

1. Dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

d) Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;

đ) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà
dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày
dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư
không được triển khai;

e) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý
nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư;

g) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý
tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản
báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư;

h) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận
đầu tư;

i) Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.


2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra
nước ngoài trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.


6.2. Đầu tư ra nước ngoài






TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở NƯỚC
NGOÀI
Điều 63. Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước
ngoài
Điều 64. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Điều 65. Chuyển lợi nhuận về nước
Điều 66. Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở
nước ngoài


6.2. Đầu tư ra nước ngoài













Điều 63. Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan
đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng
mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 64. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp
ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này;
b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận
hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp
phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt
động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
2. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý
ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục
vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị
đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.


6.2. Đầu tư ra nước ngoài










Điều 65. Chuyển lợi nhuận về nước
1. Trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại Điều 66 của
Luật này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá
trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải
chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về
Việt Nam.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận và các khoản thu
nhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được gia hạn không quá hai
lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn
bản.
Điều 66. Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở
rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu
tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu
tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.



×