Tải bản đầy đủ (.doc) (260 trang)

Giao án dạy HGS văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.95 KB, 260 trang )

Ngày soạn: 20/ 9 /2013
Ngày dạy: Chiều 24/9/2013

BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.
LUYỆN ĐỀ VỀ“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu sơ lược về tiến trình phát triển của văn học trung đại. Hiểu được khái niệm
học trung đại. Nắm được vẻ đẹp nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn xuôi trung
đại được thể hiện qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
- Biết cảm nhận , phân tích một tác phẩm văn xuôi trung đại. Có kĩ năng để nhận ra
những khác biệt giữa truyện trung đại với truyện hiện đại. Có kĩ năng tổng hợp khái
quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị của tác phẩm.
- Có thái độ trân trọng ngợi ca người phụ nữ, thông cảm với những nỗi đau mà họ
phải gánh chịu, đồng thời có thái độ phê phán, tố cáo những bất công trong xã hội
phong kiến xưa.
B. Chuẩn bị:
- GV : Giáo án.
- HS : Ôn bài, chuẩn bị vở ghi.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức lớp :
Sĩ số : 9A1:
2. Kiểm tra: Vở ghi bài của học sinh
3. Bài mới:
I. Những kiến thức cơ bản cần nắm vững:
1. Khái niệm:
- GV giới thiệu về văn
Văn học trung đại những tác phẩm ra đời và phát triển
học trung đại.
trong thời trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
2.Các thành phần văn học trung đại:


a. Văn học chữ Hán:
? Thế nào là văn học
- Bao gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt.
chữ Hán?
Viết bằng chữ Hán nhưng đọc theo âm Việt, phản ánh
thiên nhiên đất nước Việt, tâm hồn con người Việt, hiện
thực cuộc sống Việt nên vẫn đậm đà tính dân tộc.
-Xuất hiện rất sớm tồn tại trong suốt quá trình hình thành
và phá t triển của văn học trung đại bao gồm cả thơ và
văn xuôi. Thể loai gồm: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện
truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ
phong, thơ Đường luật...
? Thế nào là văn học
b. Văn học chữ Nôm:
chữ Nôm?
1


? Các giai đoạn phát
triển của văn học trung
đại?
? Nêu những nét cơ bản
về tình hình lịch sử ở
từng giai đoạn?
? Tình hình văn học?
? Kể tên nhưng văn bản
đã được học trong
chương trình ngữ văn?

- Cuối thế kỉ thứ XIII văn học sáng tác bằng chữ Nôm

xuất hiện.
Thứ chữ do trí thức dân tộc sáng tạo vào cuối thời kì
Bắc thuộc, đầu thời tự chủ. Là thứ chữ ghi âm tiếng Việt,
được cấu tạo từ các bộ nét, quy tắc tạo chữ của chữ Hán.
Chữ Nôm ra đời sớm nhưng đến thế kỉ XIII, các nhà nho
mới dùng nó vào sáng tác văn học.
Nó tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung
đại. Chủ yếu là thơ, rất ít những tác phẩm văn xuôi. Một
số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như: Phú, văn
tế chủ yếu là sáng tác theo thể khá tự do. Ngoái ra một
số thể loại văn học Trung Quốc đó được dân tộc hoá như
thơ Nôm Đường luật, Đường luật thất ngụn xen lục ngôn
3. Tiến trình phát triển văn học:
a. Từ thế kỉ X đến TK XV:
- Về lịch sử: Năm 938, sau kháng chiến chống quân
Nam Hán, nước ta giành được nền tự chủ nhưng vẫn
phải chiến đấu nhiều lần để bảo vệ và giải phóng dân
tộc. Giai cấp phong kiến thời kì này có vai trò lịch sử
tích cực, lãnh đạo toàn dân đánh thắng giặc Tống,
Nguyên, Minh xâm lược bảo vệ đất nước, xây dựng một
nền văn hóa giàu tính truyền thống.
- Về văn học:
+ Xuất hiện văn học chữ Hán.
+ Cuối thế kỉ XIII văn học chữ Nôm ra đời.
Nội dung chủ yếu : thể hiện tinh thần yêu nước nồng
nàn, tinh thần tự hào dân tộc..
+ Các tác phẩm:
Văn học thời Lí: Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô
Thời Trần: Hịch tướng sĩ, Thiên Trường vãn vọng, Tụng
giá hoàn kinh sư, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

Thời Lê: Nước Đại Việt ta ( Bình Ngô đại cáo)
Côn Sơn ca ( Bài ca Côn Sơn)
b. Giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVII và nửa đầu thế kỉ
XVIII:
- Về lịch sử:
Chế độ phong kiến vẫn phát triển nhưng những mâu
thuẫn nội tại của chế độ PK: giữa giai cấp PK và nhân
dân, trong nội bộ giai cấp PK cũng ngày càng gay gắt,
2


một số cuộc khởi nghĩa nông dân và những cuộc chiến
tranh PK triền miên xảy ra suốt các thế kỉ XVI, XVII.
Hậu quả : đời sống nhân dân ngày càng lầm than cơ cực,
đất nước tạm thời bị chia cắt.
- Về văn học:
+ Văn học chữ Nôm phát triển: thơ Nôm, truyện Nôm.
+ Nội dung chủ yếu : phê phán những tệ lậu của chế độ
phong kiến. (Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh
dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca sang phê
phán những suy thoái về đạo đức và hiên thực xã hội)
+ Tác phẩm được học: Chuyện người con gái Nam
Xương.
c. Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII -> nửa đầu thế kỉ XIX
- Về lịch sử : đây là giai đoạn bão táp sôi động, chế độ
PK khủng hoảng trầm trọng. Phong trào nông dân bùng
nổ khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn do anh em
Nguyễn Huệ lãnh đạo lật đổ các tập đoàn phong kiến
trong Nam ngoài Bắc thống nhất đất nước. Triều Tây
Sơn kéo dài được 14 năm thì triều Nguyễn thay thế với

nhiều chính sách bảo thủ phản động dẫn đến đại họa cho
đất nước trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
- Về văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ nôm đều phát triển.
+ Nội dung chủ yếu :
Phê phán những thế lực PK trà đạp con người, phơi trần
thực chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp PK thời suy tàn.
Văn học phát triển vượt bậc về nội dung đã xuất hiện
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Đó là tiếng nói đòi quyền
sống, quyền tự do cho con người, đề cao quyền sống của
con người ; giải phóng tình cảm, tự do yêu đương, bảo
vệ hạnh phúc lứa đôi, gia đình, đặc biệt là đề cao quyền
sống của người phụ nữ.
+ Tác phẩm :
Chữ Hán: Con hổ có nghĩa, Chuyện cũ trong phủ chúa
Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Bàn luận về phép học.
Chữ Nôm: Sau phút chia li, Bánh trôi nước, Qua đèo
Ngang, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.
d. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
- Về lịch sử:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta ( 1858)
+ Triều đình Huế bạc nhược, cầu hoà rồi từng bước đầu
3


hàng.
+ Nhân dân ta chiến đấu gian khổ anh dũng chống TDP .
.Xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang chế
độ thực dân nửa phong kiến (quyền hành trong tay bon
thực

dân
phong
kiến
chỉ

tay
sai)
- Văn học: phát triển phong phú mang âm điệu bi tráng
+ Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển
+ Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, PhanVăn Trị,
Tú Xương, Nguyễn Khuyến…
+ Nội dung chủ yếu: Tinh thần yêu nước chống giặc
ngoại xâm.
+ Tác phẩm được học: Bạn đến chơi nhà
II. Luyện đề về “Chuyện người con gái Nam xương”:
* Một số đề bài
1. Kể tóm tắt truyện.
2. Phân tích nguyên nhân cái chết của Vũ Nương.
- GV chép đề
3. Chỉ ra yếu tố kì ảo trong văn bản “ chuyện người con
gái Nam Xương” và phân tích ý nghĩa của các yếu tố kì
ảo đó?
- Các đề 1,2,3 : GV yêu 4. Chi tiết chiếc bóng:
cầu học sinh trình bày a.Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết
cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện?
miệng.
b. Ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng.
( Kiến thức đã học)
c. Kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả
Nguyễn Dữ để cho nhân vật Vũ Nương trở về dương

gian nhưng chỉ hiện ra ở giữa dòng sông và nói vọng
vào: “…thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
Theo em, có thể còn những cách kết thúc nào? Giả sử
viết lại “Chuyện người con gái Nam Xương”, em có kết
thúc như tác giả Nguyễn Dữ không? Hay em chọn một
cánh kết thúc khác? Lí giải sự lựa chọn của mình.
5. Phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện:“Chuyện
người con gái Nam Xương”
6. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương.
7. “Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm
của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể
hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của
người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng
thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ”.
(Ngữ văn lớp 9, tập I, trang 51)

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện
4


người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm sáng
tỏ nhận định trên.
* Luyện đề :
* Các đề 1,2,3 : Học sinh trình bày miệng
? Chi tiết cái bóng xuất Đề 4 Gợi ý:
hiện trong truyện ntn? a.
Hãy chỉ rõ?
- Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết
? Phân tích ý nghĩa?
nghệ thuật trong câu chuyện.

- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi
tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương
nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha
nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối
con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn
toàn tốt đẹp.
Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những
điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến,
mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không
bao giờ bế nó.
Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác
(chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ
chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để
về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải
tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là
nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải
nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã
làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối
với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ
nữ càng thêm sâu sắc hơn.
b. 1.Về nghệ thuật:
-Chi tiết cái bóng tạo nên cách thắt nút,mở nút hết sức
bất ngờ,hấp dẫn:
+Cái bóng là biểu hiện của tình cảm yêu thương,lòng

thủy chung, trở thành nguyên nhân (trực tiếp) của nỗi
oan khuất,cái chết bi thảm của Vũ Nương.
+Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải
5


oan cho Vũ Nương.
- Góp phần khác họa tình cách nhân vật: bé Đản ngây
thơ;Trương Sinh hồ đồ,độc đoán;Vũ Nương yêu thương
chồng con.
2.Về nội dung:
- Cái bóng làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức
và giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất
công với người phụ nữ thêm phần sâu sắc.
- Phải chăng, qua chi tiết cái bóng, tác giả muốn nói
trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ mong
manh và rẻ rúng chẳng khác nào cái bóng trên tường.
c.
1. Nêu cách lựa chọn
Trình bày được các cách lựa chọn. Nhìn chung có ba
cách kết thúc tác phẩm:
+ Kết thúc như truyện cổ tích Vợ chàng Trương: kết thúc
với chi tiết Vũ Thị Thiết gieo mình xuống sông tự vẫn.
+ Kết thúc có hậu như nhiều truyện cổ tích: để cho Vũ
Nương được trở về dương gian sống hạnh phúc với
chồng con.
+ Kết thúc như tác giả Nguyễn Dữ.
2. Lí giải sự lựa chọn
- Học sinh có thể lựa chọn theo một trong những
cách kết thúc nói trên. Nhưng điều quan trọng là phải lí

giải được sự lựa chọn của mình.
Tiêu chí để xác định sự lựa chọn cách kết thúc là:
+ Sự hợp lí.
+ Tăng giá trị của tác phẩm.
- Lựa chọn cách kết thúc như tác giả Nguyễn Dữ
là sự lựa chọn tối ưu nhất:
+ Tăng giá trị nhân đạo của tác phẩm: tăng tính chất bi
kịch của nhân vật Vũ Nương, nhận thức của con người
sâu sắc hơn, chấp nhận đau khổ thật còn hơn là hạnh
phúc siêu hình.
+ Có sự kết hợp giữa cái kì ảo và cái thực.
Đề 5: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện :
“Chuyện người con gái Nam Xương”
- Yêu cầu học sinh tìm * Mở bài:
hiểu đề, lập dàn ý.
Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả
- GV gọi h/s trình bày
Nguyễn Dữ có lẽ ai trong chúng ta đều cảm thông với nỗi oan
khuất cũng như cảm động trước những phẩm chất tốt đẹp của
6


- GV nhận xét, chữa bài
? MB trình bày ntn

? TB gồm nhg ý nào

nhân vật Vũ Nương- nhân vật chính trong truyện, đại diện cho
những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Thân bài:

1. NXC:
- Chủ đề chính của truyện ca ngợi vẻ đẹp của đức hạnh, lòng vị
tha, thể hiện số phận bi kich của ngời phụ nữ xa trong xã hội tao
loạn, đồng thời thể hiện khát vọng vĩnh hằng của con người : cái
thiện phải thắng cái ác.
- Nhân vật chính trong truyện là Vũ Nương- Một người phụ nữ
có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng trọng nhưng cuộc đời lại chịu
nhiều oan khuất, thiệt thòi.
2. Phân tích:
a. Các phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Vũ Nương:
- Vũ Nương là người phụ nữ khát khao có một mái ấm gia
đìnhg hạnh phúc:
+ Khi xây dựng gia đình, gắn kết cuộc đời với Trương Sinh,
biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn “giữ gìn khuôn phép,
không từng lúc nào để vợ chồng phải thất hoà”=> khao khát và
luôn có ý thức xây dựng vun vén cho mái ấm gia đình, giữ gìn
hạnh phúc cho trọn vẹn-> đó cũng là ước mơ chung của bất cứ
người phụ nữ nào.
+ Rồi khi chồng nàng phải đi lính, Vũ Nương rót chén rượu
đầy với lời tiễn biệt đầy cảm động: “Chàng …bình yên” =>
Ước mong đó thật giản dị nhưng ẩn chứa sau đó là niềm khao
khát và ý thức trân trọng giữ gìn mái ấm hạnh phúc gia đình mà
nàng đang có . Mặt khác nó cũng khẳng định được tấm lòng
thuỷ chung yêu thương và lo lắng cho chồng của Vũ Nương.
- Vũ Nương cũng là người vợ thuỷ chung, người con dâu
hiếu thảo, người mẹ đảm đang:
+ Những tháng ngày Trương sinh đi lính, nàng luôn mong
nhớ đợi chờ: “Mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi
thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”=>
Phép ẩn dụ tượng trưng đã diễn tả đầy đủ được nỗi mong nhớ

tháng ngày như biển trời cũng như đức hi sinh và tinh thần chịu
đựng của người chinh phụ.
+ Ở nhà Vũ nương một mình vượt cạn, sinh bé Đản, vừa
thực hiện thiên chức của người mẹ chăm sóc nuôi dưỡng con
nhỏ, lại vừa thay chồng thực hiện chức trách của người cha dạy
dỗ bé Đản
+ Khi mẹ chồng ốm, mất: “Lấy ….mình”.

Với những phẩm hạnh tốt đẹp tấm lòng hiếu nghĩa như
7


vậy lẽ ra Vũ Nương phải được hưởng cuộc sống và hạnh phúc
xứng đáng…
b. Số phận khổ đau, oan khuất :
- Khi Trương Sinh trở về tưởng chừng như hạnh phúc sẽ mỉm
cười với Vũ Nương nhưng đó lại khi những oan khuất đổ ập
xuống cuộc đời và số phận nàng. Dù vậy trong nỗi oan khất tày
trời thì những phẩm chất tốt đẹp của nàg càng có cơ hội toả
sáng, đặc biệt là tấm lòng trinh bạch.
+ Thấy hạnh phúc đang có nguy cơ đứng trước bờ vực thẳm
nàng cố phân trần, níu giữ , nàng cố phân trần trước tháiđộ độc
đoán, gia trưởng nhất quyết đuổi đi của Trương Sinh : “Cách …
cho thiếp”.
+ Không thể tự minh oan cho mình được, nàng giã bày:
“Thiếp ….phỉ nhổ”
=> Tất cả những lời bộc bạch ấy đã góp phần minh chứng cho
những phẩm hạnh tốp đẹp và tấmlòng trinh bạch thuỷ chung của
Vũ Nương.
- Dù sống dưới thuỷ cung (ở một thế giới khác) nhưng nàng

vẫn luôn hướng về chồng con. Điều này được thể hiện rõ trong
câu chuyện giữa nàng với Phan Lang “Vả chăng, ngựa Hồ gầm
gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy , tôi tất phải
tìm về có ngày”. => Đó là tấm lòng nhân nghĩa, vị tha, nhân hậu
và rất cao thượng của nàng, ngay cả đối với Trương Sinh – kẻ đã
phụ bạc và ruồng rẫy nàng, vứt bỏ nàng không mảy may thương
tiếc. Phẩm chất đáng quý đó đại diện cho biết bao người phụ nữ
Việt Nam từ xưa tới nay.
- Chi tiết cuối truyện, Vũ Nương hiện về với câu nói : “Thiếp
cảm ơn đức Linh Phi, Đa tạ tình chàng… không thể về nhân
gian được nữa” Có ý nghĩa khắc sâu phẩm chất nhân hậu rộng
lượng của người phụ nữ việt Nam: Sống nội tâm, có trước, có
sau.
- Câu chuyện là lời tố cáo đanh thép với chế độ phong kiến đã
chà đạp lên quyền sống của con người. Hiện thân của chế độ ấy
là nhân vật Trương Sinh.
- Liên hệ thực tế: Hiện nay chúng ta đang phấn đấu xây dựng
một xã hội bình đẳng…
* Kết bài:
Câu chuyện của Vũ Nương từ thế kỉ XVI nhưng để lại bài học
thấm thía cho đến tận ngày hôm nay.
Câu 3:
Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện ngắn
“Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ
8


(SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục) để làm sáng tỏ tư
tưởng nhân đạo của nhà văn.


4. Củng cố:
Duyệt giáo án ngày 18/9/2017
- GV nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ.
TTCM
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Lập dàn ý đề 6,7.
Vũ Hạnh

Câu 4:
Hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ.
* Yêu cầu chung:
- Viết bài văn nghị luận về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
* Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả: Nguyễn Dữ là gương mặt nổi bật của văn học Việt
Nam thế kỉ XVI.
- Giới thiệu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương viết về cuộc đời
bất hạnh đáng thương, đồng thời khẳng định vẻ đẹp tâm hồn cao quý của Vũ
Nương – nhân vật trung tâm của tác phẩm.
B. Thân bài:
I. Khái quát về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật
Vũ Nương.
9


- Xuất xứ: Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục

được Nguyễn Dữ ghi chép, sáng tạo từ một câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương
- Khái quát về nhân vật Vũ Nương: Là nhân vật chính trong truyện, Vũ
Nương hiện lên với những nét phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại đầy bất hạnh,
đau khổ.
II. Phân tích, cảm nhận về nhân vật.
1.Vũ Nương hiện lên trong tác phẩm là một phụ nữ có số phận bất hạnh.
* Phải chấp nhận một cuộc hôn nhân chênh lệch không có tình yêu lứa đôi.
Dẫn chứng:
- Vũ Nương là con kẻ khó còn Trương Sinh là con hào phú.
- Vũ Nương nói năng có học thức còn Trương Sinh vô học.
- Vũ Nương tính tình dịu dàng, kheos léo còn Trương Sinh hồ đồ, hay ghen,
vũ phu.
-> Đó là cuộc hôn nhân không có tình yêu dễ đến những bất hạnh.
* Phải xa chồng, một mình gánh vác công việc gia đình.
- Có chồng là trụ cột nhưng chồng lại phải đi lính.
- Ở nhà sinh con và nuôi con một mình.
- Một mình lo toan khi mẹ chồng ốm và cả khi mẹ chồng mất.
-> Lấy chồng để có nơi nương tựa nhưng Vũ Nương vẫn phải cô đơn.
* Bị chồng nghi oan là thất tiết mà không thể minh oan phải tìm đến cái chết.
- Nguyên nhân: Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương hàng đêm chỉ bóng mình
lên bức vách và bảo con rằng đó chính là cha Đản. Trương Sinh trở về, nghe con
nói, nghi ngờ vợ không chung thủy.
- Thái độ của Trương Sinh: la um, mắng nhiếc, đánh đập, đuổi đi.
- Thái độ của Vũ Nương:
+ Tìm mọi cách níu kéo hạnh phúc: khóc, thanh minh đâu có, chưa hề, dám
xin… nhưng không lay chuyển được Trương Sinh., gạn hỏi, cầu xin, thậm chí phải
thề độc với trời đất nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con…xin làm mồi
cho cá tôm…làm cơm cho diều quạ…
+ Thất vọng, đau khổ, phải trẫm mình xuống sông để minh oan cho mình.
-> Đó là con đường duy nhất mà nàng buộc phải lựa chọn, một bi kịch cay

đắng của một người phụ nữ luôn thủy chung với chồng nhưng lại bị chính chồng
mình nghi ngờ, trực tiếp đẩy đến cái chết. Cái chết của Vũ Nương là cái chết của
người phụ nữ cùng đường, danh dự bị bôi nhọ, hạnh phúc không còn.
* Nguyên nhân của bất hạnh: Khát khao được đoàn tụ với chồng con nhưng
không thể thực hiện được.
- Khi Phan Lang nhắc đến chồng con, Vũ Nương hứa ắt sẽ tìm về, ngựa Hồ
gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam, tôi sẽ trở về…
10


- Trở về trên chiếc thuyền nói vọng vào: Thiếp chẳng thể trở về nhân gian
được nữa rồi biến mất.
-> Dùng điển tích, điển cố, chi tiết kỳ ảo để thể hiện lòng thương nhớ, khát
khao được trở về nhân gian nhưng người chết không thể sống lại, tuy nỗi oan được
giải nhưng hạnh phúc đã tan vỡ khó có thể hàn gắn, không thể tìm lại ở cuộc đời
thực.
=> Cảm nhận: Đồng cảm, xót thương với số phận bất hạnh của Vũ Nương,
bất bình với một xã hội bất công bởi xã hội ấy hạnh phúc của người phụ nữ quá
mong manh như cái bóng, như ảo ảnh.
2. Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp.
a. Một người con dâu hiếu thảo:
- Chăm sóc mẹ chồng chu đáo, ân cần: Khi bà ốm đau hết sức thuốc thang
(vật chất), lấy lời khuyên lơn để mẹ chồng vơi bớt nỗi nhớ con trai nơi chiến trận
(tinh thần), lễ bái thần Phật (tâm linh). Khi mẹ mất: lo chu đáo ma chay tế lễ như
mẹ đẻ của mình.
- Tấm lòng hiếu thảo ấy được mẹ chồng ghi nhận và trời xanh thấu hiểu Sau
này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn,
xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con chẳng phụ mẹ -> Vũ Nương được mẹ
chồng khen ngợi, ghi nhận và cầu nguyện cho càng khẳng định tấm lòng hiếu thảo
của nàng.

-> Cảm nhận: Trân trọng, ngợi ca tấm lòng hiếu thảo của nàng.
b. Một người phụ nữ yêu thương chồng con.
* Đối với con: Nàng một mình chăm sóc con, luôn ý thức bù đắp tình cảm
cho con, cho con một không khí gia đình đầm ấm (chỉ bóng mình trên vách: Nói là
cha Đản).
* Đối với chồng: Luôn thủy chung gắn bó.
- Nàng luôn có ý thức giữ gìn hạnh phúc luôn giữ gìn khuôn phép…không để
xảy ra bất hòa.
- Thương nhớ chồng:
+ Khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ chỉ e …lo lắng…Nhìn trăng soi thành
cũ lại thổn thức…Không dám mong chồng được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm
trở về…. chỉ mong hai chữ bình yên…-> Ước mong chính đáng, nhỏ bé -> Khát
khao hạnh phúc bình dị bên chồng, không màng danh lợi.
-> Lời lẽ dịu dàng, sử dụng điển tích, điển cố thể hiện tâm trạng buồn bã,
thương nhớ và lo lắng cho chồng.
+ Khi chồng đi lính: mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì
nỗi buồn góc bề chân trời không thể nào ngăn lại được, nàng thường chỉ bóng
11


mình trên vách mà nghĩ đó là chồng, tự nguyện sống khép mình tô son điểm phấn
từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
-> Luôn hướng về chồng, nhớ chồng, thấy mình với chồng quấn quýt như
hình với bóng, một lòng một dạ thủy chung.
+ Khi bị chồng nghi oan: Vũ Nương đã gạn hỏi, cầu xin. Ba lời thoại”

Lời thoại 1: Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có
nguy cơ tan vỡ.
Lời thoại 2: Nỗi đau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số
phận, hoàn cảnh (Bị đối sử bất công, gia đình tan nát,…)

Lời thoại 3: Ngôn ngữ độc thoại -> Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết
lấy cái chết
để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây là
hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự
chỉ đạo của lý trí.
-> Đã cố gắng hết sức, tìm mọi cách để hàn gắn, níu kéo hạnh phúc nhưng
không được.
+ Khi ở dưới thủy cung: Vẫn trở về trên chiếc thuyền hoa, nhìn chồng con và
quê hương lần cuối rồi mới biến mất.
-> Khát khao hạnh phúc gia đình kể cả khi chết đi rồi.
c. Một người phụ nữ nhân hậu, vị tha. Giàu lòng tự trọng, ý thức về giá
trị nhân phẩm của mình:
Nhân hậu, vị tha:
+Ở dưới thủy cung, nơi nàng có cuộc sống đầy đủ, sung túc về vật chất, được trân trọng nhưng
khi nghe tin chồng đã biết ân hận, nàng đã sẵn sàng tha thứ cho chồng
+ Khao khát đoàn tụ gia đình: Khi nghe Phan Lang kể về gia đình, nàng đã muốn trở về.
-Ý thức về giá trị nhân phẩm của mình
- Khi lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép.
- Khi chồng đi lính, nàng “ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót”, “tô son điểm phấn từng
đã nguôi lòng”.
- Khi chồng nghi oan, không thể níu kéo được hạnh phúc, nàng đã lấy cả tính mạng của
mình để chứng minh cho tấm lòng trong sáng.
- Khi ở dưới thủy cung, nàng vẫn trở về để minh oan cho mình.
-> Đó là thái độ kiên quyết đòi công bằng, dù có chết vẫn trở về minh oan, không cam tâm để
danh dự bị bôi nhọ.

=> Cảm nghĩ: Một nhân cách đáng trân trọng, ngợi ca -> Cảm phục.
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
12



- Xây dựng nhân vật qua nhiều chi tiết đặc sắc: Đặt nhân vật vào tình huống
cụ thể, ngôn ngữ nhân vật đằm thắm, thiết tha, xưng hô mang tính cổ xưa thiếp,
chàng; miêu tả tâm lý nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm…
III. Đánh giá:
- Về nghệ thuật: Ngòi bút tự sự kết hợp trữ tình; sử dụng điển tích, điển cố;
các chi tiết kì ảo đan xen chi tiết thực; dẫn dắt tình tiết hợp lý, tình huống bất ngờ
lôi cuốn người đọc. Sự sáng tạo lời thoại bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã khai
thác chiều sâu tâm lý nhân vật.(so sánh với truyện cổ tích Vợ chàng Trương)
- Về nội dung: Nhân vật Vũ Nương đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho người
phụ nữ trong xã hội cũ với vẻ đẹp truyền thống đáng trân trọng, tự hào và ngợi ca
-> Thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
-> Liên hệ, mở rộng về vẻ đẹp người phụ nữ ngày nay.
C. Kết bài:
- Khẳng định Chuyện người con gái Nam Xương đã xây dựng thành công
nhân vật Vũ Nương.
- Khẳng định ý nghĩa tác phẩm: Được coi là áng Thiên cổ kì bút.
- Suy nghĩ, liên hệ đến cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

Yêu cầu chung: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện ngắn “Chuyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ để thấy được tư tưởng nhân đạo của tác giả.
Yêu cầu cụ thể:
A: Mở bài (0,25 điểm):
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và nhân vật
Vũ Nương.
- Qua nhân vật Vũ Nương tác giả đã thể hiện tư tưởng nhân đạo rất sâu sắc.
B: Thân bài:( 5,5 điểm)
I- Khái quát về “Chuyện người con gái Nam Xương” và nhân vật Vũ Nương (0,5 đ)
-Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” in trong tập “Truyền kì mạn lục” Nguyễn Dữ
ghi chép, sáng tạo cốt truyện từ một câu chuyện cổ tích “Vợ chàng Trương” trong dân gian .

- Khái quát về nhân vật Vũ Nương: là nhân vật chính trong truyện hiện lên với những nét phẩm
chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại đầy bất hạnh và đau khổ.
- Giải thích: Tư tưởng nhân đạo: Là tấm lòng yêu thương con người được thể hiện ở thái độ
đồng cảm xót thương đối với số phận người phụ nữ, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của họ và đề cao
những ước mơ khát vọng cao đẹp.
II- Phân tích nhân vật( 5đ)
1) Vũ Nương hiện lên trong tác phẩm là một người phụ nữ có số phận bất hạnh
* Phải chấp nhận một cuộc hôn nhân chênh lệch, không xuất phát từ tình yêu.
Dẫn chứng:
- Vũ Nương là con kẻ khó, còn Trương Sinh là con hào phú.
- Vũ Nương nói năng có học thức, còn Trương Sinh vô học.
- Vũ Nương tính tình dịu dàng, mực thước, còn TS hồ đồ, hay ghen,vũ phu.
-> Đó là cuộc hôn nhân gả bán, dẫn đến những bất hạnh.
13


* Phải xa chồng, một mình gánh vác mọi công việc trong gia đình:
Dẫn chứng:
- Có chồng là trụ cột gia đình nhưng chồng lại đi lính.
- Ở nhà sinh con và nuôi con một mình.
- Một mình lo toan khi mẹ chồng ốm và mất.
-> Lấy chồng để có một chỗ nương tựa nhưng VN vẫn phải cô đơn.
* Bị chồng nghi oan là thất tiết mà không thể minh oan buộc và phải tìm đến cái chết:
-Nguyên nhân: Khi Trương Sinh tòng quân, Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo con
rằng đó chính là cha nó -> Trương Sinh nghe lời con, nghi ngờ vợ không chung thủy.
-Thái độ của Trương Sinh: la um, mắng nhiếc, đánh đập, đuổi đi.
-Thái độ của Vũ Nương:
+Tìm mọi cách níu kéo hạnh phúc: khóc, thanh minh “ đâu có, chưa hề, dám xin…”, gạn
hỏi, cầu xin thậm chí phải thề độc với trời đất “nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con…
xin làm mồi cho cá tôm…làm cơm cho diều quạ…” nhưng không lay chuyển được Trương Sinh.

+Thất vọng, đau khổ, phải trẫm mình xuống sông để minh oan cho mình.
-> Đó là con đường duy nhất mà nàng buộc phải chọn lựa, một bi kịch đầy cay đắng của một
người phụ nữ luôn thủy chung với chồng mà lại bị chính chồng mình nghi ngờ, trực tiếp đẩy đến
cái chết. Cái chết của Vũ Nương là cái chết của một người phụ nữ cùng đường, danh dự bị bôi
nhọ, hạnh phúc không còn.
* Khát khao được đoàn tụ với chồng con nhưng không thể thực hiện được.
- Khi Phan Lang nhắc đến chồng con, VN nói “ắt tìm về”, “ngựa Hồ gầm xứ Bắc, chim Việt
đậu cành Nam”, “tôi sẽ trở về”.
- Trở về trên chiếc thuyền nói vọng vào “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” rồi
biến mất.
-> Dùng điển tích điển cố, chi tiết kì ảo thể hiện nỗi lòng thương nhớ, khát khao được trở về nhân
gian nhưng người chết không thể sống lại, tuy nỗi oan được giải nhưng hạnh phúc đã tan vỡ khó
có thể hàn gắn, không thể tìm thấy được ở cuộc đời thực.
=> Thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ,
đồng thời bày tỏ thái độ tố cáo xã hội với chiến tranh phong kiến, với tư tưởng trọng nam, khinh
nữ, không đảm bảo quyền sống của con người. Trong xã hội ấy, hạnh phúc của người phụ nữ chỉ
là cái bóng, là ảo ảnh..
2) Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất cao đẹp.
a) Một người con dâu hiếu thảo
- Chăm sóc mẹ chồng chu đáo, ân cần: Khi mẹ ốm: lấy thuốc thang (vật chất), dùng lời lẽ ngọt
ngào khuyên lơn mẹ để mẹ vơi bớt nỗi nhớ con trai đi chiến trận (tinh thần), lễ bái thần Phật (tâm
linh); Khi mẹ mất lo tang ma chu đáo như đối với cha mẹ đẻ.
- Tấm lòng hiếu thảo ấy được mẹ chồng ghi nhận và Trời xanh thấu tỏ (lời mẹ chồng). Trong
xã hội cũ, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vốn là mối quan hệ khó dung hòa, thế nhưng Vũ
Nương đã được mẹ chồng khen ngợi, ghi nhận và cầu nguyện cho nàng càng khẳng định tấm
lòng hiếu thảo.
=> Tác giả đã ca ngợi một nét phẩm chất truyền thống của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương.
b) Một người phụ nữ yêu thương chồng con
* Đối với con: nàng một mình chăm sóc con, luôn ý thức bù đắp tình cảm cho con, cho con
một không khí gia đình đầm ấm(chỉ bóng mình trên vách).

* Đối với chồng: luôn thủy chung gắn bó
- Nàng luôn ý thức giữ gìn hạnh phúc: “luôn giữ gìn khuôn phép… không để xảy ra thất hòa.”
- Thương nhớ chồng:
14


+ Khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ “chỉ e... lo lắng”, “Nhìn trăng soi thành cũ...thổn thức”;
không dám mong chồng được “đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”, chỉ mong chồng trở về
bình yên.-> Là một ước mong chính đáng, bé nhỏ->Khát khao hạnh phúc bình dị bên chồng,
không màng danh lợi.
-> Lời lẽ dịu dàng, sử dụng điển tích điển cố thể hiện tấm lòng buồn bã, thương nhớ và lo lắng
cho chồng.
+ Khi chồng đi lính: lấy bóng mình trên vách mà nghĩ đó là chồng, tự nguyện sống khép mình:
“tô son điểm phấn ..nguôi lòng”, “ ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót”.
-> Luôn hướng về chồng, nhớ chồng, thấy mình với chồng quấn quít như hình với bóng, một
lòng một dạ thủy chung..
. + Khi bị chồng nghi oan, VN đã gạn hỏi, cầu xin (phân tích 3 lời thoại)
-> Đã cố gắng hết sức, tìm mọi cách để hàn gắn, níu kéo hạnh phúc.
+ Khi ở dưới thủy cung vẫn trở về trên chiếc thuyền hoa, nhìn quê hương và chồng con lần
cuối rồi mới biến mất.
-> Khát khao hạnh phúc gia đình cả khi chết đi rồi.
c) Một người phụ nữ nhân hậu, vị tha, có ý thức về giá trị nhân phẩm của mình
-Nhân hậu, vị tha:
+Ở dưới thủy cung, nơi nàng có cuộc sống đầy đủ, sung túc về vật chất, được trân trọng nhưng
khi nghe tin chồng đã biết ân hận, nàng đã sẵn sàng tha thứ cho chồng
+ Khao khát đoàn tụ gia đình: Khi nghe Phan Lang kể về gia đình, nàng đã muốn trở về.
-Ý thức về giá trị nhân phẩm của mình
- Khi lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép.
- Khi chồng đi lính, nàng “ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót”, “tô son điểm phấn từng
đã nguôi lòng”.

- Khi chồng nghi oan, không thể níu kéo được hạnh phúc, nàng đã lấy cả tính mạng của
mình để chứng minh cho tấm lòng trong sáng.
- Khi ở dưới thủy cung, nàng vẫn trở về để minh oan cho mình.
-> Đó là thái độ kiên quyết đòi công bằng, dù có chết vẫn trở về minh oan, không cam tâm để
danh dự bị bôi nhọ.
=> Thể hiện thái độ ca ngợi của tác giả đối với người phụ nữ. Tác giả đã đứng về phía người
phụ nữ để lên tiếng bênh vực họ, đòi quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc của họ. Đó chính là
tư tưởng nhân đạo cao cả.
* Đánh giá nhân vật
-Về nghệ thuật: Xây dựng nhân vật qua việc khắc họa cuộc đời, số phận và phẩm chất, sử
dụng điển tích điển cố, các chi tiết kì ảo
-Về nội dung: Nhân vật Vũ Nương trở thành hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã
hội cũ. Qua đó, tác giả thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc .
C) Kết bài (0,25 điểm):
-Khẳng định ý nghĩa tác phẩm: được coi là áng “Thiên cổ kì bút”( ngòi bút kì lạ muôn đời)
-Nêu suy nghĩ, liên hệ đến cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội mới.

15


Ngày soạn: 29/ 9/2013
Ngày dạy: 4/10/2013

BÀI 2: LUYỆN ĐỀ VỀ PHẦN TRUYỆN KIỀU.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS
- Củng cố lại kiến thức về các đoạn trích truyện Kiều đã học. Luyện các dạng đề
thường gặp.
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận
- Có ý thức chăm chỉ học tập.

B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo
- HS: Ôn kiến thức đã học
C. Tiến trình dạy- học:
1. Tổ chức:
9A1: /
2. Kiểm tra: Việc học bài, làm bài ở nhà
3. Bài mới:
I. Hệ thống kiến thức cần nắm vững:
- Giáo viên hệ thống những
1. Tác giả Nguyễn Du.
kiến thức cần nắm vững về
2. Tác phẩm truyện Kiều:
phần truyện Kiều.
- Nguồn gốc.
- Thể loại, số câu
- Tóm tắt nội dung.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.
3. Các đoạn trích đã học:
- Kể tên các đoạn trích trong - Chị em Thuý Kiều.
truyện Kiều đã học?
- Cảnh ngày xuân.
- Mã Giám Sinh mua Kiều.
- Kiều ở lầu Ngưng Bích.
4. Yêu cầu kiến thức cần nắm vững:
- Giới thiệu được cuộc đời và sự nghiệp của
Nguyễn Du.
- Kiến thức cần nắm vững.
- Kể tóm tắt được truyện Kiều.
- Thuộc lòng các đoạn trích.

- GV gọi học thuộc lòng các - Thuộc phần phân tích.
đoạn trích.
- Làm các bài tập trong phần Luyện tập ở SGK cuối
mỗi bài và bài tập trong SBT NV 9 tập 1
II. Luyện đề:
16


Đề bài
1. Viết đoạn văn trình bày những hiểu biết của em
về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
2. Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
- Chép đề.
3. Cho đoạn thơ:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
……………………………………..
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
a. Đoạn thơ diễn tả tình cảm của ai với ai?
b. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp
lí không ? Tại sao ?
c. Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong
đoạn thơ trên.
4. Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu
Ngưng Bích
5. Cảm nhận về đoạn thơ sau:
a. “ Ngày xuân…….bông hoa”
b. “ Tà tà…………..bắc ngang”
Luyện đề
Đề 1: Viết đoạn văn trình bày những hiểu biết của
em về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

Tác giả: Danh nhân văn hóa thế giới
- Tên – năm sinh- mất- tên chữ, tự
- Quê quán
- Đọc đề 1.
- Gia đình
- Xác định yêu cầu của đề?
- Bản thân: - Sống trong thời đại…
- Thông minh tài hoa.
- GV gợi ý cách làm.
- Vốn sống, vốn hiểu biết.
- Học sinh viết đoạn văn
- Những tác phẩm chính:
giới thiệu rồi trình bày trước - Những cống hiến, giải thưởng, ảnh hưởng của tác
lớp.
giả tới VH Việt Nam,…
-> Học sinh khác nhận xét.
Tác phẩm: Kiệt tác của VHDT
-> GV bổ sung cho hoàn
- Nguồn gốc, cốt truyện, thể loại
chỉnh ( Tham khảo Bộ đề
- Nội dung:
tuyển sinh vào THPT quyển - Nghệ thuật:
1)
- Giá trị, ý nghĩa của tác phẩm
Đề 2: Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
Gợi ý dàn bài
A.MB:- Truỵện Kiều kiệt tác của ngòi bút thiên tài
- Đọc đề 2.
Nguyễn Du- tác phẩm hay về nhiều mặt.
- Xác định yêu cầu của đề.

- Nghệ thuật tả người trong truyện Kiều bộc lộ nhiều nét
17


- HS xây dựng dàn ý ->
Trình bày.
? Phần MB cần trình bày
điều gì?
? Thân bài phân tích theo
trình tự nào?
? Phần nhận xét chung?

? Phần phân tích có mấy ý
lớn?
? Mỗi ý lớn cần phân tích
những gì?

tinh hoa của thơ Nguyễn Du
- Đoạn thơ miêu tả 2 chị em Thúy Kiều xa nay đều coi là
mẫu mực của bút pháp cổ điển.
B. TB
1. Nhận xét chung
- Nằm trong phần đầu của tác phẩm truyện Kiều- Gặp gỡ
và đính ước
- Đoạn trích miêu tả bức chân dung của 2 chị em Thúy
Kiều Thúy Vân. Qua đó dự báo số phận của từng nhân vật.
- Đoạn thơ là bức chân dung hoàn chỉnh chặt chẽ, chứng tỏ
bút pháp cổ điển điêu luyện:
+ 4 câu đầu vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều.
+ 16 câu tiếp theo vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và tài sắc

Thúy Kiều
+ 4 câu cuối đức hạnh, phong thái của chị em Thúy Kiều.
* Đánh giá, nhận xét về nghệ thuật toàn đoạn:
2 . Phân tích :
a. Bốn câu đầu.
- Giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình, lời
giới thiệu cổ điển, trang trọng rằng họ là “tố
nga”, đẹp và trong sáng:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
- Tiếp đến, tác giả miêu tả chung vẻ đẹp của hai chị
em trong một nhận xét mang tính chất lí tưởng hóa,
tuyệt đối hóa ( đẹp một cách hoàn thiện):
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
“Mai cốt cách”:là cốt cách của mai: hình mảnh mai, sắc
rực rỡ, hương quý phái.
“ tuyết tinh thần”: là tuyết có tinh thần của tuyết: trắng
trong, tinh khiết, thanh sạch
⇒ Bút pháp ước lệ, hình ảnh AD, 2 vế đối nhau câu thơ trở
nên tao nhã gợi cảm, âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự
đối xứng làm nổi bật vẻ đẹp cân đối hoàn hảo đã gợi tả
vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người
thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: Vóc dáng mảnh
mai, tao nhã như mai; tâm hồn trắng trong như
tuyết. => Đó là vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả
hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh.
+ Hai chị em đều tuyệt đẹp, không tì vết “mười
18



Cách phân tích vẻ đẹp TV?

Cách phân tích vẻ đẹp TK?

phân vẹn mười”, song mỗi người lại mang nét đẹp
riêng khác nhau “mỗi người một vẻ”.
* Sơ kết: Cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ “ mỗi người một
vẻ...” – n/v trong t/p cũng như ngoài đời không ai giống ai
⇒ điều này tạo nên những nét diện mạo, t/c riêng của từng
n/v để làm nổi bật được vẻ đẹp riêng của từng người, ngòi
bút của ND đã bộc lộ được tất cả sự tài hoa của nghệ thuật
tả người mà đây là 1đoạn điêu luyện của NT ấy.
b. Phân tích 16 câu tiếp theo
ND: vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.
* 4 câu tả Thúy Vân.
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác
vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy
Vân:một vẻ đẹp cao sang, quí phái.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân
hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc
thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc
hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt
đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc
nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa;
giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là
những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng
đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
⇒ T/g miêu tả Thúy Vân toàn vẹn, tinh tế từ khuôn mặt,

nét mày, điệu cười giọng nói, mái tóc làn da.
* Dùng từ “xem” khéo léo giới thiệu trước một cách tế nhị
⇒ thể hiện sự đánh giá chủ quan của người miêu tả, sắc
đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp tương đối
Miêu tả Vân bằng những nét ước lệ thích hợp ⇒ Vân đang
nảy nở,tươi thắm đoan trang mà hiền dịu, phúc hậu.
-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên –
một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung
quanh. -> Kì diệu hơn ND vừa miêu tả nhan sắc đã cho
thấy ngay số phận nhân vật: “ Mây thua..; tuyết nhường...”
⇒ tạo hóa “ thua” và “ nhường” ⇒ người đẹp này dễ
sống lắm ⇒ con người này sinh ra là để được hưởng hạnh
phúc. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
* 12 câu tả Kiều
- Số lượng câu chứng tỏ N.Du dùng hết bút lực – lòng yêu
mến vào nhân vật này. lấy Vân làm nền để làm nổi bật
19


Kiều, Vân xinh đẹp là thế nhưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu
Vân đẹp tươi thắm hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo
Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi
bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả
kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để
rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc
sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên
tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của
Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
- Nhan sắc :
“Làn……sơn”

- Bằng bút pháp ước lệ, phép ẩn dụ t/g điểm xuyết một
đôi nét dung nhan khiến T.Kiều hiện lên rạng rỡ :
+ “làn thu thủy”: đôi mắt long lanh, linh hoạt như làn nước
mùa thu gơn sóng.
+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tươi xanh mơn mởn
đẹp như dáng núi mùa xuân tươi trẻ.
Bình: không miêu tả nhiều nhưng tất cả đều hoàn mĩ, tập
trung tả nét chân dung tiêu biêủ của một con người, là
“gương” soi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt, không chỉ
mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới tâm hồn bên
trong.
“Hoa ghen, liễu hờn”
phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc ⇒ thái độ của thiên
nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố
kị mà chịu thua, chịu nhường còn với vẻ đẹp của Kiều “
hoa ghen”, “ liễu hờn” ⇒ đố kị.
Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “ nhất cố khuynh thành, tái cố
khuynh quốc”( một lần quay lại tướng giữ thành mất
thành, quay lại lần nữa nhà vua mất nước)
⇒ tạo sự súc tích, có sức gợi lớn ⇒ vẻ đẹp có sức hút
mạnh mẽ( nhớ đến nụ cười của Ba T, cái liếc mắt của
Điêu Thuyền, một chút nũng nịu của Dương Quý Phi, cái
nhăn mặt của Tây Thi, nét sầu não của Chiêu Quânnhững người đẹp đã làm xiêu đổ thành trì của các vương
triều phong kiến TQ)
**Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn tượng mạnh – một
trang tuyệt sắc.
- Tài năng:( chuyển): Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà
Kiều còn có tài – rất đa tài .Sử dụng hơn 6 dòng thơ để giới
thiệu tài năng của nàng
20



? Trình bày phần KQL?

Giới thiệu tố chất thông minh do trời phú, tài làm thơ,
vẽ tranh, ca hát, đánh đàn đều đến mức điêu luyện
+ Tài đánh đàn: thể hiện qua từ ngữ “ làu , ăn đứt” những
từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối ⇒ thể hiện tình cảm yêu
mến, trân trọng của mình đối với nhân vật Thúy Kiều ⇒
Kiều thông minh và rất mực tài hoa.
+ Soạn nhạc: Soạn khúc: “ bạc mệnh oán” ⇒ Tâm hồn đa
sầu, đa cảm, phong phú. ⇒ khúc nhạc dự đoán cho số
phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này.
So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn
phong phú hơn.
Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng ⇒ dự đoán
số phận ⇒ thể hiện quan niệm
“ thiên mệnh” của nho giáo, thuyết “tài mệnh tương
đố” của N.Du
( Đầu t/p N.Du viết: Trời xanh quen thói má hồng đánh
ghen. Cuối t/p “ chữ tài đi với chữ tai một vần”)
=> Kiều đẹp quá, tài hoa quá, hoàn hảo quá nên không thể
tránh khỏi sự “ hồng nhan bạc mệnh”.
- Nét tài hoa của ND bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả
người ở đoạn thơ.
- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ
văn cổ nhưng ông đã vợt lên được cái giới hạn đó. 16 câu
tả vẻ đẹp cảu hai chị em Kiều gần như đầy đủ vẻ đẹp của
ngời phụ nữ theo quan niệm xưa: công – dung – ngôn –
hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và

dự báo số phận nhân vật
c, Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều.
- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lưu” khuôn phép, đức
hạnh mẫu mực.
- Tác dụng đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai nàng
Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt
chẽ với t/p, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc
mệnh
- Cách miêu tả - giới thiệu chính xác số phận từng nhân
vật.
Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như chở che
bao bọc cho chị em Kiều – 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.
3. Tổng hợp, đánh giá:
- Về NT:
+ Cách miêu tả khắc họa tính cách nhân vật của ND rất
21


tinh tế( m.tả hai vẻ đẹp khác nhau – thấy rõ sự khác biệt)
+ Dùng thủ pháp cổ điển m.tả ước lệ tượng trưng( mai..khuôn trăng..ngọc thốt..tuyết..hoa cời.)
+Sử dụng điển cố ... nhưng mức độ cho từng nhân vật
khác nhau, các chi tiết khác nhau
+ Sử dụng miêu tả khái quát cũng biến hóa, uyển chuyển
tạo hứng thú với chân dung từng n/v
+Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những
từ có giá trị gợi tả cao.
( Ngọc thốt – không là ngọc nói ⇒ tả người con gái đoan
trang ít nói
Nước tóc – không là màu mái tóc ⇒ tả suối tóc óng mượt
Nét xuân sơn – Không là dáng xuân sơn ⇒ tả nét thanh tú

xanh như sắc mùa xuân)

? Kết bài cần khẳng định
điều gì?
- GV giúp hs hoàn chỉnh dàn
ý.
- HS đọc đề 3?

- Về ND
Giới thiệu tài sắc hai chị em Thúy Kiều- là khúc tráng
tuyệt trong truyện Kiều bất hủ của ND. Họ đều là tuyệt thế
giai nhân: trẻ, ngây thơ, trong trắng, mõi ngời một vẻ hấp
dẫn lạ lùng( Vân đẹp đoan trang, trang trọng, Kiều đẹp sắc
sảo mặn mà). Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp chinh phục thiên
thiên còn vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải
ghen hờn. Hay nhất là từ việc miêu tả nhân vật – 2 thiếu
nữ - 2 vẻ đẹp riêng để rồi dự báo được 2 số phận riêng.
C.Kết bài
- Đoạn trích là nhg vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều
bởi: Cái tài của N.Du thật đáng kính nể. Hơn thế là cái tình
đáng trọng hơn
- Mỗi chữ mỗi lời trong đoạn thơ đều ẩn chứa niềm thương
yêu tôn quý con người.Tinh thần nhân văn cao quý khiến
truyện Kiều trở nên bất tử.
Phần a. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thuý Kiều qua đoạn
trích “Chị em Thuý Kiều”:
Yêu cầu HS viết được bài văn nghị luận, có đầy đủ các
phần MB – TB – KB, sử dụng thành thạo các thao tác nghị
luận, đặc biệt là phân tích.
Dàn bài:

A-Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Du và
Truyện Kiều, giới thiệu đoạn
trích “Chị em Thuý Kiều”
và nhân vật Thuý Kiều.
B-Thân bài:
1-Khái quát về nhân vật: Thuý Kiều – nhân vật chính trong
Truyện Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Trong đoạn
trích “Chị em Thuý Kiều”, nhà thơ Nguyễn Du đã miêu tả vẻ
đẹp của Thuý Kiều cả ở hình thức bên ngoài và phẩm chất,
22


- GV hướng dẫn HS lần lượt
giải quyết từng yêu cầu của
đề bài.
? Đoạn thơ diễn tả tình cảm
của ai với ai?
? Trật tự diễn tả tâm trạng
nhớ thương đó có hợp lí
không ? Tại sao ?

? Phân tích tâm trạng của
nhân vật trữ tình trong đoạn
thơ trên ? gồm mấy ý ?
GV lưu ý: (Sau khi biết mình bị
lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất
ức định tự vẫn. Tứ Bà sợ mất vốn,
bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ.
Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang,
hứa hẹn khi nàng bình phục,sẽ gả

cho người tử tế; rồi đưa Kiều ra
giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi
thực hiện âm mưu mới. Sau đoạn
này là việc Kiều bị Sở Khanh lừa
và phải chấp nhận làm gái lầu
xanh. Đoạn trích nằm giữa hai
biến cố đau xót. Đây là những
biến cố giúp ta hiểu những bàng
hoàng tê tái và sự lo âu về tương
lại của nàng Kiều.)

tài năng của nhân vật.
2-Phân tích vẻ đẹp của Thuý Kiều qua đoạn trích “Chị em
Thuý Kiều”:
a. Vẻ đẹp hình thức:
-Nhà thơ dùng thủ pháp “đòn bẩy” qua việc tả Thuý Vân
trước, làm nổi bật vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của Thuý
Vân; từ Vẻ đẹp của Thuý Vân, làm nổi bật vẻ đẹp nổi trội
của Thuý Kiều.
- Từ “càng”: Nhấn mạnh Thuý Vân đã đẹp, nhưng Thuý
Kiều còn đẹp hơn, vẻ đẹp của Kiều “mặn mà”, “sắc sảo”,
vẻ đẹp có chiều sâu, có hồn, không đơn thuần chỉ là vẻ đẹp
ưa nhìn, dễ thấy.
- Với bút pháp ước lệ, qua hình ảnh ẩn dụ “Làn thu thuỷ,
nét xuân sơn”, Nguyễn Du không miêu tả tỉ mỉ hình thức
bên ngoài của nhân vật, mà chỉ đặc tả đôi mắt - cửa sổ tâm
hồn, gợi đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, đầy sức sống
như núi mùa xuân. Đôi mắt ẩn chứa cả vẻ đẹp tâm hồn của
Thuý Kiều.
-Các hình ảnh nhân hoá “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn

kém xanh”: “hoa”, “liễu” vốn là những hình ảnh đẹp nhất
của thiên nhiên cũng phải ngấm ngầm hờn ghen trước vẻ đẹp
của Thuý Kiều.
=> Bằng các từ ngữ chọn lọc, hình ảnh ước lệ, cùng với
điển cố “nghiêng nước,nghiêng thành”, nhà thơ Nguyễn Du
đã miêu tả Thuý Kiều với vẻ đẹp mặn mà, có một không hai
của trang tuyệt sắc giai nhân.
2. Vẻ đẹp về tâm hồn, tài năng:
-Miêu tả vẻ đẹp hình thức, Nguyễn Du tập trung miêu tả
đôi mắt, từ đó gợi được tâm hồn nhạy cảm của Thuý Kiều.
- Nhà thơ dành phần lớn các câu thơ còn lại trong đoạn để
miêu tả tài năng của Kiều: Trí tuệ “thông minh”; tài năng
“thi, hoạ, ca ngâm” đến độ “làu”, “ăn đứt” “lại càng”…
Tài năng toàn diện, tuyệt đỉnh, hơn người. Hơn nữa, cái tài
của Thuý Kiều thiên về nghệ thuật, sự tinh tế, đòi hỏi con
người cả cái “tài” và cái “tâm”( tiếng đàn cũng chính là tiếng
lòng của nàng)
-> Nguyễn Du chú trọng miêu tả tài năng của Thuý Kiều,
qua đó khắc hoạ được vẻ đẹp tâm hồn của Kiều: Một người
có tâm hồn trong sáng, tinh tế, đa sầu đa cảm. Sự đa sầu đa
cảm ấy cùng với các hình ảnh nhân hoá “Hoa ghen thua
thắm, liễu hờn kém xanh” như dự báo trước những sóng gió,
bất trắc sẽ xảy ra trong cuộc đời Thuý Kiều.
* Đánh giá:
- Với tài năng của mình, bằng các thủ pháp nghệ thuật,
cách miêu tả tài tình, nhà thơ không chỉ vẽ nên bức chân
dung Thuý Kiều với vẻ đẹp tuyệt đỉnh cả sắc lẫn tài mà
còn dự báo được tương lai, số phận nhân vật. Qua đó thể
hiện cái nhìn trân trọng của nhà thơ với Thúy Kiều nói
23



riêng và với những người phụ nữ trong XHPK nói chung.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ của bản thân.
Phần b. Nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật Thuý Kiều
trong đoạn trích:
Yêu cầu HS đưa ra ý kiến của mình, trên cơ sở những
gợi ý sau đây:
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật vô cùng tinh tế, điêu luyện:
sử dụng các thủ pháp “đòn bẩy”, “lấy điểm tả diện”, các
phép tu từ ẩn dụ, nhân hoá, đặc biệt sử dụng hình ảnh ước lệ
nhưng vẫn làm nổi bật được vẻ đẹp và tính cách riêng của
nhân vật.
+ Miêu tả Thuý Kiều khác miêu tả Thuý Vân:
- Thuý Vân được miêu tả tỉ mỉ về ngoại hình, làm nổi bật
vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn, viên mãn, phúc hậu, ngầm dự báo
tương lai, số phận êm đềm, ít sóng gió.
- Tả Thuý kiều, Nguyễn Du chỉ tập trung tả đôi mắt, làm
nổi bật vẻ đẹp “mặn mà, sắc sảo”. Khi tả Vân, Nguyễn Du
không nói tới “tài”, nhưng tả Kiều, nhà thơ lại nhấn mạnh
đến tài năng, trí tuệ, tâm hồn, tình cảm… của nhân vật, từ đó
khắc hoạ chân dung Thuý Kiều toàn diện: Vẻ đẹp có một
không hai, đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn, đồng thời dự báo
những bất trắc, sóng gió trong cuộc đời nàng.
+ Qua miêu tả nhân vật Thuý Kiều, Nhà thơ vừa thể
hiện tài năng vừa thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của
mình.

Đề 3:

Cho đoạn thơ:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
……………………………………..
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
1. Đoạn thơ diễn tả tình cảm của ai với ai?
2. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp
lí không ? Tại sao ?
3. Viết bài văn phân tích tâm trạng của nhân vật
trữ tình trong đoạn thơ trên.
Gợi ý :
a. Đoạn thơ nói lên tình cảm nhớ thương Kim Trọng
và cha mẹ của Thuý Kiều trong những ngày sống cô
đơn ở lầu Ngưng Bích.
24


- Đọc thuộc lòng 8 câu cuối
đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng
Bích?

- Phân tích những nét cơ bản
về nội dung và nghệ thuật?

- Lập dàn ý cho đề bài 5.
? Phần mở bài cần giới thiệu
những gì?

b. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương của Kiều:
nhớ Kim Trọng rồi nhớ đến cha mẹ, thoạt đọc thì
thấy không hợp lí, nhưng nếu đặt trong cảnh ngộ

của Kiều lúc đó thì lại rất hợp lí.
- Kiều nhớ tới Kim Trọng trước khi nhớ tơi cha
mẹ là vì:
+ Với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm
tròn chữ hiếu khi bán mình lấy tiền cứu cha và em
trong cơn tai biến.
+ Còn với KT nàng cảm thấy mình có lỗi khi không
giữ được lời hẹn ước với chàng Kim. Kim Trọng là
người mất mát nhiều nhất
Nàng đau đớn xót xa vì mối tình đầu đẹp đẽ đã tan
vỡ
- Cách diễn tả tâm trạng trên là rất phù hợp với
quy luật tâm lí của nhân vật, thể hiện rõ sự tinh tế
của ngòi bút Nguyễn Du, đồng thời cũng cho ta
thấy rõ sự cảm thông đối với nhân vật của tác giả.
c. Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong
đoạn thơ trên.
-Nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”.
*Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê
người, tâm trạng của Kiều chuyển từ buồn sang
nhớ. Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy
được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời
độc thoại nội tâm của chính nhân vật.
Nhớ Kim Trọng.
- Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn
gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ
để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh
thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim
Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ
vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim

Trọng.
+ Nàng nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống
rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Chữ “tưởng”ở đây
có thể xem là một nhãn tự. Nguyễn Du không dùng
chữ “nhớ” mà dùng chữ“tưởng”.“Tưởng” vừa là
nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình
yêu.
+ Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia,
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×