ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ CÔNG NAM
NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN
DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HUẾ, 2018
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ CÔNG NAM
NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN
DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. NGUYỄN MINH HIẾU
2. PGS.TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH
HUẾ, 2018
Công trình hoàn thành tại:
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN MINH HIẾU
2. PGS. TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế
họp tại: …………………………………………. Đại học Huế
Vào hồi …h…, ngày… tháng ….năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây cao su ba lá (Hevea brasiliensis Muel. Arg.) thuộc họ Thầu dầu (Euphobiaceae)
là cây đa mục đích, có vai trò rất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Cây cao
su có rất nhiều giá trị, mủ cao su trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính của các ngành công
nghiệp thế giới (đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ), gỗ cao su có thể sử dụng trong
công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng, hạt làm nguyên liệu tẩy rửa, hoá chất, sơn, ...
Sản lượng cao su thế giới tăng trưởng trên 20%, từ 9 triệu tấn năm 2010 lên 12,3
triệu tấn vào năm 2015; nhu cầu cao su thế giới đạt 30,5 triệu tấn trong năm 2015, dự báo
năm 2019 tăng 3,9 % so với năm 2015 lên 31,7 triệu tấn.
Ở Việt Nam, cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu. Năm 2016 có diện tích là 965 nghìn ha, Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về
năng suất (1,7 tấn/ha), thứ 3 về sản lượng (1,1 triệu tấn), thứ 4 về sản lượng xuất khẩu (1
triệu tấn) (ANRPC, 2016).
Quảng Trị là tỉnh có quỹ đất tương đối lớn, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp
với quá trình sinh trưởng phát triển của cây cao su. Toàn tỉnh hiện có 20.689 ha cao su, phân
bố chủ yếu ở 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ (chiếm 90%), sản lượng 12,3 nghìn tấn
(Niên giám thống kê Quảng Trị, 2016).
Hiện tại ở Quảng Trị cũng như khu vực Trung Bộ, cao su tiểu điền năng suất thấp,
chất lượng vườn kém, sử dụng phân bón đang mang tính tự phát, thiếu cơ sở, hiệu quả chưa
cao. Bên cạnh đó bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng là tiến bộ của khoa học phân bón,
khoa học cây trồng. Bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng giúp bón phân cân đối và hợp lý;
tổng hòa các mối quan hệ giữa đất, cây trồng, khí hậu.
Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ có 1 công trình nghiên cứu về chẩn đoán dinh dưỡng
cho cây cao su nhưng lại thực hiện trên cây cao su đại điền ở Đông Nam Bộ, nghiên cứu
cũng mới đề xuất thang dinh dưỡng khoáng, chưa ứng dụng hệ thống hệ thống chẩn đoán và
khuyến cáo (DRIS) nên chưa hoàn thiện và khó áp dụng vào thực tế sản xuất.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu bón
phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng Trị.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá
trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su thời kỳ kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và sử dụng chất kích thích
mủ cho cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Đánh giá được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan hệ
với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cao su thời kỳ kinh doanh ở
Quảng Trị.
- Xác định được chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS) cho cao
su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Xây dựng được các tổ hợp phân bón cho cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị
theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự tương quan
của các nguyên tố khoáng N, P, K trong đất, trong lá với năng suất cao su thời kỳ kinh
doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng dinh dưỡng thông qua thang hàm lượng các
nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su.
- Bổ sung, hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây
cao su thời kỳ kinh doanh, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình bón phân cho cây cao su,
đặc biệt là cao su tiểu điền.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc giảng dạy
và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân hợp lý dựa theo chẩn đoán dinh dưỡng lá
trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ không chỉ cho cây cao su mà còn cho các cây
trồng khác nữa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giới thiệu rộng rãi đến nông dân đang sản xuất cao su tiểu điền một biện pháp bón
phân tiên tiến là phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá trong điều kiện
đồng thời sử dụng chất kích thích mủ để tăng năng suất.
- Về thực tiễn dựa vào thang dinh dưỡng khoáng qua lá và chỉ số DRIS được xác lập
đã giúp cho nông hộ có định hướng cân đối được liều lượng phân bón trong điều kiện có sử
dụng chất kích thích mủ để phát triển cao su một cách hiệu quả và bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu tập trung điều tra đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón, chất
kích thích mủ, đánh giá dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá cao su để xây dựng thang
dinh dưỡng khoáng và chỉ số DRIS qua lá cao su kinh doanh dòng RRIM 600 ở độ tuổi 10 20 trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi tại 3 huyện có diện tích cao su chiếm gần 90%
diện tích cao su của cả tỉnh là Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị.
- Nghiên cứu tiến hành trong 4 năm: 2013 - 2016.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 - 2 tấn mủ/ha trong điều kiện
có sử dụng chất kích thích mủ với các giá trị trung bình hàm lượng chất khô chứa trong
lá của ni tơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%, kali (xK ) là 1,00% và độ lệch
chuẩn của hàm lượng ni tơ (N) là 0,36, phốt pho (P) là 0,04, kali (K) là 0,23, ngưỡng
tối ưu của hàm lượng ni tơ trong lá là 3,56 – 3,91%, phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là
1,24 – 1,46%.
- Xác định được chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều kiện
có sử dụng chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là giao điểm
của các hàm lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình của tập hợp phụ
có năng suất cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K là 4,20;XK/P là 2,85,
các giới hạn đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng (ngưỡng bình thường) của tỷ
lệ N/P là 10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 – 4,83, góp phần hoàn thiện phương
pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng.
- Xây dựng được 2 tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh
dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị là: (100 kg N +
25 kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha và (120 kg N + 10 kg P 2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân
hữu cơ)/ ha.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cây cao su và các yêu cầu sinh thái cơ bản
1.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây cao su
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho cây cao su
1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây cao su
1.1.6. Cơ sở khoa học của việc bón phân hữu cơ cho cây cao su
1.1.7. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su
1.1.8. Cơ sở khoa học của việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.2. Những nghiên cứu về bón phân khoáng N, P, K cho cây cao su
1.2.3. Những nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây cao su
1.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng chất kích thích Ethephon nhằm tăng năng suất mủ
cao su
1.2.5. Những nghiên cứu về bón phân cho cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá
1.2.6. Điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở tỉnh Quảng Trị
1.2.7. Luận giải về lý do chọn vấn đề và các địa điểm nghiên cứu
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cây cao su (Hevea brasilinesis Muel. Arg.) tiểu
điền dòng vô tính RRIM600 trong thời kỳ kinh doanh ở độ tuổi 10 – 20 trồng trên đất nâu
đỏ bazan FRs (Rhodic Ferralsols) vùng gò đồi của Quảng Trị.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Các loại phân bón: Phân đạm: Sử dụng phân Urê có chứa 46% N. Phân lân: Sử
dụng phân Super Lân có chứa 16% P 2O5. Phân kali: Sử dụng phân Kaliclorua MOP có
chứa 60% K2O. Phân hữu cơ (phân chuồng): Sử dụng phân trâu bò hoai mua của dân địa
phương (là hỗn hợp phân do gia súc tiết ra với nước giải, chất độn chuồng (rơm rạ, thân
lá cây phân xanh) và thức ăn thừa của gia súc), trong thành phần có chứa 83,1% nước,
0,29% N, 0,17% P2O5, 1,00% K2O, 0,3% CaO và 0,1% MgO.
- Chất kích thích mủ: Sử dụng Stimulatex, là tên thương phẩm của sản phẩm có nồng
độ hoạt chất (a.i.) Ethephon là 2,5%.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ
cho cây cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
Nội dung 2: Đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan
hệ với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị.
Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cho cây cao su
kinh doanh ở Quảng Trị.
Nội dung 4: Nghiên cứu xác định chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo
cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị.
Nội dung 5: Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây
cao su ở Quảng Trị.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cao su
tiểu điền tại Quảng Trị
- Các phương pháp sử dụng:
+ Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu
+ Phương pháp điều tra thực địa (lát cắt, lập ô tiêu chuẩn,…)
+ Phương pháp điều tra xã hội học (dùng bảng hỏi, phòng vấn sâu, quan sát có sự
tham gia,…)
- Các chỉ tiêu thu thập:
+ Thực trạng vườn cây (năm trồng, diện tích, mật độ trồng, mật độ hiện còn).
+ Tình hình sử dụng phân bón thời kỳ kinh doanh (loại phân bón, liều lượng, thời
gian bón).
+ Tình hình sử dụng chất kích thích mủ (loại thuốc, cách sử dụng, liều lượng, tác
động của thuốc).
+ Chi phí, thu nhập, hiệu quả của các mô hình cao su tiểu điền.
+ Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất cao su tiểu điền (đặc biệt là những khó
khăn, tồn tại trong bón phân và sử dụng chất kích thích mủ).
Đã điều tra tại 3 xã thuộc 3 huyện, mỗi xã 35 hộ (tổng số hộ điều tra là 105 hộ) đại
diện cho các vùng trồng cao su chủ yếu của tỉnh Quảng Trị.
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích mẫu đất, mẫu lá để đánh giá tình hình
dinh dưỡng trong đất, trong lá cao su kinh doanh
- Mẫu đất:
+ Lấy và xử lý mẫu:
Mẫu đất được lấy và xử lý theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538 : 2006
– Chất lượng đất – Lấy mẫu [4] bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 – 20 cm)
lấy 5 điểm/khu nghiên cứu từ 5 điểm chéo góc trong vườn, ở mỗi điểm chiếu theo rìa tán
cao su, đào 1 hố nhỏ sâu 30cm, xong dùng dao nạo một lớp đất mỏng đều đặn từ trên xuống
dưới theo chiều thẳng đứng, lấy khoảng 200g. Đất được lấy mẫu từ 5 điểm trộn lại thành 1
mẫu đất khoảng 1kg đại diện cho vườn để đem đi phân tích. Tránh lấy đất dưới gốc cây
trong vườn. Không lấy ở các vị trí mới được bón phân. Mẫu sau khi thu về tiến hành loại bỏ
rễ cây, tạp chất sơ bộ, hong khô trong không khí, sấy khô, sau đó nghiền qua rây 1 mm.
Để đánh giá được tình hình dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá, mối tương quan
giữa chúng với năng suất, làm cơ sở cho việc xây dựng thang dinh dưỡng khoáng và xác lập
chỉ số DRIS, mẫu đất (kèm mẫu lá) được lấy trên 3 loại hình: Vườn tốt có năng suất trên 1,5
tấn/ha, vườn trung bình có năng suất từ 1,0 - 1,5 tấn/ha và vườn xấu có năng suất dưới 1,0
tấn/ha, chọn 3 huyện có diện tích cao su lớn nhất để lấy mẫu là: Vĩnh Linh (lấy xã Vĩnh Tân
làm đại diện), Gio Linh (xã Gio An), Cam Lộ (xã Cam Chính), mỗi huyện đều lấy mẫu cả 3
loại hình tốt (10 mẫu), trung bình (10 mẫu), xấu (10 mẫu). Số lượng mẫu lấy là 3 loại hình x
3 huyện x 10 mẫu/huyện = 90 mẫu.
+ Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu: Hàm lượng đạm tổng số: Phân tích theo phương
pháp Kjendahl cải tiến [10 TCN 377-99]. Hàm lượng P2O5 tổng số và dễ tiêu: Phân tích theo
các phương pháp so màu và Oniani [TCVN 8940 : 2011]. Hàm lượng K2O tổng số và dễ
tiêu: Phân tích theo phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 8660 : 2011]. Các bon hữu cơ:
Phương pháp Wakley Black [TCVN 8940 : 2011]. pHKCl: Xác định theo phương pháp đo
bằng máy đo pH mét [10TCN 381-99].
- Mẫu lá:
+ Lấy và xử lý mẫu: Được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
8551 : 2010 – Cây trồng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu [5] và Quy trình của Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 2012 [39]. Một mẫu lá là tổng hợp của 30 cây, mỗi cây
lấy nguyên 3 lá kép (mỗi lá kép có 3 lá đơn), mỗi mẫu lá tương đương 270 lá đơn. Lá được
lấy ở cành dưới thấp của tán cây, trong bóng râm, lấy lá nằm ở tầng lá cuối cùng của cành,
lá thành thục (khoảng 90 – 150 ngày tuổi) với chồi ngọn ổn định. Cây chọn lấy mẫu lá là đại
diện cho vườn cây lấy mẫu, cùng dòng vô tính RRIM600, cùng loại đất bazan, cây đang
cạo, không bị sâu bệnh, cách xa đường chính, xa nơi ngập úng, xa mép lô. Mẫu sau khi thu
về tiến hành phơi khô trong không khí, sấy khô mẫu ở nhiệt độ 700C trong tủ sấy có thông
gió cho đến khi khô kiệt, sau đó nghiền qua rây 1 mm. Số mẫu lá cần lấy, phân tích là 90
mẫu, mẫu lá được lấy cùng vị trí với mẫu đất.
+ Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu: Sử dụng hỗn hợp axits sunfuric H2SO4 và
hydroperoxit (H2O2) làm chất để phân hủy mẫu, ngâm mẫu qua đêm sau đó phân hủy ở
nhiệt độ 2250C, để nguội và tiến hành phân tích theo quy trình (xác định N: chưng cất, P: so
màu, K: đo quang kế ngọn lửa).
2.3.3. Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su
Các giá trị hàm lượng chất dinh dưỡng chính N, P, K phân tích từ các mẫu lá (90
mẫu) được tính giá trị trung bìnhx = xi / n và độ lệch chuẩn (δ)
δ=
(x -x)2
(n-1)
Thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su theo các mức: Rất thiếu: <x - 2δ,
thiếu:x - 2δ →x - δ, trung bình:x - δ →x + δ, tối ưu:x + δ →x + 2δ, thừa: >x + 2δ.
2.3.4. Phương pháp xác định chỉ số DRIS cho cao su kinh doanh
Theo Hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS: Diagnosis and
Recommendation Integrated Systems), sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K,
K/P mà điểm giao nhau trên từng trục tương ứng là giá trị trung bình của tập hợp phụ có
năng suất cao nhất (theo Vũ Hữu Yêm, 2012). Các vòng tròn đồng tâm được xem là các giới
hạn đáng tin cậy. Vòng tròn phía trong được đặt ở vị trí biến động so với trung bình là ± 15%,
vòng tròn phía ngoài được đặt ở vị trí biến động so với trung bình là ± 30% . Hai vòng tròn và 3
trục tạo nên các vùng chứa các ký hiệu mũi tên, trong đó vùng nằm ở vòng tròn trong có các
mũi tên (
) là biểu thị trạng thái dinh dưỡng cân bằng; mũi tên (
) ở các vùng nằm
giữa 2 vòng biểu thị khuynh hướng mất cân bằng (hơi thiếu, hơi thừa); mũi tên (
) nằm
ngoài 2 vòng biểu thị trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng (thiếu, thừa).
2.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.5.1. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: Bón phân khoáng cho cây cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh
dưỡng tại huyện Gio Linh:
CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bằng Quy trình 2012 - Đối chứng)
CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha (bằng ½ Quy trình 2012)
CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha (bằng 1,5 lần Quy trình 2012)
CTIV: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng)
- Thí nghiệm 2: Bón phân khoáng kết hợp phân hữu cơ (phân chuồng) cho cây cao su
kinh doanh theo theo chẩn đoán dinh dưỡng tại huyện Cam Lộ:
CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (ĐC)
CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha
CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha
CTIV: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (CĐDD)
Các công thức thí nghiệm đều kết hợp sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5%
với công thức cạo mủ là: S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y (cạo ngửa nửa vòng thân cây, 1
ngày cạo 2 ngày nghỉ, cạo 10 tháng trong 1 năm, bôi chất kích thích mủ ethephon nồng độ
2,5% trên da tái sinh ngay trên miệng cạo, bôi 4 lần (tháng 6, 8, 9, 10) trong 1 năm).
2.3.5.2. Phương pháp bố trí và quy mô thí nghiệm
Gồm 2 thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD - Randomized
complete block design), mỗi thí nghiệm có 4 công thức với 3 lần nhắc lại thành 12 ô cơ sở
(mỗi lần nhắc lại của 1 công thức), mỗi ô cơ sở gồm 10 cây cao su, tổng số cây cho mỗi thí
nghiệm là 120 cây cao su, 2 thí nghiệm là 240 cây cao su.
2.3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi về đất, sinh trưởng, phát triển và năng suất
- Hàm lượng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng chủ yếu trong đất thí nghiệm trước và sau thí
nghiệm. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu.
- Hàm lượng, tỷ lệ các nguyên tố khoáng đa lượng (N, P, K) trong lá của các cây
trong ô thí nghiệm trước và sau thí nghiệm. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu.
- Năng suất mủ của các cây thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm:
Mủ được lấy ở tất cả các cây trong ô thí nghiệm, lấy trực tiếp theo đúng quy trình
của Tập đoàn Công nghiệp Cao su năm 2012 [39], xác định DCR (%) để tính năng suất
của thí nghiệm.
+ Năng suất cá thể g/cây/lần cạo:(g/c/c)
Năng suất mủ tươi (g/c/c)
[NS1 + NS2 + NS3 + … + NSn]
x 1000
N
Trong đó:
NS1, NS2 .....NSn: Năng suất của cây thứ 1, 2, ... n
n: Tổng số cây cạo
Năng suất mủ khô (g/c/c)
[Tổng mủ nước (g) x DCR%] + [tổng mủ tạp (g) x 50%]
Năng suất cá thể =
x 1000
N
Trong đó:
- DCR% là hàm lượng mủ khô
- N là tổng số cây quan trắc (số cây cạo)
Xác định DCR (%) bằng phương pháp “đun mủ - cân nhanh”:
Cân đúng 5 gam mủ nước (sử dụng cân tiểu ly), xử lý bằng hỗn hợp hóa chất chuyên
dụng, tách tạp chất, sau đó đun trên chảo khoảng 3 - 5 phút, ép serum và cán nguội cho đến
khi khô kiệt nước và sạch tạp chất, lấy lượng mủ khô trên chảo đem cân sẽ thu được khối
lượng mủ khô kiệt (ký hiệu: X)
X × 100
DRC (%) =
5
+ Năng suất cá thể trung bình năm: (g/c/c)
Năng suất cá thể
∑ [g/c/c (trung bình tháng) x số lát cạo/tháng]
=
(trung bình năm) (g/c/c)
Tổng số lần cạo trong năm
+ Sản lượng trung bình/năm: (kg/ha/năm)
Sản lượng
g/c/c (trung bình năm) x số cây cạo/ha x Tổng lần cạo trong năm
=
(kg/ha/năm)
1000
2.3.6. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu
2.3.6.1. Phương pháp tính các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
- Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi. Trong đó:
+ Tổng thu = Sản lượng x giá bán mủ theo thời điểm thu hoạch.
+ Tổng chi = Chi phí vật tư đầu vào ( phân bón + vật tư khác) + công lao động.
- Chỉ số VCR (giá trị tăng thêm nhờ phân bón) được tính theo công thức:
Tổng thu tăng lên do bón phân
VCR =
Tổng chi tăng lên do bón phân
* Ghi chú: Nếu VCR > 2: Đầu tư phân bón có lãi;
Nếu VCR > 3: Nông dân chấp nhận đầu tư phân bón.
2.3.6.2. Phương pháp phân tích,xử lý các thông tin, số liệu
Phân tích và xử lý thông tin, số liệu được thực hiện theo các phương pháp thống kê
mô tả, so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích, phân tích logic bằng các chương trình
phần mềm chuyên dụng SPSS 10.0, Statgraphic, Microsoft Excel, Minitab kết hợp với Hệ
thống thông tin địa lý (GIS).
Năng suất mủ tươi =
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cây cao su tiểu
điền kinh doanh ở Quảng Trị
3.1.1. Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
3.1.1.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Quy mô vườn cao su (số hộ/tỷ lệ %)
Số hộ
Diện tích bình
Huyện
2-4
(hộ)
quân (ha/hộ)
2 ha/hộ <
> 4 ha/hộ
ha/hộ
Vĩnh Linh
35
0,89±0,31
35 / 100,00
Gio Linh
35
1,53±1,24
26 / 74,28
7 / 20,00
2 / 5,71
Cam Lộ
35
1,25±0,93
30 / 85,71
4 / 11,43
1 / 2,86
Toàn tỉnh
105
1,22±0,90
91 / 86,66
11 / 10,48
3 / 2,86
Cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị chủ yếu trồng ở quy mô nhỏ; bình quân
1,22 ha/hộ, có đến 86,66% số hộ loại A (dưới 2 ha/hộ), có 10,48% hộ loại B (2 – 4 ha) và
chỉ có 2,86% số hộ loại C (trên 4 ha).
3.1.1.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Mật độ cây
Mật độ cây
Tỷ lệ
Độ
Số hộ
hiện còn
Huyện
cạo bình quân cây cạo đồng đều
(hộ)
bình quân
(cây/ha)
(%)
vườn cây
(cây/ha)
Vĩnh Linh
35
403±42
363±40
89,94
TB
Gio Linh
35
449±35
397±39
88,37
Xấu
Cam Lộ
35
455±19
410±22
90,17
TB
Toàn tỉnh
105
436±33
390±34
89,48
Mật độ cây cao su còn lại ở thời điểm điều tra khá cao (trên 70%), tuy nhiên do
được trồng ở nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến hiện trạng cây trồng trong các lô
không đồng đều, tỷ lệ cây đưa vào khai thác ở cả 3 huyện xấp xỉ 90%, nhưng do sức ép
về thu nhập và việc làm của người dân nên nhiều cây chưa đạt chuẩn theo Quy trình
vẫn được vào khai thác.
3.1.2. Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.3. + 3.4. + 3.5. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở Quảng Trị
Bón phân khoáng N, P, K
Bón phân hữu cơ
Năng
Số hộ Lượng
Lượng
Lượng
Số hộ
Lượng
suất
Tỷ lệ
bón
bón N bón P2O5 bón K2O
bón
bón
(tấn/ha)
N:P:K
(hộ)
(kg/ha) (kg/ha)
(kg/ha)
(hộ)
(tấn/ha)
Vĩnh Linh
1:0,5:0,7 33/35
81
38
54
33/35
4,8
1,3
Gio Linh
1:0,45:1,1 30/35
73
33
79
17/35
4,3
1,5
Cam Lộ
1:0,9:0,9 33/35
52
45
47
23/35
4,6
1,4
Toàn tỉnh
1:0,6:0,9 96/105
69
39
40
73/105
4,6
1,4
Ngoài 9 hộ (8,6%) hoàn toàn không bón phân khoáng, chỉ bón phân hữu cơ, có đến
58 hộ (55,2%) số hộ bón phân hỗn hợp N, P, K trộn sẵn với các tỷ lệ 1:0,5:0,75 (25 hộ,
23,7%), 1:1:1 (21 hộ, 20,0%), 1:1:0,5 (5 hộ, 4,8%), 1:0,6:0,9 (3 hộ, 2,9%), 1;0,75:0,5 (2 hộ,
1,9%), 1:0,4:1 (2 hộ, 1,9%), 38 hộ (36,19%) còn lại bón phân tự trộn N:P:K với rất nhiều tỷ
lệ khác nhau không theo quy luật nhất định (1:0,35:1,3, 1:0,1:0,1, 1:0,7:1,1,…), cũng không
thấy có tỷ lệ N, P, K nào chiếm đại đa số mà bón phân một cách tùy tiện.
3.1.3. Phân vô cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.6. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh
Chỉ tiêu
Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Vĩnh Linh
Lượng bón (kg/ha)
0
40 <
40 - 80
81 - 120
> 120
Số hộ bón Đạm/tính theo % 4 / 11,43 4 / 11,43 15 / 42,88 7 / 20,00 5/14,26
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,2-0,9
0,4 -1,2
0,6-1,6
1,2-1,9 1,6-2,5
Số hộ bón Lân/tính theo %
2 / 5,71 23/65,72 9 / 25,71
1 / 2,86
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,2-0,4
0,4-1,9
0,7-1,9
2,5
Số hộ bón Kali/tính theo % 7 / 20,00 9 / 25,71 12 / 34,29 7 / 20,00
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,2-1,7
0,4-1,3
1,2-1,9
1,5-2,5
Ghi chú: Những hộ không bón phân NPK có bón phân chuồng.
Bảng 3.7. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Gio Linh
Chỉ tiêu
Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Gio Linh
Lượng bón (kg/ha)
0
40 <
40 - 80
81 - 120
> 120
Số hộ bón Đạm/tính theo % 6 / 17,14 4 / 11,43 15 / 42,86 8 / 22,86 2/ 5,71
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,6-1,3
1,2-1,7
0,9-2,0
1,6-2,5 1,9-2,3
Số hộ bón Lân/tính theo %
6 / 17,14 17/48,57 12 / 34,29
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,6-1,3
0,9-2,0
1,3-2,5
Số hộ bón Kali/tính theo % 5 / 14,26 6 / 17,14 14 / 40,03 4 / 11,43 6/17,14
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,6-0,8
1,2-1,9
0,9-1,9
1,5-1,8 1,7-2,5
Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng.
Bảng 3.8. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ
Chỉ tiêu
Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Cam Lộ
Lượng bón (kg/ha)
0
40 <
40 - 80
81 - 120
> 120
Số hộ bón Đạm/tính theo % 2 / 5,71 8 / 22,86 22 / 62,86 3 / 8,57
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,7-0,8
0,9-1,2
1,3-1,9
2,0-2,2
Số hộ bón Lân/tính theo %
2 / 5,71 13/37,14 19 / 54,29 1 / 2,86
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,7-0,8
0,9-1,8
1,3-2,2
1,7
Số hộ bón Kali/tính theo %
2 / 5,71 12/34,29 19 / 54,29 2 / 5,71
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,7-0,8
0,9-1,5
1,3-2,0
2,1-2,2
Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng.
Khi bón phân cho cao su kinh doanh, việc tạo sự cân đối giữa các nguyên tố đa lượng
trong cây cao su hết sức quan trọng, có thể bón phân ở mức thấp nhưng cân đối vẫn cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, ở cả 3 huyện người dân rất ít chú trọng đến việc
cân đối tỷ lệ phân khoáng, đa số các hộ bón thiếu hụt đạm và kali nhưng lại bón thừa lân so
với nhu cầu của cây cao su kinh doanh.
3.1.4. Phân hữu cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.9. Lượng phân bón hữu cơ và năng suất cao su ở Quảng Trị
Chỉ tiêu
Phân bón hữu cơ và năng suất cao su
Lượng bón (tấn/ha)
0
2,5 <
2,5 - 5,0 5,1 - 7,5
> 7,5
Huyện Vĩnh Linh
Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo % 2 / 5,71 6 / 17,14 13 / 37,14 9 / 25,72 5 /14,29
Năng suất cao su (tấn/ha)
1,5-1,6
0,2-0,5
0,4-2,5
0,9-1,7
1,2-1,9
Huyện Gio Linh
Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo % 18/51,43 4 / 11,43 8 / 22,86
2 / 5,71 3 / 8,57
Năng suất cao su (tấn/ha)
1,2-2,3
0,6-0,7
0,6-2,5
0,7-1,3
1,4-1,8
Huyện Cam Lộ
Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo % 12/34,28 5 / 14,29 8 / 22,86 7 / 20,00 3 / 8,57
Năng suất cao su (tấn/ha)
0,8-2,2
1,1-1,8
0,7-1,7
1,2-1,9
1,2-1,7
Theo số liệu ở Bảng 3.9 cho thấy:
- Ở huyện Vĩnh Linh, có đến 94% hộ nông dân bón phân hữu cơ với lượng bón 4 – 6
tấn/ha kết hợp với bón phân vô cơ; do đó, dù điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi
cho cây cao su, lượng phân vô cơ bón không cao lắm và tỷ lệ N, P, K cũng không thích hợp
nhưng năng suất vẫn đạt 1,2 – 1,5 tấn mủ/ha.
- Ở huyện Gio Linh, năng suất cao su cao nhất (1,4 – 1,7 tấn mủ/ha) nhưng chênh
lệch nhau khá lớn, năng suất thấp nhất chỉ có 0,6 tấn mủ/ha nhưng cao nhất lên tới 2,5 tấn
mủ/ha. Sở dĩ có tình trạng này là do lượng phân vô cơ đầu tư chênh nhau quá lớn và chỉ có
17/35 hộ (49%) được điều tra là có bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ. Trừ 5 hộ chỉ
bón phân hữu cơ không kết hợp phân khoáng, các hộ có bón phân hữu cơ kết hợp đều có
năng suất ở mức khá, bình quân 1,4 – 1,8 tấn mủ/ha. Rõ ràng khi bón phân cho cao su có kết
hợp với phân hữu cơ đã tiết kiệm khá lớn lượng phân hóa học và tăng hiệu quả của phân hóa
học khá cao, tuy nhiên vai trò của phân hữu cơ chưa được nông dân huyện Gio Linh coi
trọng đúng mức nên số hộ bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp.
- Ở huyện Cam Lộ, lượng phân hóa học được bón cho cao su thấp hơn hẳn so với 2
huyện trên và tỷ lệ N, P, K cũng chưa thích hợp nên năng suất chỉ đạt được 1,3 – 1,5 tấn
mủ/ha. Có đến 12 hộ (34%) trồng cao su huyện Cam Lộ bón phân không có kết hợp phân
hóa học với phân hữu cơ. Cùng bón lượng phân N, P, K như nhau nhưng có kết hợp phân
hữu cơ thì năng suất chênh nhau khá rõ chứng tỏ sự kết hợp này đem lại hiệu quả cao.
Như vậy, toàn tỉnh có 73/105 hộ (70%) điều tra là có bón phân hữu cơ 0,5 – 12,8 tấn
phân hữu cơ/ha và đạt được năng suất 0,2 – 2,5 tấn mủ/ha. Nhưng điều đáng chú ý là mức
bón phân hữu cơ đã góp phần tạo ra năng suất khác biệt giữa các vườn cao su khá lớn. Kết
quả của điều tra cho thấy nếu kết hợp hợp lý với bón phân vô cơ nếu bón với mức > 5 tấn/ha
phân hữu cơ thì năng suất đạt được 1,5 – 1,9 tấn mủ/ha và có đến 25/73 hộ đạt được mức
này. Vì vậy, do vai trò của phân hữu cơ thể hiện khá rõ nên bón phân hữu cơ luôn là yêu cầu
bắt buộc trong canh tác cao su. Ngoài ra, ở vùng nhiệt đới quá trình khoáng hóa xảy ra
mạnh (có thể > 2%) nên lượng hữu cơ bị mất đi rất lớn nên phải thường xuyên bổ sung chất
hữu cơ cho đất.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thực tế là nhưng hộ chỉ bón phân hữu cơ mà không bón
kết hợp với phân khoáng N, P, K hoặc bón quá ít phân khoáng thì năng suất rất thấp (chỉ 0,2
– 0,9 tấn mủ/ha), đại diện có hộ dân tại huyện Cam Lộ bón đến 12,8 tấn phân hữu cơ (gấp
2,5 lần khuyến cáo) nhưng năng suất cũng chỉ ở mức 1,2 tấn mủ/năm. Ngược lại, một số hộ
dù không bón phân hữu cơ nhưng bón nhiều và cân đối phân khoáng vô cơ thì cũng cho
năng suất khá cao, nhưng không ổn định.
Như vậy, vai trò của phân hữu cơ là rất lớn, nhưng do tỷ lệ các chất khoáng chủ
yếu N, P, K trong phân hữu cơ thấp, thiếu ổn định, không cân đối nên chỉ bón phân hữu
cơ sẽ không cho năng suất cao mà phải bón kết hợp phân hữu cơ với bón phân khoáng
vô cơ (N, P, K).
3.1.5. Hiệu quả sử dụng phân bón cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của việc đầu tư phân bón cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Huyện
Huyện
Huyện
Hạng mục
Vĩnh Linh
Gio Linh
Cam Lộ
Năng suất (tấn mủ khô/ha)
1,3
1,5
1,4
Bón phân hữu cơ (tấn/ha)
4,8
4,3
4,6
Bón N (kg/ha)
81
73
52
Bón P2O5 (kg/ha)
38
33
45
Bón K2O (kg/ha)
54
79
47
Tổng thu (1000 đ)
52.000
60.000
56.000
Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ)
12.000
20.000
16.000
Tổng chi (1000 đ)
46.028
45.888
45.390
Tiền chi thêm cho mua, bón phân (1000đ)
8.028
7.888
7.390
Lợi nhuận (1000 đ)
5.972
14.112
10.610
VCR phân bón
1,49
2,54
2,17
Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, ở huyện Gio Linh, với mức đầu tư phân bón
7.888.000 đ/ha, thu được lợi nhuận 14.112.000 đ/ha, đạt tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón
2,54 lần. Tuy nhiên, ở huyện Vĩnh Linh, mức đầu tư phân bón cũng ở mức tương đương là
8.028.000 đ/ha, nhưng do năng suất thấp hơn, lợi nhuận thấp nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư
phân bón chỉ đạt 1,49 lần. Ở huyện Cam Lộ, mức đầu tư phân bón 7.390.000 đ/ha, ít hơn so
với ở Vĩnh Linh và Gio Linh, nhưng do tỷ lệ N, P, K cân đối hơn, tạo ra năng suất, lợi
nhuận cao nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón đạt ở mức khá cao là 2,17 lần.
3.1.6. Thực trạng sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.11. Tình hình sử dụng chất kích thích mủ cho cao su ở Quảng Trị
Dùng Stimulatex
Dùng chất
Không dùng
(ET2,5%)
KTM khác
chất KTM
Huyện
Số hộ
Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %
Vĩnh Linh
28
80,00
4
11,43
3
8,57
Gio Linh
27
77,14
6
17,14
2
5,71
Cam Lộ
25
71,43
6
17,14
4
11,43
Toàn tỉnh
80
76,19
16
15,24
9
8,57
Số liệu Bảng 3.11 cho thấy, đại đa số (96/105 hộ, chiếm tỷ lệ 91,43 % số hộ) hộ dân
tại Quảng Trị sử dụng chất kích thích mủ cho cao su kinh doanh.Trong đó huyện có tỷ lệ hộ
dân sử dụng nhiều nhất là Gio Linh (33/35 hộ, chiếm tỷ lệ 94,29% số hộ) và ít nhất là ở
huyện Cam Lộ cũng ở mức 31/35 hộ, chiếm tỷ lệ 88,57 % số hộ. Có đến 80 hộ (76,19%) sử
dụng thương phẩm Stimulatex của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sản xuất, đây là
sản phẩm chứa hoạt chất ethephon 2,5% được khuyến cáo bôi 4 lần/năm vào các tháng mùa
mưa, mỗi lần cách nhau 1 tháng.
3.2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và tương quan với năng suất
cao su kinh doanh ở Quảng Trị
3.2.1. Tình hình dinh dưỡng trong đất trồng cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.12. Tính chất hóa học đất của các vùng trồng cao su ở tỉnh Quảng Trị
P2O5dt K2Odt
Chữu
Huyện
N(%) P2O5(%) K2O(%)
pHKCl
cơ(%)
(mg/100g đ)
Vĩnh Linh
0,050
0,231
0,039 10,185 9,034
1,320
4,128
Gio Linh
0,070
0,252
0,049 11,805 10,055
1,649
3,805
Cam Lộ
0,059
0,278
0,036 10,731 9,155
1,480
3,998
Bình quân
0,060
0,254
0,041 10,907 9,414
1,483
3,977
Nhìn chung, đất trồng cao su tại các huyện đều mang tính chất chua (có pHKCl < 5)
đặc trưng của đất nâu đỏ bazan, lượng các bon hữu cơ biến động 1,320 – 1,649%, vườn cây
cao su ở huyện Gio Linh thường xuyên bổ sung hữu cơ hoặc tận dụng tốt tàn dư hữu cơ nên
có lượng các bon hữu cơ ở mức trung bình khá. Các loại hữu cơ đưa vào đất cũng đều làm
tăng các tính chất vật lý và hoá học đất trong vườn cây cao su, đặc biệt là các chất dễ tiêu
giải phóng nhiều hơn.
Do việc bón phân thiếu cân đối nên hàm lượng N tổng số trong đất trồng cao su tiểu
điền kinh doanh ở huyện Vĩnh Linh ở mức rất thấp (0,050%), huyện Gio Linh và Cam Lộ
cao hơn những cũng ở mức thấp so với yêu cầu của cây cao su kinh doanh.
Hàm lượng lân trong đất trồng cao su tiểu điền kinh doanh ở cả 3 huyện đều ở mức
trung bình khá (P2O5 tổng số 0,231 – 0,278%; P2O5 dễ tiêu 10,185 – 11,805 mg/100g đất),
chênh lệch giữa các huyện không nhiều. Tuy nhiên, hàm lượng này nếu so sánh cân đối với
hàm lượng của các dưỡng chất thiết yếu khác (N, K) thì lại mất cân đối, ở mức dư thừa.
Như vậy việc bón phân cho cây cao su tiểu điền kinh doanh trồng trên đất bazan tại Quảng
Trị trong thời gian qua có xu hướng bón thừa lân so với nhu cầu của cây cao su, gây lãng
phí, kém hiệu quả.
Hàm lượng K2O tổng số (0,041%) và K2O dễ tiêu (9,414 mg/100g đất) trong đất đều
ở mức thấp, nếu so với đất nâu đỏ bazan thì các chỉ tiêu này đều cải thiện rõ nét, nhưng vẫn
thể hiện bản chất của đất bazan nâu đỏ.
3.2.2. Tình hình dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.13. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy trong lá cao su ở tỉnh Quảng Trị
(% chất khô)
Huyện
Số mẫu
N (%)
P (%)
K (%)
Vĩnh Linh
30
2,96±0,39
0,23±0,04
0,83±0,26
Gio Linh
30
3,43±0,42
0,27±0,04
1,19±0,26
Cam Lộ
30
3,19±0,27
0,23±0,04
0,98±0,17
TB toàn tỉnh
90
3,19±0,36
0,25±0,04
1,00±0,23
Khi so sánh với nghiên cứu trên vùng Đông Nam Bộ của Ngô Thị Hồng Vân và cộng
sự (2005) [65] cho thấy giá trị trung bình hàm lượng chất khô N, P, K trong lá cao su thời
kỳ kinh doanh ở Quảng Trị thấp hơn hẳn so với ở miền Đông Nam Bộ (N%: 3,54 ± 0,28;
P%: 0,29 ± 0,05; K%: 1,19 ± 0,04). Điều này có thể giải thích là do tác giả trước đây khảo
sát trên cao su đại điền, có chất lượng vườn cây tốt hơn, điều kiện lập địa của các khu vực
khảo sát trước đây cũng có sự khác biệt so với Quảng Trị, ngoài ra việc sử dụng chất kích
thích mủ với cường độ cạo cao nhưng không được bổ sung phân bón đầy đủ, cân đối của
người dân Quảng Trị cũng đã làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cao su sút
giảm đáng kể. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn (δ) của các chỉ tiêu N, P, K đều cao hơn ở nghiên
cứu của Ngô Thị Hồng Vân (2005) [65], phản ánh sự kém đồng đều của vườn cao su kinh
doanh ở Quảng Trị.
3.2.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, lá với năng suất cao
su kinh doanh ở Quảng Trị
3.2.3.1. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với năng suất cao su
kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.14. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong đất với năng suất cao su
kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu)
Chỉ tiêu
N đất
P2O5dt đất
K2Odt đất
C hữu cơ
NS1*
N đất
1
P2O5dt đất
-0,08
1
K2Odt đất
0,53
-0,11
1
C hữu cơ
0,59
0,01
0,54
1
1*
NS
0,63
-0,11
0,53
0,60
1
NS1*: Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha)
Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đất với năng suất
cao su kinh doanh ở bảng 3.14 cho thấy: Chỉ có hàm lượng N tổng số và các bon hữu cơ
trong đất là có tương quan với năng suất cao su Quảng Trị ở mức chặt (r = 0,63 và 0,60), chỉ
tiêu K2O dễ tiêu có tương quan nhưng ít chặt (r = 0,53), riêng chỉ tiêu P2O5 dễ tiêu không
thấy có tương quan với năng suất cao su (r = -0,11), biểu hiện trạng thái thừa lân tại các
vườn cao su.
3.2.3.2. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá với năng suất cao su
kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.15. Tương quan giữa hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong lá với năng suất cao
su kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu)
Chỉ tiêu
N(%)
P(%)
K(%)
NS1*
N(%)
1
P(%)
0,70
1
K(%)
0,93
0,65
1
1*
NS
0,74
0,55
0,68
1
1*
NS : Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha)
Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất cao
su kinh doanh ở Quảng Trị (Bảng 3.15) chi phối mạnh nhất là hàm lượng N trong lá ở mức
rất chặt (r = 0,74), hàm lượng K trong lá là yếu tố thứ hai góp phần chi phối năng suất cao
su ở mức chặt (r = 0,68), hàm lượng P trong lá một lần nữa cho thấy quan hệ với năng suất
cao su kinh doanh Quảng Trị ít chặt (r = 0,55).
So sánh giữa Bảng 3.14 và 3.15 cho thấy tương quan giữa hàm lượng các chất dinh
dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất cao su chặt hơn hẳn tương quan giữa hàm lượng dinh
dưỡng trong đất với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh. Nguyễn Văn Sanh (2009) [36] khi
nghiên cứu trên cây cà phê hay Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65] nghiên cứu trên
cây cao su ở miền Đông Nam Bộ cũng đưa ra nhận xét tương tự.
3.2.3.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Khi xét tương quan giữa hàm lượng các dưỡng chất chứa trong đất và lá cao su thời kỳ
kinh doanh thì tương quan giữa hàm lượng các bon hữu cơ trong đất (%) và hàm lượng N
(%) trong lá là chặt (r = 0,62). Hàm lượng P (%) trong lá được hấp thu vào lá từ 0,06 đến
0,12% chất khô so với lượng P2O5 dễ tiêu trong đất, tuy nhiên mức độ quan hệ giữa chúng
là không có tương quan (r = -0,03). Hàm lượng K trong lá bị chi phối mạnh bởi sự hiện diện
của K2O dễ tiêu trong đất, mức độ quan hệ giữa chúng là chặt (r = 0,62).
Quan hệ dinh dưỡng giữa lá với năng suất thể hiện rõ hơn so với giữa đất với năng
suất cao su: Hệ số tương quan giữa hàm lượng N trong lá với năng suất cao su r = 0,74, hàm
lượng N trong đất với năng suất r = 0,63; giữa hàm lượng P trong lá với năng suất cao su r
= 0,55, hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất với năng suất r = -0,11; giữa hàm lượng K trong lá
với năng suất cao su r = 0,68, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất với năng suất cao su r =
0,53. Kết quả trên cho phép ta lựa chọn phương pháp bón phân thông qua phân tích lá.
3.3. Xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Từ số liệu ở Bảng 3.13 ta có các giá trị:xN = 3,19,xP = 0,25,xK = 1,00 và N =
0,36, P = 0,04, K = 0,23 để thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su tiểu điền thời
kỳ kinh doanh (dòng vô tính RRIM600) ở Quảng Trị vào đầu mùa mưa hướng tới dinh
dưỡng tối ưu để đạt được năng suất 1,5 – 2,0 tấn mủ khô/ha trong điều kiện có sử dụng chất
kích thích mủ được thể hiện tại Bảng 3.16.
Bảng 3.16. Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Mức độ chất dinh dưỡng trong lá cao su (% chất khô)
Chất
dinh dưỡng
Rất thiếu
Thiếu
Trung bình
Tối ưu
Thừa
N
< 2,47
2,47 - 2,83
2,84 - 3,55
3,56 - 3,91
> 3,91
P
< 0,17
0,17 - 0,21
0,22 - 0,29
0,30 - 0,33
> 0,33
K
< 0,54
0,54 - 0,77
0,78 - 1,23
1,24 - 1,46
> 1,46
Dùng mức thang dinh dưỡng này so với các mức dinh dưỡng trong lá mà các tác giả
đã công bố trước đây thì:
- Đầy đủ các mức theo hệ thống bậc thang từ rất thiếu đến thừa theo hàm phân bố chuẩn
cho các chỉ tiêu N, P, K nên khi phân tích lá của bất kỳ lô thửa nào ta cũng có thể so với thang
chuẩn và biết được dinh dưỡng của vườn cây mà điều khiển bón phân cho hợp lý.
- Đưa ra mức tối ưu hợp lý hơn so với giá trị thích hợp mà các tác giả khác đã đưa ra
như Pushparajah E. (1972, 1994) [104] đưa ra 4 mức: Thấp, vừa, cao, rất cao nhưng mức
vừa lại quá hẹp (N = 3,3 – 3,7%, P = 0,20 – 0,25%, K = 1,35 – 1,65%), Hua Yuagang
(2012) [73] thì chỉ đưa ra 3 mức: Thiếu quá mức, bình thường, dồi dào, trong đó mức bình
thường cũng rất hẹp (N = 3,2 – 3,4%, P = 0,21 – 0,23%, K = 0,9 – 1,1%) nên rất khó điều
khiển bón phân.
- Thang dinh dưỡng này so với thang dinh dưỡng của tác giả Ngô Thị Hồng Vân và
cộng sự (2005) [65] thì phù hợp, tuy nhiên thang dinh dưỡng theo nghiên cứu của Ngô Thị
Hồng Vân cũng không có mức tối ưu, bên cạnh đó do sự khác biệt về đất đai, lập địa và chất
lượng vườn cây giữa cao su đại điền với tiểu điền nên các giá trị N, P, K của thang dinh
dưỡng trong lá cao su Quảng Trị thấp hơn so với kết quả nghiên cứu ở miền Đông Nam
Bộ của tác giả Ngô Thị Hồng Vân.
- Trước đây các tác giả khác chưa tính đến điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ,
đây là lần đầu nghiên cứu xác lập thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su tiểu điền
kinh doanh trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.
3.4. Thiết lập hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (dris) để chẩn đoán dinh
dưỡng cho cao su ở Quảng Trị
Bảng 3.17. Tỷ lệ các nguyên tố đa lượng chính trong lá của tập hợp phụ có năng suất từ 2,0
tấn mủ khô/ha và năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Địa điểm lấy mẫu
N/P
N/K
K/P
Năng suất (tấn/ha)
Xã Vĩnh Tân, Vĩnh Linh
13,75
2,85
4,82
2,5
Xã Gio An Gio Linh
13,26
3,02
4,39
2,0
Xã Gio An, Gio Linh
10,86
2,77
3,91
2,5
Xã Cam Chính, Cam Lộ
11,81
2,77
4,26
2,0
Xã Cam Chính, Cam Lộ
11,12
2,82
3,94
2,1
Xã Cam Chính, Cam Lộ
11,14
2,88
3,86
2,2
Bình quân
11,99
2,85
4,20
2,2
Sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P mà điểm giao nhau trên
từng trục tương ứng là 11,99 (N/P), 2,85 (N/K), 4,20 (K/P); ứng với giá trị trung bình của
tập hợp phụ có năng suất cao nhất (từ Bảng 3.17).
P
N/P
N
K/P
15,59
N/K
5,46
13,79
3,71
4,83
3,28
11,99
4,20
2,85
K
K
3,57
2,42
10,19
2,00
2,94
K/P
N/K
8,39
N
P
N/P
Hình 3.9. Sơ đồ DRIS chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su
kinh doanh ở Quảng Trị qua phân tích lá
3.5. Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cao su kinh doanh ở
Quảng Trị
3.5.1. Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng qua lá kết hợp với DRIS để
điều chỉnh lượng phân bón cho cao su kinh doanh ở huyện Gio Linh
3.5.1.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Võ Đăng Lập, thôn An
Nha, xã Gio An. Vườn có diện tích 7 ha được trồng cao su dòng RRIM600 năm 2002 với
mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3 m). Vườn cây hiện
còn mật độ 495 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450 cây/ha, cây phát triển khỏe mạnh, không
sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm 2012 (năm trước thí nghiệm) là 1,5 tấn mủ khô/ha. Năm
2012 vườn cây được bón phân phức hợp trộn sẵn nhãn hiệu Đầu Trâu, có tỷ lệ N:P:K là
20:10:15 (1:0,5:0,75) với lượng bón 400 kg/ha (tương đương 80 kg N, 40 kg P2O5 và 60 kg
K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn phân chuồng. Đây là lượng phân bón gần với lượng phân bón
theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39].
3.5.1.2. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Bảng 3.18. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh
P2O5dt K2Odt
Chỉ tiêu
N(%) P2O5(%) K2O(%)
Chữu cơ(%) pHKCl
(mg/100g đ)
Hàm lượng
0,06
0,22
0,05
11,19
10,20
1,58
3,85
Đất chua (pHKCl = 3,85). Hàm lượng P2O5 tổng số = 0,22% là ở mức thấp, nhưng
P2O5 dễ tiêu biến động từ 9,42 đến 12,57 mg/100g đất, trung bình 11,93mg/100g đất là ở
mức trung bình. Hàm lượng các bon hữu cơ = 1,58% ở mức trung bình nhưng hàm lượng N
tổng số = 0,06% là ở mức thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su. Với mức hàm lượng các
bon hữu cơ trong đất bình quân là 1,58%, đối chiếu với Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp
Cao su Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo chỉ bón bổ sung phân hữu cơ trong trường hợp
hàm lượng các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45% nên chúng tôi đã không bố trí bón phân hữu
cơ bổ sung trong thí nghiệm này. Hàm lượng K2O tổng số = 0,05%, K2O dễ tiêu = 10,20
mg/100g đất tích luỹ nhiều hơn so với bản chất của đất nâu đỏ trung bình nhưng vẫn ở mức
thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su.
3.5.1.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm
Bảng 3.19. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở huyện
Gio Linh
Chỉ tiêu
N (% chất khô)
P (% chất khô)
K (% chất khô)
Hàm lượng
2,98
0,35
1,25
So sánh với thang dinh dưỡng khoáng qua lá đề tài xây dựng ở trên (Bảng 3.16), hàm
lượng N trong lá = 2,98% ở mức thấp. Hàm lượng P được hấp thu vào lá ở mức cao (P trong
lá = 0,35%), nhiều nghiên cứu tổ hợp phân bón N, P, K cho thấy mức lân cao không làm
tăng năng suất. Kali trong lá trước thử nghiệm đang đạt mức tối ưu K = 1,25%, mức tồn tại
trong đất thấp (K2Odt = 10,20 mg/100g đất)
Tiến hành xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước
thí nghiệm tại huyện Gio Linh theo DRIS cho thấy N/P = 8,51 nghĩa là nguyên tố N đang có
khuynh hướng hơi thiếu, nguyên tố P đang có khuynh hướng hơi thừa, N/K = 2,38 nghĩa là
nguyên tố N đang ở mức hơi thiếu, nguyên tố K đang ở mức cân bằng, P/K = 3,57 nghĩa là
nguyên tố P đang ở mức hơi thừa, nguyên tố K đang ở mức cân bằng. Như vậy biểu thức
đọc được N P
K
. Đây là cơ sở cho việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh
dưỡng có vận dụng DRIS cho cao su ở huyện Gio Linh.
3.5.1.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm
Áp dụng phương pháp xác định lượng phân bón của Nguyễn Như Hà (2013) [19],
lượng phân bón để đạt được năng suất kế hoạch (ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều
chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá tính theo công thức: D = H x C1/C2, trong đó:
D: Lượng phân cần bón (kg chất dinh dưỡng/ha)
H: Lượng phân bón theo quy trình (kg chất dinh dưỡng/ha) – Bảng 1.5
C1: Hàm lượng tối thích của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (% chất khô) – Bảng 3.16
C2: Hàm lượng thực tế của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (%) – Bảng 3.19
Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong cây, điều chỉnh lượng
phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác theo hàm lượng
nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác phải tính là D N =
N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là lượng N thực tế,
P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính chính xác là D P = P1 x
K2/P2 x K1 (trong đó P1 là lượng P tối ưu, K2 là lượng K thực tế, P2 là lượng P thực tế, K1 là
lượng K tối ưu).
Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các mức
bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P.
- Các công thức thí nghiệm gồm:
+ Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174 kg Urê
+ 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua) / ha
+ Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê + 113 kg
Super Lân + 67 kg Kaliclorua) / ha
+ Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg Urê +
331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua) / ha
+ Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (217 kg Urê (125% QT) + : 156 kg
Super Lân (75% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT))/ha
Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5% với
công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y.
3.5.1.5. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Bảng 3.20. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Hàm lượng chất dinh dưỡng
Công thức
P2O5dt K2Odt
N(%) P2O5(%) K2O(%)
Chữu cơ(%) pHKCl
(mg/100g đ)
I
0,07
0,26a
0,05
11,27a 10,50a
1,16a
4,00a
II
0,06
0,20b
0,06
9,97ab 8,89ab
1,38bd
3,75ab
III
0,09
0,28 a
0,07
12,79ac 11,89ac
1,65cd
4,21a
IV
0,08
0,26 a
0,06
11,50a 10,45a
1,49d
4,55ab
CV (%)
19,32
6,72
24,41
10,03
9,95
7,69
6,98
LSD0,05
ns
0,03
ns
2,28
2,08
0,22
0,58
Ở công thức I hàm lượng đạm, kali, các bon hữu cơ và độ pH đều thấp, chỉ có lân là ở
mức độ trung bình. Ở công thức II hàm lượng đạm và độ pH rất thấp, hàm lượng lân, kali,
các bon hữu cơ đều ở mức độ thấp. Ở công thức III hàm lượng đạm và lân cao, hàm lượng
các bon hữu cơ trung bình, tuy nhiên hàm lượng kali và độ pH lại thấp. Ở công thức IV hàm
lượng đạm, lân, các bon hữu cơ đều đạt mức trung bình khá, chỉ có hàm lượng kali và độ
pH vẫn đang ở mức độ hơi thấp, điều đó nói lên sự ưu việt của phương pháp chẩn đoán dinh
dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng cân đối phù hợp cũng đã làm giàu đất đáng kể.
3.5.1.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân
Bảng 3.21. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Gio Linh
Hàm lượng chất dinh dưỡng
Công thức
N (% chất khô)
P (% chất khô)
K (% chất khô)
a
ab
I
3,02
0,36
1,27 a
II
2,67 b
0,32 ac
0,93 b
III
3,81 c
0,39 b
1,59 c
c
c
IV
3,70
0,31
1,36 d
CV (%)
4,61
5,22
3,53
LSD0,05
0,31
0,04
0,09
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)
Kết quả động thái dinh dưỡng khoáng trên lá sau bón phân so sánh với thang dinh
dưỡng khoáng được chúng tôi xây dựng (Bảng 3.16) cho thấy nếu bón phân cân đối với tỷ lệ
hợp lý thì dinh dưỡng khoáng trong lá tiến tới mức tối ưu để tạo năng suất cao như: Ở công
thức IV, mức độ cân đối dinh dưỡng được thể hiện khá rõ: N = 3,70%, P = 0,31%, K =
1,36%. Ở công thức I đối chứng, do bón phân theo quy trình chung nên cân đối dinh dưỡng
không được thiết lập, gây cản trở trong việc hút dinh dưỡng của cây, nên sau bón phân
lượng đạm trong lá N = 3,02% vẫn ở mức thiếu hụt, nhưng lân P = 0,36% lại thừa. Tuy
nhiên, do năng suất các năm trước không quá 1,5 tấn mủ/ha nên ở công thức III tăng lượng
phân bón gấp 2 lần so với quy trình cũng không nâng cao hiệu quả kinh tế bởi năng suất
không cao hơn công thức IV có lượng phân thấp hơn. Ở công thức II lượng phân bón quá ít
nên trừ lân, các chất dinh dưỡng N = 2,67%, K = 0,93% đều ở mức thiếu hụt.
Sau bón phân đã tiến hành đánh giá các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá theo chỉ
số DRIS của các công thức phân bón như sau:
CT I: N
P
K
CT II: N
P
K
CT III: N
P
K
CT IV: N
P
K
3.5.1.7. Năng suất cao su của thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí nghiệm ở
huyện Gio Linh
Công
Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo)
Năng suất
% so với
thức
(kg/ha/năm)
đối chứng
Mủ tươi
Mủ khô
I
110,70a
33,75a
1.443a
100,00
b
b
b
II
96,20
29,31
1.253
86,83
c
c
c
III
122,13
37,27
1.593
110,40
d
d
d
IV
133,72
40,82
1.745
120,93
CV(%)
4,78
4,77
4,77
LSD0,05
11,05
3,37
143,95
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)
3.5.1.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Gio Linh
Hạng mục
CT I
CT II
CT III
CT IV
Năng suất (kg mủ khô/ha)
1.443
1.253
1.593
1.745
Tổng thu (1000 đ)
57.720
50.120
63.720
69.800
Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ)
17.720
10.120
23.720
29.800
Tổng chi (1000 đ)
42.935
41.178
44.713
43.545
Tiền chi thêm cho mua , bón phân (1000đ)
4.935
3.178
6.713
5.125
Lợi nhuận (1000 đ)
14.785
8.942
19.007
26.255
VCR phân bón
3,59
3,18
3,53
5,81
Ghi chú: Giá mủ cao su khô 40.000 đ/kg; riêng ở công thức IV có thêm chi phí phân tích lá,
đất để chẩn đoán dinh dưỡng (1 mẫu đất + 1 mẫu lá/ha x 3 chỉ tiêu N, P, K x 70.000 đ chỉ
tiêu = 420.000 đ/ha/hộ).
Công thức I (đối chứng) bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam thì tổng giá trị là 57.720.000 đ/ha, chi phí bón phân là 4.935.000 đ/ha, lợi nhuận
thu về 14.785.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,59 lần.
Ở công thức II chi phí cho phân bón ít nhất 3.178.000 đ/ha, nhưng do năng suất quá
thấp nên chỉ thu được lợi nhuận 8.942.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,18 lần.
Đây là công thức có lợi nhuận thấp nhất và hiệu quả đầu tư phân bón cũng thấp nhất trong
toàn thí nghiệm.
Ở công thức III tăng lượng phân gấp 1,5 lần so với quy trình, năng suất đạt cao
nhưng chi phí cũng cao, tổng giá trị 63.720.000 đ/ha, chi phí cho phân bón là 6.713.000
đ/ha, lợi nhuận thu được 19.007.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón chưa cao (3,53 lần).
Ở công thức IV bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, chi phí cho phân bón ở mức
trung bình 5.125.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận cao nhất 26.255.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư
phân bón cao nhất (5,81 lần) là nhờ chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón phù hợp đã
tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn.
Tóm lại, bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá đã tạo ra sự cân bằng các dưỡng
chất trong đất, trong lá, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho cây cao su tiểu điền ở
giai đoạn kinh doanh trên đất đỏ bazan ở Quảng Trị.
3.5.2. Nghiên cứu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá kết
hợp phân khoáng với phân hữu cơ cho cao su kinh doanh ở huyện Cam Lộ
3.5.2.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Đỗ Anh Phương, thôn
Minh Hương, xã Cam Chính. Vườn có diện tích 6 ha được trồng cao su dòng RRIM600 năm
2001 với mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3 m). Vườn
cây hiện còn mật độ 479 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450 cây/ha, cây phát triển khỏe
mạnh, không sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm trước thí nghiệm là 1,3 tấn mủ khô/ha.
Năm trước thí nghiệm vườn cây được bón phân phức hợp trộn sẵn nhãn hiệu Việt Nhật, có
tỷ lệ N:P:K là 15:15:15 (1:1:1) với lượng bón 300 kg/ha (tương đương 45 kg N, 45 kg P2O5
và 45 kg K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn phân chuồng. Lượng bón này bón thiếu đạm, kali và
thừa lân so với lượng bón theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm
2012 [39].
3.5.2.2. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Bảng 3.24. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
P2O5dt K2Odt
Chỉ tiêu
N(%) P2O5(%) K2O(%)
Chữu cơ(%) pHKCl
(mg/100g đ)
Hàm lượng
0,06
0,24
0,04
10,07
9,28
1,43
3,99
Tại điểm bố trí thí nghiệm các năm trước đây việc bổ sung phân hữu cơ cho đất
không được chú trọng đúng mức ngay từ đầu mà chỉ nặng về bổ sung phân hóa học. Khi so
sánh với Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam của Võ Văn An và
cộng sự (1990) [1] cho thấy, trong đất lượng P2O5 tổng số = 0,24% thấp nhưng P2O5 dễ tiêu
thì lại khá cao, trung bình là 10,07 mg/100g đất. Đất nâu đỏ chứa lượng cation kiềm và
kiềm thổ rất thấp nên lượng K2O tổng số chỉ ở mức trung bình thấp (0,04%). Lượng K2O dễ
tiêu cũng ở mức thấp, trung bình ở mức 9,28 mg /100g đất. Với mức hàm lượng các bon hữu
cơ trong đất bình quân là 1,43%, đối chiếu với Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo bón bổ sung phân hữu cơ trong trường hợp hàm lượng
các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45%, chúng tôi đã bố trí bón phân hữu cơ bổ sung trong các
công thức của thí nghiệm tại huyện Cam Lộ.
3.5.2.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm
Bảng 3.25. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở huyện
Cam Lộ
Chỉ tiêu
N (% chất khô)
P (% chất khô)
K (% chất khô)
Hàm lượng
2,83
0,34
1,07
Bảng 3.25 cho thấy do hàm lượng N trong đất tương đối thấp nên hàm lượng N hấp
thu lên lá có sự khác biệt từ thấp nhất là 2,74% đến cao nhất 2,91%. Khi so sánh với thang
dinh dưỡng khoáng cao su Quảng Trị mà đề tài thiết lập (Bảng 3.16) cho thấy hàm lượng N
trong lá đang ở mức thiếu và đang tiến đến giới hạn rất thiếu (giới hạn khủng hoảng) vì
2,47 < N < 2,83% đã được xem là giới hạn thiếu và rất thiếu N trong lá vào đầu mùa mưa.
Quan hệ giữa hàm lượng N trong đất và hàm lượng N trong lá là rất chặt (r = 0,75).
So với thang dinh dưỡng khoáng mà chúng tôi thiết lập thì hàm lượng P trong lá
(trung bình = 0,34%) đều ở mức thừa, đây cũng là tình trạng chung của các vườn cao su tiểu
điền tại Quảng Trị do qua nhiều năm bón thừa phân lân so với nhu cầu của cây cao su thời
kỳ kinh doanh.
Về hàm lượng K trong lá biến động từ 0,98% đến cao nhất là 1,15%, trung bình đạt
1,07%. Những kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy kali đóng vai trò vô cùng quan trọng
đối với cao su. Đối chiếu với thang dinh dưỡng khoáng trong lá cao su kinh doanh Quảng
Trị mà chúng tôi thiết lập cho thấy hàm lượng K trong lá từ 0,78% đến 1,23% là ngưỡng
dinh dưỡng trung bình (hơi thiếu) đối với cao su. Do vậy, hàm lượng K trong lá cao su
huyện Cam Lộ ở mức trung bình chưa đạt ngưỡng dinh dưỡng tối thích.
Khi xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thử
nghiệm tại huyện Cam Lộ theo chỉ số DRIS cho thấy N/P = 8,32 đang ở trạng thái mất cân
bằng nghĩa là nguyên tố N đang ở mức thiếu, nguyên tố P đang ở mức thừa, N/K = 2,64
nghĩa là nguyên tố N đang ở khuynh hướng thiếu, nguyên tố K đang ở khuynh hướng cân
bằng, K/P = 3,15 nghĩa là nguyên tố K đang ở khuynh hướng hơi thiếu, nguyên tố P đang ở
khuynh hướng thừa. Có thể thấy biểu thức đọc được theoDRIS ở lá cao su Cam Lộ là N , P
,K
. Đây là một trong những cơ sở cho việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh
dưỡng cho cao su huyện Cam Lộ.
3.5.2.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm
Theo Nguyễn Như Hà (2013) [19], lượng phân bón để đạt được năng suất kế hoạch
(ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá tính theo
công thức: D = H x C1/C2. Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong
cây, điều chỉnh lượng phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác
theo hàm lượng nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác
phải tính là DN = N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là
lượng N thực tế, P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính chính
xác là DP = P1 x K2/P2 x K1.
Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các mức
bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P
Trường hợp tại khu thí nghiệm ở huyện Cam Lộ, qua kết quả phân tích trên cho thấy:
So sánh với thanh dinh dưỡng khoáng (Bảng 3.16): Hàm lượng N trong lá ở mức thiếu,
Hàm lượng P trong lá ở mức thừa, Hàm lượng K trong lá ở mức trung bình; Đọc các tỷ lệ
theo sơ đồ DRIS: N thiếu , P thừa
và K
hơi thiếu.
- Các công thức thí nghiệm gồm:
+ Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174 kg
Urê + 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha
+ Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê + 113
kg Super Lân + 67 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha
+ Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg Urê +
331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha
+ Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (261 kg Urê (150% QT) + 63 kg
Super Lân (25% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT) + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha.
Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5% với
công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y.
3.5.2.5. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Số liệu của Bảng 3.26 một lần nữa cho thấy sự phân hóa của các yếu tố dinh dưỡng trong
đất theo từng công thức thí nghiệm tương tự như thí nghiệm ở huyện Gio Linh.
Bảng 3.26. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Hàm lượng chất dinh dưỡng
Công thức
P2O5dt K2Odt
N(%) P2O5(%) K2O(%)
Chữu cơ(%) pHKCl
(mg/100g đ)
I
0,08
0,27a
0,06
12,88a 11,95
1,82 a
4,20a
II
0,07
0,22b
0,05
10,05b 10,27
1,46 a
4,01a
III
0,11
0,29a
0,07
12,54a 13,31
2,51 ab
5,15b
IV
0,10
0,28a
0,06
13,67a 12,68
2,60 b
4,91b
CV (%)
23,27
4,75
16,65
11,50
14,93
17,62
5,07
LSD0,05
ns
0,03
ns
2,82
ns
0,74
0,46
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê; ns: Sai khác của chỉ tiêu giữa tất cả các công thức thí
nghiệm không có ý nghĩa (ở mức xác suất P < 0,05).
Ở công thức I hàm lượng đạm, lân, kali, các bon hữu cơ đạt mức trung bình thấp,
riêng độ pH ở mức thấp. Ở công thức II hàm lượng đạm, kali và độ pH thấp, chỉ có hàm lượng
lân và các bon hữu cơ ở mức trung bình. Ở công thức III hàm lượng đạm, lân và các bon hữu
cơ cao, hàm lượng kali và độ pH ở mức độ trung bình. Ở công thức IV hàm lượng đạm, lân,
kali, độ pH đều đạt mức trung bình khá, hàm lượng các bon hữu cơ cao, điều đó nói lên sự
ưu việt của phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng cân
đối phù hợp cũng đã làm giàu đất đáng kể. Vai trò của phân hữu cơ được khẳng định rất rõ
khi bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, đất sau thí nghiệm ở công thức IV đã đạt được
mức cân bằng giàu dinh dưỡng và khắc phục được đặc điểm chua thường thấy của đất bazan
(cây cao su thích hợp với đất hơi chua, có độ pH từ 4,5 – 6,5).
3.5.2.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân
Bảng 3.27. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Cam Lộ
Hàm lượng chất dinh dưỡng
Công thức
N (% chất khô)
P (% chất khô)
K (% chất khô)
I
2,95 a
0,36 a
1,12 a
a
a
II
2,70
0,35
1,05 a
b
ab
III
3,97
0,39
1,64 b
IV
3,80 b
0,32 ac
1,40 c
CV (%)
5,71
7,55
5,73
LSD0,05
0,38
0,05
0,15
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)
Sau bón phân đã tiến hành đánh giá vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
trong lá theo chỉ số DRIS của các công thức phân bón như sau:
CT I: N
P
K
CT II: N
P
K
CT III: N
P
K
CT IV: N
P
K
3.5.2.7. Năng suất cao su trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí nghiệm ở
huyện Cam Lộ
Công
Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo)
Năng suất
% so với
thức
(kg/ha/năm)
đối chứng
Mủ tươi
Mủ khô
ab
ab
ab
I
107,56
37,89
1.620
100,00
II
100,31a
35,31a
1.510a
93,21
b
b
b
III
114,34
40,26
1.721
106,23
c
c
c
IV
126,42
44,54
1.904
117,53
CV(%)
5,19
5,19
5,19
LSD0,05
11,62
4,09
174,95
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)
3.5.2.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Cam Lộ
Hạng mục
CT I
CT II
CT III
CT IV
Năng suất (kg mủ khô/ha)
1.620
1.510
1.721
1.904
Tổng thu (1000 đ)
64.800
60.400
68.840
76.160
Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ)
24.800
20.400
28.840
36.160
Tổng chi (1000 đ)
46.185
44.428
47.963
46.880
Tiền chi thêm cho mua , bón phân (1000 đ) 8.185
6.428
9.963
8.460
Lợi nhuận (1000 đ)
18.615
15.972
20.877
29.280
VCR phân bón
3,03
3,17
2,89
4,27