Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận cuối khóa vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn quận long biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.79 KB, 23 trang )

Tiêu luân cuôi khoa vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn quân long
biên
I.

LỜI NÓI ĐẦU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài:
Có thể nói, gia đình được coi là nơi yên bình nhất của con người, là
nơi mà con người tìm được sự chia sẻ và yêu thương, là nơi tiếp sức cho con
người có nhiều nghị lực để vượt qua những áp lực trong công việc và các thử
thách hay khó khăn bên ngoài xã hội. Quan hệ gia đình gi ữa chồng và vợ, cha
mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng và ấm áp.
Từ trước đến nay, gia đình luôn luôn được coi là tổ ấm, là nơi thỏa mãn
những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên và bảo vệ họ trước
những căng thẳng trong cuộc sống. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì
nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân
cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại
các tệ nạn xã hội. Gia đình tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp.
Chính vì vậy, sự xuất hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực
gia đình đã làm cho rất nhiều thành viên trong các gia đình rơi vào trạng thái
bất ổn thật sự. Sự gia tăng của nạn bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều
sự quan tâm, lo lắng của dư luận xã hội. Chốn ẩn nấp trong gia đình không
còn bình lặng vì sự xuất hiện ngày càng gia tăng cũa nạn gia tăng bạo lực đã
để lại nhiều nỗi đau về cả vật chất lẫn tinh thần cho người vợ, trẻ em, những
nạn nhân được coi là đối tượng chịu nhiều hậu quả trực tiếp và nặng nề của
bạo lực gia đình.
Trong xã hội hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hi ếp,
khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đình cũng
như xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc…Những hành vi bạo lực đó
gây ra những tiêu cực về mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong quá trình phát
triển của gia đình và xã hội.



Do đó, công tác phòng chống bạo lực gia đình có tầm quan trọng vô
cùng to lớn không những đối với một gia đình riêng lẻ mà còn cả toàn xã hội.
Đặc biệt, công tác phòng chống bạo lực gia đình góp phần duy trì và
phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Quản lý nhà nước đối với công tác
phòng chống bạo lực gia đình là việc cơ quan Nhà nước thông qua hệ thống
chính sách, pháp luật và cơ chế tổ chức quản lý để điều khiển, tác động đến
các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ hỗ trợ, giáo dục, tuyên truy ền, ngăn
chặn và xử lý các hành vi bạo lực trong gia đình. Hiện nay, công tác phòng
chống bạo lực gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý


Nhà nước đối với công tác gia đình. Qua đó chúng ta cũng thấy vai trò to l ớn
của Nhà nước, Nhà nước phải có chính sách, kế hoạch cụ thể và các biện pháp
quản lý thích hợp nhằm đảm bảo công tác trên thật sự hiệu quả.
Cùng với hoạt động quản lý của Nhà nước trong công tác phòng chống
bạo lực gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phát huy vai trò đại diện chăm
lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp , chính đáng cho phụ nữ , đã có nhi ều nỗ lực
trong tham mưu, chỉ đạo, thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo l ực
gia đình. Hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật , vi phạm quy ền con
người, làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình và trái với đạo lý truy ền thống văn
hóa của dân tộc.
Trước thực tiễn công việc, là một cán bộ Hội chuyên trách tôi lựa chọn
đề tài: Vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn quận Long Biên để đưa ra những
căn cứ và phương án giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành và đời
sống xã hội của nhân dân nói chung.
*Mục tiêu của đề tài:
Giải quyết tình trạng bạo lực gia đình cho 01 gia đình hội viên phụ n ữ
giúp gia đình chị trở lại cuộc sống bình thường, yêu thương, hoà thuận vợ
chồng, tạo nên tình đoàn kết hoà thuận trong gia đình tạo lòng tin của hội viên

đối với tổ chức Hội phụ nữ, lòng tin của nhân dân đối với vi ệc quản lý của
Nhà nước, ổn định tình hình trật tự tại địa phương.
*Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp.
*Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu tại phường Bồ Đề, quận Long Biên,
thành phố Hà Nội.
*II. NỘI DUNG
2.1 Mô tả tình huống:
Chị Lê Thị Thảo và Anh Trần Văn Trung lấy nhau đã được hơn 10
năm. Chị Thảo sinh năm 1980, anh Trung sinh năm 1979. Gia đình chị Thảo
sinh sống tại tổ 14, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.
Tuy điều kiện kinh tế có khó khăn những vợ chồng chị đã có cuộc sống
hạnh phúc với 02 con gái, cháu lớn 9 tuổi và cháu bé được 6 tuổi. Chị Thảo
mở cửa hàng may quần áo tại nhà, còn anh Trung làm công nhân tại công ty
sản xuất giầy.
Thời gian gần đây, công ty của anh thua lỗ dẫn tới phá sản, anh Trung


bị mất việc, phải đi làm thuê, thu nhập thấp và không ổn định, cuộc sống gia
đình anh chị ngày càng khó khăn. Anh Trung trở nên chán nản, la cà các
quán, uống rượu say khướt mới về nhà, anh chửi mắng vợ con, rồi nghe bạn
bè khích bác là không đẻ được con trai anh lại về chửi vợ, đánh vợ. Chị Thảo
nhiều khi không chịu được, chị trốn về nhà mẹ ruột, rồi nhờ địa chỉ tin cậy
của Hội phụ nữ phường nhưng vẫn bị chồng đánh đập, đôi lúc muốn ly hôn.
Tuy nhiên, việc anh Trung đánh đập chị chưa lần nào gây thương tích
nghiêm trọng, lần nặng nhất là bị bầm tím trên mắt. Nhiều lần hàng xóm
khuyên bảo chị nhờ sự can thiệp của chính quyền, của pháp luật nhưng chị

khẳng định là không có chuyện gì xảy ra, vợ chồng chị chỉ đôi lúc lời qua
tiếng lại vậy thôi. Việc này ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập và tinh thần
của 2 cháu.
Để xử lý tình huống này, các cơ quan chính quyền phường, Hội Liên
hiệp phụ nữ cơ sở và các cá nhân có thẩm quyền phải làm gì để ngăn chăn
tình trạng bạo lực gia đình cho gia đình chị Thảo, giúp gia đình chị trở lại
cuộc sống hạnh phúc?
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
- Tác động vào tư tưởng nhận thức của chị Thảo để chị có những hành
động phù hợp
- Giúp cho anh Trung nhận ra hành vi sai trái của mình, thương yêu,
chăm sóc vợ con.
- Giúp gia đình anh chị trở lại cuộc sống hạnh phúc.
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả:
2.3.1 Cơ sở phân tích tình huống:
Theo Khoản 1 Điều 2, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007,
các hành vi đạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến
sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu
quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình gi ữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư
hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của



các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính
quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Theo tình huống trên thì người chồng đã có hành vi chửi mắng vợ con,
đánh đập vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng cũng là hành vi bạo lực
gia đình. Các hành vi đó đều bị pháp luật nghiêm cấm. Về nguyên tắc, các
hành vi bạo lực gia đình cần được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời; nạn
nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh của mỗi người; đối với phụ nữ, quyền và lợi ích hợp pháp của họ
phải được ưu tiên bảo vệ.
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007,
nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau:
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe,
tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn
chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông
tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.3.2 Phân tích nguyên nhân
a) Về nhận thức:
Do thiếu sót trong công tác tuyên truyền, phổ biến các đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương. Hình thức tuyên
truyền chưa đa dạng, phong phú khiến người dân khó tiếp cận. Vì thế, bản

thân người bạo hành và người bị bạo hành chưa ý thức được hết hậu quả của
việc bạo hành trong gia đình.
Do bản thân anh Trung không tìm hiểu về Luật hôn nhân gia đình và
Luật phòng chống bạo lực gia đình nên chưa ý thức được hết quyền và nghĩa
vụ của mình trong gia đình.
Và có thể, do anh Trung nhận thức được việc bạo hành vợ là vi phạm
pháp nhưng vẫn cố tình vi phạm, coi thường kỷ cương chính sách pháp luật
của nhà nước.
b) Nhận thức của người phụ nữ bị bạo lực gia đình:
Trước hành vi của người chồng, người vợ có sự nhìn nhận, đấu tranh
còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu, mang tư tưởng: “xấu chàng hổ


ai”, sợ “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè cười chê…
c) Nhận thức của cộng đồng xã hội:
Cộng đồng, xã hội, người dân tại địa phương coi vấn đề bạo lực gia
đình là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình. Sự can thi ệp, lên
án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất
thời, mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.
d) Nguyên nhân về mặt xã hội:
Có thể nói, một nguyên nhân khác của nạn bạo lực gia đình là do tình
trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói
rằng chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam
khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình.
Bởi lẽ, từ xưa đến nay, trong gia đình, quyền uy của người đàn ông luôn cao
hơn người phụ nữ. Dựa vào quyền ấy, nhiều ông chồng tự cho mình được
đánh vợ, coi đánh vợ như là một sự giáo dục và thể hiện quyền lực của kẻ bề
trên đối với kẻ bề dưới. Cũng chính vì tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn
tại trong tư tưởng của rất nhiều người nên rất nhiều phụ nữ bị chồng đánh đập
vẫn cam chịu và chấp nhận chung sống mà không dám đấu tranh giải phóng

cho mình.
e) Kinh tế gia đình khó khăn:
Do anh Trung bị mất việc làm khiến cho cuộc sống của 2 vợ chồng khó
khăn. Anh Trung chán nản nên suốt ngày uống rượu, về nhà đã có những
hành vi sai trái với vợ con.
g) Do uống rượu dẫn đến hành vi bạo lực gia đình:
Anh Trung đã sử dụng chất kích thích là rượu, bia, uống say khướt nên
không kiểm soát được hành vi của mình, đánh đập chị Thảo vì lúc đó không
nhận thức được hành vi của mình.
h) Trách nhiệm quản lý của các tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền:
Trong quản lý điều hành của tổ chức, cơ quan cá nhân có thẩm quyền
còn thiếu sót như không nắm bắt tình huống để xử lý kịp thời, chưa đi sâu đi
sát nhân dân, thiếu sự kiểm tra nhắc nhở, thiếu sự quan tâm, chia sẻ…
Như phân tích trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia
đình đối với phụ nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức.
Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng gi ới, là sản
phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu
thuẫn gia đình… được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng
nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ
nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần
thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia


đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và
của cả cộng đồng.
2.3.3 Phân tích hậu quả:
a) Hậu quả đối với nạn nhân:
Thứ nhất, bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể
xác và tinh thần đối với phụ nữ và tất cả các thành viên khác trong gia đình.

Những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Bởi lẽ,
các phụ nữ bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ chăm sóc y tế cao
hơn nhiều so với phụ nữ bình thường. Nó không những làm tổn thương về thể
xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ đến vị trí, vai trò của người phụ n ữ
trong gia đình và ngoài xã hội.
Họ bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, bị xúc phạm
đến danh dự, nhân phẩm và xâm hại về thân thể. Bạo lực gia đình chống lại
phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến
các hoạt động kinh tế của nạn nhân bạo hành. Phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của
hành vi bạo lực và sau mỗi hành vi bạo lực gây ra từ người chồng thì sức
khỏe của phụ nữ ngày càng giảm sút và việc phải nghỉ làm để điều trị vết
thương là điều không thể tránh khỏi đã ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình họ
nói riêng và xã hội nói chung.
b) Hậu quả đối với trẻ em:
Bạo lực gia đình đã chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục. Bởi lẽ,
trẻ em là những thành viên sống chung trong gia đình nếu thường xuyên
chứng kiến cảnh bố hành hạ, đánh đập mẹ thường có những rối loạn tâm lý và
sa sút trong học tập. Trẻ thường có các biểu hiện như trầm cảm, buông xuôi
mọi thứ và trong một số trường hợp trẻ có những hành vi tiêu cực để chống
lại sự bạo lực gia đình đó.
Bạo lực gia đình tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và
đạo đức của trẻ em. Bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, mất ngủ, sợ
hãi, thiếu tự tin, thất vọng, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống,
hòa nhập xã hội của trẻ em. Nếu những đứa trẻ này không được quan tâm và
giáo dục đúng mức thì các em có thể trở thành những đứa trẻ hư làm gia tăng
tỷ lệ tội phạm vị thành niên, tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các
nhà quản lý xã hội.
c) Hậu quả đối với gia đình:
Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống
của họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên

khác trong gia đình. Không những thế gia đình họ còn bị thiệt hại về kinh tế
như chi phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động.
Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên


khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.
d) Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội:
Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là
mầm mống phát sinh tội phạm. Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống
y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội.
Bạo lực gia đình còn chất thêm gánh năng lên vai các cơ quan tư pháp.
Chính vì vậy, khi có hành vi bạo lực xảy ra, các quan quan pháp luật phải vào
cuộc điều tra, xét xử, có rất nhiều vụ án là hậu quả của bạo lực gia đình tốn rất
nhiều công sức, thời gian, nhân lực của nhà nước. Ngoài ra, việc giáo d ục,
giam giữ các đối tượng gây ra bạo lực gia đình cũng là gánh nặng cho các cơ
quan tư pháp.
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình
huống:.
2.4.1. Xây dựng và phân tích các phương án
Qua tình huống trên ta nhận thấy có rất nhiều phương án giải quyết cho
tình huống này. Mỗi phương án có những điểm ưu nhược điểm khác nhau. Vì
vậy chúng ta cần phân tích cụ thể từng phương án một để từ đó tìm ra phương
án giải quyết hữu hiệu nhất.
Phương án 1: Giải quyết cho chị Thảo, anh Trung ly hôn
Ưu điểm: Với phương án này sẽ giải quyết tức thời tình trạng chị Thảo
bị đánh đập, chửi bới hàng ngày bởi người chồng của mình, không bị ảnh
hưởng tới sức khỏe của bản thân chị Thảo, cũng như tâm lý, tình cảm của các
con chị.
Nhược điểm: Gia đình chị Thảo, anh Trung mỗi người một nơi, tình
cảm vợ chồng không còn. Các con anh chị không được sự thương yêu, chăm

sóc của cả bố và mẹ, chúng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, học hành sa
sút và dễ bị hư hỏng. Tài sản bị phân chia, cuộc sống của chị Thảo sẽ rất khó khăn, nhất là
việc tiếp tục nuôi các con khôn lớn trưởng thành.
Phương án 2: Giải quyết cho chị Thảo, anh Trung ly thân một thời gian
Ưu điểm: Phương án này cũng giúp cho chị Thảo tránh bị anh Trung
đánh đập hàng ngày. Chị sẽ không bị tổn thương về mặt sức khỏe, tâm lý
được ổn định hơn. Trong thời gian ly thân, bản thân anh Trung sẽ suy nghĩ về
những hành vi của mình đã gây ra cho vợ con và thay đổi theo hướng tích cực
hơn. Sau thời gian này, đôi bên đã suy nghĩ kỹ và thấy rằng cuộc sống gia
đình là cần thiết, hai vợ chồng cần yêu thương, chia sẻ với nhau và nuôi các
con khôn lớn.
Nhược điểm: Việc ly thân có thể làm cho bản thân anh Trung không
suy nghĩ tích cực mà lấy cớ rượu bia tiếp tục về nhà hành hạ chị Thảo. Thời
gian ly thân sẽ làm tình cảm vợ chồng ngày càng xa cách, mâu thuẫn gia đình
tăng lên và có thể dẫn tới việc đưa đơn ly hôn.


Phương án 3: Tiến hành hòa giải
Ưu điểm: Việc tiến hành hòa giải giữa anh Trung và chị Thảo sẽ giúp
cho gia đình anh chị trờ lại cuộc sống bình thường, hòa thuận, êm ấm. Tình
cảm vợ chồng được hàn gắn, yêu thương nhau, cùng nhau nuôi dạy con cái
ngoan ngoãn, học hành đầy đủ, khôn lớn, trưởng thành. Gia đình anh chị hòa
thuận không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự tại tổ dân phố, địa phương,
không mất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của nhà nước, tổ chức Hội phụ
nữ.
Nhược điểm: Các tổ chức, cá nhân sẽ mất nhiều thời gian. Công sức để
tư vấn, hòa giải cho chị Thảo, anh Trung.
* Lựa chọn phương án tối ưu:
Qua việc phân tích các ưu, nhược điểm của 03 phương án trên thì
phương án tiến hành hòa giải là phương án tối ưu nhất.

Sau khi kiểm tra và đánh giá của cơ sở y tế thì vết thương mà anh
Trung gây ra cho chị Thảo chưa đến mức phải xử lý theo hình thức xử phạt
hành chính và biện pháp hình sự nên hòa giải là phương án phù hợp nhất cho
tình huống này. Ngoài ra cần phải sử dụng nhiều biện pháp khác như tuyên
truyền, góp ý phê bình để anh Trung không có cách hành xử sai trái với vợ
nữa.
So với 02 phương án 1 và 2, phương án 3 (phương án hòa giải) là phương án
đạt được nhiều mục tiêu đã đề ra: tác động vào tư tưởng nhận thức của chị
Thảo để chị có những hành động phù hợp; giúp cho anh Trung nhận ra hành
vi sai trái của mình, thương yêu, chăm sóc vợ con; giúp gia đình anh chị tr ở
lại cuộc sống hạnh phúc. Phương án này có tính khả thi trong thực tiễn, có lý,
có tình nhất và được nhân dân đồng tình cao nhất, tiết kiệm được công sức,
của cải, thời gian, dịch vụ hành chính công.
Theo Điều 43, Luật phòng chống bạo lực gia đình:
Điều 43. Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa
vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
1. Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê
bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng
biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn.
2. Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng
chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng.


3. Thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được thực

hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, việc anh Trung đánh chị Thảo chưa đến mức xử phạt hành
chính và biện pháp hình sự, do đó các tổ chức, cá nhân tại địa phương tiến
hành biện pháp giáo dục, thuyết phục để anh Trung từ bỏ rượu bia, không
đánh đập, chửi vợ con, tu chí làm ăn trở lại với cuộc sống bình thường, cùng
với chị Thảo chăm sóc con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Cùng với các tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện công tác hòa
giải đối với chị Thảo, anh Trung, thì trách nhiệm của gia đình và các thành
viên được quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới,
phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can
ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc
nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng,
chống bạo lực gia đình.
4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo
quy định của Luật này.
Như vậy, để thực hiện phương án hòa giải thì cần có sự vào cuộc của
các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tại địa phương và các thành viên trong
gia đình anh Trung, chị Thảo để đạt được hiệu quả cao nhất.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Bạo lực gia đình là một vấn đề của gia đình, cộng đồng và xã hội. Vì
vậy, chúng ta cần sớm xây dựng những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn cũng
như loại bỏ tệ nạn này ra khỏi cộng đồng văn hóa xã hội. Bạo lực gia đình để
lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Do đó mà việc xóa bỏ
bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi phải có sự
phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và quốc gia

trong phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ khi nào công tác phòng, chống bạo
lực được triển khai có hiệu quả thì lúc đó gia đình mới được coi là chốn yên
bình và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình và chúng ta mới có thể
đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát
triển bền vững.
3.2 Kiến nghị:
3.2.1 Đối với các cơ quan Trung ương:


Cần nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân cả nam
và nữ đều nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội.
Cũng qua đó nâng cao nhận thức của người dân để họ không coi bạo lực gia
đình là chuyện riêng của các gia đình hay là vấn đề cá nhân mà phải nhận
thức là vấn đề xã hội và cần giải quyết nó bằng các chính sách và luật pháp
thích hợp.
3.2.2 Đối với các cơ quan địa phương:
- Các cơ quan tư pháp, tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở cần tăng
cường giáo dục pháp luật cho hội viên phụ nữ và mọi tầng lớp nhân dân. Tr ợ
giúp pháp lý tuyên truyền pháp luật, tư vấn cho phụ nữ. Chính quy ền địa
phương nơi người dân sinh sống cần được trang bị các kỹ năng làm việc cụ thể khi có bạo
lực xảy ra, bao gồm công tác cứu giúp nạn nhân và con cái họ,
giáo dục trừng trị kẻ phạm tội, nhanh chóng ổn định trật tự an ninh xã hội.
- Xây dựng quĩ phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương là rất
cần thiết để các chương trình phòng chống bạo lực gia đình có thể triển khai
và đạt hiệu quả trong thực tiễn.
------*-----Tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo ở địa phương
Việc phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý là biêu hiện cao nhất, đầy đủ nhất quyền
bình đẳng giới của phụ nữ. Việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các vị trí
lãnh đạo, quản lý không chỉ là một tiêu chí quan trọng của bình đ ẳng giới mà còn là
động lực thúc đẩy mức độ bình đẳng giới. Khi người phụ nữ ở vị trí lãnh đạo, qu ản

lý, việc ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách co lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới sẽ thuân lợi hơn. Cũng như nhiều quôc gia trên thế giới, Việt
Nam đã co nhiều nỗ lực đê phụ nữ ngày càng giữ nhiều vị trí chủ chôt trong hệ
thông chính trị. Chính vì vây, đánh giá những thành công, h ạn ch ế của công tác cán
bộ nữ thời gian qua, đặc biệt là nhìn nhân đúng đắn, khách quan nguyên nhân của
những hạn chế sẽ giúp chúng ta co những giải pháp hiệu quả hơn về việc b ảo đảm
bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
1. Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, qu ản lý ở Việt Nam và nh ững rào c ản h ạn
chế phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý
Có thể nói, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vi ệc gi ải phóng ph ụ n ữ, coi đó là m ột
nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng. Đảng có nhiều văn ki ện, nghị quy ết về công tác cán
bộ nữ như Chỉ thị số 37/CT-TW ngày 16-5-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng v ề m ột
số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ trong tình hình m ới, Ngh ị quy ết số 04NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đã đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán b ộ n ữ thành nhi ệm v ụ
có tính chiến lược trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Những nghị quyết,


chỉ thị đó là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta có những chính sách, bi ện pháp c ụ th ể nh ằm
tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Do đó, số l ượng ph ụ n ữ
được giữ trọng trách trong hệ thống chính trị ngày càng tăng. Đi ều đó đ ược th ể hi ện c ụ
thể qua những số liệu sau.
Theo thống kê, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đã tăng hơn 20% t ừ khóa I (2,5%) đ ến khóa XII
(25,7%), trong đó 6/12 khóa có tỷ lệ nữ đại bi ểu Quốc hội là 25% tr ở lên. T ỷ l ệ n ữ đ ại
biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2011 ở ba cấp đều dưới 30%, cụ thể cấp t ỉnh đạt
23,88%, cấp huyện 22,94% và cấp xã đạt 20,1%. Nhiệm kỳ 2010-2015, t ỷ l ệ n ữ tham gia
cấp ủy đạt tỷ lệ như sau: cấp tỉnh đạt 11,3%, cấp huy ện đạt 15,15%, cấp xã 17,98%. T ỷ
lệ nữ ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vừa đạt 8,57%, t ỷ
lệ nữ ủy viên dự khuyết đạt 12%[1]. Đó là kết quả của những nỗ l ực, c ố g ắng c ủa b ản
thân các nữ cán bộ nói riêng và cả hệ thống chính trị ở nước ta th ời gian qua nói chung.
Tuy nhiên, công tác cán bộ nữ vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù t ỷ l ệ n ữ đại bi ểu Qu ốc h ội
là đáng ghi nhận so với các nước Đông Nam Á nhưng Việt Nam không có nhiều đại di ện nữ

nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp.. T ỷ l ệ nữ là bộ tr ưởng cũng còn th ấp. Nh ững cán b ộ
nữ nắm giữ được những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị thường đã nhi ều tu ổi,
không có nhiều thời gian để phát huy hết năng l ực c ủa mình. N ữ lãnh đ ạo, qu ản lý c ấp v ụ
trở lên ở cấp Trung ương và cán bộ nữ chủ chốt cấp tỉnh hi ện nay hầu hết đều ở độ tu ổi
trên 50, tỷ lệ cán bộ nữ cấp phòng ở huyện, quận giảm[2]. Nếu so sánh về vi ệc ph ụ n ữ
tham gia lãnh đạo, quản lý ở nước ta với một số nước phát triển thì vẫn còn m ột kho ảng
cách xa. Năm 2008, tỷ lệ đại biểu nữ trong Nghị viện Phần Lan là 84/200, đ ại bi ểu Qu ốc
hội chiếm 40%; trong tổng số 20 bộ trưởng của Chính phủ thì có t ới 11 b ộ tr ưởng là n ữ
giới[3]. Phần Lan có nữ tổng thống vào năm 2000 và tài đắc c ử vào năm 2006 (bà Tarja
Halonen). Năm 2010, Phần Lan có một nữ thủ tướng và là ch ủ t ịch m ột đ ảng c ầm quy ền
(Đảng Trung tâm). Tỷ lệ nữ trong đại biểu Quốc hội chiếm 40%, 50% toàn nội các... Có
đến 38% tổng số chính quyền địa phương có 9/19 bộ, 4/7 đảng do ph ụ n ữ đ ứng đ ầu. Các
đảng phái chính trị ở Phần Lan đều thực hiện giới thiệu nữ vào ban lãnh đạo cũng nh ư
tham gia ứng cử chính quyền các cấp bằng cách lập danh sách ứng c ử xen kẽ m ột nam,
một nữ. Na Uy có hệ thống đào tạo cán bộ lãnh đạo nữ rất t ốt cho c ả khu v ực công và t ư.
Ở Thụy Điển, tỷ lệ nữ tham gia nội các Chính phủ là 50% và 47% đ ại bi ểu Qu ốc h ội là n ữ.
Như vậy, so với những nước này, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Vi ệt Nam v ẫn th ấp h ơn
(25% so với khoảng hơn 40%). Vậy lý do tại sao mà ph ụ n ữ Vi ệt Nam m ặc dù v ị th ế trong
lĩnh vực chính trị của họ đã được nâng lên nhưng vẫn còn hạn chế. Đi ều này có th ể đ ược
lý giải từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do còn tồn tại sự chênh lệch giới trong công tác giáo dục
Trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng cấu thành năng l ực c ủa ng ười cán b ộ. Vì v ậy,
đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đề bạt, bổ nhiệm phụ nữ vào những vị
trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tuy m ức đ ộ chênh l ệch v ề trình
độ giữa nam và nữ ở cấp học thấp không đáng kể nhưng ở trình độ học v ấn càng cao thì
mức chênh lệch về giới lại càng lớn. Tỷ lệ nữ gi ới đạt học vị ti ến sĩ, ti ến sĩ khoa h ọc, giáo
sư thấp hơn khoảng từ 5 đến 18 lần so với nam gi ới. Năm 2007, t ỷ l ệ cán b ộ n ữ đ ược
phong hàm phó giáo sư chỉ chiếm 11,67%, trong khi đó t ỷ l ệ này c ủa nam gi ới là 88,33%.
Đối với học hàm giáo sư, phụ nữ cũng chỉ chiếm 5,1%, nam gi ới chi ếm t ới 94,9%. Học v ị



tiến sĩ khoa học, nam giới - 90,22%, phụ nữ - 9,78%; h ọc v ị ti ến sĩ, nam gi ới - 82,98%, ph ụ
nữ - 17,02%[4]. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch gi ới về trình độ học vấn
ở mức cao như: ở lứa tuổi này, phụ nữ thường bận rộn với công vi ệc gia đình, sinh con và
chăm sóc con, phụ nữ thường nhường cơ hội học tập cao cho người chồng c ủa mình… Tuy
nhiên, khi tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn cao thấp hơn nam gi ới thì h ọ sẽ b ị thua kém
hơn về cơ hội trong việc tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, định kiến giới vẫn còn tồn tại
Việt Nam là một nước nông nghiệp, trải qua hàng nghìn năm thuộc đ ịa phong ki ến nên ý
thức hệ phong kiến với quan niệm “trọng nam khinh n ữ”; việc làm quan, công vi ệc đ ại s ự
là của nam giới, phụ nữ chỉ lo việc bếp núc trong nhà, đã ăn sâu vào n ếp nghĩ c ủa không ít
người. Mặc dù hiện nay pháp luật đã dần công nhận quy ền bình đ ẳng gi ữa nam và n ữ
trong mọi lĩnh vực nhưng tâm lý này vẫn còn tồn tại trong m ột bộ phận nhân dân, trong
đó có một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đi ều đó là một tr ở ngại cho s ự tham gia công
tác lãnh đạo, quản lý của nữ giới. Bởi lẽ khi cấp trên không tin t ưởng thì sẽ không c ất
nhắc, đề bạt họ lên những vị trí quan trọng, chủ chốt, không mạnh dạn giao vi ệc cho cán
bộ nữ đúng lúc, đúng việc, đúng tầm.
Thứ ba, tâm lý tự ti, an phận của phụ nữ
Do hoàn cảnh lịch sử để lại, phụ nữ ít có đi ều kiện, c ơ h ội đ ể tham gia nh ững công vi ệc
trọng đại của cộng đồng, đất nước, ít có cơ hội để khẳng định mình tr ước nam gi ới. Chính
vì vậy, đã hình thành tâm lý tự ti, thiếu tin t ưởng vào kh ả năng c ủa mình trong chính b ản
thân phụ nữ. Hơn nữa, với thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình, người ph ụ n ữ có tr ọng
trách rất lớn trong việc xây dựng gia đình. Chế độ xã hội phong ki ến kéo dài hàng nghìn
năm đã cột chặt người phụ nữ vào trọng trách đó. Do vậy, mặc dù khi xã h ội phát tri ển,
phụ nữ được tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn nhưng trước mâu thu ẫn gi ữa s ự
nghiệp và gia đình, nhiều phụ nữ có tâm lý an ph ận, đặt gia đình quan tr ọng h ơn s ự
nghiệp. Họ chấp nhận tham gia các hoạt động xã hội ít đi để có th ể dành đ ược nhi ều th ời
gian lo lắng, chăm sóc cho gia đình hơn. Thế nên, ngay b ản thân ph ụ n ữ cũng đã t ự d ưng
lên cho mình trở ngại trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý. K ết qu ả kh ảo sát th ực t ế v ề
những khó khăn, cản trở mục tiêu sự nghiệp phân tích theo gi ới tính cũng cho thấy, lý do vì

là phụ nữ chiếm 10,7%, trong khi tỷ lệ tương ứng này ở nam giới chỉ là 1%.
2. Giải pháp đê tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý
Thứ nhất, khắc phục định kiến giới
Phụ nữ phải được xã hội và đặc biệt là nam gi ới tôn trọng, ủng h ộ thì vai trò c ủa h ọ trong
xã hội mới được phát huy. Nếu những cán bộ lãnh đạo quản lý có nh ận th ức đúng đ ắn v ề
giới thì họ sẽ công bằng hơn trong đào tạo, đánh giá, đề bạt, b ổ nhi ệm cán b ộ dù là nam
hay nữ. Nếu nam giới nhận thức đúng đắn hơn về bình đẳng gi ới thì h ọ sẽ cùng chia s ẻ,
gánh vác công việc gia đình với phụ nữ theo đi ều ki ện và kh ả năng có th ể, t ạo đi ều ki ện
cho phụ nữ có thêm cơ hội để nâng cao trình độ học vấn, có thêm th ời gian đ ể làm vi ệc,
cống hiến và tham gia công tác lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, để xóa bỏ một tâm lý, t ư


tưởng đã ăn sâu trong nếp nghĩ của nhiều thế hệ người Việt Nam không ph ải là vi ệc d ễ
dàng, nó đòi hỏi nỗ lực cao độ trong công tác giáo d ục về bình đẳng gi ới. B ởi lẽ m ặc dù
pháp luật đã thừa nhận sự bình đẳng gi ới bằng văn bản chính thống, nhưng n ếu nh ững t ư
tưởng, định kiến về giới vẫn còn tồn tại dù là không công khai thì cũng v ẫn là c ản tr ở r ất
lớn đối với việc tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ. Chính vì vậy “đào t ạo l ại th ế h ệ
người lớn tuổi hiện nay là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là đào t ạo th ế h ệ tr ẻ, b ởi vì
chính thế hệ trẻ (có lẽ phải vài ba thế hệ kế tiếp nhau) m ới có khả năng v ượt qua nh ững
định kiến do lịch sử để lại, rằng việc làm quan là vi ệc của đàn ông, còn vi ệc n ội tr ợ là vi ệc
của đàn bà”[6].
Thứ hai, có kế hoạch phát triển cán bộ nữ cụ thể
Việc thay đổi định kiến về giới phải được biểu hiện bằng những hành động mang tính
thực tế, đó là phải có kế hoạch phát triển cán bộ nữ mang tính chi ến l ược lâu dài và có
tính đột phá. Chính vì vậy, cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn v ị c ần ph ải có k ế
hoạch thiết thực trong việc đào tạo, bồi dưỡng và cất nh ắc cán b ộ n ữ. T ức là các c ấp lãnh
đạo cần phải thường xuyên quan tâm, xây dựng chỉ tiêu c ụ thể, chi ti ết trong t ừng năm,
từng thời kỳ cho công tác cán bộ nữ và nghiêm túc thực hiện. Trong đó, ph ải coi vi ệc đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ là khâu nền tảng. Nếu không chú ý đ ến vi ệc đào t ạo, b ồi d ưỡng
cán bộ nữ thì phụ nữ sẽ khó hội tụ đủ điều kiện và tiêu chu ẩn đ ể đ ược đ ề b ạt, b ổ nhi ệm,

cất nhắc. Thứ ba, bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên
Nếu như Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát huy h ết kh ả năng, trí tu ệ
của mình mà chính bản thân phụ nữ không cố gắng vươn lên thì cũng không có ý nghĩa gì.
Vì vậy, phụ nữ trước hết phải xóa bỏ tâm lý tự ti và tin t ưởng vào khả năng c ủa mình. Khi
đủ tự tin, phụ nữ sẽ không quản ngại khó khăn, sẽ nỗ lực học t ập để kh ẳng định mình, b ởi
lẽ chỉ có tự nâng cao trình độ, trí tuệ thì phụ nữ mới có thể đảm đương đ ược m ọi công
việc mà Đảng và Nhà nước giao phó. Nếu không khẳng định đ ược năng l ực c ủa mình
tương xứng với nam giới thì công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ sẽ gặp r ất nhi ều khó
khăn.
Thứ tư, phát triển các dịch vụ xã hội về gia đình
Lãnh đạo, quản lý cũng là một loại lao động chất l ượng cao, đòi h ỏi nhi ều trí tu ệ và ch ất
xám. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho r ằng đi ều ki ện đ ể ng ười ph ụ n ữ có
thể tham gia vào nền sản xuất xã hội là phải làm công vi ệc nhà r ất ít. Trong khi đó, th ực t ế
cho thấy, phụ nữ hầu như phải dành nhiều thời gian và tâm sức h ơn nam gi ới cho công
việc gia đình. Do đó, để phụ nữ có thể phát huy hết khả năng c ủa mình trong công tác lãnh
đạo, quản lý thì phải phát triển tốt các dịch vụ liên quan đến gia đình nh ư nhà tr ẻ, nhà
hàng, dịch vụ dọn dẹp nhà cửa… nhằm giải phóng phụ nữ khỏi m ột phần công vi ệc gia
đình. Nhà nước cần đầu tư, phát triển rộng khắp các d ịch vụ xã h ội liên quan đ ến gia đình
với mức chi phí phù hợp để nhiều gia đình có thể sử dụng các dịch vụ này.
Các giải pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ m ới có th ể góp ph ần vào vi ệc
tăng cường sự tham gia của phụ nữ Việt Nam vào các vị trí lãnh đạo, qu ản lý. Nó đòi h ỏi s ự
nỗ lực, cố gắng thay đổi trong cả nhận thức và hành động của toàn xã hội, cả nam gi ới và


nữ giới. Việc thực hiện bình đẳng giới nói chung, bình đẳng gi ới trong chính tr ị nói riêng,
là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, không phải là công việc của riêng một giới nào./.
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Xâm hại tình dục trẻ em và một số giải pháp phòng ngừa
Tạp chí CSND - Thời gian qua, tình tr ạng xâm h ại tình d ục tr ẻ em di ễn ra co chi ều
hướng gia tăng và ngày càng phức tạp, nhiều v ụ án xâm h ại tình d ục tr ẻ em x ảy ra

gây hâu quả nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lý cho nạn nhân, tạo bức xúc trong nhân
dân. Nhằm hạn chế đến mức tôi đa hâu quả của loại tội ph ạm này, cần co cách
nhìn cụ thê về loại tội phạm này, từ đo áp dụng các biện pháp cần thiết, gop ph ần
tạo hiệu quả phòng ngừa.
Khái niệm “trẻ em” được nêu trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Theo Lu ật Tr ẻ em
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam thông qua ngày 05/4/2016, “tr ẻ
em” được quy đinh là người dưới 16 tuổi. Còn U ỷ ban bảo vệ và chăm sóc tr ẻ em Vi ệt Nam
thì đưa ra khái niệm: “Trẻ em là công dân Việt Nam d ưới 16 tuổi tr ừ tr ường h ợp pháp lu ật
áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. M ặc dù có nhi ều cách đ ịnh
nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu, trẻ em là người đang trong đ ộ tu ổi phát tri ển, ch ưa
hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, dễ bị tổn thương do các tác đ ộng tiêu c ực t ừ môi
trường xã hội.
Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ s ở giáo d ục, gia đình và các cá
nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm tr ẻ em đ ược s ống an
toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em… M ặc dù v ậy,
hiện nay, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em di ễn bi ến h ết s ức ph ức t ạp v ới
nhiều thủ đoạn mới. Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ l ực, đe d ọa dùng vũ l ực, ép
buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đ ến tình d ục, bao g ồm hi ếp
dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và s ử d ụng tr ẻ em vào m ục đích m ại dâm,
khiêu dâm dưới mọi hình thức. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - B ộ Công an, m ặc dù
chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 v ụ xâm h ại tr ẻ
em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà tr ẻ em là n ạn nhân
chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chi ếm 57,46%), tuy nhiên s ố tr ẻ
em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.
Qua nghiên cứu cho thấy, mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy c ơ bị xâm h ại tình d ục k ể
cả những trẻ sống trong gia đình nghèo hay gia đình khá gi ả. Không nh ững tr ẻ em gái mà
trẻ em là nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại tình d ục. Đáng nói, sau khi b ị
xâm hại nạn nhân thường không hoặc không dám kể về những gì đã di ễn ra v ới chúng.
Hầu hết những người xâm hại tình dục là nam gi ới và hầu hết các trẻ bị xâm h ại b ởi
người quen biết, như họ hàng, bạn của gia đình, hoặc hàng xóm… Đôi khi vi ệc xâm h ại này

diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài nhi ều năm. Th ủ đo ạn ph ổ bi ến c ủa các
đối tượng là lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng t ốt” (cho
quà, bao ăn uống…) nhằm dụ dỗ, đe doạ để thực hiện hành vi xâm hại tình d ục đ ối v ới
trẻ.
Trẻ có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó ph ổ bi ến là xâm
hại bằng cách đụng chạm và không đụng chạm. Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng
chạm bộc lộ qua một số hành vi như hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình d ục, s ờ mó vào b ộ


phận sinh dục của trẻ, hoặc bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục c ủa người l ớn ho ặc c ủa
một đứa trẻ lớn hơn, ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm… Xâm hại tình dục trẻ em bằng
cách không đụng chạm là những hành vi như dùng l ời nói ho ặc tranh ảnh khiêu dâm đ ể
làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho tr ẻ quen v ới tình d ục, cho
trẻ nghe hoặc nhìn những cảnh tình dục, bắt trẻ đứng ngồi theo t ư th ế gợi d ục đ ể ch ụp
ảnh (khiêu dâm), hoặc cho trẻ xem sách báo khiêu dâm…
Cho dù sử dụng bạo lực, sự đe doạ hay “lòng tốt” để bắt trẻ thực hi ện hành vi xâm h ại
tình dục thì hậu quả của việc xâm hại này đều gây tổn thương cho trẻ ở các m ức đ ộ khác
nhau. Sự xâm hại tình dục làm tổn thương trẻ vào thời đi ểm khi hành vi xâm h ại di ễn ra
và có thể tiếp tục gây tổn thương nạn nhân trong suốt quãng đ ời còn l ại c ủa tr ẻ, đ ặc bi ệt
đối với những trẻ không thể kể về sự xâm hại này hoặc không nhận đ ược s ự giúp đ ỡ, h ỗ
trợ hay trị liệu từ phía gia đình và xã hội.
Về mặt thể chất, trẻ em bị xâm hại tình dục có thể chịu t ổn th ương th ể xác kéo dài do các
bệnh như như HIV/AIDS, viêm gan, lậu, giang mai và những bệnh lây lan qua đ ường tình
dục khác… Nếu không được chữa trị có thể gây nên những vấn đề trong tương lai nh ư có
thai ngoài ý muốn, ung thư và tử vong do nhi ễm trùng n ặng. Ngoài ra, tr ẻ còn có th ể ch ịu
những tổn thương thể chất trong quá trình phản kháng lại hành vi xâm hại tình dục…
Về mặt tâm lý, trẻ em bị xâm hại tình dục thường sẽ cảm thấy tội lỗi, sợ hãi, xấu xa, th ất
bại, cộc tính..., cho rằng mình là kẻ thất bại và có nguy c ơ tr ở thành t ội ph ạm khi tr ường
thành. Đặc biệt, nếu trẻ không được điều trị tâm lý kịp thời sau khi bị xâm h ại thì r ất d ễ
bị ám ảnh lâu dài và khi lớn lên có thể tr ở thành ng ười đi xâm h ại tình d ục tr ẻ em khác.

Ngoài ra, trẻ bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ l ớn lên có th ể gặp v ấn đ ề v ề gi ới tính c ủa
mình, nhiều đứa trẻ bị trầm cảm, rối loạn nhân cách... Đi ều đáng ngại là không ph ải lúc
nào trẻ bị xâm hại tình dục cũng thể hiện ra bên ngoài những tổn thương về tâm lý mà đôi
khi, cơn sang chấn tâm lý phải sau nhiều năm mới thể hi ện ra. Vì thế ph ụ huynh th ường
khó phát hiện ra những bất thường của con em mình…
Hơn thế, trẻ bị xâm hại tình dục có thể tiếp tục bị người khác xâm hại trong su ốt quãng
đời còn lại. Vì những trải nghiệm bị xâm hại khi còn là m ột đứa trẻ, chúng có th ể l ớn lên
và tin rằng tình dục là cách duy nhất để thể hiện cảm xúc và s ự an toàn. Nghiêm tr ọng
hơn, bị đối xử tồi tệ và bị xâm hại tình dục có thể trở thành hình mẫu trong cu ộc s ống c ủa
chúng. Nếu không được hỗ trợ và giúp đỡ để có thể hàn gắn t ừ sự xâm h ại, nh ững tr ẻ em
bị xâm hại có thể trở thành những người đi xâm hại khi chúng lớn lên.
Có thể thấy rằng, hậu quả của tội phạm xâm hại tình d ục trẻ em là h ết s ức nghiêm tr ọng
đối với bản thân nạn nhân và gia đình, xã hội. Vì vậy, nhằm phòng ngừa loại t ội ph ạm này
một cách hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả có thể xảy ra cho xã hội, c ần
triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truy ền pháp luật v ề b ảo v ệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của các tầng l ớp nhân dân v ề xâm h ại tình
dục trẻ em và hậu quả của nó. Việc tuyên truyền, phổ bi ến pháp luật này ph ải có k ế
hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn cụ thể, trong đó chú tr ọng đ ến vi ệc l ồng ghép n ội
dung truyền thông vào trong sinh hoạt của thôn, ấp, tổ dân ph ố; trong sinh ho ạt ngo ại
khóa của các cấp học và sinh hoạt chuyên đề của các t ổ ch ức, đoàn th ể các c ấp... Bên c ạnh
đó, cần đẩy mạnh việc thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, n ếp s ống văn
minh trong cộng đồng dân cư…
Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng các bi ện pháp tuyên truy ền,
giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt đ ộng xâm h ại tình d ục


và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết. Khi bị xâm hại tình d ục, nạn nhân và gia đình ph ải
trình báo ngay cho cơ quan Công an để được hỗ trợ t ư vấn, gi ải quy ết, tránh đ ể l ọt t ội
phạm…

Ba là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân nhằm xây dựng thi ết ch ế gia
đình bền vững. Để tránh những sự việc đau lòng do tội ph ạm xâm h ại tình d ục gây nên,
cha mẹ cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ với con em mình để nh ận thấy nh ững
thay đổi tâm, sinh lý cần thiết. Bên cạnh đó, khả năng nhận th ức và t ự b ảo v ệ c ủa tr ẻ em
còn nhiều hạn chế nên các em chính là đối tượng có nguy cơ bị l ạm d ụng, xâm h ại tình
dục cao nhất. Vì vậy, cha mẹ cũng cần phải trang bi cho con cái bi ết cách th ức phòng v ệ
trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại.
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, tiêu chu ẩn về bảo v ệ tr ẻ em b ị xâm h ại;
thống nhất hoạt động phối hợp liên ngành để xác minh, đi ều tra, x ử lý t ừng tr ường h ợp
trẻ em bị xâm hại, trong đó quy định rõ các thủ tục, quy trình và trách nhi ệm phòng ng ừa,
phát hiện, tố giác, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm h ại c ủa các c ơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình, cá nhân và trẻ em.
Năm là, chủ động xác minh, nắm tình hình, diễn biến hoạt động của t ội ph ạm xâm h ại
tình dục trẻ em, có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn và quản lý ch ặt chẽ s ố l ượng thanh
thiếu niên chậm tiến, có tiền án, tiền sự, các băng nhóm trên đ ịa bàn là nh ững đ ối t ượng
có nguy cơ phạm tội xâm hại tình dục. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác đi ều tra, x ử
lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em kết h ợp với công tác đấu tranh, phòng ng ừa vi ph ạm
pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh và vận động nhân dân t ố giác k ịp th ời các hành
vi xâm hại tình dục trẻ em. Đối với người phạm tội cần xử lý nghiêm minh, k ịp th ời đúng
pháp luật, kiên quyết đấu tranh không để lọt tội phạm. Tổ chức tốt các phiên tòa l ưu động
đối với các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nhưng phải đảm bảo thuần phong mỹ t ục.
-----*-----Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục - Những vấn đề cần quan tâm
Trong những năm qua, cùng với sự phát triên của nền kinh t ế th ị trường, do nhiều
nguyên nhân tình hình tội phạm đang co nhiều diễn biến ph ức t ạp và co xu h ướng
gia tăng, nhất là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
Đáng chú ý là tình trạng loạn luân (bố đẻ hi ếp dâm con gái nhi ều l ần; b ố d ượng hi ếp dâm
con gái riêng của vợ; anh trai hiếp dâm em gái) hay tình trạng hi ếp dâm t ập th ể, hi ếp dâm
trẻ em dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em, thầy giáo xâm h ại học sinh… đang có chi ều
hướng gia tăng, phản ánh những hiện tượng tâm lý xã hội không bình th ường; s ố tr ẻ em ít
tuổi bị xâm hại tình dục có chiều hướng gia tăng; đối t ượng xâm h ại tình d ục tr ẻ em đa s ố

là người có quan hệ gần gũi với nạn nhân, trong đó có cả người n ước ngoài đ ến Vi ệt Nam
du lịch, kinh doanh; phương thức, thủ đoạn phạm t ội ngày càng đa d ạng và nghiêm tr ọng
hơn, thậm chí một số đối tượng lợi dụng sự mê tín dị đoan để xâm hại tình d ục tr ẻ em;
cho trẻ em uống rượu say, uống thuốc lắc… để xâm hại tình dục. Chính vì v ậy, tính ch ất,
hậu quả của các vụ xâm hại tình dục trẻ em là đặc bi ệt nghiêm tr ọng, báo đ ộng v ề s ự suy
đồi đạo đức của không ít người trong xã hội hiện nay. Theo thống kê c ủa Cục Bảo v ệ chăm
sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) số trẻ bị xâm hại tình dục nhi ều l ần chi ếm 28,2% và s ố tr ẻ em
bỏ học, sống lang thang, bị xâm hại tình dục chiếm 11,6%. Bên c ạnh đó theo báo cáo c ủa
63 tỉnh, thành phố cho thấy, trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra 1.000 v ụ xâm h ại tình
dục, năm sau thường cao hơn năm trước. Trong đó, số trẻ em bị hiếp dâm chi ếm đến 65%.


Năm 2014, cả nước đã xảy ra 839 vụ xâm hại tình dục đối với người vị thành niên tăng
1,2% so với năm 2013 và chiếm 60% số vụ xâm hại trẻ em), với 797 đối t ượng và 745 nạn
nhân bị xâm hại; trong đó, hiếp dâm trẻ em 439 vụ (tăng 1,5%), dâm ô v ới tr ẻ em 80 v ụ
(giảm 31%), giao cấu với trẻ em 291 vụ (tăng 19,7%), c ưỡng dâm tr ẻ em 29 v ụ (tăng 19
vụ so với 2013). Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng t ội ph ạm xâm h ại tình d ục tr ẻ
em gia tăng là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở một số nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, do các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ thi ếu hi ểu bi ết v ề đặc đi ểm
tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thi ếu sự quan tâm chia s ẻ v ấn đ ề gi ới tính
với trẻ em. Từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý l ứa tu ổi, v ề ki ến
thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.
Thứ hai, do sự phân hóa giầu nghèo với những chênh lệch về đi ều ki ện s ống trong th ời kỳ
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nh ững r ạn v ỡ
trong gia đình và sự xói mòn những giá trị truy ền thống đã d ẫn t ới con s ố tr ẻ em b ị b ỏ r ơi,
bị sao nhãng, bị lạm dụng và bóc lột ngày càng tăng. Tr ẻ em b ị xâm hại th ường x ảy ra
nhiều ở phường có nhiều dân nhập cư, phòng cho thuê, khu v ực có đông ng ười lao đ ộng
nghèo và địa bàn vắng, hay gần đây là gia tăng đối v ới vùng nông thôn, bên c ạnh thi ếu s ự
quan tâm của cha mẹ. Số vụ xâm hại trẻ em được báo cáo đến c ơ quan ch ức năng đi ều tra

thường được phát hiện chậm dẫn đến thu thập chứng cứ khó khăn, đối tượng không nhận
tội hoặc bỏ trốn.
Thứ ba, công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa bao phủ được h ết các đ ịa
bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn ch ế nên
chất lượng truyền thông trực tiếp chưa cao; các sản phẩm truy ền thông s ản xu ất v ới s ố
lượng ít, chưa đến tay các gia đình... dẫn đến nhận thức, trách nhi ệm, năng l ực B ảo v ệ
chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền, đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, th ực hành
quyền trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thi ếu hụt. Vi ệc tuyên truy ền nâng cao
nhận thức cho các bậc cha mẹ chưa được rộng rãi, thường xuyên.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tuy có nhi ệt tình nh ưng ch ế
độ tiền lương của Nhà nước trả cho họ hiện tại vẫn chưa hợp lý. Vi ệc gi ải quy ết đ ối v ới
cán bộ không chuyên trách ở mức tương đương bậc 1 hệ trung c ấp và không tăng l ương
theo niên hạn, đây là rào cản rất lớn cho công tác bảo v ệ chăm sóc tr ẻ em. Nhi ều cán b ộ
đã bỏ ngành ra làm kinh tế riêng vì đồng lương đã không đ ủ nuôi s ống gia đình h ọ. Đi ều
này làm cho lực lượng cán bộ không ổn định, yếu chuyên môn nghi ệp v ụ. Nhi ều v ụ vi ệc
xâm hại trẻ em xảy ra đã không xử lý được do thiếu kinh nghiệm giải quyết.
Thứ năm, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường; sự du nh ập c ủa l ối s ống th ực
dụng, sa đọa từ các nước phương Tây; quá coi trọng giá tr ị đồng ti ền, tác đ ộng c ủa phim
ảnh bạo lực khiêu dâm, tình trạng ly hôn, ly thân... cũng d ẫn đ ến các sang ch ấn tâm lý,
hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn. Trẻ có nguy cơ cao bị bỏ r ơi, đi lang thang ki ếm
sống, vi phạm pháp luật và bị bạo lực, xâm hại. Các dịch v ụ xã h ội, đ ặc bi ệt là d ịch v ụ b ảo
vệ trẻ em chưa đáp ứng kịp sự thay đổi của xã hội...
Bên cạnh đó, nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn ch ế; kh ả năng
nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác phát hi ện, t ố giác t ội
phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có cả thái độ bất h ợp tác t ừ phía n ạn
nhân và gia đình nạn nhân; một số tội danh chế tài xử lý ch ưa đủ s ức răn đe t ội ph ạm,
nhiều khi không tương xứng với hành vi bạo lực cần xử lý cũng là m ột nguyên nhân gây
nên tình trạng này.



Từ thực trên, để làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hi ệu qu ả v ới t ội
phạm xâm hại tình dục trẻ em chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:
Một là, Chính phủ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần nghiên c ứu và b ổ sung
những văn bản có liên quan về bảo vệ tr ẻ em cho phù h ợp v ới tình hình th ực t ế hi ện nay.
Các địa phương cần thực hiện tốt luật bảo vệ, chăm sóc và giáo d ục tr ẻ em, xây d ựng k ế
hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em theo Quyết định số 267 ngày 22/02/2011
của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình đã đưa ra 05 Dự án để thực hi ện tr ợ giúp 10 di ện
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chú trọng thúc đẩy vi ệc phát tri ển H ệ th ống b ảo v ệ tr ẻ em
bao gồm cả việc đề xuất hoàn thiện chính sách, luật pháp; các loại hình d ịch v ụ và m ạng
lưới tổ chức, cán bộ.
Hai là, các cơ quan chức năng cần khảo sát và thống kê số lượng trẻ em, nh ất là tr ẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt để có biện pháp hỗ trợ vật chất, ổn định tâm lý, h ọc văn hóa và h ọc
nghề cho trẻ và trên cơ sở đó thực hiện tốt Chương trình bảo vệ tr ẻ em góp ph ần th ực
hiện có hiệu Quyết định số 267/QĐ-TTg và Quyết định số 84/TTg của Thủ t ướng Chính
phủ. Các cơ quan, tổ chức đoàn thể xã hội có trách nhi ệm trong vi ệc b ảo v ệ và giáo d ục
trẻ em cần làm tốt công tác phòng ngừa. Vì điều đó sẽ làm gi ảm thi ểu đ ược r ất nhi ều
nguy cơ xảy ra các hành vi xâm hại trẻ em, nếu như chúng ta có đ ược đ ội ngũ c ộng tác
viên trẻ em đủ mạnh bởi họ là người trực tiếp nắm bắt thông tin tại địa phương.
Ngoài ra các địa phương cần phải tiếp tục triển khai và thực hi ện có hi ệu qu ả Quy ết đ ịnh
số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy ết định ban hành quy
định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Trong đó, tập trung th ực hi ện ch ỉ tiêu 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10 về phấn đấu đến mức thấp nhất vi ệc phát sinh s ố tr ẻ em thu ộc nhóm này.
Tập trung kinh phí thực hiện Quyết định 37/2010/QĐ-TTg tại nh ững đ ịa bàn khó khăn
nhằm xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
Ba là, đối với gia đình, các bậc làm cha, làm mẹ cần có thời gian cho con, hi ểu tâm lý con
theo từng độ tuổi. Bên cạnh đó, cố gắng chia sẻ với con về gi ới tính, tình d ục tu ổi m ới l ớn.
Vì trẻ em hiện nay dậy thì sớm và yêu sớm. Tránh bạo l ực khi con có sai ph ạm, ph ải nâng
đỡ, tôn trọng ý kiến của con, phải biết kiềm chế khi gặp phản ứng tr ước nh ững căng
thẳng khó kiểm soát của con. Cha mẹ luôn cố lắng nghe con nói, hi ểu ngôn ngữ c ủa con
theo nhóm tuổi, trẻ em càng nhỏ càng khó gi ải thích n ỗi đau. Không ch ủ quan giao con còn

nhỏ cho người khác.
Bốn là, đối với các nhà trường cần tổ chức nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản cho
học sinh thường xuyên. Thầy cô cần quan tâm những học sinh có bi ểu hi ện bất an, không
tập trung, cần lắng nghe và quan tâm đến học sinh yếu kém, ít ch ơi đùa cùng b ạn. Th ầy cô
cần sẵn sàng nói chuyện, trao đổi riêng về tình bạn, tình yêu với học sinh…
Năm là, Bộ Công an cần tiếp tục làm tốt công tác tham m ưu cho Chính ph ủ đ ẩy m ạnh th ực
hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, trong đó có Đ ề án v ề đ ấu tranh phòng
chống tội phạm liên quan đến xâm hại phụ nữ, trẻ em (Đ ề án IV); đ ồng th ời ph ối h ợp v ới
Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh thực hiện Nghị quy ết liên t ịch s ố 01 v ề ph ối
hợp quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và t ệ nạn xã hội; v ới M ặt tr ận
Tổ quốc các cấp đẩy mạnh thực hiện Đề án tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia
phòng chống tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội t ại gia đình và c ộng đ ồng dân
cư; với Trung ương Đoàn thanh niên về đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức phong
phú, đa dạng….
Lực lượng Công an cơ sở cần tổ chức rà soát, phân loại số trẻ em lang thang có nguy cơ cao
bị xâm hại tình dục để phối hợp với các lực lượng bảo vệ, chăm sóc tr ẻ em và h ội ph ụ n ữ


để đưa trẻ em về đoàn tụ với gia đình và phân công các đ ơn vị, cá nhân có trách nhi ệm
giúp đỡ, tư vấn pháp lý, tâm lý, vận động các tổ chức xã hội, các doanh nghi ệp, nh ững
người hảo tâm… hỗ trợ vật chất và tinh thần đối v ới các gia đình có tr ẻ em gái b ị xâm
phạm tình dục thuộc hộ nghèo, cận nghèo.
Sáu là, tăng cường công tác truyền thông nhằm góp phần nâng cao nhận th ức và trách
nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà n ước, t ổ ch ức kinh t ế, t ổ
chức xã hội và mọi công dân trong công tác bảo vệ tr ẻ em, ngăn ngừa và gi ải quy ết tình
trạng trẻ em bị xâm hại, lạm dụng. Chú trọng hình thức tư vấn, tham v ấn và v ận đ ộng
trực tiếp đối với gia đình và cộng đồng dân cư về kỹ năng b ảo v ệ tr ẻ em kh ỏi b ị xâm h ại.
Tập trung hoạt động truyền thông - giáo dục vào những ph ường, xã tr ọng đi ểm, có đi ều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn ch ế trong th ực hi ện
trách nhiệm của mình đối với trẻ em.

Bên cạnh đó cần thiết lập đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em, mở r ộng và tuyên truy ền r ộng
rãi các số điện thoại tư vấn trên các phương ti ện truyền thông đại chúng đ ể m ọi ng ười
dân và bản thân các em biết. Tăng cường h ơn nữa công tác ki ểm tra giám sát vi ệc b ảo v ệ,
chăm sóc trẻ em tại cơ sở, qua đó góp phần giảm tối đa tình tr ạng tr ẻ em b ị b ạo l ực, b ị
xâm hại tình dục. Có thể nói thực trạng tội phạm xâm hại tình d ục tr ẻ em đã và đang di ễn
biến hết sức phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự phát tri ển
chung của thế hệ trẻ - Những người làm chủ đất nước sau này. Chính vì v ậy, phòng ngừa,
đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là một yêu c ầu b ức thi ết hi ện
nay, từ nghiên cứu, khảo sát thực tiễn trên, xin đưa ra m ột s ố gi ải pháp nh ằm góp ph ần
phòng ngừa, đấu tranh, làm giảm tình trạng tội phạm xâm hại tình dục đối v ới trẻ em.

_________*-_________

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 47% tại 13 xã của huyện Lục Ngạn, Bắc Giang
\Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có dân số đông, s ố đ ơn v ị hành chính
nhiều nhất tỉnh (29 xã và 01 thị trấn), điểm xuất phát thấp, trình đ ộ dân trí không đ ồng
đều, địa hình bị chia cắt thành 2 vùng rõ rệt, vùng cao, vùng khó khăn giao thông không
thuận tiện, điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn. Tại thời điểm tháng 8/2009,
Lục Ngạn còn 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% là Cấm S ơn, Tân S ơn, S ơn H ải, H ộ Đáp,
Phong Vân, Phong Minh, Sa Lý, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Đồng C ốc, Biên S ơn và Tân
Mộc. Một đặc điểm chung của 13 xã là tổng diện tích đất t ự nhiên l ớn (60.550 ha, chi ếm
59,93% tổng diện tích toàn huyện), nhưng diện tích sản xuất nông nghi ệp th ấp (10.330
ha, chiếm tỷ lệ 17%), còn lại chủ yếu là đất lâm nghi ệp; đồng bào dân t ộc thi ểu s ố đông,
chiếm trên 76% dân số; tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của 13 xã là 58,8% và chi ếm
59,02% tổng số hộ nghèo toàn huyện.


Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xóa đói, giảm nghèo tại 13 xã trên là nhiệm vụ cấp thiết đòi
hỏi sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp. Từ yêu cầu trên, UBND huyện Lục Ngạn
đã nghiên cứu, xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo đối với 13 xã có t ỷ l ệ hộ nghèo trên

50% giai đoạn 2010 – 2015 (gọi tắt là Đề án 13 xã nghèo) và đ ược HĐND t ỉnh B ắc Giang
đồng ý cho triển khai thực hiện với 03 nội dung gồm: Hỗ trợ xây dựng các công trình thủy
lợi nhỏ; Hỗ trợ sản xuất; Tăng cường cán bộ kỹ thuật cho cơ sở.
Kết quả thực hiện đề án đã đem lại hiệu quả thiết thực trong phát tri ển kinh tế - xã hội
trên địa bàn. Trước khi thực hiện đề án, diện tích đất canh tác nông, lâm nghi ệp ch ủ y ếu
phụ thuộc vào tự nhiên; trên địa bàn 13 xã chỉ có 19,7% di ện tích đ ất lúa 2 v ụ, đ ất tr ồng
cây ăn quả và hoa màu chủ động được nguồn nước tưới dẫn đến năng su ất thấp. V ới 42
công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư xây dựng mới đã đảm bảo n ước t ưới cho hầu h ết
diện tích đất sản xuất của 13 xã. Do chủ động được nguồn nước tưới nên năng suất lúa ổn
định, các loại rau, màu, cây ăn quả cho sản lượng ổn định đã tăng đáng k ể thu nh ập c ủa
người dân góp phần ổn định đời sống cho nhân dân, đẩy nhanh t ốc đ ộ gi ảm nghèo c ủa 13
xã.
Với nguồn vốn hỗ trợ từ đề án, đã có 8.644 lượt hộ nghèo thuộc 13 xã đ ược h ỗ tr ợ các
giống vật nuôi như: Bò sinh sản, lợn nái Móng Cái, l ợn lai F1, gà Mía lai, ngan Pháp, v ịt siêu
trứng... cùng với sự trợ giúp, hướng dẫn về kỹ thuật của đội ngũ cán b ộ đ ược tăng c ường
đã giúp các hộ dân từng bước chuyểndịch cơcấu cây trồng, vật nuôi theo h ướng s ản xu ất
hàng hoá, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, nâng cao thu nhập, b ướcđ ầu phát huy hi ệu
quả xoá đói giảm nghèo.
Đánh giá sau 5 năm thực hiện, có thể khẳng định công tác gi ảm nghèo t ại 13 xã thu ộc đ ề
án đã đạt được những kết quả tích cực; bộ mặt kinh t ế - xã h ội, đ ời s ống nhân dân t ại các
xã được cải thiện đáng kể; nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và tr ở thành h ộ khá gi ả có
thu nhập cao. Tỷ lệ hộ nghèo tại 13 xã giảm nhanh qua hàng năm; t ại th ời đi ểm
01/10/2010, số hộ nghèo của 13 xã là 10.910 hộ, chiếm t ỷ l ệ 81,38%, đ ến năm 2015, s ố
hộ nghèo giảm xuống còn 5.030 hộ, chiếm tỷ lệ 34,37%, (gi ảm 5.880 hộ, t ỷ l ệ gi ảm
47,01% so với năm 2010); mức giảm bình quân 8,17%/ năm. Đã có11/13 xã có t ỷ l ệ h ộ
nghèo giảm xuống dưới 50%, hiện còn 02 xã có t ỷ l ệ hộ nghèo trên 50% (Theo chu ẩn
nghèo quy định tại QĐ 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 c ủa Chính ph ủ). Nh ận th ức c ủa
cán bộ và nhân dân đã có chuyển biến tích cực; năm 2014, lần đầu tiên trong toàn huyện
có 30 hộ tự nguyện xin thoát khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó có 19 hộ thu ộc 13 xã
xin ra khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo.



Tuy nhiên, nhìn lại kết quả sau 5 năm thực hiện đề án cho thấy n ổi nên m ột s ố khó khăn
là: Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, mặc dù đã gi ảm nhi ều song t ỷ l ệ h ộ nghèo t ại 13
xã vẫn còn cao so với bình quân chung của huy ện (34,37% so v ới 15,01%) và cao h ơn
nhiều so với bình quân chung của tỉnh (34,37% so với 7,41%). Số hộ tái nghèo và phát sinh
nghèo mới hàng năm vẫn còn. Công tác xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát th ực hi ện đ ề
án trên địa bàn ở một số xã chưa tốt dẫn đến hiệu quả còn thấp; ph ương th ức hỗ tr ợ còn
dàn trải, nhỏ lẻ. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhi ệm c ủa m ột b ộ ph ận cán b ộ làm
công tác giảm nghèo ở cơ sở còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu; vi ệc ti ếp thu và áp
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất của người dân nhìn chung còn h ạn ch ế,
dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thấp. Mặt khác, m ột bộ phận người dân còn n ặng
tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước mà thi ếu ý thức vươn lên t ự thoát
nghèo làm ảnh hưởng đến tiến độ giảm nghèo...
Để phát huy hiệu quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, trong th ời gian t ới, huy ện
cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm là: Công tác xóa đói, gi ảm nghèo ph ải
được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể t ừ huy ện đ ến
cơ sở xác định là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong Chương trình phát tri ển kinh t ế xã hội của địa phương. Phải tích cực làm tốt công tác tuyên truy ền, v ận đ ộng nh ằm nâng
cao nhận thức của người dân, họ phải chủ động tự lực vươn lên thoát nghèo là chính;
chống tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, có hình th ức bi ểu d ương,
khích lệ những hộ tự xin ra khỏi hộ nghèo nhằm tạo được sự đồng thuận và quy ết tâm
cao của cả hệ thống chính trị và mọi người dân trong thực hi ện nhiệm vụ xoá đói, gi ảm
nghèo.Ưu tiên, quan tâm hỗ trợ trước đối với gia đình người có công với cách mạng, các h ộ
nghèo thuộc diện “yếu thế” như đối tượng bảo trợ xã hội và các đối t ượng chính sách xã
hội khác. Tăng cường công tác đào tạo nghề gắn v ới gi ải quy ết vi ệc làm, t ạo vi ệc làm m ới
cho người lao động thuộc hộ nghèo…Bên cạnh đó, huy ện t ập trung ch ỉ đ ạo l ồng ghép có
hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo, tạo đi ều ki ện cho người nghèo ti ếp
cận các dịch vụ hỗ trợ như tập huấn kỹ thuật, vay vốn ưu đãi, học nghề, tạo việc làm///.

Lục Ngạn: Phát huy nội lực hướng tới mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững

Năm 2016, huyện Lục Ngạn còn 9.319 hộ nghèo trên t ổng s ô 52.960 h ộ dân toàn
huyện, chiếm tỉ lệ 17,6% (giảm 1.568 hộ, tỉ lệ giảm 3,4%so với năm 2015) Nhi ều


xã co tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu như Sa Lý, Phong Minh, Đèo Gia, Tân L âp, H ộ Đáp, S ơn
Hải, Cấm Sơn…
Có được những kết quả đáng ghi nhận này, ngoài sự đầu t ư, h ỗ tr ợ có hi ệu qu ả t ừ các
chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước, trước hết phải k ể đến tinh th ần
chủ động, tích cực lao động sản xuất, phát tri ển kinh t ế, m ở h ướng thoát nghèo, v ươn lên
làm giàu của các hộ có cuộc sống khó khăn và tác đ ộng quan tr ọng t ừ các ch ủ tr ương,
chính sách giảm nghèo đồng bộ, thiết thực được triển khai sâu r ộng trên đ ịa bàn huy ện.
Thoát nghèo bền vững luôn gắn liền với phát triển sản xuất, t ạo vi ệc làm ổn đ ịnh; đ ể làm
được điều này cần rất nhiều yếu tố, trong đó có vốn đầu t ư để phát tri ển sản xu ất - th ứ
mà các hộ nghèo luôn thiếu. Nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các gia đình thu ộc di ện nghèo có
vốn sản xuất, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tích cực triển khai các gói tín dụng hỗ
trợ tới các đối tượng chính sách với doanh số cho vay năm 2016 là 126,33 t ỷ đ ồng đ ối v ới
4.940 lượt hộ nghèo vay vốn phục vụ đầu tư sản xuất, kinh doanh. H ỗ tr ợ t ạo vi ệc làm
mới và hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo học t ập, nâng t ổng s ố v ốn d ư n ợ đ ến 31/12/2016
trên toàn huyện lên 444,409 tỷ đồng, với 21.298 hộ vay.
Qua kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của Ban Đ ại di ện HĐQT, nhìn chung, ngu ồn
vốn vay ưu đãi này đã được sử dụng đúng mục đích, phát huy hi ệu qu ả tích c ực trong vi ệc
ổn định đời sống, giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất. Nhi ều gia đình đã thoát nghèo, có
cuộc sống khá giả. Với quan điểm “Một gia đình chỉ thực sự thoát nghèo khi có công vi ệc,
thu nhập ổn định”, UBND huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo các ngành ch ức năng t ập trung ph ối
hợp tổ chức dạy nghề cho nông dân và người lao động thuộc hộ nghèo. Trong 5 năm qua,
đã có hàng nghìn lao động thuộc diện hộ nghèo được đào t ạo các ngh ề thi ết th ực nh ư:
Trồng trọt, chăn nuôi-thú y, May công nghiệp, Hàn, S ửa chữa máy nông nghi ệp… đã giúp
các đối tượng lao động nghèo tạo việc làm mới, bước đầu có thu nhập ổn định.
Thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quy ết định số 33/QĐ-TTg ngày
10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách hỗ tr ợ nhà ở đối v ới h ộ nghèo theo

chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (chương trình hỗ tr ợ h ộ nghèo v ề nhà ở theo Quy ết
định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2), Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện đã phối h ợp v ới
UBMTTQ huyện, Ngân hàng CSXH và UBND các xã, thị trấn tiến hành đi ều tra, kh ảo sát,
thẩm định các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở để có k ế hoạch h ỗ tr ợ theo qui đ ịnh. Trong
năm 2016, đã hỗ trợ kinh phí cho 105 gia đình xây m ới, s ửa ch ữa nhà ở v ới s ố ti ền 2,625
tỷ đồng. Chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực giáo dục như miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học
tập cho 11.225 học sinh thuộc diện con em hộ nghèo. Trong năm 2016, 10.887 h ộ nghèo
đã được hỗ trợ tiền điện sinh hoạt, với mức hỗ tr ợ 49.000 đ ồng/tháng/h ộ. Th ực hi ện QĐ
số 102/QĐ-TTg của CP về hỗ trợ phát triển sản xuất cho các h ộ nghèo mà c ụ th ể là
chương trình hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao đã góp phần tích c ực giúp
người dân phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Các chế độ, chính
sách ưu đãi đối với người nghèo luôn được huyện ưu tiên thực hi ện đ ầy đ ủ, k ịp th ời. Năm
qua, toàn huyện có 107.980 người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, người có công
được cấp bảo hiểm y tế. Ngoài 12 xã thuộc diện xã ĐBKK, hi ện Lục Ngạn còn 09 xã vùng 2
với 40 thôn, bản nằm trong diện đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135 của
Chính phủ với tổng kinh phí hỗ trợ trên 16 tỷ đồng đầu t ư xây d ựng c ơ s ở hạ t ầng, h ỗ tr ợ
phát triển sản xuất, duy tu bảo dưỡng các công trình ph ục v ụ an sinh xã h ội. Các công


trình được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng đã góp phần quan tr ọng ổn đ ịnh đ ời s ống,
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân tại các khu dân cư, xã đặc biệt khó khăn.
Khẳng định hiệu quả xã hội to lớn trong công tác gi ảm nghèo bền v ững c ủa huy ện L ục
Ngạn trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2016, ông Nguy ễn Thanh Bình - Ch ủ
tịch UBND huyện cho biết: “Yếu tố quan trọng đầu tiên đóng vai trò quy ết đ ịnh trong th ực
hiện công tác giảm nghèo bền vững là tạo được niềm tin và sự đồng thuận c ủa nhân dân
trong thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người nghèo. Các chính sách h ỗ tr ợ
của Đảng và Nhà nước được triển khai thực hiện đến t ận c ộng đồng và người dân đ ược
thụ hưởng. Cùng với đó, kết hợp với nguồn vốn từ chương trình đầu tư c ơ s ở hạ tầng, h ỗ
trợ sản xuất, dạy nghề từ các chương trình, mục tiêu quốc gia đã giúp số hộ nghèo có đi ều
kiện vươn lên thoát nghèo. Đồng thời UBND huy ện luôn tạo mọi đi ều ki ện thu ận l ợi nh ất

cho các doanh nghiệp, tư nhân đầu tư kinh doanh, sử dụng lao động địa phương”.
Tiếp nối những kết quả đạt được trong năm 2016, mục tiêu đặt ra trong năm 2017 L ục
Ngạn tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo huyện từ 17,6% xuống còn 14,43%. Các gi ải pháp c ụ
thể giảm nghèo đã được huyện quan tâm chỉ đạo và t ập trung ngu ồn l ực tri ển khai. Tuy
nhiên, để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững, ngoài nỗ lực c ủa các c ấp chính quy ền,
điều quan trọng vẫn phải là ý thức chủ động, t ự giác, tinh th ần v ượt khó v ươn lên thoát
nghèo của người dân./.



×