Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện châm kết hợp đai hộp ngải cứu việt trong điều trị đau vai gáy thể phong hàn đt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.77 KB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHOA LÃO

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA
PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP ĐAI
HỘP NGẢI CỨU VIỆT TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU
VAI GÁY THỂ PHONG HÀN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. BS. NGUYỄN ĐỨC MINH

HÀ NỘI – 2017


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
BN:

Bệnh nhân

CH:

Cơ học

CLS:

Cận lâm sàng

CS:


Cột sống

DT:

Di truyền

ĐT:

Điều trị

HC:

Hội chứng

NDI:

Neck Disability Index (Bộ câu hỏi NDI đánh giá hạn chế sinh hoạt
hàng ngày do đầu cổ)

TDKMM:

Tác dụng không mong muốn

THCS:

Thoái hóả cột sống

THCSC:

Thoái hóả cột sống cổ


TK:

Thần kinh

TVĐ:

Tầm vận động

TVĐĐ:

Thoát vị đĩa đệm

TVĐĐ/CSC: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
VAS:

Visusal Anajlogue Scarle (Thang điểm nhìn đánh giá mức độ đau)

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

YHCT:

Y học cổ truyền

YHHĐ:

Y học hiện đại



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN...............................................................................3
1. Quan niệm về đau vai gáy do lạnh theo Y học hiện đại.................................3
1.1 Khái niệm.................................................................................................3
1.2 Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ...................3
1.2.1 Cấu tạo giải phẫu:.............................................................................3
1.2.2 Chức năng cột sống cổ......................................................................4
1.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị đau vai gáy do
lạnh.................................................................................................................4
1.3.1. Đau vai gáy cấp tính.........................................................................4
1.3.2 Đau vai gáy do lạnh mạn tính...........................................................5
2. Bệnh đau cổ vai gáy do lạnh theo Y học cổ truyền........................................9
2.1. Nguyên nhân và thể bệnh......................................................................10
2.1.1. Nguyên nhân...................................................................................10
2.1.2. Các thể lâm sàng.............................................................................10
2.2. Một số phương pháp điều trị chứng Tý/ theo Y học cổ truyền..............11
2.3. Tổng quan về điện châm và ngải cứu Việt............................................12
2.3.1. Phương pháp điện châm..................................................................12
2.3.2. Ngải cứu Việt..................................................................................15
2.3.3. Cứu theo phương pháp truyền thống...............................................17
2.3.4. Đai hộp Ngải cứu Việt.....................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................19
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................19
2.1.2. Đối tượng........................................................................................19
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại.............................19
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền..........................19
2.1.5: Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.........................................................19

2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................20


2.2.1. Phương tiện nghiên cứu..................................................................21
2.2.2. Quy trình nghiên cứu......................................................................22
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................23
2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị...............................................24
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................29
2.26. Y đức trong nghiên cứu....................................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................30
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đau vai gáy do lạnh................30
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi..............................................................30
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới..............................................................30
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.................................................31
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh......................................31
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo một số đặc điểm đau...................................31
3.1.6. Đánh giá chung mức độ của bệnh......................................................34
3.2. Đánh giá kết quả điều trị...........................................................................34
3.2.1. Đánh giá sự cải thiện về mức độ đau.................................................34
3.2.2. Đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống.......................................35
3.2.3. Đánh giá sự cải thiện tầm vận động CSC..........................................36
3.2.4. Đánh giá tình trạng co cơ cạnh sống cổ.............................................37
3.2.5. Đánh giá kết quả điều trị chung..........................................................37
3.3. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và tính vượt trội của Đai hộp
Ngải cứu Việt..................................................................................................38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................40
4.1. Bàn luận về đặc điểm đau của nhóm bệnh nhân nghiên cứu....................40
4.1.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi............................................40
4.1.2. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới...........................................40
4.1.3. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nghề nghiệp..............................40

4.1.4. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh...................41
4.1.5. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo một số đặc điểm đau.................41
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu................................................................43


4.2.1. Sự cải thiện mức độ đau (theo thước VAS)........................................43
4.2.2. Sự cải thiện về chất lượng cuộc sống.................................................44
4.2.3. Sự cải thiện tầm vận động cột sống cổ...............................................44
4.2.4. Sự cải thiện mức độ co cơ vùng cổ vai...............................................45
4.2.5. Kết quả điều trị chung........................................................................46
4.2.6 . Đánh giá tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và tính vượt trội
của Đai hộp Ngải Cứu Việt...........................................................................46
4.3. Bàn luận về chọn huyệt và Phương pháp cứu bằng “Đai hộp Ngải cứu Việt”..47
4.3.1. Chọn huyệt.........................................................................................47
4.3.2. Kỹ thuật châm....................................................................................48
4.3.3. Kỹ thuật Cứu bằng “Đai hộp Ngải cứu Việt”.....................................49
KẾT LUẬN........................................................................................................52
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………..........54
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………....55


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm VAS........................................................25
Bảng 2.2. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ..............26
Bảng 2.3: Tầm vận động cột sống cổ........................................27
Bảng 2.4. Đánh giá co cứng cơ..................................................27
Bảng 2.5. Đánh giá hội chứng rễ...............................................27
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày........28
Bảng 2.7. Đánh giá kết quả điều trị chung................................28
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi....................................30

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới....................................30
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp......................31
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh...........31
Bảng 3.5. Sự cải thiện về mức độ đau sau 7 ngày điều trị (theo
VAS)...........................................................................................34
Bảng 3.6. Sự cải thiện chất lượng cuộc sống sau 7 ngày điều trị
(theo Oswestry)..........................................................................35
Bảng 3.7. Sự cải thiện tầm vận động CSC sau 7 ngày điều trị..36
Bảng 3.8. Đánh giá tình trạng co cơ cạnh sống vùng CSC sau 7
ngày điều trị...............................................................................37
Bảng 3.9: Kết quả điều trị chung sau 7 ngày điều trị................37
Bảng 3.10.Tác dụng không mong muốn....................................38
Bảng 3.11: Hiệu quả giữa 2 phương pháp Cứu trong 30 phút liệu
trình...........................................................................................39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Hoàn cảnh xuất hiện đau......................................32
Biểu đồ 3.2. Mức độ đau theo VAS............................................32
Biểu đồ 3.3. Tần suất đau.........................................................32
Biểu đồ 3.4. Yếu tố lao động ảnh hưởng đến đau.....................33
Biểu đồ 3.5 Yếu tố thời gian ảnh hưởng đến đau......................33
Biểu đồ 3.6. Mức độ của bệnh...................................................34


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau vai gáy hay còn gọi là hội chứng cổ vai tay, là bệnh lý
khá phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi và liên quan đến các ngành
nghề công việc khác nhau như lái xe, học sinh, sinh viên, văn
phòng, gây mệt mỏi khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe

cũng như khả năng làm việc của nhiều người.
Đau vai gáy thường có những triệu chứng như: đau mỏi
vùng cổ và vùng bả vai ở một hoặc hai bên, làm hạn chế các
động tác quay, cúi, ngửa cổ. Đau có thể sẽ lan lên đến nửa đầu
và sau gáy kèm theo những triệu chứng như hoa mắt, chóng
mặt, ù tai…Chứng rối loạn cảm giác có thể khiến người bệnh có
cảm giác như rát bỏng, tê bì, như kiến bì ở vùng bả vai và lan
xuống tận các ngón tay. Các triệu chứng này tăng lên khi thời
tiết thay đổi, ngồi lâu, sai tư thế…Bệnh cũng có thể khởi phát
đột ngột hoặc diễn biến từ từ với các triệu chứng bệnh khác
nhau, tùy theo nguyên nhân gây bệnh và giai đoạn bệnh. Chính
vì thế, việc xác định được nguyên nhân gây bệnh là cách tốt
nhất để giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả.
Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị vai gáy do lạnh chủ yếu điều
trị triệu chứng bằng nội khoa, ngoại khoa cùng biện pháp vật lýtrị liệu, phục hồi chức năng bằng thuốc chống viêm, giảm đau
không steroid, thuốc giãn cơ, giảm đau thần kinh kết hợp với tia
hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng từ trường, kéo dãn CSC, tuy
nhiên kết quả còn rất nhiều hạn chế.
Y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy được xếp vào chứng
Tý. Chứng Tý phát sinh do vệ khí của cơ thể khổng đầy đủ, các
tà khí từ bên ngoài như phong, hàn, thấp thừa cơ xâm phạm
vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc... làm bế tắc kinh mạch, khí
huyết không lưu thông gây đau; hoặc do người cao tuổi chức
nặng các tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy,
can huyết hư không nuôi dưỡng được cân, mà gây ra xương
khớp đau nhức, sưng nề, cơ bắp co cứng, vận động khó
1


khăn...YHCT sử dụng các phương pháp khu phong, tán hàn, trừ

thấp, thông kinh hoạt lạc, tư bổ can thận nhằm khôi phục lại sự
cân bằng âm dương, phù chính khu tà, chỉ thống. Phép điều trị
truyền thống thường dùng: Châm, Cứu, Giác, Xoa bóp bấm
huyệt, Thuốc thảo dược.
Châm và Cứu là hai phương pháp được phổ biến rộng rãi,
tuy nhiên phương pháp Cứu ngải truyến thống thường gây nhiều
phiền phức và mất an toàn cho cả bệnh nhân và thầy thuốc. Để
giải quyết vấn đề này PGS.TS. Nghiêm Hữu Thành -Nguyên
giám đốc Bệnh viện châm cứu TW đã cho ra đời phương pháp
cứu của Đai- Hộp Ngải cứu Việt, với tiêu chí: an toàn hiệu quả,
mang lại giá trị to lớn cho nền Châm cứu Viêt Nam.
Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, việc kết hợp phương
pháp điện châm với phương pháp cứu ngải bằng Đai- hộp Ngải
cứu Việt điều trị bệnh mang lại kết quả tốt. Đặc biệt hiệu quả
trong điều trị các bệnh cơ xương khớp. Xét thấy ngày nay tỉ lệ
đau vai gáy ngày càng tăng, phần nhiều do nguyên nhân co
cứng cơ sau vận động sai tư thế kết hợp với lạnh (phong hàn)
cùng với hiệu quả rõ rệt của phương pháp không dùng thuốc
(điện châm kết hợp cứu ngải), giảm đau, tiết kiệm thời gian, an
toàn. Để có bằng chứng khoa học và để làm phong phú thêm
các phương pháp điều trị đau do đau vai gáy chúng tôi tiến
hành đề tài:
“Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện
châm kết hợp với Cứu bằng Đai hộp ngải cứu Việt trong
điều trị Đau vai gáy cấp do lạnh.”
Nhằm mục tiêu:
- Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện
châm kết hợp với Đai hộp ngải cứu Việt trong điều trị
Đau vai gáy cấp do lạnh.


- Tác dụng không mong muốn của phương pháp và tính
vượt trội của Đai hộp ngải Cứu Việt.
2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Quan niệm về đau vai gáy do lạnh theo Y học hiện đại.
1.1 Khái niệm
Nguyên nhân đau vai gáy do lạnh:
- Đau vai gáy cấp đơn thuần:
Nhiễm lạnh đột ngột: ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều
hoà) lâu, dầm mưa lâu, tắm rửa ban đêm,... làm giảm sự cung
cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn
đến hội chứng đau vai gáy.
- Đau vai gáy do lạnh trên nền bệnh lý mãn tính của cột
sống cổ (thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống):
Thông thường gặp từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã
giảm tính dẻo dai và đàn hồi. Kết hợp với thay đổi nhiệt độ đột
ngột nóng, lạnh nên hay mắc chứng đau cổ vai gáy.
1.2 Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột
sống cổ
1.2.1 Cấu tạo giải phẫu:

Hình 1.1: Các đốt sống [11]

3


Hình 1.2: Đĩa đệm
Cột sống cổ cấu tạo bởi 7 đốt sống cổ (C1 - C7), 5 đĩa đệm

và 1đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ - lưng C7 - Dl), lỗ gian
đốt sống, khớp đốt sống và dây chẳng. Cột sống cổ thường được
chia thành hai vùng: cột sống cổ trên (C1 - C2) và cột sống cổ
dưới (C3 - C7), tổn thương ở từng vùng sẽ có biểu hiện lâm sàng
khác nhau.
1.2.2 Chức năng cột sống cổ.
Cột sống cổ tham gia vào sự phối hợp của mắt, đầu, thân
mình; đồng thời tham gia vào việc định hướng trong không gian
và điều khiển tư thế. Cột sống cổ là nơi chịu sức nặng của đầu
và bảo vệ tủy sống nằm trong ống sống. Các đĩa đệm vùng cột
sống cổ có nhiệm vụ nối các đốt sống, nhờ khả năng biến dạng
và tính chịu nén ép mà phục vụ cho sự vận động của cột sống,
giảm các chấn động lên cột sống, não và tủy [6], [7],[12].
1.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và điều
thế trung
gian
trị đau Tưvai
gáy
do lạnhQuay

Cúi ngửa

Hình 1.3. Các động tác vận động của cột sống cổ [13]

1.3.1. Đau vai gáy cấp tính
a. Triệu chứng lâm sàng

a.1. Đau vai gáy cấp do lạnh tính đơn thuần
4


Nghiêng


+

Đau

cổ

cục

bộ.

Đau xuất hiện sớm và thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh:
- Khởi phát sau bị lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột như: sau
ngủ dậy, sau tắm, ngồi phòng điều hòa
- Đau khu trú ở vùng gáy lan lên chẩm hoặc xuống vai. Đau
vùng gáy thường một bên, đầu có thể ngoẹo về một bên, không
quay được
- Tính chất đau: đau không kèm đau rát tê bì, hoặc đau sâu
trong cơ (myalgia) vai, gáy. Đau tăng khi vận động cột sống cổ,
khi

gặp

lạnh,

về

đêm.


a.2. Đau vai gáy cấp tính trên nền bệnh lý mãn tính cột sống cổ
(THCSC, TVDD)
Bao gồm các triệu chứng nêu ở trên và triệu chứng của đau
vai gáy mạn tính.
b. Triệu chứng cận lâm sàng
- Bình thường.
- Kèm theo triệu chứng cận lâm sàng của đau vai gáy mạn
tính.
1.3.2 Đau vai gáy do lạnh mạn tính
1.3.2.1 Đau vai gáy do lạnh mạn tính/THCSC
a) Yếu tố thuận và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống
cổ
- Yếu tố thuận lợi
THCSC thường xuất hiện ở những người tuổi cao hoặc có
công việc gây tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột
sống cổ. Kết hợp với ngoại nhân, chịu lạnh lâu ngày mà gây
bệnh [6][7][12][14][15].
Cơ chế bệnh sinh
Hai lý thuyết chính được nhiều tác giả ủng hộ trong cơ chế
bệnh sinh của THCSC là lý thuyết cơ học và lý thuyết tế bào. Lý
thuyết cơ học mô tả các vi gãy xương do suy yếu các sợi
5


collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất Proteoglycan. Lý thuyết
tế bào nêu lên cơ chế tăng áp lực làm tế bào sụn cứng lại, giả.i
phong các enzym tiêu protein làm hủy hoại dần dần các chất cơ
bản.
b. Triệu chứng lâm sàng.

b.1 Triệu chứng lâm sàng
b.1.1 Hội chứng cột sống cổ:
Triệu chứng cơ năng
+ Đau cổ cục bộ.
Đau xuất hiện sớm và thường là triệu chứng đầu tiên của
bệnh:
Đau đột ngột sau lạnh
- Đau khu trú ở vùng gáy lan lên chẩm hoặc xuống vai.
- Tính chất đau: đau rát, đau nông ở vùng do rễ thần kinh cổ
chi phối (neuralgia) hoặc đau sâu trong cơ (myalgia) vai, gáy.
- Đau tăng khi vận động cột sống cổ.
- “Đau cổ cục bộ” gồm:
- Đau vùng gáy cấp tính hay vẹo cổ cấp (torticolis):
. Khởi phát sau lao động nặng, bị lạnh.
. Đau vùng gáy một bên, đau lan lên chẩm, đầu có thể
ngoẹo về một bên không quay được, thường khỏi sau vài ngày,
dễ tái phát.
- Đau vùng gáy mạn tính:
. Đau âm ỉ khi tăng, khi giảm, lan ít.
. Hạn chế vận động cột sống cổ khi gấp, duỗi, nghiêng,
xoay, đôi khi thấy lạo xạo khi quay cổ.
Triệu chứng thực thể
- Có điểm đau cột sống (khi ấn mỏm gai cột sống cổ).
- Có điểm đau cạnh sống.
- Co cứng cơ cạnh sống.
6


- Có tư thế chống đau: nghiêng đầu về một bên đau, vai bên
đau nâng cao hơn bên lành.

- Đau tăng lên khi vừa ấn đầu bệnh nhân xuống vừa gấp,
duỗi, nghiêng, xoay cổ.
Nghiệm pháp Schpurling: vừa quay vừa ấn đầu xuống: đau
tăng lên.
- Tầm hoạt động của cột sống cổ bị hạn chế (rõ nhất là ở
giai đoạn đầu hoặc đợt tái phát). Tầm hoạt động cột sống cổ
người Việt Nam bình thường là: gấp 52 0, duỗi 650, nghiêng 510,
xoay

750 (đo

theo

thước

của

Hồ

Hữu

Lương).

b.1.2. Hội chứng rễ thần kinh:
Triệu chứng cơ năng:
+ Đau kiểu rễ.
- Đau rễ thần kinh cổ thường xuất hiện từ từ (85%) trường hợp
(khác với TVĐĐ cột sống thắt lưng, thường xuất hiện đột ngột sau
chấn thương, mang vác nặng).
- Đau vùng gáy lan theo giải phân bố cảm giác rễ thần kinh

cổ. Biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng vai – gáy hoặc hội chứng
cổ – vai – cánh tay.
Triệu chứng thường gặp ở một bên (65%). Gặp nhiều nhất là
thương tổn rễ C7 (35%), C6(25%), C5 (10%), C8 (5%).Thường gặp
thương tổn một rễ, ít trường hợp thương tổn nhiều rễ (C 4, C5, C6,
C7…) giống như biểu hiện thương tổn đám rối thần kinh cánh
tay. Có cảm giác tê bì ở vùng rễ thần kinh cổ bị thương tổn chi
phối cảm giác, rõ nhất là tê bì ở bàn tay, ngón tay.
Triệu chứng thực thể
+ Triệu chứng cảm giác:
- Điểm đau cạnh sống tương ứng với các rễ thần kinh bị
thương tổn.

7


- Dấu hiệu chuông bấm: ấn vào điểm cạnh sống, đau lan
theo rễ thần kinh bị thương tổn ( gặp ở những BN đau vai gáy
do lạnh/ bệnh cột sống cổ mạn tính)
- Một vài nghiệm pháp:
. Nghiệm pháp ép rễ thần kinh cổ: bệnh nhân ở tư thế ngồi
ngay ngắn, đầu nghiêng, ưỡn, xoay về bên bệnh đồng thời ấn
đầu xuống theo trục cột cột cổ: đau ở điểm cạnh sống tương
ứng với rễ thần kinh bị thương tổn, đau có thể lan theo rễ thần
kinh (nghiệm pháp ép rễ thần kinh cổ dương tính (+)) (do rễ
thần kinh bị ép trong lỗ tiếp hợp khi nghiêng, ưỡn, xoay cột
sống cổ, các lỗ tiếp hợp lại) và do đĩa đệm bị đè ép làm tăng sự
lồi của đĩa đệm sẽ tăng ép rễ thần kinh..
Nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ.
Đẩy đầu bệnh nhân theo hướng nghiêng – gấp – xoay về

bên lành và giữ cố định vai bên bệnh: sẽ đau dọc theo tễ bị
thương tổn (nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ dương tính).
Gấp cổ cho cằm chạm xương ức: sẽ đau dọc theo rễ bị
thương tổn, rõ nhất là khi TVĐĐ ở đoạn cột sống cổ dưới
(nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ dương tính +), bình thường
trong tư thế gấp cổ, tủy sẽ bị kéo dài lên trên, các rễ thần kinh
cũng bị kéo dài, các rễ thần kinh cổ dưới bị căng nhiều hơn.
Bảng: Triệu chứng định khu thương tổn rễ thần kinh cổ:
Rễ
TK
bị
TT

Rối loạn cảm giác (đau,
giảm cảm giác, tê bì)

C1

Vùng da chỏm đầu

C2

Vùng da sau đầu, da phía
bên dưới mặt và một phần
vành tai
8

Rối loạn vận
động


Mất phản
xạ


- Cảm giác
khó do TT
XII
- Khó thở,
ngực do TT
hoành

nói
dây

C3

Vùng gáy riêng trên bả vai

C4

Vùng cơ thang và vùng Ho, nấc, khó thở
trên ngoài của cánh tay khi dây hoành bị
(teo cơ thang, cơ vùng kích thích (C3 –
gáy)
C4)

C5

Vùng gáy, mỏm vai mặt
ngoài cánh tay (hội chứng Yếu cơ delta

vai – cánh tay)

C6

Yếu cơ ngửa dài,
Mặt trước cánh tay, mặt
Gân cơ nhị
cơ nhị đầu cánh
ngoài cẳng tay, ngón tay
đầu và trâm
tay, cơ cánh tay
cái
quay
trước

C7

Mặt sau cánh tay, cẳng
tay, 3 ngón giữa
Đau vùng trước tim, cơn Yếu

duỗi Gân cơ tam
đau thắt ngực (vì rễ C6, chung ngón tay
đầu
C7 phân bố cảm giác cho
cơ ngực lớn và bé).

C8

Yếu các cơ gấp

Mặt trong cánh tay, cẳng
ngón tay và cơ Trụ – sấp
tay và ngón út
bàn tay

9

tức
dây


b.1.3 Hội chứng động mạch đốt sống (HC giao cảm cổ sau
Barré Liéou):
Bệnh nhân có hội chứng động mạch đốt sống thường có các
triệu chứng nhức đầu hoặc đau đầu vùng chẩm từng cơn; chóng
mặt; hoa mắt, giảm thị lực thoáng qua; rung giật nhãn cầu; ù
tai, tiếng ve kêu trong tai, đau tai; loạn cảm thành sau họng,
bệnh nhân nuốt vướng hoặc đau.
c. Điều trị và phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ theo Y
học hiện đại
Điều trị
Về nội khoa, đau vai gáy do lạnh được điều trị bằng các
nhóm thuốc sau:
Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh như thuốc
chống viêm không steroid (Diclofenac, Meloxicam...); corticoid,
thuốc giãn cơ vân (Mydocalm, Myonal...); thuốc giảm đau sử
dụng theo bậc thang giảm đau của WHO. Khi dùng các nhóm
thuốc này cần lưu ý các chống chỉ định và tác dụng phụ.
Các vitamin nhóm B (Neurobion, Methylcoban...) đặc biệt
hay được sử dụng khi có tổn thương thần kinh.

Phương pháp vật lý trị liệu bao gồm:chiếu đèn hồng ngoại,
đắp bùn nóng; tắm nước khoáng, bơi và kéo giãn cột sống cổ...
Phòng bệnh
Những người đau vai gáy cần lưu ý chống các tư thế xấu
trong sinh hoạt và lao động; tránh các động tác quá mạnh, đột
ngột, sai tư thế khi mang vác, xách, nâng các đồ vật...; giữ ấm
vùng cổ vai và tránh giữ lâu cổ ở tư thế cúi cổ ra trước, ưỡn ra
sau hay nghiêng về một bên. Khi ngồi làm việc lâu hoặc ngồi xe
đường dài, bệnh nhân cần dùng ghế có tấm đỡ cổ và lưng hoặc
đeo đai cổ để giữ tư thế sinh lý thích hợp và tránh các vận động
quá mức của cột sống cổ.

10


2. Bệnh đau cổ vai gáy do lạnh theo Y học cổ truyền
Bệnh danh: Lạc chẩm thống.
Vai cổ gáy là nơi cốt yếu của sự vận động chi trên và đầu
mặt cổ. Vùng này do các kinh dương (thủ, túc tam dương) đi
qua và phân bố ở đây.
Đau vai cổ gáy do lạnh là một loại bệnh có chủ chứng là
vùng vai, cổ gáy cứng đau, thường đau một bên đôi khi đau cả
hai bên; kèm theo thường quay đầu, cổ hoặc vận động khớp vai
khó khăn. Bệnh này có quan hệ mật thiết với các kinh dương
(chủ yếu là kinh thái dương) và can thận (can chủ cân, thận chủ
cốt). Ngoại cảm (phong hàn), nội thương đều có chứng đau vai
gáy.
Trong YHCT, đau vai gáy do lạnh được xếp vào chứng Tý. Tý
là sự bế tắc kinh mạch, khí huyết. Chứng Tý phát sinh trên cơ sở
khí huyết suy kém, âm dương không điều hòa, các tà khí từ bên

ngoài thừa cơ xâm phạm vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc...
làm bế tắc kinh mạch, khí huyết không lưu thông gây đau; hoặc
do người cao tuổi chức năng các tạng phủ suy yếu, thận hư
không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được
cân, tỳ hư cơ nhục yếu, kèm ngoại nhân phong hàn mà gây ra
xương khớp đau nhức, cân co cứng, vận động khó khăn. [8],[9],
[28],[29].
2.1. Nguyên nhân và thể bệnh
2.1.1. Nguyên nhân
- Tà khí phong hàn xâm phạm: vì làm chỗ ướt lạnh hoặc lội
nước, dầm mưa, hoặc lao động khó nhọc, gối đầu cao, mặc áo
lạnh ướt hoặc khi khí hậu biến đổi đột ngột, nóng lạnh thay
nhau làm cho phong hàn, nhân lúc hư xâm phạm vào cơ thể,
dồn vào kinh lạc, cân cơ làm cho khí huyết trở tắc, vận hành
không thông lợi mà thành bệnh.
- Can thận âm hư kết hợp với tà khí phong hàn : người bẩm
tố tiên thiên không đủ, lại do lao động nặng nhọc quá độ hoặc
11


bệnh lâu, người tuổi già yếu hoặc phòng dục quá độ làm cho
thận tinh suy tổn, thận hư không dưỡng được can mộc, can âm
hư không nhu dưỡng được gân cốt. Chính khí suy giảm, tà khí
(phong hàn) thừa cơ xâm nhập mà sinh bệnh.
2.1.2. Các thể lâm sàng
a) Phong hàn xâm phạm:
- Triệu chứng: sau nhiễm lạnh vai gáy cứng đau, quay cổ
khó, sợ gió, sợ lạnh, gặp lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau, rêu
lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
- Cơ chế:

+ Vai cổ gáy là nơi các kinh dương ở tay và chân đi qua,
phong hàn xâm phạm vào làm tắc trở kinh lạc mà gây đau,
quay cổ khó khăn.
+ Thái dương là chủ về phần biểu của toàn thân, khi phong
hàn bó ở phần cơ biểu làm cho vệ khí không tuyên đạt được mà
gây sợ gió, sợ lạnh.
+ Phong hàn bó ở ngoài, nên gặp lạnh đau tăng, chườm
nóng thì đỡ đau.
+ Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn là triệu chứng
phong hàn ở biểu.
c) Can thận âm hư kết hợp phong hàn lâu ngày
- Triệu chứng: Vai gáy thường đau mỏi, thích xoa chườm, khi
lao động khó nhọc, về đêm, thay đổi thời tiết thì đau tăng,
thường phát đi phát lại, kèm đau đầu hoa mắt chóng mặt, mất
ngủ tâm phiền, lưỡi rêu dày, mạch huyền tế sác.
- Cơ chế:
+ Can chủ cân, can tàng huyết, huyết hư không nuôi dưỡng
được cân mạch nên gây đau mỏi kèm đau đầu hoa mắt chóng
mặt.
+ Đau mỏi phát đi phát lại, thích xoa chườm ấm, gặp khó
nhọc đau tăng là thuộc hư chứng.
12


+ Mất ngủ, tâm phiền, rêu lưỡi dày, mạch huyền tế sác.
2.2. Một số phương pháp điều trị chứng Tý/ theo Y học cổ
truyền
Điều trị Lạc chẩm thống theo YHCT gồm:
- Khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
- Tư bổ can thận, thư cân, thông kinh hoạt lạc.

Mục đích nhằm khôi phục lại sự thăng bằng âm dương,phù
chính khu tà, thông kinh hoạt lạc và khôi phục lại hoạt động
sinh lý bình thường của vùng vai gáy. Dựa vào pháp trên, có hai
phương pháp điều trị chính là dùng thuốc và không dùng thuốc:
Phương pháp dùng thuốc đông dược:
Trong YHCT, mỗi thể bệnh có một pháp điều trị đặc thù với
một hay nhiều bài thuốc cho mỗi thể bệnh. Thuốc có thể dùng
dưới dạng thuốc uống hay thuốc dùng ngoài.
Phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm : Theo quan điểm của YHCT “bất thông tắc thống”
tức là tà khí xâm phạm vào kinh lạc khiến khí huyết tắc trở mà
gây đau, châm cứu có tác dụng làm thông kinh hoạt lạc làm khí
huyết lưu thông thì hết đau “thông tắc bất thống”.
+ Cứu: Theo YHCT, ôn kinh thông dương, hoạt: lac, chi
thống, thư cân là 1 phép dùng độ nóng vừa để kích thích “nếu
kinh mạch bị bế trơ, dùng nhiệt để dẫn” có tác dụng làm giãn
mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, giãn cơ, đặc biệt là những nhóm
cơ bị co cứng trước đó”.
2.3. Tổng quan về điện châm và ngải cứu Việt
2.3.1. Phương pháp điện châm
Chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu là di sản lâu đời
trong y học Phương Đông.
Chân tức là điều khí, hòa huyết khí. Khi châm kim qua các
huyệt vị sẽ khai thông sự tuần hành của khí huyết vì: Thông bất
13


thống, thống bất thông. Có nghĩa là khi khí huyết lưu thông thì
không đau, đau tức là khí huyết không lưu thông.
Những loại kim người xưa dùng để châm chữa bệnh gồm

có 9 loại (cửu châm), trong đó hay dùng nhất là loại kim số 7,
dài 2-8 cm, đường kính 0,2-0,3 mm gọi là Hào châm.
Các nghiên cứu về các dòng điện trên cơ thể đã đưa ra kết
luận là:
Khi dòng xung điện có tần số thích hợp, cường độ, điện thế
thấp thì có tác dụng tốt để kích thích hoặc ức chế thần kinh,
gây co cơ hoặc giảm co thắt cơ, tăng cường điều chỉnh tuần
hoàn đặc biệt là tác dụng giảm đau.
Điện châm là một phát triển của ngành châm cứu, kết hợp
YHCT và YHHĐ, phát huy được cả tác dụng của kích thích lên
huyệt vị, huyệt đạo và tác dụng của xung điện trên cơ thể.
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng
của châm với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện
châm.
Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu cơn
đau, kích thích hoạt động của các cơ, các tổ chức, tăng cường
dinh dưỡng ở các tổ chức, làm giảm viêm, giảm xung huyết,
giảm phù nề tại chỗ.
Điện châm thay thế cho thủ pháp vê tay kích thích huyệt
một cách đều đặn nhịp nhàng không làm cho bệnh nhân đau
đớn, mà ngược lại bệnh nhân còn có cảm giác tê, tức, nặng làm
dịu cơn đau một cách nhanh chóng, do vậy điện châm ra đời
đáp ứng được mục đích điều khí của Châm cứu một cách nhanh
mạnh mà không đau đớn
2.3.1.1. Cơ chế tác dụng của châm theo Y học hiện đại
Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới
có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Vogralic và
Kassin (Liên Xô cũ) căn cứ vào vị trí và tác dụng của nơi châm
14



đề ra 3 loại phản ứng của cơ thể đó là: phản ứng tại chỗ, phản
ứng tiết đoạn và phản ứng toàn thân.
❖ Phản ứng tại chỗ:
+ Châm cứu vào huyệt là một kích thích gây một cung
phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý: như làm
giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ...
+ Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm
ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt, sự tập trung bạch cầu...làm
giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau...
❖ Phản ứng tiết đoạn thần kinh:
Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi
cảm giác vùng da ở cùng một tiết đoạn với nó, ngược lại nếu có
kích thích từ vùng da của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng
đến nội tạng của cùng một tiết đoạn đó.
❖ Phản ứng toàn thân:
Bất cứ một kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động
của vỏ não, nghĩa là có tính chất toàn thân. Khi nhắc đến phản
ứng toàn thân, cần nhắc lại nguyên lý hiện tượng chiếm ưu thế
của vỏ não. Khi châm cứu gây những biến đổi về thể dịch và nội
tiết, sự thay đổi các chất trung gian hoá học như Enkephalin,
Catecholamin, Endorphin. như số lượng bạch cầu tăng, ACTH
tăng, số lượng kháng thể tăng cao [11], [12].
2.3.1.2. Cơ chế tác dụng của châm theo Y học cổ truyền
Bệnh tật phát sinh ra do sự mất cân bằng âm dương. Sự
mất cân bằng đó gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài
(tà khí của lục dâm) hoặc do thể trạng suy yếu, sức đề kháng
kém (chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình
cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những nguyên
nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn uống,

nghỉ ngơi không hợp lý. Châm cứu có tác dụng điều hoà âm

15


dương, đó chính là mục đích cuối cùng của việc chữa bệnh trong
Y học cổ truyền
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
Dùng để cắt chứng đau 1 số bệnh: Đau khớp, đau răng,
đau dây thần kinh, cơn đau nội tạng...
Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: Liệt nửa người,
liệt các dây thần kinh ngoại biên (liệt VII ngoại biên, liệt đám rối
thần kinh cánh tay...)
Châm tê tiến hành phẫu thuật.
Chống chỉ định:
Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu.
Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử mắc bệnh
tim, phụ nữ đang có thai hoặc hành kinh.
Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong,
mệt mỏi, đói...
Một số huyệt không được chỉ định châm hoặc cấm châm sâu
như: Phong phủ, Nhũ trung...
Cách tiến hành:
Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt
và và tiến hành châm kim đạt tới đắc khí, sau đó nối các huyệt
cần được kích thích bằng xung điện tới máy điện châm.
Cần kiểm tra lại máy điện châm trước khi vận hành (tất cả
các núm đều chỉnh ở vị trí số 0) để đảm bảo an toàn. Tránh mọi
động tác vội vàng khiến cường đọ kích thích quá ngưỡng gây co

giật mạnh khiến bệnh nhân hoảng sợ.
Thời gian kích thích điện tùy thuộc yêu cầu chữa bệnh, có thể từ
15 phút đến 1 giờ (như trong châm tê phẫu thuật).
Liệu trình điện châm:

16


Điện châm 1lần/ngày, mỗi lần 30 phút, một liệu trình điều
trị từ 10-15 ngày hoặc dài hơn tùy liệu trình điều trị.
Cường độ điện châm theo phương pháp bổ 1-5 microampe,
tả 10-20 microampe.
2.3.2. Ngải cứu Việt
2.3.2.1. Dược tính và tác dụng của Ngải diệp
Dược tính: Ngải diệp có vị đắng, cay, ôn, có tác động đến
can, tì, thận kinh. Tác dụng: Tác dụng của ngải diệp rất rộng lớn,
có thê lấy những ghi chép trong văn hiến để khái quát tác dụng
của ngải diệp.
Cuốn "bản thảo bị yếu" có nói: "Ngải diệp có vị đắng, tính
ôn, thuần dương, có thể vãn hồi phần dương, thông thập nhị
kinh mạch... Mồi ngải có thể chữa bách bệnh". Cuốn "thần cứu
kinh luân" có nói: "Cứu lấy tính nóng mà dẫn, có thể tiêu âm tà,
thể nhược thì nên dùng, khéo dẫn vào tạng phủ, dùng mồi ngải
có thể thông được thập nhị kinh mạch, nhập tam âm, thông khí
huyết, chữa bách bệnh, rất hữu hiệu".
Cuốn “Hải thượng y tông tâm lĩnh” Ngải diệp xếp vào bộ
mộc, chạy vào các kinh Túc thái âm, Quyết âm, Thiếu âm. Tác
dụng khu hàn, giải tán các chứng ngoại cảm phong hàn.
Ngải diệp có đặc điểm dễ đốt có công năng dẫn kinh mạch
chữa bệnh, cho nên được các nhà y học chọn làm dược liệu để

cứu.
2.3.2.2. Thu hái và chế biến
Cuốn "bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân đời Minh,
trong đó có viết: "Phàm là dùng ngải diệp, nên dùng loại để lâu,
đã chế mềm, gọi là thục ngải. Nếu như dùng loại sinh ngải thì
dễ tổn thương đến cơ mạch". Điều ấy có nghĩa là, ngải diệp để
càng lâu càng tốt. Hằng năm vào khoảng giữa tháng 3 đê n 5,
thu hái ngải diệp tươi non, đem phơi khô rồi ép bằng con lăn
sàng lọc tạp chất, làm đi làm lại vài lần, thì được lá ngải trắng
17


mềm như bông. Nếu như không khử bỏ tạp chất và bụu bặm,
khi đốt dễ phát sinh nổ làm bỏng rách bì phu và áo quần. Khi
tàng trữ cần cho vào trong đồ đựng khô ráo, đề phòng ẩm thấp
và bị mốc. Lá ngải bị mốc thì nên vứt đi, không sử dụng được.
2.3.2.3. Chế biến và mồi ngải
Đem lá ngải (có thể tự mình chế lấy, cũng co thể lấy tư
ống ngải bán ở chợ), làm thành hình nón, gọi là mồi ngải.
Mồi ngải co thể chia làm 3 dạng: To, vừa, nhỏ. Thường
dùng loại vừa cũng gọi là mồi ngải tiêu chuẩn, có đường kính
chop nón là 0,8cm, cao là lcm, nặng độ 0,1 gam, thời gian đốt là
tư 3 phút (xem hình 6, 7). Mồi ngải to nhỏ tuỳ theo đối tượng và
vị trí cứu mà khác nhau, đối với người già yếu và trẻ con thì nên
dùng loại mồi ngải bé bằng hạt ngô, đối với ngoại khoa thì dùng
mồi ngải to, mỗi lần đốt ngải gọi là cứu 1 mồi. Thông thường khi
dùng mồi ngải để cứu thì dù ng lay bóp nặn thành hình chóp.
Cách làm là đem 1 dúm sợi ngải bỏ vào lòng bàn tay trái, lại
dùng ngón cái của tay phải, sát vào lòng tay trái độ mấy lần,
cuối cùng vê thành hình trứng, tay trái, chuyển sang tay phải,

tạo đáy bằng, có chóp nhọn thì thành mồi ngải hình chóp nón
(hình 8, 9).
2.3.2.4. Chế ống ngải
Căn cứ vào việc trong ống ngải có nhồi thêm thuốc đông y
hay không mà phân thành hai loại: ống ngải và ống thuốc ngải
(co bán ở thị trường), cách chế như sau:
Lấy 24 gam sợi ngải, rải lên mặt cờ cuốn rộng 26x20cm
(như cuốn thuốc lá), cuốn thành ống dạng điếu thuốc, đường
kính l,5cm, càng chặt càng tốt, rồi dùng keo hoặc hồ dán mép.
Ông thuốc ngải thì có cho thêm vào sợi ngải 6 gam bột
thuộc đông y (gồm các vị thuốc: Nhục quế, Can khương, Đinh
hương, Mộc hương, Độc hoạt, Tê tân, Bạch chỉ, Hùng hoàng,
Thương truật, Một dược, Nhũ hương, Xuyên tiêu), có cùng đồng
cân, rồi nghiền thành bột mịn.
18


×