Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn,vệ sinh lao động tại doanh nghiệp cổ phần tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.02 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC...............................................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THANH TRA LAO ĐỘNG.............................1
1.1. Các khái niệm cơ bản..................................................................................1
1.2. Mục đích thanh tra lao động........................................................................1
1.3. Nguyên tắc thanh tra lao động.....................................................................1
1.4 Nhiệm vụ , quyền hạn của thanh tra lao động..............................................2
1.5 Vị trí chức năng của thanh tra lao động.......................................................2
1.6 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra........................................................2
1.7. Hình thức thanh tra lao động.......................................................................2
1.8. Phương thức thanh tra lao động..................................................................3
1.9 Nội dung ,chức năng và quyền hạn của thanh tra lao động........................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
CỔ PHẦN TỈNH ĐẮK NÔNG.............................................................................4
2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp cổ phần tại tỉnh Đắk Nông........................4
2.2 Cơ quan thực hiện chức năng việc thanh tra lao động tỉnh Đắk Nông........4
2.3 Thực trạng về họat động thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh
lao động tại doanh nghiệp cổ phần tỉnh Đắk Nông............................................5
2.3.1 Cơ sở pháp lý tiến hành cuộc thanh tra lao động...................................5
2.3.2 Lực lượng thanh tra................................................................................5
2.3.3 Hình thức thanh tra lao động..................................................................6
2.3.4 Phương thức thanh tra lao động.............................................................6
2.3.5 Nội dung thanh tra thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.........7
2.3.6 Kết quả của công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động......................7
2.4 Đánh giá chung hoạt động thanh tra Lao động............................................8
2.4.1 Những kết quả đạt được........................................................................8
2.4.2 Những hạn chế và tồn tại.......................................................................8
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA


LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN TỈNH ĐẮK NÔNG........................10
3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra lao động về thực hiện pháp
luật an toàn, vệ sinh lao động...........................................................................10
3.2 Khuyến nghị...............................................................................................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển
đáng kể. Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho nền
kinh tế quốc nội vươn lên phát triển không ngừng, tạo môi trường phát triển thuận lợi
cho hàng trăm doanh nghiệp trên khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên
bên cạnh những tích cực trong sự phát triển nền kinh tế, tại nhiều tỉnh thành cũng phát
sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn như: Việc thực
hiện pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội… và đặc biệt là vấn đề thực hiện pháp luật an
toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp cổ phần ở nhiều tỉnh thành. Ở tỉnh Đăk
Nông, một trong những tỉnh thành có nhiều doanh nghiệp cổ phần chiếm đóng và vi
phạm luật an toàn vệ sinh lao động, đây là vấn đề nhức nhối của các cơ quan quản lý.
Để việc quản lý các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp cổ
phần được chặt chẽ và đúng với pháp luật, thì các cơ quan thanh tra của tỉnh phải thực
hiện nghiêm túc.
Để đảm bảo lợi ích của nười lao động đượ đảm bảo , sư lý kịp thời thì yêu cầu
các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông nói chung và phòng thanh tra nói riêng thực
hiện chức năng và nhiệm vụ triệt để. Nhưng trên thực tế thì vẫn còn nhiều bất cập và
với mong muốn tìm hiểu việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động của doanh
nghiệp cổ phần tỉnh thì em xin nghiên cứu đề tài:”Thực trạng công tác thanh tra việc
thực hiện pháp luật an toàn,vệ sinh lao động tại doanh nghiệp cổ phần tỉnh Đắk Nông”
Bài viết được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh tra lao động.
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra về thực hiện pháp luật an toàn,vệ sinh
lao động tại doanh nghiệp cổ phần tỉnh Đắk Nông.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra về thực hiện pháp luật
an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp cổ phần tỉnh Đắk Nông.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. Các khái niệm cơ bản.
Thanh tra : là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, thường được thực hiện bởi một cơ quan
chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai,
đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm,
góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra
nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
ngành, lĩnh vực đó.
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao
động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh

tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
1.2. Mục đích thanh tra lao động.
Mục đích hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế
quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện
pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích
cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhằm thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội.
1.3. Nguyên tắc thanh tra lao động.
- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải tuân
theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời.
- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt đông
1


Thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên,
công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
1.4 Nhiệm vụ , quyền hạn của thanh tra lao động.
Các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:
(1) Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
(2) Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao
động;
(3) Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
điều kiện lao động, an toàn lao động. vệ sinh lao động;
(4) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
(5) Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi
phạm pháp luật về lao động.
Ngoài ra, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các cơ quan thực hiện chức năng

thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định rõ trong chương 2,
Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.5 Vị trí chức năng của thanh tra lao động
Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra thuộc ngành
lao động, thương binh và xã hội, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi quản lý nhà nước theo
quy định của pháp luật.
1.6 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
- Các cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục Dạy nghề;
+ Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
1.7. Hình thức thanh tra lao động.
- Thanh tra được thực hiện với hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch
hoặc đột xuất.
- Thanh tra theo chương trình kế hoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ lao động –
Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc sở phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; theo yêu cầu của việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
1.8. Phương thức thanh tra lao động.
2


Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày

16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao
động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định 02/2006/QĐBLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử
dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động)
1.9 Nội dung ,chức năng và quyền hạn của thanh tra lao động.
Thanh tra lao động, thanh tra việc thực hiện pháp luật những nội dung sau:
- Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
- Tiền lương và trả công lao động
- An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Lao động đặc thù
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
- Tranh chấp lao động
- Khiếu nại về lao động
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, Thanh tra an toàn và vệ sinh lao
động có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Thanh tra viên chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh loa
động.
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về điều kiện
lao động, an toàn vệ sinh lao động.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của
pháp luật.
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi
phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

3



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CỔ
PHẦN TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp cổ phần tại tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông hay Đắc Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên Việt Nam. Tỉnh Đắk Nông
được tái lập vào ngày 1 tháng 1năm 2004. Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh Đắk
Nông khoảng 578.800 người, mật độ dân số đạt 90 người/km2. Trong đó dân số sống
tại thành thị đạt gần 89.400 người, dân số sống tại nông thôn đạt 498.400 người. Dân
số nam đạt 297.300 người, trong khi đó nữ đạt 290.500 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân
số phân theo địa phương tăng 2,9 %.
Năm 2015 đạt khoảng 18.381 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt khoảng
27,43 triệu đồng/người/năm, gấp 1,81 lần so với năm 2010, bằng 75,7% so với mức
bình quân chung của cả nước. Trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng trên 25,77%,
nông lâm nghiệp tăng trên 5,39%, dịch vụ tăng trên 18,03%. Năm 2015, cơ cấu kinh tế
của tỉnh là: công nghiệp 40,08%, nông nghiệp 33,61%, dịch vụ 26,31%. Quy mô nền
kinh tế năm 2015 gấp hơn 2 lần so với năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai
đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng 73 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 30%. Tăng
thu ngân sách bình quân hàng năm trên 23,33%, đến năm 2015 đạt khoảng 1.883 tỷ
đồng. Theo luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho khu
vực doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là khu vực các công ty cổ phần đã có nền tảng
tại địa bàn. Đến nay khu vực này đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế,
có vai trò đáng kể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế.
Bảng 2.1 Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Nông
Các loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp TNHH
Doanh nghiệp cổ phần
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp FDI
Tổng số


Tổng số doanh nghiệp
26
86
78
146
10
346
(Nguồn: Quản lý lao động trong doanh nghiệp)

Dựa vào bảng trên có thể thấy được doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ cao
nhất 42,19%(146 doanh nghiệp). công ty cổ phần chiếm 22,54% (78 doanh nghiệp)
còn lại là doanh nghiệp TNHH , FDI và nhà nước. Như vậy doanh nghiệp cổ phần tại
công ty vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ và chiếm tỷ lệ cao.
2.2 Cơ quan thực hiện chức năng việc thanh tra lao động tỉnh Đắk Nông
- Luật thanh tra năm 2010
- Luật lao động năm 2012
4


- Luật AT,VSLĐ năm 2015
- Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 của
Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội;
- Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính
phủ, về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội;
- Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;
- Quyết định số 1533/QĐ-UBND, ngày 01/09/2016 về việc công bố bộ thủ tục

hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Thanh tra trên
địa bản tỉnh Đăk Nông.
- Chỉ thị 20 chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đăk Nông
2.3 Thực trạng về họat động thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh
lao động tại doanh nghiệp cổ phần tỉnh Đắk Nông
2.3.1 Cơ sở pháp lý tiến hành cuộc thanh tra lao động
Các văn bản pháp luật quy định cho việc thực hiện của thanh tra lao về pháp
luật an toàn, vệ sinh lao động.
- Luật thanh tra năm 2010
- Luật lao động năm 2012
- Luật AT,VSLĐ năm 2015
- Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính
phủ, về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội;
- Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;
2.3.2 Lực lượng thanh tra.
Hiện nay, trên thống kê của thanh tra bộ tính đến thời điểm năm 2014 thì cả
nước có 465 thanh tra viên lao động thực hiện chức năng thanh tra chính sách lao động
, an toàn vệ sinh lao động, người có công, bảo hiểm xã hội, lao động tẻ em, giải quyết
khiếu nại về thực hiện chế độ chính sách lao động. Như vậy, số thanh tra trên cả nước
còn ít, theo số liệu của sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Đăk Nông thì hiện nay
tỉnh đang có 5 người làm trong phòng thanh tra và 4 người làm trong phòng lao động
việc làm- an toàn lao động.
5


6



Bảng 2.2 Lực lượng thanh tra Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Đắc Nông
Nội dung
1. Giới tính
Nam
Nữ
2. Trình độ học vấn
Trên đại học, đại học
Cao đẳng
3. Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra
Đã học
Chưa học
4. Thời gian làm việc trong ngành (kinh nghiệm)
Trên 10 năm
Từ 5 – 10 năm
Dưới 5 năm

Số người
3
2
3
2
3
2
1
1
3

(Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông)
Phòng thanh tra có 1 chánh thanh tra là ông Hồ Văn Thành, 1 phó thanh tra là

ông Lê Mạnh Hà và 3 chuyên viên. Do địa bàn tỉnh là tỉnh mới thành lập nên thanh tra
tỉnh chỉ có 5 người và các chuyên viên của tỉnh kết hợp với phòng việc làm- an toàn
lao động để giải quyết các vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động trong việc thanh tra các
doanh nghiệp.
2.3.3 Hình thức thanh tra lao động
Trong các năm gần đây tỉnh luôn ra sức thực hiện các cuộc thanh tra trên toàn
các doanh nghiệp. Theo Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Đăk Nông thì trong
năm 2015 tỉnh thực hiện 230 cuộc thanh tra lao động trên toàn các Lĩnh vực trong đó
doanh nghiệpcổ phần là là 28 cuộc thanh tra. Thanh tra được thực hiện với hình thức
thanh tra theo chương trình, kế hoạch hoặc đột xuất là 13 cuộc. Thanh tra theo chương
trình kế hoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ lao động –Thương binh và Xã hội hoặc
Giám đốc Sở phê duyệt 3 cuộc. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ
quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 8
cuộc ; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền giao 4 cuộc.
2.3.4 Phương thức thanh tra lao động
- Các thanh tra viên phụ trách vùng có các doanh nghiệp cổ phần thì thực hiện
kiểm tra các doanh nghiệp thuộc vùng của mình để phát hiện sai phạm và báo cáo cho
thanh tra sở.
7


- Phát phiếu tự kiểm tra: hàng năm, các thanh tra viên phát phiếu tự kiểm tra cho
các doanh nghiệp trong đó có thanh tra AT-VSLĐ. Song, theo như phản ánh của các
doanh nghiệp, việc thực hiện phát phiếu tự kiểm tra còn nhiều hạn chế.
2.3.5 Nội dung thanh tra thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
Trong số 28 cuộc thanh tra năm 2015 của tỉnh Đắk Nông về công ty cổ phần
thì ngoài 7 cuộc phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động thì khi tiến hành thanh
tra theo chương trình thì phát hiện thêm 2 doanh nghiệp vi phạm về an toàn, vệ sinh
lao động. Các doanh nghiệp vi phạm luật an toàn, vệ sinh lao động ngành công nghiệp

xây dựng như điện, xấy lắp công trình…với tỷ lệ là 87%, nơi mà tập chung nhiều nhất
là lao động làm công việc nặng nhọc, người lao động kém hiểu biết với nội dung vi
phạm chủ yếu là:
- Không đánh giá các yếu tố nguy cơ tai nạn lao động: Không doanh nghiệp nào
đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để xử lý, do vậy kiểm tra
thực tế tại công trường đã phát hiện nhiều vi phạm quy định và quy chuẩn về an toàn
vệ sinh lao động.
- Khoán trắng cả phương tiện bảo vệ cá nhân cho người cai thầu: 06/78 doanh
nghiệp khoán trắng phương tiện bảo vệ cá nhân vào đơn giá khoán cho người cai thầu.
Doanh nghiệp còn lại trang bị thiếu giày bảo hộ lao động.
-Không tổ chức huấn luyện lại về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động
( chỉ phổ biến nội quy, không có chương trình, kế hoạch, tài liệu theo quy định);
- Không doanh nghiệp nào thực hiện khám sức khỏe từ khi tuyển dụng cho các
lao động mùa vụ làm việc trên công trường để bố trí công việc phù hợp với sức khỏe
và theo dõi sức khỏe định kỳ mặc dù lĩnh vực xây dựng, làm việc trên giàn giáo là
công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đòi hỏi phải bố trí lao động đủ
sức khỏe.
- Thiết bị không đảm bảo an toàn: Chưa doanh nghiệp nào thực hiện tự kiểm tra
và dán tem kiểm tra hoặc ghi biên bản kiểm tra an toàn các máy công cụ trước khi đưa
vào sử dụng.
- Vi phạm về an toàn điện doanh nghiệp được kiểm tra lại nơi làm sản xuất đều
vi phạm các quy chuẩn an toàn
2.3.6 Kết quả của công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động
- Đạt được:
Theo báo cáo kết quả tổng kết hoạt động thanh tra trong tỉnh Đắk Nông năm
2015 là 230 cuộc thanh tra được tiến hành. Theo ông Hồ Văn Thành Chánh thanh tra
cho biết năm 2015 toàn tỉnh đã có 80 cuộc thanh tra về phạt hành chính và 80/80 cuộc
8



thanh tra phạt hành chính đã kết thúc, nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 6 tỷ đồng.
Trong đó doanh nghiệp cổ phần là 3 cuộc điều tra về an toàn vệ sinh lao động bị phạt
hành chính và nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 12 triệu đồng. Còn lại là tỉnh thanh
tra về chuyên đề và đột xuất. Doanh nghiệp cổ phần có 6 cuộc về an toàn vệ sinh lao
động với số tiền phạt lên tới 22.000.000 nộp vào ngân sách nhà nước. Các lỗi thường
gặp là vi phạm về trang thiết bị bảo hộ lao động, chưa huấn luyện cho người lao động
về an toàn vệ sinh lao động, máy móc thiết bị nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật chưa dược
doanh nghiệp kiểm tra kỹ…Như vậy thanh tra tỉnh Đắk Nông đã có những phát hiện
về doanh nghiệp cổ phần vi phạm an toàn vệ sinh lao động.
- Hạn chế:
Kết quả thanh tra cho biết: hầu hết các doanh nghiệp được thanh tra đều phát
hiện thấy vi phạm. Số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về pháp luật AT-VSLĐ tại
các doanh nghiệp FDI còn rất thấp; cơ sở để đánh giá về mức độ thực hiện pháp luật
AT-VSLĐ chưa thực sự đầy đủ và tương xứng. Công tác thanh tra có nơi còn thiếu sâu
sát, chưa phát hiện kịp thời các vi phạm, nguy cơ mất an toàn hoặc có phát hiện nhưng
việc xử lý chưa nghiêm... theo báo cáo của tỉnh năm 2015 tại các doanh nghiệp cổ
phần trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xảy ra 2 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm hơn 7
người bị nạn. Trang thiết bị cho lực lượng thanh tra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
cho người lao động
2.4 Đánh giá chung hoạt động thanh tra Lao động
2.4.1 Những kết quả đạt được.
Từ năm 2010 đến nay, trên cơ sở Luật Thanh tra, nhiều văn bản pháp quy đã
được ban hành để tiến tới hoàn thiện hoạt động của hệ thống thanh tra. Hoạt động của
Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã từng bước phát triển theo
hướng Độc lập- Sáng tạo- Hiệu quả.
Kết quả đạt được là hàng năm đã phát hiện hàng trăm hành vi vi phạm luật
pháp về lao động và trong đó có an toàn vệ sinh lao động. Đề xuất nhiều vấn đề về
chính sách lao động, xã hội được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp nhận để
chỉ đạo chung hoặc được pháp luật hoá thành những văn bản pháp quy hiện hành.
Đảm bảo 100 % các vụ tai nạn lao động làm chết người khi được các doanh

nghiệp cổ phần khai báo và Thanh tra tại các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
thực hiện điều tra tai nạn lao động theo quy định.
Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra:
Tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra viên đã được
quy định trong Luật Thanh tra năm 2010.
Hàng năm Thanh tra Bộ đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn nâng cao nghiệp
9


vụ thanh tra chuyên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cho thanh tra viên trong
cả nước đảm bảo không có thanh tra viên nào không được tập huấn nghiệp vụ trước
khi làm nhiệm vụ là trưởng đoàn thanh tra hay được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra
độc lập.
2.4.2 Những hạn chế và tồn tại
Các thanh tra viên đã có nhiều nỗ lực tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều tồn
tại. Thanh tra trên địa bàn tỉnh vẫn chưa quan tâm đến các hoạt động của doanh
nghiệp, lơ là việc kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật về an toàn
máy móc, trang thiết bị cho người lao động dẫn đến tai nạn lao động đáng tiếc.
Số lượng và tần suất của các cuộc thanh tra vẫn chưa được thực hiện tương
xứng với số doanh nghiệp trên địa tỉnh, trên tỉnh có 78 doanh nghiệp cổ phần tuy nhiên
chỉ thanh tra được có 28 doanh nghiệp còn lại 50 doanh nghiệp vẫn chưa được thanh
tra.
Đặc biệt số cơ sở sử dụng dưới 10 lao động được thanh tra còn rất ít. Hiện
tượng này dẫn đến tình trạng tác động, hiệu quả của công tác thanh tra nhà nước về lao
động chưa mang tính rộng khắp và cơ sở để đánh giá về mức độ thực hiện pháp luật
lao động chưa thực sự đ
Nguyên nhân dẫn đến tần suất thanh tra thấp là vì số lượng thanh tra viên vốn
đã ít lại phải kiêm nhiệm các công tác khác như giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra
chính sách xã hội. Một nguyên nhân khác làm giảm tần suất thanh tra là: chỉ có thanh
tra viên lao động mới được tiến hành các cuộc thanh tra và ra quyết định xử phạt vi

phạm hành chính. Trong thực tế có một số lượng không nhỏ những người làm việc
trong cơ quan thanh tra nhưng chưa được công nhận là Thanh tra viên do vậy gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tiến hành các cuộc thanh tra.
Tại phòng thanh tra tỉnh Đắk Nông chỉ có 5 người trong đó có 3 chuyên viên
việc này dẫn tới thiếu thanh tra một cách trầm trọng trong tỉnh.
Trình độ thanh tra viên, công chức thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu để thực
hiện nhiệm vụ “ Một thanh tra – Một doanh nghiệp”; chưa một thanh tra viên nào
thông thạo tất cả các lĩnh vực về lao động, người có công và xã hội; một số thanh tra
viên được đào tạo các chuyên ngành xã hội, kế toán, quản trị doanh nghiệp; Luật
thương mại….làm công tác thanh tra chuyên ngành về an toàn – vệ sinh lao động cho
lên không có kỹ năng phát hiện các sai phạm trong quy trình sản xuất hoặc các hành vi
vi phạm các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Nhiều vụ tai nạn lao động không được các doanh nghiệp khai báo kịp thời khi
để xảy ra tai nạn lao động chết người và không tiến hành điều tra tai nạn lao động
nặng, nhẹ theo quy định do vậy không thực hiện các chế độ cho người lao động; mặt
10


khác khi thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC
ngày 12 tháng 01 năm 2007 giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các
vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm còn nhiều
bất cập dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động chưa được kết luận là tai nạn lao động hoặc
thời gian kết luận là tai nạn lao động quá dài không giải quyết kịp thời các chế độ cho
thân nhân người bị tai nạn lao động theo quy định.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA LAO
ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI
DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN TỈNH ĐẮK NÔNG.
3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra lao động về thực hiện pháp luật
an toàn, vệ sinh lao động.

- Hoàn thiện về pháp luật
Hành lang pháp lý là một điều kiện tiên quyết cho các hoạt động kinh tế – xã
hội nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng.
Hành lang pháp lý trong công tác thanh tra lao động bao gồm những quy định
của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức thanh tra lao động các cấp và
thanh tra viên; phạm vi hoạt động; các quy định chế tài và thực hiện pháp luật đối với
đối tượng thanh tra; các quy định về tổ chức, biên chế và cơ chế hoạt động của thanh
tra chuyên ngành về lao động.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thanh tra lao động và thanh tra viên đã
được quy định cụ thể tại Luật Thanh tra năm 2010, Bộ luật Lao động năm 2012 và các
văn bản hướng dẫn. Nhưng đến nay còn nhiều nội dung trong Bộ luật Lao động chưa
được hướng dẫn kịp thời cho nên khi thực hiện doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
Chế tài xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động được quy
định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 tuy đã góp phần vào
việc thực hiện pháp luật lao động, nhưng một số các quy định trong Nghị định này
chưa sát với thực tế, còn có điểm chưa phù hợp, đòi hỏi trong thời gian tới phải ban
hành Nghị định mới hướng dẫn việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, là
một công cụ pháp lý phục vụ cho công tác thanh tra lao động.
- Tăng cường đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ngành Lao động
– Thương binh và Xã hội đảm bảo về số lượng, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
Đội ngũ thanh tra cần được đảm bảo về số lượng tương ứng với doanh nghiệp,
các điều tra viên cũng cần được đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra, hiểu biết về
các kỹ năng phát hiện sai phạm.
Hạn chế tối đa việc điều chuyển thanh tra viên lao động đi làm nhiệm vụ khác
và không tuyển dụng cán bộ chưa đủ điều kiện vào tổ chức thanh tra, thậm chí là cần
đòi hỏi trình độ cao hơn so với yêu cầu tuyển dụng vào ngành nói chung.
11



- Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành Lao động –
Thương binh và xã hội
Xây dựng chương trình, nội dung và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hàng năm thuộc các lĩnh vực quản lý
của ngành Lao động – Thương binh và xã hội. Bồi dưỡng kiến thức về công nghệ
thông tin cho thanh tra viên; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nguồn về nghiệp
vụ thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ
thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan
thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đảm bảo điều kiện làm việc cho thanh tra viên tại văn phòng cũng như khi đi
công tác như diện tích phòng làm việc và các trang thiết bị như máy tính, máy ảnh, các
thiết bị đo kiểm tra theo chuyên ngành, phương tiện đi lại…v…v…
Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ; cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật,
tài liệu liên quan trên hệ thống phần mền quản lý để trao đổi thông tin về hoạt động và kết
quả thanh tra của các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nhìn chung, công tác thanh tra nhà nước về lao động trong những năm gần
đây đã có những đóng góp tích cực nhất định trong việc tăng cường hiệu quả thực hiện
pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp. Doanh nghiệp (người sử dụng lao động và
người lao động) đã bắt đầu thừa nhận và thấy vai trò, tầm quan trọng của công tác
thanh tra nhà nước về lao động tại doanh nghiệp của họ đối với việc bảo vệ quyền lợi
của hai bên, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các quan hệ
lao động tại doanh nghiệp.
Thanh tra là một chức năng không thể thiếu của quản lý Nhà nước. Điều này
đã được khẳng định trong bất kỳ hình thái quản lý Nhà nước nào, bất kỳ quốc gia nào.
Những năm qua, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã đạt được
những thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể vào công cuộc bảo vệ đất nước và đặc
biệt là công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng. Năm 2015, Thanh tra Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân
chương lao động hạng nhất.

3.2 Khuyến nghị.
Nghiên cứu ban hành quy trình tổ chức tổ chức huấn luyện đối tượng nhóm 3
phải có khảo sát đánh giá nguy cơ và nội dung huấn luyện chuyên ngành phải gắn với
thực tế sản xuất hoặc quy trình làm việc, biện pháp an toàn đối với công việc thực tế
của các đối tượng được huấn luyện; quy định danh mục và quy cách các hồ huấn luyện
lưu trữ phải thể hiện được việc tuân thủ đầy đủ pháp luật về thời gian huấn luyện,
chương trình huấn luyện, phân công giảng, nội dung và tài liệu huấn luyện cụ thể của
từng đối tượng được tham gia huấn luyện), để cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở xử lý
tổ chức vi phạm huấn luyện không đảm bảo quy trình quản lý chất lượng dịch vụ.
Nghiên cứu sửa đổi quy định về người huấn luyện cơ hữu, điều kiện về cơ sở
12


vật chất thực hành và việc chứng nhận người huấn luyện đủ điều kiện; thay vào đó nên
quy định loại văn bằng, chứng chỉ đào tạo cần có đối với người huấn luyện; quy trình
và tiêu chí đánh giá chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kiểm định kỹ
thuật an toàn.
Nghiên cứu, hướng dẫn quy trình, cách thức giám sát kiểm định viên khi thực
hiện kiểm định kỹ thuật an toàn, nhằm nâng cao chất lượng kiểm định (tham khảo quy
trình giám sát đoàn thanh tra theo Luật Thanh tra).

13


KẾT LUẬN
Hoạt động thanh tra là một trong những điều quan trong đối với doanh nghiệp
và đối với nhà nước. Thanh tra để bảo vệ người lao động dưới nhưng tác hại nguy
hiểm của các doanh nghiệp, và trong đó có hoạt động về an toàn, vệ sinh lao động. Để
giúp người lao động am hiểu và thực hiện đúng quy trình an toàn máy móc, trang thiết
bị thì hoạt động thanh tra sẽ kiểm tra. Ở tỉnh Đắk Nông nói riêng, thì hoạt động thanh

tra đã và đang đạt được nhiều thành tích đáng kể. Tuy là một tỉnh mới được thành lập
nhưng việc tập chung các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn là rất đông. Trong đó có
doanh nghiệp cổ phần được thanh tra và phát hiện ra các lỗi về an toàn vệ sinh lao
động đặc biệt là trong ngành xây dựng.
Như vậy, với những hoạt động của thanh tra tỉnh trong việc phát hiện ra những
vấn đề an toàn và vệ sinh lao động của các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông để đua ra một số giải pháp và khuyến nghị. Đề tài “Thực trạng công tác thanh tra
việc thực hiện pháp luật lao động AT,VSLĐ tại doanh nghiệp cổ phần tỉnh Đắk Nông ”
đã làm rõ những vấn đề trên.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thanh tra năm 2010
2. Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015
3. Luật lao động năm 2012
4. Nghị định số 39/2013/ NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra ngành Lao đông – Thương binh và Xã hội
5. Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;
6. Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính
phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội.
7. Quyết định số 1533/QĐ-UBND, ngày 01/09/2016 về việc công bố bộ thủ tục hành
chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Thanh tra trên địa
bàn tỉnh Đăk Nông.
9. Chỉ thị sô 20 chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đăk Nông
10. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông được lấy từ Wesb:
/> /> />11. />



×