Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng công tác thanh tra về bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.98 KB, 21 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.

Bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Ủy ban nhân dân
Bộ lao động thương binh xã hội

BHXH
FDI
UBND
BLĐTBXH

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Để quyết
định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một
cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề
ra quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó không thể thiếu được
hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình
hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểm nghiệm lại chính nội dung
và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ
bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý. Trong điều kiện kinh tế xã hội
hiện nay, hoạt động thanh tra càng trở nên cần thiết. Hiện nay, cách doanh


nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng tăng và đang dần
khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế. Bên cạnh với việc thu hút
đầu tư, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình
quản lý, giám sát tình hình thực hiện các quy định pháp luật của những doanh
nghiệp này, nhất là việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

-

-

-

1.1. Một số khái niệm
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành vè lao
động, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao
đọng.’
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo quy định tại Điều 238 Bộ Luật lao động năm 2012 :
+ “Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao
động -Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về
lao động.
+ Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực:

phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường
thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do
các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của
thanh tra chuyên ngành về lao động”.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động.
Các nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước về lao động được giao cho Thanh
tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan được
giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về lao động.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên
ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực
lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó
chánh thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác. Trong hoạt động thanh
3


tra, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ, quyền
hạn:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối
với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, quy định về chuyên môn –
kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
+ Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định

xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc
thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết.
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; phòng, chống
tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thanh
tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh
tra, Thanh tra viên và các công chức khác. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên
môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân
thuộc phạm vi quản lý của sở; Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao;
+ Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của
pháp luật về thanh tra;
+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả
về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở;
4


+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định
xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà
nước của sở khi cần thiết.
Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực:

phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường
thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do
các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của
thanh tra chuyên ngành về lao động.
Nguồn: />-

Nhiệm vụ của thanh tra lao động
Nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra lao động được quy định tại điều 237, 238
Chương XVI luật lao động, như sau:
Điều 237: Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động
Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1.Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
2.Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao
động;
3.Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn. quy chuẩn kỹ thuật về
điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định cảu pháp luật;
5.Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
các vi phạm pháp luật về lao động.
5


Điều 238: Thanh tra lao động
1.Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về
lao động.
2.Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực:
phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường
thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do

các cơ quan quản lý nhà nước vễ lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của
thanh tra chuyên ngành về lao động.
1.3. Mục đích của thanh tra lao động
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện
pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp
cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân
tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
1.4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
Căn cứ theo điều 7 số 56/2010/QH12, Luật thanh tra có quy định về
nguyên tắc hoạt động thanh tra
-

Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời.
Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình
thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.5. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động

-

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Chánh Thanh tra, Phó
Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.

-

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được tổ chức thành các phòng

nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và
6


xã hôi quyết định thành lập.
-

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hôi chịu sự chỉ đạo, điều hành của
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và chịu sự chỉ đạo về công
tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
1.6. Hình thức hoạt động của thanh tra lao động
Theo điều 37 Luật thanh tra 2010

-

Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất.

-

Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt

-

Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

-

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu

hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao.
1.7. Phương thức thanh tra lao động
Phương thức thanh tra viên phụ trách vùng:
Cơ sở pháp lý:
+ Quyết định Số: 01/2006/QĐ - BLĐTBXH
+ Quyết định số “ 02/2006/QĐ- BLĐTBXH

7


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu chung về Doanh nghiệp FDI và Việt Nam
2.1.1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư nước ngoài có
xu hướng tăng vào cuối năm. Vốn FDI đăng ký năm 2017 có thể đạt 35 tỷ USD,
cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Vốn FDI thực hiện ước đạt 17 tỷ USD, cao
nhất từ trước đến nay.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư), 9 tháng năm 2017, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam
đã đạt mức kỷ lục, lên tới 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016;
trong đó vốn giải ngân FDI cũng bất ngờ tăng mạnh, đạt 12,5 tỷ USD, tăng
13,4%. Cụ thể, tính đến ngày 20/9/2017, so với cùng kỳ năm 2016, cả nước đã
có 1.844 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký
14,56 tỷ USD, tăng 30,4%; có 878 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với
tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,75 tỷ USD, tăng 28,3%. Ngoài ra, cùng thời
gian trên, có 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với
tổng giá trị góp vốn là 4,16 tỷ USD, tăng 64%.

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay
- GDP: Tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2017 ước tính tăng 6,41%
so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý
III (ước tính) tăng 7,46% (Xem phụ lục 1)
- Sản xuất công nghiệp: Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành
công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của
cùng kỳ năm 2016. Trong đó: Quý I tăng 3,9%; quý II tăng 8,1%; quý III ước
tính tăng 9,7%. (xem phụ lục 2, Biều đồ 1; Biểu đồ 2).
- Thu chi ngân sách Nhà nước: Tính đến thời điểm 15/9, ngân sách bị bội
chi 65,2 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 786,3 nghìn tỷ đồng, bằng
64,9% dự toán năm. (Xem Phụ lục 3, Biểu đồ 3)
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2017 ước tính
đạt 851,5 nghìn tỷ đồng, bằng 61,2% dự toán năm (Xem phụ lục 3, Biểu đồ 4)
8


Tình hình xuất nhập khẩu: tính chung 9 tháng năm 2017, Việt Nam nhập
siêu 442 triệu USD.
Cụ thể, tính chung 9 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước
tính đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Còn kim ngạch
hàng hoá nhập khẩu đạt 154,5 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2017 tăng 0,59% so
với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, 9 nhóm có chỉ số giá
tháng 9 tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 5%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2017 tăng 3,79% so với bình
quân cùng kỳ năm 2016.
Lạm phát cơ bản tháng 9/2017 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng
1,32% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2017
tăng 1,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.

2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật BHXH tại các
doanh nghiệp
2.2.1. Cơ chế chính sách của thanh tra lao động
+ Quyết định Số: 01/2006/QĐ - BLĐTBXH
+ Quyết định số “ 02/2006/QĐ- BLĐTBXH
+ Luật thanh tra 2010
+ Văn bản hợp nhất 4756 của BLĐTBXH
2.2.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động
Thanh tra Bộ Lao động – thương binh và xã hội là cơ quan thực hiện việc
thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI
trong phạm vi cấp quốc gia. Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Bộ:
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo
sự phân công của Bộ trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung
hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý
nhà nước về lao động, người có công và xã hội.
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng; tổ chức thực
hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo
9


dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh
tra công vụ; thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức
thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về
chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ.
(Theo điều 2, Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH)
2.2.3. Lực lượng thanh tra lao động

Hiện nay, cả nước có gần 500 thanh tra viên chịu trách nhiệm giám sát hơn
400.000 doanh nghiệp với hàng triệu lao động trong nhiều lĩnh vực tài chính, tổ
chức, lao động, trẻ em, bình đẳng giới... Tính riêng số doanh nghiệp FDI cũng
tới hơn 9000 doanh nghiệp
2.2.4. Hình thức thanh tra lao động
Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt
2.2.5. Nội dung thanh tra lao động về việc thực hiện bảo hiểm xã hội
Một số nội dung mà thanh tra lao động về bảo hiểm xã hội của Việt Nam
đã tiến hành thanh tra như sau:
- Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội: không đóng,
đóng không đúng thời hạn, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số
người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã
hội: gian lận, giả mạo hồ sơ; cấp giấy chứng nhận, giám định sai.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội:
không cấp sổ bảo hiểm, không trả sổ bảo hiểm cho người lao động; cố tình gây
khó khăn hay cản trở việc hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động.

10


- Các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng tiền đóng và quỹ bảo hiểm: sử
dụng tiền đóng sai quy định của pháp luật; báo cáo sai sự thật, cung cấp sai
thông tin, số liệu tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội.
2.2.6. Kết quả thanh tra lao động
Qua những thông tin thu thập được cho thấy, từ trước 2014, Việt Nam
chưa chú trọng tới công tác thanh tra về lĩnh vực lao động trong các doanh
nghiệp FDI. Số vụ thanh tra về BHXH theo kế hoạch được thực hiện đều đặn 2
lần/năm, chủ yếu thanh tra các doanh nghiệp FDI mà năm trước vi phạm. Số vụ
thanh tra đột xuất rất ít, hầu như không có. Tuy nhiên, tới năm 2014, khi nhận

được lệnh của Thủ tướng chính phủ về việc tích cực thực hiện Luật phòng chống
tham nhũng, Luật khiếu nại tố cáo thì Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc thanh
tra đột xuất hơn. Trong năm 2014, thanh tra lao động Việt Nam đã tiến hành
được 2 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 8 cuộc thanh tra đột xuất, thanh tra được
gần 95 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó phát hiện
được 2 doanh nghiệp vi phạm về BHXH với số tiền xử phạt thu được lên tới 70
triệu đồng.
Trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn tiếp tục tiến hành những cuộc
thanh tra lao động theo kế hoạch 2 lần/năm và những cuộc thanh tra đột xuất
ngày một tăng lên. Theo kết quả sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 của Việt Nam về
thanh tra cho thấy, tỉnh đã thực hiện được 5 cuộc thanh tra về bảo hiểm xã hội
trên tổng số hơn 15 cuộc thanh tra về lao động. Trong đó, tiến hành thanh tra tại
hơn 111 doanh nghiệp ngoài FDI, với số tiền xử phạt lên tới 120 triệu đồng chủ
yếu do người sử dụng lao động nợ đóng bảo hiểm cho người lao động. Nguyên
nhân nợ đóng BHXH là do đơn vị đăng ký mức lương tham gia BHXH đối với
lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại chưa đúng quy định; có đơn vị
chưa báo tăng lương cho người lao động. Một số đơn vị không kiểm soát ngày
công ốm của người lao động dẫn đến nhiều lao động vừa hưởng lương vừa
hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe)
Theo như những kết luận của công tác thanh tra, những năm gần đây, với sự
quan tâm của Chính Phủ, công tác thanh tra đã đạt được nhiều thành tích đáng
kể. Đội ngũ cán bộ thanh tra về BHXH đã quan tâm, theo dõi, thanh tra tình hình
thực hiện BHXH của các doang nghiệp FDI.
Nội dung thanh tra đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, kết quả và hiệu quả
11


lớn hơn, phòng ngừa và xử lý được nhiều vi phạm hơn trước. Đặc biệt, với sự
chỉ đạo của ban ngành cấp trên, lực lượng thanh tra lao động tỉnh đang ngày
càng được nâng cao về chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng

thanh tra
2.3. Đánh giá ưu, nhược điểm.
- Ưu điểm:
+ Công tác thanh tra về BHXH của Việt Nam đã đang dần được quan tâm,
chú trọng và ngày càng hoạt động hiệu quả.
+ Công tác thanh tra về BHXH đã thực hiện đúng pháp luật, bảo đảm
chính xác, trung thực, khách quan, công khai và kịp thời.
+ Các thanh tra viên đã có nhiều nỗ lực trong việc tiến hành các cuộc
thanh tra nhằm tăng số lượng và tần suất các cuộc thanh tra hàng năm
+ Nội dung thanh tra về BHXH đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, kết quả
và hiệu quả lớn hơn, phòng ngừa và xử lý được nhiều vi phạm của các doanh
nghiệp về BHXH.
- Nhược điểm:
+ Tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội đang diễn ra rất trầm trọng
Nợ đóng BHXH gần đây rất lớn, nằm ở các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên 40%, doanh nghiệp FDI là 14%. Con số nợ, trốn đóng BHXH
hiện nay đã lên tới 12.000 tỷ đồng. Tuy việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã
hội của các doanh nghiệp FDI có chiều hướng tốt hơn nhưng con số các doanh
nghiệp nợ BHXH vẫn đang ở mức báo động. Tình trạng này có nhiều
nguyên nhân trong đó quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của người sử dụng
lao động trong việc đóng BHXH cho người lao động, thậm chí có những doanh
nghiệp đã thu tiền đóng BHXH của người lao động nhưng lại không đóng, dẫn
đến việc khi người lao động đến thời gian được nghỉ, được hưởng chế độ thì mới
biết doanh nghiệp chưa nộp. Sở dĩ chủ sử dụng lao động nợ đọng BHXH là từ
chính sách, do mức phạt chậm đóng BHXH chỉ chiếm 10% nhưng nếu vay bên
ngoài lãi suất lên đến 15-20%/năm, vì vậy, doanh nghiệp chấp nhận nợ BHXH
để có vốn quay vòng.
12



+ Tình trạng đóng BHXH sai quy định vẫn diễn ra phổ biến.
Các doanh nghiệp thường có động thái như đóng không đúng tiền
lương thực tế, đóng không đủ số lao động, thu tiền của người lao động rồi chiếm
dụng, nợ đọng BHXH kéo dài... để lách đóng BHXH cho người lao động. Phổ
biến nhất là tình trạng hạ thấp tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người
lao động so với thực tế. Khi đó, số tiền mà doanh nghiệp phải đóng cho BHXH
sẽ giảm xuống đáng kể, điều này đồng nghĩa với việc quyền lợi của người
lao động cũng bị giảm theo.
+ Lực lượng thanh tra lao động còn quá mỏng
Tương quan giữa số thanh tra lao động với số doanh nghiệp cần thanh tra
có sự chênh lệch quá lớn. Bình quân một thanh tra viên phải thanh tra hàng
nghìn doanh nghiệp. Điều này là không thể. Có địa phương chỉ có 2 – 3 thanh
tra lao động Do vậy, việc số lượng thanh tra viên lao động quá ít này đã dẫn đến
hệ quả là số doanh nghiệp được thanh tra hang năm cũng chỉ dừng lại ở con số
rất ít chưa kể đến chất lượng thanh tra đã được đảm bảo hay chưa.
+ Lực lượng thanh tra lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ
Thực tế thì lực lượng thanh tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu kém
về trình độ. Có tới 30 - 50% cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25%
cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Thêm nữa, thanh tra chuyên ngành Bảo
hiểm xã hội hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên sâu về
lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Với trình độ của lực lượng thanh tra lao động hiện nay
thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu thanh tra các doanh nghiệp nói chung,
các doanh nghiệp FDI nói riêng và nhất là trong tình hình hiện nay khi số lượng
các doanh nghiệp FDI đang không ngừng tăng lên.
+ Công tác quản lý về BHXH còn nhiều hạn chế
Trong tình hình kinh tế khó khan hiện nay, việc nợ đóng, trốn đóng BHXH
là một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp FDI lựa chọn để gia tăng lợi
nhuận. Do quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay
ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp cố tình nợ BHXH, chấp nhận chịu phạt để
chiếm dụng quỹ BHXH, bỏ mặc quyền lợi của người lao động. Trong khi đó chế

tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập, như mức xử phạt
13


thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, chưa có quy định xử lý hình sự khi chiếm dụng
tiền đóng BHXH của người lao động... Đồng thời cơ quan BHXH không có
chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm BHXH, do đó khi kiểm tra, phát hiện các
đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHXH, thì cũng chỉ nhắc nhở đề
nghị doanh nghiệp chấp hành, hoặc phản ánh với UBND các cấp để xử lý.
+ Lợi dụng sơ hở của pháp luật, nhiều doanh nghiệp nói chung và
các doanh nghiệp FDI nói riêng tìm đủ mọi cách để lách luật. Theo quy định,
những lao động được ký hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc diện bắt buộc phải
đóng bảo hiểm thất nghiệp kể từ ngày 1-1-2009, trong đó người lao động phải
đóng 1% tiền lương và chủ sử dụng đóng 1%. Tuy nhiên, để trốn đóng khoản
này, nhiều chủ doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng thời vụ với người lao động. Ngoài
ra khi doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông sẽ ký hợp đồng theo kiểu gia
hạn, đầu tiên sẽ ký hợp đồng lao động lần thứ nhất, hợp đồng lao động xác định
thời hạn lần hai, rồi hợp đồng lao động gia hạn… để kéo dài thời gian người
lao động được ký hợp đồng chính thức.

14


CHƯƠNG 3 : KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1.

2.

3.


4.

Cần tăng cường thêm lực lượng thanh tra lao động cả về số lượng và chất lượng.
Hiện tại, lực lượng thanh tra còn quá mỏng và yếu về chuyên môn, nghiệp
vụ. Do đó, việc tăng cường số và chất lượng thanh tra là yêu cầu vô cùng cấp
thiết. Cùng với sự gia tăng không ngừng các doanh nghiệp FDI, số lượng thanh
tra lao động cũng cần được tăng cường để giảm thiểu số lượng doanh nghiệp
bình quân mà một thanh tra viên cần phụ trách. Thêm vào đó, lực lượng thanh
tra lao động cần được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là
trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
Cần có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật
về Bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm về trốn đóng, nợ, đóng BHXH sai
quy định còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn
lãi suất vay ngân hàng nên các doanh nghiệp chấp nhận chịu lãi chậm đóng
BHXH để chiếm dụng tiền BHXH. Do đó, nên tăng mức lãi suất chậm đóng
BHXH lên cao hơn so với lãi suất ngân hang để hạn chế tình trạng chậm đóng,
trốn đóng BHXH. Ngoài ra cần bổ sung một số quy định nghiêm ngặt về xử phạt
các doanh nghiệp vi phạm luật BHXH
Trao quyền thanh tra cho cơ quan Bảo hiểm xã hội
Hiện nay, BHXH là cơ quan trực tiếp thu, chi và phát hiện ra các vi
phạm về BHXH. Tuy nhiên lại không có thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm
mà chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở. Hơn nữa, cơ quan hiểu rõ nhất về BHXH- các
quy định và các hành vi vi phạm chính là cơ quan BHXH. Do đó, việc thêm
chức năng thanh tra cho BHXH là cần thiết và có thể giúp nâng cao hiệu quả
thanh tra lao động nói chung và chuyên ngành BHXH nói riêng.
Có chính sách tuyên truyền giáo dục về BHXH cho các doanh nghiệp và người
lao động
Trước hết là tuyên truyền cho chủ các doanh nghiệp về việc nâng cao
tinh thần tự giác trong việc thực hiện pháp luật về BHXH. Điều này không

những đảm bảo đời sống cho người lao động mà còn giúp doanh nghiệp phát
triển, nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tuyên truyền, giáo dục
người lao động tự đứng dậy đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, không để người
sử dụng lao động chiếm dụng tiền BHXH của mình dưới mọi hình thức. Cần
giúp người lao động hiểu ra rằng việc tham gia BHXH đầy đủ chính là việc đảm
bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình của người lao động.

15


KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều sự quan tâm từ
phía người lao động, người sử dụng lao động và phía nhà nước.
Ngày nay càng ngày càng có nhiều chiêu trò lách luật đóng BHXH, công
tác thanh tra ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh hơn.
Công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật BHXH tại các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam có khá nhiều ưu điểm cũng như bất cập trong công tác thanh
tra.Những giải pháp được đề xuất nhằm giúp việc thực hiện được tốt hơn, hiệu
quả hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ luật lao động năm 2012;
2. Luật thanh tra năm 2010;
3. Nghị định số 39/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
4. Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH về việc quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra bộ;

5. Nguyên Đức, Số liệu chính thức FDI vào Việt Nam 2013: 22,35
tỷ USD, Báo đầu tư, năm 2014;
6. Báo cáo tình hình thu hút đầu tư FDI năm 2013, Cục xúc tiến đầu
tư, năm 2016;
7. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoan 2000-2013, Tổng cục thống kê, năm 2016
8.laodong.vn


PHỤC LỤC

Phụ lục 1, GDP qua các quý năm 2017


Phục lục 2, Tình hình sản xuất công nghiệp 2017
Biểu đồ 1:

Biểu đồ 2:


Phụ lục 3, Thu chi ngân sách nhà nước 2017
Biểu đồ 3: Thu ngân sách

Biểu đồ 4: Chi ngân sách


Phụ lục 4, Chỉ số giá tiêu dùng

Nguồn: Báo cáo 2017




×