Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ CÔNG NAM

NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN
DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2018


iii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................ ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3


3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 3
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 5
1.1.1. Cây cao su và các yêu cầu sinh thái cơ bản ........................................................... 5
1.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng .............................................................. 10
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây cao su ...................................... 12
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho cây cao su ........................................ 13
1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây cao su....................................... 14
1.1.6. Cơ sở khoa học của việc bón phân hữu cơ cho cây cao su ................................. 15
1.1.7. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su ................. 16
1.1.8. Cơ sở khoa học của việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su ....... 17
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 19
1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam .................. 19


iv
1.2.2. Những nghiên cứu về bón phân khoáng N, P, K cho cây cao su ........................ 24
1.2.3. Những nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây cao su ...................................... 26
1.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng chất kích thích Ethephon nhằm tăng năng suất
mủ cao su ....................................................................................................................... 27
1.2.5. Những nghiên cứu về bón phân cho cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá ........ 30
1.2.6. Điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở tỉnh Quảng Trị ..... 34
1.2.7. Luận giải về lý do chọn vấn đề và các địa điểm nghiên cứu ............................... 41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 43
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU...................................................... 43
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 43
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................. 43
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 43

2.2.1. Điều tra thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cây
cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị .......................................................... 43
2.2.2. Đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và tương quan với
năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị ..................................................................... 44
2.2.3. Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su ở Quảng
Trị .................................................................................................................................. 44
2.2.4. Nghiên cứu thiết lập chỉ số DRIS để chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 44
2.2.5. Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su
ở Quảng Trị.................................................................................................................... 44
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 44
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu về thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón
và chất kích thích mủ ..................................................................................................... 44
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích mẫu đất, mẫu lá cao su ..................... 45
2.3.3. Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su ........................ 47
2.3.4. Phương pháp xác định chỉ số DRIS cho cao su .................................................. 47
2.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 47
2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin, số liệu .............................................. 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 52
3.1. THỰC TRẠNG VƯỜN CÂY, SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ CHẤT KÍCH THÍCH
MỦ CHO CAO SU TIỂU ĐIỀN THỜI KỲ KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ............ 52


v
3.1.1. Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ........ 52
3.1.2. Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng
Trị .................................................................................................................................. 55
3.1.3. Phân vô cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị .................... 61
3.1.4. Phân hữu cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị .................. 64
3.1.5. Hiệu quả sử dụng phân bón cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ........ 66

3.1.6. Thực trạng sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng
Trị .................................................................................................................................. 68
3.2. HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT, TRONG LÁ VÀ
TƯƠNG QUAN VỚI NĂNG SUẤT CAO SU KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ....... 70
3.2.1. Tình hình dinh dưỡng trong đất trồng cao su kinh doanh ở Quảng Trị .............. 70
3.2.2. Tình hình dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị .......................... 72
3.2.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá với năng
suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị .............................................................................. 74
3.3. XÂY DỰNG THANG DINH DƯỠNG KHOÁNG QUA LÁ CHO CAO SU
KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ................................................................................... 82
3.4. THIẾT LẬP CHỈ SỐ DRIS ĐỂ CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG CHO CAO SU
KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ................................................................................... 84
3.5. THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN THEO CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG LÁ CHO
CAO SU KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ................................................................... 88
3.5.1. Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng qua lá và vận dụng DRIS để
điều chỉnh lượng phân bón cho cao su kinh doanh tại huyện Gio Linh ........................ 88
3.5.2. Nghiên cứu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá kết
hợp phân khoáng với phân hữu cơ cho cao su kinh doanh ở huyện Cam Lộ................ 99
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 110
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 110
2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 112
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................... 122
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 123


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Bảng 1.1. Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su ở Việt Nam .................... 9
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Việt Nam qua các năm ......... 21
Bảng 1.3. Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam qua các năm ................... 22
Bảng 1.4. Thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam năm 2015 ........................ 22
Bảng 1.5. Liều lượng phân vô cơ bón thúc cho cao su thời kỳ kinh doanh................... 25
Bảng 1.6. Xếp hạng hàm lượng dinh dưỡng trong lá cao su ........................................ 30
Bảng 1.7. Chỉ số chẩn đoán dinh dưỡng lá cao su ......................................................... 30
Bảng 1.8. Xếp hạng dưỡng chất cung cấp từ đất trong vườn cao su .............................. 31
Bảng 1.9. Bảng tham khảo ngưỡng hàm lượng dinh dưỡng trong lá cao su................... 33
Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Quảng Trị qua các năm ......... 39
Bảng 1.11. Quy hoạch tổng thể diện tích trồng cao su của tỉnh Quảng Trị ................... 41
Bảng 3.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ........................ 52
Bảng 3.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ................... 54
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh .......... 56
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Gio Linh ............ 57
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ ............. 59
Bảng 3.6. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh................... 62
Bảng 3.7. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Gio Linh..................... 63
Bảng 3.8. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ ...................... 64
Bảng 3.9. Lượng phân bón hữu cơ và năng suất cao su ở Quảng Trị ........................... 65
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế đầu tư phân bón cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị ...... 67
Bảng 3.11. Tình hình sử dụng chất kích thích mủ cho cao su ở Quảng Trị .................. 69
Bảng 3.12. Tính chất hóa học đất của các vùng trồng cao su ở Quảng Trị ................... 71
Bảng 3.13. Hàm lượng các dưỡng chất tích lũy trong lá cao su ở Quảng Trị ............... 73
Bảng 3.14. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong đất với năng suất cao
su kinh doanh ở Quảng Trị ............................................................................................ 77


viii
Bảng 3.15. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong lá với năng suất cao

su kinh doanh ở Quảng Trị ............................................................................................ 80
Bảng 3.16. Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 83
Bảng 3.17. Tỷ lệ các nguyên tố khoáng trong lá và năng suất cao su ở Quảng Trị ...... 85
Bảng 3.18. Tính chất hóa học của đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh .................. 89
Bảng 3.19. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm ở
huyện Gio Linh .............................................................................................................. 90
Bảng 3.20. Tính chất hóa học của đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh ..................... 92
Bảng 3.21. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Gio Linh ........ 94
Bảng 3.22. Năng suất mủ khô cao su thí nghiệm ở huyện Gio Linh ............................ 95
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cao su ở huyện Gio Linh ............. 98
Bảng 3.24. Tính chất hóa học của đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ .................... 99
Bảng 3.25. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm ở
huyện Cam Lộ ............................................................................................................. 100
Bảng 3.26. Tính chất hóa học của đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ ..................... 103
Bảng 3.27. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Cam Lộ ........ 104
Bảng 3.28. Năng suất mủ khô cao su thí nghiệm ở huyện Cam Lộ ............................ 106
Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cao su ở huyện Cam Lộ ............ 108


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Tình hình nhập khẩu cao su của Việt Nam năm 2015 ............................... 23
Biểu đồ 1.2. Diện tích cao su của tỉnh Quảng Trị phân theo đơn vị hành chính .............. 40
Hình vẽ
Hình 1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của tỉnh Quảng Trị....................... 38
Hình 1.2. Bản đồ vị trí các khu vực nghiên cứu của đề tài ........................................... 42
Hình 3.1. Tương quan giữa hàm lượng đạm trong đất với năng suất cao su kinh doanh

ở Quảng Trị.................................................................................................................... 74
Hình 3.2. Tương quan giữa hàm lượng lân trong đất với năng suất cao su kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 75
Hình 3.3. Tương quan giữa hàm lượng kali trong đất với năng suất cao su kinh doanh
ở Quảng Trị.................................................................................................................... 75
Hình 3.4. Tương quan giữa hàm lượng mùn trong đất với năng suất cao su kinh doanh
ở Quảng Trị.................................................................................................................... 76
Hình 3.5. Tương quan giữa hàm lượng đạm trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 78
Hình 3.6. Tương quan giữa hàm lượng lân trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 78
Hình 3.7. Tương quan giữa hàm lượng kali trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 79
Hình 3.8. Tương quan giữa hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu trong lá với hàm
lượng các dưỡng chất thiết yếu trong đất trồng cao su ở Quảng Trị ............................. 81
Hình 3.9. Sơ đồ DRIS chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị86
Hình 3.10. Biến thiên năng suất cao su thí nghiệm ở huyện Gio Linh trong năm ........ 97
Hình 3.11. Biến thiên năng suất cao su thí nghiệm ở huyện Cam Lộ trong năm........ 107


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là loại cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây cao su cung cấp
mủ và gỗ cho rất nhiều ngành công nghiệp. Phạm vi phân bố của cao su hoang dại
trong khoảng từ vĩ độ 50 Bắc đến vĩ độ 50 Nam, mọc trên địa bàn rộng đến 5 – 6 triệu
km2 thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng kế cận. Cây cao su lần đầu tiên được
ông Alexande Yersin đưa vào Việt Nam trồng ở Thủ Dầu Một, Bình Dương và Suối
Dầu, Nha Trang năm 1897, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cao su ngày càng khẳng

định vai trò của mình trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, góp phần cải thiện môi
trường sinh thái.
Hiện nay, cao su đã trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công
nghiệp thế giới, chỉ đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ (theo thống kê có đến
50.000 công dụng của mủ cao su) [21]. Ở Việt Nam, cao su đã trở thành 1 trong 7 mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất (năm 2011 đạt 2,9 tỷ đô la Mỹ), đứng vị trí thứ
3 giá trị kim ngạch xuất khẩu trong ngành nông nghiệp sau các sản phẩm gỗ và gạo,
Việt Nam đang là nước đứng vị trí thứ 3 về sản lượng và thứ 3 về xuất khẩu cao su
thiên nhiên trên thế giới [11].
Việt Nam có nhiều vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương đối
thuận lợi cho việc phát triển cây cao su. Sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ cao su đã
trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm và là nguồn thu nhập chính ổn định
cho người nông dân. Tuy nhiên, ngành cao su Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều hạn
chế ở tất cả các khâu từ sản xuất – thu mua – chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù Việt Nam là nước có năng suất cao su cao (đứng thứ 3 thế giới) nhưng cao su
tiểu điền ở nước ta năng suất lại còn thấp (bình quân chỉ khoảng 1,3 – 1,5 tấn/ha/năm
so với các nước khác trên 2 tấn/ha/năm), các biện pháp kỹ thuật đối với cây cao su tiểu
điền còn chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa có những nghiên cứu, đánh
giá để định hướng cho việc phát triển bền vững cây cao su [49].
Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 4.737,44 km2, có các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội tương đối thuận lợi cho việc phát triển cây cao su. Quảng Trị
hiện có diện tích cao su tiểu điền chiếm 3/4 diện tích cao su toàn tỉnh (14.828
ha/20.689 ha). Tuy nhiên, đến nay việc phát triển cao su tiểu điền bộc lộ nhiều bất cập,
hạn chế như năng suất thấp, cây sinh trưởng, phát triển không đồng đều, chưa được
quản lý một cách chặt chẽ, đặc biệt là mỗi năm người dân sử dụng hàng chục nghìn tấn
phân để bón cho cây cao su nhưng việc sử dụng phân bón đang mang tính tự phát,
thiếu cơ sở, hiệu quả chưa cao [62].



2
Một trong những công cụ quan trọng để bón phân cân đối và hợp lý là bón phân
theo chẩn đoán dinh dưỡng, đây được coi là một trong những tiến bộ to lớn của ngành
khoa học phân bón và khoa học cây trồng. Cơ sở khoa học của phương pháp này là
dựa trên phân tích đất, lá như là kết quả tổng hòa các mối quan hệ giữa đất, cây trồng,
khí hậu và các yếu tố khác để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vườn cây. Các nhà khoa
học như Beaufils E. R. (1954 – 1973) [79], Pushparajah E. (1972 – 1994) [104] đã có
các công trình nghiên cứu về hàm lượng dinh dưỡng trong lá và đã đưa ra được hàm
lượng dinh dưỡng trong lá cao su chung cho các dòng vô tính thời bấy giờ như PR107,
Tjir, Avros, GI1,... nhưng chưa phân biệt loại hình vườn cây kinh doanh và kiến thiết
cơ bản và trên các loại đất khác nhau.
Ở Việt Nam cũng mới chỉ có công trình của Ngô Thị Hồng Vân (2005) [65]
nhưng chỉ tập trung nghiên cứu trên cao su đại điền ở vùng Đông Nam Bộ, nghiên cứu
cũng mới dừng ở giai đoạn đề xuất thang dinh dưỡng khoáng, chưa ứng dụng hệ thống
tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS). Mặc dù Tiêu chuẩn ngành (số 10TCN của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2005 [9]) và Quy trình kỹ thuật
năm 2012 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam [39] đều quy định phải bón
phân cho cây cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng nhưng thực tế sản xuất cao su tại
Quảng Trị và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ do nhiều nguyên nhân nên cho đến nay
chưa thấy có tổ chức, cá nhân nào thực hiện bón phân cho cao su theo phương pháp ưu
việt này. Vướng mắc chủ yếu là do các thang của các tác giả trước đây xây dựng trên
cao su đại điền, ở các lập địa khác với khu vực Bắc Trung Bộ, phương pháp thực hiện
phức tạp, chưa có những hướng dẫn chi tiết về phương pháp, trình tự, nội dung cần
làm nên những người trồng cao su, đặc biệt là cao su nông hộ rất khó áp dụng vào thực
tiễn sản xuất. Rất cần có những nghiên cứu để xây dựng thang dinh dưỡng khoáng
trong lá cao su với những dòng vô tính chủ yếu trong điều kiện canh tác, đất đai, lập
địa tại Quảng Trị, ứng dụng DRIS vào bón phân hợp lý cho cây cao su theo yêu cầu
dinh dưỡng của cây, tiết kiệm lượng phân bón, tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt là với
cao su tiểu điền khi người nông dân còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với các
thành tựu khoa học kỹ thuật.

Từ những vấn đề đặt ra qua thực tiễn sản xuất nêu trên, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài "Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây
cao su ở Quảng Trị".
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng
lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su thời kỳ kinh doanh
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và sử dụng chất kích
thích mủ cho cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Đánh giá được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan
hệ với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cao su thời kỳ kinh doanh
ở Quảng Trị.
- Xác định được chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS) cho
cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Xây dựng được các tổ hợp phân bón cho cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị
theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự tương
quan của các nguyên tố khoáng N, P, K trong đất, trong lá với năng suất cao su thời kỳ
kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng dinh dưỡng của vườn cây cao su
thông qua thang hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su kinh
doanh vào đầu mùa mưa hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất 1,5 – 2 tấn
mủ/ha đồng thời với việc đưa vào áp dụng Hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo

(DRIS) để điều khiển bón phân cho cao su kinh doanh.
- Bổ sung, hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho
cây cao su thời kỳ kinh doanh, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình bón phân cho
cây cao su, đặc biệt là cao su tiểu điền.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc giảng
dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân hợp lý dựa theo chẩn đoán dinh
dưỡng lá trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ không chỉ cho cây cao su mà còn
cho các cây trồng khác nữa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm giới thiệu rộng rãi đến nông dân đang sản
xuất cao su tiểu điền một biện pháp bón phân tiên tiến cho cao su kinh doanh, đó là
phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá trong điều kiện đồng thời sử
dụng chất kích thích mủ để tăng năng suất.
- Kỹ thuật này cho phép người sản xuất đánh giá tình hình dinh dưỡng của cây
theo từng giai đoạn, có thể bón phân đúng lúc và sát với yêu cầu của cây, vừa sử dụng


4
tiết kiệm phân bón mà không gây ô nhiễm môi trường, vừa nâng cao năng suất nhưng
chi phí sản xuất lại không tăng, làm giảm giá thành sản phẩm.
- Về thực tiễn dựa vào thang dinh dưỡng khoáng qua lá và chỉ số DRIS được xác
lập đã giúp cho nông hộ có định hướng cân đối được liều lượng phân bón trong điều
kiện có sử dụng chất kích thích mủ để làm gia tăng năng suất nhưng lại tiết giảm chi
phí, phát triển cao su một cách hiệu quả và bền vững.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu tập trung điều tra đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón,
chất kích thích mủ, đánh giá dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá cao su để xây dựng
thang dinh dưỡng khoáng và chỉ số DRIS qua lá cao su kinh doanh dòng RRIM 600 ở
độ tuổi 10 – 20 trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi tại 3 huyện có diện tích cao su
chiếm gần 90% diện tích cao su của cả tỉnh là Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Bố trí

thí nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng tại xã Gio An, huyện Gio Linh và xã
Cam Chính, huyện Cam Lộ, là 2 xã có điều kiện đặc trưng cho các vùng trồng cao su
tiểu điền phía Bắc và phía Nam của tỉnh Quảng Trị.
- Nghiên cứu tiến hành trong 4 năm: 2013 – 2016.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng
Trị hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 – 2 tấn mủ/ha trong
điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ với các giá trị trung bình hàm lượng chất
khô (tính theo %) chứa trong lá của nitơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%,
kali (xK ) là 1,00%; độ lệch chuẩn của hàm lượng nitơ (N) là 0,36, phốt pho (P)
là 0,04, kali (K) là 0,23; ngưỡng tối ưu của hàm lượng nitơ trong lá là 3,56 –
3,91%, phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là 1,24 – 1,46%.
- Xác định được chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều
kiện có sử dụng chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là
giao điểm của các hàm lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình
của tập hợp phụ có năng suất cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K
là 4,20;XK/P là 2,85, các giới hạn đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng
(ngưỡng bình thường) của tỷ lệ N/P là 10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 –
4,83, góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng.
- Xây dựng được 2 tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh
dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị là: (100 kg N
+ 25 kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha và (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg
phân hữu cơ)/ ha.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Cây cao su và các yêu cầu sinh thái cơ bản
1.1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm hình thái của cây cao su
Cây cao su ba lá (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) là loại cây có nguồn gốc hoang
dã từ vùng nhiệt đới, lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ). Cây cao su thuộc chi Hevea
của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), bộ Sơ ri (Malpighiales). Cách đây gần 10 thế kỷ,
thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo
chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa
này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ,
uchouk là chảy ra hay khóc). Cho đến cuối thế kỷ 18, Braxin vẫn là nước độc quyền
cung cấp cao su cho thế giới. Cây cao su được đưa vào châu Á năm 1876 bởi Henry
Wickham và phát triển hết sức nhanh chóng, hiện châu Á chiếm 94% sản lượng cao su
thiên nhiên toàn cầu (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].
Cao su là một loài cây thân gỗ trung bình có chiều cao khoảng 20 – 30 mét, rễ ăn
rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có
vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc
loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín
sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang
một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 2 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được
dùng trong kỹ nghệ pha sơn (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].
Cây cao su là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea do
chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là
nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong
các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn
ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 300 với mặt phẳng.
Khi cây đạt độ tuổi 5 – 6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch
vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy
ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các
thùng nhỏ, quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ
hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26 – 30 năm (Nguyễn
Thị Huệ, 2006) [24].



6
1.1.1.2. Các yếu tố sinh thái cơ bản có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của
cây cao su
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ là yếu tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng và sản lượng của cây cao su.
Các nghiên cứu cho thấy cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp
nhất là từ 25 – 300C, trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu đựng được
trong một thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị héo, rụng, chồi
ngon ngưng tăng trưởng, thân cây cao su kiến thiết cơ bản bị nứt nẻ, xì mủ,… Nhiệt độ
thấp 50C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].
Các vùng trồng cao su trên thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậu
nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm 280C + 20C và biên độ nhiệt trong ngày
là 7 – 80C. Theo Dijikman M. J. (1951) [83], Sanjeeva R. P. và cộng sự (1990) [111]
nhiệt độ trung bình lý tưởng cho cây cao su sinh trưởng, phát triển là 25 – 280C.
Zongdao và Xueqin (1983) [122], Jiang A. (1988) [89] xác định cây cao su sinh
trưởng chậm lại khi nhiệt độ xuống dưới 200C và ngưng quang hợp khi nhiệt độ thấp
hơn 100C.
Nhiệt độ cao kèm theo độ ẩm xuống thấp vào những tháng cuối mùa khô ảnh
hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trong mùa khô, chu vi thân
không tăng, cây cứ ra lá và lại rụng đi. Thời gian kiến thiết cơ bản có thể kéo dài đến
hơn 10 năm và tỷ lệ cây chết nhiều hơn trong điều kiện không được tưới nước. Việc
tưới với lượng nước bằng 50% lượng bốc thoát hơi có thể giảm thời gian kiến thiết cơ
bản xuống còn 6 năm và giảm hẳn số cây bị chết đồng thời vườn cây sinh trưởng đồng
đều hơn (Vijayakumar và cộng sự, 1998 – dẫn qua Lê Mậu Túy, 2007) [60].
- Lượng mưa:
Lượng mưa thích hợp đối với hầu hết các dòng cây cao su là từ 1.500 – 2.000
mm/năm. Tuy vậy, đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1.800 mm/năm thì lượng
mưa cần phải phân bố đều trong năm, đất phải có thành phần sét khoảng 25%. Ở

những nơi không có điều kiện thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa 1.800 – 2.000
mm/năm. Các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là 20 – 30 mm và mỗi tháng có
khoảng 150 mm. Số ngày mưa tốt là 100 – 150 ngày/năm. Lượng mưa và sự phân bố
mưa có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và mức độ tác hại của các loại bệnh. Nơi có
lượng mưa trong năm lớn nhưng có thời gian khô hạn kéo dài thì mức độ bệnh thấp
hơn nơi lượng mưa thấp hơn nhưng không có thời gian khô hạn rõ rệt (Nguyễn Thị
Huệ, 2006) [24].
Tuy nhiên, theo Meenattoor và cộng sự (1995) (dẫn qua Lê Mậu Túy, 2007) [60],
mưa đá lại gây tổn hại nặng tán và thân cây cao su ở Tripula (Ấn Độ), 4 năm sau khi


7
có mưa đá tác hại, vỏ bị thương tổn đến tượng tầng và hệ thống ống mủ phát triển
không hoàn chỉnh. Sản lượng trên mặt cạo bị tác hại giảm đến 60% so phía không bị
tác hại.
- Gió:
Gió vừa phải giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ
cây mau khô sau khi mưa. Cây cao su thích hợp nhất với gió nhẹ 1 – 2 m/s, nghiên cứu
tại Malaysia cho thấy: Khi gió có tốc độ 8 – 13,8 m/s làm lá cao su non bị xoắn lại, lá
bị rách, phiến lá dày lên, nhỏ lại, có ảnh hưởng làm chậm tăng trưởng. Khi gió có tốc
độ > 17,2 m/s cây cao su gãy cành, thân (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].
Nói chung, mức độ chịu đựng gió của cây cao su kém. Trồng cao su ở các nơi có
gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su như gãy cành,
gãy thân do gỗ cao su giòn dễ gãy và làm trốc gốc, đổ cây nhất là ở những vùng đất
cạn. Phần lớn các vùng trồng cao su ở Đông Nam Á có tốc độ gió bình quân là 1 – 3
m/s, vùng ven biển có tốc độ gió lớn hơn 4 m/s. Những phần dễ bị thiệt hại do gió là
cành, nhánh, thân, tán, rễ và hậu quả của những thiệt hại nghiêm trọng đó là làm giảm
sản lượng (Mokwunye và cộng sự, 2008) [32].
Quảng Trị là tỉnh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió thường xuyên là gió mùa
Đông Bắc vào mùa Đông và gió Phơn Tây Nam khô nóng vào mùa hè, hàng năm

lại phải chịu nhiều cơn bão từ Biển Đông đổ vào nên việc bố trí trồng cây cao su
phải hết sức lưu ý.
- Giờ chiếu sáng và sương mù:
Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ
chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây,
mức tăng trưởng và khả năng sản xuất mủ của cây. Theo Nguyễn Thị Huệ (2007) [24],
giờ chiếu sáng tốt cho cây cao su bình quân là 1.800 – 2.800 giờ/năm và tối ưu là
khoảng 1.600 – 1.700 giờ/năm. Sương mù nhiều gây ra tiểu khí hậu ẩm ướt tạo cơ hội
cho các loài nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn
trắng do nấm bệnh Oidium gây nên ở mức độ nặng tại các vùng trồng cao su.
- Độ cao:
Theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005) [9] giới hạn khuyến cáo độ
cao tuyệt đối với cây cao su là dưới 700 m. Cây cao su thích hợp nhất với các vùng đất
có độ cao tương đối thấp dưới 200 m, càng lên cao càng bất lợi do độ cao có tương quan
với nhiệt độ thấp và gió mạnh. Lê Mậu Túy (2007) [60] cho biết ở vùng cận nhiệt đới
núi cao Tây Garo, Meghalaya đang có thử nghiệm trồng cao su đến độ cao từ 1.000 –
1.100 m nhưng chưa thành công. Cao su ở Tây Nguyên phần lớn cũng được trồng ở độ
cao dưới 700 m và vĩ độ 14 độ Bắc.


8
- Độ dốc:
Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh, các chất dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp
đất mặt bị mất đi nhanh chóng do đó độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất. Khi trồng
cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn
rất tốn kém như hệ thống đê, mương, đường đồng mức,… Hơn nữa các diện tích cao su
trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn lớn trong công tác cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ
về nhà máy chế biến. Do vậy, theo Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam (2012) [39], trong điều kiện có thể lựa chọn được, nên trồng
cao su ở đất có độ dốc dưới 30%.

- Tính chất lý học, hóa học của đất:
Đất trồng cao su tốt nhất phải có tầng đất canh tác sâu > 2,0 m, trong đó không có
tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ cao su như lớp thuỷ cấp treo, lớp kết von dầy
đặc, lớp đá tảng,… Tuy nhiên, trên thực tế, các loại đất có chiều sâu tầng đất canh tác từ
1,0 m trở lên có thể xem là đạt yêu cầu để trồng cao su.
Rễ cao su rất mẫn cảm với mực nước ngầm trong đất. Khi đất có mực nước ngầm
thường xuyên ở độ sâu khoảng 60 cm thì sự phát triển của rễ cao su sẽ gặp trở ngại: Rễ
cọc ngưng phát triển, bên trong rễ hình thành các lớp tế bào xốp không phát triển sâu
được nên cây dễ đổ gãy. Trường hợp mưa lớn, mặt đất bị ngập nước kéo dài thì cây cao
su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản bị hư hại nặng. Cây cao su ở thời kỳ kinh doanh (cây đang
cạo mủ) nếu bị ngập sâu kéo dài 40 ngày thì có khoảng 75% cây bị chết, số cây còn lại
tăng trưởng chậm, khô cây và bong vỏ (Webster và Baulkwill, 1989) [119].
Cây cao su phù hợp với đất thịt nặng đến sét. Đất có thể trồng cao su phải có thành
phần sét ở lớp đất mặt (0 – 30 cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (> 30 cm) tối thiểu
là 25%. Ở nơi có mùa khô kéo dài, đất phải có thành phần sét 30 – 40% mới thích hợp
cho cây cao su. Ở các vùng khí hậu khô hạn, đất có tỉ lệ sét từ 20 – 25% (đất cát pha sét)
được xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong
80 cm lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây
trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước
của đất (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].
Theo Webster và Baulkwill (1989) [119] pH đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 –
5,5; giới hạn pH đất có thể trồng cao su là 3,5 – 7,0.
Cây cao su cũng như các loại cây trồng khác cần được cung cấp đầy đủ các chất
dinh dưỡng đa lượng như: N, P, K, Ca, Mg và các chất vi lượng. Các chất dinh dưỡng
trong đất không phải là yếu tố giới hạn nghiêm trọng đối với cây cao su, tuy nhiên nếu
trồng cao su trên các loại đất nghèo dinh dưỡng, cần đầu tư nhiều phân bón làm tăng chi
phí đầu tư và hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Võ Văn An và cộng sự (1990) [1] đã nghiên cứu


9

và xây dựng thang đánh giá hàm lượng dinh dưỡng đất trồng cao su tại Việt Nam, kết
quả thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam
(tầng 0 – 30 cm)
Chỉ tiêu

Rất thấp

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

pH H2O

<4,0

4,0-4,5

4,6-5,0

5,1-5,5

>5,5

C hữu cơ (%)


<0,3

0,3-0,6

0,6-1,5

1,5-3,5

>3,5

N (%)

<0,05

0,05-0,10

0,10-0,15

0,15-0,25

>0,25

P2O5ts (%)

<0,05

0,05-0,25

0,25-0,50


0,50-0,80

>0,80

K2Ots (%)

<0,005

0,005-0,024

P2O5dt (mg/100gđ)

<5

K2Odt (mg/100gđ)
Mg2+ (lđl/100g đất)

0,024-0,094 0,094-0,188 >0,188

5-10

10-30

>30

<4,7

4,7-23,6

23,6-47,1


47,1-94,2

>94,2

<0,1

0,1-0,5

0,5-2,0

2,0-6,0

>6,0

(Nguồn: Võ Văn An và cộng sự, 1990 [1])
Pushparajah E. và cộng sự (1972) [101] cho biết, đất trồng cao su của Malaysia
chia thành 5 nhóm dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật của đất đai và cây trồng. Các
yếu tố chính của đất là độ dốc, tầng sâu, lý tính đất (thành phần cơ giới, nước của đất,
kết cấu,...) và độ phì của đất. Sản lượng của cùng 1 dòng vô tính trên các hạng đất có sự
khác biệt rất lớn, cao su trồng trên các loại đất tốt (hạng 1) cho sản lượng gần gấp đôi so
với cao su trồng trên các loại đất xấu (hạng 4).
Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39] cũng đã
phân đất trồng cao su thành các hạng I, II, III, IVa, IVb theo mức độ thích hợp giảm dần
dựa trên 7 yếu tố giới hạn (độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới, mức độ kết von đá sỏi,
độ chua đất, hàm lượng mùn, chiều sâu mặt nước ngầm và độ dốc) được chấm điểm tổ
hợp, trong đó các hạng đất I, II và III là các hạng đất trồng được cao su, hạng IVa là đất
không trồng được cao su hiện tại, hạng IVb là đất không trồng được cao su vĩnh viễn.
Theo Nguyễn Minh Hiếu (2013) [21], có ba nhóm đất lớn mà cao su thường
được trồng tại Việt Nam là đất đỏ bazan, đất xám podzonlic trên phù sa cổ và đất sa

phiến thạch, trong đó đất bazan và podzonlic có diện tích lớn nhất:
Đất đỏ bazan: Loại đất này có mặt ở phần lớn các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên và một ít ở Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An và Vĩnh Phú. Đất đỏ rất đồng
nhất, sâu và có cấu trúc tốt rất thích hợp cho việc trồng cao su. Trong cấu trúc thường
chứa nhiều sét, khoảng 60 – 65% sét, 80 – 90% sét mùn, chỉ có 3 – 10% cát, vì thế khả
năng trao đổi rất tốt về mùa mưa, giữ nước tốt về mùa khô. Về các đặc tính hóa lý,
chất hữu cơ chứa khoảng 2,5%, các bon hữu cơ từ 1,5 – 1,7%, đạm 0,15% đất khô, lân
tổng số 2.000 – 3.000 ppm, lân dễ tiêu 30 ppm. Có nơi lân dễ tiêu lên đến 100 ppm,
pH dao động từ 4,3 – 6.


10
Đất xám phù sa cổ podzonlic (Acrilic): Đất này thường thấy nhiều ở Lai Khê,
Phước Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Plây ku và Phú Bổn
(Ayunba). Đó là những loại đất có cấu trúc thô và rời rạc, tương đối nghèo dinh dưỡng
vì đã bị rửa trôi lâu ngày. Độ phì của đất biến thiên rất nhiều tùy thuộc chính yếu vào
độ sâu hay cạn của mức thủy cấp. Ở sâu hơn 4 – 5 m có lớp bồi tích ô xít sắt nhôm tạo
thành một lớp kết von mềm, khi bị ô xít hóa nó trở nên cứng chắc. Ở thành phần lớp
mặt có đến 80 – 90% cát, lớp sâu hơn có cấu trúc pha bùn (limon) hoặc pha sét. Về
đặc tính hóa lý, đất xám có tính a xít, độ pH khoảng 4 – 5, nghèo chất hữu cơ C% =
0,6%, hàm lượng hữu cơ khoảng 1% đất khô. Nhìn chung đất xám thường nghèo mùn,
N, P, K, Mg, Ca... Đất này lúc quy hoạch trồng cao su nên chú ý đến tầng kết von và
mực thủy cấp nông.
Đất sa phiến thạch (đất đỏ vàng trên đá sét và phiến thạch): Thấy tại các vùng
Lam Sơn, Yên Mỹ (Thanh Hoá), 19/5 (Nghệ An), Việt Trung, Lệ Ninh (Quảng
Bình), và Quyết Thắng (Quảng Trị). Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến
nặng, pH từ 4 – 4,6, N tổng số nghèo (0,04%), K tổng số trung bình (0,1 – 0,13),
nghèo P và K dễ tiêu.
1.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng
1.1.2.1. Các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

Khi phân tích thành phần hóa học của thực vật, người ta phát hiện ra có đến hơn
60 nguyên tố có trong thành phần của cây. Tuy nhiên, chỉ có một số nguyên tố nhất
định là tối cần thiết cho cây gọi là các nguyên tố thiết yếu, người ta đã phát hiện ra có
khoảng 17 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây. Đó là: C, H, O, N, P, K, S, Mg,
Ca, Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Cl, Si. Khi có đủ các nguyên tố thiết yếu và năng lượng
ánh sáng, cây có thể tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho các hoạt động sinh lý, quá
trình sinh trưởng phát triển của cây và hoàn thành chu kỳ sống của mình (Nguyễn Như
Hà, 2013) [19].
Các nguyên tố khoáng trong cây chính là các nguyên tố được cây hấp thu từ đất
gọi là các nguyên tố khoáng, trừ các nguyên tố có nguồn gốc từ CO2 và H2O (C, H và
O). Hàm lượng của các nguyên tố khoáng trong cây khác nhau rất lớn, phụ thuộc vào
loài cây, các bộ phận khác nhau, vào giai đoạn sinh trưởng, chúng biến động từ 10-1
đến 10-14 % chất khô. Trong 17 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, có 14 nguyên tố cần
cung cấp bằng phân bón, được chia làm 3 nhóm theo nhu cầu về lượng: Nhóm phân
bón đa lượng, gồm N, P, K, nhóm trung lượng gồm Ca, Mg, S, Si và nhóm vi lượng
gồm Fe, Mn, Cu, Zn, B, Cl, Mo, trong đó 3 nguyên tố phân bón đa lượng (N, P, K)
được gọi là các yếu tố dinh dưỡng chính hay yếu tố phân bón chính (Nguyễn Như Hà,
2013) [19].


11
1.1.2.2. Vai trò của phân bón đối với cây trồng
- Tăng năng suất cây trồng:
Cây trồng có thể sinh trưởng phát triển bình thường ngay cả khi không được bón
phân. Nhưng để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định thì nhất thiết phải bón phân.
Theo Tổng chức Nông lương Thế giới (FAO), trong thập kỷ 70, có 50% sản lượng
nông nghiệp ở các nước đang phát triển là do sử dụng phân bón. Ở Châu Á – Thái
Bình Dương từ 1979 – 1989 sản lượng ngũ cốc tăng, ngoài các nguyên nhân khác,
75% là do sử dụng phân bón. Phân bón làm tăng gấp 4 lần sản lượng trong 50 năm qua
và trở thành một trong các yếu tố cơ bản của sự tăng mức sống ở các nước văn minh.

Nhưng phân bón chỉ có tác dụng cho năng suất cao khi bón một cách đầy đủ và hợp lý.
Các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất. Hiện nay, theo
đánh giá của Viện Dinh dưỡng cây trồng quốc tế, phân bón đóng góp khoảng 30 –
35% tổng sản lượng cây trồng.
- Cải tạo đất:
Phân hữu cơ cải thiện và ổn định kết cấu của đất: Làm cho đất tơi xốp, thoáng
khí, tăng độ ẩm cho đất,... Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất như đạm, lân,
kali, can xi, magiê, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các
vitamin,... cho cây trồng, làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ tiêu cho đất, tăng cường
giữ phân cho đất. Việc cung cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng, các vitamin từ phân
hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng phẩm chất nông sản. Tăng cường
hoạt động của vi sinh vật đất, là nguồn thực phẩm cho các hoạt động của vi sinh vật
đất như các quá trình chuyển hóa, tuần hoàn chất dinh dưỡng trong đất, sự cố định
đạm, sự nitrat hóa, sự phân hủy các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,... Tích lũy thêm
mùn, nâng cao độ phì đất.
Phân hóa học được bón với liều lượng thích hợp làm tăng cường hoạt động của vi
sinh vật, kể cả vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và tăng sự khoáng hóa của các chất
hữu cơ sẵn có trong đất, tăng hàm lượng mùn. Làm tăng độ phì nhiêu của đất, giữ cho
đất khỏi bị chua (đối với lân) vì các loại phân lân thường chứa lượng can xi cao. Bón
kali cũng có tác dụng cải tạo đất và tăng cường hiệu quả K về sau.
- Tạo ra phẩm chất nông sản:
Phẩm chất nông sản do nhiều loại hợp chất hữu cơ chi phối: Prôtít, đường, bột,
axít hữu cơ, các chất xơ và vitamin. Sự hình thành các chất hữu cơ này là kết quả tác
động của nhiều loại men điều khiển. Thành phần của các men này có chứa một số kim
loại như Fe, Mg, Co, Zn, Cu, Mo, Mn, K hoặc hoạt động của các men này chịu ảnh
hưởng của các kim loại trên. Mặt khác thành phần của các chất hữu cơ chi phối phẩm
chất nông sản có chứa N, P và các yếu tố khác. Cho nên sự cân đối giữa các yếu tố
dinh dưỡng N, P, K, các yếu tố thứ yếu S, Mg, Ca và các vi lượng chi phối phẩm chất
nông sản (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].



12
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây cao su
Đạm chính là thành phần diệp lục trong lá cây trồng, cây quang hợp mạnh hay
yếu và tạo ra chất hữu cơ nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng đạm tham gia cấu tạo tế
bào, tạo bộ khung tán của cây. Vai trò sinh học quan trọng nhất của đạm đó là cấu tạo
nên axít amin và protêin. Mà nguyên sinh chất, một phần sống của tế bào là protêin.
Protêin cũng là enzim, nên đạm có trong thành phần của chất có hoạt tính sinh lý như
ADN, ARN, chất kích thích sinh trưởng. Trong nguyên sinh chất N chiếm khoảng
40% chất khô còn trong protêin chiếm khoảng 16% (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].
Vai trò quan trọng khác đó là đạm cũng tham gia vào thành phần cấu trúc của
diệp lục, khi cây không có đạm, thì sẽ không có diệp lục, dẫn đến không có quá trình
quang hợp, không có enzim. Vì vậy những phản ứng sinh học sẽ diễn ra chậm và sẽ
không cung cấp đủ các hoạt động sống bình thường cho tế bào. Nếu không có protêin
thì sẽ không có sự sống của tế bào. Đạm (N) tham gia vào thành phần của phytocrom
có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây có liên quan đến ánh
sáng như phản ứng quang chu kỳ, sự nảy mầm, tính hướng quang, vì vậy cây rất nhạy
cảm đối với N, thiếu hay thừa N đều có hại. Trong cây tỷ lệ đạm tích lũy trung bình từ
1 – 3% trọng lượng chất khô (hạt ngô 1,6 – 2%, thân ngô 0,6 – 0,8%), đạm trong cây
tồn tại ở các dạng hữu cơ (axít amin, protêin, ancaloit, glucogit,...) và vô cơ (NH4+,
NO3- ). Dinh dưỡng đạm chủ yếu của cây trồng là NH4+, NO3- từ đất, hiện nay vấn đề
cây hút đạm NH4+ hay NO3- nhiều hơn là vấn đề còn tranh cãi, tuy nhiên đa số tác giả
cho rằng cây hút NH4+ nhiều hơn NO3-, vì NH4+ là 1 hợp chất đạm trực tiếp cần cho sự
hình thành protit, còn NO3- phải trải qua quá trình khử O2 mới tham gia được (Nguyễn
Văn Bộ, 2007) [3].
Đạm cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây cao su, đạm làm tăng chu vi
thân, tăng diện tích lá và lá có màu xanh đậm. Không những vậy, đạm còn điều tiết
dinh dưỡng của các nguyên tố khác như lân và kali. Ngoài ra, đạm còn tham gia tích
cực vào việc tổng hợp mủ cao su và còn làm tăng sinh khối của cây (Sivanadyan K.
1983) [115].

Theo Hiệp hội Phân bón Thế giới – IFA (1992) [87], tổng số lượng đạm cố định
trong chu kỳ 30 năm của cây cao su là 1.500 – 1.800 kg N/ha, tổng lượng đạm quay
lại do lá rụng trong chu kỳ 30 năm là 1.400 kg N/ha, tổng lượng đạm quay lại hàng
năm từ năm thứ 5 – 30 là 34 – 73 kg N/ha, tổng lượng đạm lấy đi từ mủ trong chu kỳ
30 năm là 485 kg N/ha và tổng lượng đạm lấy đi từ mủ hàng năm từ năm 6 – 30 là
6,1 – 35,7 kg N/ha.
Theo Pushparajah E. và cộng sự (1983) [103], việc bón phân cho cây cao su thời
kỳ kinh doanh được chia theo các loại đất khác nhau, nhưng chênh lệch về lượng bón
giữa các loại đất không quá nhiều. Cao su kinh doanh cần bón 1 lượng đạm hàng năm


13
rất thấp so với các cây trồng khác, chỉ dao động trong khoảng từ 16 – 20 kg N/ha. Tuy
nhiên, cũng có những giống yêu cầu lượng bón đạm cao hơn như RRIM600, GT1, có
thể lên đến 28 kg N/ha/năm, nhưng ngược lại một số giống dễ nhiễm đục thân thì
lượng bón đạm phải hạ thấp xuống chỉ còn 8 – 12 kg N/ha/năm.
Nghiên cứu của Tống Viết Thịnh (2007) [45] cho thấy, trên vườn cao su cạo mủ
từ năm cạo thứ 2 – 5, bón 80 kg N/ha làm tăng bình quân 9,2% năng suất mủ so với
bón 40 và 120 kg N/ha.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho cây cao su
Lân tham gia vào thành phần các hợp chất cao năng như ATP, ADP, xúc tiến các
quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây. Lân có trong thành phần các hợp chất quan trọng
nhất của cây: Sacarophotphat, nucleoprotit, photpholipit, trong đó nó liên kết chặt chẽ
với đạm. Cây sinh trưởng, phát triển hình thành nhiều tế bào mới, mô mới phải có
thêm nhiều nucleoprotit nên cây rất cần lân. Lân là thành phần thiết yếu của axít amin
tạo điều kiện tăng cường hình thành các loại vitamin làm tăng năng suất và phẩm chất
nông sản, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng khả năng hút đạm của cây trồng. Lân làm tăng độ
hoãn xung của tế bào, kích thích sự phát triển của bộ rễ giúp cây hút được nhiều nước
và chất dinh dưỡng trong đất hơn. Lân cũng cần cho sự hình thành tế bào mới, tạo
chồi, tạo búp, phân cành, ra lá mới (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].

Thiếu lân cây hút đạm vào bị tích lũy trong lá dạng đạm khoáng nhiều chưa
chuyển thành dạng đạm protit và đó là môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho nhiều loại
nấm bệnh phát triển, đặc biệt là với cây cao su. Thiếu lân làm cho cây cao su phát triển
kém, còi cọc, chậm lớn, lá cứng đờ, màu sắc xạm lại, rễ kém phát triển, năng suất mủ
trong thời kỳ kinh doanh sụt giảm. Trong cây tỷ lệ lân tích lũy trung bình từ 0,3 –
0,4% trọng lượng chất khô (hạt ngô 0,5 – 0,6%), lân trong cây tồn tại ở các dạng hữu
cơ (trong sacarophotphat, ADN, ARN,...) và vô cơ (muối photphat của cation Ca và
Mg). Cây trồng chủ yếu hút lân ở dạng H2PO4-, HPO42- từ đất, cũng có trường hợp cây
hút được PO43- nhưng rất ít (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].
Owen G. và cộng sự (1957) [98], Sivanadyan K. (1983) [115] đã kết luận vai trò
của P rất quan trọng và tích cực đối với sinh trưởng cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ
bản nhưng trên vườn cao su kinh doanh thì không thấy tác động lên năng suất mủ.
Tại Malaysia, hiện không khuyến cáo bón phân lân cho cao su khai thác. Phân lân
chỉ được khuyến cáo khi phát hiện dấu hiệu khủng hoảng thiếu qua chẩn đoán dinh
dưỡng lá.
Theo Pushparajah E. và cộng sự (1972) [100], (1983) [103], thì cao su cũng chỉ cần
bón 1 lượng lân hàng năm rất thấp so với các cây trồng khác, chỉ khoảng 20 kg P2O5.


14
Theo Hiệp hội Phân bón Thế giới – IFA (1992) [87], tổng số lượng lân cố định
trong chu kỳ 30 năm của cây cao su là 458 – 573 kg P2O5/ha, tổng lượng lân quay lại
do lá rụng trong chu kỳ 30 năm là 82 kg P2O5/ha, tổng lượng lân quay lại hàng năm từ
năm thứ 5 – 30 là 2,1 – 4,6 kg P2O5/ha, tổng lượng lân lấy đi từ mủ trong chu kỳ 30
năm là 94 kg P2O5/ha và tổng lượng lân lấy đi từ mủ hàng năm từ năm 6 – 30 là 2,4 –
16,7 kg P2O5/ha.
Kết quả nghiên cứu của Tống Viết Thịnh (2007) [44], [45] cho thấy, trên đất nâu
đỏ bazan ở Tây Nguyên, bón lân nung chảy với liều lượng 30 – 40 kg P2O5/ha/năm đã
cải thiện rất tốt độ chua đất, P dễ tiêu và hàm lượng Mg trao đổi trong đất. Tuy nhiên
bón lân nung chảy liên tục trong nhiều năm sẽ làm độ pH quá cao không thích hợp cho

cây cao su và làm thừa P dễ tiêu và Mg trao đổi trong đất.
1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây cao su
Mặc dù kali là một trong ba nguyên tố mà cây trồng nói chung và cây cao su nói
riêng cần nhiều nhất nhưng các nghiên cứu về kali còn rất ít bởi kali linh động. Kali
không tham gia vào cấu tạo thành phần cấu trúc hay hợp chất của thực vật, nhưng kali
cần thiết trong hầu hết các tiến trình thiết yếu nhằm giữ vững đời sống của cây trồng.
Hoạt động quang hợp và hô hấp xảy ra là do tiến trình hoạt động của các men và
enzym. Kali đóng vai trò then chốt trong sự hoạt hoá hơn 60 enzym trong cây trồng.
Nhờ có tính di động cao lên kali có chức năng vận chuyển các sản phẩm quang hợp về
cơ quan tích luỹ như quả, hạt, thân, củ,... do vậy làm tăng năng suất, phẩm chất nông
sản, tăng độ lớn của hạt và giảm rụng quả do thiếu dinh dưỡng. Kali làm tăng áp suất
thẩm thấu nhờ vậy tăng khả năng hút nước của rễ, điều khiển hoạt động của khí không
giúp cây quang hợp được cả trong điều kiện thiếu nước. Kali đóng vai trò quan trọng
trong sự phân chia tế bào. Do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp nên kali ảnh
hưởng đến việc trao đổi đạm và protit. Kali làm tăng lượng nước liên kết trong tế nào
có tác dụng điều hoà không khí cho sự xâm nhập CO2 và thoát hơi nước nên khi đủ
kali có tác dụng chống lại điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, giá lạnh. Kali tăng
cường tạo thành bó mạch, độ dài, số lượng, bề dày của giác mô nên chống được đổ
ngã (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].
Kali có tác dụng điều hoà mọi quá trình trao đổi chất và các hoạt động sinh lý,
điều chỉnh đặc tính lý hoá học của keo nguyên sinh chất. Kali giúp quá trình quang
hợp diễn ra bình thường, tăng cường sự vận chuyển hydrat cacbon từ lá sang các bộ
phận khác, giúp hoạt hoá các men và tăng khả năng tổng hợp protêin. Thiếu kali việc
vận chuyển và tích luỹ hydrat cacbon giảm, đạm khoáng không chuyển thành đạm
protit nên sản phẩm kém ngọt. Thiếu kali cây không thể sử dụng nước và các dưỡng
chất khác từ đất hay từ phân một cách hữu hiệu và ít chống chịu các tác hại của môi
trường như khô hạn, ngập nước, nhiều gió, nhiệt độ thất thường. Thiếu kali lá cây


15

thường bị cuốn cong rũ rượi, lá khô dần từ ngoài rìa dọc theo mép lá chạy và gân lá,
cây chậm phát triển, năng suất thấp. Trong cây tỷ lệ kali tích lũy trung bình từ 0,5 –
1,0% trọng lượng chất khô (hạt ngô 0,36 – 0,5%, thân ngô 0,8 – 1,6%), nhưng cũng có
trường hợp lên đến 3 – 5%, kali trong cây tồn tại ở dạng ion do đó phần lớn kali trong
dịch tế bào có thể chiết ra bằng nước và mưa có thể làm cây mất đi một lượng kali
đáng kể do bị tiết ra từ rễ cây. Các tế bào của cây rất dễ cho K thấm qua, K được cây
hút dễ dàng hơn các yếu tố khác, do dễ được hấp thu nên nhu cầu về K của cây thường
khó xác định (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].
Theo Hiệp hội Phân bón Thế giới – IFA (1992) [87], tổng số lượng kali cố định
trong chu kỳ 30 năm của cây cao su là 1.440 – 1.680 kg K2O/ha, tổng lượng kali quay
lại do lá rụng trong chu kỳ 30 năm là 426 kg K2O/ha, tổng lượng kali quay lại hàng
năm từ năm thứ 5 – 30 là 10,2 – 21,6 kg K2O/ha, tổng lượng kali lấy đi từ mủ trong
chu kỳ 30 năm là 418 kg K2O/ha và tổng lượng kali lấy đi từ mủ hàng năm từ năm thứ
6 – 30 là 6,0 – 39,1 kg K2O/ha.
Những nghiên cứu của Pushparajah E. và cộng sự (1983) [103] cho thấy, lượng
kali phải bón cho cây cao su cao hơn nhiều so với đạm và lân và so với lượng bón cho
các cây trồng khác, khoảng 60 – 140 kg K2O/ha, các dòng vô tính RRIM600, GT1
cũng được khuyến cáo bón lượng kali nhiều hơn mức bình thường (khoảng 90 – 180
kg K2O/ha).
Kết quả nghiên cứu trên vườn cao su cạo mủ từ năm cạo thứ 2 – 5 của Tống Viết
Thịnh (2007) [44] cho thấy, bón duy nhất 80 kg K2O/ha hoặc kết hợp với 80 kg N và
60 kg P2O5/ha sẽ làm gia tăng bình quân 8,7% năng suất mủ, khi bón 120 kg K2O sẽ
làm tăng bình quân 4,7% năng suất mủ so với bón 40 kg K2O/ha.
1.1.6. Cơ sở khoa học của việc bón phân hữu cơ cho cây cao su
Phân hữu cơ (phân chuồng) là hỗn hợp phân do gia súc tiết ra với nước giải, chất
độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc. Là loại phân nông dân có thể tự sản xuất được
từ các nguồn vật liệu sẵn có ở địa phương như rơm rạ, thân lá cây phân xanh và phân
gia súc. Trong thành phần của phân chuồng có chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng. Phân chuồng hữu cơ chủ yếu hay được dùng ở khu vực miền Trung là
phân trâu bò, trong thành phần loại phân này có chứa 83,1% nước, 0,29% N, 0,17%

P2O5, 1,00% K2O, 0,3% CaO và 0,1% MgO. Hệ số sử dụng đạm trong phân chuồng:
25 – 40%, lân: 30 – 40% và kali: 60 – 70 %. Tác dụng chủ yếu của phân hữu cơ chính
là việc cung cấp N, P, K chứa trong phân hữu cơ cho cây trồng, đồng thời nó cũng là
chất độn có tác dụng cải tạo đất, là môi trường cho các vi sinh vật có lợi phát triển để
hỗ trợ cây trồng (Cục Trồng trọt, 2013 [17]).
Phân hữu cơ phải được bón ở một liều lượng đủ lớn, tùy thuộc vào loại cây trồng
và tính chất đất, có thể dao động từ 10 – 30 tấn/ha. Ví dụ bón cho rau: 20 – 25 tấn/ha,


16
cây lương thực 10 – 15 tấn/ha, cây họ đậu dưới 8 tấn/ha. Nếu có điều kiện, nên bón kết
hợp với các loại phân vô cơ (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].
1.1.7. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su
Abraham và cộng sự (1968) [74] đã thực hiện nghiên cứu trên 89 hợp chất để tìm
ra chất có khả năng kích thích mủ cao su hữu hiệu nhất và họ đã nhận thấy chỉ có 2,4-C5 FPA là hiệu quả hơn 2,4,5-T. Trước đó vài năm, etylen oxít, một loại khí có tác dụng
tiệt trùng đã có hiệu quả rất hữu hiệu nhưng theo sau đó làm tăng sự hủy hoại nhanh của
mô ống mủ và mô chứa mủ hoàn toàn bị khô. Clorofom và ête, một hợp chất chống hô
hấp, mang những nhóm như muối phenylmercuric, phân tử như là hydro, nivaquin,
molipdat amôn và những chất diệt khuẩn như tyfomicin đã được nhét vào thân, kết quả
đưa đến sản lượng không ổn định. Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục thử nghiệm khí
axetylen, picloram, moryphactins, và một phân tử mới đã được giới thiệu bởi
AMCHEM: 2-Chloroethyl phosphonic acid (“CEPA”, Ethrel” và “Ethephon”) chất này
khi phân hủy tạo ra khí etylen đã kích thích ra hoa ở cây nho [74].
Sau đó Auzac J. và Ribaillier D. (1969) [76]) đã xác định axetylen, etylen, CEPA
và B-hydroxyl hydrazine, một chất mang phân tử etylen khác có hiệu quả kích thích hữu
hiệu đối với sản lượng và ít nhất tương đương với những hợp chất auxin truyền thống.
Từ những thí nghiệm khác nhau đã được tiến hành, những chất kích thích đều tác
động sản sinh ra etylen nội sinh trong tế bào. Điều đó khẳng định những sự quan sát
trước của Abraham xác định ảnh hưởng của nhiều loại chấn thương (cơ học, hoá học
và hooc môn) về sản lượng mủ bởi hooc môn tự nhiên mà trong đó bao gồm etylen là

đúng đắn.
Sau những nghiên cứu mở rộng về ảnh hưởng của Ethrel, axetylen và picloram so
sánh với 2,4,5-T cả về phương pháp và vị trí áp dụng. Một sự kết luận được chú ý là
không giống như 2,4,5-T, Ethrel tỏ ra không gây hại đến vỏ tái sinh. Tuy nhiên, với
nồng độ cao như là 6,7%; 10% và 13% trong dầu hạt cho đáp ứng tốt nhất và nồng độ
thấp hơn không thích được sử dụng. Vì lẽ đó, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để
trắc nghiệm những phân tử khác mà giá thấp hơn Ethrel. Dưới tác động của những chất
kích thích khác nhau, kết quả đáng nghi nhận nhất đã thu được với 2-Chloroethyl
trialkoxisilanes và “Ethad”, mà khí etylen đã hấp thu bằng việc sử dụng ống phân tử và
hỗn hợp với vazơlin.
Cuối thập niên 60 bắt đầu xuất hiện trên thị trường chất kích thích có tên gọi là
Ethephon với hoạt chất 2-Chloroethyl phosphonic acid (có công thức hoá học là
C2H6ClO3P) xâm nhập vào tế bào trong môi trường kiềm phóng thích khí etylen. Tuy
vậy, ethrel chỉ được sử dụng rộng rãi ở dạng thương mại từ năm 1986.


17
Khi xử lý etylen, thường có hai loại phản ứng xảy ra; phản ứng nhanh (trong vài
phút), phản ứng chậm (trong vài giờ). Do đó, cơ chế tác động của etylen có thể diễn ra
theo hai chiều hướng:
- Dưới tác động của etylen, màng tế bào có những biến đổi cơ bản, tính thấm nước
của màng tế bào tăng lên đáng kể do etylen có ái lực cao với lipit, một thành phần chủ
yếu cấu tạo nên màng tế bào. Điều đó dẩn đến giải phóng các enzym vốn tách rời với cơ
chất do màng ngăn cách. Các enzym này có điều kiện tiếp xúc với cơ chất và gây ra các
phản ứng có liên quan đến các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây.
- Etylen hoạt hóa các gen cần thiết cho quá trình tổng hợp các enzym mới, xúc tác
cho các phản ứng hóa sinh diễn ra trong cây trồng.
Ethephon được hấp thụ vào mô cây, sau đó bị thủy phân và giải phóng etylen tác
động vào quá trình trao đổi chất của cây. Đó là nguồn etylen ngoại sinh khác với etylen
nội sinh do vỏ tiết khi tiếp xúc với chất kích thích như 2,4D; 2,4,5T [74].

Đối với cây cao su, Ethephon có khả năng kích thích tăng sản lượng do cơ chế tác
động làm tăng hoạt động biến dưỡng của hệ thống mủ, giảm độ nhờn của mủ, gia tăng
sự bền vững của hạt lutoit, hoạt hóa một số enzym, làm ảnh hưởng đến dòng chảy và sự
tái sinh mủ, chất kích thích còn làm gia tăng vùng huy động mủ [76].
1.1.8. Cơ sở khoa học bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su
Theo Vũ Hữu Yêm (2012) [72], có 4 phương pháp xác định lượng phân bón cho
cây trồng như sau:
- Quan sát triệu chứng: Là phương pháp thông dụng nhất, đơn giản dễ thực hiện
thông qua quan sát nhiều năm. Có ưu điểm là xác định nhanh, ít tốn kém nhưng cũng
có nhược điểm là thiếu chính xác do một triệu chứng có thể có nhiều nguyên nhân
gây ra, triệu chứng không rõ rệt hoặc xuất hiện chậm, việc bón phân để phục hồi cây
ít có hiệu quả.
- Phân tích đất: Xác định thành phần dinh dưỡng có trong đất, từ đó trong quá
trình bón phân có thể gia giảm lượng phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Có
ưu điểm là có thể đánh giá tương đối chính xác lượng dinh dưỡng hiện có trong đất để
chọn cây trồng thích hợp, thực hiện nhanh và rẻ. Nhược điểm của phương pháp này là
khó thật sự đại diện cho cả một khu vực, chưa phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cây
mà chỉ chẩn đoán khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây thông qua hàm lượng
các chất trong đất ở một đô sâu nhất định. Mối tương quan giữa đất và sinh trưởng của
cây không rő rệt, nếu chỉ dựa vào phân tích đất để bón phân thường không thu được
kết quả tốt.
- Phân tích cây: Dựa vào các kết quả phân tích các giai đoạn sinh trưởng của cây
chúng ta biết được nhu cầu dinh dưỡng các loại để từ đó bón những loại phân vào những


18
giai đoạn cần thiết của cây. Có nhiều ưu điểm hơn phân tích đất. Dùng cho việc nghiên
cứu, xây dựng quy trình bón phân cho một loại cây trồng nào đó. Phân tích cây sẽ chẩn
đoán được chất dinh dưỡng nào thực sự hữu dụng đối với cây trồng, phân tích cây tốt
hơn cho cây lâu năm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu

và biện pháp xử lý trước lúc lấy mẫu dễ tạo ra những kết quả phân tích sai khác.
- Thí nghiệm đồng ruộng: Ưu điểm là nhờ kết quả thí nghiệm thực tế giúp cho
chúng ta xác định lượng phân thích hợp và có hiệu quả kinh tế nhất cho sản xuất, xây
dựng một quy trình phân bón thích hợp cho một loại cây trồng nhất định trên một loại
đất nhất định. Có nhược điểm là tốn kém nhiều thời gian và công sức, kết quả chỉ có ý
nghĩa trong phạm vi nghiên cứu, có thể sai lệch khi áp dụng trong vùng đất khác.
Bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su phát huy những ưu điểm
và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp trên. Cơ sở khoa học của phương
pháp này là dựa trên phân tích đất, lá như là kết quả tổng hòa các mối quan hệ giữa đất,
cây trồng, khí hậu và các yếu tố khác để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vườn cây.
Các yếu tố dinh dưỡng được đánh giá theo các mức: Rất thiếu (năng suất rất thấp,
cây không phát triển được), thiếu (năng suất thấp, cây phát triển kém), trung bình (năng
suất trung bình, cây phát triển bình thường), tối ưu (năng suất cao, cây phát triển tốt),
thừa (năng suất giảm, cây có khả năng bị nhiễm độc) [72].
Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng dinh dưỡng cây trồng thông qua các yếu tố
riêng lẻ là chưa toàn diện, dễ dẫn đến sai lầm, nguyên nhân ở đây là do có sự tương tác
giữa các chất dinh dưỡng trong cây. Mỗi một mức N đòi hỏi một mức P và K cân đối
tương ứng, cân đối ấy lại không ổn định trong toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây. Người ta thường tính đến sự cân đối giữa các nguyên tố có tính đối
kháng về mặt dinh dưỡng hoặc có liên quan đến nhau về mặt sinh lý. Sự cân đối thể
hiện qua tỷ lệ hàm lượng của chúng trong mô cây, thường xem xét các tỷ lệ N/P/ N/K/
K/P. Khi các chất dinh dưỡng này đạt được cân đối theo yêu cầu sinh lý của cây thì
cây trồng phát triển khỏe mạnh và đạt được năng suất tối đa. Khi đạt cân đối thì yếu tố
quyết định sinh khối sẽ quyết định năng suất [72].
Tương tác giữa N và P xảy ra thông thường và ảnh hưởng đến năng suất cây
trồng chủ yếu là do hiệu ứng N làm tăng sự hút thu P bởi cây trồng. Cơ chế hiệu ứng N
bao gồm: Tăng sự phát triển rễ; tăng cường khả năng hút thu và hoán vị P; tăng P hòa
tan là kết quả của giảm pH đất đi kèm với khả năng hấp phụ NH4+. Với hầu hết cây
trồng, N và K là những chất dinh dưỡng đa lượng đòi hỏi số lượng lớn nhất. Năng suất
cây trồng cao đòi hỏi lượng lớn 2 chất dinh dưỡng này, tương tác có ý nghĩa về mặt

kinh tế đối với cây cao su trong nâng cao sản lượng mủ thường đi kèm với sự điều
chỉnh sự mất cân bằng của N và K. Ảnh hưởng của việc gia tăng bón N lên nồng độ K
trong cây có liên quan đến khả năng sinh học vùng rễ. Trường hợp hàm lượng kali


×