Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Xây dựng thang bảng lương cho công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp hữu nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.24 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................1
1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................1
1.2. Kết cấu của thang bảng lương.............................................................................1
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thang bảng lương.....................................1
1.3.1. Chính sách của nhà nước về tiền lương.........................................................1
1.3.2. Quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp..........................................................2
1.3.3. Đội ngũ cán bộ lao động tiền lương:.............................................................2
1.3.4. Khả năng tài chính của doanh nghiệp:...........................................................2
1.3.5. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh:..................................................2
1.3.6. Công việc và mức độ phức tạp của công việc:..............................................2
1.3.7. Tình hình Kinh tế - xã hội đất nước:.............................................................3
1.3.8. Các yếu tố khác:............................................................................................3
1.4. Nguyên tắc xây dựng:..........................................................................................3
1.5. Vai trò của thang, bảng lương:.............................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG TẠI zCÔNG
TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ....................................................5
2.1. Tổng quan về công ty:.........................................................................................5
2.1.1. Giới thiệu chung............................................................................................5
2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển.....................................................................5
2.1.3. Cơ cấu lao động:...........................................................................................6
2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.....................................................................................7
2.2. Nhóm các yếu tố xác định mức độ phức tạp công việc và điều kiện làm việc căn
cứ xây dựng thang bảng lương tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.....7
2.2.1. Nhóm yếu tố đánh giá mức độ phức tạp lao động.........................................8
2.3. Đánh giá............................................................................................................19
2.3.1. Ưu điểm......................................................................................................19
2.3.2.Nhược điểm..................................................................................................19
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP


SẢN XUẤT, KINH DOANH......................................................................................20
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng.........................................................................................20
3.1.1.Các yếu tố bên ngoài....................................................................................20
3.1.2.Các yếu tố bên trong.....................................................................................20
3.1.3.Các yếu tố khác............................................................................................20
KẾT LUẬN.....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát
triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam
đang từng bước không ngừng chuyển biến theo cơ cấu nền kinh tế hiện đại và phát
triển, cùng với sự giao lưu buôn bán với các nề n kinh tế hiện đại và phát triển, cùng
với sự giao lưu buôn bán với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh
tế nước ta là một nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa nên chịu sự quản lý của Đảng và Nhà
nước vào các chính sách kinh tế trong quá trình quản lý doanh nghiệp thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần các yếu tố như máy móc, thiết bị,
sản phẩm, thị trường... Nhưng một yếu tố quan trọng không thể không đề cập đến đó là
yếu tố lao động. Lao động quyết định rất lớn đến sản lượng cũng như chất lượng sản
phẩm làm ra. Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị
trường đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ và năng lực làm việc.
Ở một mức độ nào đó có thể xem tiền lương là thành quả lao động vào mức sống của
mỗi người, chính vì thế mà thu nhập bình quân đầu người có thể được xem là một tiêu
chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển ở một quốc gia. Hệ thống thang bảng
lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời
gian, chí phí và công khai trong trả lương cho người lao động mà còn khuyến khích
người lao động hoàn thành công việc, nâng cao năng suất lao động, khuyến khích
người lao động phấn đấu để được nâng lương, tự hoàn thiện mình, từ đó tin tưởng vào

doanh nghiệp và gắn bó với doanh nghiệp hơn. Chính vì vậy, nếu được áp dụng một
cách nghiêm túc và có hiệu quả thì hệ thống thang bảng lương trong doanh nghiệp sẽ
phát huy hiệu quả đối với sự phát triển của người lao động và doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp phát huy thế mạnh, đón nhận cơ hội và vượt qua thách thức. Hệ thống
thang bảng lương có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng trong thực tế hiện nay, việc áp
dụng thang bảng lương trong các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế do các doanh
nghiệp chưa thực sự chú trọng tới việc xây dựng thang bảng lương, chưa nhận thức
được tầm quan trọng của thang bảng lương đối với doanh nghiệp.
Bản thân em phần nào nhận thức được tầm quan trọng của thang bảng lương đối
với doanh nghiệp nên em lựa chọn đề tài “Xây dựng thang bảng lương cho Công ty Cổ
phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị” làm đề tài tiểu luận môn Xây dựng thang bảng
lương trong doanh nghiệp.
Do thời gian cũng như lượng kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Th.S Nguyễn
Thị Cẩm Nhung đã giúp em hoàn thành bài viết này!


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo tổ chức ILO cho rằng tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào giờ làm việc thực tế
thường được trả tho tháng hoặc nửa tháng.
Thang lương là thước đo dùng để đánh giá chất lượng lao động của các loại lao
động cụ thể khác nhau, đó là bảng quy định một số bậc lương, các mức đãi ngộ lao
động theo bậc từ thấp đến cao tương ứng với cấp bậc nghề của công nhân.
Bảng lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những người lao
động cùng nghề theo từng chức danh nghề nghiệp.
Hệ thống thang, bảng lương trong doanh nghiệp bao gồm:
- Hệ thống thang, bảng lương của công nhân.
- Hệ thống bảng lương lao động chuyên môn nghiệp vụ trong doanh nghiệp.

- Hệ thống thang bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp.
1.2. Kết cấu của thang bảng lương
- Nhóm mức lương: phản ánh điều kiện lao động, tính chất phức tạp của lao
động. Trong cùng thang bảng lương, điều kiện lao động càng khó khăn, mức độ phức
tạp càng khó khăn thì xếp vào mức lương cao hơn.
- Số bậc trong thang bảng lương: phản ánh số bậc phức tạp của công việc
(nghề). Thang lương có nhiều bậc hay ít bậc sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của
nghề (tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề). Ngoài ra còn phụ thuộc vào quan điểm của
lãnh đạo.
- Hệ số lương: là hệ số so sánh mức lương một bậc nào đó so với mức lương
thấp nhất, nó phản ánh mức lương của bậc, người lao động ở bậc đó cao hơn mức
lương thấp nhất bao nhiêu lần.
- Bội số lương: là hệ số lương của bậc cao nhất trong một thang lương, nó phản
ánh mức lương của bậc cao nhất gấp bao nhiêu lần mức lương bậc 1 hoặc mức lương
thấp nhất, phản ánh mức độ phức tạp nhất của nghề.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thang bảng lương
1.3.1. Chính sách của nhà nước về tiền lương
- Các quy định của nhà nước liên quan đến công tác tiền lương là một trong
những công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết và quản lý tiền lương, nó tác
động đến việc xây dựng và áp dụng thang bảng lương trong doanh nghiệp.
- Khi xây dựng thang bảng lương, các doanh nghiệp phải tìm hiểu những quy
định của pháp luật, hệ thống văn bản của nhà nước (mức lương thấp nhất, quan hệ tiền
lương,khoảng cách giữa các hệ số lương,…) từ đó xây dựng nên thang bảng lương phù
1


hợp với quy định của pháp luật và đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
- Các quy định của pháp luật thường xuyên có những thay đổi, do đó doanh
nghiệp cần phải cập nhật để đảm bảo thang bảng lương đưa ra có tính cạnh tranh và
không vi phạm quy định nhà nước.

1.3.2. Quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp
Ban lãnh đạo là bộ phận quyết định chính rong mọi hoạt động của tổ chức. Nếu
lãnh đạo doanh nghiệp coi tiền lương là động lực thúc đẩy người lao động thì sẽ xây
dựng thang bảng lương có tính chất kích thích người lao động sáng tạo, tăng năng suất
và chất lượng hiệu quả hơn. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp coi tiền lương là chi phí đầu
vào của sản xuất khi đó sẽ quyết định và định hướng xây dựng thang bảng lương phù
hợp với chi phí của doanh nghiệp.
1.3.3. Đội ngũ cán bộ lao động tiền lương:
Xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp là công tác quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động và giúp đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp đề ra. Vì vậy đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng thang bảng lương phải có
chuyên môn cao, phải có sự hiểu biết các hoạt động chung của doanh nghiệp, phải là
người có phương pháp, kỹ năng để có thể xây dựng một hệ thống thang bảng lương
phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Ngược lại, nếu đội ngũ xây dựng thang bảng
lương không có nghiệp vụ chuyên môn sẽ dẫn đến việc xây dựng thang bảng lương
không khoa học, không đủ kích thích, không đủ thu hút, giữ chân người lao động,
không đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
1.3.4. Khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực
tiếp việc xây dựng thang bảng lương. Nếu doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh
doanh tốt, tăng trưởng qua các năm thì tác động tới quỹ tiền lương chi trả cho người
lao động, ảnh hưởng tới mức lương, hệ số lương, khoảng cách giữa các hệ số trong
thang bảng lương của doanh nghiệp.
1.3.5. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh:
Phản ánh mức độ phức tạp và điều kiện lao động khác nhau, do đó nó sẽ ảnh
hưởng đến việc xây dựng bậc lương, khoảng cách giữa các hệ số trong nhóm ngành
của thang bảng lương mà doanh nghiệp xây dựng.
1.3.6. Công việc và mức độ phức tạp của công việc:
Là căn cứ quan trọng và yếu tố ảnh hưởng lớn đến xây dựng thang bảng lương
trong công ty. Đối với công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, mức độ phức tạp

lớn thì số bậc thang lương càng ít, hệ số lương và mức lương của người lao động càng
cao và ngược lại.

2


1.3.7. Tình hình Kinh tế - xã hội đất nước:
Đối với doanh nghiệp, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, tăng trưởng cao
sẽ tạo doanh thu, lợi nhuận lớn và là cơ sở người lao động nhận mức lương cao và hệ
số lương lớn trong thang bảng lương. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tiền lương
của người lao động phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Do đó ngân sách nhà nước sẽ
quyết định mức lương trong thang bảng lương của người lao động.
1.3.8. Các yếu tố khác:
Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới việc xác địn mức lương mà doanh
nghiệp trả cho người lao động như các khoản phụ cấp, thưởng, phúc lợi và các ưu đãi
mà doanh nghiệp cung cấp cho người loa động. Các khoản này cũng tính là một phần
thu nhập của người lao động.
Tóm lại, khi xây dựng thang bảng lương cần tính đến các yếu tố tác động trên
để có một thang bảng lương hiệu quả, đảm bảo trả lương công bằng, khuyến khích
người lao động trong doanh nghiệp làm việc tốt và thu hút giữ gìn người giỏi cho
doanh nghiệp.
1.4. Nguyên tắc xây dựng:
Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương được quy định tại Điều 7 Nghị
định 49/2013/NĐ-CP như sau:
- Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và
quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ
thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
- Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc
chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc
chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương

phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng
cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài
năng nhưng ít nhất bằng 5%.
- Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang
lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc
chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện
công việc hoặc chức danh, trong đó:
+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều
kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính
phủ quy định;
+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào
tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so
3


với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
+ Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện
lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức
lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều
kiện lao động bình thường.
- Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng,
không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn
nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và
hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để
xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
1.5. Vai trò của thang, bảng lương:
Việc xây dựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp là rất cần thiết bởi thang,
bảng lương giúp doanh nghiệp đảm bảo công bằn trong trả lương.

Thang, bảng lương giúp cho người lao động dễ dàng so sánh sự cống hiến, đóng
góp và quyền lợi của họ với ngưới khác để họ nỗ lực phấn đấu.
Thang, bảng lương giúp doanh nghiệp dễ dàng kế hoạch hóa quỹ lương đảm
bảo nguồn chi lương.
Thang, bảng lương giúp cho người lao động có được kỳ vọng phấn đấu để đạt
được những vị trí có mức lương cao hơn thang lương.

4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG TẠI
zCÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ
2.1. Tổng quan về công ty:
2.1.1. Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Trụ sở chính: 122 Định Công-Hoàng Mai - Hà Nội
Website:
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh bánh, mứt kẹo
2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển.
Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (Hữu Nghị Food) tiền thân là Nhà máy
bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc được thành lập
và chính thức hoạt động từ ngày 08/12/1997. Năm 2006, Nhà máy bánh kẹo cao cấp
Hữu Nghị được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu
Nghị. Tháng 6 năm 2009 để phù hợp hơn vị thế trong ngành và định hướng phát triển
trong tương lai, Công ty một lần nữa được đổi tên thành Công ty cổ phần thực phẩm
Hữu Nghị. Từ tháng 3 năm 2011 Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị chính thức trở
thành thành viên chính thức của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam.
Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ nhân sự quản lý được
đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết, cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề và chiến
lược kinh doanh tốt, Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị đã không ngừng lớn

mạnh, thương hiệu Hữu Nghị ngày càng trở nên thân thuộc với nhiều gia đình Việt
Nam. Nhiều nhãn sản phẩm của Hữu Nghị như bánh mì Staff, bánh trứng nướng Tipo,
bánh layer cake Salsa, bánh trung thu và Mứt Tết đã trở thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Hiện nay, Công ty có 4 nhà
máy sản xuất với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu.
Mạng lưới phân phối nội địa vững mạnh với hàng trăm nhà phân phối và gần 200.000
đại lý bán lẻ.
Đón trước xu thế hội nhập và quốc tế hóa, ngay từ năm 2009, Công ty cổ phần
Thực phẩm Hữu Nghị đã quan tâm triển khai những hoạt động quảng bá quốc tế, tham
gia các hội chợ quốc tế để mang những chiếc bánh Hữu Nghị đến gần hơn với các gia
đình trên thế giới. Đến nay, Hữu Nghị đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 10 nước trên thế
giới, trong đó có các thị trường khó tính như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản….
Kim ngạch xuất khấu đạt trên 10 triệu USD/năm và liên tục tăng trưởng qua các năm.
Vị thế của Công ty Thực phẩm Hữu Nghị ngày càng được nâng cao và khẳng định
được uy tín trên thị trường bánh kẹo thực phẩm ở trong nước và khu vực.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và người nước cả
5


về khẩu vị, thị hiếu, Công ty đặc biệt quan tâm đến việc cải tiến, nâng cao chất lượng
và đổi mới mẫu mã sản phẩm. Các sản phẩm bánh kẹo Hữu Nghị đều được sản xuất
trên dây chuyền hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm và các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001-2008, ISO 22000,
HACCP, chứng nhận Halal, FDA v.v…
Xác định con người là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp, Ban lãnh đạo Công ty đã rất quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của
cán bộ công nhân viên Công ty. Các ngày lễ tết, Công ty đều tổ chức các hoạt động tập
thể tạo không khí phấn khởi, gắn kết người lao động với công ty. Con em cán bộ công
nhân viên công ty được động viên khích lệ khi đạt các thành tích trong học tập.
2.1.3. Cơ cấu lao động:

- Tổng Số lao động hiện tại: 1692 người (mùa vụ công ty tuyển thêm công nhân
thời vụ với số lượng có thể lên đến 500-1000 CN)
- LĐ trực tiếp :1400 CN (chiếm khoảng 82% ) gồm CN kỹ thuật (7 bậc) và lao
động phổ thông, lao động trực tiếp rất trẻ với độ tuổi dưới 30t chiếm khoảng 60%
- Lao động gián tiếp: 292 người (chiếm khoảng 18%) gồm LĐ quản lý kinh tế,
LĐ quản lý kỹ thuật, LĐ quản lý hành chính, LĐ phụ trách đoàn đảng...
Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo:
Chỉ tiêu

Số lượng(người)

Tỷ lệ (%)

Trên ĐH

13

0,7

ĐH

122

7,2



258

15,2


Trung Cấp

277

16,4

Bậc Thợ

1022

60,5

6


2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIẢM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG BAN CHỨC
NĂNG

CÁC XƯỞNG SẢN XUẤT


KẸO

BÁNH
QUY

P.MARKE
TING

THẠCH

KEM XỐP

BIM BIM

BÁNH
TƯƠI

P.TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

CRACKE
R

P.CƠ
ĐIỆN

P.KẾ
TOÁN


P.KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ

P.KỸ
THUẬT

7


2.2. Nhóm các yếu tố xác định mức độ phức tạp công việc và điều kiện làm việc căn cứ xây dựng
thang bảng lương tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.

2.2.1. Nhóm yếu tố đánh giá mức độ phức tạp lao động
- Nhóm yếu tố đánh giá mức độ phức tạp của lao động trực tiếp sản xuất kinh
doanh theo thang lương.
Biểu 2.1. Khung đánh giá mức độ phức tạp của lao động trực tiếp sản xuất kinh
doanh theo thang lương.
Nhóm yếu tố

Tiêu chí đánh giá
- Tốt nghiệp phổ thông trung học và được đào tạo kỹ thuật
nghiệp vụ dưới 03 tháng.
- Được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 03 đến dưới 06
tháng.

1. Thời gian hoặc
trình độ đào tạo
(để thực hiện

được công việc)

10

Sơ cấp nghề hoặc được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 6
tháng đến dưới 01 năm

12

Trung cấp nghề và tương đương hoặc được đào tạo kỹ
thuật nghiệp vụ từ 01 năm đến dưới 18 tháng

14

Cao đẳng nghề và tương đương hoặc được đào tạo kỹ thuật
nghiệp vụ từ 18 tháng trở lên

16

Yêu cầu trách nhiệm thấp đối với kết quả công việc hoặc
phương tiện làm việc hoặc tính mạng con người.

2

Yêu cầu trách nhiệm trung bình đối với kết quả công việc
hoặc đối với phương tiện làm việc hoặc công việc có thể
2. Trách nhiệm
gây tai nạn đối với tính mạng con người.
(đối với kết quả
công việc, tính

Yêu cầu trách nhiệm cao đối với kết quả công việc hoặc
mạng con người,
phương tiện làm việc hoặc công việc liên quan nguy hiểm
tài sản và phương
đối với tính mạng con người.
tiện làm việc)

3. Kỹ năng, tích

Thang
điểm

4

7

Yêu cầu trách nhiệm rất cao đối với kết quả công việc
hoặc luôn phải thận trọng đối với phương tiện làm việc
hoặc thực hiện sai sót có thể gây chết người, đòi hỏi phải
trực tiếp bảo đảm tính mạng con người.

10

Công việc không cần kỹ năng, kinh nghiệm (có thể làm

0
8


được ngay)

Công việc giản đơn ít thay đổi, yêu cầu tích lũy kinh
nghiệm dưới 01 năm

2

Công việc yêu cầu có kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm từ 01
đến 2 năm

4

lũy kinh nghiệm Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm ít nhất 3
(để làm thành
năm
thạo công việc)
Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm ít nhất 5
năm

6

Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm ít nhất 7
năm

8

Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm trên 10
năm để thực hiện được bậc cao nhất

10

Công việc, sản phẩm mang tính đơn lẻ, không ảnh hưởng

đến công việc, sản phẩm khác.

0

4. Mức độ ảnhCông việc, sản phẩm ảnh hưởng đến công việc, sản phẩm
hưởng của côngkhác hoặc ảnh hưởng đến tổ đội, dây chuyền sản xuất.
việc, sản phẩm
Công việc, sản phẩm ảnh hưởng quyết định đến công việc,
sản phẩm khác hoặc ảnh hưởng đến tổ đội, dây chuyền sản
xuất.
Tổng

5

5

7
43

- Nhóm yếu tố đánh giá mức độ phức tạp của lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp
vụ, phục vụ

9


Biểu 2.2. Khung đánh giá mức độ phức tạp của lao động chuyên môn, kỹ
thuật, nghiệp vụ, phục vụ
STT

Nhóm yếu


Thời gian
1

Tiêu chí đánh giá

tố

hoặc trình
độ đào tạo

Thang điểm

Không yêu cầu qua đào tạo

2

Trình độ TC và tương đương trở xuống

8

Trình độ CĐ và tương đương

12

Trình độ ĐH và tương đương trở lên

16

Trình độ ĐH và tương đương trở lên có

thêm thời gian bồi dưỡng chuyên môn

20

nghiệp vụ
Công việc đơn giản chỉ yêu cầu kiểm tra sơ
bộ kết quả CV được giao

4

CV đòi hỏi kiểm tra chặt chẽ từng phần
công việc và kết quả cuối cùng hoặc đòi hỏi
kiểm tra công việc của một nhóm người
2

Trách
nhiệm

8

hoặc phòng
Công việc phức tạp đòi hỏi phải kiểm tra
đồng bộ một số lĩnh vực công tác
Côngv việc đòi hỏi kiểm tra công việc của
phòng

12
16

Công việc rất phức tạp đòi hỏi phải kiểm

tra đồng bộ và kiểm tra công việc của các

20

đơn vị
3

Kỹ năng

Làm được ngay không yêu cầu kỹ năng

tích lũy

kinh nghiệm

kinh
nghiệm

2

Làm công việc của ngạch có độ phức tạp
thấp hơn liền kề và có thâm niên từ 5-6

6

năm
Làm công việc của ngạch có độ phức tạp

10


thấp hơn, cùng trình độ đào tạo và có thâm
10


niên từ 5-6 năm
Làm công việc của ngạch có độ phức tạp
thấp hơn, cùng trình độ đào tạo và có thâm

15

niên từ 7-10 năm
Công việc không ảnh hưởng đến phòng ,
Mức độ
ảnh hưởng
4

ban thể hoặc công ty
Công việc có ảnh hưởng mức độ thấp đến

của công

phòng , ban

việc, sản

Công việc có ảnh hưởng ở mức trung bình

phẩm,
quyết định


đến phòng, ban
Công việc có ảnh hưởng lớn đến phòng,
ban hoặc ảnh hưởng đến cả công ty

5

TỔNG

2
5
8
10
56

11


- Nhóm yếu tố đánh giá mức độ phức tạp của trưởng trưởng, phó phòng
Biểu 2.3. Khung đánh giá mức độ phức tạp của trưởng trưởng, phó phòng
STT

Nhóm yếu
tố

Tiêu chí đánh giá
Trình độ TC và tương đương trở xuống

1

2


3

4

5

Trình độ CĐ và tương đương
Thời gian
hoặc trình
Trình độ ĐH và tương đương trở lên
độ đào tạo

Trách
nhiệm

15
16
18

Trình độ ĐH và tương đương trở lên có thêm
thời gian bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

20

CV đòi hỏi kiểm tra chặt chẽ từng phần công
việc và kết quả cuối cùng hoặc đòi hỏi kiểm tra
công việc của một nhóm người hoặc phòng

10


Công việc đòi hỏi kiểm tra công việc của phòng

13

Công việc phức tạp đòi hỏi phải kiểm tra đồng
bộ một số lĩnh vực công tác

16

Công việc rất phức tạp đòi hỏi phải kiểm tra
đồng bộ và kiểm tra công việc của các đơn vị

20

Làm công việc của ngạch có độ phức tạp thấp
hơn liền kề và có thâm niên từ 5-7 năm

8

Kỹ
năng Làm công việc của ngạch có độ phức tạp thấp
tích
lũy hơn, cùng trình độ đào tạo và có thâm niên từ 7kinh
10 năm
nghiệm
Làm công việc của ngạch có độ phức tạp thấp
hơn, cùng trình độ đào tạo và có thâm niên từ
10 năm trở lên
Mức

độ
ảnh hưởng
của công
việc, sản
phẩm,
quyết định

Thang điểm

10

15

Công việc không ảnh hưởng đến phòng , ban
thể hoặc công ty

3

Công việc có ảnh hưởng mức độ thấp đến
phòng , ban

6

Công việc có ảnh hưởng ở mức trung bình đến
phòng, ban

8

Công việc có ảnh hưởng lớn đến phòng, ban
hoặc ảnh hưởng đến cả công ty


10

TỔNG

65

- Nhóm yếu tố đánh giá mức độ phức tạp của viên chức quản lý
12


Biểu số 2.4. Khung đánh giá mức độ phức tạp của viên chức quản lý
STT

1

2

3

4

5

Nhóm yếu
tố

Thời gian
hoặc trình
độ đào tạo


Trách
nhiệm

Kỹ năng
tích lũy
kinh
nghiệm

Mức độ
ảnh hưởng
của công
việc, sản
phẩm,
quyết định

Tiêu chí đánh giá

Thang điểm

Trình độ TC và tương đương trở xuống

15

Trình độ CĐ và tương đương

18

Trình độ ĐH và tương đương trở lên


20

Trình độ ĐH và tương đương trở lên có thêm
thời gian bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

30

CV đòi hỏi kiểm tra chặt chẽ từng phần công
việc và kết quả cuối cùng hoặc đòi hỏi kiểm
tra công việc của một nhóm người hoặc
phòng

10

Công việc đòi hỏi kiểm tra công việc của
phòng

15

Công việc phức tạp đòi hỏi phải kiểm tra
đồng bộ một số lĩnh vực công tác

20

Công việc rất phức tạp đòi hỏi phải kiểm tra
đồng bộ và kiểm tra công việc của các đơn vị

25

Làm công việc của ngạch có độ phức tạp thấp

hơn liền kề và có thâm niên từ 5-7 năm

10

Làm công việc của ngạch có độ phức tạp thấp
hơn, cùng trình độ đào tạo và có thâm niên từ
7-10 năm

18

Làm công việc của ngạch có độ phức tạp thấp
hơn, cùng trình độ đào tạo và có thâm niên từ
10 năm trở lên

20

Công việc không ảnh hưởng đến phòng , ban
thể hoặc công ty

5

Công việc có ảnh hưởng mức độ thấp đến
phòng , ban

8

Công việc có ảnh hưởng ở mức trung bình
đến phòng, ban

13


Công việc có ảnh hưởng lớn đến phòng, ban
hoặc ảnh hưởng đến cả công ty

17

TỔNG

92

- Tổng hợp tại công ty

13


Biểu 2.5. Khung độ phức tạp công việc dựa trên các nhóm yếu tố chủ yếu để đánh
giá và xác định độ phức tạp công việc tại công ty.
Lao
động
trực tiếp

Nhóm yếu tố

sản xuất

Lao

Lao động quản lý

động


Trưởng,

Viên

chuyên

phó

chức

môn, kỹ phòng
thuật,

quản lý

phục vụ
1. Thời gian hoặc trình độ đào

16

18

20

30

10

18


20

25

kinh

10

10

15

20

4. Mức ảnh hưởng của công

7

10

10

17

43

56

65


92

tạo
2. Trách nhiệm
3. Kỹ

năng,

tích

lũy

nghiệm
việc, sản phẩm quyết định
Tổng cộng

14


- Nhóm yếu tố đánh giá điều kiện làm việc tại công ty.
Biểu số 2.6. Khung đánh giá điều kiện làm việc tại công ty.
Các nhóm yếu
tố

Tiêu chí đánh giá
Thời kì nóng

Thời kì lạnh


22-27

17-19

1

28-32

14-16

2

33-35

10-13

3

Trên 35

Dưới 10

4

1. Nhiệt độ không
khí

Nhóm yếu tố 2. Nồng độ bụi
môi trường lao
động


3. Tiếng ồn trong
sản xuất

Điểm

Dưới GHCP

1

GHCP

2
3

5-10

4

11-30

5

Trên 30

6

Dưới TCCP

1


TCCP

2
3

6-10

4

Trên 10

5

Trên 10 công rung động tới giới hạn cho
phép
Nhóm yếu tố
tâm sinh lý lao
động

1. Tải trọng thể <= 5kg
lực

6-10 kg, thời gian thực hiện chiếm < 50
% thời gian ca

6
1
2


6-10kg, thời gian thực hiện chiếm >50%
ca hoặc 11-15kg thời gian thực hiện

3

chiếm <50% thời gian ca
10-15kg, thời gian thực hiện chiếm
>50% ca hoặc 16-30kg thời gian thực

4

hiện chiếm <50% thời gian ca
16-30kg, thời gian thực hiện chiếm

5

>50% ca hoặc 31-40kg thời gian thực
15


hiện chiếm <50% thời gian ca
31-40kg, thời gian thực hiện chiếm
>50% ca hoặc 41-50kg thời gian thực

6

hiện chiếm <50% thời gian ca
41-50kg, thời gian thực hiện chiếm
>50% thời gian ca.
2. Mức đơn điệu Trên 100 giây

của công việc

7
1

30-100 giây

2

20-29 giây

3

10-19 giây

4

9-5 giây

5

1-4 giây

6

3. Nhịp độ làm thao tác/h

1

361-720 thao tác/h


2

721-900 thao tác/h

3

901-1500 thao tác/h

4

15000 thao tác/h

5

4. Tư thế làm Tư thế thuận lợi

1

việc

việc

Tư thế đứng ngồi suốt ca nhưng không

2

thường xuyên quay, cúi người dang tay
lên xuống
Làm việc phải di chuyển trong ca

Tư thế đứng ngồi suốt ca nhưng thường

3

xuyên quay, cúi người dang tay lên
xuống
Tư thế thuận lợi, đứng hoặc ngồi làm

4

việc trong không gian chật chội
Tư thế làm việc quỳ, ngồi xổm, treo lơ

5

lửng. Làm việc phải di chuyển
Tư thế làm việc phải co người, nơi làm

6

việc chật chội, tư thế làm việc nằm. Làm
việc phải di chuyển
4. Căng thẳng thần
kinh
16


4.1.

4.2.


Mức độ tập Đến 25% so với thời gian ca
trung quan sát Đến 26-50% so với thời gian ca

1

Đến 51-75% so với thời gian ca

3

Đến 76-90% so với thời gian ca

4

Đến >90% so với thời gian ca

5

Công việc chính xác, thô, thủ công hoặc
trên các máy móc điều khiển đơn giản.
Đối tượng quan sát có kích thước >5mm

1

Công việc chính xác thấp, điều kiện máy
móc thiết bị ít phức tạp. Quan sát đối
tượng kích thước từ 5-1 mm. Công việc
nung chảy kim loại.

2


CV độ chính xác vừa, điều khiển máy
móc thiết bị phức tạp vừa, đối tượng
kích thước quan sát <1-0,51mm. công
việc lái các loại xe máy(ô tô các loại)

3

CV chính xác cao, điều khiển MMTB
phức tạp, đối tượng quan sát kích thước
từ 0,5-0,31mm. công việc có hoặc tiếp
xúc với chất nổ, chất bốc cháy nhanh.

4

Độ chính xác
trong THCV,
căng thẳng thị
giác

2

CV chính xác cao, điều khiển MMTB 5
phức tạp. Đối tượng quan sát kích thước
từ 0,3-0,15 mm. Công việc liên quan đến
chất độc tác động mạnh. Công việc thực
hiện trên cao có dây bảo hiểm.
CV có độ chính xác đặc biệt cao, đối
tượng quan sát kích thước dưới 0,15mm


6

2.3. Đánh giá
2.3.1. Ưu điểm
- Đây là phương pháp xác định thang bảng lương dựa trên mức độ phức tạp và
điều kiện lao động. Phương pháp này nhìn chung dễ làm, dễ thực hiện.
- Phương pháp này tính chính xác đến mức độ phức tạp công việc và yếu tố ảnh
hưởng của điều kiện lao động, phản ánh chính xác nhất từng mức độ khác nhau trong
các công việc, qua đó trả lương đúng cho người lao động theo từng công việc
- Tính ổn định của phương pháp này cao do các yếu tố về mức độ phức tạp công
việc và điều kiện làm việc là ít thay đổi.
17


2.3.2.Nhược điểm
- Phương pháp này mới đánh giá được các yếu tố thuộc về công việc như mức
độ phức tạp công việc và điều kiện lao động, Chưa thấy được các yếu tố khác như
năng lực của người thực hiện công việc, kết quả thực hiện công việc… => chưa có tính
khuyến khích để người lao động nỗ lực tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Phương pháp này có thể có tính chính xác không cao do những tiêu chí đánh
giá còn mang tính chủ quan, không để ý đến sự chênh lệch giữa các cấp bậc.

18


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC
TIẾP SẢN XUẤT, KINH DOANH
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng
3.1.1.Các yếu tố bên ngoài
Quy định của Nhà nước về tiền lương tối thiểu tại

Mức lương trên thị trường.
Tình hình kinh tế của đất nước.
Chỉ số giá cả lạm phát
Chính sách pháp luật của nhà nước.
Tình hình cung cầu lao động trên thị trường.
3.1.2.Các yếu tố bên trong.
Quan điểm của lãnh đạo công ty.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Chiến lược nhân sự của doanh nghiệp
Đặc điểm ,tính chất của công việc
Năng lực của bộ phận làm công tác quản trị nhân lực.
Quy mô ,nghành nghề hoạt động
Văn hóa doanh nghiệp …
Các mức lương hiện tại của doanh nghiệp
3.1.3.Các yếu tố khác
Một số yếu tố chưa được xác định trong thang bảng lương là : quản lí của tổ
trưởng tổ sản xuất ,giám sát của thành viên ban kiểm soát…
- Xác định hệ số mức độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất
Biểu 3.1. Mức độ phức tạp cao nhất và thấp nhất của lao động trực tiếp sản xuất.
Nhóm yếu tố
1. Thời gian hoặc trình độ đào tạo
2. Trách nhiệm
3. Kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm
4. Mức độ ảnh hưởng của công việc,
sản phẩm
Tổng cộng

Công việc có yêu cầu
Công việc có yêu cầu trình
trình độ kỹ thuật cao

độ kỹ thuật thấp nhất
nhất
10
16
2
10
10
-

7

12

43

Bội số cấp bậc công việc của lao động trực tiếp sản xuất = 43/12 = 3,58
19


Căn cứ vào bội số phức tạp công việc, mức độ phức tạp trong yêu cầu công viêc và
quan điểm về trả lương của công ty, công ty quyết định chia mức độ phức tạp của lao
động trực tiếp thành 7 bậc, cụ thể như sau:
Biểu 3.2. Xác định bậc lương của lao động trực tiếp sản xuất

Cấp bậc
công việc

Bậc 1

Bậc 2


Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

10

11

12

13

14

15

16

2

3

4


5

7

8

10

0

2

3

4

6

8

10

0

0

1

2


3

5

7

12

16

20

24

30

36

43

1,00

1,33

1,67

2,00

2,50


3,00

3,58

Nhóm yếu tố
1. Thời gian hoặc trình độ
đào tạo
2. Trách nhiệm
3. Kỹ năng, tích lũy kinh
nghiệm
4. Mức độ ảnh hưởng của
công việc, sản phẩm
Tổng điểm các yếu tố
Hệ số cấp bậc công việc

Ghi chú: hệ số cấp bậc công viêc = Dmaxi/ Dmin. Ta có:
Căn cứ vào cấp bậc công việc, công ty xác định hệ số lương bậc 1 dựa trên tổng
số điểm của bậc 1 trong thang phức tạp công việc so với tổng số điểm của công việc
đơn giản nhất của công ty. Hệ số lương này được xác định khi chưa tính đến các yếu tố
về điều kiện lao động
Mức điểm thấp nhất trong công ty: 10 điểm
Mức điểm cao nhất của lao động sản xuất trực tiếp: 43

Bội số lương của lao động sản xuất trực tiếp khi chưa tính đến yếu tố
điều kiện lao động là: 43/10 = 4,3
Mức điểm thấp nhất của lao động trực tiếp sản xuất : 12 điểm

Hệ số lương bậc 1 của lao động trực tiếp sản xuất được xác định là:
20



Kb1= 12/10 = 1,2
Xác định hệ lương của các bậc khác trong thang phức tạp công việc trên cơ
sở lấy mức lương bậc 1 nhân với hệ số cấp bậc công việc của từng bậc. Các hệ số
lương này cũng chưa tính yếu tố điều kiện lao động.
Kb2 = 1,2 x 1,33 = 1,60
Kb3 = 1,2 x 1,67 = 2,00
Kb4 = 1,2, x 2,00 = 2,40
Kb5 = 1,2 x 2,50 = 3,00
Kb6 = 1,2 x 3,00 = 3,60
Kb7 = 1,2 x 3,58 = 4,30
Ta có bảng tổng hợp sau:
Biểu 3.3. Hệ số lương từng bậc của lao động trực tiếp sản xuất khi chưa
tính đến yếu tố điều kiện lao động.
Bậc lương
Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7


12

16

22

24

30

36

43

1,00

1,33

1,67

2,00

2,50

3,00

3,58

1,20


1,60

2,00

2,40

3,00

3,60

4,30

Chỉ tiêu
Tổng điểm các yếu tố
Hệ số cấp bậc công việc
Hệ số lương từng bậc
khi chưa tính đến điều
kiện lao động
( Kbi)

21


- Xác định hệ số điều kiện làm việc của lao động trực tiếp sản xuất
Biểu 3.4. Xác định hệ số điều kiện làm việc của lao động trực tiếp sản xuất
Nhóm yếu tố

Công việc chịu điều kiện Công việc chịu điều kiện
làm việc thấp nhất


làm việc cao nhất

Nhóm yếu tố môi trường

14

16

Nhóm yếu tố tâm sinh lý

25

29

Tổng

39

45

Bội số điều kiện làm việc = Dmax/ Dmin = 45/39 = 1.15
- Xây dựng thang bảng lương của lao động trực tiếp sản xuất
+ Xác định hệ số lương từng bậc của lao động trực tiếp sản xuất trên cơ sở
đánh giá mức độ phức tạp và điều kiện lao động
Hệ số lương = Kbi x hệ số điều kiện làm việc
Trong đó: Kbi là hệ số lương từng bậc khi chưa tính đến điều kiện làm việc.
Ta có bảng tổng hợp sau:
Biểu 3.5. Hệ số lương từng bậc của lao động trực tiếp sản xuất trên cơ sở đánh giá
mức độ phức tạp và điều kiện lao động


Kbi
Hệ số điều kiện làm
việc
Hệ số lương

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

1,20

1,60

2,00

2,40

3,00

3,60


4,30

1,15

1,15

1,15

1,15

1,15

1,15

1,15

1,38

1,84

2,30

2,76

3,45

4,14

4,95


+ Căn cứ xác định mức lương:
Công ty có trụ sở tại Hà Nội, mức lương tối thiểu tại vùng I là 3.750.000đồng
Mức lương tối thiểu tại công ty hiện đang trả là: 3.800.000 đồng

22


Ở thời điểm hiện tại, Nhà nước vừa tăng lương tối thiểu ngày 1/5/2016, dự báo trong
khoảng 3 – 5 năm tới, lương tối thiểu có thể sẽ tăng lên nhẹ.
Công ty lựa chon trả lương cho lao động trực tiếp mức lương là 3.950.000đồng.
Mức lương này vừa đảm bảo phù hợp với quy định về tiền lương tối thiểu của Nhà
nước, vừa phù hợp với quỹ lương của doanh nghiệp. Trong tương lai gần có thể lương
tối thiểu do Nhà nước quy định sẽ không tăng, hoặc có tăng nhưng tăng ít, công ty sẽ ít
bị ảnh hưởng hơn tới quỹ lương và việc trả lương cho lao động của công ty.
Như vậy, thang bảng lương của lao động trực tiếp sản xuất tại Công ty Cổ phần
bánh kẹo Hữu Nghị được xây dựng dựa trên mức độ phức tạp và điều kiện lao động,
như sau:
Biểu 3.6. Thang bảng lương của lao động trực tiếp sản xuất
Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6


Bậc 7

Hệ số lương

1,38

1,84

2,30

2,76

3,45

4,14

4,95

Mức lương

5.451

7.268

9.085

10.902

13.627,


16.353

19.552,

( 1000 đồng)

5

5

23


×