Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tai các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) ở việt nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.43 KB, 19 trang )

MỤC LỤ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THANH TRA LAO ĐỘNG....................................1
1.1.Khái niệm.....................................................................................................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động...........................1
1.2.1. Chức năng của thanh tra lao động.........................................................1
1.2.2. Chức năng của thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội...........1
1.2.3. Chức năng của thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội...........2
1.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động........................................2
1.3. Mục đích, nguyên tắc của thanh tra lao động..............................................2
1.4. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động........................................................3
1.5. Hình thức hoạt động của thanh tra lao động...............................................3
1.6. Phương thức thanh tra.................................................................................3
1.7.Nội dung của thanh tra lao động..................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)...........................................................................5
2.1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.5
2.2.Đóng góp của các doanh nghiệp cho nền kinh tế.........................................6
2.3. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI...............................................7
2.3.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.................................................7
2.3.2.Lực lượng thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội...................7
2.3.3.Trình độ chuyên môn:............................................................................7
2.3.4.Hình thức thanh tra.................................................................................8
2.3.5.Những bất cập, tồn tại trong quá trình thanh tra....................................8
2.3.6. Đánh giá công tác thanh tra...................................................................9
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIÊN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ


HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI). 10
KẾT LUẬN.............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................
PHỤ LỤC................................................................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

BHXH
BQ
DN

NLĐ
NS
TSCĐ
SXKD
FDI

: Bảo hiểm xã hội
: Bình quân
: Doanh nghiệp

: Lao động
: Người lao động
: Ngân sách
: Tài sản cố định
: Sản xuất kinh doanh
: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


LỜI MỞ ĐẦU
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Để quyết định quản lý
nhà nước có được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một cách chính xác, đầy
đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra quy trình thực hiện
quyết định. Trong quy trình đó không thể thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định
quản lý; để kiểm nghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải
bổ sung, sửa đổi, thậm chí là phải hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý.
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, hoạt động thanh tra càng trở nên cần thiết.
Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng tăng
và đang dần khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế. Bên canh với việc thu
hút đầu tư, Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý,
giám sát tình hình thực hiện các quy định pháp luật của những doanh nghiệp này, nhất
là việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Nhận thấy được vai trò và tầm trong quan của công tác thanh tra việc thực hiên
pháp luật Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp hiện nay, em quyết định chon đề tài:
“Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tai các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) ở Việt Nam trong tình hình hiện nay”. Bài viết
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan thanh tra lao động
Chương 2: Thực trang công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã
hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả công tác thanh tra việc
thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội taị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI)
Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự góp ý, đngs góp
của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1.Khái niệm
- Thanh tra là kiểm tra xem xét tại chỗ làm việc của địa phương, cơ quan, xí
nghiệp.
- Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục theo pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Thanh tra hành chính là hoạt động của thanh tra cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Thanh tra chuyên ngành là thanh tra nhà nước có thẩm quyền theo ngành,
lĩnh vực với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành,
quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực đó.
- Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý thực hiện pháp
luật lao động của tổ chức, các nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động
thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý,
bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác.
- Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thong qua ban thanh
tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, việc giải quyết khiếu nại tố
cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ của cơ sở, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh
nghiệp nhà nước.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
1.2.1. Chức năng của thanh tra lao động
- Thanh tra lao động là một phần thiết yếu của hệ thống quản lý lao động thực
hiện các chức năng cơ bản của việc thực thi và tuân thủ pháp luật lao động, giám sát
việc thi hành pháp luật bao gồm cả điều kiện là việc và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Mặt khác, thanh tra lao động đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự công bằng tại nơi
làm việc và quản lý tốt thị trường lao động (quy định tại khoản 1, điều 3, Công ước số
81).
- Chức năng thực thi pháp luật
- Chức năng cung cấp, tư vấn thông tin kỹ thuật
- Chức năng đóng góp, cải thiện điều kiện lao động
1.2.2. Chức năng của thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
- Giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra,

1


tiến hành thanh tra hành chính đối với các cơ quan hành chính, tổ chức, các nhân thuộc
phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phòng
chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy
định pháp luật.
1.2.3. Chức năng của thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Giúp giám đốc Sở Lao động-Thương bính và Xã hội tiến hành thanh tra hành
chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng
theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
Theo điều 7, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP, thanh tra Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân

công của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên,
công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động-Thương binh và Xã
hội.
-Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực
hiện quy của định pháp luật về thanh tra.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội.
- Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực về lao động, thương binh và
xã hội.
- Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và
xã hội.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng
Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Mục đích, nguyên tắc của thanh tra lao động
a. Mục đích của thanh tra lao động
Nhằm phất hiện sơ hở trong cơ chê quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và
xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy
định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả

2


hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(Căn cứ điều 2, Luật Thanh tra 2010)

b. Nguyên tắc của thanh tra lao động
- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của
cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
- Hợp tác với người sử dụng lao động và người lao động
- Phối hợp, hợp tác với cơ quan, tổ chức có liên quan công tác thanh tra lao động
(Theo điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP)
1.4. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động
Theo điều 5, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP, các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội:
- Các cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
+ Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục Dạy nghề:
+ Cục quản lý Lao động ngoài nước.
1.5. Hình thức hoạt động của thanh tra lao động
- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thanh tra thường xuyên được tiến hành căn cứ trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng
chống tham nhũng hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
(Theo điều 37, Luật Thanh tra)
1.6. Phương thức thanh tra
- Thành lập đoàn thanh tra

- Do thanh tra viên, công chức thanh tra tiến hành độc lập (Quyết định số
01/2006/QĐ-BLĐTBXH) về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về
lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng.

3


1.7.Nội dung của thanh tra lao động
- Thanh tra về việc thực hiện báo cáo các kỳ
- Tuyển dụng và đào tạo
- Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
- Tiền lương và trả công lao động
- An toàn-Vệ sinh lao động
- Bảo hiểm xã hội
- Việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động người cao tuổi, lao
động người tàn tật, lao động chua thành niên, lao động người nước ngoài
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động

4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)
2.1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
Theo khoản 6, điều 3, Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu
tư tại Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Chỉ trong vòng 13 năm doanh nghiệp FDI của Việt Nam đã có bước tăng
trưởng rất ngoạn mục và khá ổn định ở hầu hết các lĩnh vực. Nếu như năm 2000 cả
nước có 1.525 doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì đến năm 2013 trên phạm vi toàn
quốc trên thời điểm 31/12/2013 là 9.093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân
giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%.
Xem phụ lục 1: Số doanh nghiệp đang hoạt động và số lao động của các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam 2000-2013
Nghiên cứu theo loại hình doanh nghiệp cho thấy, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài năm 2000 có 854 doanh nghiệp đến năm 2013 tăng lên 7.543 doanh
nghiệp, gấp 8,8 lần năm 2000 (chiếm 83% toàn bộ doanh nghiệp FDI), bình quân giai
đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng 20%. Doanh nghiệp liên doanh năm 2000 là 671 doanh
nghiệp và đến năm 2013 là 1.550 doanh nghiệp, gấp 2,3 lần năm 2000, bình quân giai
đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng 7,2%.
Xét theo ngành sản xuất kinh doanh, dễ nhận thấy số doanh nghiệp FDI đang
hoạt động thuộc khu vực công nghiệp-xây dựng hiện chiếm tỷ lệ cao nhất với 73%.
Nếu như năm 2000 cả nước có 1.101 doanh nghiệp, đến năm 2013 đã có 6.629 doanh
nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này, bình quân giai đoạn này doanh nghiệp công nghiệpxây dựng tăng 1,1% (trong đó riêng ngành công nghiệp năm 2000 đã có 1.058 doanh
nghiệp, đến năm 2013 doanh nghiệp công nghiệp đã lên đến 6.038 doanh nghiệp, bình
quân giai đoạn này doanh nghiệp công nghiệp tăng 15,6%/năm). Tiếp đến là khu vực
dịch vụ, năm 2000 cae nước mới có 382 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ, đến năm 2013 cả nước đã có 2.341 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này, chiếm
25,7%, bình quân giai đoạn 2000-2013 khu vực này tăng 16,3%. Trong khi đó số
doanh nghiệp FDI hoạt động trong khu vực nông, lầm nghiệp và thủy sản lại có mức
tăng thấp nhất so với cả 3 ngành sản xuất, bình quân giai đoạn này chỉ tăng 9,4%, năm
2000 có 42 doanh nghiệp thì đến năm 2013 số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản mới có 123 doanh nghiệp, chiếm 1,4%.
Số lao động và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn
đàu tư nước ngoài ngày càng tăng cao. Năm 2013, số lao động là việc trong các doanh
5



nghiệp FDI gấp 8 lần so với năm 2000 và thu nhập bình quân của người lao động cũng
tăng lên 78,6 triệu đồng/người/năm. Khu vực công nghiệp và xây dựng của các doanh
nghiệp FDI hiện thu hút lao động đạt tỷ lệ cao nhất với 91% và hiện thu hút được
2.932.232 người, thu nhập bình quân năm 2000 là 17 triệu đồng/người/năm đến năm
2013 lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng đã có thu nhập bình quân
đạt 68,9 triệu đồng/người/năm. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy tiền năng
rất lớn song thu hút ít lao động lại khá thấp, năm 2000 có 3.902 lao động, thu nhập
bình quân đạt 15,8 triêu đồng/người/năm, đến năm 2013 lĩnh vực này thu hút được
9.813 lao động, tăng bình quân giai đoạn 2000-2013 là 8%/năm, thấp hơn tốc độ tăng
về số lượng doanh nghiệp là 1,4%, song thu nhập bình quân cũng mới chỉ đạt mức 71
triệu đồng/người/năm. Riêng lĩnh vực dịch vụ, thu hút lực lượng lao động cho nền
kinh tế nước ta có mức tăng là khá mạnh, năm 2000 cả nước mới có 37.293 lao động
làm việc ở lĩnh vực này với thu nhập bình quân đạt 43,8 triêu đồng/người/năm, đến
năm 2013 số lao động làm việc trong ngành dịch vụ đã là 280.494 người, tăng bình
quân giaai đoạn này lên đến18,3%/năm và thu nhập bình quân đạt cao nhất trong các
ngành kinh tế đạt đến 180,4 triệu đồng/người/năm.
Tổng nguồn vốn của khu vực công nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh thời điểm 31/12/2013 là 3.411 nghìn tỷ đồng gấp 14,2 lần năm 2000, bình
quân giai đoạn 2000-2013 tăng 24,7%/năm. Xét theo ngành kinh doanh vốn FDI đầu
tư vào khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2000 có 162.618 tỷ đồng, chiếm 67,7%
nguồn vốn, đến năm 2013 nguồn vốn khu vực công nghiệp xây dựng đã là 1.883.151
tỷ đồng, chiếm 55,2%, và tăng bình quân giai đoạn này là 22,6%, tiếp đến là khu vực
dịch vụ 44,5% và khu vực nông, lầm nghiệp và thủy sản là 0,3%.
2.2.Đóng góp của các doanh nghiệp cho nền kinh tế
Xem phụ lục 2, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam năm 2000-2013
Chỉ số quay vòng vốn của khu vực FDI cao hơn các khu vực còn lại, chỉ số này
của khu vực FDI năm 2013 đath 0,9 lần ( năm 2000 là 0,7 lần), trong khi khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước là 0,7 lần và thấp nhất là các doanh nghiệp nhà nước chỉ

có 0,5%. Hieeuj suất sinh lợi trên vốn và trên doanh thu của khu vực FDI cao hơn
nhiều so với các khu vực còn lại, cụ thể hiệu suất sinh lời trên vốn và tren doanh thu
của khu vực FDI NĂM 2013 đạt 7,3% và 7,9% trong khi doanh nghiệp nhà nước đạt
3,2% và 6%, thấp nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước với 0,8% và 1,2%.
Thu nhập bình quân một lao động một tháng năm 2013 đạt 6,6 triệu đồng thấp hơn
mức 9,6 triệu đồng của doanh nghiệp nhà nước nhưng cao hơn mức 1,5 triệu đồng của
các khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Mặc dù khu vực doanh nghiệp FDI chiếm

6


tỷ trọng không cao trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp về các chỉ tiêu như số doanh
nghiệp, lao động, vốn và doanh thu, nhưng khu vực này lại chiếm tỷ trọng cao về lợi
nhuận và nộp ngân sách nhà nước. Năm 2013, các doanh nghiệp FDI chiếm 45,4%
tổng lợi nhuận và 30,5% tổng số nộp ngân sách nộp nhà nướccủa toàn bộ khu vực
doanh nghiệp. Do tăng trưởng nhanh hơn các khu vực kinh tế khác nên khu vực FDI
đóng góp tỷ trọng càng cao vào GDP. Năm 1995 tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực
FDI chỉ đạt 6,3% tăng lên 15,2% năm 2000 và 19,6% năm 2013.
2.3. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI
2.3.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
-Thanh tra Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội là cơ quan thực hiện việc
thanh tra việc thực hiên pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI trong
phạm vi toàn quốc gia.
- Cơ chế chính sách
+Căn cứ luật thanh tra số 56/2010/QH12
+Căn cứ nghị định số 106/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
+Căn cứ Nghị định số 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội

+Căn cứ Quyết định số 614/ QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao độngThương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của thanh tra bộ
+Nghị định số 86/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều trong
luật thanh tra
+Và một số văn bản quy phạm khác có liên quan.
2.3.2.Lực lượng thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
gồm:
-Chánh thanh tra
-Phó chánh thanh tra
-Thanh tra viên và các công chức khác
2.3.3.Trình độ chuyên môn:
Tất cả Thanh tra viên đều có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên, có kiến thức
nhà nước và am hiểu pháp luật. Đến năm 2015, 60% công chức thanh tra được bồi
dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản; 20% thanh tra viên được bồi dưỡng nghiệp vụ
thanh tra viên chính; 5% thanh tra viên chính được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên

7


cao cấp. Cũng trong giai đoạn trên, 60% thanh tra viên, công chức thanh tra được bồi
dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm.
2.3.4.Hình thức thanh tra
Thanh tra theo kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ra
quyết định thanh tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các doanh nghiệp
2.3.5.Những bất cập, tồn tại trong quá trình thanh tra
Tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội đang diễn ra rất trầm trọng. Nợ đọng
gần đây rất lớn, nằm ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên 40%, doanh nghiệp
FDI là 14%. Con số nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội hiện nay đã lên đến 12.000 tỷ đồng.
Tuy việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp FDI có chiều

hướng tốt hơn nhưng con số các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội vẫn đang ở mức
báo động. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân trong đó quan trọng nhất là ý thức
trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm xã hội cho người
lao động, thậm chí có những doanh nghiệp đã thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của người
lao động nhưng lại không đóng, dẫn đến việc khi người lao động đến thời gian được
nghỉ, được hưởng chế độ thì mới biết doanh nghiệp chưa nộp. Sở dĩ chủ sử dụng lao
động nợ đọng bảo hiểm xã hội là từ chính sách, do mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã
hội chỉ chiếm 10% nhưng nếu vay bên ngoài lãi suất lên đến 15-20%/năm. Vì vậy,
doanh nghiệp chấp nhận nợ bảo hiểm xã hội để có vốn quay vòng.
Tình trạng đóng bảo hiểm xã hội sai quy định vẫn diễn ra phổ biến. Các doanh
nghiệp thường có động thái như đóng không đúng tiền lương thực tế, đóng không đủ
số lao động, thu tiền của người lao động rồi chiếm dụng, nợ đọng bảo hiểm xã hổi kéo
dài để lách đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Phổ biến nhất là tình trạng hạ
thấp tiền lương là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động so với thực tế. Khi
đó, số tiền mà doanh nghiệp phải đóng cho bảo hiểm xã hội giảm đi đáng kể, điều này
đồng nghĩa với việc quyền lợi của người lao động cũng bị giảm theo.
Hiện nay, cả nước có gần 500 thanh tra viên phụ trách giám sát hơn 400.000
doanh nghiệp với hàng triệu lao động trong nhiều lĩnh vực tài chính, tổ chức, lao động,
trẻ em, bình đẳng giới. Tính riêng số doanh nghiệp FDI cũng tới hơn 9000 doanh
nghiệp. Như vậy, số thanh tra lao động với số doanh nghiệp cần thanh tra có sự chênh
lệch quá lớn. Bình quân mỗi thanh tra viên phải thanh tra hàng nghìn doanh nghiệp.
Do vậy, việc số lượng thanh tra viên lao động quá ít dẫn đến hệ quả số doanh nghiệp
được thanh tra hàng năm chỉ dừng lại ở con số rất ít chưa kể đến chất lượng thanh tra
đã đảm bảo hay chưa.
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, việc nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm
xã hội là một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp FDI lựa chọn để gia tăng lợi

8



nhuận. Do quy định mức lãi suất chậm đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lãi suất
vay ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp cố tình nợ bảo hiểm xã hội, chấp nhận bị phạt
để chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bỏ mặc quyền lợi của người lao động. Trong khi
đó chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập như mức xử
phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, chưa có quy định xử lý hình sự khi chiếm dụng
tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, Đồng thời, cơ quan bảo hiểm xã hội
cũng không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm bảo hiểm xã hội, do đó khi kiểm
tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì
cũng chỉ nhắc nhở đề nghị doanh nghiệp chấp hành, hoặc phản ánh với Uỷ ban Nhân
dân các cấp để xử lý. Lợi dụng sơ hở của pháp luật, nhiều doanh nghiệp nới chung và
các doanh nghiệp FDI nói riêng tìm đủ mọi cách để lách luật. Theo quy định những lao
động ký hợp đồng từ đủ 12 tháng trở lên thuộc diện bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất
nghiệp kể từ ngày 1-1-2009, trong đó người lao động phải đóng 1% tiền lương và chủ
lao động đóng 1%. Tuy nhiên, để trốn đóng khoản này, nhiều chủ doanh nghiệp chỉ ký
hợp đồng thời vụ với người lao động. Ngoài ra khi doanh nghiệp sử dụng lao động phổ
thông sẽ ký hợp đồng theo kiểu gia hạn, đầu tiên sẽ ký hợp đồng lao động lần thứ nhất,
hợp đồng lao động xác định thời hạn lần thứ hai, rồi hợp đồng lao động gia hạn… để
kéo dài thời gian người lao động được ký hợp đồng chính thức.
2.3.6. Đánh giá công tác thanh tra
a.Ưu điểm
Quá trình tiến hành thanh tra được thực hiện đúng trình tự quy định theo quy
định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhất các thành viên trong
đoàn cùng nhau hợp tác đạt hiệu quả chất lượng, hoạt động thanh tra được thực hiện
góp phần tích cực trong quá trình quản lý, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại
trong công tác quản lý phù hợp với thực tế.
b.Hạn chế
Lực lượng thanh tra còn mỏng trong khi đó số lương doanh nghiệp cần thanh
tra còn nhiều gây nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được triệt để chất lượng thanh tra. Với
số lượng thanh tra ít trong khi số lượng doanh nghiệp cần thanh tra nhiều đãn tới việc
chỉ thanh tra được một phần, bỏ sót các vi phạm pháp luật mà khó có thể tiến hành

thanh tra cùng lúc tất cả cá doanh nghiệp FDI.
Qua thanh tra đoàn đã phát hiện nhiều thiếu sót trong quá trình kinh doanh của
các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động.

9


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIÊN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ
HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)
-Tiếp tục thực hiện công tác thanh tra theo đúng trình tự và thủ tục của pháp luật.
-Bổ sung lực lượng thanh tra cả về số lượng đội ngũ thanh tra và chất lượng
của cán bộ đặc biệt là thanh tra lao động.
-Cần thiết lập hệ thống các quy phạm pháp luật, quy định rõ hoạt động thanh
tra một cách rõ ràng, cụ thể. Khi ban hành hay bổ sung các văn bản mới cần phải phổ
biến rộng rãi cho tất cả các đối tượng của xã hội đặc biệt là cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan. Đặc biệt là ban hành các văn bản quy định mức xử phạt đối với các
doanh nghiệp. Mức xủa phạt không chỉ mang tính răn đe mà còn mang tính cảnh cáo,
thể hiện quyền lực của pháp luật lao động.
-Cơ quan thanh tra nên thiết lập mối quan hệ tốt với người sử dụng lao động và
tổ chức công đoàn để tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra.
-Bên cạnh những biện pháp nâng cao hiêu quả của công tác thanh tra lao động
từ các cơ quan chức năng, cơ quan tiến hành thanh tra thì sự hợp tác giữa các đơn vị
thanh tra cũng đóng vai trò quan trọng. Để người lao động và người sử dụng lao động
hiểu rõ tầm quan trọng của công tác thanh tra thì các doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp FDI nói riêng cần tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao
động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Việc tuyên truyền, phổ biến
pháp luật có thể được tiến hành vào các buổi sinh hoạt, buổi gặp gỡ trao đổi ý kiến
giữa người lao động và người sử dụng lao động. Giúp người lao động hiểu rõ quyền

lợi của mình khi họ thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
-Cần có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp
luật về bảo hiểm xã hội. Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm về trốn đóng, nợ, đóng bảo
hiểm xã hội sai quy định còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Lãi suất chậm đóng bảo
hiểm xã hội thấp hơn lãi suất ngân hàng nên các doanh nghiệp chấp nhận chịu lãi chậm
đóng bảo hiểm xã hội để chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội. Do đó, nên tăng mức lãi
suất chậm đóng bảo hiểm xã hội lên cao hơn so với lãi suất ngân hàng để hạn chế tình
trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
-Trao quyền thanh tra cho cơ quan bảo hiêm xã hội. Hiện nay, bảo hiểm xã hội
là cơ quan trực tiếp thu, chi và phát hiện ra các vi phạm về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên
lại không có thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm mà chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở.
Hơn nữa, cơ quan hiểu rõ nhất về bảo hiển xã hội, các quy định và các hành vi vi phạm
10


chính là cơ quan bảo hiểm xã hội. Do đó, việc thêm chức năng thanh tra cho bảo hiểm
xã hội là cần thiết và có thể giúp nâng cao hiệu quả thanh tra lao động nói chung và
chuyên ngành bảo hiểm xã hội nói riêng.

11


KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện nay, công tác thanh tra có vai trò vô cùng quan trọng
trong vẫn đề phát hiện những sai phạm trong việc thực hiện pháp luaath bảo hiểm xã
hội trong các doanh nghiệp, góp phần ngăn chawnh kịp thời những hành vi vi phạm,
đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong quan hệ lao động. Trong xu thế nền kinh tế
hội nhập, nền kinh tế trong nước rất đa dạng, nhiều thành phần, nếu công tác thanh tra
trong các doanh nghiệp không được thắt chặt và kiểm soát thì sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo
trong cơ chế quản lý của nhà nước. Vì vậy, thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo

hiểm xã hội trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là cần và quan
trọng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Luật Đầu tư năm 2005
Bộ luật Lao động năm 2012
Luật thanh tra năm 2010
Nghị định số 39/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngành

Lao động-Thương binh và Xã hội
5. Quyết định số 614/2013/QĐ-BLĐTBXH về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cuat Thanh tra bộ
6. Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH
7. Báo cáo kết quả điều tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài giai đoạn 2000-2013,Tổng cục thống kê
8. FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013, Tổng cục thống kê


PHỤ LỤC
Phụ lục 1:Số doanh nghiệp đang hoạt động và số lao động trong các doanh nghiệp FDI
tại Việt Nam 2000-2013
Tốc độ
phát
Năm

Chỉ tiêu
triển
ĐVT
BQ(%)
2000

2005

2010

2012

2013

Tổng số
1.Số DN đang
DN
1525
3697
7248
8976
9093
hoạt động
2.Số LĐ làm
Người 407565 1220616 2156063 2719966 3222538
việc trong DN
3.Tổng
thu
Tỷ
7914

25624
103535
190791
253452
nhập của NLĐ đồng
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
1.Số DN đang
DN
854
2852
5989
7523
7543
hoạt động
2.Số LĐ làm
Người 285975 1028466 1902374 2476385 2964438
việc trong DN
3.Tổng
thu
Tỷ
4336
18599
82494
162808
220238
nhập của NLĐ đồng
Doanh nghiệp liên doanh
1.Số DN đang
DN
671

845
1259
1453
1550
hoạt động
2.Số LĐ làm
Người 121590
192150
253689
243581
258100
việc trong DN
3.Tổng
thu
Tỷ
3578
7025
21041
27983
33214
nhập của NLĐ đồng
Nguồn:Tổng cục thống kê, Báo cáo kết quả điều tra tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2000-2013

116.0
118.8
133.5
119.9
121.5
138.7

107.2
106.4
120.4


Phụ lục 2:Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 2000-2013
Tốc độ
Năm
phát triển
BQ 20002000
2005
2010
2012
2013
2013(%)
Tổng số
1.Nguồn vốn
240235
527963 1906288 2712167 3411350
124.7
kinh doanh
2.TSCĐ và
148015
269675
770237 1175916 1437727
120.9
đầu tư dài hạn
3.Doanh thu
161957
468403 1385913 2429133 3138229

128.0
thuần SXKD
4.Lợi nhuận
21897
66875
125454
120032
247843
122.4
trước thuế
5.Thuế và các
23928
62677
98119
175938
214279
120.0
khoản nộp NS
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
1.Nguồn vốn
89062
306242 1184677 2050743 2663358
132.7
kinh doanh
2.TSCĐ và
44986
140966
496664
812408 1033948
129.9

đầu tư dài hạn
3.Doanh thu
thuần từ
59400
237169
943556 1877412 2503460
136.6
SXKD
4.Lợi nhuận
178
6258
40832
70653
194965
179.2
trước thuế
5.Thuế và các
2355
9717
50579
72217
96057
136.2
khoản nộp NS
Doanh nghiệp liên doanh
1.Nguồn vốn
151173
221721
721611
661424

747992
114.3
kinh doanh
2.TSCĐ và
103029
128709
273573
363508
403779
112.1
đầu tư dài hạn
3.Doanh thu từ
102557
231234
442357
551721
634769
116.4
SXKD
4.Lợi nhuận
21719
60617
84622
49379
52878
107.7
trước thuế
5.Thuế và các
21573
52960

47540
103721
118222
115.2
khoản nộp NS
Nguồn: Tổng cục thống kê, báo cáo kết quả điều tra tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2000-2013


Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Phụ lục 3:FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Số dự án
(triệu USD)

(triệu USD)
391
2762,8
2398,7
555
3265,7
2398,7
808
2993,4
2884,7
791
3172,7
2723,3
811
4534,3
2708,4
970
6840
3300,5
987
12004,5
4100,4
1544
21347,8
8034,1
1171
71726,8
11500,2
1208
23107,5

10000,5
1237
19886,8
11000,3
1191
15618
11000,1
1287
16348
10046,6
1530
21600
11500
Nguồn: Tổng cục thống kê



×