VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------- * -----------
LÊ THỊ HỒNG DƯƠNG
PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP XANH
TẠI TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------- * -----------
LÊ THỊ HỒNG DƯƠNG
PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP XANH
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành
Mã số
: Kinh tế học
: 9.31.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: TS. BÙI ĐỨC HÙNG
Hướng dẫn 2: PGS.TS. LÊ ĐỨC TOÀN
Hà Nội, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Phát triển nền nông nghiệp xanh tại
tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do chính tôi hoàn
thành. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là trung thực, nêu rõ xuất
xứ và ghi trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả luận án
Lê Thị Hồng Dương
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....13
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................13
1.2. Những kết luận rút ra từ các tài liệu nghiên cứu ................................................27
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH ..............30
2.1. Phát triển nông nghiệp .......................................................................................30
2.2. Phát triển nông nghiệp xanh ...............................................................................32
2.3. Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp xanh .....................49
2.4. Các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp xanh .....................................63
2.5. Cơ sở thực tiễn phát triển NNX và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...........69
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH
TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................................77
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Nam ...............................................................................................................77
3.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam theo các tiêu chí xanh .....85
3.4. Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển NNX tỉnh Quảng Nam ............103
3.5. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp xanh ...............................................................109
3.6. Thực trạng phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp xanh ..............................112
3.7. Đánh giá mức độ xanh trong phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam ...........115
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NỀN
NÔNG NGHIỆP XANH TỈNH QUẢNG NAM .................................................123
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển nền nông nghiệp
xanh tại Quảng Nam................................................................................................123
4.2. Quan điểm, định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh
tỉnh Quảng Nam ......................................................................................................125
4.3. Các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Quảng Nam ...........129
4.4. Một số kiến nghị...............................................................................................145
KẾT LUẬN ............................................................................................................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
ADB
Ngân hàng Phát triển châu Á
2
ARO
Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp
3
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
4
BVTV
Bảo vệ thực vật
5
CNH HĐH
Công nghiệp hóa hiện đại hóa
6
DN
Doanh nghiệp
7
ĐDSH
Đa dạng sinh học
8
ĐT
Đẩu tư
9
HTX
Hợp tác xã
10
GAP
Thực hành nông nghiệp tốt
11
GO
Giá trị sản xuất
12
GIZ
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức
13
KHCN
Khoa học công nghệ
14
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
15
NN
Nông nghiệp
16
NNX
Nông nghiệp xanh
17
PTNNX
Phát triển nông nghiệp xanh
18
PTBV
Phát triển bền vững
19
R&D
Nghiên cứu và phát triển
20
TFP
Năng suất các yếu tố tổng hợp
21
TTX
Tăng trưởng xanh
22
UNEP
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
23
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
1.1:
2.1:
Đặc điểm mẫu khảo sát
Trang
9
Phân biệt giữa nông nghiệp xanh và nông nghiệp truyền
thống
35
2.2:
Các chỉ tiêu TTX chủ yếu trong nông nghiệp
51
2.3:
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTNNX
63
3.1:
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 1997-2015
79
3.2:
3.3:
3.4:
3.5:
3.6:
3.7:
3.8:
3.9:
3.10:
3.11:
Một số đánh giá của người nông dân Quảng Nam về mức độ
tuyên truyền phát triển nông nghiệp xanh
Lượng phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp tỉnh
Quảng Nam
Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam
Tỷ trọng đóng góp của K, L, TFP vào tăng trưởng NN tỉnh
Quảng Nam, giai đoạn 1997 – 2015
Lượng phân bón vô cơ trung bình trên hecta đất canh tác
Biến động diện tích đất tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 2015
Tỷ trọng sản phẩm NNX xanh của tỉnh Quảng Nam năm
2015
Lao đông trong các ngành kinh tế trên địa bàn của tỉnh
Quảng Nam, giai đoạn 2006 -2015
Thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp/tháng tỉnh
Quảng Nam theo giá thực tế, giai đoạn 2006 – 2015
Tình hình nhận thức và tiêu dùng sản phẩm sạch của người
dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
iv
82
86
88
89
91
92
99
100
100
102
Số hiệu
Tên bảng
bảng
3.12:
3.13:
3.14:
3.15:
Nguyên nhân người dân Quảng Nam ít tiêu dùng sản phẩm
sạch
Vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam theo
giá thực tế, giai đoạn 2006 - 2015
Tổng hợp các yếu tố khó khăn trong việc thực hành NNX tại
tỉnh Quảng Nam
Số lượng cơ sở sản xuất được chứng nhận VietGap của
Quảng Nam và 1 số địa phương khác trong vùng NTB
Trang
102
107
108
112
3.16:
Số lượng trang trại tỉnh Quảng Nam qua các năm
115
4.1:
Mục tiêu phát triển NNX tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
128
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
hình
Trang
Quy trình điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành NNX
1.1:
và thực trạng phát triển xã hội nông nghiệp nông thôn trên địa
7
bàn tỉnh Quảng Nam
2.1:
Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp xanh
41
2.2:
Mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ
41
2.3:
Mô hình chuỗi giá trị ngành nông sản
42
2.4:
Mô hình chuỗi giá trị ngành hàng nông sản sạch
43
3.1:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế các khu vực giai đoạn 1997-2015
80
3.2:
Phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Quảng Nam
86
3.3:
Biến động diện tích các loại đất nông nghiệp Quảng Nam
93
3.4:
Cơ cấu năng lượng sử dụng trong các ngành (%)
95
4.1:
Mô hình hoạt động của Hợp tác xã kiểu mới
143
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu và là mục tiêu mà các quốc gia trên thế
giới lựa chọn để thực hiện. Để giúp các nước khu vực Châu Á và Thái Bình Dương
hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) vào năm 2005, đã gợi mở
xu hướng tăng trưởng xanh, nhằm tìm kiếm sự hoà hợp giữa tăng trưởng kinh tế và
bền vững môi trường. Quá trình này đã tạo ra nhiều việc làm mới, đồng thời bảo vệ
môi trường thông qua việc tạo ra các động lực tăng trường mới dựa vào các nguồn
năng lượng hiệu quả và các công nghệ thân thiện với môi trường (World- watch
Institute, 2009). Rõ ràng, tăng trưởng xanh hiện là chiến lược tăng trường mới đối
với các quốc gia đang phát triển ở châu Á.
Cùng với các quốc gia khác, Việt Nam khẩn trương tái cơ cấu kinh tế trong
tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, thúc đầy tăng
trưởng kinh tế bền vững, khắc phục những khuyết tật, những hạn chế đã nảy sinh
trong quá trình phát triển, thích ứng với mô hình tăng trưởng xanh. Trong quá trình
đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong nông nghiệp
hay xây dựng một nền NNX được coi là nhiệm vụ quan trọng.
Thật vậy, trong hơn 30 mươi năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã có
những đóng góp nhất định cho nền kinh tế, góp phần ổn định đời sống cho nông
dân. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp hiện vẫn sử dụng phương thức sản xuất truyền
thống đã thâm dụng các nguồn tài nguyên nông nghiệp, gây tổn thương, xói mòn, bạc
màu tài nguyên đất, gây lãng phí dẫn đến cạn kiệt tài nguyên nước. Với việc lạm dụng
các chất thúc đẩy tăng trưởng, hóa học, thuốc BVTV, các loại phân bón vô cơ đã cho ra
những sản phẩm có tồn dư hóa chất gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiêu
dùng. Bên cạnh đó nông nghiệp là một ngành phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên, là
ngành gây ra hiệu ứng nhà kính khá lớn. Đặc biệt, hiện nay biến đổi khí hậu hiện đang
diễn ra sâu rộng và đã và đang đe dọa rất lớn đến ngành nông nghiệp.
Vì vậy, ngành nông nghiệp đang rất cần một phương thức sản xuất mới nhằm
khắc phục hậu quả ấy. Đồng thời, con người đang cần, rất cần những sản phẩm
sạch, an toàn cho sức khỏe. Một trong những giải pháp tạo ra sản phẩm sạch, an
1
toàn đó là sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường- nông nghiệp xanh. Với
phương thức sản xuất này, những nguy cơ hiện nay sẽ được giải quyết.
Đối với Việt Nam, con đường phát triển NNX, đã được Chính phủ chính thức
lựa chọn, được thể hiện trong Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Văn kiện này
khẳng định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của PTBV, đảm bảo phát
triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược
quốc gia về biến đổi khí hậu. NNX cũng là một trong những phương thức (hay con
đường) thực hiện PTBV nông nghiệp, sử dụng đồng thời ngày càng tăng các tập quán
canh tác “xanh”, các công nghệ “xanh”. Từ đó, duy trì và tăng năng suất nông nghiệp
cùng với lợi nhuận trong khi đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, giảm nhẹ tác
động bất lợi đối với môi trường, góp phần giảm nghèo, giảm chất thải, tiết kiệm đầu
vào, tăng hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm mới và mang lại lợi ích môi trường.
Quảng Nam có vị trí giao lưu thuận lợi với các địa phương trong cả nước và
quốc tế. Ngoài ra, tỉnh khá gần với thành phố Đà Nẵng – trung tâm tài chính,
thương mại, công nghệ bậc nhất miền trung. Bên cạnh đó, Quảng Nam có diện tích
trồng trọt khá lớn, truyền thống người dân từ bao đời đã gắn liền với nền nông
nghiệp cùng với sự cần cù chịu khó học hỏi áp dụng công nghệ tiên tiến hơn trong
quá trình sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, chính quyền tỉnh đã có những nỗ lực rất
cơ bản để hướng tỉnh xây dựng một nền nông nghiệp xanh.
Kết cấu hạ tầng kinh tế của tỉnh đang trong quá trình hoàn thiện đồng bộ, hứa
hẹn nhiều triển vọng. Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh nối theo hai
trục Bắc - Nam và Đông - Tây; hệ thống cảng biển, hệ thống sân bay từng bước được
nâng cấp phục vụ giao thông quốc tế và trong nước đến các tỉnh, thành phố khác. Hệ
thống các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt là những địa điểm hấp dẫn
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là tiềm năng thu hút các tập đoàn xuyên
quốc gia đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Hạn chế của nông nghiệp tỉnh là, đất đang bị thoái hóa và dễ bị hoang mạc
hóa; chưa ứng dụng nhiều các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông
nghiệp, đặc biệt là các công nghệ về sử dụng đất, nước theo hướng hiệu quả và bền
vững; trình độ canh tác và nguồn vốn của nông dân chưa theo kịp tiến trình
2
CNHHĐH nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng đối mặt với
nhiều vấn đề khó khăn, sản xuất nông nghiệp ở trình độ thấp, còn chiếm tỷ trọng
lớn, hiệu quả không cao, vấn đề sản xuất sạch, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế gây ô
nhiểm môi trường chưa có giải pháp hữu hiệu. Tỷ lệ đói nghèo vẫn ở mức cao so
với cả nước. Những thách thức này đặt ra nhu cầu tìm kiếm những công cụ mới và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhất là trong nông nghiệp để giải quyết các vấn đề
mà tỉnh đang phải đối mặt.
Trong bối cảnh cả nước thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh và tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, ngành nông nghiệp Quảng Nam cần hướng tới tăng trưởng theo chiều sâu, lấy
tăng trưởng xanh, phát triển bền vững làm hướng phát triển chủ đạo. Từ đó,
hướng tới thực hiện một số mục tiêu quan trọng: (1) Đảm bảo sự tăng trưởng ổn
định, bền vững của nông nghiệp dựa trên nền tảng của việc gia tăng năng suất,
gia tăng giá trị tăng thêm của các sản phẩm với sự đóng góp mạnh mẽ của
KHCN; (2) Đảm bảo cung ứng những sản phẩm nông nghiệp sạch, xanh nhằm bảo
vệ sức khỏe, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, gia
tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc gia,quốc tế5; (3)
Đảm bảo giải quyết hài hòa hai mục tiêu kinh tế, môi trường và mộtsố vấn đề xã
hội; (4) Đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp, nông
thôn, và chất lượng cuộc sống người nông dân. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Phát triển nền nông nghiệp xanh tại tỉnh Quảng Nam” để làm
luận án nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích chung: Tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy phát triển NNX, nhằm
đưa ngành nông nghiệp sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn, thực phẩm sạch, an toàn
cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- Mục đích cụ thể: Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển NNX;
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển NNX cho tỉnh Quảng Nam; Phân tích
nguyên nhân tác động của nền nông nghiệp xanh Quảng Nam; Phát hiện, những
thành tựu và những bất cập trong định hướng phát triển nền nông nghiệp xanh tỉnh
3
Quảng Nam, đồng thời đánh giá mức độ xanh trong sản xuất nông nghiệp của
Quảng Nam, qua đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển nền NNX cho tỉnh
trong gia đoạn đến.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định một số nhiệm
vụ cụ thể sau đây trong quá trình nghiên cứu: (1) Luận giải những vấn đề lý luận cơ
bản về nông nghiệp, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ nội dung cơ bản về phát triển
NNX; (2) Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển NNX. Trong đó
cần xác định các điều kiện cụ thể đối với các tiêu chí, chỉ tiêu nhằm nâng cao tính
trực quan và đảm bảo tính khách quan trong quá trình phát triển NNX; (3) Xác định
rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển NNX; (4) Nghiên cứu, khảo sát
kinh nghiệm của các quốc gia và thành phố Đà Lạt về phát triển NNX từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm về phát triển NNX đối với Việt Nam và tỉnh Quảng
Nam; (5) Đánh giá thực trạng phát triển NNX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2006 – 2015; (6) Chỉ ra những hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến nền
nông nghiệp Quảng Nam phát triển chưa xanh; (7) Đề xuất các giải pháp nhằm thúc
đẩy phát triển NNX tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
- Các câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu
hỏi sau:
(1) Điều kiện nào để thực hiện nền NNX?
(2) Tiêu chí nào đánh giá mức độ xanh của ngành nông nghiệp Quảng Nam?
(3) Những nhân tố nào ảnh hưởng chính đến quá trình thực hiện NNX tại tỉnh
Quảng Nam?
(4) Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam phát triển đã xanh hay chưa?
(5) Cần làm gì để ngành nông nghiệp Quảng Nam đảm bảo xanh trong thời
gian đến?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Phát triển Nông nghiệp xanh
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
(i) Phạm vi về nội dung: Phát triển NNX là đề tài rộng lớn, bao hàm nhiều nội
4
dung và nhiều cách tiếp cận. Trong giới hạn nghiên cứu, luận án chỉ tập trung phân
tích sản xuất xanh trong nông nghiệp, (phát triển nông nghiệp xanh).Tuy nhiên, sẽ
là thiếu sót nếu không đề cập đến tiêu dùng xanh và biến đổi khí hậu bởi sản xuất
nông nghiệp xanh có mối liên hệ với tiêu dùng xanh, biến đổi khí hậu. Đây là mối
liên hệ nhân quả.Vì thế, tác giả cũng xây dựng các chỉ tiêu liên quan để đánh giá
vấn đề tiêu dùng xanh.
Cụ thể, luận án nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề sau: Lý luận về phát
triển NNX ; Đánh giá thực trạng phát triển NNX tỉnh Quảng Nam; Đề xuất các giải
pháp thúc đẩy phát triển NNX tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới;
(ii) Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phát
triển NNX trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
(iii) Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2006 –
2015; Số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu điều tra khảo sát về đời sống vật chất, văn hóa,
tinh thần của 200 lao động trong các nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vào năm
2015; Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển NNX tỉnh Quảng Nam được nghiên
cứu và đề xuất đến năm 2025.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
NNX đòi hỏi sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường và giải quyết một
số một số vấn đề xã hội. Giữa các lĩnh vực này có tính phụ thuộc, ràng buộc, thâm
nhập lẫn nhau rất lớn và khó đoán định. Vì vậy, cần có cách tiếp cận liên ngành và
đa ngành mới có thể nhận diện được động thái của nền nông nghiệp hiện nay. Do
đó, luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, xem xét đối tượng nghiên
cứu một cách tổng thể dưới góc độ khoa học xã hội để nghiên cứu, xử lý các vấn đề
đặt ra. Trong đó, cách tiếp cận thực tiễn là quan trọng nhằm tái hiện bức tranh phát
triển NNX của Quảng Nam một cách xác thực.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp biện chứng của triết học như phương pháp nghiên cứu duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử được sử dụng vào quá trình nghiên cứu. Vận
dụng phương pháp này cho phép đề tài khi nhận thức đối tượng phải luôn đặt
đối tượng trong mối liên hệ với những đối tượng khác và luôn đặt đối tượng
5
trong trạng thái động. Bởi mọi đối tượng đều vận động không ngừng, đặc biệt
vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Nó chịu tác động bởi các yếu tố khác và
cũng tác động lên các yếu tố đó. Các nội dung như khái niệm, bản chất, thực
trạng, chiến lược, định hướng và giải pháp luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ với
nhau trong trạng thái vận động biến đổi để phát triển mà nguồn gốc của nó là sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập. Do vậy, khi nghiên cứu, đề tài phải đặt các nội
dung này trong mối liên hệ xâu chuỗi giữa chúng. Bức tranh phát triển NNX
Quảng Nam NTB được đánh giá, phân tích, giải thích trên cơ sở biện chứng của quá
trình nhận thức và theo nguyên lý của triết học - nguyên lý về mối liên hệ.
Phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng gắn bó chặt chẽ, quy
định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu của đề tài. Đó là phương pháp phân
chia cái tổng thể của hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường thành những bộ
phận, những mặt, yếu tố cấu thành để nghiên cứu, từ đó, phát hiện ra từng thuộc
tính và bản chất của từng yếu tố đó. Qua đó, giúp hiểu và phân tích được đối
tượng mạch lạc hơn, rõ ràng hơn. Thông qua cái riêng đó để tìm được cái chung,
thông qua hiện tượng đó để tìm được bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm cái
phổ biến. Áp dụng phương pháp này luận án đã thu được những thành công nhất
định, như chọn được điểm xuất phát để nghiên cứu, xác định được tiêu chí khi
đánh giá NNX tỉnh Quảng Nam, xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã phác họa
được bức tranh tổng thể nền NNX Quảng Nam.
Luận án đã nghiêm túc sử dụng phương pháp hệ thống. Vì thế bức tranh
nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đã phản ánh đúng thực trạng, không có chắp
vá, vay mượn của tỉnh khác, nơi khác để đánh giá.
Để có thể đánh giá thực trạng phát triển NNX ở chương 3 và đưa ra phương
hướng, giải pháp phát triển NNX của tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến (chương
4), luận án đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu như:
(1) Phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp: Luận án đã sử dụng số liệu của
cả nước trong các niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, đề án, chương trình dự án,
các tài liệu khoa học đã được công bố bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Số liệu trong các niên giám thống kê,
báo cáo tổng kết, đề án, chương trình dự án, các tài liệu khoa học, kết quả nghiên
6
cứu của các dự án đã được công bố bởi Cục Thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở NN và PTNT, Trung tâm khuyến nông
khuyến ngư các huyện của tỉnh Quảng Nam
(2) Phương pháp nghiên cứu điều tra chọn mẫu:
- Đối tượng và phạm vi điều tra:
+ Đối tượng điều tra: là người nông dân tham gia canh tác, trồng rau, chăn
nuôi gia súc, gia cầm, các hộ nuôi tôm.
+ Phạm vi điều tra: 3 huyện của tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian điều tra và thời kỳ thu thập số liệu:
+ Thời gian điều tra: thực hiện điều tra thu thập thông tin tại các 3 huyện từ
ngày 11/05/2015 đến ngày 15/05/2015;
+ Thời kỳ thu thập số liệu:
Thu thập số liệu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người lao động
nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Thu thập số liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành nông nghiệp xanh
trên địa bàn tỉnh ít nhất 1 năm gần đây.
Thu thập về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp xanh
Quy trình thực hiện điều tra:
Nghiên cứu lý thuyết
Các yếu tố tác động đến
thực hành NNX và thực trạng
xã hội nông nghiệp nông
nghiệp tỉnh Quảng Nam
Tiến hành khảo sát,
điều tra (n=200)
Hoàn thiện phiếu điều
tra, khảo sát
Tổng hợp, phân tích,
đánh giá
Thiết kế phiếu điều tra
Thảo luận nhóm
Đưa ra nhận định về các yếu
tố tác động đến thực hành
NNX và thực trạng phát
triển xã hội nông nghiệp
nông thôn tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Hình 1.1: Quy trình điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành NNX và thực
trạng phát triển xã hội nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
7
Bước 1, Nghiên cứu lý thuyết: Luận án nghiên cứu một số lý thuyết liên
quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành nông nghiệp xanh, các lý thuyết
được dùng để nghiên cứu đó là: Nghiên cứu của TS. Bùi Đức Hùng “ Các nhân tố
tác động đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác lúa ở Miền Trung Việt
Nam: Một tiếp cận thực nghiệm”. Nghiên cứu của Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc
Thành về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa
của hộ nông dân tại tỉnh Hậu Giang”. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài, “Phát
triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh: Tiếp cận hành vi sử dụng thuốc
BVTV tại ĐBSCL”. Luận án của TS. Ngô Thị Mỹ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam”. Nghiên cứu của TS. Bùi Đức
Hùng: “Sử dụng phân bón vô cơ trong canh tác lúa ở vùng Nam Trung Bộ của Việt
Nam”
Bước 2, Thiết kế phiếu điều tra: Trên cở sở các lý thuyết đã nghiên cứu, luận
án đã thiết kế phiếu điều tra, sau đó tổ chức thảo luận nhóm để xin ý kiến các nhà
khoa học và chuyên gia để hoàn thiện bảng phiếu. Phiếu điều tra như trình bày tại
Phụ lục 9 đã đưa ra các câu hỏi khảo sát tập trung vào các yếu tố như:
- (1) Thu nhập, trình độ văn hóa chuyên môn, nhận thức về NNX qua đó có
thể giúp luận án đưa ra những nhận định đánh giá về thực trạng đời sống của lao động
nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- (2) Kinh nghiệm, trình độ văn hóa, kỹ thuật, chính sách hỗ trợ của địa
phương, vốn, giá các hóa chất (thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ, thuốc
kháng sinh...) qua đó giúp luận án đưa ra những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng
đến việc thực hành nông nghiệp xanh tại tỉnh Quảng Nam.
Bước 3, Tiến hành khảo sát điều tra: Phiếu điều tra đã được phỏng vấn thử
và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng. Các phiếu điều tra được
gửi cho người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp trong các hộ gia đình được
phân bố ngẫu nhiên trình bày tại Bảng 1.1, với hình thức phát phiếu tận tay, kèm
theo một phong bì dán tem có ghi địa chỉ người nhận. Quá trình tổng hợp các phiếu
khảo sát từ người nông dân diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể nhận qua
8
thư, nhưng chủ yếu vẫn là nhận trực tiếp. Kết quả thu về, số phiếu khảo sát là 250,
tuy nhiên số phiếu hợp lệ là 200 phiếu. Dữ liệu này được xử lý, thống kê, tính toán
đầy đủ bằng phần mềm Ecxel 2010.
Bảng 1.1: Đặc điểm mẫu khảo sát
STT
1
2
Đặc tính
Thông tin
Giới tính
Trình độ văn hóa
Nam
4
Độ tuổi
(người)
(%)
50,5
Nữ
99
49,5
Chưa đi học
42
21
Học đến cấp 1
107
53,5
Học đến cấp 2
35
17,5
Học đến cấp 3
16
8
0
0
105
52,5
Lâm nghiệp
15
7,5
Thủy sản
70
35
< 20 tuổi
21
10.5
20 - 29 tuổi
15
7,5
30 -39 tuổi
39
19,5
125
62,5
Nông nghiệp (theo nghĩa hẹp)
Lĩnh vực hoạt động
Tỷ lệ
101
Học Trung cấp trở lên
3
Số lượng
> 40 tuổi
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Bước 4, Phân tích kết quả: Dựa trên dữ liệu thu thập được qua quá trình điều tra
khảo sát, luận án phân tích, đưa ra kết quả điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành
NNX được trình bày cụ thể tại phần 3.3 và về thực trạng xã hội nông nghiệp nông thôn
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được trình bày cụ thể tại phần 3.2.3
(3) Phương pháp phỏng vấn: đề tài đã sử dụng phỏng vấn trực tiếp và gián
tiếp thông qua các bản hỏi để điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan. (4)
Phương pháp chuyên gia: Luận án thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các chuyên
gia là các cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam; Chi
9
cục nuôi trồng thủy sản, Chi cục bảo vệ thực vật; Phòng tài nguyên, môi trường tỉnh
Quảng Nam; Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư của các Huyện Điện Bàn, Thăng
Bình, Núi Thành cũng như tham gia các hội thảo khoa học để nghe các chuyên gia
trình bày quan điểm, các báo cáo liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án.
Những ý kiến, quan điểm của các chuyên gia được tác giả tổng hợp, nghiên cứu, sàn
lọc, tiếp thu để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích thực trạng cũng như đề xuất giải
pháp nhằm PTNNX tỉnh Quảng Nam ở chương 3 và chương 4.
Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng
hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tài, phân tích số liệu
thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao
làm nổi bật những nội dung chính của luận án. Trên cơ sở chuỗi số liệu thu thập
được từ năm 2006 đến năm 2015 luận án đã tiến hành phân tích rút ra những quy
luật phát triển và đưa ra các kết luận định tính dựa trên các chuỗi số liệu đã có của
các chỉ số đánh giá PTNNX. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho việc phân tích,
đánh giá thực trạng trong chương 3, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị ở chương 4.
Phương pháp thống kê mô tả: Luận án sử dụng phương pháp phân tổ,
phương pháp đồ thị và bảng thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu là số tuyệt đối và số
tương đối từ đó đưa ra các nhận định mô tả thực trạng hiện nay về quá trình
PTNNX tỉnh Quảng Nam trong chương 3.
Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá
thực trạng quá trình PTNNX, so sánh các chỉ số qua các năm, so sánh chéo với các
kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, so sánh với mục tiêu đặt ra, so sánh giữa
các điều kiện PTNNX.
Phương pháp xây dựng chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp xanh: Luận án đã
nghiên cứu nhiều công trình ở trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung đánh
giá quá trình PTNNX, những yêu cầu cụ thể mà luận án có thể kế thừa phục vụ đề
tài. Trên cơ sở nguồn tài liệu tham khảo luận án đã sàn lọc, chọn lựa các tiêu chí, chỉ
tiêu có thể đánh giá, phù hợp với nội dung của PTNNX. Sau đó, NCS tổng hợp, phân
tích, đề xuất hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá PTNNX. Ngoài ra để đảm bảo độ tin
cậy đối với hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá PTNNX đề xuất luận án đã tranh thủ ý
kiến của các nhà khoa học và chuyên gia am hiểu vấn đề này. Để dễ dàng tham khảo
10
cũng như hệ thống hóa một cách cụ thể rõ ràng, luận án đã tổng hợp các chỉ tiêu
đánh giá PTNNX ở dạng bảng biểu như được trình bày tại Bảng 2.2.
Phương pháp ma trận SWOT được sử dụng để phân tích điểm mạnh - điểm
yếu - cơ hội - nguy cơ của tỉnh Quảng Nam. Từ đó, có thể nhận định, nhận biết
những yếu tố cần phát huy, những vấn đề cần khắc phục, phát hiện cơ hội phát triển
NNX của Quảng Nam để khai thác, đồng thời, né tránh, hạn chế những rủi ro có thể
xảy ra trong giai đoạn đến.
KHUNG PHÂN TÍCH LUẬN ÁN
Thể chế, chính sách phát triển
NNX Quảng Nam
Quan điểm
của Đảng
qua các kỳ
Đại hội về
phát triển
NNX
Chính
sách phát
triển
NNX của
Quảng
Nam
Phân bón
Đầu
ra
Phát triển NNX Quảng Nam
Lợi thế so
sánh
Giống
Thuốc
BVTV
Các yếu tố bđầu vào
Sản phẩm
sạch, an
toàn,
Năng suất
cao, Môi
trường
trong lành
Các
chương
trình, đề án
phát triển
NNX của
Trung ương
Hóa chất
Liên kết bền vững giữa chính
quyền địa phương, HTX, doanh
nghiệp – nông dân
Tài nguyên,
công nghệ
Hình 1.2: Khung phân tích luận án
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận: (1) Tổng hợp và xây dựng nội
dung về phát triển NNX; (2) Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển
NNX, trong đó xác định rõ các yêu cầu đối với từng chỉ tiêu cụ thể đảm bảo cho
11
việc đo lường mức độ xanh trong phát triển NN. Hệ thống bao gồm 13 chỉ tiêu tập
trung đánh giá vào các vào mặt của phát triển nông nghiệp xanh.
- Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận
án: (1) Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển NN tỉnh Quảng Nam theo hướng
xanh luận án đã chỉ ra những điểm thiếu tính xanh, những hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế đó. Từ đó đưa ra nhận định phát triển NN của tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn vừa qua là chưa xanh, chưa đảm bảo để hình thành nền nông nghiệp
xanh. (2) Từ những yêu cầu chung cũng như tình hình thực tiễn của tỉnh Quảng
Nam hiện nay, luận án đưa ra những quan điểm, định hướng, mục tiêu cho PTNNX
tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển
NNX ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. (3) Ngoài ra, luận án cũng đã có một
số ý kiến đề xuất với Chính phủ cũng như Bộ NN & PTNT, các Bộ, ngành có liên
quan và cả chính quyền tỉnh Quảng Nam trong việc xây dựng thể chế, ban hành
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quá trình phát triển NNX.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Với cách tiếp cận đa chiều, luận án đã xem xét sự phát triển
của nông nghiệp Quảng Nam trong mối quan hệ giữa các tiểu ngành và tiếp cận
theo hướng phát triển xanh.
Về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích toàn diện sự phát triển của ngành nông
nghiệp Quảng Nam từ năm 2006 – 2015 dưới các tiêu chí phát triển xanh. Từ đó, đánh
giá những mặt thành công và hạn chế của ngành nông nghiệp Quảng Nam theo hướng
xanh. Trên cơ sở phân tích, luận án xây dựng các quan điểm, định hướng và giải pháp
nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp của Quảng Nam phát triển theo hướng xanh.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ, danh
mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận
án được chia thành 4 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Lý luận về phát triển nông nghiệp xanh
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Quảng Nam
Chương 4: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Quảng Nam
12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tăng trưởng xanh
1.1.1.1. Các công trình liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính
OECD (2011), Fostering Innovation for green growth [119]. Báo cáo phân
tích rằng nếu không có những chính sách mạnh mẽ, thì phát thải khí nhà kính
(GHG) toàn cầu có thể sẽ tăng 70% vào năm 2050. Đây là thách thức rất lớn về môi
trường và xã hội là đòi hỏi bình đẳng cần phải giải quyết. Vì thế, tăng trưởng xanh
là con đường để giải quyết những thách thức về môi trường và làm cho nền kinh tế
sạch hơn, mạnh hơn.
Ở Việt Nam, khái niệm tăng trưởng xanh chính thức được phê duyệt thông
qua quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về “Chiến lược quốc gia
về tăng trưởng xanh” ngày 25 tháng 09 năm 2012. Theo đó, mục tiêu của TTX là
“Tăng trưởng xanh tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, giàu vốn tự nhiên trở thành xu
hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, giảm phát thải và tăng khả năng
hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội”
Chiến lược về TTX của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2050 [18] đề ra ba mục tiêu chính sẽ tập trung thực hiện: Thứ nhất, giảm phát thải
khí nhà kính và phát triển năng lượng tái tạo; Thứ hai xanh hóa sản xuất, sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững và áp dụng phổ
biến SX sạch; Thứ ba, xanh hóa lối sống và tiêu dùng, tạo dựng đô thị hóa bền
vững, xây dựng nông thôn mới và lối sống thân thiện với môi trường và thúc đẩy
tiêu dủng bền vững, xây dựng lối sống xanh.
Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, đổi mới, công bằng và sáng tạo
(2016), Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch đầu tư [85]. Báo cáo này đã phân tích
rất chi tiết về biến đổi khí hậu tác động trực tiếp và nặng nề đối với Việt Nam.
13
1.1.1.2. Các nghiên cứu về sản xuất xanh
Báo cáo hội thảo của Diễn đàn kiến thức về về TTX (GGKP) do OECD tổ
chức đề xuất một khuôn khổ chung về chỉ số tăng trưởng xanh, trong đó nhấn mạnh
đặc biệt vào các mối quan hệ kinh tế - môi trường.
OECD (2011), Hướng đến tăng trưởng xanh [45], đã trình bày các nguồn lực
của tăng trưởng xanh, khuôn khổ hành động và các nguyên tắc cơ bản của chiến
lược tăng trưởng xanh, phương thức thúc đẩy và xây dựng chiến lược cho tăng
trưởng xanh trong tương lai.
Nguyễn Văn Huy (2012), Tăng trưởng xanh và một số định hướng ưu tiên
cho Việt Nam [32]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng xanh không chỉ là động
lực thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu, mà còn là mô hình công cụ thực hiện phát
triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế từ đó đảm bảo an sinh xã hội
và bảo vệ môi trường.
UNDP (2014), Tăng trưởng xanh và chính sách tài khóa về nhiên liệu hóa
thạch ở Việt Nam, các kiến nghị về lộ trình cải cách chính sách.[87] Nghiên cứu đã
chỉ ra các chính sách ở Việt Nam cần: Nâng cao hiệu quả năng lượng; Nâng cao
mức độ tin cậy của việc cung cấp năng lượng; Hạn chế gánh nặng tài khóa; Kích
thích tăng trưởng GDP và hiệu quả; Tăng cường an ninh năng lượng quốc gia; Cải
thiện tính bình đẳng và bao trùm; Giảm thiểu tác động môi trường và sức khỏe;
Vũ Tuấn Anh (2015), Tiến tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam, Xanh hóa sản
xuất , NXB KHXH [4]. Tác giả đã đi sâu vào đánh giá mô hình tăng trưởng các
ngành sản xuất của Việt Nam theo các tiêu chí tăng trưởng xanh. Qua đó, tác giả
đưa ra các giải pháp tái cấu trúc ngành sản xuất theo mô hình tăng trưởng xanh.
Bùi Đức Hùng và cộng sự (2016), Mô hình tăng trưởng hướng tới tăng
trưởng xanh ở vùng Nam Trung Bộ hiện nay [29], đã phân tích thực trạng tăng
trưởng hiện nay của Nam Trung Bộ (NTB), qua đó chỉ ra sự cần thiết phải chuyển
đổi mô hình tăng trưởng hướng tới tăng trưởng xanh cho NTB để đảm bảo nền kinh
tế vùng phát triển nhanh và gắn với bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu
dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030[68]. Đối với sản xuất là từng
14
bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng
lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế
chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời
sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu
dùng và thải bỏ sản phẩm.
1.1.1.3. Các nghiên cứu về nếp sống xanh và tiêu dùng xanh
Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), phát
biểu tại Diễn đàn Quảng Ninh trước những thách thức về môi trường và biến đổi
khí hậu - Đối thoại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Bài phát biểu nhấn mạnh cần
hành động cụ thể để đảm bảo nền kinh tế xanh trong tương lai: Một là, tiếp tục thực
hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển theo chiều sâu, giảm sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái và dich vụ môi
trường. Hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường. Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch
hơn. Tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hai là,
giảm khí phát thải nhà kính trên đơn vị GDP và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái
tạo, thích ứng và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử
dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Ba là, xanh hóa lối sống
và thực hiện tiêu dùng bền vững. Trong đó thực thi đô thị hóa bền vững; xây dựng
nông thôn mới với lối sống hài hòa với môi trường. Tiến tới thay đổi các mô hình
và hành vi tiêu dùng theo hướng bền vững và xây dựng lối sống xanh. Bốn là, tăng
cường các nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường. Huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn hỗ trợ chính thức (ODA), các nguồn đầu tư từ các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước cho bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu hướng tới
xây dựng nền kinh tế xanh; tăng cường hiệu quả hoạt động của các quỹ bảo vệ môi
trường và các nguồn lực tài chính khác.
Hoàng Thị Bảo Thoa (2016), Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và hàm
ý đối với Việt Nam [59]. Bài viết phân tích tình hình tiêu dùng xanh trên thế giới,
tập trung ở các quốc gia điển hình gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ
15
và các nước Liên minh Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chính sách được
nhiều quốc gia áp dụng thành công bao gồm: Luật mua sắm xanh (đặc biệt ở khu
vực công), chương trình gắn nhãn xanh và chính sách tái chế sản phẩm. Từ đó, bài
viết đưa ra một số đề xuất mà Chính phủ có thể nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam
như: Chương trình gắn nhãn xanh, Mua sắm xanh trong lĩnh vực công, Chương
trình hạn chế các chế phẩm có hại cho môi trường và tái chế.
Bộ Công thương (2017), Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh và một số
kết quả chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả [8]. Báo cáo đã chỉ
ra nhu cầu sử dụng năng lượng đã tăng cao trong những năm qua, và trong những
năm đến sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế, vì vậy
cần nâng cao nhận thức cho người dân trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, thực
hiện tiêu dùng thông minh với nhưng sản phẩm dãn nhãn xanh, dán nhãn năng
lượng.
Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu
dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.[70], Theo đó, các nhiệm vụ
chủ yếu được đặt ra là thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững, hình
thành ý thức BVMT, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp, hài hòa,
thân thiện môi trường; Thực hiện hoạt động mua sắm xanh, ưu tiên đẩy mạnh các
hoạt động về mua sắm công xanh; nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm và nhân
rộng mô hình mua sắm công xanh; Phát triển và phổ biến các mô hình thực hành lối
sống bền vững.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp
1.1.2.1. Nghiên cứu về chính sách phát triển nông nghiệp
Nguyễn Văn Tân (2005), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin xây
dựng cơ sở dữ liệu về môi trường lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
[54]. Nghiên cứu trên đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng hệ thống dữ liệu về môi trường
NN&PTNT năm 2005 theo khuôn dạng chuẩn, xây dựng bộ chỉ tiêu phân cấp của
một số đặc tính lý hoá học đất theo mức độ thích hợp với 14 loại cây trồng chính,
phục vụ đánh giá đất đai cho quy mô cấp huyện và nhỏ hơn.
16
Sally Phạm Văn Hùng và P.Marsh, T.Gordon MacAulay (2007), Phát triển
nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam [31]. Nghiên cứu đã chỉ ra những
thành công trong việc chia nhỏ đất đai trong sản xuất nông nghiệp như phát huy
được tính tự chủ của nông dân, nhưng hạn chế rất lớn của chính sách này đó khó
khăn trong việc ứng dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Điều này, gây cản trở trong công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Hoàng Thị Chỉnh (2010), Để nông nghiệp phát triển bền vững [19]. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng cần thực hiện chính sách đầu tư công, chính sách tài chính ưu đãi
và cần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2014), Các
yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và đề xuất giải pháp thúc
đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp trong thời gian tới [83]. Đề tài đã sử dụng
hàmsản xuất Cobb- Douglas để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến
tăng trưởng nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Vũ Thành Bao (2015), Đất nông nghiệp –Thực trạng và định hướng sử dụng
trong thời gian tới [6]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng đất hợp lý, khoa học là
yếu tố vô cùng quan trọng đối với phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Từ nghiên
cứu này cần phải xây dựng chính sách đất đai phù hợp để thúc đẩy phát triển nông
nghiệp.
1.1.2.2. Vấn đề tổ chức sản xuất nông nghiệp
Vũ Ngọc Hoàng (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Nam [28]. Tác
giả đã phân tích những lợi thế của tỉnh Quảng Nam trong qúa trình phát triển nông
nghiệp, qua đó tác giả cho rằng Quảng Nam cần phát triển nền nông nghiệp nguyên
liệu và thực phẩm thay vì nền nông nghiệp lương thực như trước
nay,bởi
QuảngNam có những lợi thế so sánh rất lớn để sản xuất ra nông sản giá trị cao.
Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn ở Việt Nam- Con đường và bước đi [72]. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò
quan trọng của KHCN trong phát triển nông nghiệp và để nông nghiệp phát triển
theo hướng xanh cần phải áp dụng KHCN tiên tiến.
17