Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận cao học triet về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.54 KB, 12 trang )

Khoa triÕt häc

A-Lời mở đầu
“Thời gian trôi đi thật nhanh .Thời gian là vô hạn,là vĩnh cửu .Con người chỉ
là cái hữu hạn,nhỏ nhoi.Để từng ngày,từng giờ trôi qua tôi không làm được một
điều gì có ý nghĩa tôi cảm thấy cuộc sống này thật nhàm chán và đơn điệu .Ngày
lại ngày,nửa ngày tôi đến trường,nửa ngày tôi đi làm thêm .Tôi làm xe ôm-một
nghề vất vả,nguy hiểm nhưng cũng rất thú vị”.Cuộc đời sinh viên hiện tại của tôi là
như vậy .Nhưng điều tôi muốn nói với các bạn rằng,chuyện sinh viên thời nay đi
làm thêm kiếm tiền phụ giúp giađình đã trở thành một hiện tượng phổ biến .Sinh
viên Việt Nam ngày nay sẵn sàng làm đủ mọi việc từ phụ hồ,giúp việc,đến chạy
bàn hay đi tiếp thị,gia sư…Không chỉ kiếm tiền ăn học,mà cũng cần thiết như kiếm
tiền là đào luyện mình giữa thực tế-hơn 80% sinh viên Việt Nam trong thời gian
học đại học ít nhất có một lần đi làm thêm .Thật mừng rằng sinh viên của một nước
nghèo như nước ta đã thoát khỏi những “mặc cảm,sĩ diện”để lăn mình vào đời
sống kiếm việc như sinh viên…các nước giàu.Trong cuộc sống ,mọi sự vật,hiện
tượng đều có nguyên nhân của nó.Kết quả là cái tất yếu sẽ đến khi có nguyên
nhân,có căn nguyên sâu xa của nó.Sinh viên đi làm thêm cũng không nằm ngoài
quy luật ấy.Tôi xin được phân tích vấn đề này dưới góc độ triết học với cặp phạm
trù nhân-quả

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

B-Nội dung
I-Lý luận chung về cặp phạm trù nhân quả
Trước khi đi vào tìm hiểu cặp phạm trù nhân-quả tôi xin được nói qua và
cùng các bạn tìm hiểu thế nào là phạm trù và cặp phạm trù


1)Phạm trù
Trước hết tôi cần khẳng định một điều phạm trù chỉ là khái niệm ,đơn giản chỉ
là khái niệm phản ánh những mặt,những thuộc tính ,quan hệ ,bản chất phổ biến của
các sự vật,hiện tượng thuộc một phạm vi nhất định của hiện thực .Tuy nhiên ,phạm
trù là khái niệm nhưng không phải mọi khái niệm đều là phạm trù mà chỉ khái
niệm nào có ngoại diện rộng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu mới là phạm trù
ví dụ:Trong Triết học có các phạm trù vật chất,y thức…
Trong Toán học có các phạm trù số âm(-) và số dương(+)…
Trong Kinh tế học có các phạm trù hàng hoá,giá trị,cung,cầu….
a)Các đặc điểm và tính chất của phạm trù
-Nguồn gốc của các phạm trù là thực tiễn,từ trong hoạt động thực tiễn mà con
người khái quát ra các phạm trù
-Các phạm trù khoa học được hình thành bằng con đường khái quát hoá,trìu tượng
hoá,song đó là sự phản ánh,sự khái quát hoá,trìu tượng hoá những mặt,những
thuộc tính,những mối liên hệ của sự vật và hiện tượng .Vì vậy mặc dù hình thức
tồn tại của nó là chủ quan ,nhưng nội dung của nó vẫn mang tính khách quan,bị thế
giới khách quan quy định
Lênin viết: “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trìu tượng của
chúng,trong sự tách rời của chúng,nhưng là khách quan trong chỉnh thể,trong quá
trình,trong kết cuộc,trong khuynh hướng,trong nguồn gốc”

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

-Xuấtphát từ chỗ thế giới khách quan không chỉ tồn tại độc lập đối với ý thức con
người mà còn luôn vận động,phát triển,liên hệ và chuyển hoá lẫn nhau,khả năng
nhận thức của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử là có hạn cho nên phép biện

chứng khẳng định rằng,phạm trù phản ánh những hiện tượng đó cũng phải vận
động và phát triển,không như thế các phạm trù không thể phản ánh đúng đắn đầy
đủ về hiện thực được.Bởi thế các phạm trù của phép biện chứng duy vật không
phải là một hệ thống đóng kín bất biến,mà cùng với sự phát triển của khoa học,nó
ngày càng được bổ sung thêm bằng những phạm trù mới
b)Vai trò và tác dụng của phạm trù
-Phạm trù là thước đo trình độ nhận thức hiện thực khách quan của con
người.Mỗi phạm trù mưói ra đời là một nấc thang ghi nhận trình độ chinh phục của
con người đối với tự nhiên và xã hội
-Phạm trù là công cụ nhận thức,công cụ giao tiếp xã hội,đặc biệt là công cụ giáo
dục,đào tạo khoa học trí thức cho con người
2)Cặp phạm trù
Nói đến cặp phạm trù chúng ta hiểu đó là là sự kết hợp của hai phạm trù không
thể tách rời nhau,chúng rằng buộc nhau,tạo với nhau thành “cặp”,có liên hệ mật
thiết với nhau và có quan hệ biện chứng với nhau .Phạm trù này bổ sung cho phạm
trù kia,tác động qua lại lẫn nhau,tồn tại khách quan với nhau .Thiếu đi phạm trù
này,phạm trù kia sẽ không tồn tạivì giữa chúng không có mối quan hệ hữu cơ với
nhau.Cặp phạm trù nguyên nhân –kết quả là một dẫn chứng cụ thể cho diều
này.Không có phạm trù nguyên nhân sẽ không sản sinh ra phạm trù kết quả và
ngược lại.Đó là điều tất yếu sẽ xảy ra,đơn giản như cây cần được tưới ánh nắng
mặt trời,con người trong nền kinh tế tri thức cần có trí thức.
3)Cặp phạm trù nhân-quả
a-Định nghĩa
 Nguyên nhân:là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt với nhau trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định ở vật đó

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915



Khoa triÕt häc

 Kết quả:là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra.Những
biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau
ví dụ:Đèn sáng là nguyên nhân của dòng điện xuất hiện .Sự xuất hiệ của dòng điện
là do sự tác động lẫn nhau giữa các điện tích âm(-)và điện tích dương(+)
b)Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả
-Mối liên hệ nhân –quả có tính khách quan .Tính khách quan này quy định mối liên
hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật (Biện chứng duy vật).Do tính phổ biến của
mối liên hệ nhân-quả nên một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại
vídụ:Mỗi nhà doanh nghiệp đều dùng tiền để kinh doanh nhưng kết quả dẫn đến
cũng rất khác nhau.Có người trở thành tỷ phú nhưng có người phá sản(Một nguyên
nhân sinh ra nhiều kết quả).Hay,người nông dân đã tổng kết kinh nghiệm về kết
quả sản xuất cây trồng phải biết kết hợp nước,phân,cần,giống(Một kết quả do
nhiều nguyên nhân sinh ra)
-Khi xem xét một mối liên hệ nhân-quả cụ thể trong thời gian xác định thì nguyên
nhân có trước kết quả vì chỉ có sự tác động lẫn nhau mớigây ra sự biến đổi,Nhưng
khi xét cả quá trình gồm nhiều liên hệ nhân- quả nối tiếp nhau thì nhân và quả có
thể chuyển hoá vị trí cho nhau một cách biện chứng
ví dụ:Chăm học và có phương pháp học tốt sẽ đưa đến kết quả thi và tốt nghiệp
tốt .Thi tốt nghiệp tốt đạt kết quả cao là nguyên nhân để kiếm việc làm tốt .Cóviệc
làm và có thu nhập khá sẽ cải thiện đời sống vật chất,tinh thần cũng như xây dựng
gia đình hạnh phúc
-Nguyên nhân sản sinh ra kết quả nhưng sau khi xuất hiện ,kết quả không giữ vai
trò thụ động đối với nguyên nhân ,trái lại nó có ảnh hưởng ngược lại nguyên
nhân .Sự ảnh hưởng,tác động trở lại theo hai chiều tích cực hoặc tiêu cực
-Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết
quả .Còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện
c)Một số kết luận về mặt phương pháp luận


Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

-Phải tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân-quả trong nhận thức và trong
hành động.Đề phòng và phê phán quan niệm duy tâm ,siêu hình trong vấn đề
này.Không có một sự vật,hiên tượng nào trong thế giới vật chất tồn tại mà lại
không có nguyên nhân .Có những nguyên nhân mà hiện nay con người vẫn chưa
khám phá ra nhưng rồi dần dần con người sẽ phát hiện được
-Một kết quả do nhiều nguyên nhân gây ra,do đó muốn có kết quả cao phải biết
phát hiện nhiều nguyên nhân;biết hạn chế tác độngcủa nguyên nhân ngược chiều
;tạo điều kiện cho những nguyên nhân cùng chiều;phải chú trọng trước hết đến
nguyên nhân chủ yếu,nguyên nhân bên trong.Trong hoạt động thực tiễn chúng ta
cần phân loại các nguyên nhân ,đồng thời phải nắm được nhữngnguyên nhân tác
động cùng chiều họăc để tạo ra sức mạnh tổng hợp và hạn chế những nguyên nhân
nghịch chiều
-Kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra nhưng kết quả không tồn tại một cách thụ
dộng vì vậy phải biết khai thác.vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận
thức và tiếp tục thúc đẩy sự việc phát triển
-Phải biết biến kết quả đã đạt được thành nguyên nhân tiếp sau và hướng tới kết
quả tiếp sau ngày càng cao hơn,không thoả mãn ở một kết quả nào
II-

Vận dụng cặp phạm trù nhân-quả phân tích vấn đề
“Sinh viên đi làm thêm”
Như phần mở đầu tôi đã nói,chuyện sinh viên đi làm thêm hiện nay đã trở


thành một hiên tượng phổ biến .Sẽ hơi ngoa nếu cho rằng cái “định lý ngược”vui
vui mà sinh viên vẫn truyền tụng “việc làm trước,học hành sau”đã trở thành một
hiện tượng cực kỳ cấp thiết ở tất cả các trường đại học nhưng rõ rầng nhu cầu đi
làm thêm của sinh viên đã không chỉ còn là một “làn sóng ngầm” lẻ tẻ,tự phát mà
đã trở thành xu hướng tất yếu của giới trẻ năng động.Từ chỗ được “bao cấp” toàn
bộ sinh viên thời nay buộc phải “chạy đua” để tự nuôi,tự khẳng định mình nếu
không muốn làm kẻ tụt hậu

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

Sinh viên đi làm thêm là xu hướng tất yếu.Vậy đâu là nguyên nhân của cái
tất yếu này?Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này,nhưng tôi cần khẳng định một
điều rằng đa số các bạn sinh viên đi làm thêm là có hoàn cảnh gia đình khó
khăn.Một số bạn thì muốn tự lập khẳng định mình.Số còn lại coi công việc làm
thêm là môi trường để được đào luyện mình giữa thực tế,thu lượm kinh nghiệm
sống ,đem những điều mình học được trên giảng đường áp dụng vào cuộc
sống.Câu trả lời thì có rất nhiều như vậy nhưng với tôi câu trả lời cho câu hỏi trên
chỉ có bốn chữ :Thực tế đòi hỏi?
Thời bao cấp đã qua ,xã hội thay đổi,kéo theo nó hàng loạt thay đổi quan
niệm,nhận thức về cách sống,cách học vầ cách kiếm việc làm .Thay vào quan hệ
“xin việc-cho làm” là sự chọn lựa sòng phẳng giữa người lao động và nhà tuyển
dụng .Nhưng muốn bình đẳng trong quan hệ ấy mỗi sinh viên phải tự khẳng định
mình bằng cách dấn thân vào cuộc sống,chịu sự va đập ngay từ khi còn ngồi trên
ghế giảng đường để có vốn sống,kinh nghiệm thực tế để nhanh chóng bắt kịp
guồng quay đầy sức ép của công việc ngay khi tốt nghiệp .Những ai mạnh bạo,ham
xê dịch,ham tìm tòi,sẵn sàng lăn lộn ở những vùng đất mới lạ sẽ là những người

thích ứng với công việc nhanh nhất,phản ứng tốt nhất khi có những thay đổi-tất
nhiên không thể loại trừ yếu tố trình độ cơ bản
Xã hội thay đổi,cái nhìn cũng phải đổi thay.Nhưng thật buồn khi nền giáo dục
nước nhà vẫn chậm tiến.Chương trình học của chúng ta còn nhiều điểm quá xa rời
với thực tế.Sinh viên chúng ta được học nhứng thứ rất to tát nhưng những thứ thật
sự cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này lại không được chỉ bảo.Nếu có thì
sơ sài,qua loa,thực tế ít.Từ xưa chúng ta đã có câu “học đi đôi với hành”nhưng các
hoạt động “hành”của các trường đại học ở Việt Nam như chỉ là hoạt động “lấy
lệ”,thời gian thực tập rất ít và kém hiệu quả.Trong khi ở các nước khác,nhất là ở
những nước phát triển có nền giáo dục tiên tiến,phần mục này rất được coi trọng và
đầu tư kỹ lưỡng.Đây là một nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên đi làm thêm,để sau
khi ra trường khỏi bỡ ngỡ với công việc,được “hành”nhiều hơn

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

Bên cạnh nhu cầu đi làm để lấy kinh nghiệm còn có những sinh viên ngoại
tỉnh “Muốn tồn tại và học tập không thể không làm thêm”. Với mức thu nhập bình
quân 200 000đồng/người/tháng,người nông dân phần lớn không có khả năng chu
tất chi phí cho con ăn học.Dù có được nhà trường hỗ trợ giảm bớt tiền học và các
khoản đóng góp đi chăng nữa,làm thêm vẫn là giải pháp tất yếu để “lấy ngắn nuôi
dài”
“Ngoài những sinh viên nghèo đi làm ra,vẫn có một số sinh viên gia đình khá
giả nhưng vẫn chịu khó đi làm thêm.B là một người trong số những người ấy đã
nói: “Mặc dù bố mẹ mình nói hè này cả nhà sẽ đi du lịch Sài Gòn,Vũng Tàu một
tháng,nhưng tôi quyết định không đi nghỉ hè mà đi làm.Theo tôi,tự lực làm ra tiền
đẫ là quý,nhưng quan trọng hơn là mình biết quý trọng sức lao động của chính

mình,từ đó mà có thái độ đúng đắn với cuộc sống”
(Theo “Thời báo Kinh tế số 65/2000”)
Trên đây là những nguyên nhân của vịêc sinh viên đi làm thêm theo cách nhìn
nhận còn hạn chế về tầm nhin của riêng cá nhân tôi.Nguyên nhân bao giờ cũng là
cái có trước,kết quả là cái tất yếu được sinh ra từ nguyên nhân.
Vậy kết quả thu được từ việc sinh viên đi làm thêm như thế nào?
Đâu là mặt mạnh cần được phát huy?Đâu là điểm yếu cần khắc phục?Thực tế cho
thấy việc làm thêm có rất nhiều mặt mạnh,mặt tích cực.Sinh viên khi đi làm trở
nên năng động hơn,sáng tạo hơn và thích ứng nhanh với công việc.Khả năng thích
nghi cao,kinh nghiệm xử lý tình huống nhạy bén.Các bạn có hoàn cảnh khó khăn
không những phụ giúp được gia đình mà còn học hỏi được nhiều điều từ thực
tế.Khác với các bạn bè có điều kiện kinh tế,mùa hè đối với sinh viên nghèo không
phải là mùa của những chuyến vui chơi mà là thời gian quý báu cho bao toan tính
làm thêm,kiếm tiền ho một năm học mới .Tại sao tôi lại nói như vậy?Bởi vì vào
những tháng hè tôi và những bạn sinh viên nghèo như tôi đi làm yên tâm hơn do
không phải đến trường.Tôi và các bạn cùng cảnh như tôi có thể tận dụng thời gian
rảnh rỗi này để gom tiền khi vào năm học mới đóng học phí và chi tiêu .Nghỉ hè là

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

dịp kiếm tiền.Gia đình ở xa,lại nghèo khó nên ai cũng cố mà nghĩ cách kiếm tiền
để sống mà học.Tôi thấy mình còn nhiều may mắn hơn so với một số bạn vì tôi có
phương tiện vừa là phương tiện đi học,không sợ muộn giờ như các bạn đi xe
buýt ,vừa là “cần câu cơm”giúp tôi vượt qua quãng đời sinh viên đầy khốn khó
nhưng cũng dầy ắp kỷ niệm,vui có,buồn có.Không ít các bạn sinh viên do không
có mối quen biết nào mà họ phải làm nhiều công việc vất vả hơn so với các bạn

khác.
Bên cạnh những mặt mạnh,còn có một số vấn đề cần khắc phục.Điều này phụ
thuộc vào ý chí,nghị lực của các bạn khi các bạn vừa đi học,vừa đi làm.Thực tế cho
thấy nhiều sinh viên đã không cưỡng được sức hấp dẫn của việc kiếm tiền,nên dần
dà bỏ đi tiêu chí tốt đẹp ban đầu,ham đi làm nên bỏ tiết,không có thời gian học
dẫn đến việc thiếu hụt kiến thức,“nợ” môn liên miên,phải học lại,tốt nghiệp
muộn.Theo cá nhân tôi,các bạn nên sắp xếp thời gian biểu hợp lý giữa việc đi
làm,đến lớp và nghỉ ngơi,đi chơi với bạn bè.Thời sinh viên là quãng đời đẹp
nhất.Nhưng các bạn đừng để ghánh nặng của việc làm thêm cũng như những tháng
ngày rong chơi đốt cháy sự nghiệp lớn của các bạn.
Thế thì một câu hỏi được đặt ra :Sinh viên có nên đi làm không?Theo tôi :
“Nên và rất nên được ủng hộ” .Bộ Giáo Dục cần cần định hướng để tìm được
những công việc hỗ trợ cho việc học,nghành học của sinh viên.Cần có chế tài
nghiêm khắc cho ai vi phạm,hỗ trợ và kiểm soát sinh viên.Các trung tâm giới thiệu
việc làm phải có sự kiểm tra,giám sát,phối hợp giữa các nghành tạo điều kiện thuận
lợi cho sinh viên,tránh tình trạng “tiền mất tật mang”cho sinh viên khi đi đến các
trung tâm việc làm như hiện nay

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

C. Kết luận
Trong khi sinh viên ở ta hầu như không được giúp đỡ gì trong cuộc tìm việc
đầy gian nan thì ở các nước tiên tiến trên thế giới việc đi làm là một phần bắt buộc
trong học trình,được quy định rõ ràng và hỗ trợ đến mức tối đa.Cá nhân tôi thiết
nghĩ các trường đại học ở ta nên tạo điều kiên cho sinh viên đi thực tế nhiều hơn ,
trong tương lai gần đi làm phải là một phần bắt buộc trong học trình .Mỗi sinh viên

cần năng động hơn để rèn luyện mình khi đi làm thêm .Trong nền kinh tế thị
trường con người phải năng động và nhạy bén với mọi sự thay đổi như vũ bão ở
mọi lĩnh vực trong cuộc sống .Kết quả đạt được không bao giờ thụ động,các bạn
hãy phát huy những gì đã đạt được,biến kết quả đó thành nguyên nhân tiếp sau và
hướng tới kết quả tiếp sau ngày càng cao hơn
Với kiến thức còn hạn chế ,chắc chắn bài viết lần đầu này của em còn rất
nhiều thiếu sót.Kính mong sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và các bạn.Mọi ý kiến
xin gửi đến:Sinh viên Phạm Hoan Tự-Lớp 915-Mã sinh viên:04D04459

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

Tài liệu tham khảo
1-Kỹ năng thuyết trình và xử lý văn bản
2-Báo lao động-số 305/2004
3-Giáo trình triết học Mác- Lênin

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

Mục lục

A-Lời mở đầu………………………………………………………………1
B-Nội dung…………………………………………………………………2

I –Lý luận chung về cặp phạm trù nhân –quả……………………...2
1)Phạm trù………………………………………………………….2-3
2)Cặp phạm trù…………………………………………………….3
3)Cặp phạm trù nhân – quả……………………………………….3-5
II-Vận dụng cặp phạm trù nhân – quả phân tích vấn đề
“Sinh viên đi làm thêm”……………………………5-8
C-Kết luận………………………………………………………………….9

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915


Khoa triÕt häc

Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m Hoan Tù – M· sv : 04D04459
– líp 915



×