Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN : Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và bụi tại mỏ than Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.99 KB, 52 trang )

B  TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TR
Ch

ng trình H p tác Phát tri n v  Môi tr
(DCE) 

NG  

ng Vi t Nam – Đan M ch 

2005-2010

Kiểm soát Ô nhiễm
tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN TRÌNH DIỄN ĐÃ
HOÀN THÀNH:

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và bụi tại mỏ
than Khánh Hòa

Ts. Nguyễn Thị Anh Thu, NSTA
Ts. Lê Xuân Định, NSTA

Hà Nội, 11 - 2011

 


PHỤ LỤC

Lời cảm ơn ..................................................................................................................................................... 3


Các chữ viết tắt ............................................................................................................................................... 4
Giới thiệu ........................................................................................................................................................ 5
PHẦN 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ ............................................................................................ 6

1.1. Mục tiêu đánh giá .......................................................................................... 6
1.2. Phương pháp tiếp cận trong đánh giá ............................................................ 6
1.3. Nguồn cung cấp thông tin .............................................................................. 7
1.4. Các phương pháp thu thập thông tin.............................................................. 7
1.4.1. Tổng quan tài liệu ....................................................................................... 7
1.4.2. Nghiên cứu thực địa ................................................................................... 7
1.4.3. Thu thập thông tin góp ý ............................................................................. 8
1.5. Tiến độ đánh giá ............................................................................................ 8
PHẦN II. THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 10

2.1. Giới thiệu về dự án ......................................................................................... 10
2.1.1. Lý do lựa chọn mỏ than Khánh Hòa làm dự án trình diễn .......................... 10
2.1.2. Mô tả quy trình xử lý nước thải và bụi than ................................................ 11
2.2. Kết quả đánh giá dự án ................................................................................... 16
2.2.1. Những kết quả tích cực ................................................................................ 16
2.2.2. Những hạn chế của Dự án trình diễn và kiến nghị ...................................... 26
2.2.3. Bài học rút ra............................................................................................... 27
2.3. Bình luận và Khuyến nghị ........................................................................... 28
2.3.1. Bình luận ..................................................................................................... 28
2.3.2. Khuyến nghị ................................................................................................. 29
PHẦN PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 30

Phụ lục 1. BẢN THAM CHIẾU NHIỆM VỤ ....................................................... 30
Phụ lục 2. Cấu trúc nội dung trao đổi .................................................................... 36
Phụ lục 3. PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN ....................................................... 38
Phụ lục 4. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐÃ PHỎNG VẤN .......................... 47

Phụ lục 5. KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIỀU ĐIỀU TRA ............................................... 48


 


Lời cảm ơn
Báo cáo này được hoàn thành với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình, hữu ích của các nhà quản
lý, chuyên gia, đồng nghiệp ở Trung ương và địa phương và cộng đồng có quan hệ trực
tiếp với Dự án trình diễn. Nhóm chuyên gia xin bày tỏ sự cám ơn chân thành TS. Mai
Thanh Dung, GĐ Hợp phần PCDA; các nhân viên Văn phòng Hợp phần PCDA tại Hà
Nội; Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Dự án trình diễn Hợp phần PCDA tại
Thái Nguyên; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương; Lãnh đạo và cán bộ,
công nhân Công ty TNHH MTV Than Khánh Hòa đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình
thực hiện đánh giá.


 


Các chữ viết tắt
BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

KH&CN


Khoa học và Công nghệ

ODA

Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển
chính thức)

PCDA

Pollution Control in Poor Densely Populated Areas
(Kiểm soát ô nhiễm tại khu vực đông dân nghèo)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân



 


Giới thiệu
Tài liệu này trình bày kết quả đánh giá ảnh hưởng của Dự án trình diễn “Xây dựng hệ
thống xử lý nước thải và bụi tại mỏ than Khánh Hòa” tỉnh Thái Nguyên trong khuôn khổ
của Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại khu vực đông dân nghèo-PCDA”, do nhóm chuyên
gia gồm TS Nguyễn Thị Anh Thu và TS Lê Xuân Định tiến hành từ tháng 8 đến tháng 11
năm 2011.
Báo cáo được trình bày trong 3 phần: Phần I trình bày phương pháp luận sử dụng trong
đánh giá, bao gồm: mục đích và đối tượng đánh giá; cách tiếp cận trong đánh giá; nguồn
cung cấp thông tin; các phương pháp thu thập thông tin; kế hoạch và danh sách chuyên
gia tiến hành đánh giá. Phần II trình bày các kết quả đánh giá lần lượt theo cấu trúc gồm:
các kết quả, ảnh hưởng tích cực; những hạn chế; bình luận chung và đề xuất của người
đánh giá. Phần III là các phụ lục, bao gồm trách nhiệm, nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia;
kế hoạch triển khai; danh mục các tài liệu đã sử dụng; danh sách những người đã gặp để
trao đổi; các nội dung tọa đàm; phiếu điều tra sử dụng cho đánh giá; kết quả xử lý phiếu
điều tra.


 


PHẦN 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ

1.1.

Mục tiêu đánh giá

Mục tiêu phát triển của Hợp phần PCDA là “nhằm đưa tới một thực trạng về chất lượng

môi trường ở các vùng tập trung đông dân nghèo chịu sự kiểm soát có hiệu quả của địa
phương và được duy trì ở mức độ có thể chấp nhận được”. Các mục tiêu trước mắt gồm:
(i) Các kỹ năng, công cụ và hệ thống văn bản kỹ thuật cần thiết được cung cấp từ cấp
trung ương nhằm thực hiện và hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm tại các tỉnh được lựa
chọn; (ii) các sở Tài nguyên và Môi trường tham gia Hợp phần triển khai hiệu quả công
tác kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo; (iii) sinh kế của các cư dân nghèo
ở các khu vực đông dân được cải thiện thông qua việc trình diễn và nhân rộng các mô
hình kiểm soát ô nhiễm. Các dự án trình diễn có vị trí quan trọng trong Hợp phần. Sự can
thiệp thông qua dự án trình diễn để giảm thiểu hay phục hồi các trường hợp môi trường bị
xuống cấp thực sự nghiêm trọng tại các khu nghèo được lựa chọn. Việc đánh giá dự án
trình diễn “Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và bụi tại mỏ than Khánh Hòa” nhằm mục
tiêu:
(a) Xác định các kết quả đã đạt được từ dự án trình diễn theo các tiêu chí phản ánh
mục tiêu của Hợp phần PCDA;
(b) Nhận định tính bền vững và các bài học kinh nghiệm cho việc nhân rộng mô hình
dự án trình diễn trong tỉnh và trong ngành trên phạm vi toàn quốc.
1.2. Phương pháp tiếp cận trong đánh giá

Các kết quả đạt được của dự án trình diễn được đánh giá dựa vào các tiêu chí: những cải
thiện môi trường; xóa đói giảm nghèo; tác động về giới; xây dựng năng lực ở cấp địa
phương; nâng cao nhận thức cộng đồng; tính bền vững và nhân rộng.
Vì lý do thời gian tương đối ngắn kể từ khi hoàn thành Dự án đến lúc đánh giá
nên một số tác động từ Dự án có thể chưa biểu hiện rõ. Tuy nhiên, bất cứ thông tin định
lượng và định tính liên quan đến ảnh hưởng của Dự án về ngắn hạn hay dài hạn đều được
ghi nhận lại trong bản đánh giá. Ngoài ra, nhiều tác động được ghi nhận có thể chịu ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực từ các yếu tố khác ngoài Hợp phần PCDA, do đó trong quá
trình đánh giá ảnh hưởng của Dự án trình diễn, các chuyên gia đã cố gắng nhận dạng


 



nguồn gốc của ảnh hưởng là phát sinh từ dự án trình diễn hay là tổ hợp của các nguồn tác
động khác nhau.
1.3. Nguồn cung cấp thông tin

Nguồn cung cấp thông tin phục vụ cho đánh giá gồm: các báo cáo, văn bản; hình ảnh và
những người có liên quan được lựa chọn. Cụ thể:
-

Nguồn thông tin văn bản: Báo cáo khởi động của PCDA, báo cáo tiến độ của hợp
phần PCDA tại Thái Nguyên; Thiết kế kỹ thuật Thi công công trình xây dựng hệ
thống xử lý ô nhiễm nước thải và bụi tại Mỏ than Khánh Hòa; một số văn bản liên
quan của UBND tỉnh Thái Nguyên.

-

Nguồn thông tin từ tập thể, cá nhân có liên quan: (1) đơn vị chủ đầu tư: Ban Quản
lý dự án trình diễn tại Thái Nguyên; (2) đơn vị trực tiếp thụ hưởng dự án: Ban
Giám đốc mỏ than Khánh Hòa, Trường phòng AT-BHLĐ&MT, Công ty TNHHMTV than Khánh Hòa, những người trực tiếp vận hành công trình xử lý nước và
bụi; những người trực tiếp làm việc tại mỏ than Khánh Hòa (cán bộ và công nhân
lái xe, sàng tuyển, khai thác..); (3) đơn vị quản lý tại địa phương: Sở TN&MT
Thái Nguyên, Chi Cục Bảo vệ Môi trường, Phòng TN&MT huyện Phú Lương; (4)
Ban Quản lý Hợp phần PCDA và nhân viên Văn phòng PCDA.

-

Nguồn thông tin hình ảnh: sử dụng ảnh do nhóm chuyên gia tư vấn chụp và ảnh
do Văn phòng Hợp phần PCDA cung cấp.


1.4. Các phương pháp thu thập thông tin

1.4.1. Tổng quan tài liệu
Các tài liệu sử dụng trong đánh giá bao gồm: các văn bản của hợp phần PCDA, các văn
bản liên quan đến lập lế hoạch, thiết kế kỹ thuật của “dự án xây dựng hệ thống xử lý nước
thải và bụi tại mỏ than Khánh Hòa”; các báo cáo hồ sơ thiết kế dự án, báo cáo kết quả
thực hiện của Ban Quản lý dự án trình diễn thuộc Hợp phần PCDA tại Thái Nguyên; các
tài liệu tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải mỏ Than Khánh
Hòa do Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ cung cấp, tài liệu quan trắc môi trường tại mỏ
trước và sau khi thực hiện dự án. Bên cạnh đó, còn có các tư liệu hình ảnh đã được chụp
trước khi dự án trình diễn tiến hành và sau khi hoàn thành và tại thời điểm đánh giá.
1.4.2. Nghiên cứu thực địa
(i) Tổ chức 3 tọa đàm, thảo luận và lấy thông tin qua phiếu điều tra với đối tượng là
cán bộ quản lý môi trường: (1) Đại diện Ban Quản lý dự án trình diễn tại Thái Nguyên;
Đại diện Lãnh đạo Sở TN&MT, Chi cục Bảo vệ Môi trường Thái Nguyên, nguyên Cán

 


bộ Điều phối của PCDA tại Thái Nguyên; (2) Lãnh đạo và cán bộ Phòng TN-MT huyện
Phú Lương; (3) Ban Giám đốc TNHH-MTV than Khánh Hòa (còn gọi là mỏ than Khánh
Hòa), Cán bộ và nhân viên Phòng AT-BHLĐ&MT, một số công nhân trực tiếp vận hành
công trình xử lý nước và bụi; một số công nhân trực tiếp làm việc tại mỏ than Khánh Hòa
(cán bộ và công nhân lái xe, sàng tuyển, khai thác..). Nội dung tọa đàm xoay quanh các
vấn đề về lý do lựa chọn dự án, quá trình thiết kế, thi công, ý kiến đánh giá về kết quả của
dự án. Các ý kiến trao đổi đã được các chuyên gia ghi chép và ghi âm đầy đủ. Cấu trúc
nội dung thảo luận được trình bày trong Phụ lục 2.
(ii) Lấy thông tin điền phiếu hỏi cá nhân về ý kiến đánh giá của cá nhân đối với mức độ
đạt được kết quả theo đánh giá chủ quan của họ. Những người được hỏi cũng chính là
những người đã tham gia tọa đàm. Sau khi tọa đàm trao đổi, các chuyên gia phát phiếu tại

chỗ và giải thích để họ điền phiếu, sau đó chuyên gia đánh giá trực tiếp thu lại phiếu.
Mẫu phiếu điều tra được trình bày trong Phụ lục 3.
(iii) Đi thăm quan, khảo sát hiện trường, trao đổi với cán bộ kỹ thuật và công nhân vận
hành công trình, chụp ảnh.
(iv) Xử lý phiếu điều tra: tổng số phiếu trả lời là 14 phiếu, trong đó 8 phiếu của cán bộ
quản lý từ Sở TN&MT, phòng TN&MT huyện Phú Lương, Ban Giám đốc và Phòng ATBHLĐ&MT, Công ty TNHH-MTV than Khánh Hòa; 3 phiếu của nhân viên vận hành hệ
thống xử lý nước thải và xử lý bụi; 3 phiếu của đại diện công nhân mỏ từ các bộ phận
công nhân lái xe, sàng tuyển, khai thác. Danh sách những người đã tham gia tọa đàm,
trao đổi và điền phiếu hỏi được trình bày trong phụ lục 4. Kết quả phiếu phỏng vấn được
tổng hợp trong Phụ lục 5.
1.4.3. Thu thập thông tin góp ý
Trên cơ sở phân tích các thông tin tghu thập được, nhóm đánh giá đã viết Dự thảo báo
cáo. Dự thảo báo cáo được gửi cho Ban quản lý Hợp phần, Sở TN&MT Thái Nguyên để
lấy ý kiến đóng góp, bổ sung. Trên cơ sở đóng góp của các thành phần nêu trên, nhóm
chuyên gia đánh giá đã chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo.
1.5.

Tiến độ đánh giá

Theo kế hoạch của Hợp phần, dự án trình diễn tại Than Khánh Hòa được triển khai đánh
giá từ giữa tháng chín năm 2011 đến giữa tháng 12 năm 2011, cụ thể như sau:
TT

Công việc

Thời gian

Các thủ tục ký hợp đồng

10-15/9/2011


Xây dựng phương pháp luận đánh giá

15-30/9/2011

Lập kế hoạch triển khai và Xây dựng khung báo

15-30/10/2011


 


cáo đánh giá
Tổ chức thực hiện khảo sát

1-19/11/2011

Viết Dự thảo báo cáo

20-30/11/2011

Góp ý Dự thảo báo cáo

1-7/12/2011

Hoàn thiện Báo cáo

7- 15/12/2011


Nộp Báo cáo hoàn chỉnh

15/12/2011


 


PHẦN II. THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Giới thiệu về dự án
2.1.1. Lý do lựa chọn mỏ than Khánh Hòa làm dự án trình diễn
Dự án trình diễn này đã được triển khai từ tháng 6/2010 đến tháng 9 năm 2011
được được vào vận hành thử, với tổng kinh phí trên 8 tỷ đồng trong đó PCDA tài trợ
50%, số còn lại là phần đóng góp của doanh nghiệp. Việc lựa chọn Mỏ than Khánh Hòa
để đưa vào dự án trình diễn là do các yếu tố sau đây:
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều mỏ khai thác và từ đó gây ra các nguồn ô nhiễm về
bụi và nước. Mỏ than Khánh Hòa với tên gọi ngày nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên, thuộc Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc-Vinacomin là một trong 4
mỏ than của Thái Nguyên. Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Than Khánh Hoà được
thành lập từ năm 1949. Mỏ nằm trong địa bàn các xã Sơn Cẩm (huyện Phú Lương), xã
An Khánh (huyện Đại Từ), xã Phúc Hà (TP Thái Nguyên). Nhiệm vụ chính của Công ty
là khai thác than và sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ công nghiệp và dân sinh trong và
ngoài tỉnh Thái Nguyên. Công ty Than Khánh Hoà có đội ngũ hơn 1000 cán bộ công
nhân viên, gồm 14 phòng ban và 7 phân xưởng sản xuất. Mỏ Than Khánh Hoà có trữ
lượng khá lớn là loại than gầy và than bán Antraxít. Hàng năm Công ty Than Khánh Hoà
cấp than cho nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn Thái Nguyên  khoảng hơn 400 000 tấn than
cám 5 đến 6a; cấp than cám 3B và 4A cho các nhà máy sản xuất xi măng khoảng: 90 000
tấn đến 100 000 tấn, số còn lại cấp cho thị trường phục vụ công nghiệp địa phương và
dân sinh1. Với sản lượng khai thác ngày càng tăng, vấn đề bụi than và nước thải từ các

moong khai thác đang là vấn đề gây bức xúc về môi trường. Theo kết quả quan trắc môi
trường nước thải những năm qua tại Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa, chỉ tiêu chất
rắn lơ lửng (TSS) vượt TCVN 5945 -1995 (B) nhưng chưa được xử lý. Về môi trường
không khí, mặc dù Công ty đã có hệ thống dập bụi nhưng hiệu quả thấp và đã xuống cấp,
                                                            
1

Nguồn: www.congtycongnghiepmovietbac.com.vn

10 
 


công nghệ xử lý cũ, khả năng dập bụi chỉ dừng ở tầm thấp, chưa dập được bụi trên cao.
Bụi phát sinh trong quá trình tuyển và vận chuyển than đang gây ô nhiễm rất lớn.

Hình 1: Cung đường vận chuyển than và bụi phát tán trong sàng tuyển
Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa nằm liền kề với khu vực dân cư,
đồng thời việc khai thác than liên quan đến môi trường lao động của rất đông công nhân
sàng, tuyển và vận chuyển. Mặt khác, đây cũng là một điểm nóng về môi trường, đã từng
có nhiều bài viết phê phán trên các mặt báo về vấn đề ô nhiễm môi trường, kiện tụng của
dân về bụi than và môi trường cảnh quan của địa phương bị ảnh hưởng bởi hoạt động của
doanh nghiệp. Ngoài ra, đây là mô hình thực hiện sự phối hợp tốt về đầu tư giữa nhà tài
trợ và doanh nghiệp trong xử lý ô nhiễm. Điều nổi bật của doanh nghiệp này là Lãnh đạo
Công ty rất quan tâm đến vấn đề môi trường. Bản thân Công ty cũng đang chuẩn bị thực
hiện một đề án cải tạo phục hồi môi trường: cải tạo lại các phần đã đổ thải, đổ thêm đất
màu lên và trồng cây phủ xanh toàn bộ bãi thải. Để ngăn nước mặt do mưa chảy vào khai
trường, Công ty đã tiến hành đắp đê xung quanh bãi thải, nạo vét suối quanh khai trường
nhằm chống sạt lở và dẫn nước chảy theo các mương thoát ra ngoài biên khai
trường...Đối với hệ thống phun sương, Công ty cũng đã có ý tưởng cải tạo hệ thống cũ,

tuy nhiên còn khó khăn về công nghệ và kinh phí thực hiện. Việc phối hợp với PCDA cải
tạo hệ thống phun sương và xử lý nước thải được Công ty đón nhận với tinh thần mong
đợi và có cam kết cao trong đầu tư đối ứng cũng như bảo đảm duy trì vận hành bền vững
công trình.
2.1.2. Mô tả quy trình xử lý nước thải và bụi than
 
 
 
11 
 


N

B  gi m xung 

C TH I 
CHU TRÌNH X  LÝ N

c th i t  
moong

Dung d ch 
Polime (A101) 
(PL1)

B  khu y tr n 
(BKT)

N


Dung d ch 
Polime (A101) 
(PL1) 

c róc 

B  khu y tr n 
(BKT)

G t bùn (GB) vào các h  
thu và b m lên b  bùn 

N c sau x  lý đ t 
QCVN 24:2009 (B) 

B  bùn 
(BB) 

X  LÝ N

C Đ T TIÊU CHU N PHUN S

NG 

Ph i khô t n thu 
pha vào than 
nguyên khai 
B m lên  
b  x  lý th  c p 

B  sung 
 vôi và phèn  
X  lý n c th  
c p v i quy trình 
l c ng c

B m t i vòi phun 
s ng 

Vòi phun s ng  
Khu sàng tuy n 

Vòi phun s ng trên 
đ ng v n chuy n 

Sơ đồ 1. Sơ đồ công nghệ xử lý ô nhiễm nước thải và bụi mỏ than Khánh Hòa

12 
 


Hình 2. Nước thải từ các moong khai thác
Nước từ moong khai thác được bơm lên bể giảm xung tại mặt bằng cốt +29,80. Nước từ
bể giảm xung tự chảy theo đường cống bê tông về bể khuấy trộn của hệ thống xử lý nước
thải sơ cấp tại mặt bằng cốt +28,00. Nước thải tại bể khuấy trộn được cấp định lượng hóa
chất trợ lắng để tăng hiệu suất lắng của các hạt cặn lơ lửng trong nước, giúp rút ngắn thời
gian lắng cặn và làm trong nước. Nước và hóa chất trong bể khuấy trộn được hòa trộn bởi
thiết bị khuấy cơ khí trước khi tự chảy về bể lắng theo đường rãnh dẫn nước. Tại bể lắng,
nước đã được bổ sung chất trợ lắng sẽ thực hiện quy trình lắng cặn.


Hình 3. Khu xử nước thải từ sơ cấp, bể chứa bùn và bể khuấy
13 
 


Hóa chất được pha trong hai thùng pha hóa chất đặt tại nhà điều khiển, việc khuấy hóa
chất được thực hiện bởi thiết bị khuấy cơ giới đặt trong thùng pha. Lượng hóa chất sẽ
được định lượng theo thực tế tính chất nước thải của mỏ. Hiện nay mỗi ngày dùng 100kg
hóa chất keo tụ polymer. Nước dùng để pha hóa chất là nước tái sử dụng của hệ thống xử
lý nước thải.
Bùn cặn trong bể lắng được thu gom về 4 rốn thu bùn tại đầu bể lắng bằng thiết bị gạt
bùn cơ giới. Thiết bị gạt bùn chuyển động với vận tốc chậm nên không gây ảnh hưởng
nhiều tới dòng chảy tự nhiên của nước thải trong bể lắng. Bùn tại rốn thu bùn được bơm
định kỳ về bể chứa bùn bởi 4 bơm bùn đặt chìm trong mỗi rốn thu. Bể chứa bùn gồm 3
ngăn công tác sẽ được luân phiên hoạt động nhằm đảm bảo bùn có thời gian róc nước
trước khi được tận thu hòa với than nguyên khai.
Nước sau khi qua bể lắng tuy đã đạt quy chuẩn cho phép xả ra môi trường xung quanh
nhưng nếu không tiếp tục được xử lý thứ cấp, chất lượng nước không đảm bảo sử dụng
cho mục đích phun sương dập bụi, sẽ gây tắc vòi phun sương.

14 
 


Hình 4: Bổ sung vôi và phèn trong xử lý thứ cấp

Hình5: Bể lọc ngược trong xử lý thứ cấp trước khi bơm tới các vòi phun sương
Nước đã qua xử lý sơ cấp sẽ tiếp tục được bơm sang chu trình xử lý thứ cấp, được khuấy
bổ sung vôi và phèn và tiếp tục xử lý qua quá trình lọc ngược. Sau quá trình xử lý thứ
cấp, nước đã đạt tiêu chuẩn để bơm đến các đầu phun sương dập bụi trên chiều dài 1,5

km của khu vực sàng tuyển và đường vận chuyển. Chu trình khép kín xử lý ô nhiễm nước
thải moong mỏ, tái sử dụng khép kín cho phun sương dập bụi đã được hoàn tất.

Hình 6. Vòi phun sương khu vực sàng tuyển
15 
 


2.2. Kết quả đánh giá dự án
2.2.1. Những kết quả tích cực
a) Mục tiêu cải thiện môi trường
Trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước thải từ các moong khai thác không
được xử lý, đưa qua hồ lắng tự nhiên và xả trực tiếp ra dòng chảy mặt là các con suối
trong khu vực với hàm lượng chất rắn lơ lửng rất lớn. Điều này thể hiện ở khối lượng tới
500 m3 bùn cặn thu hồi từ quá trình xử lý sơ bộ nước thải moong khai thác. Chất lượng
nước như vậy, nếu không được xử lý chắc chắn gây ảnh hưởng xấu tới sông, suối, cản trở
khả năng hấp thu ánh sáng và các tác động sinh thái bất lợi khác đối với các thủy vực
xung quanh mỏ.

Hình 7: Bùn cặn thu hồi từ quá trình xử lý sơ bộ nước thải moong khai thác
Sau khi đưa vào ứng dụng quy trình tuần hoàn xử lý ô nhiễm nước kết hợp phun sương
dập bụi, thì các vấn đề về xử lý ô nhiễm nước khai thác mỏ đã được xử lý triệt để bằng
quy trình bể lắng kết hợp bổ sung chất keo tụ.
Trước đây, công nghệ xử lý chỉ dập bụi cục bộ, dọc đường và xung quanh chưa thực hiện
chống bụi và nguy cơ khuếch tán ra môi trường xung quanh. Kết quả của dây chuyền xử
lý mới là nước sau xử lý sơ cấp được tiếp tục xử lý thứ cấp bằng công nghệ lọc ngược để
đạt được chất lượng cao và dùng làm nguồn cấp cho hệ thống phun sương dập bụi, giải
quyết một cách hiệu quả vấn đề bụi trong giai đoạn sàng tuyển, vận chuyển. Hiệu quả xử
lý bụi bằng biện pháp phun sương vượt trội so với biện pháp tưới nước bằng xe bồn bởi
đặc tính phun sương hạt nhỏ tạo điều kiện dập bụi triệt để và tiết kiệm cho khoảng 1,5km

chiều dài, tạo điều kiện tăng cường xe máy cho các khu vực khác.
Nhờ có hệ thống xử lý nước và dập bụi phun sương, Công ty Than Khánh Hòa cũng đã
chấm dứt được tình trạng khiếu kiện của dân trước đây chủ yếu liên quan đến bụi và bãi
16 
 


thải than, giảm được áp lực do môi trường gây ra. Không phun sương, bụi tầm nhìn bị
ảnh hưởng. Nếu không có phu sương rất nguy hiểm sức khỏe như bệnh về phổi đối với lái
xe và công nhân sàng tuyển. Nguy cơ tai nạn do bụi trong vận hành sản xuất là cao.
Lường trước và ảnh hưởng đến năng xuất, tốc độ chậm ca kéo dài do giãn cách và giảm
tốc độ giữa các xe chở than. Nếu sương mù kết hợp cả bụi thì kể cả đèn vàng cũng không
chạy xe được.
Qua khảo sát ý kiến của các nhà quản lý, công nhân vận hành hệ thống xử lý, công nhân
mỏ cho thấy có tới 13/14 người được tham khảo cho rằng dự án đã cải thiện đáng kể chất
lượng nước thải từ các moong khai thác. 9/14 ý kiến cho rằng đã có cải thiện rõ rệt chất
lượng nước mặt trong khu Mỏ. 14/14 ý kiến đều thống nhất hiệu quả đáng kể và rõ rệt
ciảm bụi trong quá trình sàng tuyển và vận chuyển than.
Hiệu quả về cải thiện môi trường được thể hiện ở kết quả quan trắc môi trường mỏ than
Khánh Hòa sau khi dự án cải thiện môi trường đã đi vào hoạt động về chất lượng nước
thải khu vực sản xuất, nước mặt và không khí.
Kết quả quan trắc nước thải moong khai thác

Kết quả phân tích mẫu quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trưởng, Chi
cục Môi trường Thái Nguyên tại điểm NT-8.14-1-1: Hố thu gom nước thải dưới lòng
moong khai thác và NT-8.14-1-2: Tại cửa xả sau xử lý sơ cấp như sau:
Bảng 1 . Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của mỏ than Khánh Hòa
STT

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Tên tiêu
chí

pH
BOD5
COD
TSS
As
Cd
Pb
Cr
Cu
Zn
Mn
Fe

S2
Phenol
Dầu mỡ

Đơn vị

Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l

Kết quả
NT-8-141-1
7,5
9,1
21,1
11,2
0,005
0,0005
0,005

0,005
0,005
0,10
0,153
0,3
0,04
0,001
0,1
17 

 

QCVN 24:2009/BTNMT
(B)

NT-8.14-1-2
7,7
7,3
16,5
21,9
0,005
0,0008
0,005
0,005
0,005
0,217
0,1
0,3
0,04
0,001

0,1

5,5-9
50
100
100
0,1
0,01
0,5
2
3
3
0,5
0,5
5


16

Coliform

MNP/100 ml

4200

3800

5000

Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong nước thải cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới

hạn cho phép của QCVN 24:2009/BTNMT(B).
Kết quả quan trắc nước mặt khu vực mỏ than Khánh Hòa
Bảng 2 . Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực mỏ than Khánh Hòa
STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

pH
BOD5
COD
TSS

As
Cd
Pb
Cr
Cu
Zn
Mn
Fe
S2Phenol
Dầu mỡ
Coliform

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Kết quả
NM-8.14.1-1 NM-8.14.1-2

7,6
4,8
22,7
20,8
<0,005
0,0009
<0,005
<0,005
0,006
<0,05
<0,167
0,827
<0,04
<0,001
<0,1
3700

7,6
7,1
16,2
32,5
<0,005
0,001
<0,005
<0,005
0,006
0,151
<0,1
1,198
<0,04

<0,001
<0,1
8200

QCVN
08:2008/BTNMT
(B1)
5,5-9
15
30
50
0,05
0,01
0,05
0,5
1,5
1,5
0,01
0,1
7500

Chú thích: NM-814-1-1: Trên suối Tân Long, trước điểm tiếp nhận nước thải của mỏ 150
m về phía thượng lưu; NM-814-1-2:Trên suối Tân Long, sau điểm tiếp nhận nước thải
của mỏ 100 m về phía hạ lưu.
Kết quả phân tích nước mặt cho thấy mẫu nước NM-814-1-2 có chỉ tiêu coliform vượt
quá giới hạn cho phép trong 08:2008/BTNMT (B1) là 1,09 lần, các chỉ tiêu còn lại đều
nằm trong giới hạn cho phép.
Kết quả quan trắc chất lượng không khí mỏ than Khánh Hòa
Bảng 3. Kết quả đo đạc phân tích chỉ tiêu khí độc hại, bụi và ồn trong khu vực sản
xuất

ST
T

Tiêu
chí

Đơn vị

Kết quả
KK8.

KK8.

KK8.

KK8.1

18 
 

KK8.

3733/2002
/QĐ-BYT
KK8.1

KK8.1

KK8.1


KK8.1


14-1-1
64,8
0,01
2

14-1-2
68,7
0,01
2

14-1-3
74,5
0,01
2

4-1-4
62,7
0,01
2

14-1-5
65,5
0,01
2

4-1-6
74,4

0,01
2

4-1-7
63,8
0,01
2

4-1-8
81,3
0,01
2

4-1-9
62,3
0,01
2

Mg/m3
Mg/m3

0,052

0,054

0,059

0,056

0,054


0,054

0,059

0,061

0,056

0,02

0,02

0,02

0,02

0,02

0,02

0,02

0,02

0,02

6

6


6

6

6

6

6

6

6

Mg/m3
Mg/m3

2
1,22


1,21

2
0,85

2
1,12


2
1,24

2
0,78


2,17


3,3

2
2,26

1
2

Ồn
H2S

dBA
Mg/m3

3
4

NO2
SO2


5
6

CO
Bụi

Ghi chú:
KK-8.14-1-1: Khu vực bãi thải
KK-8.14-1-2: Tại khu vực mặt bằng của lò khai thác hầm lò
KK-8.14-1-3: Khu vực phía Tây moong khai thác lộ thiên
KK-8.14-1-4: Khu vực phía Bắc moong khai thác lộ thiên
KK-8.14-1-5: Khu vực phía Đông moong khai thác lộ thiên
KK-8.14-1-6: Khu vực lòng moong khai thác lộ thiên
KK-8.14-1-7: Phía Đông khu vực sàng tuyển
KK-8.14-1-8: Tại khu vực nghiền sàng than
KK-8.14-1-9: Khu vực phía Nam moong khai thác lộ thiên

Kết quả đo đạc phân tích chỉ tiêu khí độc hại, bụi và ồn trong khu vực sản xuất cho thấy
các chỉ số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của quy định 3733/2002/QQĐBYT: Quy định nồng độ các chất độc hại trong môi trường lao động của lao động của Bộ
Y tế.
b) Mục tiêu xóa đói giảm nghèo
Kết quả đạt được từ dự án trình diễn về mặt lợi ích kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện mức
sống của người lao động được thể hiện ở khía cạnh giảm chi phí điều trị bệnh, chăm sóc
sức khỏe của người lao động tại Công ty, tăng năng suất lao động sàng tuyển và vận
chuyển than, tiết kiệm nước sử dụng để phun than và tạo việc làm cho một số công nhân
vận hành công trình xử lý nước thải và dập bụi. Theo số liệu điều tra của nhóm chuyên
gia, có 10/14 ý kiến trả lời cho rằng dự án có tác động rất đáng kể đến gia tăng hiệu quả
sản xuất nhờ nước thải khai thác than được xử lý; 9/14 ý kiến cho là có tác động đáng kể
đến tiết kiệm thời gian cho việc xử lý bụi trong Mỏ và có thể tiết kiệm tiền cho người lao
động nhờ giảm hoặc không bị bệnh do môi trường, 10/14 ý kiến trả lời cho là có tác động

đáng kể đến cải thiện cảnh quan môi trường
Lợi ích kinh tế rõ nét nhất từ công trình xử lý dập bụi đó là tăng năng suất lao động vận
chuyển than, tiết kiệm nước sử dụng để dập bụi và than thu hồi từ bể lắng. Nhờ sử dụng
hệ thống phun sương trên các cung đường vận chuyển than, bụi than đã lắng xuống đất,
không khí không bị bụi mờ, xe chạy an toàn hơn và tốc độ nhanh hơn. Theo ý kiến của
các công nhân điều khiển xe vận chuyển than, nếu một xe vận chuyển trên cung đường
2,2 km, trong điều kiện không khí trong, không bị bụi than, thì mỗi ngày có thể chạy
19 
 

85

15
10
10
40
4


được 17-18 chuyến. Nhưng nếu không dập bụi than, đường bụi, tầm nhìn lái xe hạn chế,
thì mỗi ngày 1 xe chỉ có thể chạy được 15 chuyến xe.
Việc tiết kiệm nước nhờ tái sử dụng nước đã qua xử lý để phun sương và sử dụng hệ
thống cột ống phun sương thay cho xe phun cũng được coi là đáng kể. Nếu không phun
sương, trung bình mỗi ngày Công ty phải sử dụng 32 chuyến xe phun nước, chi phí cho
mỗi chuyến, theo sơ bộ tính toán của Lãnh đạo Công ty, khoảng 160.000 đồng (chưa kể
tiền công). Như vậy, mỗi ngày Công ty đã tiết kiệm được khoảng 5 triệu tiền chi phí chạy
xe phun nước. Các xe phun nước được sử dụng cho cung đường khác, nơi không lắp đặt
hệ thống phun sương.
Còn nhờ tận dụng than từ bể lắng cũng đem lại lợi ích kinh tế rõ ràng. Theo tính toán sơ
bộ của Lãnh đạo Công ty, sau gần 3 tháng vận hành, Công ty đã tận thu được 500 m3 than

để trộn với than sàng tuyển hoặc với bùn để làm than nhiên liệu. Mỗi khối than này trị giá
100.000 đồng. Với nguồn kinh phí thu được này, Công ty có thể trang trải chi phí điện để
vận hành công trình xử lý.
Một lợi ích kinh tế xã hội khác của dự án trình diễn đó là tạo việc làm cho người lao
động. Công trình đi vào vận hành đã tạo ra 10 vị trí làm việc cho công nhân vận hành,
trong đó có 8 nữ. Số này được đào tạo và phân ca vận hành. Thu nhập của họ bằng hoặc
cao hơn so với công việc sàng, tuyển trước đây, nhưng họ phát huy được nghề đã được
đào tạo và môi trường làm việc cũng đỡ nặng nhọc hơn.
Mặc dù mới đi vào vận hành 3 tháng chưa đủ thời gian để tính toán, đo lường lợi ích kinh
tế do cải thiện về sức khỏe của người lao động mang lại, song theo nhận định của Lãnh
đạo và công nhân của Công ty mà nhóm chuyên gia đánh giá đã trao đổi, với môi trường
làm việc được cải thiện, thì bệnh phổi của công nhân chắc chắn sẽ giảm. Trên thực tế,
mấy năm gần đây, cán bộ công nhân Công ty đều được khám sức khỏe định kỳ, những
kết quả tích cực về sức khỏe gắn chặt với sự quan tâm đến môi trường làm việc của họ.
Cụ thể là, trước đây, Công ty đã áp dụng hệ thống phun sương bằng ống nhựa tại các
điểm sàng tuyển, mặc dù quy mô phun nhỏ, cốt thấp nhưng cũng đã cải tiến môi trường
và kết quả khám sức khỏe của bộ phận công nhân sàng, tuyển cho thấy bệnh bụi phổi đã
giảm đi. Nay, với hệ thống phun sương do PCDA hỗ trợ, vừa có cốt cao hơn, vừa trải trên
quãng đường dài, nên diện phun được mở rộng hơn rất nhiều. Điều này sẽ giúp cho môi
trường làm việc và môi trường của các hộ xung quanh mỏ được cải thiện, sức khỏe của
họ, nhờ đó cũng khả quan hơn. Hơn nữa, với nước phun sương giọt li ti luôn đảm bảo độ
ẩm trong môi trường ở khu vực sàng tuyển, vận chuyển, do đó cũng góp phần đảm bảo
độ ẩm của than, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của than và cũng là giữ cho than không bị
hao hụt về trọng lượng.
c) Mục tiêu tác động về giới
20 
 


Kết quả tác động về giới của dự án trình diễn Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa

được thể hiện trong khía cạnh cải thiện môi trường làm việc cho nam và nữ giới cũng như
tạo việc làm cho họ và trong khía cạnh tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức cho
nam giới và phụ nữ.
Công trình xử lý bụi và nước thải mỏ than Khánh Hòa tập trung tại cung đường vận
chuyển từ moong đến kho bãi và qua 2 đơn vị sàng tuyển than. Trên cung đường này, đội
vận chuyển toàn bộ là nam giới. Lợi ích đem lại cho nam giới ở đây là tạo điều kiện để
nâng cao năng suất vận chuyển nhờ cải thiện tầm nhìn do không có bụi mù, che khuất
tầm nhìn của
Ý kiến của ông Bùi Quang Hải, công nhân lái xe tải
lái xe. Còn
Không phun sương, bụi làm tầm nhìn bị ảnh hưởng. Nếu không có phun
môi
trường
sương rất nguy hiểm sức khỏe, bệnh về phổi. Nguy cơ tai nạn do bụi trong
không khí ít
anh toàn và vận hành sản xuất là cao và ảnh hưởng đến năng suất, tốc độ
ảnh hưởng đến chậm, ca vận chuyển kéo dài do giãn cách và giảm tốc độ. Nếu bụi ít thì tầm
sức khỏe của quan sát tốt, tốc độ xe chạy cao. Còn khi trời mù kết hợp cả bụi thì kể cả đèn
nam lái xe, bởi vàng cũng không chạy được.
họ ngồi trong
cabin kín có điều hòa. Song môi trường không khí lại ảnh hưởng đến công nhân 2 đơn vị
sàng tuyển, gồm 200 người, trong đó trên 60% là nữ. Như vậy, với việc cải thiện môi
trường bụi, sức khỏe của công nhân sàng tuyển được cải thiện mà trong đó nữ chiếm tỷ lệ
cao.
Sự xuất hiện của công trình đã đem lại việc làm cho 8 nữ và 2 nam. Đây cũng là một cải
thiện đem lại lợi ích việc làm và thu nhập cho phụ nữ, mà chủ yếu là các công nhân nữ trẻ
tuổi, đã được đào tạo trung cấp nghề như cơ điện, điện. Với việc vận hành công trình,
kiến thức của họ có điều kiện để phát huy. Đồng thời, qua vận hành, họ đã được tăng
cường năng lực, bổ túc kiến thức về môi trường và vận hành công trình xử lý về môi
trường.

Việc xây dựng đề xuất, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án trình diễn đã giúp cho các
cán bộ nam và nữ các cấp được tăng cường năng lực về mặt quản lý dự án môi trường,
đặc biệt là cán bộ nữ. Ở cấp tỉnh, Ban quản lý dự án trình diễn gồm 4 người trong đó có 3
nam (Phó chủ tịch Tỉnh - Trưởng ban, GĐ Sở TN&MT - Phó ban, Đại diện đơn vị hưởng
lợi - ủy viên và và một nữ (cán bộ CCBVMT - kế toán). Cán bộ Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Phú Lương có 2 cán bộ liên quan đến công trình xử lý tại mỏ than
Khánh Hòa đều là nữ, trong đó 1 là Phó trưởng phòng và 1 chuyên viên phụ trách môi
trường. Đối với doanh nghiệp, nam giới lại là đối tượng được thụ hưởng nhiều về mặt
tăng cường năng lực quản lý dự án, Lãnh đạo Công ty, Trưởng phòng An toàn và vệ sinh
môi trường, cán bộ môi trường của Công ty đều là nam giới. Ngoài ra, cán bộ Lãnh đạo
khác của Sở và CCBVMT, cán bộ điều phối của PCDA tại Thái Nguyên là nữ mà qua
21 
 


hoạt động cửa dự án trình diễn cũng đã trưởng thành về mặt quản lý dự án đầu tư và tổ
chức các sự kiện, kể cả xây dựng các mối quan hệ với các bên liên quan
d) Mục tiêu xây dựng năng lực và nhận thức cộng đồng
Xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức là những kết quả khá nổi bật của dự án trình
diễn mỏ than Khánh Hòa. Tăng cường năng lực mà dự án này đem lại thể hiện trong năng
lực quản lý dự án đầu tư, năng lực vận hành hệ thống xử lý môi trường trong ngành than,
một lĩnh vực công nghiệp mà bụi phát tán nhiều và trên diện rộng, năng lực quan trắc môi
trường và phân tích kết quả quan trắc và năng lực phối hợp với các bên liên quan trong
quản lý nhà nước về môi trường.
(i) Đối với cơ quan chức năng địa phương
Như đã trình bày ở mục c, các cán bộ có liên quan đến quản lý dự án trình diễn gồm
nhiều tập thể cán bộ quản lý từ cấp tỉnh – huyện – doanh nghiệp. Theo ý kiến của Lãnh
đạo Sở TN&MT, Ban quản lý dự án trình diễn và đặc biệt là các cán bộ của Chi cục
BVMT, đơn vị giúp cho Ban quản lý tổ chức xây dựng và triển khai dự án đã được trải
nghiệm các công việc của việc lập và xét duyệt dự án đầu tư. Sở Tài nguyên và Môi

trường Thái Nguyên là đơn vị chức năng trực tiếp tham gia vào dự án trình diễn với tư
cách là chủ dự án và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, hướng dẫn và phối hợp
với doanh nghiệp trong triển khai dự án.
Qua dự án, Sở TN&MT đã được tăng cường năng lực về lập hồ sơ đấu thầu dự án đầu tư
từ nguồn vốn ODA, tích lũy được thêm kinh nghiệm về thủ tục và các quy trình cũng như
kỹ thuật triển khai việc đấu thầu; hiểu biết thêm về quản lý tài chính của dự án; học từ
chuyên gia cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện trong giải quyết, xử lý vấn đề môi trường; có
được kinh nghiệm lựa chọn dự án trình diễn, chọn điểm để triển khai nhưng đích của nó
không chỉ để giải quyết vấn đề nóng tại chỗ mà giải quyết các vấn đề chung (của cả
ngành khai khoáng và của chung địa bàn); kiến thức về quản lý môi trường, quản lý chất
thải trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng của các cán bộ CCBVMT cũng đã được tăng
lên.
Năng lực về sử dụng hệ thống chuyên gia đã được cải thiện rất rõ ràng. Hiện nay, Sở có
được các thông tin và mối quan hệ với nhiều đơn vị tư vấn, thiết kế trong lĩnh vực môi
trường, qua đó có thể đưa ra các lựa chọn trong việc chọn tuyển hoặc xét tuyển đơn vị, cá
nhân tham gia đấu thầu hay chọn thầu.
Bên cạnh đó, đã tăng cường được năng lực phối hợp với các cấp từ Sở TN&MT – Phòng
TN&MT huyện Phú Lương và Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa. Qua đó, mối quan
hệ cộng tác trong quản lý nhà nước giữa Sở TN&MT và doanh nghiệp càng trở nên thuận
lợi hơn bởi có sự chia sẻ của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đối với doanh
22 
 


nghiệp và sự tin tưởng của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước. Qua dự án
trình diễn, việc trao đổi công tác BVMT giữa Sở TN&MT với doanh nghiệp than Khánh
Hòa cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành khai thác không còn là hình thức, hay
đối phó vì mệnh lệnh hành chính mà là mối quan hệ chia sẻ trách nhiệm và cam kết thực
thi các quy định về quản lý môi trường.
Năng lực lập kế hoạch, xây dựng các chương trình quản lý môi trường của Sở được Lãnh

đạo Sở đánh giá là nổi bật. Hiện nay, Sở đã xây dựng xong đề án Bảo vệ môi trường giai
đoạn 2011 - 2015 của tỉnh", đề án “Khắc phục ô nhiễm môi trường trong các khu vực
khai thác, chế biến khoáng sản địa bàn tỉnh Thái Nguyên” và đã được phê duyệt; xây
dựng đề án cải thiện và BVMT nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Thái Nguyên. Đề án
này hiện đang được hoàn thiện để trình phê duyệt. Bên cạnh đó, Sở cũng đã lập đề án
“Kế hoạch hành động đa dạng sinh học giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến 2025”
của tỉnh.
Thông qua các hoạt động tập huấn, thực hành trong đó có cả hoạt động của dự án trình
diễn, năng lực quan trắc của cán bộ Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường Thái
Nguyên đã được nâng lên nhiều. Việc sử dụng thiết bị của cán bộ được đánh giá là thành
thạo, các thiết bị được khai thác 100% công suất. Từ năm 2008 đến nay, Sở đã triển khai
các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho Trung tâm thông qua dự án “Nâng cao
năng lực KSÔN môi trường Thái Nguyên với kinh phí 30 tỷ đồng, trong đó nguồn của Bộ
TN&MT là 10 tỷ đồng và Tỉnh là 20 tỷ đồng. Trung tâm có 50 cán bộ nhân viên và là nơi
hỗ trợ đào tạo thông qua đón nhận và hướng dẫn sinh viên thực tập. Hàng năm, Trung
tâm đón nhận từ 50-70 sinh viên đến thực tập.
Số liệu điều tra của nhóm chuyên gia đánh giá cho kết quả như sau: 7/8 ý kiến trả lời đều
cho là dự án có tác động đáng kể đến nâng cao năng lực của cán bộ quản lý môi trường ở
địa phương trong thiết kế/lập kế hoạch một dự án môi trường ở cơ quan/địa phương, khả
năng điều hành và phối hợp tốt hơn về các vấn đề môi trường giữa các nhà quản lý và các
đối tác, năng lực tốt hơn về các thủ tục đấu thầu dự án môi trường của cơ quan/địa
phương, giúp cho năng lực tốt hơn về giám sát dự án môi trường của cơ quan/địa phương.
(ii) Đối với doanh nghiệp
Các đối tượng được nâng cao năng lực từ dự án trình diễn khá đa dạng: từ Lãnh đạo Công
ty – cán bộ quản lý an toàn và vệ sinh môi trường, cán bộ chuyên trách về môi trường,
công nhân vận hành công trình, cán bộ trưởng các bộ phận kỹ thuật có liên quan. Các
kiến thức và kỹ năng thu được từ dự án trình diễn gồm: kiến thức và kỹ năng xử lý chất
thải từ hoạt động khai thác than, kiến thức và kỹ năng giám sát thi công công trình xử lý
nước thải và bụi thải; kỹ năng vận hành công trình xử lý nước thải và bụi thải; một số kỹ
năng quan trắc hiện trường. Đối với Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa, dự án trình

diễn này là một công trình xử lý nước thải và bụi thải liên hoàn, công nghệ xa lạ đối với
23 
 


cán bộ kỹ thuật của Công ty. Sau khi hoàn thành khâu xây dựng công trình, cán bộ kỹ
thuật về môi trường của Công ty và 8 công nhân vận hành đã được tập huấn 1 tuần về kỹ
thuật xử lý nước thải, bụi thải và cách thức vận hành hệ thống xử lý. Cách thức tập huấn
vừa kết hợp phổ biến kiến thức vừa hướng dẫn tại chỗ. Họ được hướng dẫn chi tiết về
việc sử dụng các loại hóa chất, quy trình làm
keo tụ các chất lơ lửng. Hiện nay, các công
nhân vận hành tương đối thuần thạo công
trình. Họ không chỉ vận hành theo hướng dẫn
của nhà thiết kế, thi công công trình mà còn
đưa ra ý tưởng để cải tiến đáy thùng pha chất
tạo lắng cho phù hợp hơn với thực tế vận
hành. Nhà thiết kế chỉ làm có 1 đáy thùng
lắng, họ đã phát hiện là, do có 1 đáy, khi tháo
cặn ra để thau là rất khó, nếu làm 2 đáy sẽ dễ
dàng hơn rất nhiều. Qua quá trình vận hành,
cán bộ kỹ thuật môi trường của Công ty, là
cán bộ mới ra trường, đã học hỏi được nhiều
và dần làm quen với công việc kỹ thuật môi
trường của Công ty.

Ý kiến của Nguyễn An Ninh, cán bộ môi
trường, Công ty TNHH MTV than
Khánh Hòa
Bản thân tôi là cán bộ mới ra trường, về
làm việc tại Công ty từ năm 2010. Kinh

nghiệm về thực tiễn còn rất ít. Song do
yêu cầu công việc, tôi đã được giao
giám sát dự án, từ khâu thi công cho
đến khi đưa vào sử dụng. Qua đó, tôi đã
học hỏi được nhiều, kinh nghiệm giám
sát được nâng lên. Ngoài ra, tôi còn
được học hỏi về xử lý nước thải trong
điều kiện thực tế của Công ty. Điều này
giúp tôi thực hiện công tác quản lý môi
trường sau này đỡ lúng túng.

Tuy nhiên, do công trình xử lý này là mới mẻ,
hơn nữa nhà thiết kế và thi công cũng chưa có
được hướng dẫn cụ thể về nồng độ hóa chất pha vào bể xử lý đối với các tình huống cụ
thể khi nước thải có nồng độ các chất thải khác nhau hay màu khác nhau, do đó, bản thân
các công nhân vận hành chưa thật sự tự tin về xử lý hóa chất trong quá trình tạo lắng.

Cùng với hoạt động tập huấn hướng dẫn vận hành công trình cho công nhân vận hành
công trình do nhà thiết kế và thi công cung cấp, phía Tập đoàn than Khoáng sản Việt Bắc
cũng đã hỗ trợ khóa tập huấn 1 tuần (chia 2 ca) cho 30 cán bộ bộ kỹ thuật phòng An toàn
và vệ sinh môi trường, cán bộ kỹ thuật khác có liên quan và công nhân vận hành về quy
trình vận hành của hệ thống xử lý bụi và nước thải của toàn Công ty. Với hỗ trợ đào tạo
này, không chỉ cán bộ quản lý và công nhân vận hành được trang bị kiến thức, kỹ năng
mà các cán bộ kỹ thuật khác cũng sẽ có hiểu biết và kỹ năng xử lý để hỗ trợ trong các
khâu của quá trình vận hành. Kết quả điều tra cho thấy 3/3 ý kiến trả lời đều cho rằng dự
án có tác động đáng kể đến kỹ năng tốt hơn về xử lý bụi trong tuyển than, 2/3 ý kiến cho
rằng có tác động đáng kể đến kỹ năng xử lý nước thải, bụi trong vận chuyển than.
(iii) Nâng cao nhận thức

24 

 


Điểm thuận lợi của dự án trình diễn này là cán bộ lãnh đạo của Công ty đã có ý thức cao
về bảo vệ môi trường cũng như an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên. Trước đó,
họ cũng đã tiến hành phun nước bằng hệ thống xe phun và một số ống nhựa cốt thấp để
giảm bụi. Khi có dự án trình diễn, với công nghệ phun sương đồng bộ, cốt cao và trải dài
2,2 km, Lãnh đạo Công ty đã sẵn sàng đưa vốn đối ứng 50% của doanh nghiệp để xây
dựng hệ thống xử lý. Việc chính doanh nghiệp cùng đầu tư đã làm cho ý thức quản lý
công trình của họ cao hơn bởi đây cũng là xuất phát từ nhu cầu cấp bách của doanh
nghiệp và có vốn của doanh nghiệp.
Từ phía Sở TN&MT, Ban quản lý dự án đã giới thiệu, quảng bá mô hình này trên chuyên
mục "Môi trường và Cuộc sống" của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, phát sóng mỗi
tháng phát một lần; làm văn bản thông báo các thông tin về dự án và đầu mối liên hệ đến
tất cả các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh để tham khảo và xây
dựng các công trình BVMT trong quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Trong tương
lai, sau khi khánh thành công trình, Sở TN&MT sẽ có kế hoạch đưa tin về dự án trình
diễn trên trang web của Sở. Qua đó, kinh nghiệm và tác dụng bảo vệ môi trường từ dự án
trình diễn sẽ được chia sẻ với nhiều đối tác nhất là các công ty khai thác mỏ.
Tác động của dự án trình diễn đến nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đã được cơ
quan quản lý nhà nước (Sở TN&MT), lãnh đạo, công nhân mỏ than đánh giá cao. Theo
kết quả điều tra của nhóm chuyên gia, có 14/14 ý kiến trả lời cho rằng dự án có tác động
rất đáng kể đến nâng cao nhận thức về BVMT của lãnh đạo mỏ, 13/14 ý kiến cho rằng có
tác động đáng kể đến nâng cao nhận thức về BVMT của cán bộ công nhân mỏ và cộng
đồng địa phương xung quanh mỏ.
e) Mục tiêu nhân rộng
Tỉnh Thái Nguyên có trên 100 đơn vị khai thác mỏ đang hoạt động. Dự án trình diễn
“Xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm nước thải và bụi tại mỏ than Khánh Hòa” đã đáp ứng
được nhu cầu bức xúc về công nghệ xử lý, cơ hội nhân rộng lớn để nhiều đơn vị có thể
học hỏi. Sở TN&MT đã xây dựng đề án cải thiện và bảo vệ môi trường trong hoạt động

khai thác khoáng sản với 50 danh mục các chương trình dự án.
Sở TN&MT Thái Nguyên, PCDA Thái Nguyên đã tích cực thúc đẩy mục tiêu nhân rộng
của dự án. Sở đã phối hợp cùng Mỏ than Khánh Hòa tổ chức hội thảo giới thiệu chi tiết
về mô hình trình diễn, lấy ý kiến của các đơn vị khai thác khoáng sản để phổ biến nhân
rộng… Khoảng 100 đơn vị khai thác, các cơ quan quản lý các cấp đã được mời tham gia
hội thảo giới thiệu này. Đồng thời, Sở TN&MT cũng đã và sẽ truyền thông rộng rãi về dự
án trên các phương tiện thông tin đại chúng như đã nêu ở mục mục tiêu nâng cao nhận
thức. Theo Phòng TN&MT Huyện Phú Lương, các mỏ khác trên địa bàn như khai thác

25 
 


×