Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu mức độ tồn dư một số kháng sinh, hormone trong thức ăn và sản phẩm chăn nuôi trên thị trường thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ THƯƠNG CHI

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TỒN DƯ MỘT SỐ
KHÁNG SINH, HORMONE TRONG THỨC ĂN VÀ
SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TRÊN THỊ TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ THƯƠNG CHI

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TỒN DƯ MỘT SỐ
KHÁNG SINH, HORMONE TRONG THỨC ĂN VÀ
SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TRÊN THỊ TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số ngành: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. NGUYÊN DUY HOAN


THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả

Đỗ Thị Thương Chi


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
tập thể cán bộ Ban quản lý dự án LIFSAP Hà Nội đã luôn động viên tinh
thần, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS:
Nguyễn Duy Hoan, Giám đốc Trung tâm học liệu, Trưởng khoa Đào tạo Quốc
Tế Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cán bộ Chi cục Thú
y Hà Nội, cán bộ các Trạm Thú y: Thường Tín, Thanh Oai…; cán bộ Trung
tâm kiểm tra vệ sinh Thú y TWI đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo khoa Chăn nuôi Thú y; Phòng đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ tôi nâng cao năng lực nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chia sẻ sự thành công với bố mẹ, chồng, anh em trong gia đình
và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, đóng góp những ý kiến quý giá cho tôi
hoàn thành chương trình học tập và bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 8/9/2017
Đỗ Thị Thương Chi


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 3
1.1.1. Kháng sinh ............................................................................................... 3
1.1.2. Hormone ................................................................................................. 11
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................... 16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................................ 23

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 23
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp điều tra ............................................................................. 24
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ................................................ 25
2.4.3. Phương pháp xác định hàm lượng kháng sinh và hormone tồn dư........ 28
2.4.4. Tính kết quả............................................................................................ 30


iv
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 32
3.1. Thực trạng sử dụng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội .... 32
3.1.1. Thực trạng sử dụng thức ăn cho lợn thịt ................................................ 32
3.1.2. Thực trạng sử dụng thức ăn cho gà thịt .................................................. 35
3.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn thịt và gà thịt tại
Hà Nội .............................................................................................................. 38
3.2.1. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt ................. 38
3.2.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn thịt ............... 41
3.3. Kết quả phân tích kháng sinh và hormone có trong thức ăn chăn nuôi .... 46
3.3.1. Kết quả phân tích kháng sinh ................................................................. 46
3.3.2. Kết quả phân tích hàm lượng hormone trong một số mẫu thức ăn chăn
nuôi ................................................................................................................... 53
3.4. Kết quả phân tích hàm lượng kháng sinh và hormone tồn dư trong thịt lợn,
thịt gà ................................................................................................................ 55
3.4.1. Kết quả phân tích hàm lượng kháng sinh tồn dư ................................... 55
3.4.2. Kết quả phân tích tồn dư hormone ......................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO



v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

FAO

Food Agriculture Organization
(Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thế giới)

IARC

International Cancer Research Institute
(Cơ quan nghiên cứu Quốc Tế về ung thư)

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TAHHHC

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


WB

World Bank (Ngân hàng thế giới)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Giới hạn cho phép tồn dư kháng sinh trong thực phẩm theo tiêu
chuẩn của FAO ........................................................................... 18

Bảng 1.2.

Các kháng sinh được phép sử dụng như một chất kích thích tăng
trưởng ở Việt Nam...................................................................... 20

Bảng 1.3. Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu sản xuất kinh doanh
và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm tại Việt
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.
Bảng 3.1.

Nam ............................................................................................ 21
Giới hạn cho phép tồn dư kháng sinh và hormone trong thịt ở

Việt Nam ................................................................................. 21
Danh mục các thuốc thú y không được phép có tồn dư trong thực
phẩm tại Việt Nam ..................................................................... 22
Tình hình sử dụng thức ăn cho lợn thịt tại các hộ chăn nuôi trên
địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................... 32

Bảng 3. 2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

Bảng 3.5.

Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.

Tình hình sử dụng thức ăn cho gà thịt tại các hộ chăn nuôi trên địa
bàn thành phố Hà Nội ................................................................. 35
Tình hình sử dụng kháng sinh trong thuốc thú y và biệt dược tại
các hộ chăn nuôi gà thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội ............ 38
Tổng hợp tình hình sử dụng kháng sinh trong thuốc thú y và biệt
dược tại các hộ chăn nuôi gà thịt trên địa bàn thành phố Hà
Nội .............................................................................................. 39
Tình hình sử dụng kháng sinh trong thuốc thú y và biệt dược tại
các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội
(n=300) ....................................................................................... 42

Tổng hợp tình hình sử dụng kháng sinh trong thuốc thú y và biệt
dược cho chăn nuôi lợn thịt tại 4 huyện (số hộ điều tra n=300) 44
Kết quả phân tích kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi .............. 46
Kết quả phân tích 2 loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi .... 49
Hàm lượng kháng sinh có trong một số mẫu thức ăn................. 51
So sánh hàm lượng kháng sinh tylosin có trong thức ăn với các
tiêu chuẩn của thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT....................... 52
So sánh hàm lượng kháng sinh tylosin có trong thức ăn với các
tiêu chuẩn của thông tư 06/2016/TT-BNNPTNT....................... 53
Kết quả phân tích hormone trong thức ăn chăn nuôi ................. 54


vii
Bảng 3.13.

Tỷ lệ mẫu thịt tồn dư kháng sinh ................................................ 55

Bảng 3.14:

Tỷ lệ mẫu thịt lợn tồn dư hormone ............................................. 56


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tình hình sử dụng thức ăn cho lợn thịt tại các hộ chăn nuôi trên
địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................... 33

Biểu đồ 3.2.


Tình hình sử dụng thức ăn cho lợn thịt tại các hộ chăn nuôi trên
địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................... 33

Biểu đồ 3.3.

Tình hình sử dụng thức ăn cho gà thịt tại các hộ chăn nuôi trên
địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................... 36

Biểu đồ 3.4.

Tình hình sử dụng thức ăn cho gà thịt tại các huyện trên địa bàn
thành phố Hà Nội ...................................................................... 36

Biểu đồ 3.5:

Tỷ lệ sử dụng từng loại kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt trên
địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................... 40

Biểu đồ 3.6.

Tỷ lệ sử dụng từng loại kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt trên
địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................... 45

Biểu đồ 3.7.

Tỷ lệ mẫu thức ăn chăn nuôi lợn thịt có kháng sinh ................ 47

Biểu đồ 3.8.


Tỷ lệ mẫu thức ăn chăn nuôi gà thịt có chứa kháng sinh .......... 47

Biểu đồ 3.9.

Tỷ lệ mẫu thức ăn chăn nuôi lợn thịt có kháng sinh tại các huyện
trên địa bàn thành phố Hà Nội. ................................................. 48

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ mẫu thức ăn chăn nuôi gà thịt có phát hiện kháng sinh tại các
huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. ....................................... 49
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ mẫu thức ăn chăn nuôi lợn thịt có kháng sinh tylosin...... 50
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ mẫu thức ăn chăn nuôi gà thịt có kháng sinh tylosin ....... 50
Hình ảnh 3.1: Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt và gà thịt trên địa bàn
thành phố Hà Nội ...................................................................... 37
Hình ảnh 3.2: Thuốc và sử dụng thuốc trong chăn nuôi lợn thịt và gà thịt trên địa
bàn thành phố Hà Nội................................................................ 45


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi hiện nay, kháng sinh được sử dụng rất rộng rãi với mục đích
kích thích tăng trưởng, phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng này
chưa thực sự được chú trọng dẫn đến thiệt hại về kinh tế rất lớn do có những đơn
hàng bị hủy hoặc trả về do có tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng cho phép của các nước
nhập khẩu hoặc theo tiêu chuẩn của thế giới.
Vấn đề an toàn thực phẩm nói chung, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm là
thịt lợn, thịt gà nói riêng đang ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến
sức khỏe của người tiêu dùng và đang là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm, đặc
biệt là vấn đề tồn dư kháng sinh và hormone trên các sản phẩm thịt cung cấp ra thị
trường.

Sự cảnh báo của tổ chức Y tế thế giới về việc xuất hiện các chủng vi khuẩn
kháng thuốc và sự kháng kháng sinh. Vấn đề này đã trở nên nguy hiểm, cấp bách đòi
hỏi phải có sự nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ trở lại thời kỳ
chưa có kháng sinh.
Xuất phát từ thực tiễn công việc, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu mức
độ tồn dư một số kháng sinh, hormone trong thức ăn và sản phẩm chăn nuôi trên
thị trường thành phố Hà Nội” để từ đó đưa ra quy luật chung để quản lý đối với các
sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà
Nội nói riêng và trên cả nước nói chung.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được tình hình sử dụng kháng sinh, hormone trong thức ăn chăn
nuôi; tình hình sử dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho đàn gà thịt và
lợn thịt; và thực trạng tồn dư kháng sinh, chất cấm trong các sản phẩm thịt gà và thịt
lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thông tin đến người tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lợn, gà đảm bảo điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.


2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Số liệu thu được làm cơ sở định hướng công tác cho các nghiên cứu sau này.
Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu phát triển
tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá được sản phẩm của các cơ sở chăn nuôi lợn
thịt, gà thịt, các cơ sở giết mổ từ đó có thể thông tin đến người tiêu dùng các cơ sở
cung cấp sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tham mưu cho các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về sử dụng kháng
sinh, hormone trong chăn nuôi.

Tham mưu, đề xuất với các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quản lý
giết mổ.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Kháng sinh
1.1.1.1. Khái niệm
Fleming - 1929, lần đầu tiên thấy trong môi trường nuôi tụ cầu vàng, nếu có lẫn
nấm Penicilium thì khuẩn lạc gần nấm sẽ không phát triển được. Kháng sinh đầu tiên chiết
suất bởi Florey và Chain (1939) từ nấm đó là chất Penicilin dùng trong điều trị.
Sau này, đặc biệt ở hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, công nghệ sinh học và hóa
dược phát triển mạnh, người ta đã tìm ra được rất nhiều loại kháng sinh mới (Bùi Thị
Tho, 2003) [35].
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (2009) [23] có rất nhiều tác giả định nghĩa về
kháng sinh như: Tác giả Phạm Khắc Hiếu và cs đã định nghĩa thuốc kháng sinh là
những chất hữu cơ có cấu tạo hóa học phức tạp, phần lớn do vi trùng, nấm và xạ
khuẩn sản sinh ra. Chúng có tác dụng (cả invitro và invivo) diệt các vi sinh vật gây
bệnh, hoặc chỉ ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật đó; tác giả Turpin, Velu 1857
định nghĩa: Kháng sinh là chất do vi nấm hoặc vi khuẩn tạo ra, hoặc do bán tổng hợp,
tổng hợp, có tác dụng điều trị đặc hiệu với liều thấp, do ức chế một số quá trình sống
của vi sinh vật và đơn bào mà không ảnh hưởng tới vật chủ.
Kháng sinh
(Antibacterials; Antibiotic) bắt nguồn
từ tiếng Hy Lạp
Anti: chống lại
Bacteria: vi khuẩn
Biotic: Sự sống.

Vậy có thể hiểu nôm na kháng sinh là những chất có thể tiêu diệt hoặc kìm
hãm sự phát triển của vi khuẩn.
1.1.1.2. Phân loại kháng sinh
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và cách sử dụng thuốc, hiện nay người ta
thường phân loại kháng sinh như sau:


4
* Căn cứ vào phổ tác dụng kháng sinh
- Nhóm có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng lên một loại hay nhóm vi khuẩn nào
đó như: Penicilin chỉ tác động lên vi khuẩn gram (+), streptomycin tác động lên vi
khuẩn gram (-).
- Nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng, chúng tác dụng cả vi khuẩn gram
(+) và gram (-), Ricketsia, virus cỡ lớn, đơn bào như tetracyclin.
- Nhóm kháng sinh dùng ngoài hay các thuốc không hoặc ít hấp thu ở đường
tiêu hóa.
- Nhóm kháng sinh chống lao: rifamycin.
- Nhóm kháng sinh chống nấm.
* Dựa vào nguồn gốc:
- Kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên, chiết xuất từ vi sinh vật, xạ khuẩn…
- Kháng sinh có nguồn gốc hóa dược hay do con người tổng hợp nên.
* Dựa vào cơ chế tác dụng:
- Nhóm ức chế sự thành lập vách tế bào.
- Nhóm ức chế nhiệm vụ của màng tế bào.
- Nhóm ức chế sự tổng hợp protein.
- Nhóm ức chế sự tổng hợp acid nucleic.
- Nhóm làm tổn thương màng tế bào.
* Căn cứ vào mức độ tác dụng
- Kháng sinh kìm khuẩn; Kháng sinh diệt khuẩn.
* Cách phân loại hiện đại

Căn cứ tổng hợp nguồn gốc, công thức, cơ chế tác dụng… thuốc kháng sinh
được chia thành những nhóm sau:
Nhóm β-lactamin (gồm penicillin và cephalospoin); Nhóm aminoglucozid AG; Nhóm macorid; Nhóm lincosamid; Nhóm chloramphenicol; Nhóm tetracyclin;
Nhóm diệt nấm và virus; Nhóm kháng sinh đa - peptid; Nhóm thuốc hóa học trị liệu
có cơ chế tác dụng như kháng sinh.


5
1.1.1.3. Kháng sinh Tylosin
* Nguồn gốc: Tylosin là một macrolide khác có chứa một vòng lacton 16
nguyên tử (tylonolide) có 3 đường gắn vào vòng: mysinose, mycaminose và mycarose.
Công thức của tylosin:

* Cơ chế tác dụng:
Cơ chế tác dụng kháng khuẩn của tylosin là làm ức chế tổng hợp protein ở tiểu
phần 50S của riboxom, ức chế cả hai thành phần peptidyl-t-RAN và aminoacil -tRAN của riboxom. Tác dụng chủ yếu đối với các vi khuẩn gram dương.
* Hấp thu, phân phối và thải trừ:
Tylosin hấp thu tốt ở đường tiêu hóa và không cần dùng dạng viên bọc để duy
trì sự bền vững của thuốc ở dạ dày. Thuốc được phân phối rộng rãi trong các tổ chức
và được chuyển hóa ở gan, thải trừ ra ngoài theo phân.
* Kháng thuốc:
Có sự kháng thuốc là do khử nhóm N-metyl ở riboxom của vi khuẩn.
* Ứng dụng điều trị:
Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh mắt đỏ (Moraxella bovis) ở trâu bò,
nhiễm khuẩn đường hô hấp và bệnh hồng lỵ ở lợn (swine dysentery), viêm màng phổi
(pleuropneumonia) do Hemophylus parahemolycus và nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác
như viêm ruột (colitis) ở chó. Tylosin đã được sử dụng bổ sung vào thức ăn để thúc
đẩy tăng trọng của gia súc cho thực phẩm như trâu, bò, lợn, gà. Sử dụng bổ sung
tylosin tương đối an toàn.
1.1.1.4. Furazolidone



6
* Nguồn gốc: Furazolidone thuộc nhóm kháng sinh Nitrofuran là một nhóm
kháng sinh tổng hợp có chứa nhóm 5-nitro, Furazolidone liên kết DNA của vi khuẩn
dẫn đến sự ức chế dần dần của monoamine oxidase.
* Công thức hóa học: C8H7N3O5
* Dược lực học: furazolidone có phổ kháng khuẩn rộng bao phủ phần lớn các
mầm bệnh đường tiêu hóa gồm E.coli, staphylococci, Salmonella, Shigella, Proteus,
Aerobacter aerogenes, Vibrio cholerae và Giardia lamblia. Hoạt tính diệt khuẩn của
furazolidone được dựa trên sự can thiệp của furazolidone vào quá trình nhân bản
DNA và sản xuất protein; hành động kháng khuẩn này giảm thiểu sự phát triển của
các vi khuẩn kháng thuốc.
* Cơ chế tác dụng: Furazolidone và các sản phẩm có gốc tự do liên quan của
furazolidone được cho là liên kết DNA và tạo ra liên kết chéo. DNA của vi khuẩn đặc
biệt nhạy cảm với loại thuốc này, dẫn đến sự đột biến cao (chuyển tiếp và chuyển vị)
trong nhiễm sắc thể vi khuẩn.
* Hấp thu, chuyển hóa và thải trừ
Hấp thụ: Nghiên cứu về thuốc có nhãn hiệu cho thấy furazolidone được hấp
thu tốt sau khi uống.
Chuyển hóa: Furazolidone được chuyển hóa nhanh chóng và rộng rãi; con
đường trao đổi chất ban đầu được xác định bắt đầu bằng việc giảm nitro tới dẫn chất
aminofuran. Hai chất chuyển hóa chính được sản xuất: 3-amino-2-oxazolidone
(AOZ) hoặc beta-hydroxyethylhydrazine (HEH). AOZ chịu trách nhiệm cho sự ức
chế monoamine oxidase. Cai nghiện và loại bỏ thuốc được thực hiện chủ yếu bằng
cách liên hợp với glutathione.
* Tác dụng: Để điều trị đặc hiệu và có triệu chứng tiêu chảy do vi khuẩn hoặc
nguyên sinh và viêm ruột do các sinh vật nhạy cảm.
1.1.1.5. Tồn dư kháng sinh và hậu quả tồn dư kháng sinh
* Nguyên nhân tồn dư kháng sinh trong thực phẩm:

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tồn dư kháng sinh: có thể do ý thức, trình độ
hiểu biết của người chăn nuôi,… Con người là nguyên nhân hàng đầu và chịu trách
nhiệm khoảng 18% các trường hợp kháng sinh tồn dư trong thực phẩm (Phùng Quốc
Chướng, 2005) [15].
Thuốc đã được người chăn nuôi sử dụng nhiều tới mức lạm dụng: trộn thuốc


7
vào thức ăn, tiêm cho gia súc trước khi giết thịt, hoặc bôi lên sản phẩm động vật để
ức chế sự phân giải của vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản thịt, vận chuyển các
sản phẩm động vật đi xa. Tất cả những việc làm trên đã dẫn đến sản phẩm chăn nuôi,
thủy sản tồn dư kháng sinh (Phạm Tất Thắng và cs, 2005) [34].
Do trình độ hiểu biết về chăn nuôi còn hạn chế, không tuân thủ theo nguyên
tắc thải trừ của thuốc. Nguyễn Thị Hoa Lý và cs (2003) [29] đã nghiên cứu về mối
quan hệ giữa thời gian và tần suất dương tính thu nhận sau một ngày thí nghiệm là
100% ở cả lòng trắng, lòng đỏ. Ở ngày thứ 3 là 40%, 100%. Tỷ lệ này giảm xuống
tương ứng 0%, 80% ở ngày thứ 5, còn lại duy nhất ở lòng đỏ 20% ở ngày thứ 7 và
đến ngày thứ 9 không còn mẫu nào có kháng sinh. Như vậy, tần xuất dương tính với
kháng sinh tỷ lệ thuận với thời gian ngừng sử dụng thuốc. Theo Nguyễn Duy Hoan
và cs (2009) [23], Paire đã tiến hành việc nghiên cứu tồn dư kháng sinh qua các năm
thì năm 1982 có 76%, 1990 có 54% trường hợp tồn dư kháng sinh trong thực phẩm
là do không tuân thủ thời gian thải trừ của thuốc.
Do ý thức của người chăn nuôi còn hạn chế cũng gây ra hiện tượng tồn dư kháng
sinh trong thực phẩm như: Sử dụng kháng sinh liều cao để điều trị; khi con vật không thể
cứu chữa thì bán rẻ cho các đầu mối thu gom chứ không đem tiêu hủy.
- Tồn dư kháng sinh có thể xảy ra do thuốc hoặc do bản thân con vật. Các loại
thuốc các kháng sinh có nguyên tắc hấp thu, thải trừ khác nhau, cùng một loại thuốc
nhưng ở mỗi nồng độ, trạng thái, tính chất khác nhau thì có thời gian bán thải khác nhau,
đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh. Các yếu tố như: loài,
tuổi, thể trạng con vật cũng ảnh hưởng đến vấn đề trên (Bùi Thị Tho, 2003) [35].

* Hậu quả tồn dư kháng sinh:

Kháng sinh là con dao hai lưỡi vừa có tác dụng chống lại các bệnh truyền nhiễm


8
vừa là cái họa gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, môi trường sống xã hội.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người:
Sự tồn dư kháng sinh có trong thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe người
tiêu dùng khi tiêu thụ thực phẩm. Nó gây ảnh hưởng ngay lập tức sau khi tiêu thụ sản
phẩm như xảy ra phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh, gây dị
ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh.
Nguyễn Duy Thịnh (2016) [52] cho biết: "Hiện tượng thích ứng của vi sinh
vật đối với kháng sinh trong cơ thể con người nếu chưa đủ liều sẽ sinh ra hiện tượng
quen thuốc, hay còn gọi là nhờn thuốc. Khi quen rồi, vi sinh vật này sẽ phát triển và
gây bệnh cho cơ thể, không có thuốc trị. Lúc này, các bác sĩ sẽ phải tìm kiếm những
loại kháng sinh mạnh hơn nhiều so với kháng sinh thông thường để chữa bệnh,
nghiêm trọng hơn nữa là không tìm ra thuốc để chữa".
Đoàn Khang (2015) [51] cho biết, người tiêu dùng, tiêu thụ các sản phẩm, thực
phẩm từ động vật khó nhận biết được những sản phẩm có tồn dư kháng sinh trong
quá trình chăn nuôi nếu không có chuyên môn. Đặc biệt nguy hiểm đối với những
người có sẵn cơ địa dị ứng với một số loại thuốc (phổ biến nhất là penicillin chiếm
đầu bảng với tỷ lệ sốc phản vệ 1/70.000)”.
Đặng Thị Hoàng Anh và cs (2004) [1] cho biết: Chloramphenicol gây
viêm dây thần kinh thị giác, viêm dây thần kinh ngoại biên, gây mê sảng, tỉ lệ
quái thai cao, gây trạng thái quá mẫn cảm với các biểu hiện ban đỏ, mần đay, phù
mạch và sock phản vệ. Đặc biệt nghiêm trọng hơn chloramphenicol còn gây suy
gan, suy tủy, hậu quả nhẹ của tình trạng này gây thiếu máu, còn nặng gây thiếu
máu bất sản. Ở trẻ em dưới một tuổi gây suy tuần hoàn cấp. Vào năm 1982, Mỹ
đã công bố một trường hợp bị tử vong do thiếu máu bất sản có liên quan đến

chloramphenicol.
Erythromycin khi tồn dư trong thực phẩm gây suy gan, suy thận. gentamycin,
kanamycin gây hại cho tai và thận. Penicillin có thể gây dị ứng, mẩn đỏ, trường hợp
sock phản vệ có thể đe dọa tính mạng người bị bệnh.
- Tổn thất về kinh tế:


9
Theo Phạm Thị Tâm (2005) [33] năm 2002 ngành chăn nuôi ong nước ta đã
thiệt hại lớn do việc bị xóa bỏ các hợp đồng nhập khẩu mật ong từ phía Trung Quốc
do trong mật ong có tồn dư kháng sinh trong danh mục cấm.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (2009) [23] thì năm 2004, Nhật đã chính thức
gửi đơn yêu cầu Việt Nam phải cấp bách cải thiện chất lượng thủy sản và giải quyết
vấn đề tồn dư kháng sinh trong thực phẩm; Năm 2005, có 85 lô hàng thủy sản xuất
sang EU, 46 lô hàng xuất sang Mỹ, 18 lô xuất sang Hàn Quốc đã bị trả lại do tồn dư
kháng sinh, dẫn đến tổn thất kinh tế, giảm uy tín sản phẩm của Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Theo Nguyễn Tử Cương (2016) [14], trong năm 2016, thông qua mạng cảnh
báo nhanh, cơ quan thẩm quyền của các nước nhập khẩu thủy sản và các kênh ngoại
giao khác Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã nhận được thông tin
cảnh báo về một số lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không đảm bảo an toàn
thực phẩm do phát hiện kháng sinh cấm hoặc dư lượng kháng sinh vượt mức giới hạn
tối đa cho phép. Cụ thể: tổng số lượng lô hàng bị cảnh báo năm 2016 là 40 lô, chiếm
0,03% và đã có chiều hướng giảm so với năm 2015 (70 lô chiếm 0,07%), trong đó số
lô bị cảnh báo gồm Nhật bản (24 lô), EU (11 lô), Australia (3 lô) và Hàn Quốc (2
lô)… điều này đã làm giảm uy tín về các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
- Nguy cơ tạo vi khuẩn kháng thuốc:
Kháng thuốc (AMR) là tình trạng các vi sinh vật (như vi khuẩn, vi rút, nấm và
ký sinh trùng) kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi sinh vật này

trước đây. Sinh vật đề kháng (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) có thể chịu được sự tấn
công của các thuốc chống vi khuẩn (như thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút, thuốc
chống sốt rét) dẫn đến việc áp dụng các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở
nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo dài thậm chí gây tử vong - Theo Bộ Y tế (2013)
[10]. Sự kháng thuốc (AMR) là hệ quả tất yếu của quá trình sử dụng thuốc trong điều
trị và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn.
Bất cứ kháng sinh nào dùng để chữa bệnh cho người và động vật, nếu còn tồn
dư một lượng dù nhỏ nhất cũng có thể gây kháng thuốc của E.coli. Khi E.coli đã


10
kháng thuốc thì nó có thể truyền plasmid kháng thuốc của nó cho các loại vi khuẩn
gây bệnh khác sống trong đường ruột.
Theo Bộ Y tế (2013) [10] Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, chúng ta
đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm
bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ sau.
Các nghiên cứu của vi khuẩn học trên thế giới đã công nhận sự kháng thuốc
là một động lực gây bệnh quan trọng. Theo Trương Đức Thọ (2004) [36] tình trạng
xuất hiện chủng vi khuẩn đột biến gen đề kháng những thuốc đặc hiệu gây ra nhiều
bệnh lạ, khiến cho người sử dụng kháng sinh gặp nhiều khó khăn.
Tìm hiểu về cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn, Bùi Thị Tho (2003) [35] cho
biết: Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn chủ yếu là do khả năng truyền các gen kháng
thuốc, theo chiều ngang giữa các vi khuẩn với nhau trong cùng một thế hệ, hoặc giữa
những loài vi khuẩn với nhau. Có 3 phương thức mà vi khuẩn có thể truyền gen kháng
thuốc theo chiều ngang đó là: Sự biến nạp, tải nạp và tiếp hợp.
Như vậy, khả năng lan tràn của vi khuẩn kháng thuốc là mối đe dọa thực sự
đến sức khỏe và khả năng điều trị bệnh của người cũng như động vật, khi mà sức đề
kháng bị suy giảm, khả năng miễn dịch và tạo thành miễn dịch rất kém (đặc biệt trong
thời gian chuyển mùa). Mặt khác, vi khuẩn có gen kháng thuốc thì khả năng gây bệnh
của chúng lại mạnh lên rất nhiều.

Thói quen dùng nhiều loại kháng sinh, thuốc kích thích bao gồm cả các hoạt
chất và thuốc thú y ngoài danh mục lưu hành được sử dụng nhằm kích thích tăng
trưởng hoặc phòng và điều trị cho vật nuôi; Việc sử dụng kháng sinh và hóa chất thú
y chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dẫn tới người chăn nuôi thường tự ý tăng liều và liệu
trình điều trị. Sử dụng kháng sinh theo triệu chứng bệnh (44%), theo chỉ định của thú
ý viên là 33%, sử dụng kháng sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất chiếm 17% và
chỉ 6% trang trại sử dụng kháng sinh theo kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ (Nguyễn
Quốc Ân, 2009) [2]. Điều này đã làm tăng nguy cơ rủi ro cho môi trường và sức khỏe
con người như hiện tượng kháng thuốc, kháng kháng sinh ở người.
Đoàn Khang (2015) [51] cho biết: “Đề kháng kháng sinh hiện nay là một
trong những vấn đề quan trọng, mang tính chất toàn cầu. Trên thực tế, khoảng vài


11
chục năm trở lại đây, chưa có thêm loại kháng sinh mới nào được phát hiện và tất
cả mọi loại kháng sinh đều có thể bị kháng. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do
sử dụng các loại sản phẩm từ động vật đã bị kháng kháng sinh trong quá trình chăn
nuôi”
- Nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống:
Hiện nay, vấn đề tồn dư kháng sinh tổng thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe
con người đã được rất nhiều nhà khoa học đề cập đến. Còn nguy cơ ảnh hưởng tới môi
trường sống như thế nào thì có rất ít các báo cáo đề cập tới. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến
môi trường thì không thể phủ nhận được bởi sau khi vật nuôi được sử dụng kháng sinh
để phòng và trị bệnh, một phần kháng sinh được đào thải qua hệ bài tiết, hệ tiêu hóa ra
ngoài môi trường sống, lượng kháng sinh này có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có ích trong
môi trường nhất là những vi sinh vật hoại sinh, cũng có thể gây nên hiện tượng kháng
thuốc ở vi khuẩn. Người ta đã ghi nhận rằng, các vi sinh vật gây bệnh kháng nhiều loại
kháng sinh có thể tồn tại một thời gian dài trong phân và kiểu kháng thuốc không thay
đổi ít nhất 7 tuần. Đây là nguồn chứa plasmid kháng thuốc. Nếu gặp điều kiện thuận lợi
vi khuẩn có hại lan tràn trong môi trường sống gây ô nhiễm môi trường. Một số nghiên

cứu nghi ngờ môi trường là yếu tố làm tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn, kết quả nghiên
cứu Yes Millean (2005) [48], tác động của môi trường đến tính kháng thuốc của vi khuẩn
đường ruột E.coli được nuôi cấy từ mẫu phân của công nhân làm vườn phun thuốc
oxytetracyclin. Sau khi phun từ 2-4 tháng, mẫu phân của người đó được mang đi phân
tích thì thấy sức kháng của vi khuẩn E.coli với oxytetracyclin là 12,9%. Vi khuẩn E.coli
phân lập từ mẫu phân của vợ và con người làm vườn đó có sức đề kháng tới 22,7% cùng
thời điểm đó.
1.1.2. Hormone
1.1.2.1. Khái niệm
Quan niệm trước đây: hormone là một chất trung gian hóa học, được bài tiết
bởi các tế bào chuyên biệt nằm trong các tuyến nội tiết và được chuyên chở trong
máu đến các tế bào đáp ứng với nó (tế bào đích) nhằm điều hòa quá trình chuyển hóa
của các tế bào này.
- Quan niệm hiện nay: Hormone có thể là một trong ba chất sau:


12
+ Hormone chung (general hormone): là những hormone theo quan niệm cổ
điển. Ví dụ: các hormone của vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp,
tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục.
+ Hoạt chất sinh học: là những chất trung gian hóa học do các cơ quan không phải
là tuyến nội tiết chế tiết, được dòng máu phân phối và có tác dụng sinh học trên mô đích.
Ví dụ: gan tiết angiotensinogen (angiotensin I - angiotensin II); thận tiết renin,
erythropoietin, 1,25dihydroxycholecalciferol; tim tiết atrial natriuretic peptid.
+ Hormone địa phương (local hormone): là những chất trung gian hóa học do
các tế bào chế tiết vào dịch gian bào và có tác dụng sinh học tại chỗ. hormone địa
phương có thể tác động theo một trong hai phương thức là cận tiết (paracrine) và tự
tiết (autocrine). Ví dụ: thần kinh phó giao cảm tiết acetylcholin, tế bào S niêm mạc
tá tràng tiết secretin, tế bào T niêm mạc tá - hỗng tràng tiết cholecystokinin.
G.Maghuin - Rogister và cs (2000) [45] đã định nghĩa: Hormone là những chất

có hoạt tính sinh lý, bản chất là hợp chất hữu cơ, do những tế bào chuyên hóa sản
xuất ra và có chức phận điều hòa, phối hợp những cơ quan trong cơ thể.
1.1.2.2. Phân loại hormone
Dựa vào bản chất hoá học của hormone người ta chia hormone làm 2 loại:
- Loại có dẫn xuất steroit; Loại có bản chất protein, dẫn xuất protein.
Dựa vào vị trí sản sinh ra hormone để phân loại:
- Hormone của tuyến yên; hormone của tuyến giáp trạng…
Dựa vào đặc tính hòa tan của hormone người ta phân ra làm 2 loại:
- Hormone tan trong nước; hormone tan trong dầu.
1.1.2.3. Salbutamol
[1-(4-(RS)-hydroxy-3-hydroxymethylphenyl)-2-(t-butylamino)

ethanol]



chất chủ vận thụ thể adrenergic beta2 (beta2-adrenoceptor agonist).
* Dược động học: Salbutamol được hấp thu dễ dàng qua hệ tiêu hóa.
Sabutamol được chuyển hóa đáng kể trước khi vào máu. Chất chuyển hóa chủ yếu
là liên hợp sulphat. Salbutamol có tác dụng giãn phế quản nhanh sau 2-3 phút.
Thời gian bán thải của thuốc vào khoảng từ 3-8h. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua
nước tiểu.


13
* Tác dụng: có tác dụng trên cơ xương và cơ trơn gồm có: dãn phế quản, giãn
cơ trơn tử cung và run. Tác dụng dãn cơ trơn tùy thuộc vào liều dùng.
1.1.2.4. Clenbuterol
Clenbuterol (Spiropent, Ventipulmin) là một amin giao cảm được sử dụng
bởi người bị chứng rối loạn hô hấp như là một loại thuốc thông mũi và thuốc giãn phế

quản. Những người có rối loạn hô hấp mãn tính như hen suyễn sử dụng như một thuốc
giãn phế quản để làm cho việc thở dễ dàng hơn. Thuốc phổ biến nhất có sẵn dưới
dạng hydrochloride hydrochloride các muối clenbuterol.
Clenbuterol là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng
động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp và tác dụng phân giải lipid. Những con
lợn được trộn thức ăn có chứa Clenbuterol sẽ có tỷ lệ thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ. Tại
Trung Quốc người ta đã phát hiện những người chăn nuôi lợn cho chất này vào thức
ăn gia súc để sản xuất thịt lợn siêu nạc.
1.1.2.5. Tồn dư hormone và hậu quả của tồn dư hormone
- Nguyên nhân tồn dư hormone:
Người chăn nuôi đã sử dụng hormone làm chất kích thích tăng trọng để tăng
sản lượng, giảm lượng mỡ, tăng lượng nạc và khi giết thịt lợn có màu đỏ đẹp, giá bán
của các loại thịt này cao. Sử dụng thức ăn tăng trọng thì tốc độ tăng trọng của gà, lợn
có thể tăng lên 3-5%, cho bò vỗ béo và cừu tăng 5-10%, sản lượng trứng tăng 3-6%.
Những steroit đồng hóa như diethylstibestrol, dexamethason… làm tăng trọng nhanh
hơn từ 15-20%, hiệu quả lợi dụng thức ăn tốt hơn từ 10-15%. Nếu cho lợn ăn
metyltestosteron với liều 84-452,9mg/con/ngày sẽ làm tăng độ mọng của thịt và tăng
trọng nhanh (Phạm Khắc Hiếu, 2007) [21].
Một nguyên nhân nữa là do ý thức và trình độ của người chăn nuôi. Qua nghiên
cứu của các nhà khoa học cho biết: Điều cần thiết nhất là phải ngừng ngay việc cung
cấp hormone (chất tăng trọng) trước 7 ngày khi bắt đầu giết thịt gia súc. Trong thời
gian này lượng hormone sẽ bị thải trừ ra ngoài và dư lượng hormone trong thịt sẽ
không còn đáng kể, ít nguy hiểm đến sức khỏe con người. Thế nhưng điều khuyến
cáo đó đã ít được các nhà chăn nuôi áp dụng, vì vậy dẫn đến tình trạng tồn dư hormone
nhiều trong thực phẩm (Phạm Khắc Hiếu, 2007) [21].


14
Không chỉ do các nhà chăn nuôi mà cả những nhà sản xuất, Lã Văn Kính
(2006) [27] cho biết: trong thức ăn gia súc có đến 47 mẫu, chiếm 9% dương tính với

hormone kích thích tăng trưởng họ β-agonist. Nhiều nhất là thức ăn cho lợn 96,5%,
còn lại thức ăn cho gà 3,5%. Đối với các nước chỉ phát hiện thấy hormone tăng trưởng
cho lợn ở giai đoạn vỗ béo. Còn ở Việt Nam, phát hiện trong thức ăn của các loại lợn
từ lợn con cai sữa đến lợn nái.
Một nguyên nhân khác là do sự quản lý và chế tài sử phạt chưa thích đáng đã
dẫn đến tình trạng thuốc kích thích sinh trưởng ở gia súc lưu thông nhiều trên thị
trường người dân dễ dàng lựa chọn những sản phẩm thức ăn chăn nuôi được trộn sẵn
hormone tăng trưởng được bày bán trên thị trường.
- Tác hại của tồn dư hormone:
Chúng ta không thể phủ nhận các lợi ích của việc sử dụng hormone trong chăn
nuôi nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại cũng tiềm ẩn những tác hại khó
lường đối với con người sử dụng thực phẩm còn tồn dư hormone.
+ Nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng:
Nó gây ung thư và rối loạn hệ thống nội tiết. Qua nghiên cứu thấy có tỷ lệ nhỏ
phụ nữ dùng bổ sung estrogen sau đó có phát triển ung thư vú hoặc ung thư dạ con,
như vậy estradiol có thể là một trong nhiều nhân tố phát triển ung thư. Để kiểm chứng
những giả thuyết trên, cơ quan nghiên cứu Quốc Tế về ung thư (IARC) đã có nghiên
cứu từ những số liệu thực nghiệm và dịch tễ học cũng kết luận estradiol là chất gây
ung thư ở người. Do vậy, ngày nay đã cấm sử dụng loại hormone này cho dù dưới bất
kỳ hình thức nào.
+ Gây rối loạn nội tiết
Đã có những nghiên cứu đánh giá về độc chất học của hormone tồn dư trong
thịt với nguy cơ làm biến đổi chức năng nội tiết, đặc biệt là chức năng sinh dục của
người tiêu dùng.
Theo Vi Thị Thanh Thủy (2011) [38] các nhà khoa học đã chỉ ra rằng dư
lượng hormone trong thịt, khi ăn vào có thể làm rối loạn cân bằng hormone trên người.
Kết quả rối loạn nội tiết này do sử dụng hormone trong chăn nuôi gây tồn dư trên thịt


15

được ghi nhận ở Italia vào những năm 1980. Trong khoảng vài chục năm gần đây, tỷ
lệ vô sinh chiếm 20% các cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản. Các nguyên nhân vô sinh
do nữ chiếm 40% các trường hợp, do nam 30%, 20% là nguyên nhân do cả hai vợ
chồng, 10% các cặp vợ chồng không tìm thấy nguyên nhân vô sinh. Trong các năm
1992, đã có những nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng hormone tồn dư trong thịt
lợn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản tinh trùng của nam giới.
Zhang Y và Wu Y (2002) [50] cho thấy: chất clenbuterol dùng trong chăn nuôi
làm tăng chuyển hóa chất béo sang thịt nạc, khi người ăn thịt của những gia súc còn
tồn dư chất này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như làm rối loạn hệ thống sinh sản
và các rối loạn nội tiết tố.
+ Tác động gây ngộ độc cấp tính
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (2009) [23] thì Mitchell GA và Dunnavan G
cho biết trong nghiên cứu sử dụng thuốc β -agonist bất hợp pháp tại Mỹ đã gây ra
triệu chứng của ngộ độc cấp tính trên người sau khi ăn phải gan, kể cả thịt có nhiễm
clenbuterol, một dạng β -agonist, nhưng không có ca nào tử vong; Brambilla

G

và cs nghiên cứu dược lý lâm sàng của clenbuterol gây ngộ độc người tiêu dùng ở
Italia cho thấy: clenbuterol gây tích tụ trong gan của những con bò, gây ngộ độc 15
người sau khi ăn thịt bò khoảng từ 0,5-3h có các triệu chứng như: khó thở, đánh
trống ngực, đau đầu, gây tăng đường huyết vừa phải và hạ kali máu, các dấu hiệu
này biến mất sau 3 - 5 ngày; tạp chí Sustainable đã đưa tin về tác động gây độc cấp
tính của các β -agonist đã được đề cập đến rất nhiều vụ ngộ độc trên người sau khi
tiêu thụ gan kể cả thịt có nhiễm chất clenbuterol. Các triệu chứng ngộ độc như run
cơ, tim nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến
nhiều ngày.
Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai sử dụng lâu dài hay ăn các thực phẩm tạo
nạc từ salbutamol cũng có nguy cơ làm tăng các dị tật thai nhi (quái thai).
Tuy chưa có nghiên cứu tầm cỡ trên cơ thể người, nhưng theo Trung tâm Chất

độc sinh sản của Mỹ (Reprotox Toxicology Center), một vài nghiên cứu cho thấy
Salbutamol gây cản trở phát triển phôi thai ở chuột.


×