Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.39 KB, 87 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Thị Xuyến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng
Bảng 1.1

Tên bảng

Trang

Bảng tổng hợp chiều hướng tác động của các nhân tố ảnh

32

hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại dưới


Bảng 2.1
B ảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2


Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15

góc độ thực nghiệm
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
(ROE) của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam
Bảng 09 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại tính
Thời gian niêm yết của các NHTMCP
Giá trị tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết tính đến
cuối năm 2014
Cơ cấu cổ đông của các NHTMCP niêm yết tính đến cuối
năm 2014
Mối quan hệ giữa tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thương mại
Mối quan hệ giữa tổng tiền gửi và hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại
Mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt

động ngân hàng
Mối quan hệ giữa khả năng tự chủ tài chính và hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng
Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động ngân
hàng
Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản và
hiệu quả hoạt động của các NHTMCP
Mã hóa biến quan sát
Ma trận hệ số tương quan
Kết quả hồi quy theo mô hình với ảnh hưởng cố định
Kết quả hồi quy theo mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên
Kết quả kiểm định Hausman

43

46
51
55
56
57
62
63
64
65
66
67
69
70
71
71

72


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu bảng
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3

Tên bảng
Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2010 – 2014
ROE bình quân theo năm của các NHTMCP niêm yết
trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
ROE trung bình của từng NHTMCP niêm yết trên
TTCK giai đoạn 2010 – 2014

Trang
52
59
61



MỤC LỤC


7
MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả hoạt động luôn là cái đích để các doanh nghiệp hướng đến
trong quá trình hoạt động. Làm thế nào để đạt được một đầu ra cao nhất với
một nguồn đầu vào sẵn có hay làm thế nào để tối thiểu hóa đầu vào để đạt một
đầu ra như dự định luôn là bài toán đòi hỏi các doanh nghiệp đi tìm lời giải
đáp. Và nhìn chung, cái đích mà các doanh nghiệp hướng tới trong các bài
toán hiệu quả vẫn là lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận sẽ là bao nhiêu trên tổng tài sản
hay vốn chủ sở hữu đã bỏ ra để làm hài lòng nhà quản trị và nhà đầu tư. Bài
toán hiệu quả sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu không xét tới các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhưng điều đó là không thể
khi mà bản thân các doanh nghiệp luôn phải vận động trong cả hai môi trường
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Và với mỗi lĩnh vực hoạt động, các
doanh nghiệp lại chịu tác động bởi những yếu tố khác nhau.
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chịu tác động của rất
nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Bởi một lẽ hiển nhiên, hệ
thống ngân hàng vốn được xem như là hệ tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế,
nó tác động đến mọi mặt của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng
không tránh khỏi thực tế đó, khi mà nó đang đứng trước sự cạnh tranh khốc
liệt với các ngân hàng thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới. Bên
cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đang còn khá non trẻ, hệ thống tài
chính chưa thực sự lành mạnh, thông thoáng đã gây khó khăn, cản trở cho
hoạt động ngân hàng.Vì vậy, việc đi tìm hiểu và nghiên cứu để chỉ ra đâu là
những yếu tố có tác động đến lợi nhuận và rộng hơn là hiệu quả hoạt động
ngân hàng là thật sự cần thiết. Điều đó sẽ góp phần giúp các nhà quản lý ngân
hàng đi tìm lời giải cho bài toán hiệu quả thuận lợi hơn.
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng đã được tiến hành rất nhiều ở các nước. Các tác giả đã đưa ra giả thiết và



8
đi tìm câu trả lời liệu đâu là những nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân
hàng, cái được xem như là đại diện cho hiệu quả hoạt động hay đã đi vào đo
lường trực tiếp hiệu quả hoạt động và từ đó đi phân tích các nhân tố tác động.
Chẳng hạn, ta có thể kể đến các nghiên cứu của Nader Naifar (2010) Fadzlan
Sufian, Mohamad Akbar Nour Mohamad Noor (2012), Eze Simpson
Osuagwu (2014), Sangeeta D.Misra (2015)….Tại Việt Nam, cũng đã có các
nghiên cứu liên quan đến đo lường hiệu quả hoạt động nhưng những nghiên
cứu sâu và độc lập về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng còn rất ít, chẳng hạn như một số tác giả đã đưa thêm phần phân tích
nhân tố ảnh hưởng vào sau các nghiên cứu về đo lường về hiệu quả hoạt động
như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), Ngô Đăng Thành (2012)...
Xuất phát từ những lý do thực tế trên, với những kiến thức thu thập được
qua quá trình học tập, bản thân cũng mong muốn tìm hiểu, đi vào phân tích để
đem đến một góc nhìn, một cách đánh giá về các nhân tố đang tác động đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam qua đề tài
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân
2.
-

hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lý thuyết và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

-

hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
Phát triển mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

-


của các ngân hàng thương mại.
Ứng dụng mô hình nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng

3.

khoán Việt Nam.
Đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu
sau:


9
-

Có thể sử dụng mô hình nào để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

-

hoạt động của các ngân hàng thương mại?
Các nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng

-

khoán Việt Nam?
Các ngân hàng thương mại và các chủ thể liên quan nên lưu ý đến những vấn


4.
-

đề gì khi đưa ra các chính sách liên quan tới hiệu quả hoạt động?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương

-

mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
+ Hiệu quả hoạt động là một phạm trù rộng lớn và cách hiểu cũng như
lựa chọn chỉ tiêu hay phương pháp đo lường phụ thuộc rất lớn vào mục đích
của nhà nghiên cứu. ROA và ROE là hai chỉ số thường được sử dụng khi nói
về hiệu quả hoạt động. Bản thân trong bài nghiên cứu sẽ lựa chọn ROE là đại
diện cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần, cũng là
biến phụ thuộc cho mô hình nghiên cứu.
+ Thời gian: giai đoạn 2010 – 2014.
+ Không gian: 09 NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

-

Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG)
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB)

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
Ngân hàng TMCP Quốc dân (NVB)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID)
Sở dĩ lựa chọn 9 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam là đối tượng nghiên
cứu, thứ nhất vì đây là 9 ngân hàng thương mại đi đầu trong xu hướng cổ
phần hóa hiện nay, hội tụ đầy đủ những đặc điểm về vốn, về năng lực quản lý,


10
sản phẩm, dịch vụ…Thứ hai, việc đánh giá được hiệu quả hoạt động và tìm ra
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 9 ngân hàng này sẽ giúp
nền kinh tế có được cái nhìn khái quát về những mặt đã làm được, chưa làm
được, sự tác động đa chiều của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến hoạt
5.
-

động của các ngân hàng, từ đó đưa ra những hướng đi đúng đắn hơn.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng, bằng cách dựa vào những lý
thuyết đã được xây dựng trước đó, tập trung nghiên cứu, phát triển thành cơ

6.
-

sở lý luận phù hợp với nội dung đề tài.
Bên cạnh đó sử dụng phần mềm định lượng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh theo thời gian.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học

Đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết trước đó về mô hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động ngân hàng thương
mại của các tác giả trước đây, kết hợp với thực tiễn hoạt động của các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam phát triển thành một mô hình nghiên cứu
thích hợp nhằm đánh giá một cách chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ đó, đưa ra một cách nhìn
nhận mới trong việc nghiên cứu, vận dụng lý thuyết về hiệu quả hoạt động và

-

các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá về hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam và quan trọng hơn, đề tài đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, từ đó chỉ ra được trong
điều kiện thực tế hiện tại, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang bị tác
động bởi những yếu tố nào và sự tác động đó theo những hướng ra sao. Để
qua đó rút ra được những hàm ý chính sách, xây dựng chiến lược nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.


11
7.

Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng thương mại
Chương 4: Các kết luận và hàm ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.
1.1.1.

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái niệm
Hiệu quả là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống,
kinh tế, kỹ thuật…Theo ý nghĩa chung nhất, hiệu quả là lợi ích đạt được từ
một hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, định nghĩa được
hiểu và sử dụng theo phạm trù kinh tế học.
Theo Ngô Đình Giao (1997) hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí
bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế đó.
Theo Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên (2001) thì hiệu quả
hoạt động công ty được xem xét trong mối quan hệ giữa đầu ra là kết quả của
doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm…) với
đầu vào là nguồn lực sử dụng (tài sản, vốn chủ sở hữu, nguồn nhân lực…)
Chỉ tiêu chung về hiệu quả cơ bản được tính như sau:
Trong đó “Đầu ra” bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến giá trị sản xuất,
doanh thu, lợi nhuận. “Đầu vào” thường bao gồm các yếu tố như vốn chủ sở
hữu, các loại tài sản…


12

Ngân hàng thương mại cũng là một thực thể hoạt động sản xuất kinh
doanh, vì thế mà hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng
được hiểu và tiếp cận theo hướng trên. Trong nghiên cứu của mình, TS.
Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) cũng đã cho rằng “Hiệu quả
hoạt động được hiểu là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các
ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã
định trước”. Bên cạnh đó, với Ngô Đăng Thành (2010), trong nghiên cứu tác
giả cũng đã chỉ ra hiệu quả xét theo phạm vi kinh tế có thể hiểu là mối tương
quan giữa các yếu tố đầu ra (Output) với các yếu tố đầu vào (Input) của một
đơn vị, phản ánh sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị đó.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại chính là mức
độ thành công mà các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực
1.1.2.

để đạt được mục tiêu đã định trước.
Tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Theo Joseph P.Hughes, Loretta J.Mester (2008), có hai cách tiếp cận hiệu
quả hoạt động là cấu trúc và phi cấu trúc. Trong khi cách tiếp cận phi cấu trúc
sử dụng rất nhiều các chỉ số tài chính thể hiện các mặt hoạt động của NHTM
để phân tích thì cách tiếp cận cấu trúc lại dựa trên các mô hình lý thuyết của
ngân hàng và khái niệm tối ưu hóa, cụ thể như tối thiểu hóa chi phí và tối đa
hóa lợi nhuận.
a. Tiếp cận phi cấu trúc
Theo PGS.TS Lâm Chí Dũng và Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh (2009)
trình bày trong giáo trình Quản trị hoạt động ngân hàng 2, việc đánh giá hoạt
động kinh doanh ngân hàng được tiến hành theo 3 nội dung chủ yếu: đánh giá
khả năng tăng trưởng của ngân hàng đánh giá khả năng sinh lời của ngân
hàng, đánh giá rủi ro của ngân hàng.
Ba nội dung đánh giá trên tương ứng với 3 mục tiêu của ngân hàng là:

tăng trưởng, sinh lời, kiểm soát rủi ro. Các mục tiêu này vừa có tương quan


13
vừa độc lập với nhau, vì vậy các nội dung đánh giá trên phải vừa được xem
xét trong tổng thể, vừa được xem xét một cách độc lập.
- Đánh giá khả năng tăng trưởng của ngân hàng
Đánh giá khả năng tăng trưởng của ngân hàng được tiến hành theo các
nội dung chủ yếu sau:
+ Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản như: tăng trưởng tổng tài sản, tăng
trưởng tài sản sinh lời, tăng trưởng tài sản chịu rủi ro thông thường, tăng
trưởng dư nợ tín dụng.
+ Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng nguồn vốn như: tăng trưởng huy
động vốn, tăng trưởng huy động tiền gửi, tăng trưởng vốn chủ sở hữu, tăng
trưởng vốn tự có.
+ Các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động ngoại bảng như: tăng trưởng doanh
số cung ứng dịch vụ ngoại bảng, tăng trưởng doanh thu cung ứng các dịch vụ
ngoại bảng.
+ Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng năng lực hoạt động như: tăng trưởng
tài sản cố định, tăng trưởng số lượng nhân viên, tăng trưởng tài sản công nghệ
cao, tăng trưởng số chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch…
+ Tăng trưởng năng lực chiếm lĩnh thị trường như: thị phần cho vay, tỷ
trọng tài sản, tỷ trọng tài sản sinh lời, thị phần huy động vốn…
Tăng trưởng là một trong những mục tiêu của quản trị ngân hàng. Mức
độ tăng trưởng thể hiện năng lực cơ bản về mở rộng quy mô hoạt động, phát
triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đánh giá mức độ tăng
trưởng còn cho phép phát hiện các xu hướng, dự báo triển vọng phát triển
ngân hàng. Thông thường, việc đánh giá mức độ tăng trưởng được thể hiện
qua hai tiêu chí so sánh theo thời gian là:
+ Chỉ tiêu tốc độ phát triển theo thời gian.

+ Chỉ tiêu tốc độ tăng theo thời gian.
- Đánh giá khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá như:
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):


14
Chỉ số này cho biết một đồng (hay 100 đồng, nếu tính bằng %) vốn chủ
sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là quan tâm hàng đầu của chủ sở
hữu.
+Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực sinh lời từ tài sản của hoạt động quản
trị ngân hàng. Nó thể hiện năng lực chủ quan của bộ phận điều hành trong
việc tìm kiếm một danh mục tài sản sinh lời cao, rủi ro thấp, cũng như năng
lực kiểm soát chi phí, năng lực định giá phù hợp.
+ Tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên (NIM):
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động cốt lõi
và truyền thống của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Nó phản ánh các điều
kiện thị trường. Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, tỷ lệ này ngày
càng giảm do chênh lệch lãi suất giữa đầu ra và đầu vào ngân hàng giảm đi.
Bởi vì, một mặt ngân hàng phải tăng lãi suất đầu vào, mặt khác, phải giảm lãi
suất đầu ra để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
+Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất ròng cận biên (NNM):
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa thu nhập ngoài lãi và chi phí
ngoài lãi suất. Thông thường, do chính sách định giá trước đây của ngân hàng
là miễn phí cho các hoạt động dịch vụ phi lãi suất và dựa chủ yếu vào thu
nhập từ hoạt động tín dụng nên tỷ lệ này thường âm. Tuy nhiên, hiện nay vì
NIM giảm nên các ngân hàng có xu hướng tăng các thu nhập ngoài lãi suất và
dẫn đến tỷ lệ này ngày càng tăng.

+ Tỷ lệ thu nhập hoạt động ròng cận biên (NOM):
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng thu từ tất cả các hoạt động và
tổng chi phí (chỉ trừ thuế).


15
+ Lợi nhuận ròng trước những giao dịch đặc biệt (NRST):
Chỉ tiêu này thực chất là ROA nhưng loại trừ kết quả tài chính từ những
hoạt động không ổn định hoặc không phải hoạt động cốt lõi của ngân hàng
như lãi (lỗ) kinh doanh chứng khoán và các khoản thu, chi bất thường.
+ Lợi nhuận ròng trên một cổ phần:
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 cổ phần thường tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trong kỳ.
+ Chênh lệch lãi suất bình quân:
Chỉ tiêu này cũng phản ánh mức chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào
nhưng do mẫu số chỉ tính trên các tài sản sinh lời hoặc các khoản nợ tương
ứng với thu nhập lãi suất hoặc chi phí lãi nên gần sát với chênh lệch lãi suất
thực tế hơn.
Ngoài ra, trong giáo trình còn đề cập đến việc phân tích ROA theo mô
hình hai, ba nhân tố và phân tích ROE theo mô hình hai, ba, bốn nhân tố để
xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mục tiêu sinh lời của ngân hàng.
- Đánh giá rủi ro ngân hàng
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là khả năng mà một tiến trình hoặc
một sự kiện nào đó gây ra một kết cục không mong đợi lên tình hình tài chính
của ngân hảng hoặc cản trở ngân hàng thực hiện các mục tiêu đã định.
Mức độ rủi ro hiện tại của ngân hàng được đánh giá và xem xét qua một
số loại rủi ro như:
+ Đánh giá rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, tỷ lệ
xóa nợ ròng/tổng dư nợ, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ…
+ Đánh giá rủi ro thanh khoản qua: tỷ lệ các khoản vốn vay/tổng tài sản,

tỷ lệ cho vay ròng/tổng tài sản, tỷ lệ vốn bằng tiền/tổng tài sản…
+ Đánh giá rủi ro thị trường qua: tỷ lệ giữa giá trị sổ sách so với giá trị
thị trường dự kiến của tài sản, tỷ lệ của khoản cho vay và đầu tư chứng khoán


16
có lãi suất cố định so với các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất
thả nổi, tỷ lệ giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của vốn cổ phần…
+ Đánh giá rủi ro lãi suất qua chỉ tiêu chủ yếu là tỷ lệ tài sản nhạy cảm
lãi suất/nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.
+ Đánh giá rủi ro vỡ nợ thông qua chênh lệch lãi suất giữa các giấy nợ
do ngân hàng phát hành so với giấy nợ của chính phủ cùng kỳ hạn, tỷ số giữa
giá cổ phiếu ngân hàng/EPS, tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ số nguồn
vốn vay/tổng huy động.
- Thị giá cổ phiếu
Theo Joseph P.Hughes, Loretta J.Mester (2008), PGS.TS Lâm Chí Dũng,
Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh (2009) cũng cho rằng trong điều kiện hoàn hảo,
đối với các ngân hàng thương mại có cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán thì thị giá cổ phiếu cũng được xem là một chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ tiêu này không được
sử dụng phổ biến bởi những sai lệch do thị trường không hoàn hảo, thông tin
bất đối xứng, cũng như mức độ tham gia niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán của các NHTM Việt Nam còn khá thấp.
Ngoài ra cũng theo hướng tiếp cận này, một số nhà nghiên cứu cũng đưa
các mô hình chỉ số để có cách đánh giá toàn diện hơn, chẳng hạn mô hình
CAMELS gồm các tiêu chí: sự phù hợp về vốn (Capital adequacy), chất
lượng tài sản (Asset quality), chất lượng quản trị (Management quatily), mức
sinh lời (Earning), tính thanh khoản (Liquidity), độ nhạy cảm với thị trường
(Sensitivity to market risk).
b. Cách tiếp cận cấu trúc

Bên cạnh các phương pháp phân tích chỉ số truyền thống vốn chỉ phản
ánh, đánh giá hiệu quả bề ngoài và khó lượng hóa, các nhà kinh tế học hiện
đại đã nghiên cứu, phát triển phương pháp phân tích hiệu quả biên để đo
lường hiệu quả và lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
điển hình như Farrell (1957), Charnes, Cooper và Rhodes (1978), Fare,


17
Grosskopf và Lovell (1994)…Từ đó, hiệu quả hoạt động sẽ được xác định
một cách tổng hợp thành một đại lượng cụ thể, rõ ràng.
Với những nền móng cho việc đo lường hiệu quả hoạt động, Farrell
(1957) cho rằng hiệu quả hoạt động của một đơn vị bao gồm 2 thành phần là
hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency), phản ánh khả năng một đơn vị tối đa
hóa đầu ra với đầu vào cho trước hay khả năng tối thiểu hóa đầu vào với một
lượng đầu ra cho trước và hiệu quả phân bổ (allocative efficiency), phản ánh
khả năng một đơn vị kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý. Hai thành
phần này được kết hợp để đo lường tổng thể hiệu quả kinh tế (economic
efficiency) hay hiệu quả toàn phần.
Có 2 hướng tiếp cận để đo lường hiệu quả của một đơn vị là định hướng
đầu vào và định hướng đầu ra.
- Định hướng đầu vào
Theo cách tiếp cận này thì hiệu quả được hiểu là việc tối thiểu hóa các
đầu vào (Input) để sản xuất một lượng đầu ra (Output) cố định.

x2/y
S
P
A

Q


Trong việc nghiên cứu của mình, Farrell (1957) đã sử dụng trường hợp
R

đơn giản nhất với 2 biến đầu vào (x1 và x2) để tạo ra 1 biến đầu ra (y) với giả
Q’

thiết không thay đổi
S’ theo quy mô. Đường đồng lượng đơn vị của DMU được
biểu diễn bằng đường cong SS’. Nếu DMU sử dụng một lượng đầu vào, biểu
A’

x1/y

O

diễn bởi điểm P, để sản xuất ra một điểm đầu ra thì mức độ phi hiệu quả của
DMU được biểu diễn bởi đoạn PQ, hay có thể hiểu đây là lượng đầu vào mà
đơn vị có thể cắt giảm mà không làm ảnh hưởng đến lượng đầu ra. Mức độ


18
phi hiệu quả này thường được thể hiện ở dạng tỷ số PQ/OP và nhận giá trị từ
0 đến 1. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật (TE) của DMU sẽ được tính bằng tỷ số:
Với
DMU được gọi là hoạt động có hiệu quả tối đa khi OQ/OP = 1, tức là P
nằm trên đường đồng lượng đơn vị.
Tỷ lệ phân bổ các yếu tố đầu vào được thể hiện qua AA’, tiếp tuyến với
SS’ tại QQ’. Theo đó, hiệu quả phân bổ (AE) của DMU tại P được thể hiện
qua tỷ số:

Theo đó, QR là khoản chi phí sản xuất có thể cắt giảm nếu sản xuất diễn
ra tại điểm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật (kết hợp thành hiệu quả
toàn phần) Q’ thay vì điểm hiệu quả kỹ thuật Q.
Như vậy, hiệu quả toàn phần (EE) được xác định như sau:
- Định

hướng đầu ra:
Nếu như phương pháp đo lường hiệu quả định hướng đầu vào trả lời cho
câu hỏi: “Có thể cắt giảm một lượng đầu bao nhiêu mà không làm thay đổi
sản lượng đầu ra?” thì phương pháp định hướng đầu ra lại trả lời câu hỏi
ngược lại “ Có thể tạo thêm bao nhiêu sản phẩm đầu ra mà không làm thay
đổi lượng đầu vào cho trước?”.
y2/x
Farrel đã sử dụng 2 biến đầu ra (y1 và y2) và chỉ định một biến đầu vào
D

(x), với giả định không thay đổi theo quy mô, để mô tả phương pháp định
hướng đầu ra này. Theo đó, ZZ’ là đường cong giới hạn khả năng sản xuất và
C

Z nằm dưới đường cong này, hay có thể hiểu là điểm mà tại
điểm A là một điểm
B

đó DMU hoạt động không hiệu quả. Khoảng cách AB chính là mức phi hiệu
B’

quả của DMU, hay chính là lượng đầu ra mà DMU có thể tạo thêm nếu hoạt
A


động với hiệu quả tối đa.
D’
O

Z’

y1/x


19

Như vậy, hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp này được xác định là:
Nếu có các thông tin về giá, ta có thể vẽ được đường DD’ biểu thị
phân bổ hai yếu tố đầu ra, từ đó xác định hiệu quả phân bổ:
Tương tự như trường hợp định hướng đầu vào, BC là sản lượng đầu ra
có thể tạo thêm nếu sản xuất diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ
thuật (kết hợp thành hiệu quả toàn phần) B’ thay vì điểm B.
Như vậy, hiệu quả toàn phần EE được tính bằng tỷ số:
Có thể thấy, trong cả 2 định hướng đầu vào và đầu ra thì EE = TE*AE
hay hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật * hiệu quả phân bổ. Cả 3 chỉ tiêu này
1.2.

đều nhận giá trị từ 0 đến 1.
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG

1.2.1.
a.

THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

Nghiên cứu trên thế giới:
Fadzlan Sufian, Mahamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012),
Determinants of bank performance in a developing economy: Does bank
origins matter?
Nghiên cứu nhằm kiểm tra các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn 2000 –
2008. Mục tiêu của nghiên cứu là để mở rộng các công trình nghiên cứu trước
đây về lĩnh vực ngân hàng Ấn Độ và kiểm tra tác động của các nhân tố đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực
ngân hàng. Bài báo nghiên cứu về cả tác động của các yếu tố bên trong lẫn
các yếu tố bên ngoài như điều kiện kinh tế vĩ mô và cơ cấu thị trường tài


20
chính. Mặc dù đã có những nghiên cứu trước đó như Ataullah và Le (2006),
Bhattacharyya et al (1997), Bodla và Verma (2007), Das và Ghosh (2009)…
nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào công bố kiểm tra lợi thế toàn cầu
trong số các ngân hàng nước ngoài hoạt động tài Ấn Độ. Bài viết nhằm cung
cấp lần đầu tiên bằng chứng thực nghiệm về các tác động của các nhân tố đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Ấn Độ.
Nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm các biến sau: Biến phụ
thuộc là Tỷ lệ lợi nhuận/tổng tài sản (ROA), các biến giải thích gồm các biến
nội sinh và ngoại sinh. Biến nội sinh là rủi ro tín dụng, khả năng tự chủ tài
chính, tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng
tài sản, tổng các khoản cho vay/tổng tài sản, và quy mô ngân hàng. Biến ngoại
sinh gồm có: GDP, tỷ lệ lạm phát hằng năm, tăng trưởng cung tiền, mức độ
tập trung và cạnh tranh, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP. Việc
lựa chọn và đưa ra các biến được giải thích một cách chặt chẽ và kèm theo đó
là các giả thiết nghiên cứu. Sau khi có được mô hình, tác giả đã sử dụng
phương pháp hồi quy bội, các dạng tuyến tính log được chọn vì nó cải thiện

các mô hình hồi quy phù hợp hơn và có thể làm giảm sai lệch. Tác giả áp
dụng phương pháp bình phương bé nhất của mô hình tác động cố định (FEM)
và để kiểm tra độ chắc chắn tác giả cũng đã thực hiện các mô hình hồi quy
bằng cách sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM).
Các mô hình thực hiện khá tốt với hầu hết các biến qua các kiểm tra hồi
quy khác nhau. Khả năng giải thích của mô hình này là khá hợp lý, trị số
thống kê F cho tất cả các mô hình đều có ý nghĩa ở mức 1% và R2 hiệu chỉnh
là khá cao so với các nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích
cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Ấn Độ của các biến chất lượng tín
dụng, khả năng tự chủ tài chính, tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản, tỷ lệ thu
nhập phi lãi/tổng tài sản, quy mô ngân hàng và biến vĩ mô GDP. Các biến có
tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là biến tổng tiền


21
gửi, tổng các khoản cho vay/tổng tài sản và các biến ngoại sinh mức độ tập
trung và cạnh tranh, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP. Đối với
biến lạm phát thì mức độ tác động phụ thuộc vào đó là làm phát được dự kiến
hay không được dự kiến trước bởi các ngân hàng. Bài viết cũng đã có một
nghiên cứu khá thú vị khi so sánh xuất xứ của các ngân hàng có tác động đến
hiệu quả hoạt động của nó hay không? Chẳng hạn ngân hàng nước ngoài tại
Ấn Độ có xuất xứ từ Mỹ, Châu Âu, châu Á…đã có những mức lợi nhuận và
hiệu quả hoạt động là khác nhau.
Nghiên cứu cũng đã đi vào nhìn nhận những hạn chế và đưa ra những
hướng nghiên cứu mới như thêm biến vào mô hình như biến chỉ số thuế, tỷ
giá hối đoái, các quy định, chỉ số chất lượng dịch vụ…Hay kiểm tra sự khác
biệt trong các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng giữa biến nội sinh
và ngoại sinh…Và có thể sử dụng các phương pháp phân tích, đo lường hiệu
quả hoạt động khác như phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), chỉ số sẳn
xuất Malmquist…để kiểm tra sự tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân

b.

hàng Ấn Độ.
Nader Naifar (2010), The determinants of bank performance: an analysis
of theory and practice in the case of an emerging maket
Mục đích của nghiên cứu là nhằm giải thích thực nghiệm các yếu tố
quyết định đến hiệu quả hoạt động ngân hàng sử dụng chuỗi gộp thời gian và
dữ liệu mặt cắt ngang. Phát hiện lý thuyết và hầu hết các nghiên cứu thực
nghiệm tập trung chủ yếu ở thị trường phát triển, do đó, nghiên cứu đã chọn
một thị trường mới nổi, Tunisia, để kiểm tra tính hợp lệ của những nghiên cứu
này. Môi trường kinh doanh Tunisia đang dần thay đổi vì sự cải cách thể chế
đã được thực hiện thành công từ năm 1987. Nghiên cứu này phân tích hiệu
quả hoạt động ngân hàng Tunisia từ năm 1999 đến năm 2007.
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy để khám phá mối quan hệ của các
yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tunisia. Biến phụ


22
thuộc được lựa chọn đại diện cho hiệu quả hoạt động là tỷ lệ lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE). Tác giả đã kiểm
tra ma trận tương quan, xem xét mối quan hệ giữa ROA và ROE cũng như ý
nghĩa của từng chỉ tiêu. Các biến giải thích được đưa vào mô hình đó là: Các
khoản cho vay, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, chi phí hoạt động, tỷ lệ
vốn chủ sở hữu, quyền sở hữu, số cán bộ quản lý. Theo đó là các giả thuyết
được đưa ra. Theo tác giả, các biến có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt
động ngân hàng đó là các khoản cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân
hàng, số cán bộ quản lý. Các biến sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt
động ngân hàng là 2 biến quyền sở hữu và chi phí hoạt động, đối với biến tỷ
lệ thanh khoản tác động có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Tuy nhiên, sau khi
thực hiện hồi quy và kiểm định các giả thiết, chỉ có các biên giải thích có sự

tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Tunisia, đó là biến quyền sở hữu
chi phí hoạt động và tỷ lệ vốn chủ sở hữu, các biến còn lại trong trường hợp
này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê.
Các kết quả nghiên cứu này là rất quan trọng đối với người tham gia thị
trường Tunisia, nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào môi trường kinh doanh
trong trường hợp của một thị trường mới nổi. Do đó, các ngân hàng Tunisia
phải nổ lực để đạt được một quy mô phù hợp bằng cách xem xét sát nhập giữa
ngân hàng trong nước và quốc tế. Ngoài ra, giảm sở hữu nhà nước và mở rộng
với nguồn vốn nước ngoài sẽ khuyến khích đổi mới sản phẩm, hiệu suất ngân
hàng sẽ phụ thuộc vào việc liệu một ngân hàng đặt trọng tâm nhiều hơn vào
việc đa dạng hóa sản phẩm , mở rộng thị phần và tăng sự trung thành của
khách hàng.
Hạn chế của nghiên cứu là chỉ mới xem xét các yếu tố bên trong của bản
thân ngân hàng Tunisia mà chưa xét đến các yếu tố ngành và vĩ mô. Các dữ
liệu sử dụng cho việc phân tích thực nghiệm (chủ yếu là chỉ số tài chính) có
một số hạn chế trong các bằng chứng mà ngân hàng cung cấp vì ngân hàng


23
hoàn toàn dựa trên số liệu kế toán. Một hạn chế khác có liên quan đến tính
toán của biến, đại diện cho các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng. Nếu chúng ta thay đổi công thức tính cho một biến thì kết quả có thể
thay đổi. Hướng phát triển của các nghiên cứu trong tương lai là nên đưa thêm
vào mô hình các biến giải thích và lựa chọn cách tính phù hợp nhất, trong
điều kiện cho phép có thể sử dụng các kỹ thuật khác để đo lường hiệu quả
c.

hoạt động.
Sangeeta D.Misra (2015), Determinants of bank profitability in India
Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra các yếu tố quyết định đến lợi nhuận

của các ngân hàng Ấn Độ. Dữ liệu liên quan được lấy từ 127 ngân hàng trong
giai đoạn 2000 – 2011, trong đó có 26 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, 20
ngân hàng tư nhân, 43 ngân hàng nước ngoài và 38 ngân hàng hợp tác xã.
Nguồn dữ liệu được lấy từ Trung tâm giám sát kinh tế Ấn Độ (CMIE).
Nghiên cứu đã thu thập các kết quả thực nghiệm trước đó về các nhân tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng và tổng hợp thành 3 nhóm yếu tố tác
động chính, đó là: yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng, yếu tố ngành công
nghiệp và yếu tố vĩ mô. Các yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng có thể kể đến
như chất lượng tài sản, quy mô ngân hàng, thu nhập từ lãi và ngoài lãi, tỷ lệ
tiền gửi, vốn chủ sở hữu…Các yếu tố ngành và vĩ mô đó là mức độ tập trung
thị trường, quy mô công nghiệp, trạng thái sở hữu, lạm phát, lãi suất thực và
GDP. Trong nghiên cứu, tác giả lấy ROA và ROE làm đại diện cho lợi nhuận
ngân hàng và 11 biến giải thích đã được đưa vào mô hình gồm: quy mô ngân
hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, cho vay/tổng tài sản, dự phòng rủi ro
tín dụng/tổng tài sản, tỷ lệ tài sản ngắn hạn/tổng tài sản, tiền gửi/tổng tài sản,
thu nhập lãi thuần/tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát,
tốc độ tăng trưởng GDP vã lãi suất thực tế. Các yếu tố về ngành công nghiệp
đã không được tác giả xem xét trong nghiên cứu này.


24
Sử dụng mô hình hồi quy cố định với biến phụ thuộc ROA và ROE cùng
11 biến giải thích để tìm ra các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng Ấn
Độ. Các kết quả của cả 2 mô hình hồi quy cho thấy, chất lượng tài sản, tỷ lệ
cho vay/tổng tài sản, thu nhập lãi thuần/tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi/tổng
tài sản là yếu tố quyết định quan trọng đến lợi nhuận ngân hàng. Riêng đối
với biến phụ thuộc ROA, ngoài các biến kể trên, còn chịu sự tác động mạnh
mẽ của hai biến: quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Kết quả hồi quy
cũng chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Ấn Độ là yếu tố
không có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng.

Nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể về thực nghiệm, chẳng hạn
về thời gian nghiên cứu, đã xem xét cả trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng
kinh tế 2007 – 2008 mà ít có nghiên cứu nào trước đó đã thực hiện. Tiếp đến,
kết quả nghiên cứu là phù hợp và hỗ trợ cho nhiều nghiên cứu quốc tế trước
đây về lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng một lượng mẫu khá lớn và
tập hợp nhiều yếu tố tác động vào xem xét trong mô hình thông qua việc sử
dụng dữ liệu của bảng điều khiển và phương pháp tiếp cận tốt hơn. Mặc dù
vậy, hạn chế của nghiên cứu là đã không bao gồm một số biến khác như tác
động của các vụ sát nhập và mua lại, yếu tố quản trị ngân hàng như kinh
d.

nghiệm, sự độc lập của nhà quản lý và hội động quản trị.
Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác
Các nghiên cứu khác cũng đã được xem xét và làm cơ sở cho việc
nghiên cứu có thể kể đến như nghiên cứu của George Emmanuel Iatridis
(2012), Bank profitability determinants under IFRSs, nghiên cứu của Eze
Simpson Osuagwu (2014), Determinants of bank profitability in Nigeria hay
nghiên cứu của Hassan Ghodrati and Mohammad Ghasemi, Determinants of
Iranian bank profitability.
Nghiên cứu của George Emmanuel Iatridis xem xét tác động của việc
thực hiện IAS 32, IAS 39 và IFRS 7 đối với lợi nhuận của các ngân hàng ở


25
Anh và Hy Lạp trong giai đoạn 2001-2008. Giai đoạn điều tra đã được tách
thành thời kỳ trước, trong và sau khi thực hiện IFRS. Nghiên cứu này tập
trung vào mối liên hệ giữa hiệu quả tài chính và các biến tài chính ngân hàng
liên quan như thanh khoản, rủi ro tín dụng, an toàn vốn, chi phí hoạt động,
quy mô ngân hàng, sử dụng công cụ phái sinh và các biến kinh tế vĩ mô như
lạm phát, GDP, mức độ tập trung công nghiệp. Các kết quả thực nghiệm cho

thấy rằng, trong suốt quá trình điều tra, lợi nhuận của các ngân hàng Hy Lạp
chịu ảnh hưởng của sức mạnh vốn, quy mô ngân hàng, việc sự dụng công cụ
phái sinh và chi phí hoạt động. Nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận của ngân hàng
Anh thì chịu ảnh hưởng bởi chi phí hoạt động, sử dụng công cụ phái sinh và
tính thanh khoản.
Bên cạnh đó, thì nghiên cứu của Eze Simpson Osuagwu (2014) cũng đã
đóng góp lớn vào cơ sở thực nghiệm về nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
ngân hàng khi đưa thêm nhiều biến mới vào mô hình. Biến phụ thuộc là lợi
nhuận ngân hàng, được đại diện bởi 3 chỉ số tài chính là ROA, ROE và NIM,
vì vậy có 3 mô hình hồi quy trong trường hợp này. Các biến giải thích bao
gồm cả 3 nhóm: yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng, đó là chi phí cơ hội của
việc nắm giữ dự trữ với Ngân hàng trung ương, tỷ lệ chi phí hoạt động trên
tổng tài sản, tỷ lệ tổng dư nợ/tổng tài sản, tỷ lệ tổng tiền gửi/tổng cho vay, tỷ
lệ thu nhập ngoài lãi/lợi nhuận hoạt động, tỷ lệ nợ xấu/tổng cho vay, tỷ lệ tiền
gửi kỳ hạn/tổng tiền gửi yếu tố ngành đó là mức độ cạnh tranh và mức độ tập
trung thị trường, yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng lợi nhuận ngân hàng chủ yếu được xác định bởi
các yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng như rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt
động, tỷ lệ tổng dư nợ/tổng tài sản.... Tập trung thị trường có ý nghĩa như một
yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng và tỷ giá hối đoái cũng là một yếu tố


×