Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ hoặc giảm lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH

NGHIÊN CỨU HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
NHẰM TRÁNH BÁO CÁO LỖ HOẶC GIẢM LỢI
NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHĨM
NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH

NGHIÊN CỨU HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
NHẰM TRÁNH BÁO CÁO LỖ HOẶC GIẢM LỢI
NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHĨM
NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG



Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Như Quỳnh


MỤC LỤC
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4

7. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

4

CHƯƠNG 1..................................................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH BÁO CÁO LỖ
HOẶC GIẢM...........................................................................................................................................................8
LỢI NHUẬN.................................................................................................................................................8

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

9

1.1.1. Khái niệm về quản trị lợi nhuận.........................................................................................9
1.1.2. Các lý thuyết nền tảng của hành vi quản trị lợi nhuận.....................................................10
a. Lý thuyết đại diện....................................................................................................................10
b. Lý thuyết tín hiệu....................................................................................................................12
1.1.3. Động cơ của hành vi quản trị lợi nhuận...........................................................................14
a. Động cơ hợp đồng thù lao......................................................................................................14
b. Động cơ giao ước nợ..............................................................................................................14
c. Động cơ thị trường vốn...........................................................................................................15
d. Động cơ pháp lý......................................................................................................................15
1.1.4. Một số kỹ thuật quản trị lợi nhuận...................................................................................16
1.1.5. Một số mơ hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận.....................................................23
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH LỖ HOẶC GIẢM LỢI
NHUẬN

28
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài.....................................................................................................29
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước..............................................................................................33

CHƯƠNG 2................................................................................................................................................37
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU......................................................................................................................37
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠNG TY THUỘC NHĨM NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VN

37


2.1.1. Đặc thù nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam............37
2.1.2. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của các cơng ty thuộc nhóm ngành Xây
dựng được niêm yết trên TTCK trong những năm gần đây....................................................................37
2.2. THIẾT KẾ CÁC NGHIÊN CỨU

39

2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................................39
2.2.2. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu...............................................................................................42
2.2.3. Phương pháp chứng minh giả thuyết................................................................................43


CHƯƠNG 3................................................................................................................................................47
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................47
4.2. ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BĐS

: Bất động sản


CTNY

: Công ty niêm yết

DN

: Doanh nghiệp

HĐKD

: Hợp đồng kinh doanh

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

NQL

: Nhà quản trị

TCNY

: Tổ chức niêm yết

TTCK

: Thị trường chứng khoán

VN


: Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng
3.1
3.2
3.3
3.4

Tên bảng

Trang

Bảng mô tả thống kê sự thay đổi của lợi nhuận
Bảng phân phối tần số, xác suất khoảng lợi nhuận

47

(tránh lợi nhuận giảm)
Bảng mô tả thống kê mức lợi nhuận
Bảng phân phối tần số, xác suất khoảng lợi nhuận
(tránh báo lỗ)

48
54
55



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình

Trang

Phân bố tỉ lệ thay đổi lợi nhuận rịng hằng năm được
3.1.

tính trên tổng tài sản. Độ rộng khoảng phân bố 0.04 và
vị trí của 0 gồm thay đổi lợi nhuận trong khoảng [0;

49

0.04], khoảng thứ hai [0.04; 0.08]
Ba hình phân bố thực nghiệm về thay đổi lợi nhuận
được tính dựa trên tổng tài sản được phân loại theo mơ
hình thay đổi lợi nhuận trước đó của cơng ty. Hình A:
3.2.

phân bố cho những năm ngay sau khi giảm lợi nhuận;

52

Hình B: phân bố cho những năm sau một hoặc hai năm
tăng lợi nhuận; Hình C: phân bố cho những năm sau ba
năm hoặc nhiều hơn ba năm tăng lợi nhuận.
Phân bố lợi nhuận hàng năm được tính trên tổng tài

sản. Độ rộng khoảng phân bố là 0.03. Khi độ rộng
3.3.

khoảng là 0.03, khoảng đầu tiên ở bên phải của 0 có tất
cả các quan sát trong khoảng [0.00, 0.03], khoảng thứ

56

hai [0.03, 0.06), v.v. “Tần số” là số lần quan sát trong
một khoảng lợi nhuận nhất định.
Ba hình phân bố lợi nhuận thực nghiệm được tính dựa
trên tổng tài sản được phân loại theo mơ hình lợi nhuận
trước đó của cơng ty. Hình A: phân bố cho những năm
3.4.

ngay sau khi thua lỗ; Hình B: phân bố cho những năm

58

sau một hoặc hai năm lợi nhuận dương; Hình C: phân
bố cho những năm sau ba năm hoặc nhiều hơn ba năm
3.5.

lợi nhuận dương
Lợi nhuận trung vị từ nhóm quan sát tứ phân vị của
tổng 3 khoản mục: phải thu của khách hàng, hàng tồn

61



Số hiệu
hình vẽ

Tên hình

Trang

kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác, theo giá trị
trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát
Tổng 3 khoản mục: phải trả cho người bán, thuế phải
3.6.

3.7.
3.8.
3.9.

3.10.

trả và các khoản nợ ngắn hạn khác, theo giá trị trung vị
của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát
Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD,theo giá trị trung vị của
lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát
Giá trị thay đổi của vốn lưu động, theo giá trị trung vị
của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát
Giá trị thay đổi của các khoản dồn tích khác, theo giá trị
trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát.
Tổng 3 khoản mục: phải thu khách hàng ,hàng tồn kho
và các khoản tài sản ngắn hạn khác, theo giá trị trung vị

62


64
66
68

70

của mức thay đổi lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát.
Tổng 3 khoản mục: Phải trả cho người bán, thuế phải
3.11.

trả, các khoản nợ ngắn hạn khác, theo giá trị trung vị

70

của mức thay đổi lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát.
Lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo giá
3.12.

3.13.

trị trung vị của mức thay đổi lợi nhuận của mỗi nhóm
quan sát.
Tăng giảm vốn lưu động theo giá trị trung vị của mức
thay đổi lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát

71

72



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp
phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một trong những tiêu chí quan trọng
nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động và triển vọng của một doanh nghiệp là
lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận là mục tiêu, động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
nâng cao năng suất, là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động
đến việc hoàn thiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ý nghĩa quan
trọng đối với nhà đầu tư (NĐT), lợi nhuận cịn đóng vai trị then chốt trong
việc đo lường khả năng quản trị của nhà quản trị (NQL). Dễ dàng nhận thấy
điều này qua việc nhiều công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết sử
dụng chỉ tiêu này để tính tốn mức thù lao, lợi ích mà NQL được hưởng. Các
NĐT thường có xu hướng đầu tư vào các cơng ty có hiệu quả kinh tế và triển
vọng tăng trưởng cao. Chính vì vậy, các công ty, đặc biệt là các công ty niêm
yết thường có xu hướng thổi phồng kết quả kinh doanh trong những giai đoạn
quan trọng để dành được sự quan tâm của NĐT. Ngồi những điều kiện thuận
lợi như quy mơ của cơng ty, lĩnh vực kinh doanh, có nhiều dự án hấp dẫn..,
chỉ tiêu lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng mà phần lớn các NĐT quan
tâm khi để mắt tới cơng ty. Vì vậy vấn đề minh bạch báo cáo tài chính
(BCTC) và chất lượng cơng bố thông tin trên BCTC rất được xem trọng đối
với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và trên thế
giới nói chung. Mặc dù các NQT thường thực hành vi quản trị lợi nhuận theo
những mục đích khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam
nghiên cứu về một ngưỡng lợi nhuận mà nổi bật nhất là ngưỡng 0. Một
ngưỡng lợi nhuận nhạy cảm giữa việc tăng lợi nhuận để nhằm tránh lỗ hoặc
tránh lợi nhuận giảm tại năm báo cáo. Đó chính là khoảng trống nghiên cứu
về hành vi quản trị lợi nhuận, là động lực để tác giả mạnh dạn tìm hiểu về



2
ngưỡng lợi nhuận tại Việt Nam dựa vào nghiên cứu Burgstahler & Dichev [9].
Mặt khác, trong những năm gần đây, một trong những nhóm ngành niêm
yết có tỉ lệ báo lỗ nhiều nhất là ngành Xây dựng. Ngành Xây Dựng Việt Nam
đã trải qua thời kỳ khó khăn trong giai đoạn 2010-2016. Theo Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2014 có tổng cộng 32 doanh nghiệp (DN)
niêm yết trên HNX báo lỗ với giá trị khoảng 643 tỉ đồng, giảm 81,4% so với
năm 2013. Trong số các tổ chức niêm yết (TCNY) lỗ, chiếm tỉ trọng lớn nhất
là ngành xây dựng (trong đó CTCP xây dựng cơng trình ngầm (mã CTN)
chiếm 31,1% tổng giá trị lỗ nhóm này). Vì thế, có nhiều động cơ thơi thúc các
nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận nhằm giúp doanh nghiệp thoát ra khỏi diện
bị cảnh báo lỗ và đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc
tránh làm giảm lợi nhuận nhằm thu hút đầu tư. Và như vậy về lâu dài sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Để
nhận biết được có hay khơng hành vi quản trị lợi nhuận và các phương pháp
điều chỉnh lợi nhuận theo phương pháp nghiên cứu lợi nhuận ngưỡng nhằm
giúp các bên có liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư có nguồn thơng tin chính
xác từ đó đánh giá khách quan về tình hình tài chính của các cơng ty thuộc
nhóm ngành xây dựng niêm yết và đưa ra những quyết định đúng đắn, tôi
chọn đề tài:
“ Nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ hoặc
giảm lợi nhuận của các cơng ty thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm nhận diện và phân tích hành vi quản trị lợi nhuận
nhằm tránh lợi nhuận giảm hoặc báo lỗ trong nhóm ngành Xây dựng tại Việt
Nam bằng cách sử dụng mơ hình phân phối lợi nhuận theo phương pháp tiếp
cận nghiên cứu của Burgstahler & Dichev [9].

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3
Đối tượng nghiên cứu: Hành vi quản trị lợi nhuận nhằm làm tránh báo
cáo lỗ hoặc làm giảm lợi nhuận của các cơng ty thuộc nhóm ngành xây dựng
được niêm yết trên thị trường chứng khoán VN.
Phạm vi nghiên cứu: Thông tin công bố trong BCTC từ năm 2010 - 2016
của 113 cơng ty thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường
chứng khoán VN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng mơ hình phân phối lợi nhuận của Burgstahler và Dichev
[9] làm nền tảng của phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu hệ
thống các cơ sở lý thuyết cũng được tác giả vận dụng. Trên cơ sở lý thuyết chỉ
ra các kỹ thuật có thể vận dụng để quản trị lợi nhuận của các nhà quản trị
công ty. Tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở lập luận logic các
vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu, vận dụng các mô hình đã nghiên
cứu để kiểm định giả thuyết và đưa ra kết luận. Tác giả dựa vào kết quả kiểm
định đưa ra các ý kiến nhằm nâng cao chất lượng thông tin công bố trên
BCTC của các công ty xây dựng niêm yết Việt Nam.
Ngồi ra đề tài cịn sử dụng phương pháp định lượng. Đề tài thu thập
thông tin, số liệu là nguồn thơng tin có liên quan đến BCTC đã kiểm tốn của
các cơng ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam. Số liệu sau khi thu thập được xử
lý bằng Excel và SPSS.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Việc tổng hợp các lý thuyết về quản trị lợi nhuận giúp
người đọc có thể tiếp cận nhanh chóng, một cách có hệ thống và dễ dàng hơn
về hành vi quản trị lợi nhuận. Về phương diện phương pháp nghiên cứu, đề tài
đã sử dụng mơ hình phân phối lợi nhuận Burgstahler và Dichev [9] làm nền
tảng để nghiên cứu về hành vi quản trị nhằm tránh báo lỗ hoặc giảm lợi

nhuận. Đây là một phương pháp nghiên cứu chưa được áp dụng tại Việt Nam,
là một cách tiếp cận mới mẻ và là nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về


4
nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo lỗ hoặc giảm lợi nhuận
tại Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Chất lượng thông tin trên BCTC của DN, đặc biệt là
thơng tin về lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định nhiều bên liên
quan. Kết quả của nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo
cáo lỗ và tránh giảm lợi nhuận của nhóm ngành Xây dựng niêm yết trên
TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2016 giúp cho các đối tượng sử dụng
thơng tin có cách nhìn chính xác hơn chỉ tiêu lợi nhuận của các cơng ty nhóm
ngành xây dựng niêm yết.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được trình bày gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo
cáo lỗ hoặc giảm lợi nhuận.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý và đề xuất từ kết quả nghiên cứu
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước đây
Quản trị lợi nhuận để đáp ứng hoặc đánh bại ngưỡng lợi nhuận đã tạo ra
những nghiên cứu đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt ở Mỹ. Hayn
[31] đã ghi nhận rằng có một điểm không liên tục của lợi nhuận về ngưỡng 0.
Cụ thể, có một số trường hợp lợi nhuận mặc dù dương nhưng nó tập trung
ngay trên ngưỡng 0 (lợi nhuận chỉ lớn hơn 0 một ít), trong khi có ít trường
hợp hơn dự kiến lợi nhuận ở dưới mức ngay dưới 0 (tổn thất nhỏ). Những kết
quả này cho thấy các doanh nghiệp có lợi nhuận dự kiến sẽ giảm ngay dưới
mức 0 sẽ có hành vi quản trị lợi nhuận để giúp họ vượt qua báo lỗ trong năm.

Trong các nghiên cứu tiếp theo, Burgstahler và Dichev [9] cung cấp bằng
chứng cho thấy 8-12% các cơng ty có lợi nhuận giảm nhẹ sẽ có hành vi điều


5
chỉnh lợi nhuận để đạt được lợi nhuận tăng. Tương tự như vậy, 30 - 44% các
cơng ty có khoản lỗ trước khi quản trị lợi nhuận để tạo ra lợi nhuận tích cực.
Họ cũng thấy rằng hai thành phần của lợi nhuận, dòng tiền từ hoạt động và
khoản thay đổi vốn lưu động, đã được sử dụng để quản trị lợi nhuận.
Degeorge et al [19] mở rộng nghiên cứu của Burgstahler và Dichev [9]
bằng cách đưa ra dự báo của các nhà phân tích tài chính như là một ngưỡng
tiếp theo và nhận thấy rằng cần phải tránh báo cáo lỗ là ngưỡng tiếp theo để
nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận, một khi lợi nhuận đã đạt được thì sự
cần thiết phải báo cáo tăng lợi nhuận và mong muốn đáp ứng các dự báo của
các nhà phân tích trở nên có liên quan.
Trong một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Graham et al [26], trên 80%
giám đốc tài chính đã đồng ý rằng việc đáp ứng các ngưỡng lợi nhuận đã giúp
họ xây dựng lịng tin với thị trường vốn và duy trì hoặc tăng giá cổ phiếu.
Ngoài ra, nghiên cứu trước cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy thị
trường có xu hướng phản ứng tích cực với các cơng ty đáp ứng hoặc đánh bại
ngưỡng lợi nhuận và tiêu cực đối với các công ty không đạt được ngưỡng lợi
nhuận này.
Nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự không liên tục trong việc phân phối
lợi nhuận quanh ngưỡng của ba mức chuẩn lợi nhuận: lợi nhuận bằng 0, lợi
nhuận năm trước và dự báo lợi nhuận của các nhà phân tích (như [9], [19],
[31]). Sự gián đoạn trong phân phối lợi nhuận tại các ngưỡng trên đã được
giải thích như là bằng chứng cho thấy các nhà quản trị có khuynh hướng quản
trị lợi nhuận để đáp ứng hoặc đánh bại những chỉ tiêu về lợi nhuận này. Cơ
chế đầu tiên là quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh doanh thực tế
như trì hỗn đầu tư vào R & D, cắt giảm chi phí bán hàng, chi phí quản trị và

chi phí sản xuất chung, sản xuất thừa để giảm chi phí bán hàng và cắt giảm
giá hoặc kéo dài thời hạn tín dụng vào cuối giai đoạn để đẩy nhanh doanh thu


6
[50]. Cơ chế thứ hai là quản trị các khoản thanh toán vốn lưu động để quản trị
lợi nhuận trở lên (như [9],[14],[32],[42]). Cơ chế thứ ba là phân loại các chi
phí chủ yếu sang các khoản mục khơng thường xuyên để tăng lợi nhuận chính
[40].
Phillips et al [43] cung cấp bằng chứng về chi phí thuế hỗn lại hữu ích
hơn so với biến tổng dồn tích và các khoản dự phòng bất thường trong việc
phát hiện quản trị lợi nhuận để tránh sự suy giảm lợi nhuận và để tránh lỗ.
Chỉ có biến dồn tích là hữu ích trong việc phát hiện quản trị lợi nhuận để đáp
ứng dự báo lợi nhuận của các nhà phân tích. Ngồi ra, Caylor [14] thấy rằng
các nhà quản trị sử dụng quyền tự quyết trong cả doanh thu dồn tích (ví dụ:
các khoản phải thu) và lợi nhuận hỗn lại (ví dụ: các khoản thanh toán của
khách hàng) để tránh những bất lợi khơng mong muốn nhưng tìm thấy ít bằng
chứng về việc nhà quản lý sử dụng quyền tự quyết để tránh lỗ hoặc lợi nhuận
giảm.
Quản trị lợi nhuận để đáp ứng hoặc đánh bại ngưỡng lợi nhuận cũng đã
được kiểm tra ở một số nước phát triển khác ngoài Hoa Kỳ. Sử dụng dữ liệu ở
Anh, Gore và các cộng sự [27] nhận thấy rằng lợi nhuận được phân phối liên
tục quanh các mục tiêu cơ bản: mức lợi nhuận, thay đổi lợi nhuận và dự báo
của các nhà phân tích và các khoản dự phịng và chính các khoản dồn tích có
thể điều chỉnh là một ngun nhân quan trọng của sự gián đoạn trong phân
phối lợi nhuận so với mục tiêu cơ bản.
Dựa trên mẫu của các công ty New Zealand, Bennett và Bradbury [12]
tìm thấy sự bất đối xứng trong việc phân phối lợi nhuận liên quan đến ngưỡng
lợi nhuận có liên quan và sự bất đối xứng tồn tại cho ngưỡng lợi nhuận bằng
0. Shuto [46] nhận thấy rằng quản trị lợi nhuận để tránh giảm lợi nhuận được

công nhận rõ ràng hơn trong lợi nhuận của công ty mẹ, so với lợi nhuận hợp
nhất, trong các công ty Nhật Bản trong giai đoạn 1980-1999.


7
Trái với những phát hiện nêu trên, một số nghiên cứu trước đây đã đặt
câu hỏi về tính hợp lệ của bằng chứng về quản trị lợi nhuận để đáp ứng hoặc
đánh bại ngưỡng lợi nhuận. Dechow et al [17] cho thấy rằng quản trị lợi
nhuận không phải là động lực chính của sự đột biến trong phân phối lợi nhuận
khoảng 0. Ngoài ra, họ cho rằng sự lựa chọn niêm yết và mở rộng theo giá trị
thị trường của vốn cổ phần có thể giải thích sự gián đoạn trong việc phân phối
lợi nhuận.
Durtschi và Easton [20] cung cấp bằng chứng cho thấy hình dạng phân
bố tần suất của lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn lựa chọn (tiêu chuẩn
lựa chọn mẫu và sự khác biệt giữa các đặc điểm quan sát ở bên trái của 0 và
quan sát bên phải của 0. Beaver et al [11] lập luận rằng những ảnh hưởng bất
đối xứng của các thành phần lợi nhuận nhất định đối với các công ty có lợi
nhuận và cơng ty thua lỗ góp phần làm gián đoạn việc phân phối lợi nhuận.
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trước xem xét quản trị lợi nhuận để
đáp ứng hoặc đánh bại ngưỡng lợi nhuận đã được tiến hành ở các thị trường
đã phát triển (đặc biệt là Hoa Kỳ). Việc mở rộng các nghiên cứu trước đây
cho các thị trường vốn mới nổi hoặc đang nổi lên không phải là một nhiệm vụ
đơn giản. Thị trường vốn mới nổi đang nổi lên có ít người đăng ký, ít đầu tư
hơn, ít xử lý thơng tin hiệu quả hơn, u cầu cơng bố thơng tin ít hơn và ít
thực thi việc cơng bố thơng tin. Ngồi ra, các quy tắc kế tốn địa phương đang
trong q trình chuyển đổi từ phục vụ mục đích lập kế hoạch quốc gia sang có
thể hữu ích cho các quyết định đầu tư. Do những khác biệt về đặc điểm này,
nên tác giả thận trọng hơn trong việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở các
thị trường phát triển cho các thị trường phát triển và thị trường mới nổi. Do
đó, xem xét việc quản trị lợi nhuận để đáp ứng hoặc đánh bại các ngưỡng lợi

nhuận ở các thị trường như Việt Nam đang được quan tâm đặc biệt. Đề tài sử
dụng phương pháp nghiên cứu Burgstahler and Dichev [9] là một phương


8
pháp hoàn toàn mới tại Việt Nam, nghiên cứu này sẽ giúp cho người đọc có
một cách nhìn mới mẻ trong việc phát hiện các hành vi quản trị lợi nhuận so
với các nghiên cứu trước đây đã từng áp dụng. Tuy nhiên, với nền kinh tế của
Việt Nam thì hạn chế về cỡ mẫu nghiên cứu là một trong nhưng hạn chế đầu
tiên của đề tài.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
NHẰM TRÁNH BÁO CÁO LỖ HOẶC GIẢM
LỢI NHUẬN


9
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
1.1.1. Khái niệm về quản trị lợi nhuận
Hành vi quản trị lợi nhuận đã trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu
sâu rộng trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống
nhất về hành vi quản trị lợi nhuận. Các nhà nghiên cứu thường phát triển định
nghĩa riêng của họ về hành vi quản trị lợi nhuận để phù hợp với mục đích của
họ [42].
Quản trị lợi nhuận (earning management - EM) là sự điều chỉnh lợi
nhuận để đạt được mục tiêu đã đặt ra trước đó của nhà quản trị [7]. Nó là
“một sự can thiệp có tính tốn kỹ lưỡng trong q trình cung cấp thơng tin tài
chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân” . Levitt [8] định nghĩa quản trị

lợi nhuận là một mảng tối mà ở đó, kế toán bị làm sai do nhà quản trị đã “cắt
gọt” các khía cạnh của nó. Vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh mong
muốn của nhà quản trị hơn là phản ánh tình hình tài chính thực của doanh
nghiệp. Các định nghĩa trên đưa ra khái niệm nhưng có phần nhấn mạnh thái
quá đến mặt tiêu cực của quản trị lợi nhuận nên đã được thay thế dần bởi một
quan điểm toàn diện hơn của Haely & Wahlen [33] như sau:
“ Hành vi quản trị lợi nhuận xuất hiện khi các nhà quản trị sử dụng các
xét đốn khi lập và trình bày báo cáo tài chính hoặc thay đổi cấu trúc các
nghiệp vụ kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm cho các đối
tượng sử dụng thông tin trên BCTC hiểu sai về hiệu quả kinh doanh của công
ty hoặc tác động đến các hợp đồng mà có cam kết dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận
kế toán”.
Theo Carmen Joosten [13], lợi nhuận bao gồm dịng tiền từ hoạt động và
dịng tiền tích lũy, ban giám đốc cơng ty có 2 phương thức để điều chỉnh lợi
nhuận:
+ Điều chỉnh lợi nhuận bằng các giao dịch thực (Real earning


10
management): Cơng ty có thể điều chỉnh lợi nhuận thơng qua những chỉnh
sửa từ hoạt động kinh doanh bình thường, vì vậy dịng tiền từ hoạt động kinh
doanh có thể bị ảnh hưởng. Những chỉnh sửa từ hoạt động kinh doanh bình
thường để điều chỉnh BCKQHĐKD này được gọi là điều chỉnh lợi nhuận
bằng các giao dịch thực (REM) [50].
+ Điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (Accrual-based earning
management): Cơng ty có thể thay đổi mức độ dồn tích để có được lợi nhuận
như mong muốn. Việc ban giám đốc sử dụng các ước tính để lập BCTC được
gọi là điều chỉnh lợi nhuận trên cơ sở ước tính (AEM) [33]. Ở Việt Nam, thuật
ngữ Earning Management (EM) được dịch ra với nhiều cách khác nhau như:
điều chỉnh lợi nhuận, quản trị lợi nhuận… Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là

những nghiên cứu của Việt Nam về EM thường đi theo hướng tiêu cực như
những phương pháp để “làm đẹp” BCTC hay “những thủ thuật phù phép
BCTC”. Như vậy, quản trị lợi nhuận đã trình bày ở trên chúng ta có thể thấy
được những đặc điểm chung trong các khái niệm về quản trị lợi nhuận như sau:
- Là hành vi phụ thuộc vào quyết định có chủ ý của nhà quản trị.
- Là sự can thiệp của nhà quản trị làm thay đổi các thông tin trên báo cáo
tài chính.
- Là sự cơng bố thơng tin liên quan đến các thời điểm trình bày báo cáo.
1.1.2. Các lý thuyết nền tảng của hành vi quản trị lợi nhuận
a. Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện được hiểu là một mối quan hệ hợp đồng giữa một
hoặc nhiều người (bên ủy quyền - principals) với một người khác (bên đại
diện - agency) để thực hiện một số cơng việc, và do đó đã chuyển quyền ra
các quyết định cho người đại diện [29]. Mối quan hệ giữa bên ủy quyền và
bên đại diện xuất hiện trong công ty đại chúng là giữa chủ sở hữu và nhà quản
trị [41].


11
Lý thuyết đại diện cho rằng nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định
nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích cá nhân của mình thay vì tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp. Hành vi tư lợi cá nhân của nhà quản trị còn bao gồm cả việc
tiêu thụ một số nguồn lực của doanh nghiệp dưới hình thức bổng lộc và tránh
các nguy cơ rủi ro, theo đó các nhà quản trị sợ rủi ro sẽ bỏ qua các cơ hội
mang lại lợi nhuận mà trong đó các cổ đơng của cơng ty sẽ thích họ đầu tư.
Như vậy, hành vi tư lợi xảy ra khi có sự tách biệt về quyền sở hữu và
quyền kiểm soát hay chính là do mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà quản trị và
các cổ đơng. Nhà quản trị có thể có nhiều động lực để thực hiện hành vi quản
trị lợi nhuận nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Đối với các DN niêm yết,
mối quan hệ giữa cổ đông, NQL và nhà đầu tư luôn là mối quan hệ chủ đạo

trong hoạt động của DN. Đối với cổ đơng, NQL được giao những trách nhiệm
phải hồn thành, cụ thể hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, trong đó, quan
trọng nhất là chỉ tiêu về lợi nhuận tạo ra áp lực lớn mà có thể khiến cho NQL
thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận khi lợi nhuận khơng đạt được như kỳ
vọng. Bên cạnh đó, DN một khi đã niêm yết tức là mong muốn có được cơ
hội tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường một cách dễ dàng hơn. Để có thể
thuyết phục được nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư DN phải chứng minh được triển
vọng về lợi nhuận trong tương lai của DN. Đây cũng là một động lực lớn thúc
đẩy NQL DN có hành vi quản trị lợi nhuận nhằm mục tiêu huy động vốn với
chi phí vốn thấp hơn. Đối với nhóm ngành mang tính thời vụ như ngành xây
dựng, thị trường khơng ổn định thì lợi nhuận có thể giảm mạnh hoặc rơi vào
tình trạng báo động lỗ. Lúc này NQL có thể thực hiện quản trị lợi nhuận để
tránh tình trạng báo lỗ hoặc tránh lợi nhuận giảm để cịn chỗ đứng trên thị
trường chứng khốn. Vì vậy, để giảm thiểu hành vi này các cổ đông nên gắn
kết NQL với lợi ích chung của cổ đơng và doanh nghiệp. Hay các cổ đơng nên
gánh chịu thêm chi phí đại diện (agency cost) như là thưởng cho NQL. Tuy


12
nhiên, vấn đề chi phí đại diện như lương, thưởng có thể là con dao hai lưỡi.
Khi các cổ đơng gánh chịu chi phí đại diện dựa trên kết quả hoạt động kinh
doanh thì các nhà quản trị sẽ cố gắng đạt được kết quả kinh doanh tốt với
mong muốn nhận được lợi ích từ đó. Nếu khơng thể điều hành tốt có thể NQL
sẽ sử dụng các thủ thuật để đạt được mong muốn cá nhân.
b. Lý thuyết tín hiệu
Vào năm 1973, Spence là người tiên phong cho ra đời lý thuyết tín hiệu,
theo lý thuyết này, khi có sự tồn tại của thông tin bất cân xứng, lý thuyết tín
hiệu đưa ra một trạng thái cân bằng trong đó đối tượng có lợi thế về thơng tin
tốt hơn nên cung cấp một số tín hiệu cho các đối tượng khác. Áp dụng lý
thuyết tín hiệu trong thị trường tài chính sự bất cân xứng thơng tin có thể xuất

hiện giữa nhà quản lý và các cổ đông, chủ nợ … Khi đó, theo lý thuyết tín
hiệu, nhà quản trị cần cung cấp thơng tin, tín hiệu cho thị trường để các đối
tượng đánh giá đúng về thực trạng kinh tế của doanh nghiệp.
Lý thuyết tín hiệu cho rằng các quyết định tài chính của cơng ty là các
dấu hiệu được gửi đi bởi các nhà quản lý cho các nhà đầu tư để xem xét
những thông tin phản hồi và dấu hiệu này là nền tảng cho chính sách
truyền thơng tài chính. Lý thuyết tín hiệu giả định rằng các cơng ty
có kết quả hoạt động tốt thường sử dụng thơng tin tài chính như là một cơng
cụ truyền tín hiệu đến thị trường. Do vậy, nhà quản lý có thể có hành vi quản
trị lợi nhuận nhằm đưa ra tín hiệu tốt đên nhà đầu tư trong từng trường hợp cụ
thể.
Đối tượng NQL hướng đến khi thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận chính
là những NĐT. Khi NĐT an tâm từ những tín hiệu tốt mà công ty đưa ra, tỷ suất
sinh lợi của cổ phiếu trong tương lai sẽ lớn hơn do những dự đoán từ những tín
hiệu tốt mà nhà quản lý truyền đạt thông qua chỉ tiêu lợi nhuận tốt.
c. Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction-cost theory)


13
Lý thuyết chi phí giao dịch cung cấp nền tảng lý thuyết cho phương
pháp tiếp cận Burgstahler và Dichev [9] để kiểm tra việc quản trị lợi nhuận
xung quanh các ngưỡng. Lý thuyết chi phí giao dịch cho rằng năng lực trí tuệ
hạn hẹp của các bên liên quan của công ty không cho phép họ xử lý tất cả các
thơng tin có sẵn (như [47],[49]). Do đó, các nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách
hàng và nhân viên lựa chọn một số loại thông tin nhất định (như lợi nhuận
rịng) mà họ cho là phù hợp với mục đích đánh giá. Để đánh giá mức độ báo
cáo lợi nhuận rịng có thể bị ảnh hưởng bởi quản trị lợi nhuận, các bên liên
quan có thể phân tích các báo cáo tài chính của cơng ty. Tuy nhiên, phân tích
báo cáo tài chính rất tốn kém và các bên liên quan thích tìm kiếm những
phương pháp đơn giản hơn như ngưỡng lợi nhuận rịng để quyết định có nên

mua cổ phiếu hay để xác định các điều khoản giao dịch với công ty. Theo lý
thuyết khách hàng tiềm năng, cá nhân đánh giá các lựa chọn thay thế đối với
một số điểm tham khảo nhất định [35]. Các ngưỡng lợi nhuận có thể được
hiểu là các điểm tham khảo [9]. Do đó, các bên liên quan đưa ra quyết định
mua cổ phần hoặc về các điều khoản giao dịch với công ty bằng cách so sánh
việc thực hiện lợi nhuận với các điểm tham khảo.
e. Lý thuyết triển vọng (prospect theory)
Lý thuyết triển vọng có thể giải thích được động lực để các nhà quản trị
đạt được ngưỡng lợi nhuận đơn giản [34]. Tuy nhiên, sự áp dụng lý thuyết
triển vọng trong việc giải thích về quản trị lợi nhuận đã không được nghiên
cứu rộng rãi trong các nghiên cứu trước, ngoại trừ Fiegenbaum [23] ở cấp độ
công ty và Shen and Chih [45] ở cấp quốc gia. Khi nghiên cứu này tập trung
vào ngành xây dựng, lý thuyết triển vọng được kiểm tra khả năng ứng dụng
của nó trong các ngành. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung
vào các biến mức độ công ty và đã sử dụng phân loại ngành và các biến giả
trong phân tích kinh tế lượng của họ để tính đến ảnh hưởng của xây dựng.


14
Điều này không đủ để hiểu mức độ biến động trong hoạt động quản trị lợi
nhuận trong các ngành. Do đó, nghiên cứu này cũng nhằm mục đích điều tra
các yếu tố ngành cụ thể có thể giải thích mức độ biến thiên trong hoạt động
quản trị lợi nhuận trong các ngành.
1.1.3. Động cơ của hành vi quản trị lợi nhuận
Việc thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhằm thu được những lợi ích
nhất định cho doanh nghiệp hay cho nhà quản trị, cũng có thể là nhằm bảo
đảm các hợp đồng mà các điều khoản ràng buộc dựa trên thơng tin kế tốn.
Theo đó, có bốn động cơ chính của hành vi quản trị lợi nhuận được nhắc đến
nhiều trong các nghiên cứu là động cơ hợp đồng thù lao, động cơ giao ước nợ,
động cơ thị trường vốn và động cơ pháp lý.

a. Động cơ hợp đồng thù lao
Nhà quản trị có xu hướng hành động để tối đa hóa lợi ích của mình. Đây
chính là hành vi tư lợi được nhắc đến trong lý thuyết đại diện. Khi hợp đồng
thù lao dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chỉ số
lợi nhuận hoặc doanh thu thì các nhà quản trị sẽ có động cơ để thực hiện hành
vi tư lợi. Watts & Zimmerman [52] cho rằng các nhà quản trị có động lực để
thúc đẩy báo cáo lợi nhuận từ tương lai đến kỳ kế toán hiện hành khi một kế
hoạch giải thưởng tồn tại dựa trên lợi nhuận. Healy [32] cũng đưa ra kết luận
rằng nhà quản trị sử dụng các xét đoán kế toán để tăng lợi nhuận nhằm đạt
được khoản tiền thưởng theo lợi nhuận. Nghiên cứu mới đây của Noronha &
các cộng sự [42] cho thấy động cơ hợp đồng thù lao là động cơ mạnh mẽ nhất
cho hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty đại chúng của Trung Quốc.
b. Động cơ giao ước nợ
Các ngân hàng và chủ nợ thường yêu cầu doanh nghiệp đạt được một kết
quả kinh doanh nhất định thể hiện qua số liệu kế tốn. Nếu doanh nghiệp
khơng thực hiện được như trong giao ước nợ thì sẽ phải chịu áp lực mạnh từ


15
ngân hàng và chủ nợ thông qua việc ngừng cấp vốn hoặc các khoản phạt do vi
phạm giao ước nợ đã kí. Defond & Jiambalvo [18] xem xét một mẫu gồm 90
công ty vi phạm giao ước nợ và thấy rằng các công ty thao tác làm tăng lợi
nhuận một năm trước năm vi phạm. Sweeney [48] sử dụng một mẫu 130
doanh nghiệp vi phạm giao ước nợ, cung cấp bằng chứng cho thấy rằng trong
những năm trước khi vi phạm, các cơng ty phải đối mặt với chi phí cao khiến
họ thao tác bằng cách thay đổi các quy trình kế tốn mặc định của họ để làm
tăng lợi nhuận.
c. Động cơ thị trường vốn
Khi có các áp lực thị trường vốn như để đạt được lợi nhuận mục tiêu,
phát hành cổ phiếu ra công chúng hay hoạt động sáp nhập và mua bán doanh

nghiệp thì có thể sẽ xuất hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Burgstahler &
Dichev [9] cung cấp bằng chứng cho thấy nhà quản trị quản trị lợi nhuận để
báo cáo tăng hoặc tránh lỗ. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng các
cơng ty thực hiện điều chỉnh lợi nhuận trước khi phát hành cổ phiếu ra công
chúng. Tại Việt Nam, Phạm Thị Bích Vân [6] cung cấp bằng chứng cho thấy
phần lớn các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
đều quản trị lợi nhuận trước khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu
(IPO). Cũng có bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp cũng thổi phồng lợi
nhuận nhằm tăng giá cổ phiếu trước hoạt động sát nhập [22].
d. Động cơ pháp lý
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các quy định về pháp lý cũng là động cơ làm
xuất hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Như là quy định các ngân hàng phải
có một khoản tồn quỹ nhất định, hay các công ty bảo hiểm phải có một tình
hình tài chính tốt, hay các doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng thiết bị thì
phải đạt một số chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời nhất định. Với quy định khắt khe
đó có thể dẫn tới các doanh nghiệp trong ngành này khi gặp khó khăn họ có


16
thể sẽ thao tác để đáp ứng quy định. Hoặc quy định về thuế suất lợi nhuận
doanh nghiệp cũng có thể là động cơ gây ra hành vi quản trị lợi nhuận.
Nguyễn Thị Minh Trang [4] cũng cho thấy các doanh nghiệp khơng niêm yết
tại Việt Nam có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận để tiết kiệm chi phí thuế
lợi nhuận doanh nghiệp.
1.1.4. Một số kỹ thuật quản trị lợi nhuận
Tùy theo mục tiêu khác nhau của các nhà quản trị, có thể mục tiêu của
nhà quản trị là điều chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm thuế lợi nhuận doanh
nghiệp phải nộp, có thể mục tiêu của nhà quản trị là tăng lợi nhuận để thu hút
vốn đầu tư, bán cổ phiếu ra thị trường,...mà họ sẽ lựa chọn điều chỉnh giảm
hoặc tăng lợi nhuận Và ở nghiên cứu này thì mục tiêu chính là hành vi quản

trị lợi nhuận để tránh báo cáo lỗ hoặc tránh làm giảm lợi nhuận. Cụ thể các
nhà quản trị có thể lựa chọn một số các kỹ thuật điều chỉnh sau:
a. Vận dụng phương pháp kế toán:
- Tác động đến doanh thu, giá vốn
Chính sách tính giá thành sản phẩm và xác định sản phẩm dở dang: Lựa
chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm và phương pháp đánh giá sản
phẩm dở dang có thể làm thay đổi giá thành, từ đó có thể điều chỉnh giá vốn
hàng bán.
+ Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Việc lựa chọn phương pháp tính
giá thành sản phẩm và phương pháp ước tính giá trị sản phẩm dở dang có thể
làm thay đổi giá thành sản phẩm, dẫn tới có thể điều chỉnh giá vốn hàng bán.
Hiện tại theo Thông tư 200/TT-BTC [1] ngày 22/12/2014 Hướng dẫn chế độ
kế tốn doanh nghiệp (Thơng tư 200), phương pháp tính giá thành gồm những
phương pháp sau:
Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp
mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được


×