Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản yết giá tại sở giao dịch chứng khoán hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.81 KB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy LÊ ĐỨC TOÀN đã tận tình hướng dẫn,
chỉnh sửa, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn Quý thầy cô trường Đại Học Duy Tân đã truyền đạt kiến thức quý
báu cho tôi khi học tại trường.
Lời cảm ơn sau cùng con xin dành cho Cha Mẹ, anh chị em trong gia đình đã hết
lòng quan tâm và động viên con (em).

Tác giả luận văn

Phạm Quỳnh Tân Vũ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng
lặp với các đề tài khác.

Tác giả luận văn

Phạm Quỳnh Tân Vũ


Mục lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính


BCĐKT

: Bảng cân đối kế toán

BCKQKD

: Báo cáo kết quả kinh doanh

BCLCTT

: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BĐS

: Bất động sản

CBTT

: Công bố thông tin

DNNY

: Doanh nghiệp niêm yết

NPT

: Nợ phải trả

SGDCK


: Sở Giao Dịch Chứng Khoán

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TTCK

: Thị trường chứng khoán

UBCKNN

: Ủy ban chứng khoán Nhà Nước

VCSH

: Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
1.2
1.3
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21

Tên bảng

Trang

Bảng tổng hợp đo lường các chỉ số chất lượng
Bảng một số mục thông tin để tính chỉ số phạm vi
Bảng tổng hợp một số nhân tố dự kiến ảnh hưởng đến CBTT
Bảng các nhóm thông tin thuộc BCTC

Bảng mã hóa các biến
Bảng các bộ chỉ mục có mối tương quan
Bảng quy mô doanh nghiệp
Bảng đo lường các biến độc lập
Bảng Chỉ số công bố thông tin của 50 doanh nghiệp niêm yết
Bảng tổng hợp mức độ CBTT của các doanh nghiệp
Bảng chi tiết mức độ CBTT về đặc điểm hoạt động doanh
nghiệp, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ, chuẩn mực và chế độ kế
toán
Bảng chi tiết mức độ CBTT về chính sách kế toán áp dụng
Bảng chi tiết mức độ CBTT về BCĐKT và thuyết minh
BCĐKT
Bảng chi tiết mức độ CBTT về BCĐKT và thuyết minh
BCĐKT
Bảng chi tiết mức độ CBTT về BCĐKT và thuyết minh
BCĐKT
Bảng chi tiết mức độ CBTT về BCKQKD và thuyết minh
BCKQKD
Bảng chi tiết mức độ CBTT của BCLCTT và các nội dung
khác
Thống kê mô tả các biến độc lập
Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình
Bảng phân tích hồi quy
Kiểm định tự tương quan
Bảng phân tích ANOVAb
Bảng phân tích hồi quy sau khi loại trừ biến ROE
Biến loại trừ (Excluded Variableh)
Mô hình tóm tắt (Model Summaryh)
Bảng phân tích ANOVAh
Bảng Kết quả kiểm tra giả thiết phương sai sai số thay đổi

Bảng hệ số (Coeficients8)
Giả thuyết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp

19
24
32
39
44
49
50
52
55
57
58
59
61
63
64
65
66
68
70
71
72
72
73
74
74
75

75
76
77


DANH MỤC CÁC CÔNG THỨC
Số hiệu
công thức

Tên công thức

Trang

1.1

Độ bao phủ (COV)

20

1.2

Độ phân tán (DIS)

20

1.3

Chỉ số độ rộng (WID)

20


1.4

Dấu hiệu kinh tế và chỉ số đo lường (ESM)

21

1.5

Chỉ số quan điểm trích lược (OTL)

21

1.6

Chỉ số độ sâu (DEP)

22

1.7

Độ giàu thông tin (RCN)

22

1.8

Chỉ số chất lượng (QLI)

22


1.9

Chỉ số phạm vi (SCI)

23

1.10

Chỉ số số lượng (QNI)

24

1.11

Chỉ số công bố thông tin (Ij)

25

2.1

Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CBTT

45


1

MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thị trường Bất Động Sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của
nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp đến một lượng tài sản cực
lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân.
Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường
chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước, các hoạt động liên quan
đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế.
Và đối với những nhà đầu tư, BĐS gần như là mối quan tâm thường trực mỗi
khi tiềm lực tài chính được cải thiện hoặc vào lúc cần sắp xếp lại cơ cấu tài sản nắm
giữ. Đặc tính này càng thể hiện rõ hơn khi nền kinh tế có những bước tiến tích cực,
của cải tích lũy của người dân nhiều hơn. Đã có những thời điểm xã hội xem BĐS
như một phương tiện lưu trữ giá trị ưa thích bên cạnh vàng và ngoại tệ mạnh (phổ
biến là đô la Mỹ). Xu hướng tăng giá BĐS cũng là động lực quan trọng khiến thị
trường này ngày càng một sôi động và lấn át các hình thức đầu tư và tiết kiệm
truyền thống.
Ra đời từ giữa năm 2000, TTCK mang lại một phương thức mới để sử dụng
nguồn vốn thặng dư trong xã hội, không chỉ lưu trữ giá trị mà còn có khả năng
mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể trong thời gian ngắn. Trong khoảng 6 năm hoạt
động đầu tiên, TT này chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các tác nhân trong
nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự thăng hoa của TTCK từ nửa cuối năm 2006 và trong
năm 2007, đầu tư trên TTCK thực sự trở thành sự lựa chọn luôn được đưa ra cân
nhắc cùng với BĐS.
Mặc dù vậy, mối quan hệ tương quan giữa BĐS và chứng khoán ở Việt Nam
không thực sự rõ ràng. Các hoạt động có khi cùng chiều, có lúc lại ngược chiều do
chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Khi TTCK rơi vào trạng thái suy giảm, cả
lượng giao dịch và mức giá trên TT BĐS đều suy giảm mạnh, hiện tượng này phần
nào phản ánh tính bầy đàn của công chúng đầu tư.



2

Chính vì vậy, việc công bố thông tin một cách trung thực cấp thiết và đầy đủ,
đặc biệt là thông tin kế toán được trình bày dưới dạng BCTC là một vấn đề vô cùng
quan trọng, không chỉ bởi nó là nhân tố quyết định giúp các nhà đầu tư đánh giá
khách quan nhất trước khi ra quyết định, mà còn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động
và phát triển của TTCK.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu mức độ
công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất Động
Sản yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và viết luận
văn tốt nghiệp.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống cơ sở lý luận về công bố thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng
đến công bố thông tin.
Phân tích, đánh giá mức độ CBTT kế toán của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực BĐS yết giá tại HOSE và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn mức độ CBTT
của các công ty niêm yết.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu CBTT bao gồm đo lường mức độ công bố, các nhân tố
quyết định việc công bố từ BCTC của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
Bất Động Sản được niêm yết trên sàn HOSE.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về mức độ CBTT kế toán, chủ yếu là thông tin thuộc BCTC của
doanh nghiệp và đánh giá thêm một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT, đưa
ra kiến nghị nhằm hoàn thiện và tăng cường mức độ công bố thông tin của các công
ty niêm yết.
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu khai thác từ báo cáo tài
chính 2012 đã kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Hồ Chí Minh.


3

4.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận mục tiêu,
phương pháp thống kê và mã hóa dữ liệu trên BCTC của các doanh nghiệp như sử
dụng phần mềm Excel, SPSS 16.0 và vận dụng phương pháp định lượng để đo
lường mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của
các doanh nghiệp niêm yết. Cụ thể:
- Thu thập BCTC của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán TP HCM
- Thiết lập chỉ số phản ánh mức độ CBTT trong BCTC
- Đo lường mức độ CBTT qua chỉ số CBTT
- Thiết lập các biến, đo lường ảnh hường của các biến mức độ CBTT trong
BCTC của các công ty niêm yết thông qua mô hình hồi quy bội.
5.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công bố thông tin kế toán

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công bố thôngtin kế toán của các doanh nghiệp Bất
Động sản yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và một số kiến nghị.
6.
Tổng quan về đề tài nghiên cứu
CBTT nói chung và CBTT kế toán nói riêng là sự quan tâm hàng đầu của các
nhà đầu tư, các công ty chứng khoán và các đối tượng liên quan khác. Nội dung
CBTT đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia, trong nhiều thời điểm và với phạm vi
khác nhau. Và một trong những nguồn thu thập thông tin để phân tích mức độ
CBTT là Báo cáo tài chính của các công ty.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là mức độ CBTT của các công ty niêm yết hiện nay đang
ở mức độ nào, phải chăng trên TTCK còn tồn tại hiện tượng lãnh đạo doanh nghiệp
che dấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi hoặc cung cấp thông tin
một cách không công bằng đối với nhà đầu tư, và yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp
đến BCTC của công ty niêm yết. Để giải thích cho vấn đề này, có nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước có thể kể đến như sau:
Các nghiên cứu ngoài nước:


4

Hầu hết các chỉ số được sử dụng trong các lý thuyết công bố thực nghiệm cân
nhắc đến phạm vi (hay độ bao phủ) như một sự đại diện cho chất lượng thông tin
(Cooke, 1989) [14]. Các mục thông tin được đo lường trong các biến giả, nếu được
công bố nhận giá trị 1 hay không công bố nhận giá trị 0.
Nghiên cứu cụ thể về mức độ CBTT có thể kể đến nghiên cứu của Urquiza,
F.B, Navarro, M.C.A and Trombetta, M., (2009) [25] đề cập đến vấn đề thiết kế các
chỉ số công bố - có hay không sự khác biệt. Trong đó, tác giả đã hệ thống hóa các
chỉ số dùng để đo lường thông tin công bố dựa trên các BCTC của 35 công ty tại
Tây Ban Nha. Các chỉ số được so sánh và phân tích dựa vào phân tích mô tả và

phân tích tương quan.Và cũng các tác giả trên là Urquiza, F.B, Navarro, M.C.A and
Trombetta, M., (2010) [26] có nghiên cứu cụ thể về lý thuyết CBTT và các cách đo
lường CBTT.
Còn lại phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTT mà chủ yếu tập trung ở các quốc gia Hoa Kỳ và EU. Bắt đầu ở Mỹ
(Louwer, 1996; Gowthorpe và Flynn, 1997), sau đó mở rộng qua các nước Châu Âu
như Đức (Marston và Polei, 2004), Anh (Marston và Leow, 1998; Craven Marston,
1999), và Tây ban Nha (Laurran và Giner,2002). Những phát hiện của các nghiên
cứu này cho thấy sự khác biệt về CBTT chủ yếu là do các nhân tố bao gồm đặc
điểm công ty (tức lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, loại ngành công nghiệp, kích
thước kiểm toán, tính thanh khoản và đòn bẩy), và đặc điểm quản trị công ty (tức là
quy mô của Hội đồng quản trị, thành phần Hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu).
Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT ở các nước đang
phát triển được xem xét trong một vài nghiên cứu như Xiao (2004), Zhang (2007)
và Wang (2008) nghiên cứu ở Trung Quốc, Davey và Homkajohn (2004) nghiên
cứu ở Thái Lan, Hamid (2005) ở Malaysia…
Ngoài ra, có nghiên cứu của Dulacha G Barako về “Determinants of voluntary
disclosure in Kenyan companies annual reports” năm 2007 [18], trong đó nhân tố
ảnh hưởng được phân vào ba loại: Quản trị công ty, các yếu tố liên quan đến cấu
trúc sở hữu và các yếu tố liên quan đến tính chất công ty như quy mô, đòn bẩy tài
chính, mức độ sinh lời, khả năng thanh toán…Trong đó các nhân tố được lý luận
chặt chẽ và logic, có thể được ứng dụng cho nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay.


5

Các nghiên cứu trong nước:
Các nghiên cứu trong nước cũng thể hiện một sự quan tâm sâu sắc của các nhà
chuyên môn đối với vấn đề CBTT kế toán trong BCTC đặc biệt là của các công ty
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT, chưa
có nghiên cứu hệ thống hóa về mức độ CBTT.
Đầu tiên, có thể kể đến nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam” của tác giả
Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) [7] phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT
trực tuyến tại trang web điện tử. Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp ghi
nhận chỉ số công bố tuy nhiên mẫu nghiên cứu chỉ có 50 công ty, một con số khá
nhỏ so với tổng thể hơn 250 doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên mỗi sàn giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong đó, qua phân tích mô hình,
tác giả Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) cho rằng nhân tố khả năng sinh lời và
nhân tố kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ CBTT, còn nghiên cứu của tác giả Lê
Thị Trúc Loan (2012) [5] có kết quả chỉ là khả năng sinh lời là nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ CBTT.
Ngoài ra, năm 2008 tác giả Lê Trường Vinh đã nghiên cứu về tính minh bạch
của thông tin được công bố từ các doanh nghiệp niêm yết. Đề tài “ Các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận
của nhà đầu tư” [10] đi theo một hướng khác, đó là dùng đánh giá của nhà đầu tư
có được qua việc phát bảng câu hỏi để thành lập nên chỉ số đại diện cho mức độ
minh bạch của thông tin. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng thông tin từ báo cáo của các
công ty niêm yết không giới hạn chỉ ở bộ phận nhà đầu tư mà cần có một thang đo
khách quan cho mọi đối tượng sử dụng thông tin. Đây là một hướng mới cho các
nghiên cứu về sau.
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khác trong nước đã đưa ra những nhận
định về thực trạng về CBTT của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay. Trong đó phải
kể đến nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thúy Hằng (2011) [6] “ Thực trạng và giải
pháp cho vấn đề CBTT kế toán của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam” đã đưa
ra cái nhìn chung về những hạn chế của thực trạng công bố hiện tại và có giải pháp


6


khắc phục, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở lập luận lý thuyết, chưa có sự định hướng
rõ ràng, thuyết phục.
Như vậy, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về mức độ CBTT của các doanh
nghiệp, đặc biệt là ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ mới đi sâu vào phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp và hơn hết vẫn chưa thống
nhất về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT, có thể do nguyên nhân về đo lường hoặc
do chọn mẫu.
Và hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập tới mức độ CBTT của một
ngành cụ thể ví dụ như ngành kinh doanh bất động sản.
Do đó, kế thừa các nghiên cứu trước đây, kết hợp với cơ sở lý thuyết về CBTT
và các quy định hiện hành của Việt Nam về CBTT sẽ làm cơ sở để hình thành luận
văn với đề tài: “ Nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản yết giá tại sở giao dịch chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh”

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN.
1.1.1. Khái niệm về công bố thông tin
Theo quan điểm của Bộ Tài Chính, được thể hiện trong sổ tay công bố thông
tin dành cho các công ty niêm yết, công bố thông tin được hiểu là phương thức để
thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và
công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời. Trong
định nghĩa này, chúng ta thừa nhận minh bạch thông tin “ là sự công bố thông tin


7


kịp thời và đáng tin cậy, cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá
chính xác về tình hình và hiệu quả của một đơn vị, hoạt động kinh doanh và rủi ro
liên quan đến các hoạt động này”( Theo International Finance Coporation, public
disclosure and transparency, Yeveran, May 2006)
Cụ thể hơn, “công bố thông tin kế toán (Accounting Disclosures) là toàn bộ
thông tin được cung cấp thông tin qua hệ thống các báo cáo tài chính của một công
ty trong thời kỳ nhất định ( bao gồm cả các báo cáo giữa niên độ và báo cáo
thường niên)” [6].
Công bố thông tin bao gồm hai loại là các công bố bắt buộc và các công bố tự
nguyện hay không bắt buộc. Công bố bắt buộc (Madatory Disclosure) là những
công bố kế toán được yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của một quốc gia
hoặc một vùng lãnh thổ. Những công bố này phải được trình bày theo những quy
định của Luật kinh doanh, Uỷ ban chứng khoán, Các cơ quan quản lý về kế toán,
GAAP và sự lựa chọn của doanh nghiệp, không bắt buộc. Có nghĩa là một công ty
có thể hoặc không cần phải công bố các thông tin kế toán mà luật pháp không yêu
cầu. Theo Adina P. and Ion P. (2008) [11], công bố tự nguyện chỉ như là các thông
tin được cung cấp thêm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thông tin bên
ngoài doanh nghiệp như các nhà phân tích tài chính, các công ty tư vấn, các nhà đầu
tư là các tổ chức…Theo xu hướng hiện này thì các công bố tự nguyện đang thu hút
mối quan tâm lớn của người sử dụng thông tin vì tính ảnh hưởng của nó, và các
công ty cũng ngày càng được khuyến cáo là sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi công
bố các thông tin dạng này.
Công bố thông tin là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến công bố hiệu
quả các nguồn lực của xã hội và giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanh
nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp ( Adian, Ion2008). Chính vì thế mà mọi nền kinh tế, tác động của hành vì công bố thông tin, đặc
biệt của các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán là vô cùng
to lớn. Ảnh hưởng này không chỉ giới hạn ở tầm vi mô trong tình hình tài chính của
từng đơn vị, từng nhà đầu tư mà lan rộng trong cả nền kinh tế. Đó là lý do vì sao mà
các nghiên cứu về công bố thông tin, tác động và các yếu tố ảnh hưởng không



8

ngừng được thực hiện bởi các nghiên cứu trên khắp thế giới. Việc nghiên cứu ảnh
hưởng của việc công bố thông tin kế toán đến việc ra quyết định vẫn đã và đang là
mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà
quản trị doanh nghiệp không chỉ ở các nước phát triển mà còn cả các nước đang
phát triển.
Các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt của các doanh nghiệp niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán có thể tiếp cận qua nhiều kênh như website của các
doanh nghiệp, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng… Nguồn thông tin mà
các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý… có thể sử dụng bao gồm một hệ thống đa
dạng các báo cáo thường niên, báo cáo công bố thông tin bất thường khi niêm yết,
khi tái chào bán chứng khoán hoặc có các sự kiện bất thường xảy ra trong quá trình
hoạt động của đơn vị… (được trình bày ở phụ lục 3- Bảng tổng hợp các phương tiện
CBTT)
Như vậy, CBTT kế toán là việc công khai thông tin hoạt động kinh tế tài chính
của doanh nghiệp, được cung cấp thông qua các BCTC của các DNNY trong một
thời kỳ nhất định và các thông tin khác về hoạt động có thể ảnh hưởng đến hoạt
động của doanh nghiệp. Để đơn giản, thuận tiện trong việc nghiên cứu, các vấn đề
về CBTT dưới đây được hiểu là CBTT kế toán mà chủ yếu là CBTT thuộc BCTC
của doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại công bố thông tin
Có thể phân loại thông tin công bố trên thị trường qua nhiều tiêu thức sau:
1.1.2.1. Phân loại thông tin theo tính chất bắt buộc hoặc tự nguyện
Thông tin bắt buộc
Là các thông tin mà công ty niêm yết bắt buộc phải công bố theo quy định của
các văn bản pháp luật của một quốc gia, như Luật doanh nghiệp, Chuẩn mực kế
toán, Chế độ kế toán và các quy định về công bố thông tin của UBCKNN và
SGDCK.

Thông tin tự nguyện
Là các thông tin mà các doanh nghiệp niêm yết tự nguyện công bố ngoài các
thông tin bắt buộc công bố để các nhà đầu tư, đối tượng sử dụng thông tin có thể
hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cũng như hoạt động của doanh nghiệp.Việc CBTT
tự nguyện nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thông tin như các nhà đầu tư, các


9

công ty tư vấn, các nhà phân tích…Và chỉ khi việc CBTT mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới sẵn sàng công bố.
1.1.2.2. Phân loại thông tin theo tính chất định kỳ hoặc bất thường
Thông tin định kỳ
Các loại thông tin kế toán công bố định kỳ thường là : BCTC năm, BCTC bán
niên, BCTC quý ( nếu có). Việc lập BCTC tuân thủ theo quy định tại quyết định số
12/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính quy định về chế độ kế toán
doanh nghiệp, Luật kế toán , các chuẩn mực kế toán…
Thông tin bất thường
Bao gồm CBTT bất thường theo quy định như tài khoản của công ty tại ngân
hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa và CBTT
bất thường theo yêu cầu gồm thông tin mà công ty niêm yết phải công bố khi nhận
được yêu cầu của UBCKNN, SGDCK trong các sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư…
1.1.2.3. Phân loại thông tin theo mức độ xử lý
Thông tin ban đầu
Là những BCTC do doanh nghiệp công bố trên thị trường. Đây là những thông
tin sơ cấp mà người sử dụng có thể có được mà chưa qua phân tích.
Thông tin đã được xử lý
Là những thông tin được thống kế lại từ những thông tin ban đầu nhằm nhiều
mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ như thông qua phân tích các chỉ số trên BCTC

của doanh nghiệp để đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp…Việc xử lý
thông tin sơ cấp để thành các đánh giá hoặc báo cáo chung thường được thực hiện
bởi các nhà đầu tư hoặc các chuyên gia phân tích trên thị trường.
1.1.2.4. Phân loại theo phạm vi bao quát
Thông tin đơn lẻ của từng nhóm chứng khoán
Thông tin ngành, thông tin nhóm ngành
Thông tin nhóm cổ phiếu đại diện và tổng thể thị trường
Thông tin của SDGCK hay cả quốc gia, thông tin có tính quốc tế
1.1.2.5. Phân loại thông tin theo thời gian
Thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin dự báo cho tương lai
Thông tin theo thời gian (phút, ngày…..)
Thông tin tổng hợp theo thời gian (tuần, tháng, quý, năm…)
1.1.2.6. Phân loại theo nguồn thông tin
Thông tin trong nước và quốc tế
Thông tin của các tổ chức tham gia thị trường: Tổ chức niêm yết, công ty
chứng khoán và thông tin của SGDSK.


10

Thông tin tư vấn của các tổ chức tư vấn đầu tư và tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, truyền hình, mạng
Internet…).

1.2. YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.2.1. Yêu cầu công bố thông tin kế toán trong chuẩn mực kế toán
Trong IASB Framework- Khuôn mẫu lý thuyết, yêu cầu đối với thông tin được
công bố thể hiện cụ thể tổng hợp trong bốn tính chất quan trọng của thông tin kế
toán:
- Tính có thể hiểu được (understandability)

Người lập BCTC giả định rằng người sử dụng có một kiến thức nhất định về
kinh doanh, các hoạt động kinh tế và kế toán. Tuy nhiên, không có nghĩa là các
thông tin phức tạp nhưng thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử
dụng lại có thể không trình bày trên BCTC với lý do là chúng được cho là quá khó
hiểu đối với người sử dụng.
- Tính thích hợp (Relevance)
Thông tin được cho là thích hợp khi nó ảnh hưởng đến quyết định của người
sử dụng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai, xác định hay
điều chỉnh các đánh giá trong quá khứ của họ. Thông tin thích hợp chịu ảnh hưởng
bởi bản chất và tính trọng yếu của nó:
Về bản chất, trong một vài trường hợp chỉ riêng bản chất cũng đủ để xác định
tính thích hợp của chúng. Ví dụ, báo cáo của một chi nhánh mới có thể ảnh hưởng
đến việc đánh giá rủi ro và cơ hội mà đơn vị đang đối mặt, không cần xét đến tính
trọng yếu của kết quả đạt được của chi nhánh mới trong kỳ báo cáo. Trong trường
hợp khác, cả bản chất và mức trọng yếu của thông tin đều quan trọng.Ví dụ, giá trị
của mỗi loại hàng hóa tồn kho đều quan trọng đối với doanh nghiệp.
Về tính trọng yếu, thông tin được xem là trọng yếu nếu thiếu hay sai lệch
thông tin có thể ảnh hưởng đến người sử dụng khi họ dựa trên BCTC để ra quyết


11

định kinh tế. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục, hay sai sót được
đánh giá trong từng trường hợp cụ thể.
- Tính đáng tin cậy (Reliability)
Để hữu ích, thông tin phải đáng tin cậy, thông tin đạt chất lượng đáng tin cậy
khi chúng không có các sai sót hay thiên lệch trọng yếu và được trình bày trung
thực. Để đạt chất lượng đáng tin cậy, thông tin cần:
+ Trình bày trung thực (Faithful representation) các nghiệp vụ hay sự kiện
theo đúng nội dung xảy ra hay dự đoán hợp lý. Cần lưu ý, phần lớn các thông tin tài

chính có thể trình bày thiếu trung thực không phải vì thiên lệch mà do khó khan
trong việc xác định nghiệp vụ hay sự kiện cũng như đo lường giá trị của nghiệp vụ.
+ Tôn trọng nội dung hơn hình thức (Substance over form)
Các nghiệp vụ hay sự kiện phải được tính toán và trình bày theo nội dung và
tính chất kinh tế chứ không phải đơn thuần theo hình thức pháp lý. Nội dung và
hình thức pháp lý không phải lúc nào cũng nhất quán.
+ Khách quan (Neutrality): Thông tin trình bày trên BCTC phải khách quan,
không bị xuyên tạc. Thông tin không được trình bày nhằm đạt được kết quả đã được
xác định trước.
+ Thận trọng (Prudence): Người lập BCTC phải đối mặt với các trường hợp
không chắc chắn. Thận trọng là việc cân nhắc trong các điều kiện không chắc chắn.
Nguyên tắc thận trọng không cho phép khai thiếu tài sản và thu nhập hay khai
khống nợ phải trả và chi phí.
+ Đầy đủ (Completeness): Thông tin trình bày trên BCTC phải đầy đủ trong
giới hạn của tính trọng yếu và chi phí. Việc thiếu thông tin có thể dẫn đến thông tin
sai lệch hay chệch hướng và thông tin có thể trở nên không đáng tin cậy hay không
thích hợp.
- Tính có thể so sánh được (Comparability)
Người sử dụng BCTC phải có thể so sánh các BCTC của một đơn vị trong
một khoản thời gian nhằm xác định xu hướng về tình hình tài chính và kết quả hoạt
động các đơn vị khác nhau với nhau nhằm đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt
động và sự thay đổi tình hình tài chính của các bên.


12

Vì vậy, việc đo lường và diễn giải tác động tài chính của các nghiệp vụ và sự
kiện phải được thực hiện một cách nhất quán trong toàn đơn vị, qua các thời kỳ
khác nhau cũng như giữa các doanh nghiệp khác nhau. Tuân thủ theo các IFRS, việc
công bố các chính sách kế toán sử dụng bởi các đơn vị cũng sẽ giúp nâng cao khả

năng có thể so sánh được của thông tin.
Ngoài ra, theo Chuẩn mực kế toán VAS 01- Chuẩn mực chung, các yêu cầu
về thông tin kế toán được trình bày tóm lược nhưng vẫn thể hiện tính tương đồng
cao với chuẩn mực kế toán quốc tế:
Thứ nhất là trung thực, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và
báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện
trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thứ hai là khách quan, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và
báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
Thứ ba là đầy đủ, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ
kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
Thứ tư là kịp thời, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
Thứ năm là dễ hiểu, các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài
chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu
là người có hiểu biết về kinh doanh, kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình.
Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình
trong phần thuyết minh.
Thứ sáu là có thể so sánh, các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán
trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính
toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong
phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa
các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin
dự toán, kế hoạch.
Để trở nên hữu ích, thông tin tài chính phải thể hiện từng tính chất trong một
chừng mực tối thiểu.Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính chất sơ
cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên hơn.


13


Hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những tính chất
khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin.
1.2.2. Yêu cầu công bố thông tin trong báo cáo tài chính
Theo VAS 01: Chuẩn mực chung cũng quy định rõ các yếu tố cơ bản của báo
cáo tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng
cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các
yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình
hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.
Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, Thu nhập khác, Chi phí và Kết
quả kinh doanh.

Tình hình tài chính

Tải sản

Nợ Phải trả

Vốn chủ sở hữu

Tình hình kinh doanh

Doanh thu và Thu nhập khác

Chi phí

Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính

Ghi nhận tài sản


Ghi nhận nợ phải trả

Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác

Ghi nhận chi phí
Bên cạnh chuẩn mực chung quy định các yếu tố của BCTC thì chuẩn mực 21:
Trình bày BCTC quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc
lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo
tài chính, kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.


Yêu cầu lập và trình bày BCTC

Trung thực và hợp lý:
Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn
mực kế toán.

Nguyên tắc lập và trình bày BCTC gồm:
Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, bù trừ, có thể só sánh.

Kết cấu và nội dung chủ yếu của BCTC


14

Những thông tin chung về doanh nghiệp cần phải được trình bày trong từng
BCTC.
Kỳ báo cáo.
Kết cấu và nội dung bảng cân đối kế toán.

Kết cấu và nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Kết cấu và nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kết cấu và nội dung của bản thuyết minh BCTC.
1.2.3. Yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
Đối với công ty niêm yết, khi mà đối tượng chủ sở hữu được mở rộng đồng
thời khoảng cách giữa chủ sở hữu và quản lý trở nên lớn hơn, áp lực CBTT tăng lên
nhiều lần. Để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, sự phát triển bền vững của thị
trường và đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà Nước , Luật chứng khoán yêu cầu một
sự CBTT cao hơn. Cụ thể:
Các yêu cầu của CBTT được quy định lần đầu tiên tại Thông tư 57/2004/TTBTC.Thông tư 38/2007/TT-BTC đã quy định cụ thể hơn các yêu cầu của việc
CBTT. Đến thông tư 52/2012/TT-BTC càng nhấn mạnh việc CBTT phải đảm bảo
tính đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật, hoạt động CBTT
phải do giám đốc hoặc người ủy quyền CBTT thực hiện, giám đốc hoặc tổng giám
đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được ủy quyền.
Thông tư 52/2012/TT-BTC quy định cụ thể là:
- Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của
pháp luật.
- Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty
hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Người đại diện theo pháp
luật của công ty phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ về
thông tin do người được ủy quyền công bố thông tin công bố.
- Trường hợp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền
công bố thông tin, công ty đại chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán, công
ty quản lý quỹ phải đăng ký một (01) người được ủy quyền thực hiện công bố thông
tin theo phụ lục I kèm theo Thông tư này. Trường hợp thay đổi người được ủy
quyền công bố thông tin phải thông báo bằng văn bản cho UBCKNN, SGDCK ít
nhất năm (05) ngày làm việc trước khi có sự thay đổi.


15


- Trường hợp có bất kỳ thông tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán thì
người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền công bố thông
tin phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ,
kể từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK.
- Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo
UBCKNN, SGDCK về nội dung thông tin công bố, cụ thể như sau:
+ Công ty đại chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán, công ty quản lý
quỹ khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN, SGDCK,
TTLKCK khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN đối với
những thông tin phát sinh từ SGDCK, TTLKCK.
+ Tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán thành viên, công
ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng dạng đóng và công ty đầu tư chứng khoán
đại chúng khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN,
SGDCK.
+ Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm công bố thông tin về hoạt động của quỹ
đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do mình quản lý theo quy định
của pháp luật có liên quan. Trường hợp công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng thì
phải thực hiện trách nhiệm công bố thông tin áp dụng cho công ty đại chúng.
- Ngày công bố thông tin là ngày thông tin xuất hiện trên phương tiện công bố
thông tin, ngày báo cáo về việc công bố thông tin là ngày gửi fax, gửi dữ liệu điện
tử (qua email hoặc qua hệ thống công nghệ thông tin tiếp nhận báo cáo), ngày
UBCKNN; SGDCK nhận được thông tin công bố bằng văn bản.
- Ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin trên thị trường Chứng khoán Việt
Nam phải là Tiếng Việt. Trường hợp pháp luật quy định công bố thông tin bố sung
bằng ngôn ngữ khác, ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin bao gồm Tiếng Việt và
ngôn ngữ khác theo quy định.
- Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, các đối tượng
công bố thông tin theo quy định tại Điều 1 Thông tư này phải đồng thời báo cáo và
có văn bản giải trình cho UBCKNN; SGDCK (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng

ký giao dịch).


16

- Các đối tượng công bố thông tin thực hiện bảo quản, lưu giữ thông tin đã báo
cáo, công bố theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Ảnh hưởng của thông tin kế toán đối với người sử dụng
Nhìn chung, thông tin kế toán chính là cầu nối giữa công ty với các đối tượng
sử dụng thông tin khác nhau, kể cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các thông
tin kế toán sẽ ảnh hưởng phần lớn đến các quyết định của chủ doanh nghiệp và ảnh
hưởng đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp: thông tin kế toán giúp cho nhà quản lý đánh giá được
kết quả hoạt động trong kỳ, tốc độ tăng trưởng so với kỳ trước, tình hình thực hiện
so với kế hoạch đã đề ra…Từ đó, có những quyết định phù hợp đối với doanh
nghiệp như xây dựng kế hoạch cho kỳ kế tiếp, vạch ra các chiến lược kinh doanh
hoặc có các biện pháp để tăng cường quản trị công ty (về lợi nhuận hoặc chi phí).
- Đối với các tổ chức niêm yết: Việc công bố thông tin một cách chính xác,
đầy đủ và kịp thời sẽ khẳng định uy tín của công ty trên thị trường. Một doanh
nghiệp CBTT thiếu minh bạch, không thống nhất sẽ làm giảm sút niềm tin của nhà
đầu tư và làm hình ảnh của công ty xấu đi. Tuy nhiên, do công ty niêm yết chính là
người quyết định sẽ đưa thông tin nào ra thị trường và mức độ CBTT đến đâu, nên
dựa vào kẽ hở của Nhà Nước, một số công ty chỉ công bố các thông tin có lợi cho
doanh nghiệp nhằm thu hút tối đa các nhà đầu tư hoặc giảm thiểu rủi ro tài chính.
- Đối với nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng: là đối tượng mà các doanh
nghiệp niêm yết hướng đến vì nhà đầu tư là những người có vai trò quyết định quan
trọng đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư, thông tin chính là cơ sở
hình thành nên quyết định đầu tư. Từ những thông tin thu thập trên thị trường, nhà
đầu tư sẽ theo dõi, nhận định và phân tích thông tin để đi đến quyết định đầu tư cho
riêng mình. Một thị trường với hệ thống CBTT từ tổ chức niêm yết chặt chẽ và hiệu

quả sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư.
- Đối với cơ quan quản lý: Thông qua hoạt động CBTT, các cơ quan quản lý
và điều hành thị trường có thể đảm bảo được tính công khai, công bằng và hiệu quả
các hoạt động giao dịch. Ngoài ra, thông qua các tác động của thị trường, các tổ
chức niêm yết buộc phải nâng cao trách nhiệm và hoạt động của mình.
1.3. ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH
NGHIỆP


17

1.3.1. Một số lý thuyết về đo lường mức độ công bố thông tin
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT, trong đó có một số ít nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT của doanh nghiệp tại TTCK Việt Nam như bài viết của tác giả Đoàn Nguyễn
Trang Phương (2010), Lê Thị Trúc Loan (2012).
Từ các nghiên cứu trước, đặc biệt là phương pháp được Fracisco, Maria và
Marco [19] sử dụng nghiên cứu “ Thiết kế các chỉ số công bố - có hay không sự
khác biệt? ” lấy báo cáo tài chính được công bố bởi các doanh nghiệp, ba chỉ số sau
để đo lường mực độ công bố thông tin:
- Chỉ số chất lượng
- Chỉ số phạm vi
- Chỉ số số lượng
1.3.2. Các chỉ số đo lường mức độ công bố thông tin
1.3.2.1. Chỉ số chất lượng
Chỉ số chất lượng được thiết kế theo Beretta và Bozzolan (2005) hướng tới cả
số lượng và chất lượng của thông tin hiện hành được công bố bởi các công ty, phân
biệt hai phương diện được đo lường bởi hai chỉ số khác nhau: Chỉ số số lượng có
liên quan và chỉ số giàu có của thông tin, được hệ thống trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp đo lường chỉ số chất lượng

Các chỉ số thành phần
Chỉ số số
Chỉ số
chất

lượng liên
quan (RQT)

(OLS) (kích thước và ngành nghề của biến độc lập)
Độ rộng
(WID)

lượng
(QLI)

Phần dư chuẩn hóa của một hàm hồi quy kích thước

Chỉ số giàu có

Độ bao phủ (COV)
Độ phân tán (DIS)
Các dấu hiệu kinh tế đo lường (ESM):

của thông tin

Độ sâu

Loại đo lường (tài chính hay phi tài

(RCN)


(DEP)

chính, định lượng hoặc không thể định
lượng) và dấu hiệu kinh tế (tích cực,
tiêu cực hay trung bình ). Tài liệu đầu
ra (OTL): tình hình kinh doanh hiện


18

tại, các giả thiết, kỳ vọng quản trị, kế
hoạch hành động, các quyết định, sự
kiện đã xảy ra.
- Chỉ số số lượng liên quan (RQT) được tính toán bởi sự khác nhau giữa công
bố thực hiện và công bố kỳ vọng, nó được ước tính thông qua phần dư được chuẩn
hóa của hồi quy OLS, sử dụng kích cỡ và ngành công nghiệp như một biến độc lập.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm thể hiện sự ủng hộ cho ảnh hưởng của cả kích cỡ,
ngành công nghiệp trong công bố. Sự khác nhau giữa số lượng của thông tin được
công bố và giá trị mong đợi của nó càng lớn thì chỉ số giá trị càng cao trong nghiên
cứu.
- Chỉ số độ giàu của thông tin (RCN): mục đích để nhắm đến chất lượng công
bố. Nó bao gồm hai phương diện khác: độ rộng và độ sâu của thông tin.
+ Độ rộng (WID) phụ thuộc vào cả độ bao phủ (COV) của những chủ đề quan
trọng (chủ đề được công bố ít nhất một lần được chia thành tổng số chủ đề được
xem xét) và độ phân tán (DIS) của sự công bố (dùng để đo lường sự tập trung của
các mục đích được công bố).Các công bố hiện tại được phân loại vào tài khoản – đề
nghị trong báo cáo của Jenkins (AICPA, 1994). Những mục đích được chọn:

Chiến lược


Bối cảnh ( bao gồm 4 mục: cấu trúc tài chính, cấu trúc hợp nhất, cấu
trúc tổ chức và quá trình hoạt động )

Môi trường bên ngoài ( bao gồm 4 mục: chính trị, kinh tế, các yếu tố
tài chính và xã hội, chủ đề môi trường, khía cạnh công nghiệp và phát luật).
Độ bao phủ và phân tán được đo theo cách sau:
( công thức 1.1)

(công thức 1.2)
Với:


19

mang giá trị 1 nếu báo cáo thường niên của công ty i công bố các thông
tin hiện hành về chủ đề j và 0 nếu ngược lại.
là số thông tin được công bố trong chủ đề j (số câu) được chia cho tổng số
công bố của công ty i (tổng số câu mang thông tin hiện hành), st là số chủ đề (9 chủ
đề).
Giá trị của phương tiện độ rộng được tiếp cận như là ý nghĩa số học của giá trị
độ bao phủ và độ phân tán.
(Công thức 1.3)
Cả độ bao phủ và độ phân tán được kết hợp tạo ra độ giàu của thông tin. Theo
giả thiết rằng số chủ đề được công bố cao hơn sẽ dẫn đến tăng độ rộng từ đó tăng độ
giàu của thông tin. Đồng thời, số lượng thông tin cung cấp ở mỗi chủ đề càng cao
thì chất lượng thông tin sẽ càng cao thay cho việc chỉ công bố một vài đơn vị thông
tin trong chúng (tính phân tán cao hơn). Vì phương tiện độ bao phủ (COV) được
xây dựng trên những cách tương tự như hầu hết các chỉ số được chấp nhận trong các
nghiên cứu lý thuyết trước, sự đo lường này cũng được kiểm tra một cách độc lập,

để mở rộng sự so sánh với các chỉ số khác.
+ Độ sâu (DEP) phụ thuộc vào loại đo lường được sử dụng trong một đơn vị
thông tin (MRS), trong mối liên hệ của các dấu hiệu kinh tế của các mục được công
bố (ES) và trong quan điểm tóm tắt sơ lược (the outlook profile) của thông tin được
công bố (OLT). Các câu chứa thông tin về phương pháp đo lường và các dấu hiệu
kinh tế, cũng như thông tin về các hành động, các chương trình hay bất kỳ thông tin
nào cũng hữu dụng cho việc dự báo phải đóng góp cho chất lượng công bố của công
ty trên toàn cầu. Vì thế, những đặc trưng này được mong đợi để tăng độ giàu của
thông tin.
Đầu tiên, dấu hiệu kinh tế và chỉ số đo lường (ESM) được tính toán như sau:
(Công thức 1.4)
Với:


×