Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nguyễn văn vĩnh là ai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.38 KB, 17 trang )

“Nguyễn Văn Vĩnh là ai?” thực chất là một cuốn sách tập hợp rất nhiều bài viết của
nhiều tác giả, trong nước có, nước ngoài có, thế hệ trước có, thế hệ sau cũng có. Chủ
biên cuốn sách là ông Nguyễn Lân Bình – cháu nội của cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Cuốn
sách được Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2013, dung lượng 374 trang (kể cả
bìa). Tính ra thì đây là lần đầu tiên tôi may mắn đọc được cuốn sách này. Vì thú thật
là trước khi tiếp cận với môn Lịch sử Báo chí Việt Nam, tôi không hề biết “Nguyễn
Văn Vĩnh là ai?”. Sau này, khi tìm hiểu môn học, hầu hết sinh viên, kể cả tôi cũng chỉ
biết đến Nguyễn Văn Vĩnh qua một vài thông tin mờ nhạt, thoáng qua. Các tài liệu,
giáo trình thông thường chỉ nhắc đến ông với vài ba chi tiết, đại loại như ông được
xem là “ông tổ của nghề báo ở Bắc Kỳ”, là người có công trong việc truyền bá chữ
Quốc ngữ và là chủ bút của một tờ báo nổi tiếng Bắc Kỳ lúc bấy gìơ – tờ Đông
Dương Tạp Chí. Kiến thức, hiểu biết về ông chỉ có bấy nhiêu thôi, xem ra nó vô cùng
hạn hẹp so với những gì mà một sinh viên chuyên ngành Báo chí cần biết.
Cuốn sách “Nguyễn Văn Vĩnh là ai?” đã “khai sáng” đầu óc cho những sinh viên Báo
chí chúng tôi. Dù ít dù nhiều, chúng tôi cũng đã bổ sung thêm cho mình những kiến
thức vô cùng bổ ích, đặc sắc và thú vị về cuộc đời của một con người “lộng lẫy nhưng
nhiêu khê”. Tuy dung lượng khá dày nhưng do bản thân cuốn sách là tập hợp những
bài viết độc lập, riêng lẽ của nhiều tác giả với nhiều thái dđộ khác nhau, đề cập đến
những khía cạnh, góc khuất khác nhau nên bản thân tôi rất lấy làm hào hứng khi đọc.
Đọc xong một bài, ghi chép lại, muốn thì đọc thêm bài nữa, không thì ngày sau đọc
tiếp. Đặc biệt, giữa các bài tuy độc lập nhưng lại có những điểm chung nhất định,
chẳng hạn như nhìn nhận về một vấn đề, một khía cạnh với hai con mắt khác nhau.
Điều đó hết sức thú vị với tôi, vì khi đọc xong, tôi có thể tự làm cho mình một bản so
sánh để có một bức tranh tổng thể, toàn diện, đa chiều về “một người Nam mới”.
Cuốn sách gồm 20 bài viết nhỏ, độ dài ngắn khác nhau. Có bài tập trung nói về cuộc
đời, sự nghiệp Nguyễn Văn Vĩnh, có bài bàn về những góc khuất, những khía cạnh
mới lạ, có bài viết về những người con của ông mà trước giờ chúng ta ít khi được biết.
Bài đầu tiên mang tính chất giới thiệu chung, khái quát: “Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Văn
Vĩnh”, được lấy từ nguồn BBT.Tannamtu.com. Bài viết giới thiệu về thân thế, học vấn
và nghiệp công chức cùng với sự nghiệp văn hóa – chính trị - xã hộ của ông Vĩnh.
Theo đó, “ông Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15/6/1882 tại Phượng Dực, Thường Tín,


Hà Tây – nay là huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Thân phụ ông là Nguyễn Văn Trực, thân
mẫu không rõ tên. Khi còn nhỏ, thân phụ ông chuyển ra sinh sống ở số nhà 46 phố
Hàng Giấy, Hà Nội. Gia đình cho ông đi chăn bò thuê ngoài bãi Long Biên”.
Có thể thấy Nguyễn Văn Vĩnh vốn không phải xuất thân trong một gia đình danh gia
vọng tộc. Nhưng bù lại, ông sở hữu một trí tuệ mà không phải người thường nào cũng
có. Mục “Học vấn và nghiệp công chức” có ghi rõ rằng: Năm lên 8 tuổi, ông làm việc
kéo quạt máy cho lớp học của người Pháp dạy. Năm 10 tuổi, nhà trường cho phép ông
thi cùng học viên của lớp học và ông đã đỗ thứ 12 trong tổng số 40 học viên nhưng vì
còn quá nhỏ nên ông phải học lại từ khóa đầu. Kết thúc khóa học, Nguyễn Văn Vĩnh
đỗ đầu (thủ khoa). 7 năm sau, ông đã “tự tốt nghiệp phổ thông” bằng việc mua và tự
học bộ sách giáo khoa tiếng Pháp. Trước đó hai năm, ông đã được đưa đi làm thông
ngôn ở Tòa sứ Lào Cai (1897). 18 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh lập gia đình và sau đó được
điều về Tòa sứ tỉnh Bắc Ninh. Bước ngoặc của cuộc đời ông có lẽ xuất hiện năm 24
tuổi khi ông được cử đi Hội chợ thuộc địa tại thành phố cảng Marseilles. Từ sau Hội


chợ này, Nguyễn Văn Vĩnh đã “giã từ” nghiệp công chức của mình để bắt đầu con
đường làm báo đầy chông gai, thử thách (phần này được đề cập khá rõ ràng, cụ thể
trong những bài viết sau). Mục “Sự nghiệp văn hóa, chính trị, xã hội” có ghi: Chính
Nguyễn Văn Vĩnh là người đã đệ đơn xin nhà cầm quyền thành lập trường Đông Kinh
Nghĩa Thục ở số 10 phố Hàng Đào do cụ Lương Văn Can làm Thục trưởng. Trong
Đông Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn Văn Vĩnh là người dạy môn chữ Quốc ngữ và Pháp
văn. Trong cuộc đời của mình, Nguyễn Văn Vĩnh đã từng làm chủ bút của 7 tờ báo
lớn nhỏ. Tờ đầu tiên là Đăng Cổ Tùng Báo – tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc Kỳ hợp tác với Francois Henry Schneider, tờ nổi tiếng nhất là Đông Dương Tạp Chí
(1913) và tờ cuối cùng là L’Annam Nouveau (1931). Để phục vụ cho sự nghiệp làm
báo của mình, Nguyễn Văn Vĩnh đã thực hiện việc dịch các tác phẩm văn hóa từ chữ
Nôm ra chữ Quốc ngữ, từ Hán văn ra Quốc ngữ, từ Pháp văn ra Quốc ngữ và từ Quốc
ngữ ra Pháp văn từ khi còn rất trẻ. Tổng số đầu sách ông đã dịch khoảng 30 tác phẩm
của 20 nhà bác học, nhà khoa học, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình nổi tiếng
châu Âu, trong đó có ba tác phẩm gần gũi với bạn đọc là: Tập truyện thơ ngụ ngôn

của La Fontain, Tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victor Hugo và Ba chàng
Ngự lâm pháo thủ của Alexander Dumas.
Tuy tồn tại với vai trò là một nhà báo tự do nhưng thực chất Nguyễn Văn Vĩnh là
người hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Ông tự nhận mình là “Người Nam mới”
(Tân Nam tử), có quan điểm đối lập với Nhà cầm quyền và hệ thống chính trị. Chính
vì vậy mà chính quyền đã đưa ông vào tầm ngắm và đến năm 1935, họ quyết định dập
tắt ngòi bút của Nguyễn Văn Vĩnh bằng cách xiết nợ. Trong số ba điều kiện mà Chính
phủ bảo hộ đưa ra, Nguyễn Văn Vĩnh đã chọn con đường sang Lào tìm vàng để trả nợ
chứ nhất quyết không nhận lời cộng tác với chính quyền. Cuộc đời ông kết thúc trong
chuyến đi này. Ngày 1/5/1936, sau một đêm mưa gió, người ta tìm thấy Nguyễn Văn
Vĩnh “một mình một thân trên con thuyền độc mộc giữa dòng sông Sê Băng Hiêng,
toàn thân tím đen nhưng trên tay vẫn giữ chặt cái bút và tay kia là quyển sổ đang viết
dở. Họ đã đưa ông vào trạm y tế xã Sê Pôn nhưng vô vọng. Nhà chức trách báo rằng
Nguyễn Văn Vĩnh chết vì sốt rét”.
Cuộc đời của một con người tài năng, nhiệt huyết chấm dứt kể từ đây. Cảnh đưa tang
Nguyễn Văn Vĩnh thật vô cùng xúc động (các bài viết sau này cũng có đề cập đến
cảnh đưa tang). Do toàn bộ tài sản của ông đã bị phát mại, gia đình li tán nên Hội Tam
điểm đã đứng ra lo toan, từ việc chuyển thi hài về Hà Nội đến việc tổ chức tang lễ, cả
việc trúc trực bên linh cữu hai đêm một ngày. Hàng vạn người đến tiễn đưa “Người
công dân vĩ đại” về nơi an nghĩ cuối cùng, có sáu bài điếu văn được đọc trước khi hạ
huyệt, trong đó không thể không nhắc đến đoạn điếu văn của ông Delmas, Chủ tịch
Hội quyền con người, chi nhánh Hà Nội: “...Ông là người đã tìm thấy những kho báu
quý hiếm nhất, còn hơn cả những đống hạt vàng ghê tởm. Ông đã để lại phía sau một
hàng ngũ hậu thế đông đảo, những người học trò, những người bạn chân thành ngập
trong tang thương. Cả một dân tộc biết ơn những công lao do ông để lại, một công
lao không có sự lầm lỗi và một quá khứ không có vết nhơ”.
Sau phần giới thiệu khái quát tiểu sử Nguyễn Văn Vĩnh là lời tựa do chính Nguyễn
Văn Vĩnh viết trong cuốn sách Tam Quốc Chí diễn nghĩa – cuốn sách do Phan Kế
Bính và ông cùng dịch từ Hán văn ra Quốc ngữ. Người ta thường hay nói Nguyễn
Văn Vĩnh là người có công rất lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ đến rộng rãi

quần chúng nhân dân. Theo ông, “Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở như chữ
quốc ngữ... Chữ quốc – ngữ thời nay người An. Nam ta cũng đã nhiều người học lắm.


Nên vui thay! Xưa kia đàn ông ta vùi mài bao nhiêu lâu, tốn bao nhiêu cơm cha mẹ
mới cầm được quyển sách,... thế mà nay không những là anh em mình, nào đàn bà
nào con gái, cho trí trẻ con, cũng đã cầm được quyển sách, mà đọc chữ nào biết chữ
ấy quả là ngấm nghía vào trong lòng trong ruột... Chữ đâu mà hay thay! Mà dễ đọc
thay! Gốc hai mươi ba chữ, năm dấu soay vần, mà tiếng nước Nam bao nhiêu cũng
viết được đủ. Chữ quý hóa chưa! Học vài ba tháng mà tay đã cầm được quản bút, đến
chốn chẳng cần ai! Nhưng ngặt vì một nỗi, chữ thì dễ đọc, ai cũng biết rồi, nhưng lấy
sách đâu mà đọc. Hết Cung – Oán đến Truyện – Kiều, bất quá được vài mươi quyển,
người đọc nhanh ra không đầy ba ngày hết sách” (Tam Quốc Chí diễn nghĩa – Hà
Nội – Imprimerie – express 1909).
Có thể thấy, Nguyễn Văn Vĩnh vô cùng coi trọng chữ Quốc ngữ và tha thiết mong
muốn đưa nó đến gần với mọi người. Lời tựa cũng cho thấy cách lập luận vô cùng sắc
sảo, chặt chẽ, khúc chiết của Nguyễn Văn Vĩnh. Điều này giải thích tại sao ông lại trở
thành một nhà diễn thuyết được đông đảo quần chúng ngưỡng mộ như vậy (phần này
có đề cập trong những bài viết sau).
Tiếp tục đề tài Nguyễn Văn Vĩnh và chữ Quốc ngữ còn có bài viết của TSKH.
Nguyễn Đình Đăng: “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông
Nguyễn Văn Vĩnh”. Theo TS. Đăng, “chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong
vòng một ngàn năm, mãi đến tận đầu thế kỷ thứ XX, Alexander de Rhodes đã sang
Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624-1630). Ông là người có công rất lớn
trong việc La – mã hóa tiếng Việt... Alexander de Rhodes đã xuất bản “Bài giảng giáo
lý Tám ngày” đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt – La – Bồ đầu tiên vào
năm 1651 tại Rome... Sự ra đời của chữ Quốc ngữ là một quá trình lâu dài, cùng với
nhiều người phương Tây, nhiều người Việt Nam, nhiều phong trào yêu nước, tiến bộ ở
Việt Nam đã có đóng góp lớn trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ, trong đó nhà báo
Nguyễn Văn Vĩnh có vai trò rõ rệt”.

TSKH. Nguyễn Đình Đăng đã đánh giá “nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh có vai trò rõ rệt”
trong việc phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ. Vậy rõ rệt ở chỗ nào? Ở đây, TS.
Đăng chủ yếu nhìn nhận thông qua vấn đề dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp của
Nguyễn Văn Vĩnh.
Phần tiểu sử đã đề cập đến sự việc Nguyễn Văn Vĩnh sang Pháp dự Hội chợ triển lãm
Marseilles. TS. Đăng nói thêm, “Tại đây, ông đã được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và
báo chí. Ông còn là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội Nhân quyền Pháp. Trở về
Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do... Ông
là người đầu tiên dịch ra chữ Quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp... và
cũng là người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp”. Bản dịch Truyện Kiều của
Nguyễn Văn Vĩnh được đánh giá rất cao, TS. Đăng cho rằng “Bản dịch Kiều của ông
Vĩnh rất đặc sắc vì ông không chỉ dịch cả câu mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ
các tích cổ gắn với nghĩa đó – một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương
Việt Nam (bằng chữ Nôm), Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm
được... Ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn
hóa phương Tây trong dân Việt, và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp
nhận chữ Quốc ngữ. Năm 1915, vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khóa thi ở Bắc Kỳ.
Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khóa thi này ở Trung Kỳ và đến năm
1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp
– Việt. Ngày 18/9/1924, Toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc
ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học... Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô


cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh vô hình chung đóng vai trò một nhà văn
hóa lớn của dân tộc Việt Nam”.
Đến đây, ta đã phần nào hiểu được vì sao người ta bảo Nguyễn Văn Vĩnh có công
trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ. Tiếc là đi cùng với công lao to lớn ấy, bài viết
cũng đề cập đến cái chết bi thương của một cuộc đời “lộng lẫy nhưng nhiêu khê”.
Tiểu sử cũng đã có nói qua, nhưng TS. Đăng đã nói về cái chết Nguyễn Văn Vĩnh với
một cái nhìn thấm đẫm sự thương cảm, nuối tiếc và kính phục. “Trong tay ông lúc đó

vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự
bằng tiếng Pháp: ‘Một tháng với những người tìm vàng’. Khi đoàn tàu chở chiếc
quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ, hàng ngàn người dân Hà Nội
đứng chờ trong sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để tiễn
đưa ông – con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi đã góp phần
làm cho chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt... Tôi đã vẽ bức tranh ‘Sự
ra đời của chữ Quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh’ với lòng
ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam – Alexander de
Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh”.
Bài viết tiếp theo ghi lại khá đầy đủ, chi tiết, cụ thể về nhân vật Nguyễn Văn Vĩnh, từ
thân thế, tiểu sử đến sự nghiệp của ông, đó là “Những ghi chép của nhà văn Vũ
Bằng”. Bài viết gồm năm phần nhỏ: Dấu nhà, Nhà diễn thuyết, Nhà diễn thuyết (tiếp
theo), Xuất dương và Nhà viết báo. Trong đó, phần Dấu nhà chủ yếu ghi lại cảnh đưa
tang và đánh giá công lao của Nguyễn Văn Vĩnh, không khác mấy những bài viết
trước: “Cái mà ông đứng làm tiêu biểu một cách rõ rệt, đó là một phương pháp, mà
phương pháp đó cũng không phải ông tạo ra đâu, nhưng chính là do sự kết hợp của
nhiều đức tính thượng đẳng và bác tạp, đồng thời ông lại đem khuyếch trương
phương pháp đó ra, làm cho nó hoàn toàn, luôn luôn cón những kết quả mới mẻ, ông
đem cá tính của ông hòa trộn vào phương pháp đó và truyền cho nó một thứ đẹp lạ
lùng”. Có một điểm mới trong phần viết của Vũ Bằng là ông đã đề cập đến những
bình luận tiêu cực mà người đời dành cho Nguyễn Văn Vĩnh: “Có người... gác hẳn
cái đời viết báo 30 năm của ông ra để nhất định nhận với mình rằng ông chỉ là một
nhà văn và họ ngây thơ phê bình từng chữ... Có người quên hẳn cả cuộc đời chính trị
sôi nổi của ông bảo ông là ‘một nhà buôn, óc quen tính sự lỗ, lời, nghĩ chuyện ăn
thua’. Có người cho ông là một nhà làm việc ‘đời ông không có cái thi vị đủ cho ta
say mê hoặc có phong thái đủ cho ta cảm phục’. Có người trách ông mới quá, bạo
quá... Trái lại, có người cho rằng ông tồn cổ một cách sai lầm...”. Quả thật, những
bài viết trước ta chỉ thấy họ khen, bây giờ mới thấy hóa ra cũng có nhiều người chê
đến vậy. Đúng như Vũ Bằng nhận xét “những lời bình luận về Nguyễn Văn Vĩnh thật
sôi nổi và bác tạp, đúng cũng có nhiều, nhưng sai cũng không phải ít”. Theo Vũ

Bằng, Nguyễn Văn Vĩnh là người “mắc cái bệnh hoạt động ngay từ khi còn ít tuổi”,
bên cạnh đó, ông còn rất thông minh, mà sự thông minh ấy như thế nào thì những bài
viết trước cũng đã đề cập rất chi tiết. Hơn nữa, Nguyễn Văn Vĩnh vô cùng hiếu học,
“ông là người hiếu học đệ nhất. Bấy giờ chưa có thư viện, các sách Tây còn hiếm mà
ông đã mua đủ các sách báo của Pháp để xem, đọc báo, xem sách suốt ngày... Muốn
đi chơi khuya đến mấy giờ sáng thì đi, nhưng cứ về đến nhà, nằm lên giường, là ông
phải đọc một cuốn sách gì, nếu không thế thì không ngủ được”. Một người tài giỏi,
thông minh và hiếu học đến thế cớ sao lại có nhiều lời bình luận tiêu cực? Vũ Bằng
gọi đó là “một cuộc đời lộng lẫy mà nhiêu khê”.


Phần thứ hai trong bài viết mang tên “Nhà diễn thuyết”, phát họa lại hình ảnh ông
Vĩnh khi diễn thuyết cho dân chúng nghe (chủ yếu là bằng tiếng Pháp). Qua đây, ta
thấy được hình ảnh một nhà diễn thuyết nhiệt tình, gần gũi, nói dễ nghe, dễ hiểu, được
mọi người hết sức tung hô, tán thưởng. “...Ông dùng lời nói hùng hồn, dáng điệu thực
thà, tự nhiên, duyên dáng của ông để làm cho người ta vui vẻ mà phấn khởi... Ông nói
thao thao bất tuyệt và có khi không ngại tranh luận một lúc với hai ba người. Ai nói
đứng đắn, ông trả lời đứng đắn, ai cười cợt, ông biến báo và có ngay những lời nói
ngộ nghĩnh và châm chọc... Thoạt đầu, ai cũng tưởng ông là một người bộp chộp...
Thế nhưng mà không. Có một câu gì khó hay ai có một trường hợp gì khó giải quyết
mà hỏi ông, ông biên vào trong trí và về suy nghĩ tìm tòi kỳ cho được một câu trả lời
xác thực. Thế rồi sau đó vài hôm, dăn bảy bữa,... người hỏi nhận được của ông một
bức thư chứa đựng hoặc một phương pháp giải quyết cảnh ngộ, hoặc cách diễn dịch
một câu văn khó hiểu, hoặc một chữ Nam dùng để giải cho thật đúng một chữ trong
văn Pháp”. Thật hiếm thấy nhà diễn thuyết nào nhiệt tình như ông. “Ông nói dễ dàng
và tìm những chữ thông thường để diễn tả một cách khoa học những điều rất khó nói.
Lời ông không chậm mà cũng chả mau, vừa vừa, nhưng khi đến đoạn chính của vấn
đề thì giọng nói cũng như lời văn của ông sôi nổi, đầm ấm và mau hơn một chút”.
Cũng trong phần này, nhà văn Vũ Bằng có trích dẫn một số đoạn diễn thuyết của ông
Vĩnh. Vũ Bằng ghi rằng “ông rất chịu khó sưu tầm các phong dao tục ngữ, các câu

hát nhà quê, những câu hát gặt lúa, dặm vè, phường nón, phường vải, vân vân, và tất
cả những cái đó, ông gọi chung là “nền văn chương truyền khẩu của Bắc Kỳ” (La
Littérature orals du Tonkin)”. Hai bài diễn thuyết được trích dẫn, một bài nói về
phong tục của các nước trên doanh hoàn, những sự tín ngưỡng và cả cái trí óc thông
minh của con người ta nữa, một bài bàn về luân lý và khoa học như gọi hồn những
người thống trị và cản những người bị trị trên toàn cầu.
Phần thứ ba của bài viết cũng là “Nhà diễn thuyết”. Vì sao Vũ Bằng lại phân “Nhà
diễn thuyết” thành hai phần? Vì “diễn thuyết bằng tiếng Pháp như thế cũng chỉ có
thể có ích một thiểu số người Việt Nam, một thiểu số may mắn theo kịp phong trào
mới, nghe và hiệu được chữ Lang – sa. Vả chăng, có nhiều vấn đề đem bàn không cần
thiết cho người Pháp lắm, nói tiếng Pháp không lợi gì. Nguyễn Văn Vĩnh tổ chức
những cuộc nói chuyện bằng tiếng Nam để trực tiếp với đại chúng và những cuộc nói
chuyện này càng nhiều hơn những cuộc nói chuyện bằng tiếng Pháp”. Như vậy, phần
“Nhà diễn thuyết” này là diễn thuyết bằng tiếng nước Nam.
Phần “Xuất dương” (đi nước ngoài) khá thú vị. Các bài viết trước đã đề cập việc
Nguyễn Văn Vĩnh đi Pháp dự hội chợ triển lãm năm 24 tuổi nhưng không kể rõ chi
tiết ngọn nguồn. Vũ Bằng đã kể lại chuyện này khá đầy đủ. Ban đầu, khi “Đông Kinh
Nghĩa Thục gặp một hồi vấp váp, Nguyễn Văn Vĩnh không thể làm việc gì khác được
ngoài việc đi làm kiếm mỗi tháng lấy 12 đồng để sống một cách có thể gọi là kham
khổ ở cái căn nhà tối tăm nhỏ bé ở số 39 phố hàng Mã Mây... Sợ rằng cứ sống như
thế rồi cái chí của mình cũng đến tiêu ma, Nguyễn Văn Vĩnh xoay cách hoạt động:
ông lấy ngọn bút làm lợi khí để nói rõ ý tưởng của mình, để hô hào quốc dân, để bênh
vực đồng bào ta. Ba chữ ký ‘Tân Nam tử’ bắt đầu xuất hiện từ đó...”.
Sống cầm cự trong tình thế như vậy, ông “bao giờ lại dám có ý tưởng đứng chủ
trương riêng một tờ báo cho mình... Thì may sao, giữa lúc đó Pháp mở ra cuộc đấu
xảo Mạc – xây”. Chuyến đi này đã thay đổi cuộc đời ông. “Những điều trông thấy”
của Nguyễn Văn Vĩnh có ích như thế nào thì sau này ta sẽ thấy, “chỉ biết rằng, ngay
khi bước chân xuống Cảng để đáp tẩu vượt trùng dương, cái mầm làm báo đã nảy nở



mạnh trong ông và, chả biết hữu ý hay vô tình, ông đã thành một nhà phóng sự. Bài
phóng sự thứ nhất của ông là một bài kiểu Notes de voyage của Alberl Londres viết
bằng thơ (trong sách có trích dẫn). Nhiều người đọc xong mỉm cười cho rằng “đây là
một lối văn quá thực thà, vần điệu dớ dẩn, mà nhiều đoạn tối nghĩa là khác nữa...
Nhưng có ai biết rằng, muốn làm được một bài văn như thế, vào khoảng 1906, người
ta đã khó khăn biết bao nhiêu và phải gắng sức biết bao nhiêu”.
Sau khi “xuất dương”, Nguyễn Văn Vĩnh thực sự trở thành một “nhà viết báo”. Theo
Vũ Bằng, “Nguyễn Văn Vĩnh viết báo viết báo hồi chưa đi Pháp, nhưng hồi đó chỉ là
viết chơi, chứ thực chưa có ham thích gì cả. Muốn thấy cái tài viết báo của ông chớm
nở như thế nào phải đợi đến lúc ông tạm bỏ cái xứ sở này để vượt trùng dương đi
nước ngoài, mắt trông thấy nhiều điều lạ, tai nghe thấy nhiều điều lạ, nhất nhất cái gì
cũng đến làm xáo lộn giác quan và ý nghĩ của ông. Trong tập thư trác của ông và
cuốn nhật ký ông còn để lại, nhiều đoạn có giá trị như những bài báo của một người
đã lành nghề: sự nhận xét và cách diễn đạt ý kiến thực lanh lên, ý nhị và mới mẻ”.
Như vậy có thể nói rằng chuyến đi Pháp đã mang đến cho Nguyễn Văn Vĩnh cái
duyên làm báo thật sự, “Nguyễn Văn Vĩnh không ngớt đọc báo và dù công việc đấu
xảo cực kỳ bận rộn, ông cũng cố để thì giờ đi thăm những nhà báo Pháp và bài tường
một cuộc đi thăm đó cho Phạm Duy Tốn đã cho ta thấy chưa bước chân hẳn vào nghề
ông đã say mê nghề như thế nào”.
Khép lại “Những ghi chép của nhà văn Vũ Bằng”, chúng ta lại bắt gặp một câu
chuyện khác, rất thú vị và thu hút bởi vì nó là những dòng tâm sự của một người rất
hâm mộ cụ Nguyễn Văn Vĩnh, nó cũng là bài viết duy nhất có sự so sánh giữa
Nguyễn Văn Vĩnh với một nhân vật nổi tiếng không kém – ông Phạm Quỳnh. Đó là
bài viết “Văn thi sĩ tiền chiến Phạm Văn Vĩnh” của tác giả Nguyễn Vỹ, trích trong
“Văn thi sĩ tiền chiến, Chứng dẫn một thời đại”, NXB Văn học năm 2007. Bài viết
gồm năm phần nhỏ, trong đó phần đầu gần giống như nhật ký. Tác giả kể lại những
kỷ niệm về cuộc gặp gỡ trực tiếp với cụ Nguyễn Văn Vĩnh và đó quả nhiên là một kỷ
niệm vô cùng đẹp. “Hồi hãy còn là một sinh viên bé nhỏ, tôi đã coi Nguyễn Văn Vĩnh
như bậc Đại Nhân, siêu quần bạc tụy, tài trí vô song”. Lòng ngưỡng mộ của tác giả
với cụ Vĩnh quả không hề nhỏ. Đến nỗi có lần đang ngồi trên vỉa hè, vô tình “người

bạn chỉ một ông to béo, mặc âu phục trắng đội mũ trắng bự giống cái ‘mũ thuộc địa',
ngồi trên chiếc xe môtô kềnh càng, nổ bình bịch và kêu rầm rầm... tôi vui sướng vô
cùng. Tôi đã thấy mặt nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh... Tôi chỉ thấy ông Nguyễn Văn Vĩnh
có một lần ấy thôi. Nhưng hình ảnh của ông nhà văn to lớn kia đã in sâu vào trong trí
nhớ của tôi...”. Những bài viết trước hầu như chỉ đề cập đến thân thế, sự nghiệp, chưa
ai đề cập đến ngoại hình của cụ Vĩnh. Nên bài viết này thú vị là ở chỗ đấy. Kỹ hơn,
trong một lần may mắn được diễn kiến trực cụ Nguyễn Văn Vĩnh, tác giả đã miêu tả
“ông Nguyễn Văn Vĩnh to như ông Hộ pháp, mặc áo sơ mi thật trắng, tay dài, đeo cà
vạt đen, ngồi chăm chú viết”. Sau vài ba lần được hân hạnh trò chuyện, tác giả nhận
ra ông “rất là bình dân, giản dị, không khiêm tốn một cách giả dối mà cũng không
kiêu kỳ một cách trịch thượng. Nói thẳng thắng điều cần phải nói, quan niệm thế nào
thì nói ra thế ấy, không cần văn chương bóng bẩy, không dè dặt, rào trước đón sau,
không quanh co khúc khuỷu”. Đây quả thật là một nhân cách hiếm thấy. Chưa hết, “là
người rất yêu nước, yêu dân, một nhà ái quốc chân chính, Nguyễn Văn Vĩnh đã thực
hiện đời sống dân chủ riêng trong phạm vi của ông giữa thời kỳ phong kiến thối nát
của chế độ thuộc địa và quân quyền. Ông chủ trương “trực trị” tức là chống lại quyết
liệt chế độ thuộc địa và bảo hộ của Pháp... Ông hoạt động công khai, không thích


làm “Hội kín”. Chúng tôi càng phục ông khi biết ông được chính phủ Pháp tặng Huy
chương Legion d'Honneur, một Huy chương vinh dự nhất của Pháp nhưng ông khước
từ”. Qua những gì mà Nguyễn Vỹ miêu tả, ông Vĩnh hiện lên như một vị Đại Nhân
đáng ngưỡng mộ và tôn kính. Tác giả còn kể lại lần mình lấy bút danh “Cô Lệ Chi” để
“bút chiến” cùng ông Vĩnh trên báo. Nhưng xúc động hơn cả vẫn là cảnh đưa tang cảnh đã được lặp đi lặp lại trong nhiều bài viết. “Các anh muốn làm điếu văn thì
làm... Riêng tôi, tôi chỉ mong được vinh dự khiêng quan tài của Nguyễn Văn Vĩnh”,
có lẽ đây là điều đặc biệt mà những bài viết trước không có.
Một điểm đặc biệt hơn chính là trong bài viết này, tác giả cũng có đề cập đến một
nhân vật khác, cũng nổi tiếng không kém ông Vĩnh, đó là ông Phạm Quỳnh. Chúng
tôi biết đến Phạm Quỳnh qua chi tiết ông là chủ bút của tờ Nam Phong – tờ báo đầu
tiên chủ trương làm báo Tết. Tài năng của ông xét ra cũng chẳng thua kém gì Nguyễn

Văn Vĩnh. Theo Nguyễn Vỹ, “hầu hết độc giả Nam Phong là những quan lại, hoặc
một số trí thức thượng lưu và trung lưu mua năm. Khuynh hướng chính trị gác hẳn ra
một bên, chỉ đứng về phía văn học mà thôi... Tất cả thanh niên trí thức lúc bấy giờ
đều phục cái tài cao học rộng của ông Phạm Quỳnh. Chữ Pháp, ông viết rất trôi
chảy, với một lối hành văn rất bóng bẩy văn hoa, vừa giản dị, khúc chiết, vừa dồi dào
ý tưởng. Việt văn của ông cũng thế. Câu văn rất được săn sóc, điêu luyện... Văn của
Phạm Quỳnh là lối văn quý phái, lối văn hàn lâm viện... Ông mặc quốc phục Việt, áo
dài the đoan, hoặc Satin. Không bao giờ Phạm Quỳnh mặc âu phục... Đám thanh
niên trí thức chế nhạo ông, đặt cho ông biệt hiệu là ‘Kính trắng tiên sinh'”.
Qua đôi nét về văn phong, ngoại hình, dễ thấy Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh
khác xa nhau. Không biết có phải vì quá ngưỡng mộ ông Vĩnh hay không mà khi nói
về tính cách của Phạm Quỳnh, tác giả đã khá gay gắt: “Phạm Quỳnh rất là tự cao tự
đắc... Ông là nhà văn sĩ kiêu ngạo nhất thời tiền chiến nhưng bề ngoài ông lại làm ra
vẻ khiêm tốn – cái khiêm tốn giả dối, tính toán, của những người thiếu thành thật tự
nhiên... Cái chú ý nhất trên gương mặt của nhà học giả quan liêu ấy là cặp mắt của
ông... một cặp mắt rất là ranh mãnh, quỷ quái... Tuy ông vẫn có nụ cười và giọng nói
khiêm tốn, nhưng cái vẻ khiêm tốn giả tạo không sao che lấp được tư cách chân chính
của ông, là tư cách của một kẻ giả đối và rất kiêu căng, muốn trưng bày cái phong độ
của người quân tử theo Triết học Khổng giáo”. Qua con mắt nhìn của Nguyễn Vỹ,
tính cách Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh đối lập hoàn toàn. Và cái đối lập kinh
khủng nhất có lẽ chính là tư tưởng: Phạm Quỳnh chủ trương Bảo Hoàng, yêu cầu
chính phủ thuộc địa áp dụng đúng đắn Hiệp ước Patenotre (1884), trao trả quyền hành
chánh cho Bảo Đại ở cả Trung và Bắc Kỳ, theo một hiến pháp do Phạm Quỳnh soạn
thảo. Nguyễn Văn Vĩnh, trái lại, đòi thực hành cho Trung Bắc Kỳ một chính sách mà
ông gọi là “Administrtinon Directed” (trực trị), nghĩa là dẹp bỏ ngôi vua, để Pháp trực
tiếp cai trị với sự tham gia hành chánh trực tiếp của nhân dân do Thượng, Hạ viện của
nhân dân bầu cử”. Và tất nhiên, như Nguyễn Vỹ đã viết, “người Pháp theo Phạm
Quỳnh”.
Sự đối lập nhau về mọi mặt dẫn đến việc “chủ trương trực trị của Nguyễn Văn Vĩnh
bị Phạm Quỳnh đả kích kịch liệt trong các bài xã thuyết của ông đăng trong nhật báo

Pháp ở Hà Nội”. Ngay cả hoàn cảnh sống cũng khá trớ trêu, Nguyễn Văn Vĩnh tuy
“thuộc về giới thượng lưu nhưng luôn luôn túng thiếu. Phạm Quỳnh, trái lại, được
sung túc, ra vẻ danh gia thế phiệt, đại trưởng giả”. Dưới con mắt nhìn của Nguyễn
Vỹ, giữa hai ông chỉ có một điểm duy nhất không đối lập, đó là kết cục. “Kết cục số
phận, hai ông đều là nạn nhân của hai thái cực: Phạm Quỳnh ra làm quan... để rồi,


sau cùng, bị chết thê thảm... Nguyễn Văn Vĩnh phá sản, vì sự nghiệp văn chương... đi
Lào để tìm mỏ vàng! Sau cùng, ông chết ở Lào vì bệnh sốt rét rừng...”.
Đấy là cái nhìn ngưỡng mộ của một người đi sau đối với cụ Vĩnh. Thế còn những
người khác có cái nhìn thế nào? “Ông Nguyễn Văn Vĩnh trong con mắt tôi” sẽ cho ta
thấy một cái nhìn ở vị trí trung lập hơn, không ca ngợi cũng không phê phán. Người
viết bài này là ông Phan Khôi – tác giả bài thơ Tình già đăng trên báo Phụ Nữ Tân
Văn. Theo Phan Khôi, ông “phục ông Vĩnh ở chỗ có chí tự lập, ở chỗ không mộ hư
vinh... Tấm lòng nguội lạnh đối với hư vinh ấy đã đưa ông lên làm tiêu biểu cho bạn
trẻ chúng ta sau này”. Tuy vậy, ông Khôi cũng cho rằng “cả đời ông Vĩnh, có hai việc
mơ hồ, sự thực nó thế nào thì chỉ một mình ông biết, đã rước về cho ông lời bình
phẩm khắt khe ấy. Tức là giữa cái đảng họa Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1908 mà
ông đã được thoát và sau cuộc tự trị bày trò năm 1918 mà ông có câu”. Phan Khôi đã
giúp chúng ta hiểu hơn vì sao trước đây nhiều người lại có những bình luận tiêu cực
về ông Vĩnh như vậy (trong bài của Vũ Bằng cũng đã đề cập). Riêng trong mắt Phan
Khôi, “ông Nguyễn Văn Vĩnh là một trang hào kiệt, Mạnh Tử có nói: ‘Đến như kẻ sĩ
hào kiệt thì dù không có Văn Vương cũng dấy lên’. Trong câu nói ấy thấy người hào
kiệt đầy cái khí phách tự lập, đúng như cái khí phách của ông Nguyễn Văn Vĩnh
chúng ta”.
Cũng là cái nhìn của hậu nhân đối với ông Vĩnh, bài viết “Nguyễn Văn Vĩnh: một học
giả uyên bác” của tác giả Thu Trang, trích trong “Paris những ngày gần Tết Canh
Thìn – tháng 1/2000” lại đánh giá Nguyễn Văn Vĩnh chủ yếu ở góc độ một nhà dịch
thuật. Theo tác giả, “ông Nguyễn Văn Vĩnh xứng đáng là một tấm gương mẫu mực
trong địa hạt giao lưu văn hóa, một nhà dịch thuật thông thái, một trí thức độc lập,

tuệ trọng mà nhiều thế hệ cần học tập”. Tác giả bàn khá kỹ về bản dịch Truyện Kiều
qua tiếng Pháp của ông Vĩnh, cái mà ở những phần trước chúng ta cũng có nói qua.
Bài viết có dung lượng “dài hơi” nhất trong cuốn sách là “Sự nghiệp Nguyễn Văn
Vĩnh” của tác giả Nguyễn Văn Tố, đăng trên tạp chí Tin tức – Hội tương tác Giáo dục
Đông kinh. Nếu như bài viết của tác giả Thu Trang nhìn nhận dịch giả Nguyễn Văn
Vĩnh qua việc ông dịch Truyền Kiều sang tiếng Pháp thì bài viết này lại nhìn nhận
thông qua việc ông dịch các tác phẩm tiếng Pháp sang tiếng Việt. Theo tác giả, “điều
khiến cho Nguyễn Văn Vĩnh nổi bật, điều bí mật khiến ông đứng được cao hơn hẳn,
đó là vì ông đã nghiên cứu sâu sắc đích thực nền văn học của nước Pháp... Những tư
tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh không phải là những bóng ma lang thang bỗng tan biến
dưới con mắt nhìn tỉnh táo, đó là những thực tại không lẫn trốn ta, những thực tại
chắc nịch, khách quan, mà ta có quyền ngạc nhiên nếu không thấy chúng nằm bên
trong một cuốn sách trên bìa có in tên ông”. Nếu khi dịch Truyền Kiều sang tiếng
Pháp, ông Vĩnh đã mang cả tinh hoa nước Việt đến với bạn bè quốc tế thì khi dịch các
tác phẩm tiếng Pháp sang tiếng Việt, ông đã giúp cho dân ta tiếp cận được với những
thứ gọi là văn minh nơi xứ người. Quả thật ông đã làm tròn nhiệm vụ của một “sứ giả
văn hóa”.
“Người Man di hiện đại – Nguyễn Văn Vĩnh và tính phức tạp của cuộc canh tân
thuộc địa ở Việt Nam” là một bài viết khá đặc biệt. Tác giả bài viết là TS. Christopher
E. Goscha, quốc tịch Mỹ, chuyên gia nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, cộng tác
viên của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp. Bài viết được Đào Hùng dịch ra tiếng Việt. Ở
phần đầu, tác giả đề cập chủ yếu đến vấn đề ảnh hưởng của chuyến đi Pháp đến sự
nghiệp làm báo của Nguyễn Văn Vĩnh và tư tưởng “trực trị” của ông. Phần này đều đã
được đề cập trong những bài viết trước. Điểm nhấn của bài viết nằm ở ba phần sau.


Thứ nhất, cuộc cách mạng văn hóa của Nguyễn Văn Vĩnh, gồm nhà in và các sản
phẩm dịch. Sản phẩm dịch thì chúng ta đã biết, còn nhà in, “được trợ cấp từ chính
phủ một phần, và chính ông đã bỏ tiền túi để đầu tư vào các hạng mục thiết bị kỹ
thuật in ấn hiện đại, với giấy in, mực in, hóa chất đều nhập khẩu từ châu Âu”. Chưa

có ai dám đầu tư “bạo” như ông Vĩnh cả! Thứ hai, Nguyễn Văn Vĩnh, chữ Quốc ngữ
và công chúng Việt Nam. Vấn đề này cũng không có gì là xa lạ nữa khi mà ông được
xem là người đã góp phần phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ đến gần với công
chúng. Thứ ba, Nguyễn Văn Vĩnh và vấn đề “văn minh” dưới thời bị đô hộ. “Từ năm
1913 đến 1915, ông đã viết hàng chục bài báo và tiểu luận về sự cần thiết phải tiến
hóa toàn diện của xã hội Việt Nam và làm cho nó “Tây” hơn, “văn minh” hơn”. Tuy
vậy, “Nguyễn Văn Vĩnh muốn chỉ cho người Pháp thấy rằng, người Việt Nam cũng có
thể văn minh... Ông muốn chứng minh cho người Pháp thấy rằng, người Việt Nam
hoàn toàn có khả năng hiểu, nhận thức và diễn đạt một tác phẩm văn học phức tạp
của nền văn minh phương Tây”. Có thể thấy ông đã dốc lòng dốc sức làm cho Việt
Nam được văn minh và khiến người khác phải công nhận Việt Nam văn minh.
“100 năm Đăng Cổ Tùng Báo – tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Bắc Kỳ” của tác giả
Yên Ba, đăng trên An ninh Thế giới, số 70, tháng 5/2007 và “Đông Dương Tạp Chí –
tờ báo Quốc ngữ sớm nhất ở Hà Nội” của Hoàng Cương – Thu Hường, thuộc trung
tâm lưu trữ Quốc gia I là hai bài viết giới thiệu về hai tờ báo do Nguyễn Văn Vĩnh
làm chủ bút. Tờ Đăng Cổ Tùng Báo được dịch nghĩa là “gióng trống khêu đèn”, là tờ
báo do ông Vĩnh hợp tác với Schneider cho ra đời. Còn Đông Dương Tạp Chí thì khỏi
phải bàn, nó cùng với Nam Phong Tạp Chí của Phạm Quỳnh đã “làm mưa làm gió” ở
xứ Bắc Kỳ và được xem là đỉnh cao của báo chí đương thời.
Hai bài viết “Từ điện báo teletyp đến kiểu gõ telex tiếng Việt” của tác giả Đoàn Quang
Vinh đăng trên Tạp chí Tem và “Chữ Quốc ngữ và người đồng hành không mỏi” của
tác giả Ngô Vương Anh, đăng trên báo nhân dân Điện tử đã một lần nữa khẳng định
những đóng góp to lớn của ông Vĩnh đối với nền văn hóa nước nhà. Đặc biệt, việc áp
dụng cách đánh chữ thay dấu tiếng Việt trên máy của ông là một sáng kiến vô cùng
hữu ích. Ngày nay, chúng ta đánh máy bằng kiểu gõ telex là dựa trên sáng kiến trước
kia của ông Vĩnh.
6 bài viết gần cuối không nói nhiều về ông Nguyễn Văn Vĩnh mà lại nói nhiều về
những người con của ông. Họ cũng là những con người tài giỏi như ông nhưng số
phận đẩy đưa nên mỗi người dạt về một ngã. Bài “Komatsu Kiyoshi và cuộc tái ngộ”
của Ths. Phan Mạnh Hùng, ĐHKHXHNV TP. HCM nói về Nguyễn Giang (19041969), con trai cụ Vĩnh, người đã dịch cuốn “Cuộc tái ngộ”. Ông vốn là người có tài

hội họa và làm thơ, từng sang Pháp du học nhiều năm. Bài “Bất hứa nhân gian kiến
bạch đầu...” của Hồng Thanh Quang, đăng trên An ninh Thế giới lại viết về một
người con khác, người này chắc quen thuộc hơn, nhất là với những ai yêu Thơ mới –
nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp - người đã xuất hiện ở một vài bài viết trước đó. Bài thơ
nổi tiếng nhất của ông đã được phổ thành nhạc, hầu như chúng ta đều đã nghe qua
“Hôm qua em đi chùa Hương. Hoa cỏ còn mờ hơi sương. Cùng thầy me em vấn đầu
soi gương...”.
“Chuyện về một chiến sĩ tình báo bị tù oan hơn 17 năm” của Nguyễn Thiêm, đăng
trên Gia đình và Xã hội lại cho ta thấy cuộc đời đầy éo le của một người con khác,
ông Nguyễn Phổ, nổi tiếng là thợ làm ảnh kẽm giỏi nhất Bắc Kỳ những năm 40 của
thế kỷ trước. Trong kháng chiến, ông nằm trong mạng lưới tình báo quân đội và được
đưa về hoạt động nội tuyến với vỏ bọc là thợ làm ảnh kẽm tại nhà in Hà Nội. Tuy


nhiên, ngay sau khi giải phóng Thủ đô, vì một số hiểu lầm mà ông Phổ bị bắt, lãnh án
15 năm tù giam. Sau này, ông được minh oan và trở về với gia đình. Đây được xem là
một bi kịch của người làm tình báo.
“Ký ức về người đặt nền móng cho ngành phát thanh Việt Nam” của tác giả Khánh
Thủy nói về Nguyễn Dực, người con được xem là ẩn số ít ai biết tới. Ông chính là
người có công rất lớn trong những ngày đầu tiên xây dựng Đài Phát thanh Tiếng nói
Việt Nam. Ông cũng chính là cụ thân sinh của Nguyễn Lân Bình, người chủ biên cuốn
sách này. Năm 1955, ông Dực từng bị quân dân bắt và kết án tử hình ở làng Bái Ân
trong cải cách ruộng đất nhưng thoát chết.
Bài viết của tác giả Anh Thơ đăng trên báo Đầu tư “Cha và con và hai đường phố”
nói về một người con khác của cụ Vĩnh, ông Nguyễn Phùng. So với các anh em, ông
là người may mắn nhất trong sự nghiệp. Ông là giáo sư đại học danh tiếng ở Pháp mà
tên ông được đặt cho một đường phố tại Montpelier. “Cho đến nay, đây vẫn là trường
hợp đầu tiên và duy nhất một đường phố Pháp mang tên một người Việt Nam: Giáo
sư Nguyễn Phùng. Lý giải quyết định đặc biệt này, Thị trưởng Montpelier phát biểu
trong buổi lễ đặt tên đường phố vào ngày 22/5/2002: Nhiều người chúng tôi có mặt

hôm nay đã là học trò của ông Nguyễn Phùng khi ông là giáo sư trường Đại học Luật
khoa tại đây nhiều năm. Học vấn uyên bác, tài năng sư phạm và đạo đức của ông
được toàn thành phố này ngưỡng mộ”.
Bên cạnh những người con trai, ông Nguyễn Văn Vĩnh còn có những ái nữ vô cùng
xinh đẹp. Họ được nhắc đến trong “Ái nữ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh”, do tác giả
Bông Tố ghi theo lời kể của bà Nguyễn Thị Mười – con gái ông Vĩnh và cháu nội là
ông Nguyễn Lân Bình, đăng trên tạp chí Người đẹp. Theo đó, ông Vĩnh có 5 cô con
gái: Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Mười và cô út
Nguyễn Thị Thu Hương. Năm ái nữ đẹp nổi tiếng nhưng bốn người trong số họ “hồng
nhan bạc mệnh”, đã chết khi còn trẻ.
Khép lại cuốn sách là “Nhận xét của GS. Phan Huy Lê” về cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Văn Vĩnh. “Ai cũng biết ông là nhà báo nổi tiếng và gắn liền với công nghệ
in ấn, về mặt này nếu nói Đặng Huy Trứ là ông Tổ của nghề nhiếp ảnh thì phải nói
Nguyễn Văn Vĩnh là ông Tổ của nghề làm báo ở Việt Nam... Khi nhìn nhận một nhân
vật không phải chỉ là việc đánh giá nhân vật đã đi vào quá khứ, mà còn gắn liền với
con cháu hậu duệ của họ, họ vẫn sống ngày hôm nay. Một sự đánh giá không công
minh, để lại nỗi oan khuất gây nên một tâm trạng nặng nề đối với hậu duệ của họ
trong khi họ là những người đương đại đang sống cùng chúng ta”. Quả thật đây là
một lời nhận xét công bằng cho Nguyễn Văn Vĩnh và cho cả con cháu của ông. Phải
nói là “hơn 50 năm trong ‘tranh tối tranh sáng’, câu chuyện về cuộc đời và những
cống hiến của học giả Nguyễn Văn Vĩnh mới được người đời nhìn nhận khách quan”.
Khép lại những trang sách, tôi đã trả lời cho mình được câu hỏi đặt ra lúc đầu:
“Nguyễn Văn Vĩnh là ai?”. Mỗi bài viết như một câu chuyện kể, một mảnh ghép, một
mảng màu đã góp phần làm hoàn thiện nên bức tranh lớn về một con người có cuộc
đời “lộng lẫy mà nhiêu khê”. Vâng, “lộng lẫy mà nhiêu khê”! Đó là cụm từ khiến tôi
vô cùng ấn tượng, có thể là ấn tượng nhất trong cuốn sách này. Nhà văn Vũ Bằng đã
dùng cụm từ này khi nói về Nguyễn Văn Vĩnh. Người ta thường nói, trên đời này bất
cứ cái gì cũng đều có hai mặt của nó, thời gian còn có ngày và đêm, trời có lúc mưa
lúc nắng thì con người làm sao tránh khỏi cái cảnh “lộng lẫy nhưng nhiêu khê” như
ông Vĩnh. Vậy cuộc đời ông “lộng lẫy” ở chỗ nào? Thật không khó để nhận ra! Một

người được tôn xưng là “ông Tổ của nghề làm báo ở Việt Nam”, một nhà dịch thuật


uyên bác, có nhiều công lao, đóng góp trong việc phát triển và truyền bá chữ Quốc
ngữ, từng làm chủ bút của 7 tờ báo lớn nhỏ cả thảy làm sao mà không “lộng lẫy” cho
được. “Phan Khôi đã công nhận ông Vĩnh là người có khí phách. Trong cách nhìn
nhận của kẻ hậu thế hơn 60 năm, với bối cảnh khác hẳn, tôi ngẫm nghĩ khí phách ấy
là tương đồng với nét hiên ngang trong phong cách của một nhà văn hóa lớn. Ông
Nguyễn Văn Vĩnh đã xứng đáng là một tấm gương mẫu mực trong địa hạt giao lưu
văn hóa, một nhà dịch thuật thông thái, một trí thức độc lập, tự trọng mà nhiều thế hệ
cần học tập. Nhất là vào dịp xu thế hoàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam cần mở các cách
cửa của nền văn minh Lạc Hồng bằng cách nên dịch những tác phẩm cổ kim nhiều
thể loại có giá trị đích thực. Hiện nay lác đác có một vài nhà văn đã được dịch. Cần
giới thiệu nhiều hơn với độc giả thế giới về văn hóa, cội nguồn của ta, cùng với các
ngành nghệ thuật khác để họ biết vài phần một nước đã có bao nghìn năm văn hiến”
(“Nguyễn Văn Vĩnh: Một dịch giả uyên bác” – Thu Trang). Công lao Nguyễn Văn
Vĩnh, đóng góp Nguyễn Văn Vĩnh không chỉ được người cùng thời với ông đánh giá
cao mà hậu thế sao này cũng không ngớt lời ca tụng. Những đóng góp đó không phải
chỉ có giá trị trong vòng mấy mươi năm mà nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của cả
thế hệ sau này. Ngày nay, ai cũng biết chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”,
mở cửa và hội nhập sâu rộng. Vấn đề giao lưu văn hóa đã trở nên quen thuộc và cần
thiết. Nhưng có ai để ý, từ trăm năm trước, ông Vĩnh đã thực hiện công việc này trong
sứ mệnh của một “sứ giả văn hóa”. Ông dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp kèm những
phần chú thích và bình luận khúc chiết. Ông dịch tác phẩm văn học Pháp sang tiếng
Việt sau khi đã tìm hiểu cặn kẽ ngọn nguồn đặc điểm văn hóa của nước họ. Nguyễn
Văn Vĩnh muốn đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và muốn đưa văn minh thế giới về
với Việt Nam. Cách giao lưu “hai chiều” này hiện nay ta cũng đang áp dụng.
Đó là cái công lao ở mức độ vĩ mô, còn những thứ nhỏ hơn của cuộc đời ông cũng
không kém phần “lộng lẫy”. Người ta đánh giá cao rất nhiều thứ liên quan đến ông.
Từ tính cách, lý tưởng đến khả năng làm việc. Một con người tuy nổi tiếng nhưng

“rất là bình dị, không khiêm tốn một cách giả dối cũng không kiêu kỳ một cách trịch
thượng. Nói thẳng thắng những gì cần phải nói, quan niệm thế nào thì nói ra thế ấy,
không cần văn chương bóng bẩy, không dè dặt, rào trước đón sau, không quanh co
khúc khuỷu, không nham hiểm. Đó là những đức tính của Nguyễn Văn Vĩnh mà người
đương thời đều mến phục. Nguyễn Văn Vĩnh rất trung thực, không nịnh ai mà cũng
không ưa nịnh ai nịnh mình. Ông chủ trương lẽ phải của ông, không có lý lẽ nào khác
đánh đổ được ông” (“Văn thi sĩ tiền chiến Nguyễn Văn Vĩnh” – Nguyễn Vỹ). Thêm
vào đó Nguyễn Văn Vĩnh từ sớm đã có tư tưởng tiến bộ, dân chủ của thời hiện đại.
“Ông chủ trương ‘trực trị’ tức là chống lại quyết liệt chế độ thuộc địa và bảo hộ của
Pháp. Chính sách trực trị của ông gần như chủ trương Commonwealth của Ấn Độ đối
với Anh. Ông đả kích quân chủ, coi Bảo Đại như đứa con nít khờ khạo để cho Tây vò
đầu sai khiến. Hầu hết các lớp sinh viên Cao đẳng và trí thức giác ngộ ở Bắc Hà đều
hưởng ứng Nguyễn Văn Vĩnh” (“Văn thi sĩ tiền chiến Nguyễn Văn Vĩnh” – Nguyễn
Vỹ). Tư tưởng này rõ ràng rất tiến bộ, khác với tư tưởng Bảo Hoàng của ông Phạm
Quỳnh. Có lẽ cũng chính vì thế mà người Pháp đã ngầm đưa ông vào tầm ngắm.
Ở góc độ là một nhà báo, Nguyễn Văn Vĩnh được đánh giá là một người nhiệt huyết,
có tâm. Từ sau chuyến đi Pháp tham dự Hội chợ thuộc địa Marseille (1906), ông đã
quyết định giã từ sự nghiệp công chức của mình để dấm thân vào nghiệp làm báo với
đầy thử thách, chông gai. Thời ấy rõ ràng làm công chức nhàn hơn, yên hơn và dễ
sống hơn nhiều. Thế nhưng, người tài hoa thường không thích đi con đường bằng


phẳng. Ông Vĩnh cũng thế. “Cho đến cuối năm 1920, Nguyễn Văn Vĩnh quan tâm đến
canh tân văn hóa hơn là cách mạng chính trị. Từ năm 1907, ông trở nên mạnh dạn
nhờ sự khám phá của ông về nước Pháp, về ngành in hiện đại, về báo chí và tác dụng
cũng như sự tác động của nghệ thuật vào những đột biến trong xã hội. Ông Vĩnh đã
tập trung tâm huyết vào vào việc xúc tiến một cuộc cách mạng văn hóa và xã hội
trước một xã hội cổ truyền của người Việt Nam mà ông dựa vào các tư tưởng của
người Pháp. Báo chí, dịch thuật, sân khấu và phim ảnh sẽ trở thành thứ vũ khí mới
trong cuộc đấu tranh này (mà cũng là một cuộc chiến chính trị)” (Người Man di hiện

đại). Như vậy, ông Vĩnh làm báo không phải cho vui mà là vì mục đích làm cách
mạng - cách mạng văn hóa. Mà văn hóa lại là một mặt trận có ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng thắng lợi trên đấu trường chính trị. Tư tưởng dùng văn, dùng báo để đấu
tranh chúng ta đã thấy rất nhiều rồi:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
(Nguyễn Đình Chiểu)
“Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”
(Trường Chinh)
“Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận
đó”
(Hồ Chí Minh).
Một con người có tư cách tốt đẹp, có lý tưởng cao xa, có đóng góp to lớn thì hai chữ
“lộng lẫy” không có gì là quá! Thậm chí ngay tại thời điểm này, khi tôi đang viết
những dòng về Nguyễn Văn Vĩnh, tôi cũng đang sử dụng thành quả từ sáng kiến của
ông – kiểu gõ chữ telex. “Đối với ngành Bưu điện, từ trước Cách mạng tháng Tám
1945, dịch vụ điện báo chủ yếu dùng cách chuyển nhận bằng tín hiệu Morse ghi
băng, ngoài 24 chữ cái được mã hóa bằng dấu Chấm (tích) và Vạch dài (tè) in trên
băng giấy, các dấu tiếng Việt cũng không có mã riêng nên gặp rắc rối khi viết ra chữ
để phát âm cho người nhận điện báo, vì thế nên đã có chuyện nhầm lẫn ví như: Vợ đẻ
đọc là Vỡ đê, ốc vít bản lề nhầm là ốc vịt bán lẻ, thậm chí thập niên 90 của thế kỷ
trước, có lần truyền báo bằng máy Teletype lời chú thích cho bức ảnh để in tại Thành
phố Hồ Chí Minh của một tờ báo đã nhầm: Người Dao thu nhặt lâm thổ sản thành
Người Dao thú nhất làm thợ săn. Để khắc phục những lầm lẫn đáng tiếc trên, ngay
sau khi học giả Nguyễn Văn Vĩnh áp dụng đánh chữ thay dấu tiếng Việt trên máy chữ,
ngành Bưu điện đã áp dụng ngay sáng kiến này trong nghiệp vụ điện báo morse từ
rất sớm và sau này khi sử dụng máy điện báo (loại chưa có dấu tiếng Việt) cũng áp
dụng như thế” (“Từ kiểu gõ teletyp đến kiểu gõ telex tiếng Việt” – Đoàn Quang
Vinh). Như vậy, ngày nay chúng ta đang được thừa hưởng thành quả mà người xưa để

lại. Đừng nói rằng ông cách chúng ta xa, vì những đóng góp của ông tồn tại đến tận
bây giờ đã là sợi dây kết nối vô cùng hiệu quả.
Nhìn tới nhìn lui thì cuộc đời ông toàn “lộng lẫy”, tìm đâu ra hai chữ “nhiêu khê”?
“Nhiêu khê” ở đây có nghĩa là phức tạp, rắc rối, nhưng cuộc đời ông phức tạp, rắc rối
ở chỗ nào? Thật ra nhiều lắm! Ông vốn không phải sinh ra trong một gia đình “trâm
anh thế phiệt”, ngay từ nhỏ đã phải đi chăn bò ngoài bãi Long Biên rồi đi kéo quạt
máy cho lớp học của người Pháp. Ông vươn lên là nhờ tài năng của chính bản thân
ông, nhờ sự thông minh của chính bản thân ông chứ không phải nhờ sự hậu thuẫn của
người khác. Những gì ông làm, ông đóng góp không thể kể xiết, nhưng tại sao “hơn


50 năm trong ‘tranh tối tranh sáng’, câu chuyện cuộc đời và những cống hiến của
học giả Nguyễn Văn Vĩnh mới được người đời nhìn nhận khách quan”? Đó là một
câu hỏi lớn. Ông Phan Khôi từng viết trong “Nguyễn Văn Vĩnh trong con mắt tôi”
như sau: “Cả đời ông Vĩnh, có hai việc mơ hồ, sự thực nó thế nào thì chỉ một mình
ông biết, đã rước về cho ông lời bình phẩm khắt khe ấy. Tức là giữa cái đảng họa
Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1908 mà ông được thoát và sau cuộc tự trị bày trò năm
1918 mà ông ‘có câu’. Hai việc ấy giá ở vào xã hội khác thì dễ thường ông Vĩnh cũng
không đến mang tiếng. Về việc trước, người ta cho như gặp lúc cháy nhà, con chuột
nào có thể thoát được thì để mặc nó thoát thân, về việc sau, người ta cũng phân bì
được với những ông tướng đánh giặc lập công: thí đi bao nhiêu mạng sĩ tốt để một
mình được cắt đất phong hầu, hưởng sự an vinh tôn quý. Huống chi trong hai lần đó,
chúng ta thấy ông Vĩnh chỉ làm được việc cho mình thì có, chứ chưa hề làm hại đến
ai. Tuy vậy, ở xã hội ta, nhà nho bao giờ cũng có sẵn rìu búa trong tay, gặp lúc thì giở
ra để duy trì nhân tâm thế đạo: những việc như thế khó lòng cho họ bỏ qua đi được.
Theo tôi, tôi muốn xí xóa cho ông, nhưng tôi biết người ta không chịu xí xóa”. Trước
đây, Nguyễn Du từng nói một câu “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một
vần”. Câu ấy vịn vào cuộc đời ông Vĩnh quả là rất đúng. Những chuyện “khó hiểu”
trong lịch sử, hậu thế chúng ta không tài nào tìm ra được, mà ngay cả lúc đó người ta
cũng không thể tìm ra. “Sự thực thế nào thì chỉ một mình ông biết”, quả như vậy!

Nhưng cũng chính vì chỉ có mình ông biết, người ta không biết nên người ta mới cho
rằng, những việc này quá mơ hồ và quy đổ trách nhiệm cho ông. Ở cái cảnh “tình
ngay lý gian” như thế, ông khó mà nói được cho rõ để mọi người cùng hiểu.
Bên cạnh sự nghi ngờ về nhân cách, những bình luận tiêu cực về sự nghiệp của ông
cũng không phải hiếm hoi gì. Vũ Bằng đã “liệt kê” một loạt trong ghi chép của mình
về ông Vĩnh: “Tám năm qua, biết bao nhiêu người đã đem Nguyễn Văn Vĩnh ra bình
luận. Có người, không hiểu cố ý hay vô tình, gác hẳn cái đời viết báo 30 năm của ông
ra để nhất định nhận với mình rằng ông chỉ là một nhà văn và họ ngây thơ phê bình
từng chữ của một trong số mấy mươi vạn bài văn ông đã viết. Có người quên hẳn cả
cuộc đời chính trị sôi nổi của ông bảo ông là ‘một nhà buôn, óc quen tính sự lỗ, lời,
nghĩ chuyện ăn thua’. Có người còn cho ông là một nhà làm việc ‘đời ông không có
cái thi vị đủ cho ta say mê hoặc có phong thái đủ cho ta cảm phục’. Có người trách
ông mới quá, bạo quá và hỏi rằng có phải ‘cái chương trình trực trị của ông chỉ có
những người biết đọc văn Tây mới đủ tài thường thức’ nên ông đã bỏ báo giới quốc
văn mà chủ trương báo chữ Tây. Trái lại, có người rằng ông tồn cổ một cách sai lầm,
‘chẳng những dung túng cho sự dị đoan của công chúng lại lợi dụng cái mê tín của
quốc dân là khác’. Những lời bình luận về Nguyễn Văn Vĩnh thật sôi nổi và bác tạp,
đúng cũng có nhiều, nhưng sai cũng không phải ít”. Quả thật một khi đã là người “nổi
tiếng” thì việc trở thành mục tiêu bàn luận của công chúng không có gì là lạ. Có lẽ
ông Vĩnh cũng đã quen với việc này. Những người tài thường chỉ muốn tập trung làm
thật tốt công việc của mình, họ ít quan tâm đến những lời mỉa mai, phê bình vô căn
cứ. Tuy nhiên, nhìn vào điều này người ta cũng thấy đời “nhiêu khê” thật, cuộc sống
phức tạp, rắc rối luôn tồn tại song song với những danh vọng, thành công.
“Nhiêu khê” nhất có lẽ là đoạn cuối của cuộc đời ông, khi mà ông bị chính phủ xiết
nợ và phải bỏ thây nơi đất khách quê người. Người Pháp đã đưa ông vào tầm ngắm từ
lâu, chỉ chờ có dịp là ra tay dẹp ngay mầm họa. Một khi không thể thu phục được con
mãnh hổ để nó phục vụ mình thì tốt nhất nên tìm cách giết chết nó đi để tránh di họa
về sau. Một là nó sẽ vùng lên cắn lại mình, hai là có kẻ khác lợi dụng nó để chống lại



mình. Người Pháp đối với Nguyễn Văn Vĩnh cũng như thế. Có thể sự việc Đông Kinh
Nghĩa Thục là “cái bẫy” để Pháp kéo ông Vĩnh về phe của họ, nhưng rất tiếc là ông
Vĩnh cũng thuộc dạng người “bảo thủ”, “ông chủ trương lẽ phải của ông, không có lý
lẽ nào khác đánh đổ được ông”. Thậm chí, có lần toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội
có ý mai mối cô Nguyễn Thị Vân – cô con gái có tài chơi piano của ông Vĩnh – cho
Hoàng tử Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại sau này, nhưng ông đã một mực từ chối. Khi cả
nhà lên tiếng trách, ông bảo rằng nếu gả con gái cho Bảo Đại thì khác nào ông đã
chấp nhận triều đình Huế. Năm 1931, mâu thuẫn giữa hai bên lên đến cao độ khi mà
Nguyễn Văn Vĩnh và những người cùng lập trường xuất bản tờ báo bằng tiếng Pháp
mang tên L’Annam Nouveau với mục đích làm diễn đàn chống chọi lại với chủ trương
Quân chủ Lập hiến của một bộ phận chính trị gia trong Chính phủ thuộc địa. Giọt
nước đã tràn li, Pháp đã ép ông vào đường cùng. Thực ra trong số ba điều kiện mà
Chính phủ thuộc địa đưa ra, ông hoàn toàn có quyền chọn cho mình một con đường
an toàn để đi. Tuy nhiên, vì lý tưởng, vì danh dự, ông đã tự làm khó bản thân mình.
Lặn lội sang Lào tìm vàng trả nợ để rồi cuối cùng phải bỏ mạng nơi xứ lạ người xa,
không ai hay biết, thậm chí đến lúc mất đi cũng không có nhà của, con cái bên cạnh vì
toàn bộ tài sản đã bị phát mại và gia đình ông đã li tán khắp nơi. Còn gì bất hạnh hơn!
Cũng may là những người bạn của ông đã chu toàn cho ông chặng đường cuối cùng.
Một cái chết quá bi thương: chết vì lý tưởng trong sự cô đơn.
Chưa kể, có những nỗi đau mà không chỉ Nguyễn Văn Vĩnh phải chịu, con ông sau
này cũng phải chịu. Nguyễn Văn Vĩnh có rất nhiều con, nam có, nữ có, nhiều người
cũng tài năng và có lý tưởng như ông. Thế nhưng, số phận của đa phần họ đều không
mấy suôn sẻ. Người thì bị tù oan suốt 17 năm trời, người thì từng suýt bị tử hình trong
gang tất. Những cô con gái thì “hồng nhan bạc mệnh”. Và đau khổ hơn khi họ phải
chứng kiến cảnh cha mình dù đã dành trọn tâm huyết cho đất nước nhưng cuối cùng
lại rơi vào hoàn cảnh bi thương, thậm chí bị người ta nghi ngờ, chê bai.
“Lộng lẫy” không ai bằng nhưng “nhiêu khê” cũng chẳng thua kém ai, cuộc đời
Nguyễn Văn Vĩnh đáng buồn ở chỗ đó. Chỉ khi ông đã mất đi, người ta mới thực tâm
nhìn lại, đánh giá lại một cách công bằng, khách quan những gì mà ông đã làm. Người
mất thì đã mất, nhưng người còn sống thì vẫn phải tiếp tục sống, “họ vẫn sống ngày

hôm nay. Một sự đánh giá không công minh, để lại nỗi oan khuất gây nên một tâm
trạng nặng nề đối với hậu duệ của họ, trong khi họ là những người đương đại đang
sống cùng chúng ta!” (Nhận xét của GS. Phan Huy Lê).
Đọc sách đã lâu nhưng nỗi ám ảnh về bốn chữ “lộng lẫy – nhiêu khê” vẫn không lúc
nào thoát khỏi đầu tôi. Đây có lẽ cũng là cái phận số của cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh.
Nó đã cho tôi rất nhiều cảm xúc, cũng đã khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều, về ông
Nguyễn Văn Vĩnh, về gia đình ông, về xã hội ngày xưa và cuộc sống của chúng ta
ngày nay, đặc biệt là suy nghĩ về bản thân mình.
Đầu tiên, tôi ngưỡng mộ ông Nguyễn Văn Vĩnh. Với lập trường là một người học báo
nói riêng và một hậu thế nói chung, tôi thật sự vô cùng nể phục những gì mà ông
Nguyễn Văn Vĩnh đã làm được. Mỗi một chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp của ông
Nguyễn Văn Vĩnh đều khiến tôi phải suy nghĩ và nhìn lại bản thân mình. Như đã nói,
ông Vĩnh không phải là con của một gia đình “trâm anh thế phiệt”, từ nhỏ ông đã phải
đi chăn bò thuê ngoài bãi Long Biên, 8 tuổi đi kéo quạt máy cho lớp học của người
Pháp. So với những nhà trí thức cùng thời, hoàn cảnh của ông quả là thua thiệt. Ấy
vậy mà trong quá trình kéo quạt máy, ông lại học được những gì mà người ngồi trong
lớp học, thậm chí giỏi hơn. Biểu hiện là năm 10 tuổi, ông tham gia thi cùng họ và đỗ


thứ 12 trên tổng số 40 học viên. Điều này mấy ai có thể làm được. Ông Vĩnh đã chứng
minh cho mọi người thấy, chỉ cần có sự kiên trì kết hợp với khả năng của bản thân thì
không việc gì là không thể làm được. Muốn thành công phải dựa vào sức mình, không
thể nhờ cậy bất cứ thế lực nào và cũng không để phó mặc cho số phận. Những con
người tài năng đều dựa vào quan điểm này để hành động và đi lên. Tôi cũng đã từng
bắt gặp quan điểm này ở vị lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc: “Muốn giải phóng, các
dân tộc phải dựa vào sức mình là chính”. Vâng! Dựa vào sức mình là chính. Dù thành
công hay thất bại thì ta cũng cảm thấy tự hào và hơn hết là thu về cho mình được
những kinh nghiệm “quý hơn vàng”. Nhưng tôi tin rằng một khi đã biết “tự thân vận
động”, tự mình tìm cách vươn lên thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ thành công.
Dưới góc độ là một sinh viên báo chí nhìn nhận, đánh giá một tiền bối trong nghề của

mình, tôi cảm thấy Nguyễn Văn Vĩnh xứng danh là một “nhà báo chân chính”. Những
gì ông viết đều nhằm mục đích thực hiện cuộc cách mạng văn hóa để đưa Việt Nam đi
lên theo hướng tiến bộ và hiện đại. Ông viết bằng sự đam mê, bằng cái tâm thật sự
của người cầm bút chứ không phải viết một cách qua loa, cẩu thả. Thời đó liệu có
mấy ai dám bỏ tiền túi của mình ra để đầu tư cho một nhà in hiện đại, mấy ai dám lên
tiếng phản đối Chính phủ thuộc địa một cách công khai mà không hề run sợ, mấy ai
đủ bản lĩnh để khước từ toàn bộ những đặc quyền mà Pháp ban cho mình để rồi chuốt
họa vào thân. Nguyễn Văn Vĩnh làm được tất cả những điều đó. Công bằng mà nói,
ông lâm vào hoàn cảnh bi thương, tan nhà nát cửa, bỏ mạng nơi xa cũng là do cái
nghiệp làm báo mà ra. Nhưng tôi tin chắc rằng ông không hề hối hận. Đến lúc chết đi,
nằm tím tái trên chiếc thuyền độc mộc mà trong tay ông vẫn nắm chặt quyển sổ và
cây bút với một ký sự đang ghi dở: “Một tháng của những người đi tìm vàng”. Trong
lúc đi tìm vàng trà nợ, ông vẫn làm báo, vẫn theo nghề báo. Cũng có thể gọi đây là
trường hợp sinh nghề tử nghiệp. Đôi khi tôi nghĩ, giá mà ông Vĩnh không làm báo, cứ
làm công chức bình thường thì cuộc đời ông và gia đình chắc không đến nỗi khổ như
vậy. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu Nguyễn Văn Vĩnh không làm báo thì liệu
ngày nay chúng tôi có gì để học. Nếu ông cứ lo cho cuộc sống của mình an nhàn,
không quan tâm đến chính trị, văn hóa thì liệu ngày nay mọi thứ sẽ ra sao? “Ai cũng
chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ sẽ giành phần ai?”. Phải có những con người như ông
Vĩnh thì chúng ta mới có được những thứ như ngày hôm nay ta đang có. Sau này
chúng tôi cũng làm báo, nhưng chắc rằng việc làm báo thời của chúng tôi so với thời
xưa đã khác xa. Một nền báo chí thống nhất với quan điểm lãnh đạo của Đảng, do
Chính phủ quản lý, không có sự đối lập hay mâu thuẫn (trên bề nổi). Nhà báo bây giờ
cũng được trọng vọng, chào đón không kém thua ai. Xem ra thì dễ sống! Nhưng, dù ở
bất cứ thời đại nào, nghề báo vẫn có một căn bệnh thế kỷ không thể chữa, đó là hiện
tượng “lệch ngòi bút”. Ngày xưa, thời ông Vĩnh chẳng hạn, ra báo chỉ cần có tiền và
được chính quyền phê duyệt là có thể công khai đăng tin, nhiều khi họ còn dùng báo
chí làm phương tiện để “ăn thua” nhau từng chút một (trường hợp ông Phạm Quỳnh
công khai đả kích chính sách của ông Vĩnh trên báo). Tất nhiên, có báo thân chính
quyền, có báo bảo vệ nhân dân. Tờ báo đi theo hướng nào là do người chủ bút, chủ

bút có tâm thì báo tốt, chủ bút không có tâm thì báo không tốt, vậy thôi. Thời nay, báo
chí mang danh là thống nhất, là báo chí cách mạng, làm nhiệm vụ cầu nối giữa chính
quyền với nhân dân, là diễn đàn để nhân dân bày tỏ ý kiến của mình. Nhưng, xét về
bản chất bên trong, thật ra nó cũng không khác ngày xưa là mấy. Trong nội bộ những
người làm báo cũng có “hậu duệ của Nguyễn Văn Vĩnh” và tất nhiên cũng có những


người ngược lại. Họ sẵn sàng bẻ cong để ngòi bút của mình đi lệch hướng, họ không
đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Ngòi bút tuy nhỏ bé nhưng sắc bén vô cùng. Nó
không ồn ào, phô trương như súng đạn, bom mìn nhưng lại có khả năng công phá dữ
dội. Nó có thể giết chết một con người mà không bị bắt bỏ tù. Sức mạnh báo chí là
như thế. Chúng ta đều biết vụ Watergate rúng động nước Mỹ - vụ đã đưa báo chí lên
hàng “quyền lực thứ tư”. Chúng ta cũng đều biết vụ PMU 18 ở Việt Nam – vụ đã đặt
báo chí vào “tầm ngắm” của nhà nước bởi tính trung thực, chính xác. Thế mới thấy
báo chí thời nào cũng vậy. Và tôi phục ông Vĩnh vì ông đã dạy cho những người làm
báo sau này biết rằng: một khi đã đặt bút viết thì phải viết cho đúng, cho chính xác, và
mục đích của việc là báo không gì ngoài việc phục vụ cho sự phát triển, tiến bộ của
đất nước và nói lên tiếng nói công bằng cho xã hội. Có thể là người làm báo chân
chính sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, thậm chí phải đánh cược cả tính
mạng của mình. Nhưng, đã là nhà báo thì không thể vì những điều đó mà chùn bước.
Những bài viết về ông Nguyễn Văn Vĩnh còn dẫn tôi đến một suy nghĩ nữa – suy nghĩ
về hai từ “hội nhập”. Trái đất vốn dĩ hình cầu, nhưng không biết từ bao giờ, người ta
đã trải phẳng nó ra. Mỹ và Việt Nam tuy là nửa vòng trái đất nhưng cuối cùng vẫn ở
rất gần nhau. Càng gần nhau, chúng ta càng hòa nhập, càng hòa nhập, khả năng hòa
tan vào nhau cũng sẽ tăng lên. Như vậy phải hội nhập như thế nào cho đúng? Tất
nhiên chúng ta không thể vì lo sợ mình bị hòa tan cùng người khác mà đóng cửa “chơi
nội bộ” với nhau, như thế không hay. Các chúa Nguyễn ngày xưa vì kiên trì chính
sách “bế quan tỏa cảng”, cấm giáo sĩ phương Tây vào truyền đạo mà đã vô tình kích
thích trí tò mò của người Pháp: họ càng muốn đóng thì ta càng muốn mở. Huống hồ,
trong thời đại này, chỉ cần “đóng cửa” một ngày là ta đã trở nên tụt hậu thê thảm so

với thế giới bên ngoài vốn đang biến đổi từng giờ. Vì vậy, chúng ta cần có một kế
hoạch hội nhập rõ ràng để vừa lợi ta, vừa lợi bạn. Vấn đề này đã từng được Nguyễn
Văn Vĩnh thực hiện. Ông được đánh giá là một nhà dịch thuật uyên thâm, tài ba
không phải chỉ đơn giản vì ông dịch được nhiều, mà là vì giá trị của những công trình
dịch thuật của ông mang lại. Ông dịch Truyện Kiều – kiệt tác văn học của Việt Nam sang tiếng Pháp, không phải dịch từng câu mà là dịch từng từ. Ai cũng biết khi viết
Truyện Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ,
điển tích, điển cố để tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn. Mà đó là văn hóa của Việt
Nam. Ông Vĩnh dịch từng từ, vừa dịch vừa kết hợp giải thích, chú giải để cho dễ hiểu.
Mục đích của ông không gì khác ngoài việc để người phương Tây thấy được, hiểu
được văn hóa Việt Nam. Ông còn dịch những tác phẩm kinh điển của văn học Pháp
sang tiếng Việt. Nhưng trước khi dịch, ông đã bỏ công nghiên cứu kỹ văn hóa Pháp để
có cách nói làm sao cho người Việt dễ hiểu nhất. Ông muốn người Việt tiếp cận, nắm
bắt cái gọi là văn minh phương Tây. Như vậy, muốn giao lưu văn hóa hiệu quả và
đúng đắn, chúng ta cần làm hai việc song song với nhau: quảng bá văn hóa nước mình
và học hỏi văn hóa nước người. Dân tộc nào cũng có bản sắc đặc trưng riêng, đối với
Việt Nam, chúng ta sở hữu một nền văn hóa 4000 năm rực rỡ, vì thế việc quảng bá là
cần thiết vô cùng. Bản sắc truyền thống kết hợp với tinh hoa hiện đại sẽ tạo nên sức
mạnh để chúng ta xây dựng, phát triển đất nước. Người Nhật từng chia sẻ bí quyết
thành công của họ: “Bản sắc Nhật Bản kết hợp với khoa học kỹ thuật phương Tây”.
Nếu ta cũng làm được như vậy thì sẽ không còn lo lắng vấn đề “hợp – tan” trong hội
nhập nữa. Nguyễn Văn Vĩnh thời xưa đã có cái nhìn xa như vậy.
Về mặt nghề nghiệp, thời cuộc là như thế, “Nguyễn Văn Vĩnh là ai?” còn tác động
đến suy nghĩ về cách đánh giá con người, sự vật của bản thân tôi. Tôi từng bảo mình


ám ảnh bốn chứ “lộng lẫy – nhiêu khê” cũng vì lẽ đó. Con người không ai hoàn hảo
cả, ai cũng có những sai sót, những khiếm khuyết nhất định. Đôi khi, chúng ta chỉ
chăm chăm nhìn vào khiếm khuyết đó mà quên rằng, những gì họ đã làm, đã đóng
góp lớn hơn gấp bội. Một tờ giấy trắng tinh chẳng may bị vấy một giọt mực, cớ sao
người ta chỉ nhìn vào giọt mực mà không nhìn vào những khoảng trắng mêng mông

còn lại. Đấy là do định kiến. Định kiến dễ dẫn người ta đi đến cái nhìn chủ quan,
phiến diện, một chiều, chỉ thấy cái sai mà không nhìn ra cái đúng. Gần như cả cuộc
đời, Nguyễn Văn Vĩnh không hề lo nghĩ cho mình. Ông đem hết tâm sức để hoàn
thành sứ mệnh của một nhà báo, một nhà dịch thuật, nhằm phục vụ cho đời. Thế
nhưng, ông nhận lại được gì? Ngoài những người thấu hiểu và cảm phục ông thật sự,
còn lại vẫn là những người tuy “không biết làm thơ nhưng vẫn thích phê bình thơ
người khác”. Họ dành cho ông những lời bình luận tiêu cực. Họ không công nhận
những gì mà ông đã bỏ công gây dựng nên. Còn về “hai cái việc mơ hồ” mà ông Phan
Khôi nhắc đến, chúng ta không thể biết rõ sự thật bên trong và những người thời đó
cũng không biết rõ. Nhưng dù có mơ hồ như thế nào thì chúng ta cũng không nên vì
cái mơ hồ đó mà phủi sạch công lao của một người tâm huyết như ông. Điều đó có
chút nhẫn tâm và không đáng. Có lẽ Phan Khôi nói đúng, ở cái xã hội lúc đó, người ta
rất khắc khe với những việc “cộng tác” hay thân Pháp. Nhưng một người như ông
Vĩnh lẽ nào lại làm những điều như thế. Nếu sáng suốt hơn, người ta đã không gay gắt
với ông đến vậy, để đến hơn 50 năm sau, những đóng góp của ông mới được nhìn
nhận một cách khách quan.
Việc nhìn nhận, đánh giá một con người là quyền của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, chúng
ta đừng nên “lạm dụng” cái quyền đó quá. Cái nhìn phiến diện tuy không thể ngay lập
tức giết chết một con người nhưng nó có khả năng đẩy họ vào tình cảnh khốn đốn.
Hơn nữa, không chỉ có họ, còn gia đình, con cái của họ nữa. Các con của Nguyễn Văn
Vĩnh nhiều người cũng phải chịu cảnh oan trái, khó nói như ông. Cha của họ đã đóng
góp những gì và họ được nhận lại những gì. Nỗi buồn của cả hai thế hệ khiến chúng ta
không khỏi xót xa.
Ông Nguyễn Lân Bình – cháu nội cụ Vĩnh – người chủ biên cuốn sách này cũng
không có gì ngoài mong muốn để người đời sau hiểu rõ hơn “Nguyễn Văn Vĩnh là
ai?” mà thôi.
Sau khi đọc, tôi đã biết ông là ai. Ấn tượng có, bài học cũng có. Đặc biệt, tôi nhận
thấy những gì mà sách đề cập tuy xa mà gần, tuy lạ mà quen. Chuyện thời xưa nhưng
vận vào ngày nay thì vô cùng chính xác. Cảm ơn những tác giả đã đóng góp những
bài viết quý báu, cảm ơn ông Nguyễn Lân Bình – hậu duệ của ông Nguyễn Văn Vĩnh

đã cho tôi có cơ hội được đọc một cuốn sách hay và thú vị như thế.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×