ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––
DƯƠNG QUÝ QUYỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––
DƯƠNG QUÝ QUYỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Hải
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu
trong luận văn có được là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì đều có
trích dẫn cụ thể, rõ ràng.
Tác giả luận văn
Dương Quý Quyền
ii
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy
cô, gia đình, bạn bè và các phòng ban liên quan. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Môi trường, Đại
học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và hoàn thành luận văn;
TS Hoàng Hải, thầy giáo hướng dẫn, người thầy kính mến đã hết lòng giúp
đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn tốt nghiệp;
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị ở Trung tâm Quốc gia Nước sạch và
VSMT nông thôn, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thành phố Hà
Nội; Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ cấp nước và vệ sinh môi trường
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp;
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn Học viên Cao học môi trường khóa 23 đã
chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn;
Dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp
quý báu của quý thầy cô và các bạn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Người thực hiện luận văn
Dương Quý Quyền
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................3
1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài ..................................................................3
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .....................................................................................3
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ....................................................................................5
1.2. Vai trò nguồn nước và tầm quan trọng của nước sạch tới sức khỏe con người ...6
1.3. Tổng quan về nước trên thế giới và trong nước ...................................................8
1.3.1. Tổng quan về nước trên thế giới .......................................................................8
1.3.2. Tổng quan về nước tại Việt Nam ......................................................................9
1.4. Khái quát thực trạng nước sạch nông thôn Thành phố Hà Nội .....................12
1.5. Khái quát về huyện Thanh Oai ...................................................................13
1.5.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Oai ..............................................................13
1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Thanh Oai .....................................................16
1.5.3. Tài nguyên nước huyện Thanh Oai .................................................................24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................26
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .....................................................................26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................26
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................26
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................26
2.2.1. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Oai. ...............26
2.2.2. Hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn ...........................................................26
2.2.3. Thực trạng ô nhiễm và quản lý chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện
Thanh Oai. .................................................................................................................27
2.2.4. Các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp quản lý ................................27
iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................27
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................27
2.3.2. Phương pháp điều tra, lấy mẫu thực địa ..........................................................28
2.3.3. Phương pháp phân tích ....................................................................................30
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................31
3.1. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Oai ...................31
3.2. Hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Oai .......................................36
3.3. Thực trạng ô nhiễm và quản lý chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện
Thanh Oai ..................................................................................................................50
3.4. Các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước SH .......62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................72
I. KẾT LUẬN............................................................................................................72
II. ĐỀ NGHỊ ..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ Tài nguyên và môi trường
BYT
Bộ Y tế
CLN
Chất lượng nước
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
COD
Chemical oxygen demand
NS và VSMTNT
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
NXB
Nhà xuất bản
QĐ – TTg
Quyết định của Thủ tướng
UNICEF
United Nations International Children's Emergency Fund
WHO
World Health Organization
GĐ
Giếng đào
GK
Giếng khoan
UBND
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm ....................................................14
Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình lớn nhất các ngày trong tháng........................................15
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất các ngày trong tháng .......................................15
Bảng1.4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm [34] ......................................15
Bảng 1.5. Số giờ nắng trung bình trong năm [35] ....................................................15
Bảng 2.1. Địa điểm lấy mẫu nước sinh hoạt ở thôn Động Giã, Trình Xá, Văn Quán,
Cự Thần – xã Đỗ Động .............................................................................................28
Bảng 2.2. Địa điểm lấy mẫu nước sinh hoạt xã Liên Châu ......................................28
Bảng 2.3. Địa điểm lấy mẫu nước sinh hoạt ở xã Phương Trung .............................29
Bảng 2.4. Địa điểm lấy mẫu nước sinh hoạt ở các cơ quan, trường học ..................29
Bảng 2.5. Địa điểm lấy mẫu nước sinh hoạt ở một số địa điểm khác .......................29
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt huyện Thanh Oai 2016 .....................33
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Tỷ lệ sử dụng nước sạch tại nông thôn Việt Nam năm 2015 - Nguồn:
Tổng cục thống kê 1/2016 .......................................................................31
Hình 3.2. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch tại huyện Thanh Oai giai đoạn 2009 2019 - Nguồn: Phòng kinh tế huyện Thanh Oai ......................................32
Hình 3.3. Cơ cấu hộ gia đình sử dụng các nguồn nước tại huyện Thanh Oai ..........33
Hình 3.4. Số hộ gia đình sử dụng nước mưa và nước mưa HVS ..............................33
Hình 3.5. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước giếng đào và giếng đào hợp vệ sinh .......34
Hình 3.6. Số hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan và tỷ lệ giếng khoan HVS .....34
Hình 3.7. Số hộ gia đình sử dụng nước mặt và tỷ lệ HVS ........................................35
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả xét nghiệm mẫu nước trên địa bàn một số xã huyện
Thanh Oai ............................................................................................................. 36
Hình 3.8. độ pH trong các mẫu nước đem đi phân tích ............................................38
Hình 3.9. chỉ tiêu màu sắc trong các mẫu nước đem đi phân tích ............................39
Hình 3.10. chỉ tiêu mùi vị trong các mẫu nước đem đi phân tích .............................40
Hình 3.11. chỉ tiêu độ đục trong các mẫu nước đem đi phân tích ............................40
Hình 3.12. chỉ tiêu Amoni NH4 trong các mẫu nước đem đi phân tích ...................42
Hình 3.13. chỉ tiêu Fe tổng trong các mẫu nước đem đi phân tích ...........................43
Hình 3.14 chỉ tiêu KmnO4 trong các mẫu nước đem đi phân tích ...........................44
Hình 3.15 chỉ tiêu As trong các mẫu nước đem đi phân tích ....................................45
Hình 3.16 chỉ tiêu Coliform trong các mẫu nước đem đi phân tích..........................46
Hình 3.17 chỉ tiêu Ecoli trong các mẫu nước đem đi phân tích ................................47
Hình 3.18 Kết quả phân tích ô nhiễm Asen tại 15 huyện thị ....................................48
Hình 3.19 So sánh tỷ lệ nhiễm As trong nước ngầm của các huyện ngoại
thành Hà Nội ................................................................................. 48
Hình 3.20. Diễn biến hàm lượng COD trên sông Nhuệ năm 2014Nguồn:
TCMT, 2014 ................................................................................. 51
Hình 3.21. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Nhuệ năm 2014..........................51
viii
Hình 3.22. Diễn biến hàm lượng NH4 trên sông Nhuệ năm 2014 Nguồn:
TCMT, 2014 ................................................................................. 52
Hình 3.23. Diễn biến hàm lượng TSS trên sông Nhuệ năm 2014 Nguồn:
TCMT, 2014 ................................................................................. 52
Hình 3.24. Diễn biễn hàm lượng BOD 5 dọc sông Đáy năm 2014 Nguồn:
TCMT, 2014 ................................................................................. 53
Hình 3.25. Diễn biễn hàm lượng COD dọc sông Đáy năm 2014 Nguồn:
TCMT, 2014 ................................................................................. 54
Hình 3.26. Diễn biến hàm lượng NH 4+-N trên sông Đáy năm 2014 Nguồn:
TCMT, 2014 ................................................................................. 54
Hình 3.27. Diễn biến hàm lượng TSS trên sông Đáy năm 2014 Nguồn:
TCMT, 2014 ................................................................................. 55
Hình 3.28. Dây chuyền xử lý nước ngầm – NM nước liên xã Thanh Oai ................59
Hình 3.29 thiết bị lọc nước quy mô hộ gia đình cung cấp cho người dân ................60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của con
người. Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng
ngày của con người. Nước sạch cho dân cư nông thôn là một trong những tiêu chí
quan trọng của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Hiện nay, một số vùng nông
thôn ở nước ta, người dân đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ sông, hồ,
nước mưa và nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan... Nếu nguồn nước không bảo
đảm vệ sinh sẽ gây nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn
bệnh khác. Chính vì thế, vai trò của nước sạch ở các vùng nông thôn luôn quan
trọng và cần thiết hơn bao giờ hết [6].
Huyện Thanh Oai là huyện cửa ngõ nằm ở phía Nam của Thủ đô Hà Nội, nơi
có 2 con sông chảy qua địa bàn: Sông Đáy chạy dọc qua 9 xã phía Tây huyện và
Sông Nhuệ ở phía Đông huyện là 2 con sông có độ ô nhiễm cao. Trong những năm
gần đây, sự phát triển nhanh của kinh tế- xã hội của huyện đã gây áp lực to lớn lên
môi trường sống của người dân. Chất thải từ quá trình sinh hoạt cũng như hoạt động
sản xuất, đặc biệt là hoạt động sản xuất từ các làng nghề trên địa bàn huyện đang
làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt
của người dân.[9]
Theo kết quả theo dõi về chất lượng nước ngầm tại các giếng khoan hộ gia
đình cung cấp cho sinh hoạt cho người dân ngoại thành Hà Nội của Trung tâm
Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Hà Nội cho thấy tình trạng ô nhiễm các kim
loại nặng trong nước ngầm tại huyện Thanh Oai đặc biệt là ô nhiễm về Sắt và Asen
hiện ở mức cao và đang có dấu hiệu ngày càng lan rộng gây ảnh hưởng lớn tới sức
khỏe của nhân dân.[24]
Do vậy, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất
lượng nước sinh hoạt huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội” được thực hiện
nhằm khảo sát tình hình sử dụng, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại các xã
thuộc huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đồng thời đưa ra những giải pháp phù
hợp góp phần quan trọng vào công tác quản lý, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt
2
đạt tiêu chuẩn sử dụng cho người dân tại địa phương theo Quy chuẩn Việt Nam số
02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu, điều tra và đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại một số xã trên
địa bàn huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội. Cụ thể:
- Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn Huyện, đánh giá mức độ
ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt;
- Đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng nước
sinh hoạt trên địa bàn huyện.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Vận dụng những kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ hiện trạng chất
lượng các nguồn nước sinh hoạt ở huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội từ đó làm
cơ sở để đề xuất các giải pháp khai thác tạo nguồn nước an toàn phục vụ cho mục
đích sinh hoạt của người dân trong khu vực.
- Đề xuất một số các giải pháp đối với các cấp chính quyền của Thành phố Hà
Nội trong công tác quản lý chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Oai,
đồng thời đề xuất một số các giải pháp đồng bộ khuyến khích người dân sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trên địa bàn.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hiện trạng chất
lượng nước sinh hoạt ở huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội từ đó làm cơ sở để
tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Bộ Chỉ số 51 về theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn của Thành phố Hà Nội hàng năm.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo, cũng như đề xuất cho các cấp chính
quyền của Thành phố Hà Nội, những người làm công tác quy hoạch, khai thác và
cung cấp nước sạch, phục vụ mục tiêu theo tiêu chuẩn Chương trình Quốc gia nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện
Thanh Oai.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật”.[6]
Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “là sự biến đổi của
các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. [6]
Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng và môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con
người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải),
rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng
lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên môi trưởng chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con
người, sinh vật, vật liệu.
Khái niệm về tài nguyên nước
Một số khái niệm về nước được quy định trong Luật Tài nguyên nước năm
2012 cụ thể như sau:
- Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [7]
- Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa
nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. [7]
4
- Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. [7]
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. [7]
- Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất
chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển. [7]
- Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh
của con người. [7]
- Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch
của Việt Nam. [7]
- Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc
có thể xử lý thành nước sinh hoạt. [7]
Khái niệm về ô nhiễm nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi
nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho các
vật nuôi và các loài hoang dã”
- Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Việt Nam: Ô nhiễm
nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học
của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật. [7]
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật vi sinh vật gây hại kể cả xác chết
của chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta có thể phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm
bởi các tác nhân vật lý. [16]
5
Khái niệm về suy thoái nguồn nước
- Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước
so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc
trong các thời kỳ trước đó. [7]
Khái niệm về cạn kiệt nguồn nước
- Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn
nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng
và duy trì hệ sinh thái thủy sinh [7]
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống (đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm)
- QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp
hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm)
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
giai đoạn đến năm 2020;
6
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/03/2012 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2012- 2015;
- Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thành
phố Hà Nội đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số
2863/QĐ-UBND ngày 11/6/2009;
- Quy hoạch về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà nội giai
đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND Thành phố Hà Nội
phê duyệt tại Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 18/4/2013;
1.2. Vai trò nguồn nước và tầm quan trọng của nước sạch tới sức khỏe con người
1.2.1. Vai trò của nguồn nước
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả
đất. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ
đại đã xem nước là thành phần cơ bản của vật chất. Trong quá trình phát triển của
xã hội loài người, các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển
trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu
vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai
Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng Hà
ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam ...
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng
lượng cơ thể, 65 - 75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng
xương. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra
không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch [22].
Một người cân nặng 60kg cần cung cấp 2-3 lít nước để duy trì các hoạt động
sống bình thường trong ngày. Uống không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến chức năng
các hệ thống trong cơ thể. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây
7
trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Có thể tử vong nếu lượng nước mất
trên 20%”. Nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự sống [25].
1.2.2. Tầm quan trọng của nước sạch tới sức khỏe của con người
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT
nông thôn hết năm 2015 cho thấy tỷ lệ nhà tiêu hộ gia đình vùng nông thôn Việt
Nam đạt tiêu chuẩn vệ sinh còn rất thấp. Chỉ có 65% số hộ nông thôn có nhà tiêu
đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng và sử dụng bảo quản. Có 30,1% số hộ nông thôn
Việt Nam đang sử dụng phân nguời trong sản xuất nông nghiệp, nuôi cá. Ða số
những hộ này không ủ phân hoặc ủ phân không đủ thời gian quy định. Ðây là một
trong những nguyên nhân quan trọng góp phần gây ô nhiễm phân nguời ra nguồn
nuớc và môi truờng xung quanh [1].
Thực tế điều tra cho thấy, cơ cấu nguồn nuớc ăn uống, sinh hoạt chính ở các
hộ gia đình vùng nông thôn hiện nay như sau: 33,1% giếng khoan, 31,2% giếng
khơi, 1,8% nuớc mưa, 11,7% nuớc máy, 7,5% nuớc suối đầu nguồn, 11% nuớc sông
ao hồ, 3,7% nguồn nuớc khác [1].
Có 11,6% đối tuợng được phỏng vấn vẫn thuờng xuyên uống nuớc lã. Thói
quen uống nuớc lã sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng
do mắc phải những bệnh dịch lan truyền theo nuớc [1].
Như đã mô tả ở trên, các phương tiện cấp nuớc và vệ sinh chưa được cải
thiện nhiều, đặc biệt ở vùng nông thôn. Ðiều đó đã ảnh huởng nhất định đến sức
khỏe nguời dân (đặc biệt là trẻ nhỏ), đến phát triển xã hội và kinh tế.
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2015 các bệnh liên quan đến nuớc: tiêu
chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong
dó tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất (0,009/100
000 dân). Năm 2016 tình hình cũng chưa được cải thiện, tỷ lệ mắc/100 000 dân với
bệnh tiêu chảy là 1081,66 ; tả là 0,56 ; lỵ trực khuẩn là 30,55 ; lỵ amip là 10,97
thương hàn là 1,77. Tỷ lệ mắc các bệnh này chỉ đứng thứ 5 sau một số bệnh đường
hô hấp [1]..
Số mắc thương hàn ở trẻ em năm 2008 là 1316 trẻ, bệnh tả là 1049 trẻ. Năm
2016 các tỷ lệ này có giảm (thương hàn 823 trẻ và tả 474 trẻ), nhưng tỷ lệ chết
8
không thay đổi. Các bệnh liên quan đến chất thải là các bệnh thường gặp tại Việt
Nam. Trong nuớc thải, nhất là từ bệnh viện, có chứa nhiều mầm bệnh: vi khuẩn,
vius, Protoza, trứng giun... [1].
1.3. Tổng quan về nước trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tổng quan về nước trên thế giới
Nước ngọt có ý nghĩa sống còn đối với an ninh chính trị, an sinh xã hội
của mỗi quốc gia. Đến năm 2017, có 89% dân số thế giới, tức khoảng 6,86 tỷ
người được sử dụng nguồn nước đã cải thiện. Tuy nhiên, tổ chức UNICEF và
WHO cũng khuyến cáo còn lại 8,5% dân số, tức khoảng 633 triệu người trên
toàn cầu vẫn không có đủ nước để dùng. “Tình trạng khan hiếm nước ngày càng
nghiêm trọng hơn trên hành tinh”, trong đó nhấn mạnh thế giới khó có thể đạt
mục tiêu đảm bảo cho toàn nhân loại được tiếp cận với nguồn nước sạch vào
năm 2050 theo mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc [26].
Vấn đề nước sạch dùng cho sinh hoạt của người dân luôn được các quốc gia
trên thế giới quan tâm. Nước sinh hoạt nông thôn là kế hoạch hành động của Liên
Hợp Quốc trong chương trình nước sạch nông thôn. Để cảnh báo và ngăn chặn ô
nhiễm nguồn nước ngọt, từ năm 1997, hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu
(GEMS) đã cùng với tổ chức y tế thế giới (WHO) và UNESCO triển khai mạng lưới
quan trắc chất lượng nước toàn cầu [30].
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất cho sinh hoạt nhưng ngày
càng cạn kiệt do bị khai thác quá mức và ngày càng bị ô nhiễm bởi hoạt động của
con người. Do vậy, nhiều quốc gia như Phần Lan, Hà Lan, Anh đã giảm nhu cầu về
nước cho công nghiệp, một số ngành công nghiệp sử dụng lại nước thải đô thị đã tái
chế [30].
Năm 1990, các nhà khoa học Áo đã đưa ra phương pháp lọc nước bằng cát.
Nước sau khi được lọc qua lớp cát có thể loại bỏ các hợp chất hữu cơ và các ion
kim loại nặng [29].
Năm 2007, Michael Berg và cộng sự đã nghiên cứu về ô nhiễm Asen trong
nước vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Campuchia và Việt Nam: ô nhiễm Asen
trong nước ngầm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại Campuchia trung bình đạt
9
217 µg/l và ở miền Nam Việt Nam trung bình 39 µg/l. Nhóm nghiên cứu đã thu các
mẫu tóc của người dân sử dụng nước ngầm tại Việt Nam, campuchia, Bangladesh
và Tây Bengal để nghiên cứu gián tếp hàm lượng Asen và tác động của Asen đến
sức khỏe con người, nhận thấy: tại Việt Nam và Campuchia có hàm lượng Asen
cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng tại Bangladesh và Tây Bengal. Qua nghiên
cứu cho thấy Asen có tác động nguy hại rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt với
mức độ ô nhiễm càng lớn thì khả năng gây hại sức khỏe càng cao [27].
Stephen Luby (2008) đã phát hiện phổ biến khắp Đông Nam Á cả hai nguồn
cung cấp nước cho đô thị và nông thôn thường xuyên bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật
có nguồn gốc từ phân người với tần số rất phổ biến đến mức nó được chấp nhận như
là một điều hiển nhiên. Đáng quan tâm là nước ngầm tầng nông ở nhiều khu vực
của Đông Nam Á bị ô nhiễm asen với mức độ nguy hiểm cao. Mặc dù nhiều
phương pháp tiếp cận có thể xử lý asen trong nước uống, tuy nhiên có rất ít bằng
chứng về các giải pháp có thể được áp dụng ở quy mô lớn và khả năng giảm phơi
nhiễm asen cho con người [28].
1.3.2. Tổng quan về nước tại Việt Nam
Trong những năm qua vấn đề nước sạch cho sinh hoạt luôn được Chính
phủ quan tâm và được đưa vào các chương trình mục tiêu của quốc gia trong
từng giai đoạn phát triển.
Để giải quyết kịp thời và thỏa mãn nhu cầu về nước sạch cho người dân đã
có nhiều tổ chức, cơ quan và các nhà khoa học tham gia nghiên cứu nhằm bảo vệ
nguồn nước sạch và xử lý nước bị ô nhiễm.
Trong những năm gần đây, chương trình cấp nước và vệ sinh môi trường
nông thôn do UNICEF tài trợ đã góp phần cải thiện tình hình nước sạch và vệ sinh
cho nông thôn. Hằng năm, nhà nước đã đầu tư nguồn kinh phí lớn và tranh thủ sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ cho việc xã hội hóa, phát triển thị
trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn, cũng như các công trình
nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật đánh giá chất lượng nước cùng các công nghệ xử
lý thích hợp và khả thi [14].
10
Năm 1996, Phạm Song đã xây dựng phương pháp loại bỏ sắt và mangan
trong nước giếng. Sắt trong nước giếng được khử bằng phương pháp sục khí rồi lọc
với vật liệu là cát, ngoài ra có thể tách sắt ra khỏi nước bằng chất keo tụ (nhôm
sulfat, sắt clorua hoặc hỗn hợp hai chất này). Các chất này hấp thu mạnh ion sắt và
tất cả cùng kết tủa lắng xuống. Còn mangan được loại bỏ khỏi nước bằng phương
pháp oxy hóa hay dùng các chủng vi khuẩn như Metallogenium personatum;
Caulococeus manganifer... để trộn vào vật liệu lọc nhằm tách mangan (II) ra khỏi
nước [19].
Nguyễn Hữu Phú (2001) đã nghiên cứu và xây dựng quy trình ứng dụng than
hoạt tính trong xử lý nước tự nhiên sau khi lọc cát hoặc qua giai đoạn oxy hóa. Than
hoạt tính có khả năng làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong nước, loại bỏ nhiều
chất ô nhiễm hữu cơ có mặt trong nước bằng cơ chế hấp phụ [10].
Năm 2002, Đoàn Thị Hồng Diễm đã khảo sát quá trình xử lý nước giếng bị ô
nhiễm nitrat bằng than bùn là một loại vật liệu phổ biến ở Thừa Thiên Huế [3].
Đặng Ngọc Chánh, Vũ Trọng Thiện và Nguyễn Xuân Thủy (năm 2008) qua
quá trình khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và xác định các yếu tố ô
nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng tại hộ gia đình ở hai tỉnh Long An và
Hậu Giang, kết quả cho thấy: tại Long An tỷ lệ sử dụng nước cấp theo đường ống là
27,2%; các hộ gia đình vẫn còn thích sử dụng nước mưa (26,3%). Tại tỉnh Hậu
Giang có 38% các hộ gia đình thích sử dụng nước bề mặt; tỷ lệ sử dụng nước giếng
khoan là 21,6%. Nhìn chung mẫu nước đạt tiêu chuẩn của Long An (44,9%) cao
hơn so với Hậu Giang (23,9%). Các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước
giếng ở mức trung bình, không có rào chắn gia súc (78%); gần nhà tiêu (65%); gần
bãi rác, phân súc vật (32%). Các yếu tố ô nhiễm đối với nướcmặt chiếm tỷ lệ cao là:
không rào chắn ngăn súc vật (97%); chăn thả trâu bò, vịt tại nguồn nước (24%). Đối
với nước mưa không có bộ phận chắn rác, bộ phận lọc chiếm tỷ lệ cao (83%); dụng
cụ múc nước gần các nguồn ô nhiễm chiếm tỷ lệ 20% [2].
Năm 2011, Nguyễn Chí Hiếu, Đặng Viết Hùng đã đánh giá hiện trạng nước
sạch tại các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
nguồn nước ngầm chiếm từ 75 - 98% nước cấp cho sinh hoạt ở các huyện Hóc Môn,
11
Củ Chi, Bình Chánh, trong đó từ 80 - 90% là nước ngầm do người dân tự khai thác,
còn lại từ 10 - 20% nước do các trạm cấp nước tập trung cung cấp. Nguồn nước
ngầm hiện đã có những dấu hiệu của sự ô nhiễm vi sinh, một số chỉ tiêu khác cần
quan tâm và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Huyện Cần Giờ và Nhà Bè
nguồn nước dùng cho ăn uống và một phần sinh hoạt của người dân chủ yếu do
công ty cấp nước thành phố cung cấp chiếm từ 53 - 70%, chủ yếu thông qua các
phương tiện vận chuyển như sà lan, xe bồn. Chất lượng và số lượng chưa đảm bảo
và chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn
khoảng 25 - 30% [5].
Hoàng Thị Thắm và Ngô Thị Thanh Vân (2012) đã đánh giá thực trạng các
mô hình quản lý khai thác dịch vụ nước sạch nông thôn ở Việt Nam và chỉ ra
những hạn chế trong các mô hình đó là do: cơ chế, chính sách quản lý cấp nước
chưa phù hợp, hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn mang tính bao cấp
trong đầu tư và quản lý, chưa tự chủ về tài chính. Để phát huy những thế mạnh và
khắc phục hạn chế từ các mô hình đó, các tác giả đề xuất một mô hình quản lý, khai
thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn có sự quản lý kết hợp của Nhà nước,
doanh nghiệp và cộng đồng dân cư [20].
Năm 2013, Nguyễn Thị Huyền Trang và Đào Vĩnh Lộc đã nghiên cứu xây
dựng mô hình khử sắt trong nước giếng khoan quy mô hộ gia đình. Trong đề tài
này, phương pháp làm thoáng kết hợp cột lọc cát dùng để khử sắt cho hiệu suất
xử lý sắt tổng số đạt 84,51% và hàm lượng sắt tổng số sau xử lý là 0,48mg/l,
thấp hơn quy định của QCVN 02:2009/BYT. Mô hình đã được lắp đặt phục vụ
nhu cầu sử dụng nước tại hộ gia đình huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng [23].
Đoàn Thu Hà (2013) đã đánh giá hiện trạng cấp nước nông thôn vùng đồng
bằng sông Cửu Long cho thấy, hiện nay toàn vùng chỉ có 36,52% dân số được sử
dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT. Nhiều công trình cấp nước tập trung quy mô
nhỏ và rất nhỏ đang ở tình trạng xuống cấp, chất lượng nước cấp không đảm bảo
yêu cầu cho người sử dụng [4].
Kết quả đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến
- huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên của Lương Văn Minh và Đào Đoàn Hạ (2013)
12
cho thấy các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt trên địa bàn xã khá đa dạng, có trữ
lượng dồi dào và chất lượng các nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn cho phép dùng
trong sinh hoạt hàng ngày của người dân [8].
1.4. Khái quát thực trạng nước sạch nông thôn Thành phố Hà Nội
Từ trước đến nay, Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến vấn đề nước sạch
dùng cho sinh hoạt của người dân, nhất là từ những năm 1990 trở lại đây. Thành
phố Hà Nội đã có những chính sách, dự án để thay đổi tình hình và cải thiện điều
kiện nước sạch ở nông thôn.
Theo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường Hà Nội, tính đến hết
năm 2015 trên địa bàn 18 huyện, thị ngoại thành Hà Nội có 3.881.564 dân, có hơn
110 công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn; trong đó 3.805.366 người dân ở
nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 98,04% dân số nông thôn trong đó có
khoảng 1.379.896 người dân được sử dụng nước sạch, chiếm tỷ lệ 35,55% dân số
ngoại thành Hà Nội. Dựa vào Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi
trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Thành phố Hà Nội
phấn đấu đến năm 2016 đạt 100% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh,
trong đó khoảng 38% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo các QCVN
(Chỉ số 2 trong Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn).[24]
Hiện tại, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn
Thành phố Hà Nội đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp: tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn; phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa 3 ngành là nông nghiệp và phát triển
nông thôn - y tế - giáo dục; đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền
thông nâng cao nhận thức cộng đồng; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý,
vận hành công trình cấp nước tập trung sau đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến trình
thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới....
Bên cạnh những kết quả nêu trên, còn có một số công trình cấp nước sạch
hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động. Bên cạnh nguyên nhân khách quan,
còn có nguyên nhân chủ quan là công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo vệ công
trình còn buông lỏng, phân công trách nhiệm không rõ ràng, công trình vận hành
13
chưa đúng quy trình, không được duy tu, bảo dưỡng định kỳ, nhanh hư hỏng, xuống
cấp, không bảo đảm yêu cầu cấp nước sạch bền vững cho người dân nông thôn, lãng
phí vốn đầu tư.[24]
1.5. Khái quát về huyện Thanh Oai
1.5.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Oai
Vị trí địa lý
Huyện Thanh Oai nằm phía Nam Thủ đô Hà Nội, có trung tâm là thị trấn
Kim Bài, cách trung tâm thủ đô hơn 20 km theo quốc lộ 21B. Diện tích tự nhiên:
12.385,56 ha, dân số 167.527 người. Phía Bắc giáp quận Hà Đông, phía Tây giáp
huyện Chương Mỹ, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Trì và
phía Nam giáp huyện Ứng Hoà, Phú Xuyên. Vị trí của huyện có điều kiện thuận lợi
trong việc trao đổi, lưu thông hàng hoá với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng
sông Hồng và cả nước. [9]
Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính, trong đó có 20 đơn vị thuộc khu vực
nông thôn đó là các xã: Cự Khê, Bích Hòa, Cao Viên, Thanh Cao, Bình Minh, Tam
Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Thùy, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, Phương Trung, Đỗ
Động, Thanh Văn, Cao Dương, Xuân Dương, Dân Hòa, Hồng Dương, Tân Ước và
Liên Châu. [9]
Với vai trò cửa ngõ và là vành đai thực phẩm phía Nam thủ đô Hà Nội,
huyện Thanh Oai có lợi thế rất lớn về thị trường tiêu thụ nông sản và là địa bàn tiêu
thụ một khối lượng đáng kể hàng tiêu dùng sản xuất ở nội thành. Bên cạnh đó,
huyện Thanh Oai còn có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào các ngành kinh tế do Hà Nội là trung tâm đầu
não của cả nước về khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Trong quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 thì các khu đô thị Thanh Hà
và Mỹ Hưng sẽ hình thành, đây là một điều kiện rất thuận lợi để Thanh Oai phát
triển kinh tế, có thể bắt kịp sự phát triển chung của toàn Thành phố về kinh tế - xã
hội. Trong thời gian tới nếu tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,...để thu hút đầu
tư thì nền kinh tế của huyện sẽ có bước phát triển đột phá.
14
Đặc điểm địa hình
Thanh Oai có địa hình tương đối bằng phẳng, song có hai vùng rõ rệt là vùng
vùng bãi sông Đáy và vùng trũng ven sông Nhuệ. Độ dốc thấp dần từ phía Bắc
xuống Nam, và từ phía Tây sang phía Đông. Địa hình tương đối bằng phẳng, điểm
cao nhất là xã Thanh Mai có độ cao 7,5 m và điểm thấp nhất ở xã Liên Châu (1,8m)
so với mặt nước biển.
Đặc điểm địa hình như vậy rất thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá
cây trồng và vật nuôi, có khả năng cho thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi. [9]
Khí hậu, thời tiết
Huyện Thanh Oai mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng, Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này có nền nhiệt độ cao và
thường hay có gió, bão, lượng mưa trong mùa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa
cả năm dễ gây ngập úng cho cây trồng và một số khu dân cư vùng trũng ven sông
Nhuệ.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng này có nền
nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi cao, để phát triển các loại cây
trồng cần có hệ thống tưới nước trong vụ này.
- Độ ẩm không khí từ 84 - 96%, lượng bốc hơi nước cả năm 700 - 900 mm,
lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 1, lớn nhất vào tháng 5 - 6.
Bảng 1.1. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả
năm
Độ ẩm
tương đối (%)
80
84
88
87
83
83
83
85
85
81
81
81
83
(Nguồn: />- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5oC, mùa nóng nhiệt độ trung bình
tháng đạt 27,4oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể tới 40oC vào mùa Hạ. Nhiệt độ
tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,7oC vào mùa Đông nhưng ít khi xảy ra. Trong
mùa lạnh biên độ nhiệt ngày đêm có thể biến động tới 10 - 15oC.
15
Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình lớn nhất các ngày trong tháng
Tháng
1
t0C
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12 C.năm
11
20.4 20.4 23.1 27.3 31.7 32.8 32.2 32 30.9 28.8 25.6 22
27.3
(Nguồn: />Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất các ngày trong tháng
Tháng
1
t0C
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12 C.năm
11
13.8 11.7 17.5 20.8 23.9 25.5 25.7 25.4 24.3 21.6 18.2 15
20.5
(Nguồn: />- Lượng mưa trung bình nhiều năm xấp xỉ 1.700 mm, năm cao nhất đạt tới
2.100 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất
vào tháng 7 và tháng 8. Mưa lớn và tập trung làm thiệt hại đáng kể đến mùa màng
của nhân dân.
Bảng1.4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
Tháng
Lượng
mưa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
18.6
26.2
43.8
90.1
188.5
239.9
288.2
318.0
265.4
130.7
43.4
23.4
1.676,2
(5.146)
(1.709)
(0.732) (1.031) (1.724) (3.547)
(mm)
(7.421) (9.445) (11.346) (12.52) (10.449)
(0.921) (65,992)
(Nguồn: />
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao
nhất 1.970 giờ. Mùa hạ có số giờ nắng cao nhất và cường độ nắng cũng cao hơn các
mùa khác. Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ, tối đa 6,5 giờ
(mùa hạ), thấp nhất 1,6 giờ/ngày (mùa đông). Tổng lượng bức xạ cao, thích hợp cho
nhiều loại cây trồng phát triển.
Bảng 1.5. Số giờ nắng trung bình trong năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
68.2
45.2
43.4
81.0
164.3
156.0
182.9
164.3
162.0
164.3
126.0
108.5
Số
giờ
nắng
(Nguồn: />
- Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Đông
Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển