DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam 23
Bảng 2.2. Số lượng lợn lái qua các năm 26
Bảng 2.3. Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm 27
Bảng 2.4. Số lượng lợn thịt qua các năm 28
Bảng 2.5. Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày
đêm 32
Bảng 2.6. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn
33
Bảng 4.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2005-2013
40
Bảng 4. 2: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Phổ Yên 2010 - 2013 43
Bảng 4.3. Số trang trại ở huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên 46
Bảng 4.4: Quy mô chăn nuôi của trang trại nghiên cứu năm 2013 46
Bảng 4.5. Số lượng đầu lợn của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên qua
các năm 47
Bảng 4.6. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên 47
Bảng 4.7. Mô hình chăn nuôi lợn đang áp dụng tại một số trang trại 48
Bảng 4.8. Loại thức ăn được sử dụng tại một số trang trại 49
Bảng 4.9. Khối lượng nước sử dụng để vệ sinh chuồng trại 49
Bảng 4.10. Phương pháp xử lý và sử dụng chất lỏng tại các hệ thống 54
Bảng 4.11. Phương pháp xử lý chất thải rắn tại một số trang trại 55
Bảng 4.12. Các hình thức xử lý xác vật nuôi của trang trại 55
Bảng 4.13. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải tại trang trại
Nguyễn Đình Đức Yên Ninh 2, thị trấn Ba Hàng, huyện Phổ Yên 56
Bảng 4.14. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải tại trang trại bà
Chu Thị Vinh xóm Đình, xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên 58
Bảng 4.15. Nhận thức của người dân về việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn
59
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới 20
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 37
Hình 4.2. Mục đích sử dụng nước thải trong quá trình chăn nuôi lợn 51
Hình 4.3. Mục đích sử dụng chất thải sau xử lý trong chăn nuôi lợn 52
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 1
DANH MỤC HÌNH 2
MỤC LỤC 3
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 3
1.3 Yêu cầu của đề tài 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.1.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.2 Cơ sở pháp lý 6
2.2 Hiện trạng phát triển chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam 8
2.2.1 Hiện trạng chăn nuôi trên thế giới 8
2.2.2 Hiện trạng chăn nuôi ở Việt Nam 14
2.3 Hiện trạng môi trường trong chăn nuôi 19
2.3.1 Hiện trạng môi trường chăn nuôi trên Thế giới 19
2.3.2 Hiện trạng môi trường chăn nuôi ở Việt Nam 21
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 35
3.3. Nội dung nghiên cứu 35
3.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Phổ Yên 35
3.3.2. Điều tra đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn các trang trại chăn nuôi lợn
trên dịa bàn huyện Phổ Yên 36
3.3.3 Đánh giá chất lượng nước thải tại một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn
huyện Phổ Yên 36
3.3.4. Nhận thức của người chăn nuôi với công tác vệ sinh môi trường 36
3.3.5. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi từ trang trại tại huyện Phổ
Yên 36
3.4. Phương pháp nghiên cứu 36
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 36
3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 37
3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu 37
3.4.4. Phương pháp tham khảo, kế thừa các loại tài liệu liên quan đến đề tài. .37
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội 37
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
4.1.2. Kinh tế - xã hội 39
4.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tề 42
4.1.4. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phổ Yên và áp lực của nó
lên môi trường 45
4.2 Điều tra, đánh giá thực trạng tình hình của trang trại chăn nuôi tập trung tại
địa bàn nghiên cứu 46
4.2.1 Các thông tin chung về các trang trại chăn nuôi 46
4.2.2 Phương thức chăn nuôi, mô hình chăn nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên 48
4.2.3 Tình hình sử dụng thức ăn và nước uống, nước rửa chuồng trại 49
4.2.4 Các hình thức xử lý chất thải rắn và nước thải của các trang trại chăn
nuôi lợn 50
4.2.5 Đánh giá hiện trạng các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn
đang áp dụng tại các trang trại 52
4.3 Đánh giá chất lượng nước thải tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn
các huyện phía Nam tỉnh Thái Nguyên 56
4.4. Nhận thức của người chăn nuôi với công tác vệ sinh môi trường 58
4.5 Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các trang trại chăn nuôi
lợn 60
4.5.1. Biện pháp Luật chính sách 60
4.5.2. Biện pháp công nghệ 60
4.5.3. Biện pháp tuyên truyền giáo dục 61
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1 Kết luận: 63
5.2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang chuyển dịch nhanh từ hệ thống chăn
nuôi nhỏ lẻ nông hộ sang chăn nuôi trang trại tập trung đáp ứng nhu cầu thực
phẩm ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn trang trại tập trung ở Việt Nam đã và
đang gây nên ô nhiễm môi trường không khí và nước nghiêm trọng do đào
thải N, P, phát thải khí amoniac, khí gây mùi và khí gây hiệu ứng nhà kính
(GHG) từ chất thải gây nên thách thức sự phát triển bền vững của phương
thức chăn nuôi lợn trang trại tập trung.
Một trong những tỉnh có điển hình về chăn nuôi theo quy mô trang trại
của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đó là tỉnh Thái Nguyên. Theo thống kê
của tỉnh Thái Nguyên, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 670 trang trại, gia trại
chăn nuôi; trong đó, có 274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, hơn 350 trang
trại gia trại chăn nuôi gà, còn lại là các trang trại, gia trại chăn nuôi trâu,
ngựa, dê, chồn, nhím Khoảng 90% các trang trại, gia trại chăn nuôi có quy
mô chăn nuôi dưới 1000 con/năm; số trang trại chăn nuôi quy mô lớn chủ yếu
tập trung ở các huyện: Phú Lương, Phú Bình và Phổ Yên.
Qua kiểm tra thực tế của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, phần lớn
các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ hẹp
không đủ diện tích xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý
chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng
cách vệ sinh đến khu dân cư gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng
đến đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh. Trong số các trang trại chăn
nuôi đang hoạt động, chỉ có 10% số trang trại có báo cáo đánh giá tác động môi
1
trường và cam kết bảo vệ môi trường; 6 trang trại thực hiện kê khai nộp phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải song số phí thu được còn rất thấp.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên,
trong hoạt động chăn nuôi, chất thải trong chăn nuôi lợn là nguồn gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Chất thải của các trang trại, gia trại
nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas song biện pháp này chỉ giải
quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu còn mức độ
giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được tình trạng ô nhiễm
môi trường đất, nước và mùi hôi thối. Hầu hết các hệ thống biogas hiện nay
trên địa bàn đều được các trang trại xây dựng nhỏ hơn mức cần thiết nên hiệu
quả giảm thiểu ô nhiễm lại càng hạn chế. Một số trang trại quy mô lớn gây ô
nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc kéo dài ở địa phương như: trang trại chăn
nuôi của bà Nguyễn Thị Mai và ông Nguyễn Anh Tuấn ở xã Tân Cương
(Thành phố Thái Nguyên); trang trại chăn nuôi của HTX Thắng Lợi (thị xã
Sông Công); trại giống lợn Tân Thái (huyện Đồng Hỷ)
Trước thực tế này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã xây dựng đề
án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020, đồng
thời tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại 11 trang trại chăn nuôi
lợn tập trung, xử lý vi phạm 4 trang trại với số tiền hơn 100 triệu đồng. Tuy
nhiên việc yêu cầu các trang trại xử lý chất thải, nâng cấp hệ thống xử lý nước
thải của các trang trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư, vận hành
hệ thống xử lý chất thải, nước thải rất tốn kém, ảnh hưởng đến lợi nhuận của
các trang trại chăn nuôi nên hầu hết các trang rại đều "trốn" đầu tư đầy đủ các
công trình bảo vệ môi trường cần thiết. Bênh cạnh đó, trong quy hoạch phát
triển chăn nuôi chưa có quy hoạch vùng chăn nuôi đảm bảo yêu cầu bảo vệ
môi trường Do đó, thời gian tới, ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, xử lý,
2
đình chỉ sản xuất đối với các trang trại có hành vi gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng; yêu cầu các trang trại phải có đầy đủ công trình, bện pháp bảo
vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về xử lý ô nhiễm được xác nhận của cơ quan
chức năng trước khi đưa vào hoạt động; khẩn trương quy hoạch vùng chăn
nuôi cho từng loại vật nuôi, từng bước hạn chế, không cho phép chăn nuôi gia
trại, chăn nuôi quy mô nhỏ trong khu dân cư.
Xuất phát từ thực tế đó, em tiến hành đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn
tại huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.”
1.2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá công tác xử lý chất thải, mức độ ô nhiễm một số yếu tố môi
trường trong chăn nuôi lợn đang áp dụng tại các trang trại, từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các trang trại chăn nuôi lợn
trong điều kiện thực tế ở địa phương.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu điều tra phải chính xác, khách quan và đáng tin cậy.
- Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đề ra.
- Gỉai pháp phải khả thi, đáp ứng các yêu cầu về xử lý ô nhiễm môi
trường của khu vực.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho hoc tập.
3
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần
nâng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường cho các
hộ chăn nuôi. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc học tập và
công tác nghiên cứu sau này.
Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và
nâng cao chất lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
Chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi
của Việt Nam. Trong 5 năm gần đây, sản lượng thịt lợn chiếm 76% sản lượng
thịt hơi các loại. Sản phẩm thịt lợn là sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu
đối với người Việt Nam ta, nã đã trở thành loại thức ăn phổ biến nhất so với
những loại thịt khác trên thị trường như thịt bò,thịt trâu, thịt gà, tôm , cua . v.
v…Chính vì thế ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trong những năm qua đã
góp phần chủ đạo vào việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho người dân,
đặc biệt là người dân ở nông thôn Việt Nam.
Với những đặc điểm riêng có, chăn nuôi lợn là hoạt động sản xuất có
thể tận dụng được lao động và thức ăn thừa góp phần tiết kiệm chi phí và tăng
một phần thu nhập cho gia đình, cho nên hoạt động chăn nuôi này chính là
loại hình chăn nuôi phổ biến nhất trong số các loại hình chăn nuôi ở Việt Nam
hiện nay.
Đối với các hộ gia đình sản xuất nhỏ, chăn nuôi lợn là hoạt động chính
để tiết kiệm thức ăn thừa, lao động nhàn rỗi, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho
ngành trồng trọt và cải tạo chất đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chăn nuôi lợn với
quy mô lớn sẽ là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện
thắp sáng nhờ sử dụng khí Biogas từ chăn nuôi lợn.
Mặt khác, theo báo cáo của tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc
(FAO) cho thấy nghành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề về môi
trường nghiêm trọng như thoái hóa đất, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí,
gây thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, mất đa dạng sinh học. Tổng diện tích
5
cho ngành chăn nuôi chiếm 26% diện tích bề mặt không phủ băng tuyết của
trái đất, thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng được dành để sản xuất thức ăn
chăn nuôi. Vì vậy việc mở rộng chăn nuôi dẫn đến mất rừng làm cho đất bị
sói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô.
Trong quá trình chăn nuôi lượng khí CO
2
thải ra chiếm 9% toàn cầu và
lượng khí CH
4
( một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23
lần CO
2
) chiếm 37%. Quá trình chăn nuôi còn tạo ra 65% lượng khí Nox (có
khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO
2
) và tạo ra khoảng 2/3
tổng lượng phát thải khí NH
3
nguyên nhân chính gây mưa axit phá hủy các hệ
sinh thái.
Thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng,
theo dự đoán đến năm 2025 thì 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều
kiện căng thẳng về nguồn nước. Trong khi đó sự phát triển ngành chăn nuôi
làm tăng nhu cầu sử dụng nước chúng chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài
người sử dụng, đồng thời lượng nước thải từ chăn nuôi đã làm ô nhiễm bởi
các chất kháng sinh, hoocmon, hóa chất sát trùng, làm ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
Ngoài ra ngành chăn nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các
mạch nước ngầm do mất rừng và đất bị thoái hóa, chai cứng giảm khả năng
thẩm thấu. Tất cả các tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường
dẫn đến kết quả tất yếu là làm suy giảm đa dạng sinh học.
Vì vậy hoạt động của các trang trại chăn nuôi phải được quản lý và có
biện pháp sử lý chất thải phù hợp.
2.1.2 Cơ sở pháp lý
Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn
bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước. Từ năm 1993 đến nay
đã có các văn bản chính về quản lý và bảo vệ môi trường, đó là:
6
- Luật Bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2009 về việc xử
lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 08 năm 2006, về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 08 năm
2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 26 tháng 3
năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và Tổng Cục Thống kê. Quy định về tiêu
chí đánh giá quy mô của một trang trại chăn nuôi.
- Nghị quyết 41/NQ-TU của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- QCVN 24:2009-BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 01-14 -2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi lợn
an toàn sinh học
- QCVN 01-15 -2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi gia
cầm an toàn sinh học
- QCVN 01-79 -2011/BNN&PTNT: Quy trình đánh giá kiểm tra điều
kiện vệ sinh thú y
- Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
- QCVN 01-12:2009/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thức
ăn chăn nuôi - Hàm lượng kháng sinh, hoá dược, vi sinh vật và kim loại nặng
tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp.
7
- QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ
sinh nước dùng trong chăn nuôi.
- QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Thức ăn chăn nuôi - Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho
phép trong thức ăn chăn nuôi.
- Quyết định 628/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển chăn
nuôi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2020.
2.2 Hiện trạng phát triển chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Hiện trạng chăn nuôi trên thế giới
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều
biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản
xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường
trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới…
2.2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới
Thịt và sản phẩm thịt là nguồn cung cấp quan trọng nhất về đạm,
vitamin, khoáng chất… cho con người. Chất dinh dưỡng từ động vật có chất
lượng cao hơn, dễ hấp thu hơn là từ rau quả. Trong khi mức tiêu thụ thịt bình
quân đầu người ở các nước công nghiệp rất cao thì tại nhiều nước đang phát
triển, bình quân dưới 10 kg, gây nên hiện tượng thiếu và suy dinh dưỡng. Ước
tính, có hơn 2 tỷ người trên thế giới, chủ yếu ở các nước chậm phát triển và
nghèo bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, iodine, sắt và
kẽm, do họ không được tiếp cận với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như
thịt, cá, trái cây và rau quả.
Tại một số nước cụ thể, tình hình tiêu thụ là (mức hiện nay/40 năm
trước): Mỹ 124/89; EU: 89/56; TQ: 54/4; Nhật 42/8; Brazin 79/28 kg.
Sản lượng sữa toàn cầu năm 1999/2002 là 580 triệu tấn, dự kiến đến
năm 2050 là 1043 triệu tấn.
8
Để đủ chất dinh dưỡng, mỗi người cần được ăn trung bình 20 g đạm
động vật/ngày hoặc 7,3 kg / năm, tương đương với 33 kg thịt nạc, hoặc 45 kg
cá, hoặc 60 kg trứng, hay 230 kg sữa. Nguồn cung cấp: thịt được cung cấp
chủ yếu là từ chăn nuôi các động vật nông nghiệp: bò, lợn, gia cầm; một ít
trâu, dê và cừu. Trong đó, thịt lợn là phổ biến nhất, chiếm trên 36%, tiếp theo
là gia cầm, 33% và thịt bò, 24%.
Một số khu vực khác còn có thêm thịt lạc đà, bò tây tạng, ngựa, đà
điểu, bồ câu, chim cút… ngoài ra còn thịt cá sấu, rắn, thằn lằn…
Việc tiêu thụ thịt còn phụ thuộc vào văn hóa, sở thích, niềm tin, tôn giáo của
người tiêu dùng. Hiện nay, mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người trên thế giới
là gần 42 kg/năm, chỉ tiêu này vẫn không ngừng tăng lên và rất chênh lệch
giữa các vùng và khu vực. Tại các nước đang phát triển, tiêu thụ bình quân
chỉ là 30 kg, trong khi tại các nước phát triển là trên 80 kg. Các chuyên gia dự
đoán rằng, đến năm 2050, sản lượng thịt toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi, vào
khoảng 465 triệu tấn. Sự tăng giá lương thực, thực phẩm trong thời gian gần
đây đã thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn các loại thịt giá rẻ hơn, chẳng hạn
như thịt gà. Sản lượng thịt gia cầm toàn cầu trong năm 2007 là 93 triệu tấn,
tăng 4% hàng năm.
Hoa Kỳ là nước sản xuất các sản phẩm gia cầm lớn nhất thế giới, tiếp
theo là các nướcArgentina, Brazil, Trung Quốc, Philippin, và Thái Lan. Ấn
Độ có mức tăng chậm hơn vì sự lây lan mạnh của vi rút H5N1, dịch cúm gia
cầm đã giết hàng triệu gia cầm.
Năm 2007, sản lượng thịt lợn đã tăng gần 2 %, đạt 101 triệu tấn. Cũng
năm này, dịch bệnh về đường hô hấp đã làm giảm ít nhất 1 triệu con ở Trung
Quốc. Tuy vậy, nước này vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất thịt lợn,
cho dù ngành chăn nuôi lợn đang được mở rộng ở Nam Mỹ: Argentina,
Brazil, và Chilê… nhờ vào lợi thế có thức ăn dồi dào, giá rẻ.
9
Trong năm 2007, sản lượng thịt bò tăng 2,3 %, đạt gần 67 triệu tấn.
Hoa Kỳ vẫn là nước lớn nhất thế giới sản xuất các sản phẩm thịt bò. Mặc dù
vậy, 56 % sản lượng thịt bò vẫn do các nước đang phát triển cung cấp.
Về thức ăn, hơn 1/3 ngũ cốc và 90% đậu tương trên thế giới không phải
để làm thức ăn cho người mà để làm thức ăn gia súc. Sản xuất đậu tương làm
thức ăn gia súc ước tính tăng 60% trong năm 2020. Sự gia tăng này đã làm
mất đi nhiều cánh rừng đại ngàn quý giá ở Bra-xin, Pa-ra-goay vàArgentina,
làm mất đi môi trường sống hoang dã và đa dạng sinh học. Việc trồng đỗ
tương đã làm mất đi 8 tấn đất/ha/năm do sói mòn và rửa trôi (WWF), nhiều
cánh rừng bị thu hẹp lại, nhường chỗ cho các cánh đồng đậu tương bạt ngàn.
Chăn nuôi tức là chuyển đạm thực vật thành đạm động vật. Việc sản
xuất protein động vật từ thực vật đã giảm hiệu quả đi rất nhiều. Trên một diện
tích là 1 acer (gần 4000 m
2
), nếu trồng đậu tương sẽ thu được 356 pound
(0,45kg) protein hữu dụng; lúa 261; ngô 211; ngũ cốc khác 192; lúa mì 138;
trong khi đó, cũng trên diện tích đó, nếu sản xuất sữa chỉ thu được 82 pound;
trứng 78; thịt các loại 45; thịt bò 20 pound protein hữu dụng mà thôi.
Về năng lượng, cần phải chuyển hóa 4,5 calo thực vật để có 1 calo
trứng, với thịt bò là 9 calo. Để sản xuất 1 kg thịt hơi, người ta phải tiêu tốn 10
kg thức ăn cho bò, 4 - 5,5 kg cho lợn và 2,1 - 3 kg cho gà.
Sản xuất chăn nuôi tiêu thụ rất nhiều nước sạch, từ1995-2025, lượng
nước này đã tăng lên 71%. Dự kiến, đến năm 2025, 64% dân số thế giới sẽ
sống trong các khu vực thiếu nước ( IFPRI, FAO, 2006). Trên thế giới, bình
quân mỗi người tiêu thụ18.250 lít nước/năm, trong khi đó, để sản xuất 1 kg
thịt bò, đã tiêu thụ tới 20.000 lít nước (Liu J. và Savenije H. 2008 Lunqvist J.
et al. 2008 SIWI).
Con giống: trong những năm qua, các nhà chăn nuôi đã rất nỗ lực
nghiên cứu để cải tiến chất lượng thịt và sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là kết
10
hợp các đặc điểm tốt của vật nuôi bằng biện pháp lai giống, họ đã tạo ra nhiều
tổ hợp vật nuôi có chất lượng thịt và thân thịt cao, có khả năng kháng bệnh.
Giống bò: bò gốc châu Á như bò Brahman, Gyr cùng cùng con lai của
chúng đang được phổ biến tại hầu hết các nước nhiệt đới. Các giống Angus,
Charolais, Hereford, Limousin và Simmental phổ biến ở châu Âu. Bên cạnh
đó, giống bò Wagyu của Nhật Bản và con lai của chúng với bò châu Âu
cũng ngày càng phát triển.
Giống gà: hầu hết các giống gà nhà hiện nay trên thế giới đều có nguồn
gốc từ giống gà lông màu của châu Á, chúng to hơn, có năng suất cao hơn tổ
tiên, được chia làm 4 nhóm: chuyên trứng, chuyên thịt (hoặc kiêm dụng), làm
cảnh và gà chọi, bao gồm 1233 giống đã được công nhận. Hầu hết gà thương
phẩm đều là con lai.
Giống lợn: trên khắp thế giới, có rất nhiều giống lợn bản địa đang tồn
tại, chúng thích nghi tốt với các điều kiện địa phương. Lợn thương phẩm bao
gồm các giống chủ yếu: Landraces (Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ý…), các giống
Đại bạch ở châu Âu, được lai với giống Pietrain của Bỉ. Ở châu Á, có các
giống lợn đen Bắc Kinh, Meissan, của Trung Quốc và Móng Cái của Việt
Nam rất phổ biến.Cũng như ở gà, hầu hết lợn thương phẩm đều là con lai.
2.3.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng
Từ 1990 -2005, sản lượng trứng của toàn thế giới đã tăng gấp đôi, đạt
64 triệu tấn, thấp hơn 1% so với năm 2004. Ngày nay, cả thế giới đang nuôi
khoảng 4,93 tỷ con gà đẻ, năng suất trung bình là 300 trứng/năm. Theo dự
kiến của FAO, đến năm 2015, thế giới sẽ sản xuất 72 triệu tấn trứng .
Trong hơn bốn thập kỷ vừa, sản xuất trứng liên tục tăng lên ở Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Ấn Độ, và Mê-hi-cô. Hầu hết các nước đang phát triển cũng có sản
lượng trứng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của sự tăng dân số. Từ 1990 đến
2005, Trung Quốc chiếm 64 % sự tăng trưởng sản lượng trứng của toàn thế
11
giới. Năm 2005, một mình Trung Quốc sản xuất gần 44% sản lượng trứng
toàn cầu, đạt 28,7 triệu tấn, gấp năm lần nước đứng tiếp theo trong bảng phân
loại, xu hướng này sẽ còn tiếp tục. Dự đoán, đến năm 2015, sản lượng trứng của
nước này sẽ tăng lên 23%. Năm 2000, các nước đang phát triển ở châu Á đã sản
xuất gấp hai lần sản lượng trứng của tất cả các nước công nghiệp phát triển.
Sản lượng trứng ở Hoa Kỳ năm 2005 tăng 13% so với năm 1995 (trong
khi ở Trung quốc là 34% cùng kỳ). Các nước Anh, Nhật Bản, Hung-ga-ri, và
Đan Mạch, sản lượng trứng năm 2000 thấp hơn năm1998. Từ năm 1961 -
2000, ở các nước công nghiệp phát triển tốc độ tăng trưởng khá thấp, chỉ đạt
1,6%; tăng từ 18 triệu đến 20 triệu tấn, do cung đã bão hòa và vượt quá nhu
cầu trong nước.
Ở các nước công nghiệp, người dân tiêu thụ trứng gấp 2 lần so với các
nước đang phát triển, trung bình là 226 quả/năm. Có 30 quốc gia có tốc độ
tăng trưởng bình quân đầu người nhanh nhất, trong đó có Trung Quốc,
Li-bi… FAO dự báo rằng trong tương lai, tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về
tiêu thụ trứng ở thế giới các nước đang phát triển như Trung Quốc, nơi mà thu
nhập và dân số vẫn đang tăng mạnh.
2.3.1.3 Các hệ thống chăn nuôi
Tổ chức FAO (Sere và Steinfeld, 1996) đã xác định có 3 hệ thống chăn
nuôi chính: hệ thống công nghiệp, hệ thống hỗn hợp và các hệ thống chăn thả.
Hệ thống chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi được
tách khỏi môi trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống… do
con người cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung
cấp trên 50% thịt lợn và thịt gia cầm toàn cầu, 10 % thịt bò và cừu. Các hệ
thống này thải ra một lượng chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng nhất.
12
Hệ thống hỗn hợp, là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất trồng
trọt và chăn nuôi. Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt, 90 %lượng sữa
cho toàn thế giới. Đây cũng là hệ thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước
đang phát triển.
Hệ thống chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90 % thức ăn cho vật
nuôi được cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả… dưới 10% còn lại được cung
cấp từ các cơ sở khác. Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế giới 9%
tổng sản phẩm thịt toàn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên 20 triệu
gia đình trên thế giới.
2.3.1.4 Xu hướng phát triển
Có một xu thế đáng chú ý, đó là chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt
công nghiệp đang bị giảm mạnh tại phương tây (do những hậu quả nặng nề về
môi trường và xã hội) thì lại đang bùng lên, phát triển mạnh ở châu Á, nơi mà
các nhà chăn nuôi có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít bị
can thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản đối về sự vi phạm quyền lợi
động vật và tàn phá môi trường.
Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển khác, người ta đã
cơ bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả nhỏ lẻ
sang trang trại quy mô lớn, gần 60 % trứng của Trung Quốc sản xuất năm
2005 đã được sản xuất trong các trang trại có từ 500 mái đẻ trở lên. Ở các
nước đang phát triển, các trang trại chăn nuôi lớn chủ yếu nằm trong các khu
vực gần hay ngay trong các thành phố lớn, gây ô nhiễm môi trường nặng nề,
đây cũng là thách thức lớn của thế kỷ 21.
Trong thời gian gần đây, trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều bệnh
dịch mới, điển hình là dịch cúm gia cầm, cúm lợn, tai xanh, bò điên…chúng
lây lan rất nhanh trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập trung đông đúc.
13
Việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong các trang trại công nghiệp đã
làm cho hiện tượng nhờn thuốc trở nên phổ biến. Ở Hoa Kỳ, ngành chăn nuôi
tiêu thụ đến 70% tổng lượng thuốc kháng sinh hàng năm.
Từ giữa tháng 11/2003 đến tháng 2/2004, ở Thái Lan, để ngăn chặn sự
lây lan của dịch cúm gia cầm, người ta đã hủy diệt của gần một nửa trong
tổng số đàn gà đẻ 30 triệu con của nước này.
Ngành chăn nuôi đang thải ra 18 % lượng khí gây hiệu ứng nhà kính
(greenhouse gas -GHG), lượng carbon dioxide do chăn nuôi thải ra cao hơn
nhiều so với ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, ngành này còn thải ra 37
% khí methane (làm nóng trái đất, tác hại gấp 20 lần ảnh hưởng của khí
carbon dioxide), 65% nitơ oxide, một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà
kính mạnh nhất, hầu hết đều từ phân động vật. Phần lớn chất thải của các
trang trại chăn nuôi công nghiệp đã vượt quá nhu cầu sử dụng của các trang
trại trồng trọt lân cận. Kết quả là, phân, từ chỗ là một nguồn phân bón cólợi
trở thành chất thải độc hại: nitrat, kim loại nặng, thuốc kháng sinh … trong
phân thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe dọa nghiêm trọng
sức khỏe cộng đồng.
Thái Lan đã thành công khi đưa ra chính sách đánh thuế rất cao đối với
những trang trại trong vùng có bán kính cách trung tâm thủ đô Bangkok 100
km, nhờ vậy, trong hơn một thập kỉ qua, số lượng gia súc trong khu vực này
đã giảm đi rõ rệt.
Theo Tiến sĩ Kate Rawles, trong thế kỷ 20, nhân loại đã đặt ra 3 mục
tiêu để phát triển bền vững: bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và đảm bảo
công bằng xã hội. Sang thế kỷ 21, được bổ sung thêm 1 mục tiêu nữa, đó là
đảm bảo quyền lợi động vật (animal welfare).
2.2.2 Hiện trạng chăn nuôi ở Việt Nam
Việt Nam với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển
14
kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và
Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông
qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì
chăn nuôi cũng đang nảy sinh rất nhiều vấn đề về chất lượng môi trường, đe
dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ
sinh thái tự nhiên mà nguyên nhân chính là do sự phát triển mạnh mẽ của
ngành chăn nuôi, cộng với trình độ quản lý các loại chất thải chăn nuôi của
người dân thấp. Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO):
Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi
lớn nhất. Chăn nuôi Việt Nam, giống như các nước trong khu vực phải duy trì
mức tăng trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng
bước hướng tới xuất khẩu.
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển với tốc độ
nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2006 đạt 8,9%. Tổng
đàn trâu, bò từ 6,7 triệu con năm 2001 tăng lên 9,7 triệu con năm 2007 (tăng
7,4%/năm), trong đó đàn bò sữa tăng bình quân 15,0%/năm, đàn bò thịt tăng
9,7%/năm và đàn trâu tăng 1,1%/năm; Đàn lợn tăng từ từ 21,8 triệu con năm
2001 lên 26,6 triệu con năm 2007 (tăng 3,3%/năm); Đàn gia cầm trước khi có
dịch cúm tăng mạnh, từ 218 triệu con năm 2001 lên 254 triệu con năm 2003
(tăng 8,4%/năm); hiện nay tổng đàn gia cầm là 266 triệu con.
Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình vẫn còn phổ biến:
nhìn chung thì hình thức chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, tập trung ở các hộ nông
dân vẫn là chủ yếu. Các hộ nông dân thường nuôi từ 2 đến 3 con trâu bò, 5
đến 10 con lợn và 20 đến 30 con gia cầm/hộ. Đây là hình thức chăn nuôi
truyền thống đã có từ lâu đời ở nông thôn Việt Nam, việc chăn nuôi nhỏ lẻ
theo hộ gia đình này có thể kết hợp được với trồng trọt, tận dụng các phế
phẩm thừa của nông nghiệp, quy mô nhỏ, ít gây ô nhiễm cho môi trường và
15
hiệu quả kinh tế không cao.
Trong những năm gần đây việc phát triển chăn nuôi theo quy mô trang
trại tập trung phát triển mạnh: xu hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán
theo hộ gia đình dần chuyển theo chăn nuôi trang trại tập trung theo hướng
sản xuất hàng hóa diễn ra mạnh ở nước ta. Trong giai đoạn 2006 đến 2010 thì
số lượng các trang trại chăn nuôi ở nước ta phát triển mạnh mẽ về số lượng
cũng như quy mô. Năm 2006 cả nước có khoảng 17.721 đến năm 2010 đã
tăng lên 23.558 trang trại. Việc tập trung chăn nuôi theo trang trại đem lại
hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hóa nhưng những
trang trại theo hướng chuyên môn hóa cao đã gây ra sự ô nhiễm môi trường.
Do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi
thức ăn và sức khỏe con người. Trong quá trình chăn nuôi gia súc và gia cầm,
quá trình lưu trữ và sử dụng chất thải tạo nên nhiều chất độc như là SO2,
H2S, CO2, NH3,…. Và các vi sinh vật có hại như Enterobacteracea, E.coli,
Salmonella,…. Hay các ký sinh trùng gây bệnh cho người. Các yếu tố này có
thể gây ô nhiễm khí quyển, nguồn nước thông qua các quá trình lan truyền
độc tố và các nguồn gây bệnh hay quá trình sử dụng các sản phẩm chăn nuôi.
Những vấn đề này cần được giải quyết và quản lý chặt chẽ
* Những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi ở Việt Nam
-Thuận lợi
Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề
bảo vệ môi trường. Ngoài Luật môi trường, nhiều văn bản của Chính phủ, các
bộ ngành đã được ban hành phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường
trong hoạt động của ngành thú y.
Hệ thống thú y Trung ương và các tỉnh thành phố có mối quan hệ chặt
chẽ với với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan trong và
16
ngoài ngành trong các hoạt động chăn nuôi nói chung và bảo vệ môi trường
nói riêng.
Dựa trên nguồn nguyên liệu là phụ phẩm của ngành thủy sản. Diện tích
đất hoa màu cho chăn nuôi khá ổn định. Hàng năm có từ 13 - 14 nghìn tấn bột
cá làm thức ăn cho chăn nuôi.
Nguồn thức ăn tổng hợp do ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc
sản xuất, tạo điều kiện cho chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh.
Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong công tác lai tạo giống,
tạo ra nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng tốt.
Thị trường tiêu thụ được mở rộng do chất lượng cuộc sống nâng cao.
- Khó khăn
Việt Nam có thế mạnh về ngành trồng trọt, là một trong quốc gia hàng
đầu xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều…nhưng cây trồng làm nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như ngô đậu tương…lại rất thiếu, phải nhập
khẩu với giá thành cao nên chi phí đầu vào cho chăn nuôi cao hơn rất nhiều
lần so với khu vực và thế giới.
Nước thải chất thải nhiều nơi không được xử lý, gây ô nhiễm môi
trường. Số lượng gia súc, gia cầm tăng nhanh song song với việc gia tăng lưu
thông, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng từ vùng này sang
vùng khác khiến cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra
ở nhiều nơi trong khi ở nhiều địa phương, công tác bảo vệ môi trường chưa
được quan tâm thực sự.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về
công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh sản xuất
thuốc tuy đã được bổ sung nhưng còn thiếu và bất cập. Việc tuyên truyền phổ
biến các văn bản luật chưa kịp thời, sâu rộng và sự thực thi chưa được triệt để.
17
Chưa có tổ chức (phòng hoặc bộ phận) quản lý công tác bảo vệ môi
trường của cục Thú y và các địa phương. Hoạt động bảo vệ môi trường từ
trước đến nay được thực hiện dưới dạng các đề tài, dự án nghiên cứu theo đòi
hỏi của thực tế. Trình độ chuyên môn về bảo vệ môi trường của cán bộ chưa
đáp ứng yêu cầu, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nên họ gặp
nhiều khó khăn khi thực thi công việc. Cơ sở vật chất và trang thiết bị tuy đã
được đầu tư nhưng chưa đầy đủ, đặc biệt các địa phương.
* Định hướng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam
Trong số các nước thuộc khối ASEAN, Việt Nam là nước chịu áp lực
về đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm
diện tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lương thực và thực phẩm,
biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là một
thành phần quan trọng trong định hướng phát triển.
Theo “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020” thì:
- Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng
bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị
trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải
thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh
như lợn, gia cầm, bò; đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng,
địa phương.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo
hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo
phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại,
công nghiệp.
18
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 10/2008/QĐ-TTg ngày
16 tháng 1 năm 2008 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020 thì mục tiêu của ngành chăn nuôi đến năm 2020 là:
- Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương
thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo
chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%,
trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%.
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế
có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi.
- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại,
công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử
lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
- Đối với ngành chăn nuôi lợn, định hướng phát triển nhanh quy mô
đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất
đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức
chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và
của một số vùng.
- Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con,
trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%.
2.3 Hiện trạng môi trường trong chăn nuôi
2.3.1 Hiện trạng môi trường chăn nuôi trên Thế giới
Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các
nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các tổ chức và
các tác giả như (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs., 1993; Smith &
Frank, 1988), (Chynoweth và Pullammanappallil, 1996; Legrand, 1993; Smith
và cs., 1988; Smith và cs., 1992), (Chynoweth, 1987; Chynoweth & Isaacson,
19
1987) Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới chủ yếu là các
phương pháp sinh học. Ở các nước phát triển, quy mô trang trại hàng trăm hecta,
trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000 con lợn), phân lợn
và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát
điện, nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp.
Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới
Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử
lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều
năm qua.
20
Cơ sở chăn nuôi
quy mô nhỏ lẻ
Nuôi thả,
chuông hở
Nuôi thả,
chuông hở
Hệ thống nuôi
trên sàn
Hệ thống nuôi
trên sàn
Kho chứa chất
thải rắn
ủ phân compost
ủ phân compost
Bể chứa, hồ chứa nước thải, hệ thống
xử lý yếm khí, bể biogas dung tích
lớn
Kênh mương tiếp nhận
nước thải
Kênh mương tiếp nhận
nước thải
Land Applicaon
Land Applicaon
Trang trại lớn quy mô
công nghiệp
Dòng nước thải
Dòng chất thải rắn
Ruộng, cánh đồng