Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải y tế cho các bệnh viện ở thành phố Mỹ Tho Tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.31 KB, 76 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1– SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬN VĂN.
Bản Đồ Thành Phố Mỹ Tho
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
1
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang nằm giữa hai thành phố lớn là
thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, cách thành phố Hồ Chí Minh 70
km về phía Tây Nam, nằm trọn vẹn trên ngã ba sông Tiền có tuyến Quốc lộ 1A
chạy qua, đây là hệ thống giao thông đường bộ lớn nhất cả nước.
Tp Mỹ tho với dân số 251 071 người (2005-2007 nguồn số liệu phát triển
kinh tế xã hội của Tp Mỹ Tho năm 2001- 2005) gồm 11 phường và 4 xã, có diện
tích là 49.98km
2
. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%/năm. Trên đòa bàn Tp có 7
bệnh viện và 15 trung tâm y tế cấp phường xã. Với 1106 giường bệnh đang đổ ra
mỗi ngày khoảng 5000 kg chất thải rắn các loại trong đó lượng chất thải nguy hại
chiếm khối lượng tương đối cao.
Để quản lý khối lượng chất thải như vậy, Tp đã sử dụng phương pháp đốt và
được đặt ở bệnh viên Lao & bênh Phổi. Lò đốt ở đây hàng ngày phải làm việc
hết công suất để có thể tiêu hủy số lượng chất thải như vậy.
Tuy nhiên, cho đến nay mặc dù đã hình thành và hoạt động được vài năm và
tốn vài tỷ đồng cho việc đầu tư trang thiết bò, xây dựng cơ sở hạ tầngsong công
tác quản lý chất thải y tế ở TP Mỹ Tho đang còn phải đối mặt với nhiều vấn đề
chưa được giải quyết một cách triệt để. Một số khó khăn :
 Khó khăn trong việc quản lý hệ thống thu gom
 Hệ thống quản lý của các cơ quan nhà nước còn yếu về nhân lực và trang
thiết bò.


 Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý giỏi và công nhân lành nghề
 Chưa thực hiện được việc thu phí một cách chặt chẽ.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản
lý chất thải Y tế chưa được quy hoạch dài hạn với các vấn đề:
 Quy họach tổng thể hệ thống quản lý chất thải Y tế.
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
2
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
 Xây dựng chương trình xã hội hóa toàn hệ thống quản lý chất thải bao gồm
chương trình thu phí quản lý chất thải rắn Y tế (thu gom, vận chuyển,xử lý)
đến phường xã.
 Xây dựng chương trình phân loại tại nguồn.
 Xây dựng hệ thống quản lý mạnh kết hợp với chương trình đào tạo và huấn
luyện chuyên môn của cán bộ và công nhân.
 Hoàn thiện các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lý và vận
hành hệ thống.
Những bất cập trên là khó tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế và xã
hội nhưng cũng là vấn đề cần các nhà lãnh đạo phải giải quyết trong thời gian tới.
Do vậy, để giải quyết những bất cập trên cần phải đi sâu vào phân tích hiện trạng
công tác quản lý chất thải y tế của Tp Mỹ Tho.
Tuy đã có một số đề tài đã nghiên cứu và nêu ra một số biện pháp khắc phục
nhưng vẫn còn một số khó khăn.
Cho nên, với đề tài này nhằm củng cố một số ý kiến về giải quyết hiện
trạng quản lý chất thải y tế trên đòa bàn Tp Mỹ Tho.
1.2- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .
 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các bệnh viện và
trung tâm y tế trên đòa bàn thành phố Mỹ Tho.
 Đề xuất các biện pháp thích hợp trong điều kiện của thành phố.
1.3- NỘI DUNG THỰC HIỆN.

 Giới thiệu tổng quan về chất thải y tế (chất thải rắn, nước thải)
 Nêu lên hiện trạng về công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện và
trung tâm y tế của thành phố Mỹ Tho
 Dự báo diễn biến về tải lượng chất thải y tế của thành phố.
 Đề xuất các giải pháp với điều kiện thành phố.
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
3
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
1.4- PHẠM VI, ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
 Về đòa lý :Thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang
 Về đối tượng: Chất thải y tế (nước thải và chất thải rắn)
1.5- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
Phương pháp chủ yếu được áp dụng để thực hiện đề tài này là:
 Phương pháp tổng hợp số liệu: Thừa kế thông tin và số liệu từ các nhà khoa
học, các cơ quan môi trường, trung tâm nghiên cứu…
 Phương pháp phân tích hệ thống .
 Phương pháp khảo sát tình hình thực tế.
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
4
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ
CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ
2.1 – GIỚI THIỆU VẾ CHẤT THẢI Y TẾ.
2.1.1- Khái niệm chất thải y tế:
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh, các dòch vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm, chuẩn đoán,
các hoạt động trong công tác phòng bệnh, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo

về y sinh học. (Nguồn :Môi trường bệnh viện – Cục bảo vệ môi trường).
2.1.2- Tính chất của chất thải y tế.
Chất thải y tế có ở dạng rắn lỏng và khí. Chất thải y tế thường bao gồm cả
các loại chất thải có đặc tính và tác động tới môi trường sức khỏe giống như các
chất thải thông thường khác. Tuy nhiên, một phần trong chất thải y tế là các loại
hình chất thải có các đặc tính riêng biệt và có nguy cơ cao gây rủi ro về môi
trường và sức khỏe công đồng . Vì thế mà chất thải y tế được xếp vào nhóm chất
thải nguy hại. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các hợp chất hoặc các chất
có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ,dễ ăn mòn, làm
ngộ độc, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất
khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người . Do có các đặc tính và
tiềm năng gây rủi ro về môi trường và sức khỏe mà các loại chất thải y tế nguy
hại đòi hỏi phải được thu gom, phân lập và tiêu hủy theo quy trình đặc biệt và
đảm bảo an toàn có áp dụng các công nghệ phức tạp và thường là tốn kém để
tránh thoát thải ra môi trường nên ngoài. Thông thường, chất thải y tế nguy hại có
một trong các thành phần như : máu, dòch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc
cơ quan tổ chức của cơ thể người được cắt bỏ trong điều trò, động vật đã sử dụng
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
5
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
cho thí nghiệm nghiên cứu, bơm kiêm tiêm, các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa
chất, các đồng vò phóng xạ dùng trong y tế…
2.1.3 – Phân loại chất thải y tế .
Việc phân loại và xác đònh chất thải y tế của đa số các nước trên thế giới,
kể cả các nước trong khu vực cũng như hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới
(WHO) đều bao gồm các loại chính như sau:
 Nhóm chất thải lâm sàng :bao gồm 5 phân nhóm khác nhau là:
 Nhóm A :Chất thải nhiễm khuẩn: vật liệu thấm máu, dòch, băng gạc,
bông băng, túi đựng dòch, dẫn lưu…

 Nhóm B : Các vật sắc nhọn: các loại kim tiêm, lưỡi dao mổ, dao lam
dùng trong y tế, ống thuốc tiêm vỡ…
 Nhóm C: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét
nghiệm như găng tay, lam kính, bệnh phẩm…
 Nhóm D : Chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, bò nhiễm
khuẩn, thuốc gây độc tế bào kể cả các lọ thuốc đã được sử dụng nhưng
còn tồn lưu dư lượng, và hóa chất có tính gây độc đối với tế bào.
 Nhóm E: Bệnh phẩm. Nhóm này bao gồm các mô và cơ quan người,
động vật, một phần nào đó trên cơ thể bò cắt bỏ do phẫu thuật ( cần lưu
ý là đối với nhóm chất thải này thì ngay cả khi chúng không chứa
nguồn lây nhiễm nhưng cũng vẫn có khả năng gây tác động tâm lý rất
mạnh).
 Nhóm chất thải phóng xạ :
Nhóm chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trò liệu
và nghiên cứu như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm,gạc sát khuẩn có sử dụng hoặc
bò nhiễm các đồng vò phóng xạ.
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
6
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
 Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chuẩn đoán, điều trò như ống tiêm, kim tiêm, bơm tiêm, chai lọ
phóng xạ…
 Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dòch có chứa nhân phóng xạ phát
sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trò như nước tiểu người bệnh, các
chất bài tiết, nước súc rửa các dụng cụ có chứa chất phóng xạ.
 Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí dùng trong lâm sàng như xe,
các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ.
 Nhóm chất thải hóa học:
Chất thải hóa học bao gồm các hóa chất có thể không gây nguy hại như

đường, axít béo, axit amin, một số loại muối…và hoá chất có thể gây nguy hại như
Forman dehyde, hóa chất quang học, các dung môi, hóa chất dùng để tiệt khuẩn y
tế và dung dòch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong khử trùng tẩy uế,
thanh trùng…
 Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất :
Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy,CO
2
,
bình gas, các bình chứa khí một lần… Đa số các bình chứa khí nén này thường dễ
nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng quy cách.
 Nhóm chất thải sinh hoạt:
Nhóm này có đặc điểm chung như chất thải sinh hoạt thông thường từ hộ gia
đình gồm giấy loại, vải loại,vật liệu đóng bao, đóng gói, thức ăn còn thừa, thực
phẩm thải bỏ và các chất thải ngoại cảnh như các loại lá, hoa quả rụng…
Dưới đây là bảng trình bày kết quả phân loại chất thải rắn tại 2 bệnh viện đã có
đốt rác y tế và chưa có hệ thống xử lý nước.
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
7
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
Bảng 1-Kết quả phân loại chất thải rắn tại 2 bệnh viện đã có lò đốt rác và chưa
có hệ thống xử lý nước:
STT Thành Phần Khối lượng
(kg)
Phần
Trăm(%)
1 1-Bệnh viện tỉnh Quảng Nam
1 2
1.1 Phân loại lần 1
(a) chất thải

- Giấy, bao bì 1,48 14,8
- Thực phẩm 0,715 7,15
(b) Nhóm A- Chất thải nhiễm khuẩn :bông
băng, vật liệu thấm máu, dòch, chất bài tiết,
bột y tế
2,512 25,12
(c) Plastic, cao su, găng tay, dây truyền, dòch 2,624 26,24
(d) Nhóm B - Các vật sắc nhọn : kim tiêm, ống
tiêm, chai lọ, ống tiêm thủy tinh, dao mổ…
1,92 19,2
(e) Nhóm C - Chất thải có nguy cơ gây ô
nhiễm cao từ phòng xét nghiệm : lam kính,
ống nghiệm

(f) Nhóm D- Dược phẩm, hóa chất, dung môi
(g) Nh óm E - Mô phôi, phủ tạng, nhau thai,
bào thai…
0,749 7,49
(h) Chất phóng xạ
(i) Các thành phần khác
Tổng
10
100
2.2 Phân loại lần 2
(a) chất thải
- Giấy, bao bì 1,378 13,78
- Thực phẩm 0,826 8,26
(b) Nhóm A- Chất thải nhiễm khuẩn :bông
băng, vật liệu thấm máu, dòch, chất bài tiết,
Bột y tế

2,722 27,22
(c) Plastic, cao su, găng tay, dây truyền, dòch 2,514 25,14
(d) Nhóm B - Các vật sắc nhọn : kim tiêm, ống 1,84 18,4
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
8
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
tiêm, chai lọ, ống tiêm thủy tinh, dao mổ…
(e) Nhóm C - Chất thải có nguy cơ gây ô
nhiễm cao từ phòng xét nghiệm : lam kính,
ống nghi ệm
0,058 0,58
(f) Nhóm D- Dược phẩm, hóa chất, dung môi
(g) Nhóm E - Mô phôi, phủ tạng, nhau thai,
bào thai…
0,662 6,62
(h) chất phóng xạ
(i) Các thành phần khác
Tổng
10
100
2 1. Bệnh viện đa khoa Hải Dương 2. 3.
2.1 phân loại lần 1
(a) chất thải
- Giấy, bao bì 1,636 16,36
- Thực phẩm 0,734 7,34
(b) Nhóm A- Chất thải nhiễm khuẩn :bông
băng, vật liệu thấm máu, dòch, chất bài tiết,
bột y tế
2,914 29,14

(c) Plastic, cao su, găng tay, dây truyền, dòch 2,214 22,14
(d) Nhóm B - Các vật sắc nhọn : kim ti êm,
ống tiêm, chai lọ, ống ti êm thủy tinh, dao
mổ…
1,773 17,73
(e) Nhóm C - Chất thải có nguy cơ gây ô
nhiễm cao từ phòng xét nghiệm : lam kính,
ống nghiệm
(f) Nhóm D- Dược phẩm, hóa chất, dung môi
(g) Nhóm E - Mô phôi, phủ tạng, nhau thai,
bào thai…
0,729 7,29
(h) Chất phóng xạ
(i) Các thành phần khác
T ổng
10
100
2.2 Phân loại lần 2
(a) chất thải
- Giấy, bao bì 1,585 15,85
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
9
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
- Thực phẩm 0,863 8,63
(b) Nhóm A- Chất thải nhiễm khuẩn :bông
băng, vật liệu thấm máu, dòch, chất bài tiết,
bột y tế
2,798 27,98
(c) Plastic, cao su, găng tay, dây truyền, dòch 2,514 25,14

(d) Nhóm B - Các vật sắc nhọn : kim tiêm, ống
tiêm, chai lọ, ống tiêm thủy tinh, dao mổ…
1,625 16,25
(e) Nhóm C - Chất thải có nguy cơ gây ô
nhiễm cao từ phòng xét nghiệm : lam kính,
ống nghiệm

(f) Nhóm D- Dược phẩm, hóa chất, dung môi
(g) Nhóm E - Mô phôi, phủ tạng, nhau thai,
bào thai…
0,615 6,15
(h) Chất phóng xạ
(i) Các thành phần khác
T ổng
10
100
(Nguồn :Xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đối với các bệnh viện )
Kết quả phân loại chất thải rắn tại các bệnh viện trong bảng 1 cho thấy các
bệnh viện này đã thực hiện tốt khâu phân loại, thu gom rác y tế. vì vậy, lượng
rác y tế nguy hại thực sự cần thiêu đốt là không nhiều, giảm được chi phí thiêu
đốt.
2.1.4- Thành phần của chất thải y tế.
Chất thải rắn y tế phát sinh trong bệnh viện chủ yếu là do các hoạt động
chuyên môn và phụ thuộc vào số giường bệnh, số bệnh nhân nằm điều trò và còn
một lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhân viên y tế trong bệnh viện. Đối với
các bệnh viện ở Việt Nam, do đặc điểm có một số lượng đáng kể người nhà bệnh
nhân, người thăm hỏi, một vài dòch vụ khác như nhà hàng ăn uống, sách báo…mà
số lượng người vãng lai này khá lớn, nhiều khi tương đương số lượng bệnh nhân
nằm viện. Chính vì hiện trạng này làm cho lượng phát sinh chất thải rắn trong
bệnh viện tăng lên, đặc điểm thành phần chất thải rắn bệnh viện cũng thay đổi

SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
10
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
theo. Kết quả này dẫn tới sự quá tải của các hệ thống thu gom và xử lý chất thải
vốn được thiết kế theo số giường bệnh. Sự quá tải này cũng là nguyên nhân dẫn
đến quản lý, thu gom, phân loại và xử lý thiếu nghiêm ngặt và không tuân thủ
các quy đònh bắt buộc, do đó dẫn đến tình trạng một tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy
hại có thể bò lẫn vào chất thải rắn chung và phát tán ra môi trường bên ngoài, trở
thành nguồn gây ô nhiễm và có khả năng gây ra các rủi ro về môi trường và sức
khỏe.
 Thành phần vật lý:
 Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải…
 Đồ giấy: hộp dựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
 Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm…
 Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng…
 Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng, …
 Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc…
 Rác rưởi, lá cây, đất đá…
 Thành phần hóa học:
 Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất,
chất thử.
 Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhực.
 Nếu phân tích nguyên tố thì gồm những thành phần: C, H, O, N, S, Cl
và một số phân tro
 Thành phần sinh học:
Máu, những loại dòch tiết, những loại động vật làm thí nghiệm, bệnh
phẩm, và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh.
 Các vi sinh gây bệnh trong nước thải bệnh viện :
Nước thải bệnh viện được xếp vào nước thải sinh hoạt trong đó chứa đựng

các chất thải trong quá trình sống của con người. Nước thải sinh hoạt bao gồm
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
11
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
99,9% nước và 0,1% rắn ; trong đó có khoảng 58% là chất hữu cơ phân bổ chủ
yếu ở dạng keo, không tan, 42% là chất vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện thay đổi tùy thuộc vào điều
kiện hoạt động cụ thể của từng bệnh viện, nhưng phần lớn đều ở mức khá cao,
đặc biệt là đối với một số vi khuẩn. Nước thải bệnh viện chứa nhiều mầm bệnh
có khả năng lây nhiễm cao như: Samonella, Shigella, Vibro, Coliform, tụ cầu,
liên cầu, Pseudomonas… nguy cơ nhiễm virus chủ yếu là virus đường tiêu hóa,
virus bại liệt SCHO, Coxcachu…nhiễm các loại kí sinh trùng, amip, trứng giun và
các loại nấm hạ đẳng.
Bảng 2- Thành phần rác y tế.
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%) Có thành phần chất nguy hại
Các chất hữu cơ 52.9 Không
Chai nhựa PVC,PE,PP 10.1 Có
Bông băng 8.8 Có
Vỏ hộp kim loại 2.9 Không
Chai lọ thủy tinh, xy lanh thủy
tinh, ống thuốc thủy tinh
2.3 Có
Kim tiêm, ống tiêm 0.9 Có
Giấy loại,catton 0.8 Không
Các bệnh phẩm sau mô 0.6 Có
Đất, cát,sành sư &các chất rắn
khác

20.9 Không
Tổng cộng 100
Tỷ lể phần chất thải nguy hại 22.6
12
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
(Nguồn :Quản lý chất thải nguy hại- Nguyễn Đức Khiển)
2.2- ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI Y TẾ ĐẾN MÔI TRƯỜNG.
2.2.1-Tác động của nước thải y tế.
Nguồn tiếp nhận nước thải của các bệnh viện và trung tâm y tế là hệ thống
cống thoát nước và sau đó được đổ ra sông. Đây là nguồn tiếp nhận nước thải và
chất thải nói chung của hàng loạt các loại hoạt động kinh tế-xã hội khác. Nếu
hoạt động không được tốt thì chẳng những môi trường bên trong bệnh viện bò ảnh
hưởng tiêu cực bởi các loại nước thải ô nhiễm mà các nguồn nước xung quanh
khu vực bệnh viện cũng bò ảnh hưởng.
Hiện nay, nguồn nước cấp cho các đô thò ở Việt Nam được lấy 70% từ
nguồn nước mặt và 30% từ nguồn nước ngầm. Song nguồn nước mặt phần lớn là
bò ô nhiễm, mức ô nhiễm cao gấp từ 2-3 lần có nơi từ 10-20 lần TCCP. Theo kết
luận của một số nhà chuyên môn thì nguồn nước mặt bò ô nhiễm hiện nay là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản.
Các quần thể sinh vật sống dưới nước khó có thể tồn tại và phát triển trong một
môi trường nước bò ô nhiễm bởi kim loại nặng, chất hữu cơ, chất phóng xạ và các
hóa chất độc hại khác.
Tác động đầu tiên ở đây là sự ngập úng gây mất vệ sinh môi trường bệnh
viện. Khi gặp mưa lớn và kéo dài sẽ gây ra sự ngập úng, những vò trí thấp ở một
số bệnh viện do hệ thống thoát nước không đảm bảo. Sự tích tụ của chất bẩn và
chất độc hại lâu ngày trong bệnh viện sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
đến vệ sinh môi trường chung của bệnh viện.
Các sản phẩm hóa chất, dược phẩm được thải thẳng vào hệ thống cống thải
sẽ gây nên các ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải (nhất
là với các hệ thống sử dụng công nghệ phân hủy sinh học) hoặc gây ảnh hưởng

độc hại tới các hệ sinh thái tự nhiên tiếp nhận nguồn nước này.
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
13
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
2.2.2-Tác động của chất thải rắn y tế.
Chất thải rắn y tế, xét về mức độ dơ bẩn và độc hại có thể quy vào loại ô
nhiễm bậc nhất trong số các loại chất thải rắn của xã hội và tất nhiên nó sẽ gây
ra nhiều tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Việc vận chuyển các loại chất thải rắn từ các khoa phòng của các bệnh viện
đến nơi tập trung, phân loại, xử lý cũng là điều đáng được quan tâm, nhất là với
một số bệnh viện cao tầng.
Nếu vận chuyển chất thải từ các tầng trên xuống đất bằng các phương tiện
thủ công và sử dụng cầu thang bộ làm tuyến đường vận chuyển chính thì cản trở
lưu thông của các bệnh viện và sự va chạm giữa người đi bộ với dụng cụ vận
chuyển chất thải. Tùy theo mức độ va chạm mà có thể dẫn đến tình trạng đổ vỡ
hoặc rơi rớt chất thải rắn dọc theo cầu thang làm mất mỹ quan của bệnh viện.
Khu tập trung, phân loại, xử lý chất thải rắn nếu không tổ chức có khoa học
cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường như : bốc mùi hôi thối và là
mầm gây dòch bệnh. Nước và các dòch chiết tách ra từ chất thải rắn tại khu vực
mày thường có mức độ ô nhiễm mạnh nên nếu không tổ chức tốt và vệ sinh
thường xuyên sàn khu phân loại tiếp nhận sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường xung
quanh.
Cuối cùng là vần đề đưa chất thải rắn y tế ra môi trường bên ngoài. Các tác
động đối với môi trường trong trường hợp này xuất phát từ vấn đề ô nhiễm không
khí( bốc mùi hôi thối), ô nhiễm nguồn nước do nước mưa hòa tan các chất độc hại
và vi trùng có trong rác. Từ đó ảnh hưởng đến đất đai và nước ngầm. Sau cùng là
các dòch bệnh lan truyền do các loại côn trùng, ruồi muỗi và vi trùng phát triển từ
bãi rác.
2.3- ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI BV ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.

 Các rủi ro từ chất thải y tế :
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
14
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
Chất thải y tế bao gồm một lượng chất thải sinh hoạt chung và một tỷ lệ nhỏ
hơn (khoảng 20%) các chất thải có khả năng gây rủi ro cao. Chất thải rắn y tế
nguy hại có thể tạo nên những mối nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe con người
 Các loại hình rủi ro :
Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương.
Khả năng gây rủi ro từ chất thải y tế có thể do một hoặc nhiều đặc trưng cơ bản
sau:
 Các yếu tố truyền nhiễm là tác nhân nguy hại có trong rác thải y tế
 Các loại hóa chất dược phẩm có thành phần độc, tế bào nguy hiểm
 Các chất chứa đồng vò phóng xạ
 Các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương
 Chất thải có yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội
 Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ :
Tất cả mọi cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có
nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những
người làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng
đồng phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự bất cẩn và tắc trách trong các
khâu quản lý và kiểm sóat chất thải. Dưới đây là những nhóm đối tượng chính có
nguy cơ cao đối với tác hại của chất thải y tế:
 Bác só, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện,
những người trực tiếp thực hiện các công việc như :tiêm, thay băng…
 Những người thực hiện phân loại thu gom và vận chuyển chất thải y
tế ngay tại nguồn về nơi tập kết của bệnh viện.
 Bệnh nhân điều trò nội trú và ngoại trú
 Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.

SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
15
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
 Những công nhân làm việc trong các dòch vụ hỗ trợ bệnh viện phục
vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh, điều trò, chẳng hạn như giặt ủi,
lao công, vận chuyển bệnh nhân, vệ sinh tẩy uế.
 Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải ( tại các bãi đổ
rác thải, các lò đốt rác)
Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ cơ sở dòch vụ y tế tư nhân quy mô nhỏ
lẻ, nằm rải rác cũng là nguồn thải có tiềm năng gây rủi ro về môi trường và sức
khỏe do nguồn chất thải này thường khó kiểm soát và ít khi được chú ý tới.
2.3.1-Ảnh hưởng của các loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn.
Các vật thể trong thành phần chất thải nguy hại có thể chứa đựng một
lượng rất lớn bất kì tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào như tụ cầu,
HIV, viêm gan B. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể người
thông qua các cách thức sau:
 Qua da, qua một vết thủng, trầy xước hoặc vết cắt trên da do vật sắc
nhọn gây tổn thương.
 Qua các niêm mạc, màng nhầy
 Qua đường hô hấp do xông, hít thở phải
 Qua đường tiêu hóa do nuốt, ăn phải.
Trong các cơ sở y tế, tính kháng đa thuốc kháng sinh của vi khuẩn đối với
hàng loạt họ kháng sinh và các hóa chất sát khuẩn cũng có thể tạo ra những mối
nguy hiểm do sự quản lý yếu kém của chất thải y tế. Điều này đã được chứng
minh, chẳng hạn các plasmid từ các động vật thí nghiệm có trong chất thải y tế
được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải. Hơn nữa, vi khuẩn
E.Coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trong môi trường bùn hoạt tính
mặc dù ở đó không phải môi trường thuận lợi cho loại vi sinh vạt này trong điều
kiện thông thường của hệ thống xử lý và tiêu hủy chất thải y tế.

SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
16
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
Đối với những bệnh có khả năng truyền nhiễm, nguy hiểm do virus gây ra
như HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C, những nhân viên y tế, đặc biệt các y tá, hộ lý
là những người có nguy cơ nhiễm cao nhất qua các vết thương do các vật sắc
nhọn bò nhiễm máu bệnh nhân gây nên. Các nhân viên hành chính của bệnh viện
và những người vận hành hệ thống quản lý chất thải trong phạm vi bệnh viện
cũng như ngoài bệnh viện ở các trạm xử lý chất thải của đòa phương, khu vực
cũng có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn như những nhân viên quét dọn vệ sinh,
những người bới rác tại các bãi đổ rác mặc dù chưa có nhiều bằng chứng ghi nhận
những nguy cơ này (do chưa có sự quan tâm đúng mức tới các đối tượng này).
Nguy cơ của các lọai bệnh truyền nhiễm này trong số các bệnh nhân và cộng
đồng không phải tiếp xúc với chất thải y tế thấp hơn nhiều. Trong một số trương
hợp, một vài bệnh truyền nhiễm lây truyền và lan rộng ra cộng đồng xung quanh
nhiều khi trở thành dòch, một bằng chứng ghi nhận là vụ dòch tả hoành hành ở
Trung Mỹ năm 1996-1997 mà nghi can chính là do nước thải từ một bệnh viện
truyền nhiễm ở Peru không được xử lý và thải ra khu vực, kết quả là gây nhiễm
bệnh và bùng phát thành dòch bệnh.
Tỷ lệ tổn thương hàng năm do các vật sắc nhọn trong chất thải y tế và dòch
vụ vệ sinh môi trường cả trong và ngoài các bệnh viện gây ra đã được cơ quan
đăng ký Độc chất và Bệnh tật Hoa Kỳ(ATSDR) đánh giá. Nhiều tổn thương gây
ra do kim tiêm trước khi vứt bỏ vào các thùng chứa, do những thùng chứa kim
không kín hoặc được làm bằng những loại vật liệu dễ bò rách, bò xuyên thủng.
Một báo cáo của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) tại hội nghò
chất thải y tế đã đánh giá số trường hợp nhiễm virus viêm gan B và C hàng năm
bò tổn thương gây ra bởi các chất thải sắc nhọn. Trong số các nạn nhân có nhiều
nhân viên y tế và nhân viên trong hệ thống quản lý xử lý chất thải. Số người bò
nhiễm virus viêm gan B hàng năm ở Hoa Kỳ mà nguyên nhân do tiếp xúc với

SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
17
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
chất thải y tế vào khoảng từ 162 đến 321 ca so với tổng số 300000 trường hợp bò
nhiễm mỗi năm.
Trong bất kỳ một cơ sở y tế nào, y tá và những nhân viên quản lý bệnh
viện là những nhóm nguy cơ chính bò tổn thương vì họ là những người tiếp xúc
trực tiếp vối chất thải y tế. Tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp hàng năm của những
đối tượng này vào khoảng 10-20 phần nghìn. Tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp cao
nhất trong số tất cả các nhân viên có thể đã tiếp xúc với chất thải y tế đã được
báo cáo bởi các nhân viên lao công và nhân viên xử lý chất thải, tỷ lệ hàng năm
ở Mỹ là 180 phần nghìn.
Các ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với chất thải y tế được liệt
kê trong bảng dưới đây qua đường truyền là các dòch thể như máu, dòch não tủy,
chất nôn, nước mắt, tuyến nhờn.
Bảng .3- Một số ví dụ về sự nhỉễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải
y tế, các loại vi sinh vật gây bệnh và phương tiện lây truyền:
Loại nhiễm khuẩn Vi sinh vật gây bệnh Dạng chất thải y tế
Nhiễm khuẩn tiêu hóa Nhóm Enterobacteria:Shigella,
Salmonella: Vibrio cholerae:
Phân hoặc chất nôn
Nhiễm khuẩn hô hấp VK lao, virus sởi, Streptococus
pneumoniae
Các loại dòch, tiết
đờm
Nhiễm khuẩn mắt Virus herpes Dòch tiết của mắt
Nhiễm khuẩn sinh dục Nesseria goborrhoeae, virus
herpes
Dòch tiết sinh dục

Nhiễm khuẩn da Streptococcus spp Mủ
Bệnh than Bacillus antharacis Chất tiết của da (mồ
hôi, chất nhờn …)
Viêm màng não Não mô cầu (Neisseria Dòch não tủy
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
18
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
menighitidis)
AIDS HIV Chất tiết sinh dục
Sốt xuất huyết Các virus :Junin, Lassa. Ebola,
Marburg
Tất cả các sản phẩm
máu và dòch tiết
Nhiễm khuẩn huyết
do tụ cầu
Staphylococus spp Máu
Nhiễm khuẩn huyết
do các loại vi khuẩn
khác nhau
Nhóm tụ cầu khuẩn
Enterobacter; Enterococcus;
Streptococcus spp, Klebssiella
Máu
Nấm Candida Cadida albican Máu
Viêm gan A Virus viem gan A Phân
Viêm gan B,C Virus viêm gan B,C Máu, dòch thể
(Nguồn : Môi trường bệnh việnCục bảo vệ môi trường)
Cho đến thời điểm hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên
cứu nào phản ánh được tình trạng tổn thương do nghề nghiệp của các nhân viên y

tế và nhân viên các công ty môi trường đô thò cũng như người dân sống cận kề
các bãi rác có lẫn rác từ các bệnh viện.
2.3.2- Ảnh hưởng của các chất thải hóa chất và dược phẩm.
Nhiều hóa chất và dược phẩm được sử dụng trong cơ sở y tế là những mối
nguy cơ đe dọa sức khỏe con người như độc dược, các chất gây độc gen, chất độc
tế bào, chất ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ v v. Các loại
chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế hoặc đôi khi với tỷ lệ khá
lớn như trong trường hợp các dạng thuốc, sinh phẩm quá hạn, thuốc thừa hoặc hết
tác dụng cần vứt bỏ. Chúng có thể gây nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và gây
nhiễm độc mãn tính gây ra các tổn thương như bỏng. Sự nhiễm độc này có thể là
kết quả của quá trình hấp thụ hóa chất hoặc các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các
chất hóa chất gây phản ứng.
Trong khi không có tài liệu khoa học nào cho thấy mức độ phổ biến của
bệnh tật gây ra do chất thải hóa chất hoặc dược phẩm từ các bệnh viện đối với
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
19
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
cộng động, thì nhiều trường hợp nhiễm độc quy mô lớn do chất thải hóa chất công
nghiệp đã xảy ra. Cũng có một số thông báo về nhiều vụ tổn thương hoặc nhiễm
độc do việc vận chuyển hóa chất và dược phẩm trong bệnh viện không đúng quy
cách. Các dược só, bác só gây mê, y tá, kỹ thuật viên, các cán bộ hành chính có
nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da do tiếp xúc với các loại hóa
chất dạng chất dạng lỏng dễ bay hơi, dạng phun sương và các dung dòch khác.
2.3.3- Ảnh hưởng của các chất thải gây độc gen.
Thực chất cần phải đủ thời gian để thu thập những bằng chứng về ảnh
hưởng lâu dài đối với sức khỏe của các chất thải gây độc gen từ các cơ sở y tế bởi
vì rất khó đánh giá ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe của các chất thải gây độc
gen trong y tế lên mối nguy cơ đối với con người. Một nghiên cứu được tiến hành
ở Phần Lan đã tìm ra một vài dấu hiệu liên quan giữa tỷ lệ sảy thai trong 3 tháng

đầu của thai kỳ liên quan tới việc tiếp xúc nghề nghiệp với các thuốc chống ung
thư, nhưng các nghiên cứu tương tự được tiến hành tại Pháp và Mỹ lại không xác
nhận kết quả này.
(Nguồn:Môi trường bệnh viện – Cục bảo vệ môi trường)
Có rất nhiều nghiên cứu được xuất bản đã điều tra khả năng kết hợp giữa
nguy cơ đối với sức khỏe và tiếp xúc với thuốc chống ung thư, biểu hiện bằng sự
tăng đột biến các thành phần trong nước tiểu ở những người đã tiếp xúc và tăng
nguy cơ sảy thai. Mức độ tập trung các thuốc gây độc gen trong bầu không khí
bên trong bệnh viện đã được xem xét trong một số nghiên cứu để đánh giá các
ảnh hưởng về sức khỏe liên quan với việc tiếp xúc các yếu tố nguy cơ. Hiện vẫn
chưa có những công bố khoa học nào ghi nhận những hậu quả bất lợi đối với sức
khỏe do công tác quản lý yếu kém đối với các chất gây độc gen từ trong các cơ sở
y tế như bệnh viện.
2.3.4- Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ;
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
20
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
Nhiều tai nạn được ghi nhận do việc thanh lý, xử lý các nguyên liệu trong
trò liệu hạt nhân cùng với số lượng lớn những người bò tổn thương do vô tình hay
hoàn cảnh phải tiếp xúc với nguy cơ chất thải phóng xạ trong y tế. Một thông báo
ở Brazil, đã phân tích và có đầy đủ tài liệu để chứng minh trường hợp ảnh hưởng
của chất thải phóng xạ trong y tế tới ung thư công đồng. Sự cố này có liên quan
tới việc bỏ sót chất thải phóng xạ của một bệnh viện trong khi chuyển tới đại
điểm mới, do đã làm thất thoát tại đòa điểm cũ một nguồn xạ trò đã được niêm
phong. Sau đó một người dân chuyển đến đòa điểm nơi bệnh viện đã dời đi và vô
tình đã nhặt được nguồn xạ mang về nhà. Hậu quả là đã có 249 người tiếp xúc
chòu phơi nhiễm với nguồn xạ này, nhiều người trong số đó hoặc đã chết hoặc gặp
phải hàng loạt vấn đề về sức khỏe. Đa số các tác hại của chất thải phóng xạ trong
cơ sở y tế được báo cáo qua các vụ tai nạn liên quan đến việc tiếp xúc với các

nguồn phóng xạ ion hóa trong các cơ sở điều trò, như hậu quả từ các thiết bò phát
tia X quang hoạt động không an toàn, do việc chuyên chở vận chuyển các dung
dòch xạ trò không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát trò liệu.
2.4- CÁC GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ.
2.4.1- Chất thải rắn
2.4.1.1- Thu gom, vận chuyển, lưu giữ:
 Thu gom.
Theo quy đònh, chất thải y tế được các hộ lý và y công thu gom hàng ngày ngay
tại các khoa, phòng. Tuy nhiên, tình trạng chung do các bệnh viện và trung tâm
y tế không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực
tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải.
 Lưu giữ, vận chuyển.
Chất thải y tế được thu gom phân loại và vận chuyển về khu trung chuyển
tại bệnh viện. Thực tế trong quy hoạch xây dựng cũng chưa có những hướng dẫn
cho việc xây dựng, các tiêu chuẩn cho khu trung chuyển chất thải rắn bệnh viện.
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
21
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
Hầu hết các điểm tập trung chất thải rắn y tế được bố trí trên một khu đất
bên trong khuôn viên bệnh viện thành một khu trung chuyển. Các khu trung
chuyển có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật
sắc nhọn rơi vãi, côn trùng dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh
viện.
Việc phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy
trình quản lý chất thải bệnh viện. Chỉ mới có vài công ty bước đầu nghiên cứu sản
xuất được phương tiện để thu gom và vận chuyển chất thải, tuy nhiên còn đang ở
giai đoạn thí điểm chưa sản xuất đại trà. Chỉ có 18.75% trong tổng số các bệnh
viện có chất thải được vận chuyển ra khỏi bệnh viện bằng xe chuyên dụng của
công ty môi trường đô thò.

2.4.1.2- Xử lý chất thải rắn y tế
Thiêu đốt chất thải rắn y tế.
Một thực tế là trong nhiều năm trước đây khi đầu tư xây dựng bệnh viện
chúng ta hoàn toàn chưa hạch toan được chi phí cho xử lý chất thải. Phần lớn các
bệnh viện tự xây lò đốt cho mình và không theo một thiết kế mẫu nào cả.
Công ty môi trường đô thò ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hệ
thống xử lý chất thải rắn y tế bao gồm cả khâu thu gom, vận chuyển chất thải rắn
y tế từ bệnh viện và vận chuyển tới xí nghiệp đốt rác để tiêu hủy. Hiện nay đã
có hai lò đốt rác y tế theo mô hình tập trung lò đốt Del Monego 200 xí nghiệp đốt
rác Tây Mỗ – Hà Nội và lò đốt Hoval GG-24 xí nghiệp đốt rác Bình Hưng Hòa-
thành phố Hồ Chí Minh với công nghệ nhập ngoại của nước ngoài.
Một số bệnh viện như Viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh
viện Vũng tàu với sự giúp đỡ cua 3 công ty Wamed engineering đã lắp đặt lò đốt
chất thải y tế Hoval MZ2 của Thụy Só có công nghệ hiện đại với nhiệt độ thiệu
đốt có hiệu quả. Qua thời gian theo dõi trên 15 tháng của Sở Khoa học Công
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
22
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
nghệ và Môi trường Hà Nội lò đốt của Viên Lao và Bệnh phổi đã thiêu đốt trên
10 tấn rác y tế nguy hại với kết quả tốt đảm bảo an toàn về môi trường.
Đã có một số bệnh viện lắp đặt và vận hành lò đốt do Việt Nam sản xuất
như bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng lò đốt do trường Đại học Bách
Khoa thành phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt…
Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các loại lò
đốt hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của lò
đốt thiết kế và chế tạo trong nước. Một vấn đề mà các nhà môi trường cần quan
tâm là ô nhiễm thứ cấp tạo ra trong quá trình đốt chất thải y tế nguy hại cần đươc
quan tâm nghiên cứu.
 Chôn lấp chất thải rắn y tế.

Trong hầu hết các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh,
chất thải y tế được chôn lấp tại bãi rác công cộng hay chôn lấp trong khu đất của
bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện chất thải được chôn lấp vào
trong các hố đào và lấp đất lên, nhiều khi lớp đất phủ lên trên chất thải y tế quá
mỏng không đảm bảo vệ sinh.
Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, một số loại chất thải đặc biệt như
bào thai, nhau thai và bộ phận cơ thể bò cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để
đem chôn trong khu đất bệnh viện hoặc chôn trong nghóa trang của đòa phương.
Do diện tích mặt bằng của bệnh viện bò hạn chế nên nhiều bệnh viện hiện nay
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn chất thải rắn y tế nguy
hại.
Một thực trạng là vật sắc nhọn được chôn lấp cùng với các chất thải y tế
khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác công cộng, dễ gây rủi ro cho nhân viên
thu gom, vận chuyển chất thải và cộng đồng.
2.4.2 – Nước thải
2.4.2.1. Thu gom,vận chuyển,lưu giữ
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
23
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
Nguyên tắc chung:
Nguyên tắc chung để thu gom nước thải y tế là:
 Tách nước mưa chảy tràn vào hệ thống thu riêng, phù hợp cả về bố
trí hệ thống máng, rãnh, cống và bể điều hòa.
 Tách lượng nước sinh hoạt thông thường như nước nấu ăn và chế
biến thực phẩm, nước thải khu hành chính, văn phòng …
 Thu gom triệt để lượng nước thải từ hoạt động chuyên môn như
khám,chuẩn đoán và điều trò.
 Nước mưa chảy tràn :
Nước mưa chảy tràn được kiểm soát và thu gom bởi hệ thống sau :

 Mái nhà hứng và hệ thống ống thu nước mưa từ mặt bằng mái xây
dựng, thông thường hệ thống máng sắt PVC loại 120-180 mm được lắp
đặt phủ đều diện thu và thoát nước.
 Hệ thống rãnh, cống và các hố ga thu bảo đảm thu nước chảy tràn trên
mặt bằng khuôn viên bệnh viện. Hệ thống này thường được thiết kế và
thi công kiểu rãnh gom quanh nhà, cống thoát nước xây gạch hay ống
bê tông li tâm. Kích thước cống và ống tăng dần từ điểm thu gom đầu
tiên cho tới khi đổ ra bể điều hòa hoặc lưu vực, thông thường từ 250-
600 mm đối với cống bê tông.
 Hệ thống khống chế thủy lực chủ yếu được dựa vào nguyên tắc tự
chảy theo độ dốc tự nhiên của mặt bằng bệnh viện và cách thiết kế thi
công. Độ dốc trung bình khoảng 1-1.5 % đảm bảo dòng tự chảy thoát
nước tốt.
 Hệ thống thu, dẫn thoát nước mưa chảy tràn có chi phí đầu tư cơ bản
tương đối cao, thông thường khoảng gấp 5 lần chi phí hệ nước cấp, do
vậy nhiều bệnh viện không nhận thức được nên đã thực hiện không
hoàn chỉnh ở khâu này. Phần lớn sự hoạt động kém hiệu quả của hệ
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
24
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thò Bích Ngân
thống thoát nước mưa chảy tràn là do nhận thức và hành động chưa
đúng ngay từ trong quá trình thiết kế thi công công trình cho tới cả
trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
 Nước thải chuyên môn :
Nước thải từ hoạt động chuyên môn khám bệnh, chuẩn đoán và điều trò
được thu bởi hệ thống ống thu được lắp đặt trong công trình nhờ hệ thống thu của
chậu rửa. Cách bố trí và đường ống tăng dần từ các điểm thu cục bộ tới các ống
góp và cuối cùng đưa về trạm xử lý bằng hệ thống ống dẫn riêng:
trước trước sau xử lý

Hình.1 – Sơ đồ nguyên tắc thu gom và xử lý nước thải bệnh viện
2.4.2.2- Xử lý nước thải y tế.
Nguyên tắc và yêu cầu xử lý nước thải y tế:
Nước thải y tế phải được xử lý trước khi thải ra lưu vực. Tiêu chuẩn áp dụng là
TCVN6772-2000.
Bảng.4- Tiêu chuẩn và yêu cầu một số chỉ tiêu nước thải bệnh viên:
SVTH :Lê Tam Tính
MSSV:103108198
25
Nguồn
nước thải
hoạt động
chuyên
môn của
các cơ sở y
tế
Trạm xử
lý nước
thải bệnh
viện
Hệ thống
nước thải
chung
Nước mưa
chảy tràn
Nước sinh
hoạt

×