Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trac nghiem bai 22 van de phat trien nong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.28 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN VIỆT DŨNG

BỘ ĐỀ ÔN BÀI 22 VẤN ĐỀ PT NÔNG NGHIỆP
LỚP ÔN THI ĐẠI HỌC 2018 - MÔN: ĐỊA LÍ

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với vai trò của sản xuất lương thực?
A. Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu.
B. Chỉ để phục vụ xuẩt khẩu.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Đảm bảo an ninh lương thực.
Câu 2. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất là do
A. chiếm trên 40% diện tích và trên 60% sản lượng lúa cả nước
B. chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước
C. vùng có năng suất lúa lớn nhất nước.
D. trình độ thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long cao nhất.
Câu 3. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn của Đồng bằng sông Cửu Long là do
A. người dân có kinh nghiệm trồng cây lúa nước.
B. trình độ thâm canh ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. đất phù sa màu mỡ.
Câu 4. Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở
A. ven các thành phố lớn
B. những cao nguyên nhiều đồng cỏ
C. những cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn.
D. các vùng đồng bằng lớn
Câu 5. Vùng chăn nuôi bò lớn nhất nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.


D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 6. Năm 2016 sản lượng lương thực của nước ta là 36 triệu tấn, dân số nước ta là 92 triệu dân.
Vây bình quân lương thực đầu người nước ta đạt là
A. 391 triệu tấn/người/ năm
B. 391kg/ha/năm
C. 39,1 kg/người/năm
D. 391kg/người/năm
Câu 7. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa cao nhất
nước?
A. An Giang.
B. Kiên Giang.
C. Đồng Tháp.
D. Long An.
Câu 8. Vùng chăn nuôi trâu lớn nhất nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 9. Cây nào sao đây không phải là cây công nghiệp lâu năm ?
A. Cao su.
B. Chè.
C. Mía.
D. Cà phê.
Câu 10. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng Sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lý VN trang 19, cho biết các tỉnh trồng cây bông của nước ta?
A. Điện Biên, Sơn La, Gia Lai, Đăk Lak, Bình Thuận.

B. Điện Biên, Sơn La, Gia Lai, Đăk Lak, Ninh Thuận.
C. Điện Biên, Sơn La, Kom Tum, Đăk Lak, Bình Thuận.
D. Điện Biên, Sơn La, Gia Lai, Đăk Nông, Bình Thuận.
Câu 12. Trong ngành sản xuất lương thực, việc sử dụng các giống ngắn ngày sẽ tạo điều kiện
A. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
B. nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
C. mở rộng diện tích đất canh tác.
D. giảm bớt chi phí sản xuất.
Câu 13. Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước là
A. Lâm Đồng.
B. Thái Nguyên
C. Đắk Lắk.
D. Cao Bằng.
Câu 14. Cơ sở để đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp là
A. đảm bảo an ninh lương thực.
B. đảm bảo thâm canh trong sản xuất.


C. đảm bảo áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
D. đảm bảo sử dụng các giống mới.
Câu 15: Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi
A. trâu, bò.
B. trâu, lợn.
C. bò, lợn.
D. dê, lợn.
Câu 16: Hiệu quả của việc áp dụng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là
A. năng suất lúa tăng nhanh.
B. diện tích lúa được mở rộng.
B. khả năng xuất khẩu lớn.
D. nhiều loại gạo mới.

Câu 17: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công
nghiệp lâu năm cao nhất nước?
A. Bình Dương.
B. Đắc Lắc.
C. Lâm Đồng.
D. Bình Phước.
Câu 18: Tại sao cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu
sản xuất cây công nghiệp?
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. Có hiệu quả kinh tế cao.
C. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 19: Ý nào sau đây không phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp lâu
năm ở Tây Nguyên?
A. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
B. Thay đổi giống cây trồng.
C. Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh. D. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Câu 20: Chăn nuôi lợn của nước ta tập trung ở vùng
A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Câu 21: Dựa vào kiến thức hiểu biết, hãy cho biết vùng trồng đay truyền thống là
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Bắc Trung Bộ
Câu 22: Khó khăn chủ yếu hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. dịch bệnh đe dọa trên diện rộng.
B. trình độ chăn nuôi thấp.

C. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ.
D. ít đồng cỏ có qui mô lớn.
Câu 23: Ý nào không đúng về xu hướng nổi bật của ngành chăn nuôi?
A. Ngành chăn nuôi đang tiến lên mạnh lên sản xuất hàng hóa
B. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
C. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn nhiều.
D. Các sản phẩm không qua giết thịt ngày càng chiếm tỉ trọng cao.
Câu 24: Vùng trồng cây chè lớn nhất nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 25: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng
A. Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 26: Cho bảng số liệu:
NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2000 VÀ NĂM 2014
(Đơn vị:tạ/ha)
Vùng
2000
2014
Đồng bằng sông Hồng
54,3
60,7
Đồng bằng sông Cửu Long
42,3
59,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)


Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về năng suất lúa cả năm
của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 và năm 2014?
A. Năng suất lúa cả năm của Đồng bằng sông Cửu Long tăng.
B. Đồng bằng sông Hồng luôn là vùng có năng suất lúa cả năm cao nhất.
C. Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa cả năm cao nhất.
D. Năng suất lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng tăng.
Câu 27: Rau đậu được trồng rộng khắp và đã phát triển khá mạnh ở
A. ven các thành phố lớn
B. những vùng nông nghiệp
C. dọc ven biển miền Trung
D. các vùng đồng bằng lớn
Câu 28: Điều kiện tự nhiên không cần thiết đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm là
A. đất phù sa có diện tích rộng.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. nguồn lao động dồi dào.
D. cơ sở chế biến phát triển.
Câu 29: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt trong phát triển các loại cây trồng có
nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do
A. địa hình cao, nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm.
B. có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
C. địa hình cao, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
D. đất feralit trên đá phiến, đá vôi chiếm diện tích lớn.
Câu 30: Xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi hiện nay không phải là
A. Chăn nuôi chủ yếu lấy sức kéo và phân bón cho trồng trọt.
B. Các sản phẩm trứng, sữa chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất ngày càng cao.
C. Tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
D. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

Câu 31: Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục
A. dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa lan tràn trên diện rộng.
B. hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
C. giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
D. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa được bảo đảm.
Câu 32: Ngư trường nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
A. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
B. Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan).
C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường Vịnh Bắc Bộ).
Câu 33: Cói là loại cây công nghiệp hằng năm được trồng nhiều ở
A. ven biển Ninh Bình – Thanh Hóa
B. ven biển Ninh Bình – Nghệ An
C. ven biển Ninh Bình – Quảng Trị
D. ven biển Ninh Bình – Quảng Bình
Câu 34: Ý nào sao đây không đúng khi nói về cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi?
A. hoa màu lương thực
B. đồng cỏ tự nhiên
C. tiến bộ của khoa học kỹ thuật
D. phụ phẩm ngành thủy sản
Câu 35: Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Tây Nguyên
B. Trung du miền núi Bắc Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông
Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?
A. Bạc Liêu.
B. Cà Mau.
C. An Giang.

D. Đồng Tháp.
Câu 37: Cho bảng số liệu về “Sản lượng thịt các loại”(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
Thịt trâu
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gia cầm
2000
48.4
93.8
1418.1
292.9
2005
59.8
142.2
2288.3
321.9
Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt?
A. Thịt lợn có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn (2000 – 2005)


B. Thịt bò có tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn (2000 – 2005) là 51,6%
C. Thịt trâu có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn (2000 – 2005)
D. Thịt gia cầm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn (2000 – 2005)
Câu 38: Năm 1990 giá trị sản xuất cây công nghiệp là 6692.3 tỉ đồng, đến năm 2005 giá trị này
tăng lên 25585.7 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cây công nghiệp chiếm?
A. 100%
B. 382.5%
C. 382.3%
D. 382.4%

Câu 39: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 40: Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước là
A. Lâm Đồng.
B. Thái Nguyên
C. Đắk Lắk.
D. Cao Bằng.



×