Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trac nghiem bai 25 to chuc lanh tho nong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.94 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN VIỆT DŨNG

BỘ ĐỀ ÔN BÀI 25 TỔ CHỨC LÃNH THỔ NN
LỚP ÔN THI ĐẠI HỌC 2018 - MÔN: ĐỊA LÍ

I. Câu hỏi dạng nhận biết
Câu 1. Điểm nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái của vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Diện tích rừng ngập mặn lớn.
B. Khí hậu có mùa đông lạnh.
C. Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.
D. Đất phù sa màu mỡ.
Câu 2. Trong cơ cấu trang trại theo loại hình sản xuất, chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. trồng cây lâu năm.
B. chăn nuôi.
C. trồng cây hằng năm.
D. nuôi trồng thủy sản.
Câu 3. Vùng có số lượng trang trại ít nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Tây Nguyên
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4. Chuyên môn hóa sản xuất cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, rau vụ đông, cây ăn
quả là vùng
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5. Cây ăn quả, dược liệu, rau ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.


B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 6. Trình độ thâm canh của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. thấp.
B. tương đối thấp.
C. khá cao.
D. cao.
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Quá trình đô thị hóa còn chậm
B. Mạng lưới đô thị dày đặc.
C. Mật độ dân số cao nhất cả nước.
D. Quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh
Câu 8. Đâu không phải là hướng chuyên môn hóa sản xuất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
B. Cây ăn quả, cây dược liệu.
C. Đậu tương, lạc, thuốc lá.
D. Cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều).
Câu 9. Vùng nông nghiệp có trình độ thâm canh thấp nhất là
A. Đông Nam Bộ
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10. Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung rất cao và đang tăng mạnh ở Đồng bằng sông Cửu
Long là
A. lợn.
B. thủy sản
C. dừa.
D. lúa
Câu 11. Đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa.
B. đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vụng biển để nuôi trồng thuỷ sản.
C. đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.
D. đồng bằng lớn, trồng lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.
Câu 12: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 13: Đồi núi, cao nguyên, khí hậu cận nhiệt và ôn đới núi cao là điều kiện sinh thái của vùng
A. Đông Bắc
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc
Câu 14: Địa hình gồm các cao nguyên badan rộng lớn, khí hậu có sự phân mùa mưa, khô rõ rệt là điều
kiện sinh thái của vùng
A. Trung du miền núi phía Bắc
B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 15: Địa hình bán bình nguyên với các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ là đặc điểm của vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Duyên Hải Nam Trung Bộ
Câu 16: Có diện tích rừng ngập mặn lớn với vịnh biển nông, thềm lục địa rộng, ngư trường là đặc điểm
của vùng


A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Duyên Hải Nam Trung Bộ
Câu 17:Vùng nông nghiệp có trình độ thâm canh cao nhất ở nước ta là
A. Bắc Trung Bộ
B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Duyên Hải Nam Trung Bộ
Câu 18: Ý nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ?
A. Địa hình chủ yếu là núi, cao nguyên.
B. Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào.
C. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.
D. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.
Câu 19: Ý nào sau đây không đúng với hướng chuyên môn hóa sản xuất của vùng đồng bằng sông
Hồng?
A. Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.
B. Cây công nghiệp hàng năm (cói, lạc, mía, thuốc lá... ).
C. Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp và cây ăn quả.
D. Lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt, thủy sản nước mặn, nước lợ.
Câu 20: Lâm Đồng có diện tích trồng chè nhiều nhất ở nước ta là do khí hậu
A. phân hóa Đông - Tây
B. phân hóa Bắc - Nam
C. phân hóa độ cao
D. mang tính cận xích đạo
2. Câu hỏi dạng hiểu
Câu 1: Vùng có hai khu vực sản xuất nông nghiệp có trình độ thâm canh đối lập nhau rõ nhất ở nước ta
hiện nay là
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 2. Điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long là
A. địa hình.
B. đất đai.
C. khí hậu.
D. nguồn nước.
Câu 3: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi
Bắc Bộ, Tây Nguyên là
A. trình độ thâm canh.
B. điều kiện về địa hình.
B. đặc điểm về đất đai và khí hậu.
D. truyền thống sản xuất của dân cư
Câu 4: Lúa, mía, gia cầm, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5: Tại sao cây cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ?
A. Người dân có kinh nghiệm
B. Chính sách của Nhà nước
C. Đất xám phù sa cổ
D. Đất badan và đất feralit
Câu 6: Hai vùng nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, sử dụng máy móc vật tư nông nghiệp nhiều
nhất nước ta là
A. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 7: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây chè lớn thứ hai cả nước do
A. tập quán sản xuất của người dân.
B. có nhiều cao nguyên rộng lớn.
C. khí hậu cận xích đạo phân hóa theo độ cao. D. diện tích đất ba dan rộng lớn, giàu dinh dưỡng.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, xác định vùng nông nghiệp nào có diện tích đất
nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9: Tại sao chăn nuôi bò sữa lại tập trung chủ yếu ở ven thành phố lớn?
A. Có điều kiện tư nhiên thuận lợi.
B. Dân cư tập trung đông, nhu cầu của thị trường lớn.
C. Có các cơ sở chế biến phát triển mạnh. D. Cơ sở lai tạo giống và dịch vụ thú y phát triển.


Câu 10: Đồng bằng sông Hồng có thể sản xuất rau vụ đông là do
A. ít có thiên tai.
B. đất đai màu mỡ.
C. nguồn nước phong phú.
D. khí hậu có 3 tháng mùa đông lạnh.
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, thì sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây
Nguyên là
A. chè.
B. cao su.
C. cà phê.
D. điều.
Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại nhiều nhất nước do
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh.
C. cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng. D. diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây quyết định cho việc trồng cây cà phê và cao su ở Bắc Trung Bộ?
A. Đất trồng.
B. Nguồn nước.
C. Khí hậu.
D. Địa hình.
Câu 4: Yếu tố tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng ở Đồng bằng sông Hồng là
A. đất đai.
B. khí hậu.
C. địa hình.
D. trình độ sản xuất.
Câu 5: Nhiều ngư trường lớn, có tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là
thế mạnh của vùng
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 6: Trâu được nuôi nhiều ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ do
A. có nhiều đồng cỏ.
B. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. có khả năng chịu rét.
D. có nguồn thức ăn từ cây lương thực.
Câu 7: Cho bảng số liệu tổng số trang trại của nước ta năm 2014
Đơn vị: Trang trại
Vùng
ĐBSH
TDMNPB BTB&DHNTB
TN
ĐNB

ĐBSCL
Số lượng

6133

1456

2900

2928

6098

7599

Hãy chọn loại biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu trang trại của Việt Nam năm 2014
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ đường.
4. Vận dụng cao
Câu 1: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng có ngành chăn nuôi lợn lớn
nhất nước là do
A. có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. các giống vật nuôi địa phương có giá trị kinh tế cao.
C. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng.
D. lực lượng lao động đông đảo có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.
Câu 2: Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là
A. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu.
B. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.

C. hiện tượng khô nóng quanh năm.
D. khí hậu diễn biến thất thường.
Câu 3: Điểm tương đồng về điều kiện sinh thái giữa 2 vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là
A. chủ yếu là đất ba dan và đất phù sa cổ.
B. khí hậu phân hóa theo độ cao.
C. thiếu nước nghiêm trọng và mùa khô.
D. đều trồng được cà phê và cao su.
Câu 4: Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG ĐÀN TRÂU, ĐÀN BÒ CỦA CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG NĂM 2014
(Đơn vị: nghìn con)
Vùng
Trâu

Cả nước
2 521,4
5 234,3
Trung du và miền núi Bắc Bộ
1 456,1
926,7
Bắc Trung Bộ
629,8
934,0
Duyên hải Nam Trung Bộ
173,6
1 185,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng về số lượng đàn trâu, đàn bò của cả nước và một số vùng ở nước ta năm
2014?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ có số lượng đàn trâu thấp nhất.
B. Bắc Trung Bộ là vùng có số lượng đàn bò lớn thứ hai.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có số lượng đàn trâu lớn nhất.


D. Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đàn bò cao nhất.



×