Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá chất lượng tinh dịch và hiệu quả thụ tinh nhân tạo cho gà cáy củm tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ KHUYÊN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ HIỆU
QUẢ THỤ TINH NHÂN TẠO CHO GÀ CÁY CỦM
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ KHUYÊN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ HIỆU
QUẢ THỤ TINH NHÂN TẠO CHO GÀ CÁY CỦM
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã ngành: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Văn Phùng
2. TS. Bùi Thị Thơm

THÁI NGUYÊN - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được ghi nhận, cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Dương Thị Khuyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của
bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá
nhân, đơn vị.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Trần Văn Phùng, cô TS. Bùi Thị Thơm - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên những người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên nói chung, khoa Chăn nuôi thú y nói riêng, những người đã
giúp đỡ, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi nhành Nghiên cứu phát
triển động thực vật bản địa - Công ty Cổ phần khai khoáng miền núi và toàn
thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh những người luôn giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt luận văn này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp luôn ở bên
tôi, luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và thực tập tại cơ sở.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Học viên

Dương Thị Khuyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. Giới thiệu về giống gà Cáy Củm.................................................................... 3
1.2. Cơ sở nghiên cứu về tinh dịch và tinh trùng gà ............................................. 4
1.2.1. Sinh lý sinh dục của gà trống ...................................................................... 4
1.2.2. Một số đặc tính sinh lý của tinh trùng ......................................................... 7
1.2.3. Một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch gà ..................................................... 10
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch ....................................... 11
1.3. Cơ sở nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo gà .................................................... 12
1.3.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản gà mái ............................................................... 12
1.3.2. Sinh lý sinh sản gà mái.............................................................................. 13

1.3.3. Nguyên lý, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà mái ................................... 15
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................. 16
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẬM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 22
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu chất lượng tinh dịch ........................................ 22


iv
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng
tinh dịch và tỷ lệ ấp nở ....................................................................................... 26
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả của thụ tinh nhân tạo cho gà Cáy
Củm sinh sản. ...................................................................................................... 22
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 30
3.1. Kết quả đánh giá chất lượng tinh dịch của gà Cáy Củm.............................. 30
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng tinh
dịch và tỷ lệ ấp nở ............................................................................................... 32
3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng tinh dịch ...... 32
3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ ấp nở................... 43
3.3. Kết quả nghiên cứu hiệu quả của thụ tinh nhân tạo cho gà Cáy Củm................. 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀN NGHỊ ............................................................................ 57
1. Kết luận ........................................................................................................... 57
2. Đề nghị ............................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 64


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A

: Hoạt lực tinh trùng

C

: Nồng độ tinh trùng

ĐVT

: Đơn vị tính

FSH

: Follicle Stimulating Hormone

GPTN

: Giao phối tự nhiên

LH

: Luteinizing Hormone


TT

: Thứ tự

TTNT

: Thụ tinh nhân tạo

VAC

: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh

V

: Thể tích tinh dịch


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá chất lượng tinh dịch gà Cáy Củm ........................... 30
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tuổi gà trống đến chất lượng tinh dịch ...................... 33
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch............................... 35
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tần suất khai thác đến chất lượng tinh dịch .............. 38
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng đến chất lượng tinh dịch ................... 41
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch............. 43
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tuổi gà trống đến tỷ lệ ấp nở ..................................... 45
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ ấp nở .............................................. 47
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tần suất khai thác tinh dịch đến tỷ lệ ấp nở............... 48
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng tinh dịch đến tỷ lệ ấp nở ................. 50

Bảng 3.11. Kết quả so sánh thụ tinh nhân tạo với giao phối tự nhiên vụ
Hè thu ................................................................................................... 52
Bảng 3.12. Kết quả so sánh thụ tinh nhân tạo với phối giống tự nhiên vụ
đông xuân ............................................................................................. 54


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ở nước ta, từ khi nhập khẩu các giống vật nuôi có năng suất cao thì cũng
là lúc rất nhiều giống vật nuôi truyền thống đang bị thu hẹp về không gian phân
bố, giảm dần số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng như lợn Ỉ, lợn cỏ Thanh Hoá,
gà Hồ…. Trong đó gà Cáy Củm cũng là một trong những giống vật nuôi nói
trên. Đây là giống gà được cộng đồng người Dao, người H’Mông sống tại vùng
núi cao như Hoàng Su Phì - Hà Giang và một số xã thuộc huyện Hòa An, Trà
Lĩnh tỉnh Cao Bằng… nuôi từ nhiều đời nay. Đây là một trong những nguồn gen
quý cần được bảo tồn và phát triển. Vì vậy, giống gà này đã và đang được nhà
nước quan tâm đầu tư gìn giữ, nhân giống tại một số hộ thuộc các huyện miền
núi và một số cơ sở nghiên cứu của tỉnh Thái Nguyên.
Giống gà Cáy Củm có cấu tạo giải phẫu đặc biệt, không có phao câu,
chùm lông đuôi thường cụp xuống che lấp lỗ huyệt của gà mái nên việc giao
phối tự nhiên của gà trống gặp nhiều khó khăn dẫn đến tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ
nở rất thấp. Đã có nhiều giải pháp để nâng cao khả năng sinh sản cho giống gà
này, nhưng hiệu quả không được như mong đợi.
Thụ tinh nhân tạo cho gia cầm đã được tiến hành trên thế giới từ hơn 100
năm nay. Nhưng nó chỉ được áp dụng rộng rãi sau khi Burrows và Quinn mô tả
kỹ thuật lấy tinh dịch của gà trống và thụ tinh cho gà mái vào năm 1936. Sau
đó, có rất nhiều nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo và chất lượng tinh dịch. Các
phương pháp bảo quản tinh trùng được các nhà khoa học nghiên cứu cả về
chiều rộng và chiều sâu. Mặc dù những nghiên cứu đầu tiên về bảo quản tinh

dịch gia cầm trong môi trường lạnh được Shaffner và cộng sự công bố năm
1941, nhưng phải sau đó hơn 40 năm thì người ta mới quan tâm và nghiên cứu
nhiều (Trích theo Robert, 1999) [43]. Và cho đến nay, do sự suy giảm nghiêm
trọng về số lượng của các giống gia cầm bản địa mà việc đánh giá và lưu trữ
tinh trùng gia cầm được khuyến khích đầu tư nghiên cứu nhiều hơn.


2
Với số lượng còn lại không nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong
đó có nguyên nhân cấu tạo cơ thể không có phao câu của gà Cáy Củm, thì việc
nghiên cứu đánh giá chất lượng tinh dịch gà trống và áp dụng kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo cho gà Cáy Củm là chìa khóa giải quyết những khó khăn trên. Do vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá chất lượng tinh dịch và hiệu quả thụ tinh
nhân tạo cho gà Cáy Củm tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch gà trống Cáy Củm.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố như độ tuổi, tần suất khai
thác, mùa vụ, tỷ lệ pha loãng và thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch và
tỷ lệ ấp nở gà Cáy Củm.
- Đánh giá được hiệu quả thụ tinh nhân tạo cho gà Cáy Củm trong chăn
nuôi gà sinh sản.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin về chất lượng
tinh dịch và thụ tinh nhân tạo cho gà Cáy Củm.
- Có thể sử dụng kết quả trong giảng dạy và nhân giống gà, làm cơ sở cho
bảo tồn quỹ gen gà.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho người chăn nuôi áp dụng phương
pháp thụ tinh nhân tạo nhằm nâng cao năng suất sinh sản của gà Cáy Củm.



3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về giống gà Cáy Củm
Gà Cáy Củm hay còn gọi là gà Cúp (gà không có phao câu), Cáy Củm là
tên gọi theo dân tộc Tày. Giống gà này được nuôi từ lâu đời tại một số xã vùng
cao thuộc tỉnh Cao Bằng và Hà Giang. Gà Cáy Củm có ngoại hình nhỏ, màu
lông đa dạng, phẩm chất thịt thơm ngon và giòn hơn một số giống gà khác. Là
giống gà có khả năng đề kháng rất cao, được người dân coi đây là giống gà quý
của địa phương.
* Đặc điểm ngoại hình và tập tính
+ Ngoại hình
- Lông: Màu sắc của lông đa dạng giống gà Ri: Màu lông nâu, xám, hoa
mơ, vàng có sọc đen, ánh xanh cánh sả, đen… Lông mượt và nhiều. Lúc mới nở
và còn nhỏ con trống và con mái có màu lông giống nhau. Khi trưởng thành con
trống: Màu lông rực rỡ, đẹp mắt, màu sắc lông đa dạng, nâu đỏ, xám, nâu, đen,
ánh vàng. Con mái: Màu nâu, xám, vàng nâu, đen... lông mềm sang có màu nâu,
xám, lông trắng sọc đen.
- Đặc biệt là lông đuôi cúp xuống
- Mào: Mào đơn, mào dâu, màu đỏ.
- Tầm vóc: Tầm vóc thanh gọn, thân tương đối ngắn, chân cao vừa phải,
mào bé, xương nhỏ, lông xếp xít vào thân.
- Màu mắt: Đen, nâu.
- Màu dái tai: Trắng đỏ, trắng.
- Màu sắc chân: Chủ yếu có màu vàng, có một số màu đen, nâu.
- Không có phao câu.
+ Đặc điểm về tập tính
Sống theo đàn, tính tình hiền lành, linh hoạt, nhanh nhẹn.

* Đặc điểm về khả năng sản xuất


4
Khối lượng gà trưởng thành:
Con trống: 2,0 – 2,5 kg.
Con mái: 1,3 – 2,0 kg.
Tuổi thành thục:
Trống: 150 ngày
Mái: 130 ngày
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 150 ngày
Sản lượng trứng: 13 – 16 quả/lứa, 130 – 150 quả/năm.
Khối lượng trứng: 35 – 45 gam/ quả.
Vỏ trứng thường có màu trắng, một số ít có màu nâu.
Thời gian ấp nở: 21 ngày
Tỷ lệ nở là: 60-65%.
1.2. Cơ sở nghiên cứu về tinh dịch và tinh trùng gà
1.2.1. Sinh lý sinh dục của gà trống
1.2.1.1. Sự thành thục về tính
Gà trưởng thành sinh dục khi cơ quan sinh sản phát triển, đã hoàn chỉnh và
bắt đầu có phản xạ sinh dục. Phản xạ sinh dục không điều kiện phức tạp của gia
cầm cũng như của động vật có vú bao gồm: Phản xạ lại gần; Chuẩn bị cơ quan
giao phối; Phản xạ giao phối; Phóng tinh.
+ Phản xạ tiến lại gần và chuẩn bị cơ quan giao phối
Phản xạ tiến lại gần của con trống ở dạng chăm sóc sinh dục. Gà trống có
điệu nhảy sinh dục rất điệu nghệ, khi nó xoè một cánh xuống và vỗ vỗ, đi những
bước rất ngắn và uyển chuyển quanh gà mái, đồng thời cất tiếng kêu đặc biệt
nhằm mê hoặc con mái. Dạng khác của phản xạ lại gần là săn sóc ăn uống. Gà
trống kiếm hạt thức ăn hoặc một vật gì đó, cũng nâng lên hạ xuống liên hồi và
kêu những tiếng đặc trưng nhằm quyến rũ gà mái. Khi đã tiến lại gần gà mái, cơ

quan giao phối của gà trống phồng lên, nở to ra chuẩn bị cho phản xạ giao phối.


5
+ Phản xạ giao phối và phóng tinh
Phản xạ giao phối ở gà là sự dính sát vào nhau của 2 ổ nhớp. Gà trống có thể
giao phối 25 - 41 lần/ngày. Nếu gà trống bị nhốt riêng, khi gặp gà mái, có thể giao
phối tới 13 -29 lần/giờ. Nếu hiện tượng giao phối sảy ra nhiều thì sẽ giảm lượng
tinh phóng ra và nồng độ tinh trùng, nghĩa là giảm tỷ lệ thụ tinh.
+ Điều hòa phản xạ sinh dục
Trung tâm thần kinh của sự phóng tinh nằm ở phần hông tuỷ sống. Thần
kinh phó giao cảm đi tới tận cơ quan sinh dục, kích thích những thần kinh này
làm giảm sự phóng tinh, còn kích thích thần kinh giao cảm làm tăng sự phóng
tinh. Ở gia cầm, ngoài phản xạ không điều kiện, có thể tạo phản xạ có điều kiện.
Do đó người ta thường tạo ra các phản xạ có điều kiện để khai thác tinh dịch của
gia cầm trống để thụ tinh nhân tạo.
1.2.1.2. Cấu tạo cơ quan sinh dục gà trống
Cơ quan sinh dục của gà trống gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh
và cơ quan giao phối.
+ Tinh hoàn
Tinh hoàn là cơ quan đôi, hình ôvan hoặc hình hạt đậu, màu trắng ngà, nằm
trong khoang bụng, ở vị trí trước thận. Ở gà trống trưởng thành, trong thời kỳ
hoạt động sinh dục, tinh hoàn dài tới 4,7 cm đường kính 2,5 - 2,7 cm, khối lượng
17 - 19g. Thời kỳ thay lông, khối lượng giảm còn 3 - 5g. Mùa của tinh hoàn
cũng thay đổi theo trạng thái sinh lý, lúc còn non tinh hoàn có màu hồng nhạt,
lúc hoạt tính sinh sục cao có màu trắng (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [14].
Tinh hoàn được bọc một lớp màng trắng, từ lớp màng này ăn sâu vào là những
sợi liên kết yếu. Những ống sinh tinh gấp khúc nối với nhau, tạo thành mạng lưới
dày. Những phần riêng biệt của ống sinh tinh hơi phình to. Ở đây diễn ra sự hình
thành tế bào sinh dục. Gần màng đáy của ống sinh tinh là nguyên bào tinh

(spermatogonium), trên nó là tinh bào sơ cấp (cấp I) và tinh bào thứ cấp (cấp II), sau
đó là tiền tinh trùng và tinh trùng. Tinh trùng trưởng thành di chuyển vào vào mào
tinh hoàn và vào ống dẫn tinh.


6

+ Mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn của gia cầm phát triển yếu. Trong mào tinh hoàn, tinh trùng
tiếp tục hoàn thiện và tăng thêm khả năng thụ tinh của chúng.
+ Ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh có dạng hình ống, nhỏ, gấp khúc, thành ống cấu tạo bởi lớp
niêm mạc, cơ và thanh mạc. Ống dẫn tinh nối với ống dẫn của mào tinh hoàn và
vào tận phần giữa của ổ nhớp. Phần cuối cùng ống dẫn tinh là chỗ phình to hình
bong bóng. Đây là nơi tích tụ tinh dịch. Cấu tạo của ống dẫn tinh thay đổi phụ
thuộc vào trạng thái chức năng của bộ máy sinh dục. Trong thời gian hoạt động
sinh dục, ống dẫn tinh to ra, thành ống dày lên, tăng số lượng gấp khúc.
+ Cơ quan giao phối
Cơ quan giao phối của gà trống không phát triển. Nó chỉ là chỗ phình hình
bong bóng của ống dẫn tinh, nó nở to khi có kích thích sinh dục. Khi giao phối, ổ
nhớp con trống áp sát với lỗ huyệt con mái. Lúc này âm đạo được bộc lộ ra và
tinh trùng được phóng vào lỗ huyệt của con mái.
1.2.1.3. Các tuyến sinh dục phụ
Tuyến tinh nang: tuyến tinh nang là một cái túi rỗng để chứa tinh thanh,
gồm hai tuyến hình trứng, màu vàng nhạt, nằm trong xoang chậu, trên ống dẫn
tinh. Tuyến tinh nang tiết ra một chất keo màu trắng hoặc vàng. Khi vào đường
sinh dục gà mái, chất keo này gặp dịch tiết của tuyến tiền liệt thì kết lại tạo thành
một cái nút đóng cổ tử cung sau giao phối, mục đích không cho tinh trùng chảy
ngược ra ngoài. Chất keo này còn có thành phần glucoza, axit béo tăng cường
dinh dưỡng, hoạt lực cho tinh trùng.

Tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm ở phần cuối của ống dẫn tinh và phần
đầu của niệu đạo. Tuyến tiền liệt có nhiều lỗ đổ vào niệu đạo, dịch tiết của tuyến
không trong suốt, có tính kiềm nhằm tác dụng trung hòa độ axit trong lòng niệu
đạo và H2CO3 (axit cacbonic) do tinh trùng sản sinh ra trong quá trình hoạt động.
Tuyến tiền liệt phát triển theo lứa tuổi của gia cầm. Gia cầm non thì tuyến tiên


7
liệt bé, gia cầm trưởng thành thì tuyến tiền liệt phát triển to đồng thời cũng teo đi
khi đã già.
1.2.2. Một số đặc tính sinh lý của tinh trùng
1.2.2.1. Sự hình thành và cấu tạo của tinh trùng gà
a, Sự hình thành tinh trùng
Quá trình phát triển tế bào sinh dục đực được chia làm 4 giai đoạn: sinh sản,
sinh trưởng, trưởng thành và chín. Tất cả các giai đoạn này có sự cấu trúc lại thể
nhiễm sắc của nhân tế bào sinh dục và giảm số lượng nhiễm sắc thể. Do đó, trong
tinh trùng cũng như trong tế bào trứng đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
- Trong giai đoạn sinh sản, nguyên bào ở màng đáy thành ống được phân
chia nhiều lần bằng cách gián phân nhằm làm tăng số lượng. Sau đó, chúng ngừng
sinh sản và bắt đầu vào giai đoạn thứ hai - giai đoạn sinh trưởng.
- Giai đoạn sinh trưởng, tế bào tăng về kích thước. những tế bào như vậy gọi
là tinh bào thứ nhất. Trong nhân những tế bào này, thể nhiễm sắc của nhân hình
thành từng cặp, sau đó xảy ra quá trình tiếp hợp nhiễm sắc. Trong thời điểm này,
chất dinh dưỡng vào nguyên bào chậm dần và giai đoạn sinh trưởng cũng không
được tiến hành nữa.
- Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn này gồm hai lần phân chia liên tiếp.
Sau lần chia thứ nhất, mỗi tinh bào thứ nhất tạo thành 2 tinh bào thứ hai. Sau đó
bắt đầu phân chia lần thứ hai và mỗi tinh bào thứ hai tạo thành hai tế bào mới tiền tinh trùng, trong nhân của nó có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (1n). Tiền tinh
trùng có hình cầu và nhân tròn.
- Giai đoạn chín: Tiền tinh trùng dần dần phát triển thành tinh trùng. Nhân

lệch về một phía. Tương bào dài ra. Tâm tế bào nằm vuông góc với bề mặt của
nhân. Nhân được bao phủ chỉ bởi một lớp mỏng tương bào. Phần này của tế bào
tạo thành phần đầu tinh trùng. Trong phần kéo dài của tế bào hình thành đuôi,
quanh nó có tương bào co bóp được. Tinh trùng hình thành hoàn chỉnh được bao
bọc đầu (chỏm) trong tương bào tế bào sertoli, nơi mà sau một thời gian ngắn,


8
tinh trùng hoàn thiện, sau đó từ ống sinh tinh gấp khúc, tinh trùng đi vào mào
tinh hoàn và vào ống dẫn tinh.
b, Cấu tạo tinh trùng
Tinh trùng gia cầm, cũng như của động vật có vú đều có cấu trúc giống
nhau: đầu, cổ, thân và đuôi. Các loại gia cầm khác nhau thì tinh trùng của chúng
khác nhau về chiều dài và hình dạng của đầu.
Đầu tinh trùng gà dài, trên phần chỏm thì nhọn. Đầu tất cả các loại tinh
trùng đều có hình mũ chụp và chứa nhân đồng nhất. Phía trước nhân có tiểu thể
nhỏ, tiểu thể này là sản phẩm của bộ Golgi. Cổ - phần không lớn lắm, hơi bị thắt
lại, nối với đầu và thân. Phía trên cổ, ở dưới nhân có trung thể. Gần nó là nơi bắt
đầu sợi trục, sợi này cấu tạo bởi những sợi fibrin nhỏ kéo dài xuống tới đuôi.
Quanh trục này có 2 sợi fibrin quấn quanh như hình lò xo. Hai sợi này dễ tách ra
ở thân và đuôi. Phần tròn của đuôi chỉ có sợi trục, bao quanh nó là một lớp mỏng
bào tương. Phần tạo ra cử động chính của tinh trùng là sợi trục. Càng gần tới
phần cuối của đuôi, độ cong và tốc độ chuyển động sóng của sợi trục càng ít.
1.2.2.2. Hoạt động của tinh trùng
Tinh trùng gia cầm cũng như của những động vật thụ tinh trong, đều
chuyển động thẳng do những chuyển động quay quanh trục dọc của đuôi. Tốc độ
chuyển động của tinh trùng gia cầm trung bình là 1 - 1,5 mm/phút. Tính chuyển
động của tinh trùng chỉ tồn tại trong những điều kiện thích hợp, quan trọng nhất
là nhiệt độ và pH môi trường. Ở nhiệt độ trên 48oC và 0°C gây ảnh hưởng không
tốt. Môi trường thích hợp nhất là trung tính, kiềm yếu hoặc axit yếu.

Khối lượng tinh phóng ra và nồng độ tinh trùng là những chỉ số đánh giá
chức năng của dịch hoàn, phụ thuộc vào đặc điểm cá thể của con trống, số lần
giao phối, mùa trong năm và những yếu tố khác. Kết quả cho thấy rằng, trong
suốt một ngày đêm, lượng tinh trùng sản xuất ra không bằng nhau, tăng lên vào
ban đêm và sáng sớm, ban ngày sự tạo tinh trùng giảm. Số lượng và chất lượng
tinh trùng trong tinh dịch phóng ra của con trống, phụ thuộc vào tỷ lệ trống mái
trong đàn.


9
Khối lượng tinh phóng ra của con trống khi giao phối không giống nhau ở
các loại gia cầm khác nhau. Gà trống trong 1 lần giao phối phóng ra 0,5 - 1ml
tinh dịch, trong 1 ml tinh có 3 - 5 tỷ tinh trùng; ngỗng trống có lượng tinh phóng
ra là 0,1 - 2ml với nồng độ 0,1 – 0,2 tỷ tinh trùng/ml; vịt đực 0,1 - 1ml và 2 - 4
tỷ/ml. Tinh trùng gà trống màu trắng, pH = 7,04 - 7,27; của vịt đực pH = 6,6 7,8 (Nguyễn Tấn Anh, 2003) [1].
1.2.2.3. Trao đổi chất và năng lượng của tinh trùng
Quá trình trao đổi chất và năng lượng ở tinh trùng gồm có: năng lượng tiêu
hao do sự co rút của phần đuôi tinh trùng trong quá trình vận động và năng
lượng tạo ra do sự phân giải các hợp chất dự trữ trong tinh trùng. Sự phân giải
các hợp chất cao năng ADP và ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động
của tinh trùng. Ngoài ra, năng lượng của tinh trùng được tạo ra do quá trình
đường phân và hô hấp. Quá trình đường phân, giúp cho tinh trùng có thể sống và
hoạt động trong điều kiện không có oxy nhưng có đường glucose.
Quá trình hô hấp xảy ra trong điều kiện có oxy và giải phóng nhiều năng
lượng hơn. Trong môi trường có oxy, quá trình hô hấp của tinh trùng diễn ra
mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, lượng các chất dự trữ có trong tinh trùng không nhiều,
vì vậy làm cho thời gian sống của tinh trùng ngắn. Do đó, muốn kéo dài thời
gian sống của tinh trùng ngoài cơ thể thì cần bảo quản tinh dịch trong môi trường
yếm khí (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2006) [10].
Khi hô hấp, không những chất đường được oxy hoá mà cả chất béo, các axit

amin cũng được oxy hoá. Quá trình hô hấp được tăng lên bởi nhiệt độ. Cứ tăng lên
10oC thì quá trình hô hấp tăng lên 2 - 2,5 lần. Điều này, có liên quan đến việc bảo
quản tinh dịch ở nhiệt độ phù hợp. Nếu nhiệt độ tăng quá cao, sự hô hấp của tinh
trùng tăng lên và làm chúng nhanh bị chết do đó không bảo quản được lâu.
Trao đổi chất của tinh trùng luôn luôn biến động theo sự biến thiên của môi
trường ngoại cảnh, theo thời gian lượng Fructose giảm dần, axit lactic tích tụ lại
rồi CO2 làm giảm pH. Từ đó, tác động xấu đến quá trình trao đổi chất của tinh


10
trùng, làm tinh trùng già cỗi, sự tiêu thụ O2 chỉ đạt tối đa khi tinh trùng còn tươi.
Sự già cỗi của tinh trùng dần tạo nên nguy cơ về hình thái tinh trùng, acrosome
biến dạng và biến mất. Tinh trùng có thể mất khả năng vận động và chết sau khi
acrosome nổi lên những mụn nước, làm vỡ màng sinh chất và chất liệu acrosome
trào ra ngoài.
1.2.3. Một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch gà
1.2.3.1. Thể tích tinh dịch
Thể tích tinh dịch là số ml tinh dịch trong một lần thực hiện thành công
phản xạ xuất tinh. Thể tích tinh dịch phụ thuộc vào yếu tố: giống, loài, độ tuổi,
cá thể, kỹ thuật khai thác tinh, tần suất lấy tinh và mùa vụ lấy tinh...
1.2.3.2. Hoạt động của tinh trùng
Hoạt động của tinh trùng: M (Motility %) là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có
hoạt động, bao gồm: hoạt động tiến thẳng và hoạt động tại chỗ.
Hoạt động tiến thẳng của tinh trùng: hoạt lực của tinh trùng (Progessive
motility %).
Là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có hoạt động tiến thẳng. Hoạt lực tinh trùng
càng cao chất lượng tinh trùng càng tốt và khả năng thụ thai càng lớn, sức sống
của tinh trùng có ảnh hưởng đến sức sống của đời sau. Hoạt lực tinh trùng càng
cao thì khả năng thụ thai càng cao. Theo Eliasson (trích theo Nguyễn Tấn Anh,
2003) [1], hoạt lực và sức sống của tinh trùng phụ thuộc vào tỷ lệ thích hợp giữa

các dịch tiết của tuyến tiền liệt.
Hoạt động tại chỗ: L (Local motility %) là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có
hoạt động vòng tròn, lắc lư tại chỗ.
1.2.3.3. Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ml)
Nồng độ tinh trùng là số tinh trùng có trong 1 ml tinh nguyên. Nồng độ tinh
trùng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch, là cơ sở để tính
toán liều tinh sản xuất.


11
1.2.3.4. Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch VAC (triệu/lần)
Tổng số tinh trùng tiến thẳng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
chất lượng tinh dịch. Số lượng này càng lớn thì chất lượng tinh trùng càng tốt.
1.2.3.5. Độ pH của tinh dịch
pH được xác định bởi nồng độ ion H+ trong tinh dịch. pH của tinh dịch liên
quan đến khả năng sống và thụ tinh của tinh trùng. pH của tinh dịch toan tính thì
tinh trùng hoạt động yếu, thời gian sống kéo dài. Ngược lại, pH của tinh dịch
kiềm tính thì tinh trùng hoạt động mạnh, thời gian sống bị rút ngắn.
1.2.3.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là số tinh trùng có hình dạng bất thường so với số
tinh trùng không kỳ hình đếm được trong quá trình kiểm tra.
Theo Milovanov (1962) (trích theo Nguyễn Tấn Anh, 2003) [1], nhận thấy
có hai thời kỳ có thể gây nên tình trạng kỳ hình ở tinh trùng:
- Kỳ hình ngay trong quá trình sinh tinh - tinh trùng kỳ hình sơ cấp, bắt
nguồn từ nguyên nhân có liên quan đến bệnh lý ở cơ quan sinh tinh.
- Sau khi tinh trùng được bài tiết ra - tinh trùng kỳ hình thứ cấp, bắt nguồn
từ nguyên nhân có liên quan đến ngoại cảnh hoặc kỹ thuật không đúng trong
khâu xử lý tinh dịch.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch
1.2.4.1. Giống và độ tuổi

- Mỗi giống gia cầm khác nhau có chất lượng tinh dịch cũng khác nhau.
Trong cùng một giống nhưng vẫn có những cá thể có chất lượng tinh dịch cao
hơn trung bình của giống.
- Tuổi: Tinh trùng có sức sống mạnh nhất vào thời kỳ thành thục thể vóc,
tuổi càng cao thì sức sống giảm đi.
1.2.4.2. Yếu tố dinh dưỡng
Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng
tinh dịch. Số lượng và chất lượng tinh trùng phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng
và việc đáp ứng nhu cầu về vitamin và khoáng chất.


12
Vật chất cấu tạo chủ yếu của tinh trùng là protein, vì vậy nó là yếu tố dinh
dưỡng quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và chất lượng của tinh
trùng. Ngoài ra các vitamin E, vitamin A và vitamin D là những vitamin cần
thiết cho sự hình thành và nâng cao chất lượng của tinh trùng.
1.2.4.3. Yếu tố chăm sóc, quản lý
Gà trống, cần có chế độ chăm sóc riêng so với gà khác. Bố trí tỷ lệ
trống/mái phù hợp, tỷ lệ này cao thì gà trống đánh chọi nhau, còn tỷ lệ thấp thì
dẫn đến hoạt động quá sức.
Mặt khác theo tác giả Đào Đức Thà (2006) [9], gà trống được huấn luyện
lấy tinh theo phương pháp mát xa có chất lượng tinh dịch tốt hơn gà không được
huấn luyện.
1.2.4.4. Yếu tố môi trường (mùa vụ, nhiệt độ, ánh sáng…)
Các yếu tố về mùa vụ, nhiệt độ, ánh sáng cũng ảnh hưởng tới chất lượng
tinh dịch. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ dễ gây ra strees ảnh hưởng đến cơ
chế điều hòa sinh dục. Nhiệt độ môi trường càng cao chất lượng tinh dịch cũng
kém hơn nhiệt độ thấp.
1.3. Cơ sở nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo gà
1.3.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản gà mái

1.3.1.1. Buồng trứng
Buồng trứng nằm ở phía trái của khoang bụng, về phía trước và hơi thấp
hơn thận trái, được đỡ bằng các nếp gấp của màng bụng từ trên xuống. Kích
thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào trạng thái chức năng và tuổi gia
cầm. Ở gà trong thời kỳ đẻ mạnh, buồng trứng có hình chùm nho, khối lượng đạt
55g, vào thời kỳ thay lông, khối lượng buồng trứng giảm còn 5g (Trần Thanh
Vân và cs, 2015) [14].
Buồng trứng có miền vỏ và miền tuỷ. Bề mặt vỏ được phủ bằng một lớp
biểu mô có lớp tế bào hình trụ hay lăng trụ thấp. Dưới chúng có 2 lớp nang với
các tế bào trứng. Chất tuỷ được cấu tạo từ mô liên kết, có nhiều mạch máu và
dây thần kinh. Trong chất tuỷ có những khoang được phủ bằng biểu mô dẹt và tế
bào kẽ.


13
1.3.1.2. Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng có hình ống, ở đó xảy ra việc thụ tinh và hình thành vỏ
trứng. Kích thước ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và tình trạng hoạt động
của hệ sinh dục. Ở gia cầm thành thục sinh dục, ống dẫn trứng có 5 phần sau:
phễu, phần lòng trắng, cổ, tử cung và âm đạo.
- Phễu: là phần mở rộng của phía đầu ống dẫn trứng, dài 4 - 7cm, đường kính
8 - 9cm, nằm dưới buồng trứng. Bề mặt niêm mạc phễu xếp nếp, không có tuyến.
- Phần tạo lòng trắng - là phần dài nhất của ống dẫn trứng, khi gà đẻ mạnh,
phần này dài đến 30 - 50cm. Niêm mạc của ống có 15-25 nếp xếp dọc. Chất tiết
của tuyến là lòng trắng, bao quanh lòng đỏ, chúng gồm nhiều lớp: phía trong
đặc, phía ngoài loãng.
- Cổ (eo) là phần hẹp lại của ống dẫn trứng, dài 8cm. Niêm mạc có những
nếp xếp nhỏ. Ở đây hình thành màng dưới vỏ cứng. Hình dạng của trứng được
quyết định ở đây. Trứng nằm trong đoạn eo gần 1 giờ.
- Tử cung là đoạn tiếp theo của eo, đó là phần mở rộng, thành dày, chiều

dài 10 - 12cm.
- Âm đạo là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, nơi đó có van cơ. Âm đạo
dài 7 - 12 cm sản xuất ra dịch, tham gia vào sự hình thành lớp màng trên vỏ. Âm
đạo có lớp cơ phát triển, nhất là lớp cơ vòng, nhờ sự co bóp của lớp cơ này, mà
quả trứng được đẩy ra ngoài qua lỗ huyệt.
1.3.2. Sinh lý sinh sản gà mái
1.3.2.1. Sự tạo trứng
Sự phát triển tế bào trứng có 3 thời kỳ: sinh sản, sinh trưởng và chín.
- Thời kỳ sinh sản xảy ra trong quá trình phát triển phôi và kết thúc khi gà
nở. Sau khi kết thúc quá trình sinh sản, các tế bào sinh dục được hình thành gọi
là noãn bào cấp I (Bakst và Dymond, 2013) [18].
- Thời kỳ sinh trưởng được chia thành thời kỳ sinh trưởng nhỏ và thời kỳ
sinh trưởng lớn. Thời kỳ sinh trưởng nhỏ, kéo dài từ khi gà nở đến khi thành
thục sinh dục. Thời kỳ sinh trưởng lớn dài 4 - 13 ngày và đặc trưng bằng sự lớn


14
rất nhanh của lòng đỏ chiếm 90-95% khối lượng tế bào trứng. Đặc biệt lòng đỏ
được tích luỹ mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi trứng rụng.
- Thời kỳ chín của noãn bào: xảy ra 2 lần phân chia liên tiếp của tế bào sinh
dục, số nhiễm sắc thể giảm đi 2 lần, vì vậy sự phân chia này được gọi là giảm
nhiễm hay phân bào giảm nhiễm.
Sự rụng trứng là quá trình thoát khỏi buồng trứng của tế bào trứng chín. Tế
bào trứng sau khi rụng sẽ rơi vào phễu của ống dẫn trứng. Sự rụng trứng ở gà
xảy ra một lần trong ngày, thường là sau khi gà đẻ trứng 30 phút. Trứng bị giữ
lại trong ống dẫn trứng làm ngừng trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng ở gà
thường xảy ra trong thời gian từ 2 tới 14 giờ hàng ngày. Sự rụng trứng ở gia cầm
chịu sự điều khiển của các nhân tố hormone. Các hormone FSH và LH kích thích
sự sinh trưởng và sự chín của các tế bào sinh dục trong buồng trứng.
1.3.2.2. Sự hình thành trứng trong ống dẫn trứng

Sau khi phễu bắt được tế bào trứng, lòng đỏ nằm ở phễu khoảng 15-29
phút. Lớp lòng trắng đầu tiên được bao bọc xung quanh tế bào trứng tiết ra ở cổ
phễu. Từ đây tạo ra 2 cuộn dây chằng ở 2 đầu lòng đỏ, có tác dụng giữ cho lòng
đỏ luôn nằm ở tâm trứng. Trên các nếp nhăn của phễu thường có rất nhiều tinh
trùng và thụ tinh ngay khi gặp lòng đỏ vừa rụng xuống.
Phần tạo lòng trắng - là phần dài nhất của ống dẫn trứng. Chất tiết của tuyến
là lòng trắng, bao quanh lòng đỏ, chúng gồm nhiều lớp: phía trong đặc, phía ngoài
loãng. Thời gian trứng ở trong phần tạo lòng trắng không quá 3 giờ.
Sự tạo vỏ trứng được hình thành do chất tiết của tử cung. Vỏ trứng được
cấu tạo từ cốt hữu cơ và chất trung gian. Cốt được hình thành bằng những sợi
protein dạng colagen nhỏ chồng chéo lên nhau. Chất trung gian cấu tạo từ những
muối canxi ở dạng hợp nhất không tan - canxi cacbonat (99%) và canxi photphat
(1%). Sự tổng hợp chất tạo vỏ trứng được tiến hành trong suốt thời gian trứng
nằm ở tử cung (18 - 20 giờ).
1.3.2.3. Đẻ trứng
Động tác đẻ trứng là phản xạ phức tạp. Nhờ có co bóp đồng thời của cơ dạ
con và cơ âm đạo nên trứng được đẩy qua ổ nhớp.


15
Chu kỳ đẻ trứng: là thời gian gà đẻ trứng liên tục, không nghỉ. Các chu kỳ
có thể dài hoặc ngắn. Thời gian kéo dài của chu kỳ phụ thuộc vào thời gian hình
thành 1 quả trứng. Ở gà đẻ, thời gian cần thiết để hình thành 1 quả trứng là 24
đến 28 giờ (trung bình là 25 giờ). Nếu trứng được hình thành dưới 24 giờ thì gà
đẻ liên tục (ngày một) và chu kỳ đẻ trứng có thể kéo dài (4 - 6 trứng và hơn).
Nếu như trứng được hình thành trên 24 giờ thì gà sẽ đẻ cách nhật.
1.3.3. Nguyên lý, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà mái
Đối với gà mái, khoảng thời gian từ khi trứng rụng đến khi đẻ quả trứng ra
ngoài mất khoảng 24-26 giờ. Dựa vào đặc điểm này để bố trí thời điểm dẫn tinh
thích hợp nhằm đạt tỷ lệ trứng có phôi cao. Chỉ khi trứng sắp rụng thì dẫn tinh

mới có kết quả. Cách nhận biết biểu hiện rụng trứng: Khi buồng trứng có nhiều
nang trứng chín chuẩn bị rụng, do lượng hormone tác động làm cho con mái có
biều hiện như mào đỏ hơn, tìm ổ đẻ, chịu cho trống đạp mái… Trong giai đoạn
này, phần cơ dưới bụng mềm hơn, độ rộng háng lớn hơn. Gà mái nằm xuống
vểnh đuôi lên nếu có người chạm đến (Nguyến Tấn Anh, 2003) [1].
Thụ tinh cho gà mái từ 0,1-0,3ml tinh dịch đã pha loãng. Tổng số tinh
trùng cần thiết trong một liều tinh 120-150 triệu tinh trùng. Khoảng cách dẫn
tinh thích hợp cho gà mái 3- 4 ngày/lần. Thời điểm dẫn tinh thuận lợi nhất là vào
buổi chiều (16-18 giờ) khi gà mái đã đẻ hết trứng. Chỉ nên thu trứng ấp vào ngày
thứ 3 kể từ sau khi dẫn tinh (Đào Đức Thà, 2006) [9].
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
* Nghiên cứu về tinh dịch gia cầm
Đánh giá về tinh dịch nói chung bao gồm kiểm tra vĩ mô và vi mô. Đánh giá
vĩ mô bao gồm đánh giá thể tích tinh dịch, màu sắc, mùi và pH của tinh dịch. Đánh
giá vi mô bằng kính hiển vi để quan sát sự chuyển động của tinh trùng, xác định
nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. Chỉ tiêu quan
trọng nhất đánh giá chất lượng tinh dịch là nồng độ tinh trùng.
Các giống gia cầm khác nhau có chất lượng tinh dịch khác nhau. Theo báo cáo
của Froman và cs (1995) [27], thể tích tinh dịch gia cầm dao động từ 0,4-1,0 ml, có


16
độ pH 7,0-7,6, của vịt từ 0,1-1,0 ml, của chim cút từ 0,05-0,15ml. Theo nghiên cứu
của Iskandar và cs (2006) [31], đặc điểm của tinh trùng tươi của gà Ả Rập như sau:
thể tích tinh dịch mỗi lần xuất tinh 0,30 ± 0,072 ml, tinh dịch màu trắng, tỷ lệ tinh
trùng hoạt động 80%, nồng độ tinh trùng từ 2,200 ±0,372 tỷ tinh trùng/ml, pH dao
động trong khoảng 6,95 ± 0, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 14,75 ± 1,28%.
Chất lượng tinh dịch có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, thời gian chiếu sáng,
mùa vụ, trọng lượng cơ thể, và chế độ ăn uống cũng như kỹ thuật thu tinh dịch

(Sexton, 1986; Sexton, 1987) (Trích theo Dumpala, 2006) [23]. Các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng và số lượng tinh dịch là một hệ thống gồm yếu tố nội tiết,
thức ăn, nhiệt độ và mùa, tần suất xuất tinh, ham muốn tình dục, yếu tố thể chất,
tuổi tác và bệnh tật.
Tinh dịch sau khi khai thác bắt đầu giảm dần chất lượng do vậy làm giảm
khả năng sinh sản. Thời gian tốt nhất để tiến hành pha loãng tinh dịch trong vòng
30-45 phút kể từ khi khai thác tinh dịch. Pha loãng tinh dịch nhằm mục đích tăng
thể tích tinh dịch, đồng thời tăng số cá thể gà mái được thụ tinh từ một gà trống,
mặt khác nó còn kéo dài thời gian sống của tinh trùng trong bảo quản và lưu giữ
tinh dịch (Dhama và cs, 2014) [20].
Việc lựa chọn môi trường pha loãng thích hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
và hiệu quả của thụ tinh cho chăn nuôi gia cầm. Có rất nhiều chất pha loãng tinh
dịch thương mại có sẵn hiện nay như Lake, Tyrode và BPSE …Tinh trùng của
mỗi loại gia cầm có khả năng thích nghi tốt nhất với một loại môi trương riêng.
Cho đến nay, có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau về môi trường pha loãng
tinh dịch cho mỗi loại gia cầm.
Theo Donoghue và cs (1997) [21] cho rằng, tinh trùng có thể sống hiếu khí
hoặc kỵ khí. Tuy nhiên, với lượng oxy cao thì khả năng sống của tinh trùng càng
cao, việc bổ sung chất chống oxi hóa khi pha loãng tinh dịch đã cải thiện khả
năng sinh sản của gà trống.
Việc lưu giữ tinh trùng gia cầm là điều cần thiết đặc biệt đối với những
giống, loài có số lượng ít và có nguy cơ tuyệt trủng. Các nghiên cứu bảo quản
lạnh tinh trùng gia cầm đã cho kết quả khác nhau, nói chung việc lưu giữ này


17
đã làm giảm đáng kể khả năng sinh sản của gia cầm (Donoghue và cs, 2000)
[21] (Lake P.E, 1986; Shaffner và cs, 1941) (Trích theo Robert, 1999) [43], là
những người đầu tiên nghiên cứu bảo quản lạnh tinh dịch gia cầm. Tuy nhiên, nó
chỉ thực sự thành công sau đó hơn 30 năm bởi những nghiên cứu của Lake và cs,

1978; Sexton,1980) (Trích theo Long, 2006) [35]. Lake và cs (1986) [34] đã sử
dụng mức làm lạnh thấp có bổ sung glycerol và dùng ống thủy tinh để đóng gói
tinh dịch. Trong khi Sexton cũng làm lạnh các mẫu từ từ nhưng sử dụng
dimethyl sulfoxide (DMSO) như là chất bảo vệ lạnh và ống hút để đóng gói. Cả
hai phương pháp sau đó đã được tối ưu hóa bởi Seigneurin và Blesbois (1995)
[44]. Hai phương pháp khác cũng được công bố ở Nga, khi sử dụng phương
pháp làm mát nhanh bằng cách đóng băng các tinh trùng dưới dạng tinh viên với
một trong hai chất là formamid dimethyl (DMF) hoặc dimethyl acetamit (DMA).
So sánh các chất bảo quản lạnh và các phương pháp bảo quản lạnh trong điều
kiện tiêu chuẩn cho thấy rằng, tỷ lệ nở cao nhất sau khi thụ tinh nhân tạo với tinh
trùng đông lạnh chậm với glycerol và tinh viên đông lạnh nhanh với dimethyl
acetamit. Phương pháp lưu giữ với dimethyl acetamit được áp dụng trong việc
lưu giữ tinh trùng các giống gia cầm địa phương tại Hà Lan. Trong khi ở Pháp,
phương pháp với glycerol vẫn được coi là tốt nhất cho ngân hàng gen, bởi vì nó
cũng có hiệu quả với dòng sinh thấp (Blesbois, 2016) [19]. Glycerol có lẽ là chất
bảo vệ lạnh tốt nhất cho tinh trùng chim. Tuy nhiên, nó cần phải được loại bỏ
khỏi tinh dịch ít tan. Điều này, có thể được thực hiện bằng cách lọc ra khỏi tinh
trùng trước khi thụ tinh.
* Nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo trên gia cầm:
Thụ tinh nhân tạo cho gia cầm được nhà khoa học người Nga Ivanov thực
hiện đầu tiên vào những năm 1900. Tuy nhiên, tại thời điểm đó người ta ít quan
tâm đến thụ tinh nhân tạo cho gia cầm. Chỉ đến năm 1936, khi Quinn và
Burrows (Trích theo Robert, 1999) [43], mô tả kỹ thuật lấy tinh dịch gà trống và
phối cho gà mái thì thụ tinh nhân tạo cho gia cầm mới được nghiên cứu và phát
triển mạnh mẽ ở nhiều nước.


×